You are on page 1of 56

Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12

=================================================================================
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
CHỦ ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
Câu 1: Trong các loại nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN không có
A. Ađênin (A). B. Timin (T). C. Guanin (G). D. Uraxin (U).
Câu 2 : Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là
A. gen. B. bộ ba đối mã. C. mã di truyền. D. axit amin.
Câu 3: Một gen có chiêu dài 4080 A° và sô nuclêôtit loại ađênin (loại A) chiêm 10%. Số nuclêôtit loại G
của gen là bao nhiêu?
A. 960. B. 1071. C. 315. D. 600.
Câu 4: Một gen có 100 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại G chiếm 35%. Số nucleotit loại A của gen là
A. 442. B. 300. C. 357. D. 150.
Câu 5 : Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:
A. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và đọc theo từng bộ ba nulêôtit liên tiếp (không gối lên
nhau).
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và
UGG).
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
Câu 6 : Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính liên tục B. Tính đặc hiệu C. Tính phổ biến D. tính thoái hóa
Câu 7 : Bộ ba mở đầu AUG mã hóa trên mARN mã hóa cho axit amin mở đầu là
A. mêtiônin (SV nhân sơ), foocmin mêtiônin (SV nhân thực)
B. mêtiônin (SV nhân thực), foocmin mêtiônin (SV nhân sơ)
C. mêtiônin (SV nhân sơ)
D. foocmin mêtiônin (SV nhân thực)
Câu 8 : Những bộ ba khác nhau cùng xác đinh 1 loại axit amin (trừ AUG và UGG là đặc điểm của mã di
truyền về
A. tính thoái hóa. B. tính phổ biến. C. tính đặc hiệu.D. tính bảo thủ.
Câu 9 : Trong quá trình nhân đôi ADN các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nào ?
A. Hêlicaza. B. ADN giraza. C. ADN ligaza. D. ADN polimeraza.
Câu 10: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi là
A. lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp
B. tháo xoắn ADN
C. phá vỡ các liên kết hydrô giữa hai mạch của ADN
D. cung cấp năng lượng
Câu 11: Ở sinh vật nhân sơ, loại phân tử nào sau đây có cấu trúc hai mạch xoắn kép?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN
Câu 12: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 3'AGU 5'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'.
Câu 13 : Côđon nào dưới đây mã hóa cho axit amin mở đầu?
A. 5’AUG 3’ B. 3’AUG 5’ C. UAA D. UAG
Câu 14: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3'ATGXTAG5'. Trình tự các đơn phân tương ứng
trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là
A. 3'ATGXTAG5'. B. 5'AUGXUA3'. C. 3'UAXGAUX5'. D. 5'UAXGAUX3'.
Câu 15 Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều
A. chiều 3’5’. B. chiều 5’ 3’.
C. cả 2 chiều. D. chiều 5’3’ hoặc 3’5’ tùy theo từng mạch khuôn.

Lưu hành nội bộ 1


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 16 : Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới
theo chiều
A. chiều 3’5’. B. chiều 5’ 3’.
C. cả 2 chiều. D. chiều 5’3’ hoặc 3’5’ tùy theo từng mạch khuôn.
Câu 17: Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên
A. mạch khuôn có chiều 3’ 5’. B. mạch khuôn có chiều 5’ 3’.
C. cả 2 mạch. D. mạch khuôn có chiều 5’ 3’ hoặc 3’ 5’
Câu 18 : Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN.
C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và DM
Câu 19 : Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào
ở môi trường nội bào?
A. G B. T C. X D. A
Câu 20. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y
trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ III. D. Sơ đồ II.


Câu 21: Nucleotit không phải là đơn phân cấu trúc nên loại phân tử nào sau đây?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. Prôtêin.
Câu 22: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế:
A. nhân đôi ADN. B. giảm phân. C. phiên mã. D. dịch mã.
Câu 23: Hai bộ ba cùng mang thông tin mã hóa cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di
truyền?
A. Tính thoái hóa. B. Tính phổ biến. C. Tính đặc hiệu. D. Tính liên tục.
Câu 24: Với 3 loại nuclêôtit A, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
A. 37 mã bộ ba. B. 64 mã bộ ba. C. 16 mã bộ ba. D. 27 mã bộ ba.
Câu 25: Mã di truyền mang tính đặc hiệu có nghĩa là:
A. mỗi axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba.
B. một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. tất cả sinh vật đều dùng chung bộ mã di truyền.
D. mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 26: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò:
A. tháo xoắn cho phân tử ADN. B. nối các đoạn okazaki lại với nhau.
C. tách hai mạch đơn của phân tử ADN. D. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
Câu 27: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra cùng lúc với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
C. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ gắn các nucleotit tự do vào mạch khuôn để tạo mạch
mới.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn 3’→5’ được tổng hợp liên tục.
Câu 28: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
Lưu hành nội bộ 2
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
I. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
II. Enzim ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mỗi mạch khuôn theo chiều 3’ đến 5’.
III. Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ đến 3’.
IV. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

