You are on page 1of 2

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Bài làm
Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một
truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông
đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu
miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý
nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.
Lòng yêu nước – tự hòa dân tộc là biết ơn và trân trọng những người đi trước đã cống
hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có tính học tập, nỗ lực cống hiến cho nước và sẵn
sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của
mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu
người dân sống trên mảnh đất hình chữ S.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá xa hoa, nó nằm ngay ở
nhận thức và hành động của mỗi con người. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng
các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập
ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức,
cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản
thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc
cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”.
Lòng yêu nước là tình cảm cần phải có trong mỗi con người. Nếu mỗi người đều có
lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục
tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống
của dân tộc từ xưa đến nay.
Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá
khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh
đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng
bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước
lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi
trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể
đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng
quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập.
Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm
làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng tuổi trẻ tích cực, năng động và yêu nước, vẫn còn có
một số người đã và đang có những nhận thức và hành động không đúng đắn, thiếu trách
nhiệm với đất nước. Nhiều bạn trẻ vẫn tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan, trước những vấn đề trọng
đại của đất nước. Họ cho đó là chuyện “quốc gia đại sự”, chuyện của những người làm nhiệm
vụ chuyên trách, không liên quan đến mình. Hay một vài người hiện nay trở nên lúng túng
không biết nên làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước trước hoàn cảnh của quốc gia, dẫn đến
những hành động sai trái, thiếu suy nghĩ.
Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được
kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn
về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu
nước ở những người xung quanh.
Lòng yêu nước ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có
lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân
tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào
những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

You might also like