You are on page 1of 3

1.

Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc,
củng cố niềm tin cho nhân dân ta.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự vẻ vang của dân tộc.

- Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá: Củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa
vào dân để đánh giặc.

- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước
phương Nam.

2. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên.

- Có sự đồng long kháng chiến của vua tôi nhà Trần.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo trưc tiếp và tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua
nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà
Trần.

3. Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã để lại cho chúng
ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ Quốc hiện nay?
Một số bài học:

+ Đoàn kết toàn dân, chung sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực
thù địch.

+ Tránh đối đầu trực diện quy mô lớn với địch, chủ động rút lui, bảo toàn lực lượng,
từng bước đưa chúng vào thế trận chuẩn bị trước, đánh trận quyết định.
+ Nắm chắc tình hình, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của
giặc.

+ Có sự chỉ đạo chiến lược nhất quán và xuyên suốt.

4. Trình bày những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực và tác
động của những cải cách đó đối với xã hội.

a/ Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:

 - Về chính trị, quân sự:

+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập
lại kỉ cương…

+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa
Bang (Hà Nội)…. Chế tạo súng, đóng thuyền. 

- Về kinh tế - xã hội:

+ Phát hành tiền giấy Thông Bảo hội sao thay thế tiền đồng.

+ Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

+ Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô để hạn chế quyền lực của quý tộc Trần.

- Về văn hoá, giáo dục:

+ Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.

+ Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy
học và sáng tác văn chương…

b/ Tác động:

- Tích cực:

+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp
quý tộc nhà Trần.

+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.

+ Phát triển văn hóa dân tộc.


- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong
một bộ phận nhân dân.

5. Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ đã để lại bài
học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc?
+ Đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân, dựa vào dân mà đánh giặc

+ Phải giải quyết vấn đề lục đục trong nội bộ, đừng để nó là điểm yếu dẫn đến những
kết quả không mong muốn.

+ Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực
lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công. 

+ Giáo dục, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.
+ Tăng cường củng cố hệ thống quốc phòng an ninh.

You might also like