CHỦ ĐỀ : CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ (tt)


Câu 1 : Phiên mã là quá trình tổng hợp nên
A. ADN. B. các loại ARN. C. protein. D. ARN và protein
Câu 2 : Dịch mã là quá trình tổng hợp nên
A. ADN. B. các loại ARN. C. protein. D. ARN và protein
Câu 3 : Nhân đôi ADN là quá trình tổng hợp nên
A. ADN. B. các loại ARN. C. protein. D. ARN và protein
Câu 4 : Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã ?
A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. tARN và mARN.
Câu 5 : Dạng thông tin di truyền trực tiếp sử dụng trong dịch mã (tổng hợp protein) là
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN
Câu 6: Loại axit nucleic nào sau đây tham gia cấu tạo nên ribôxôm?
A. ADN. B. mARN. C. rARN. D. tARN.
Câu 7: Loại axit nucleic nào sau đây tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã?
A. mARN B. tARN C. ADN D. rARN
Câu 8: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. ADN B. mARN C. tARN D. Prôtêin
Câu 9. Triplet 3’XAT5’ mã hóa axit amin valin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là
A. 5’XAU3’. B. 3’GUA5’. C. 3’XAU5’. D. 5’GUA3’.
Câu 10: Enzim thực hiện cơ chế phiên mã là
A. ADN – pôlimeraza. B. ADN ligaza. C. tháo xoắn. D. ARN – pôlimeraza
Câu 11: Quá trình nào sau đây có sự tham gia của ribôxôm?
A. Tổng hợp mARN. B. Tổng hợp ADN. C. Tổng hợp rARN. D. Tổng hợp protein.
Câu 12: Trong quá trình dịch mã, anticôđon nào sau đây khóp bố sung với côđon 5’AUG3’?
A. 3’UAX5’. B. 3’AUG5 . C. 5’UAX3’. D. 5’AUG3’.
Câu 13: Côđon 5’AUG3’ có triplet tương ứng là:
A. 5’AUG3’. B. 5’UAX3’. C. 3’UAX5’; D. 3’TAX5’.
Câu 14 : mARN được tổng hợp theo chiều
A. từ 3’ đến 5’. B. mạch khuôn. C. từ 5’ đến 3’. D. ngẫu nhiên.
Câu 15 : ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen ?
A. Từ cả 2 mạch. B.. Từ mạch mang mã gốc.có chiều 5 ’ – 3’
C. Từ mạch có chiều 5’ – 3’. D. Từ mạch mang mã gốc có chiều 3‘-5’
Câu 16: Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn một đoạn phân tử ADN?
A. ADN polimeraza. B. ARN polimeraza. C. Ligaza. D. Recstrictaza.
Câu 17: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN
Câu 18: Axit amin là đơn phân của cấu trúc nào sau đây?
A. Protein. B. Gen. C. tARN. D. mARN.
Câu 19: Trong bảng mã di truyền, axit amin prolin có 4 côđon quy định, axit amin glyxin có 4
côđon khác quy định. Giả sử quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polieptit chỉ có 2 loại axit amin là
prolin và glyxin thì có tối đa bao nhiêu loại tARN?
Lưu hành nội bộ 3
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. 8. B. 2. C. 16. D. 4.
Câu 20: Ớ quá trình nào sau đây, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết peptit để tạo chuỗi
polipetit?
A. Nhân đôi ADN. B. Dịch mã. C. Phiên mã. D. Điều hòa hoạt động gen.
Câu 21: Quá trình nào sau đây chỉ diễn ra trong tế bào chất?
A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Phiên mã và dịch mã.
Câu 22: ARN vận chuyển (tARN) mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là
A. 3’UAX 5’. B. 5’AUG3’. C. 5’UAX3’. D. 3’AUG5’.
Câu 23: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?
A. Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit.
B. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ aa mở đầu.
C. Phiên mã và hoạt hóa axit amin.
D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
Câu 24: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN.
C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.
Câu 25: Khi nói cơ chế di truyền cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
C. Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
D. Liên kết bổ sung A - U, G - X chỉ có trong cấu trúc của phân tử tARN và rARN.
Câu 26: Sau khi tổng hợp xong, chuỗi polipeptit sẽ
A. cuộn xoắn để hình thành prôtêin hòan chỉnh
B. liên kết với các chuỗi polipeptit tạo thành prôtêin
C. lọai bỏ axit amin mở đầu và cuộn xóăn thành prôtêin hòan chỉnh.
D. tự hủy
Câu 27: Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm là
A. một ribôxôm dịch mã trên các phân tử mARN khác nhau.
B. các ribôxôm dịch mã trên các phân tử mARN khác nhau trong cùng 1 chu kỳ tế bào.
C. các ribôxôm dịch mã trên cùng 1 phân tử mARN.
D. một ribôxôm dịch mã trên một phân tử mARN.
Câu 28: Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì?
A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. Giúp dịch mã diễn ra liên tục.
C. Giúp mARN không bị phân hủy. D. Giúp dịch mã được chính xác.
Câu 29 : Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là
A. Trình tự các ribônuclêôtit trình tự các nuclêôtit trình tự các axit amin.
B. Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin.
C. Trình tự các cặp nuclêôtit trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin.
D. Trình tự các bộ ba trên mạch mã gốc trình tự các bộ ba trên mARN trình tự các axit amin.
Câu 30: Prôtêin không thực hiện chức năng
A. điều hoà các quá trình sinh lý. B. xúc tác các phản ứng sinh hoá.
C. bảo vệ tế bào và cơ thể. D. tích lũy thông tin di truyền.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 32: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp
năng lượng
Lưu hành nội bộ 4
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
Câu 33: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường
hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần PM thường khác nhau
B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần PM thường khác nhau
C . Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần PM thường khác nhau
D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 34: Cho các thành phần : (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X ;
(3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (2) và (3) B. (1), (2) và (3) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (4)
Câu 35: Khi nói về dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dịch mã là quá trình tổng hợp các loại phân tử protein cho tế bào.
II. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin luôn có sự tham gia của ribôxôm.
III. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin luôn sử dụng axit amin làm nguyên liệu.
IV. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin luôn có sự hình thành liên kết peptit giữa các đơn phân.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Bài 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN


Câu 1 : Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn
A. trước phiên mã. B. phiên mã.
C. dịch mã. D. trước phiên mã và dịch mã.
Câu 2 : (1) Gen điều hoà (R) (2) vùng vận hành (O)
(3) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. (4) Vùng khởi động (P)
Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. (1) → (2) → (3). B. (1) → (3) → (2).
C. (4) → (2) → (3). D. (2) → (4) → (3).
Câu 3: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng vận hành (O). B. Vùng khởi động (P).
C. Gen điều hoà (R). D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).
Câu 4 : Vị trí tương tác với chất ức chế của Ôperon là
A. vùng khởi động. B. vùng vận hành. C. côdon mở đầu. D. côdon kết thúc.
Câu 5 : Ở Ôperon Lac, quá trình phiên mã chỉ có thể xảy ra khi tế bào vi khuẩn có
A. chất cảm ứng lăctôzơ. B. enzim ARN polymeraza.
C. sản phẩm của gen cấu trúc. D. sản phẩm của gen điều hòa.
Câu 6 : Lọai prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành của Operon lac được sinh ra từ
A. gen cấu trúc B. gen điều hòa C. gen tăng cường D. gen gây bất họat
Câu 7 : Khi tế bào có đường lăctôzơ thì quá trình phiên mã trên operon Lac diễn ra vì một số phân tử
lăctôzơ liên kết với
A. enzim ARN pôlimeraza, giúp enzim này liên kết được với vùng khởi động để tiến hành PM.
B. prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị phân hủy nên không có prôtêin ức chế liên kết với vùng vận
hành.
C. prôtêin ức chế, làm prôtêin này biến đổi cấu hình không gian nên không thể liên kết với vùng vận
hành.
D. vùng vận hành, đẩy các prôtêin ức chế ra khỏi vùng này để enzim ARN pôlimeraza tiến hành PM.
Câu 8 : Khi không có đường Lactozơ thì
Lưu hành nội bộ 5
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. phiên mã xảy ra vì các prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành
B. phiên mã không xảy ra vì các prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành
C. phiên mã xảy ra vì các prôtêin ức chế và ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động
D. phiên mã không xảy ra vì các prôtêin ức chế và ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động
Câu 9 : Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là
A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin hình thành các thành phần cấu trúc của tế bào.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
Câu 10: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter)

A. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã
B. Những trình tự nuclêtôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự PM
C. Những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế
D. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã
B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN
C. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên
kết để khởi động quá trình phiên mã
D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen
Câu 12: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở
đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng
A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. B. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 13: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi
trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng lactozơ làm
bất hoạt protein nào sau đây?
A. Protein ức chế. B. Protein Lac Z. C. Protein Lac Y. D. Protein Lac A.
Câu 15: Nhà khoa học nào sau đây là những người đầu tiên phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động gen ở
vi khuẩn?
A. Moocgan. B. F. Jacop và J. Mônô. C. Menden. D. Coren.
Câu 16: Khi nói về hoạt động của opêrôn Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số lần phiên mã của gen điều hòa phụ thuộc vào hàm lượng glucozo trong tế bào.
B. Khi môi trường có lactozo, gen điều hòa không thực hiện phiên mã.
C. Nếu gen z phiên mà 20 lần thì gen A cũng phiên mà 20 lần.
D. Khi môi trường có lactozo, protein ức chế bám lên vùng vận hành để ức chế phiên mã.

Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN


Câu 1.Thể đột biến là những cá thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. ở NST.
C. đã biểu hiện ra kiểu gen. D. ở gen.
Câu 2. Đột biến điểm có các dạng
A. mất, thêm, thay thế 1 cặp nu. B. mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nu.
Lưu hành nội bộ 6
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. mất, thêm, thay thế, 1 hoặc vài cặp nu. D. thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nu.
Câu 3. Guanin dạng hiếm kết cặp với Timin trong nhân đôi ADN tạo nên
A. 2 timin trên cùng đoạn mạch ADN nối với nhau. B. đột biến A-TG-X.
C. đột biến G-X  A-T. D. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
Câu 4.Tác nhân hóa học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của Timin gây đột biến
A. thêm Ađênin (A). B. mất Ađênin.
C. thay thế G-X = A-T. D. thay thế A-T = G-X.
Câu 5: Biến đổi liên quan đến một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN gọi là
A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 6. Mức độ có hại hay có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào
A. Điều kiện môi trường và tác nhân gây đột biến
B. Điều kiện môi trường và tổ hợp gen
C. Tổ hợp gen và tác nhân gây đột biến
D. Điều kiện trường và cấu trúc gen
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với đột biến gen?
A. Đột biến gen có thể có lợi cho sinh vật
B. Cơ thể mang gen đột biến có thể bị CLTN đào thải
C. Đột biến gen có thể có hại cho sinh vật
D. Đột biến gen có hại cho sinh vật nên không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa
Câu 8. Nếu các gen lặn đều là gen đột biến thì kiểu gen nào sau đây được gọi là thê đột biến?
A. AaBbCcDd. B. AAbbCCDD. C. AaBBCcDd. D. AaBbCCDD
Câu 9. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại không bị
thay đổi. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính phổ biến. B. mã di truyền có tính thoái hóa.
C. mã di truyền là mã bộ ba. D. mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 10: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp.
D. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
Câu 11. Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, số liên kết hyđrô của gen
A. giảm xuống 2 liên kết B. giảm xuống 3 liên kết.
C. giảm xuống 1 liên kết D. có thể giảm xuống 2 hoặc 3 liên kết.
Câu 12.Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X, số liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.
Câu 13: Khi nói về đột biến điểm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến điểm có thể có hại cho cá thể mang alen đột biến.
B. Đột biến điểm chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc trong tế bào.
C. Đột biến điểm có thể làm thay đổi chiều dài của gen.
D. Đột biến điểm tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen?
A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp
D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
Câu 15. Cá thể mang gen đột biến trong nhân tế bào thường chưa được biểu hiện ngay thành thể đột biến

