Đề cương nhóm 4

You might also like

You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM


----------------------------------

BÁO CÁO TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN


Lớp: A42

Chủ đề:
Phân tích mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên
hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

Giảng viên: Nguyễn Trung Hiểu


Họ và tên sv: Trần Thị Diệu Tâm Trần Hoàng Nhật Vy
Trần Nguyễn Mạnh Thông Nguyễn Yến Ngọc
Phạm Thị Thanh Nga Đoàn Mai Đăng Tâm
Lê Trần Hoài An Trần Quỳnh Anh
Huỳnh Nguyễn Khanh Trúc Trần Quế Như

1|Page
TP.HCM, tháng 7/ 2023

MỤC LỤC:

KHÁI QUÁT:...................................................................................................2
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI LÝ LUẬN:.......................4
1 Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:..............................................................4
2 Tác động của lý luận đối với thực tiễn:..........................................................5
3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. 5
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀO CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY:.......................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..............................................................................6

KHÁI QUÁT:
1. Khái quát về lý luận:
a. khái niệm:
Theo nghĩa chung nhất, lý luận là sự khái quát hóa những kinh nghiệm thực
tiễn, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong suốt quá
trình tồn tại của nhân loại.
b. Phân loại:
2|Page
- Lý luận khoa học: Là hệ thống các tri thức được khái quát hóa, hệ thống hóa từ
thực tiễn khoa học. Lý luận khoa học được sử dụng để giải thích các hiện tượng
tự nhiên, xã hội và xây dựng các phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Lý luận triết học: Là hệ thống các tri thức về bản chất, quy luật của thế giới
khách quan và vai trò của con người trong thế giới đó. Lý luận triết học được
sử dụng để giải thích các vấn đề về bản chất, ý nghĩa của cuộc sống, giá trị đạo
đức,...
- Lý luận chính trị: Là hệ thống các tri thức về nhà nước, chính quyền, pháp luật
và các vấn đề chính trị. Lý luận chính trị được sử dụng để xây dựng và phát
triển nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
- Lý luận kinh tế: Là hệ thống các tri thức về sản xuất, lưu thông, phân phối và
tiêu dùng của cải vật chất. Lý luận kinh tế được sử dụng để giải quyết các vấn
đề kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế.
- Lý luận xã hội: Là hệ thống các tri thức về các vấn đề xã hội, như văn hóa, giáo
dục, y tế,... Lý luận xã hội được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội, xây
dựng và phát triển xã hội.
c. ví dụ:
2. Khái quát về thực tiễn:
a. khái niệm:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -
xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Khác với các hoạt động khác
thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào
những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đó là hoạt
động đặc trưng và bản chất của con người. Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt
động vật chất mang tính sáng tạo, có mục đích và tính lịch sử - xã hội.
VD: hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây
lúa đểthu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong
các nhàmáy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản
phẩm tiêudùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người…
b. các loại hình cơ bản:

- Hoạt động sản xuất vật chất: Là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây
là hoạt động mà con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự
nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển
con người và xã hội.
VD: trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy
- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức
khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội. Thúc đẩy
xã hội phát triển.

3|Page
VD: Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri,
Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa..
- Hoạt động khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, được tiến
hành trong những điều kiện do con người tạo ra nhằm xác định những quy luật
biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Hoạt động này có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển của xã hội.
VD: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các
vật liệu mới, nguồn năng lượng.mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới.
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI LÝ LUẬN:

1 Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:


Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận và là
tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng
hoạt động thực tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ
thuộc tính, tính chất, quy luật. Trên cơ sở đó, con người có hiểu biết về
chúng. Nghĩa là thực tiễn cung cấp "vật liệu" cho nhận thức. Không có
thực tiễn thì không thể có nhận thức.
VD: Nhờ có sự quan sát lên, xuống của dòng nước mà con người có tri
thức về hiện tượng thủy triều. Và vào năm 938, Ngô Quyền đã vận
dụng tri thức ấy và đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người
bị chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. ngay từ khi xuất hiện trên
trái đất, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh để tồn tại. Nghĩa
là, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn.
VD: Để có thể khám phá nhiều hơn về đại dương, con người ta đã phát
minh ra tàu ngầm.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận.
Thông qua thực tiễn, con người mới "vật chất hóa" được tri thức, "hiện
thực hóa" được tư tưởng. Thông qua quá trình đó, con người có thể
khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn
chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có
tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai
đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực
tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay
thì nhận thức cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nghĩa là những tri thức
đã đạt được trước đây, hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm thông qua
thực tiễn.
VD: Học thuyết địa tâm đã đứng vững hàng nghìn năm cho tới tận đầu
thế kỷ XVI, cho tới khi nhà thiên văn học Ba Lan là Nicolaus

4|Page
Copernicus (1473-1543) đưa ra một học thuyết hoàn toàn trái ngược so
với thuyết địa tâm, gọi là học thuyết nhật tâm Học thuyết của Nicolaus
Copernicus đã gây xôn xao dư luận và tạo ra các cuộc tranh luận dữ dội,
tuy nhiên nhà thờ và giáo hội La Mã đã bác bỏ học thuyết này. Sau khi
Nicolaus Copernicus mất đi, có một người đã rất dũng cảm đứng ra bảo
vệ học thuyết nhật tâm. Đó chính là Galileo Galilei. Bởi vì quan điểm
này đối lập với Nhà thờ và giáo hội cùng với những người bảo thủ,
những người khăng khăng bảo vệ học thuyết địa tâm, họ cũng là các tổ
chức có quyền lực và tiếng nói quyết định. Do đó năm 1633 tòa án đã
triệu tập ông, kết tội và tống ông vào tù, tuy nhiên sau đó họ cho ông tại
ngoại nhưng vẫn phải chịu quản thúc suốt đời.