A. đột biến gen trội, ở trạng thái dị hợp.
B. đột biến gen lặn, ở trạng thái dị hợp.
Lưu hành nội bộ 7
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. đột biến gen lặn, không có alen trội tương ứng.
D. đột biến gen lặn, ở trạng thái đồng hợp.
Câu 16. Ở sinh vật nhân sơ, trường hợp gen bị đột biến điểm nhưng pôlipeptit do alen đột biến mã hóa
không thay đổi so với pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do
A. mã di truyền có tính thoái hóa. B. mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. mã di truyền có tính phổ biến. D. mã di truyền có tính đặc trưng.
Câu 17 : Nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ công tác chọn giống là các đột biến
A. nhân tạo vì có tần số cao. B. tự nhiên vì có tần số cao.
C. tự nhiên vì có tần số thấp. D. nhân tạo vì có tần số thấp.
Câu 18 : Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là
A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng. B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định.
C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng. D. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng.
Câu 19: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao
Câu 20: Đột biến điểm làm thay thế 1 nucleotit ở vị trí bất kỳ của triplet nào sau đây đều không xuất hiện
codon kết thúc ?
A. 3’GAG5’ B. 3’AXA5’ C. 3’TTT5’ D. 3’AXX5’
Câu 21 : Đột biến gen làm thay đổi
A.số lượng phân tử ADN. B. số lượng, thành phần hoặc trình tự sắp xếp các gen
C. số lượng, thành phần hoặc trình tự các cặp nuclêôtit. D. cấu trúc và số lượng NST.
Câu 22 : Dạng biến đổi nào sau đây không phải là ĐB gen?
A. Mất 1 cặp nu. B. Thêm 1 cặp nu.
C. Thay thế 1 cặp nu. D. Trao đổi gen giữa 2 NST trong cặp tương đồng.
Câu 23: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 24 : Đột biến điểm là những biến đổi
A. nhỏ trong cấu trúc của gen. B. liên quan đến một cặp nuclêotit.
C. liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit. D. liên quan đến 1 nuclêôtit
Câu 25 : Dạng đột gen nào sau đây có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho rằng đột biến xảy ra
ở giữa gen?
A. Mất hoặc thêm 1 cặp nu. B. Thay thế 1 bộ ba nu này bằng 1 bộ ba nu khác.
C. Thay thế 1 cặp nu. D. Thay thế 2 cặp nu trong cùng 1 bộ ba.
Câu 26: Khi nói về đột biến gen, có 1 số phát biểu sau
(1) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
(4) Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến
(5) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
Có bao nhiêu phát biểu đúng : A. 3. B. 4. C. 5. D. 2
Câu 27: Đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
B. số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

Lưu hành nội bộ 8


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. số lượng cá thể trong quần thể và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
D. số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 28 : Nguyên nhân gây đột biến gen do
A. các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của tác
nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường.
B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
D. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể.
Câu 29 : Các bazơ nitơ dạng hiếm làm phát sinh đột biến gen là do
A. sự có mặt của nó trong gen có cấu trúc kém bền vững
B.dễ bị tác nhân hóa học tác động
C. nó có vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm nó bắt cặp không đúng trong nhân đôi
D. nó có vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm nó bắt cặp đúng trong nhân đôi
Câu 30 : Loại đột biến điểm được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không theo nguyên
tắc bổ sung khi ADN nhân đôi là
A. thêm một cặp nuclêôtit. B. thêm một số cặp nuclêôtit.
C. mất một cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
Câu 31: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay
đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính thoái hoá. B. mã di truyền có tính phổ biến.
C. mã di truyền có tính đặc hiệu. D. mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 32 : Xét các đặc điểm sau :
(1) Hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật. (2) Xuất hiện vô hướng và có tần số thấp.
(3) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. (4) Luôn di truyền được cho thế hệ sau.
Nhân tố đột biến gen có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 33 : Xét các phát biểu sau:
(1) Quá trình nhân đôi không theo NTBS thì sẽ dẫn đến đột biến.
(2) Đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp cũng gọi là thể đột biến.
(3) ĐBG chỉ phát sinh khi môi trường có các tác nhân gây ĐB.
(4) ĐBG là loại biến dị luôn di truyền cho thế hệ sau.
(5) ĐBG liên quan đến 1 hoặc một số cặp nucleotit.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34 : Ý nghĩa của đột biến gen là
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. nguồn nguyên liệu bổ sung của quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. nguồn biến dị giúp sinh vật phản ứng linh hoạt trước môi trường.
Câu 35: Một đột biến gen làm thay đổi thay đổi thành phần nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen nhưng số
liên kết H2 không đổi. Đột biến thuộc dạng
A. thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X. B. thay thế 1 cặp G-X bằng cặp A-T
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại. D. thay thế 2 cặp G-X bằng 3 cặp A-T.
Câu 36 : Một gen xảy ra đột biến điểm làm giảm đi 2 liên kết H 2. Đột biến này thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. thêm 1 cặp nuclêôtit.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại.
Câu 37 : Đối với quá trình tiến hoá, đột biến gen có vai trò
A. phát tán đột biến trong quần thể.
B. định hướng quá trình tiến hoá.

Lưu hành nội bộ 9


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể.
D. tạo ra các alen mới.
Câu 38: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể ?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội.
C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến tự đa bội.
Câu 39: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (1), (3), (5).
Câu 40 (TH): Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m
A. chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau. B. luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau.
C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G+X) bằng nhau. D. luôn có chiều dài bằng nhau.
Câu 41 (TH): Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến
thành alen b. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cơ thể có kiểu gen
nào sau đây là thể đột biến?
A. aaBB. B. AaBB. C. AABb. D. AaBb.
Bài 5: NST & ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Câu 1: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm cho các NST không dính vào nhau nằm

A. tâm động. B. vùng đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi sự nhân đôi
Câu 2: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo gồm
A. ARN và prôtêin loại histon. B. ARN và pôlipeptit.
C. ADN và prôtêin loại histon. D. lipit và prôtêin.
Câu 3 : Bộ NST lưỡng bội quan sát rõ nhất về số lượng và hình thái NST là ở
A. kì sau của nguyên phân B. kì giữa của nguyên phân
C. kì giữa của giảm phân 1. D. kì sau của giảm phân 1
Câu 4 : Loại đột biến làm thay đổi trình tự các gen trên 1 NST là
A. đảo đoạn NST. B. lặp đoạn NST.
C. đảo đoạn và lặp đoạn NST. D. đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST.
Câu 5: Đơn vị cấu trúc gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nu, quấn
3
quanh 1 vòng ở NST sinh vật nhân thực được gọi là
4
A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc.
Câu 6: Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN và prôtêin histon được
xoắn lần lượt theo các cấp độ
A. sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.
B. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.
C. sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi crômatit → NST.
D. nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi crômatit → NST.
Câu 7. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản
và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là
A. 11 nm và 30 nm. B. 30 nm và 300 nm.
C. 11 nm và 300 nm. D. 30 nm và 11 nm.
Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.

Lưu hành nội bộ 10


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 9. Ở người, nếu mất đoạn NST 21 hay 22 sẽ gây bệnh
A. bạch tạng. B. hồng cầu hình liềm.
C. ung thư máu. D. hội chứng Tơcnơ.
Câu 10 . Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có
thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng
A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. mất đoạn nhỏ. D. đảo đoạn.
Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm giảm số lượng gen trên NST?
A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 12. Sơ đồ sau minh họa cơ chế phát sinh đột biến:
ABCDEFGHI • RSTV  ABGFEDCHI • RSTV (vị trí “•“ là tâm động của NST)
A. chuyển đoạn. B. đảo đoạn. C. Mất đoạn . D. Lặp đoạn
Câu 13 : Mỗi NST đơn chứa
A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon. B. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon.
C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon
Câu 14 : Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn và đảo đoạn. B. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
C. mất đoạn và lặp đoạn. D. đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 15: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 16: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
Câu 17: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này
chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng. D. Lặp đoạn NST
Câu 18. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
ADCBEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 19. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
CDEFG●HIAB. Đây là dạng đột biến nào?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 20. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra đảo ngược 180 và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến
0

A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn.C. lặp đoạn. D. mất đoạn.


Câu 21 : Vật chất di truyền của vi khuẩn là 1 phân tử
A. ADN xoắn kép, liên kết với histon tạo thành NST. C. ARN trần, mạch vòng.
B. ADN trần, xoắn kép, mạch vòng. D. ADN vòng, liên kết với histon tạo NST
Câu 23: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là
A. ADN. B. nuclêôtit C. nuclêôxôm D. prôtêin Histôn
Câu 24 : Phát biểu sai về vật chất di truyền ở sinh vật nhân thực:
A. NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin. B. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng.
C. Mỗi nuclêôxôm gồm 1 đoạn ADN quấn 1 vòng quanh 8 phân tử histon.