2 Tác động của lý luận đối với thực tiễn:


Tác động ngược của lý luận đối với thực tiễn xảy ra khi lý luận không phản ánh
đúng hiện thực hoặc không thể áp dụng hiệu quả vào thực tế. Điều này có thể xảy ra vì
lý luận được xây dựng dựa trên giả định không chính xác, mô hình hóa quá đơn giản
hoặc không đầy đủ, hoặc không có khả năng giải quyết các biến đổi phức tạp trong
thực tế.
Ví dụ minh họa cho tác động ngược của lý luận đối với thực tiễn là lý thuyết
kinh tế tự do. Lý thuyết này cho rằng khi tất cả các thị trường hoạt động một cách tự
do và không có sự can thiệp từ chính phủ, thì nguồn cung và nguồn cầu sẽ tự động
điều chỉnh để đạt được cân bằng giữa giá và số lượng hàng hóa.Tuy nhiên, trong thực
tế, việc áp dụng lý thuyết kinh tế tự do đôi khi gặp phải những tác động ngược. Ví dụ,
trong trường hợp một công ty độc quyền hoặc một nhóm lợi ích cụ thể kiểm soát một
ngành công nghiệp, nguyên tắc cạnh tranh tự do có thể không được thực hiện. Việc
thiếu sự cạnh tranh có thể dẫn đến giá cả cao hơn và chất lượng sản phẩm kém, không
tốt cho người tiêu dùng.
3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.
-Luôn quán triệt quan điểm thực tiễn → yêu cầu nhận thức phải luôn xuất phát
từ thực tiễn, dựa trên cơ sở, đi sâu và coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
-Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành
+ Nếu xa rời thực tiễn → chủ quan, giáo điều
+ Nếu tuyệt đối thực tiễn → CN thực dụng
VD: -Có những tôn giáo tuân theo giới luật của thánh thư mà họ cho là thiêng
liêng, nói rằng máu là thiêng liêng và chứa đựng sự sống. Do đó, họ không được
truyền máu cho người khác cũng như không được nhận máu của người khác. Dẫn đến
những hậu qủa là, người phụ nữ ở TP.HCM từ chối truyền máu của người khác suýt
mất chân vì nhiều bệnh viện từ chối mổ.

5|Page
-Thí nghiệm trên con người mang lại nhiều giá trị hơn trên động vật nhưng nếu
làm như vậy thì thiếu tính nhân đạo.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀO CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM HIỆN
NAY:
Trường Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh là một trường quân sự của Bộ
Quốc phòng Việt Nam, có địa chỉ tại số 291, đường Cách Mạng Tháng
Tám, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập
vào năm 1975, với nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu cấp trung,
cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn trong quá trình đào tạo sĩ quan tại Trường Quân sự Thành phố Hồ
Chí Minh:
· Khi học về lý thuyết chiến thuật, các học viên được học về các quy
tắc, nguyên tắc tác chiến. Tuy nhiên, họ chỉ có thể hiểu rõ hơn về các quy
tắc, nguyên tắc tác chiến khi họ được thực hành các kỹ năng tác chiến trong
môi trường thực tế.
· Khi học về kỹ thuật quân sự, các học viên được học về cách sử dụng
các loại vũ khí, trang bị quân sự. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thành thạo các kỹ
năng sử dụng vũ khí, trang bị quân sự khi họ được thực hành trong môi
trường thực tế.
· Khi tham gia các cuộc diễn tập quân sự, các học viên được thực hành
các kỹ năng quân sự trong môi trường thực tế. Điều này giúp các học viên
củng cố và nâng cao các kiến thức lý luận, đồng thời giúp họ phát triển các
kỹ năng cần thiết để phục vụ trong quân đội.
Khi trải nghiệm thực tế tại các đơn vị quân đội, các học viên được hiểu rõ
hơn về công việc của người lính. Điều này giúp các học viên có thêm động
lực và quyết tâm phấn đấu để trở thành những sĩ quan tài năng, phục vụ cho
Tổ quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://k55.tracuuphapluat.info/2016/05/quan-he-bien-chung-giua-ly-luan-va-thuc-
tien.html
Bộ Giáo dục & Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Sử dụng trong các trường
ĐH Hệ không chuyên lý luận chính trị), Hà Nội, 2019.
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/triet-hoc-mac-lenin/tieu-
luan-triet-hoc-ly-luan-thuc-tien-va-su-van-dung-quan-diem-do-vao-qua-trinh-doi-moi-
o-viet-nam/20476462?origin=home-recent-1

6|Page
7|Page

You might also like