Lưu hành nội bộ 11


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
D. Mỗi NST kép gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất) và 1 eo thứ 2 (nơi tổng hợp
rARN).
Câu 25 : Mỗi NST đơn chứa
A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon. B. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon.
C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon
Câu 26: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào
B. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi
C. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
D. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
Câu 9 : Mỗi crômatit có bề ngang là A. 1400 nm. B. 30 nm. C. 11 nm. D. 700 nm
Câu 10 : Trong quá trình phân bào, tổ hợp ADN và histon tạo thành sợi có đường kính 300A 0 gọi là
A. crômatit. B. ống siêu xoắn. C. sợi nhiễm sắc. D. sợi cơ bản.
Câu 11 : Trong quá trình phân bào, tổ hợp ADN và histon tạo thành sợi có đường kính 300 nm là do sự
cuộn xoắn 1 lần từ sợi
A. ADN B. sợi siêu xoắn C. sợi nhiễm sắc D. sợi cơ bản
Câu 14 : Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST. B. số lượng, hình thái NST.
C. số lượng, cấu trúc NST. D. số lượng không đổi.
Câu 15 : Bộ NST lưỡng bội quan sát rõ nhất về số lượng và hình thái NST là ở
A. kì sau của nguyên phân B. kì giữa của nguyên phân
C. kì giữa của giảm phân 1. D. kì sau của giảm phân 1
Câu 16 : Loại đột biến làm thay đổi trình tự các gen trên 1 NST là
A. đảo đoạn NST. B. lặp đoạn NST.
C. đảo đoạn và lặp đoạn NST. D. đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST.
Câu 17: Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm,
người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột
biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn
Câu 18 : Hiện tượng lặp đoạn có thể do
A. một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó
B.1 đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí cũ
C.1 đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng
D. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.
Câu 19 : Hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ là do
A. 1 đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó
B.1 đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí cũ.
C.1 đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng
D. tiếp hợp,trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.
Câu 20 : Thực chất đột biến cấu trúc NST là thay đổi
A. trình tự các gen trên NST. B. thành phần gen trên NST.
C. số lượng trên NST. D. trình tự, thành phần và số lượng gen trên NST.
Câu 21 : Đột biến mất đoạn lớn NST thường
A. gây chết hoặc giảm sức sống. B. mất khả năng sinh sản.
C. tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. D. ít ảnh hưởng đến sức sống.
Câu 22 : Trong các dạng ĐB cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cá
thể góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng 1 loài?
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.

Lưu hành nội bộ 12


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 23 : ĐB làm giảm số gen trên NST là ĐB
A. cấu trúc NST. B. lệch bội. C. mất đoạn NST. D. lặp đoạn NST.
Câu 24 : Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn và đảo đoạn. B. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
C. mất đoạn và lặp đoạn. D. đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 25 : Hậu quả của đột biến chuyển đoạn lớn NST là:
A. gây chết. B. thường ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản
C. làm tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện của tính trạng.
D. gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản.
Câu 26 : Dạng đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?
A. Mất đoạn. B.Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 27 : Đột biến mất đoạn NST 22(21) ở người gây bệnh
A. hội chứng Đao. B. bạch tạng. C. phêninkêtô niệu. D. ung thư máu
Câu 28: Hiện tượng đột biến mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể ở ruồi giấm không làm giảm sức sống. Đây là
A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. B. thể dị bội.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. đột biến gen
Câu 29: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 30: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ. B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao. D. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Câu 31: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương
đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn.
C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 32: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
Câu 33: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này
chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng. D. Lặp đoạn NST
Câu 34: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên kết?
1. ĐB mất đoạn. 2. ĐB lặp đoạn.
3. ĐB đảo đoạn. 4. ĐB chuyển đoạn trên cùng 1 NST
Phương án đúng là: A. 3,4 B. 2,3 C. 1, 3. D. 2 ,4
Câu 35 (NB): Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi
chiều dài của NST?
A. Đảo đoạn NST. B. Mất đoạn NST.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 36: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Lệch bội. B. Dị đa bội. C. Đa bội. D. Chuyển đoạn.

Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST


Câu 1. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng NST liên quan tới

Lưu hành nội bộ 13


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. 1 hoặc 1số cặp NST. B. 1 số cặp NST.
C. 1 số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. toàn bộ các cặp NST.
Câu 2. Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST có liên quan tới
A. một hoặc một số cặp NST. B. một số cặp NST.
C. toàn bộ các cặp NST. D. một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
Câu 3: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử
lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể một.
Câu 4. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này
có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n +1 B. 2n - 1 C. n+1 D. n – 1
Câu 5. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ
nhiễm sắc thể là
A. 2n – 1 B. 4n C. 2n+1 D. 3n.
Câu 6. Người mắc hội chứng XXX (Siêu nữ) là bị đột biến NST ở dạng
A. thể 1 B. thể 4. C. thể 3 D. thể không
Câu 7. Trong nguyên phân, các NST nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành làm cho tất cả các
cặp NST không phân li sẽ tạo ra
A. thể lệch bội. B. thể tứ bội. C. thể tam bội. D. thể dị bội.
Câu 8. Hiện tượng song nhị bội là
A. trong tế bào có 2 bộ NST lưỡng bội của cùng một loài
B. trong tế bào có 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau
C. trong tế bào có 2 bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau
D. trong tế bào có 2 bộ NST đơn bội của cùng một loài
Câu 9. Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, theo lí thuyết
thể dị đa bội có bộ NST là
A. AABB. B. AAAA. C. BBBB. D. AB.
Câu 10. Trong tự nhiên đa bội thể thường gặp phổ biến ở
A. vi khuẩn. B. các loài sinh sản hữu tính. C. thực vật. D. nấm.
Câu 11. Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một?
A. Hội chứng AIDS B. Hội chứng Tơcnơ
C. Hội chứng Claiphentơ D. Hội chứng Đao
Câu 12. Tác nhân phổ biến để gây đột biến nhân tạo thể đa bội là
A. tia phóng xạ. B. tia tử ngoại. C. cônsixin. D. 5 – BU.
Câu 13 : Loại đột biến có thể làm giảm số NST trong tế bào là
A. mất đoạn NST. B. lệch bội. C. tự đa bội. D. dị đa bội.
Câu 14 : Sự thụ tinh giữa giao tử n + 1 với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể đơn bội.
Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bình thường là 2n. Trong tế bào sinh dưỡng của thể
một nhiễm, bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 2. B. 2n + 1. C. 2n - 1. D. 2n - 2.
Câu 16 : Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.
Câu 17 : Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với nhau sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.
Câu 18 : Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra giao tử
A. 2n. B. thừa và giao tử thiếu 1 NST.
C. thừa 1 hoặc 1 số NST. D. thiếu 1 hoặc 1 số NST.
Câu 19 : Trong giảm phân, toàn bộ các cặp NST đều không phân li sẽ tạo ra

Lưu hành nội bộ 14


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. giao tử 2n. B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST.
C. thừa 1 hoặc một số NST. D. thiếu 1 hoặc một số NST.
Câu 20. Nếu bộ NST lưỡng bội của một loài là 2n = 20, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng ở thể ba,
thể một và thể không của loài đó lần lượt là
A. 21, 18, 19. B. 19, 21, 22. C. 18. 19, 21. D. 21, 19, 18.
Câu 21. Cà độc dược có 2n = 24, số loại thể 3 có thể được tạo ra tối đa trong quần thể là
A. 24. B. 48. C. 12. D. 36.
Câu 22. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Trong các cơ thể có bộ
nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV. ABbDdEe V. AaBbDde VI. AaBDdEe.
A. 1 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 23: Bộ nhiễm sắc thể ở lúa mì 6n = 42, khoai tây 4n = 48, chuối nhà 3n = 27, dâu tây 8n = 56. Loài
có bộ nhiễm sắc thể đa bội lẻ là
A. chuối nhà. B. khoai tây. C. dâu tây. D. lúa mì.
Câu 24. Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 (gồm 4 cặp NST tương đồng). Người ta quan sát thấy bộ
NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng đang ở kì giữa của ba thể đột biến được kí hiệu là I, II, III có số lượng
NST ở từng cặp như sau:

Thể đột biến Cặp NST số 1 Cặp NST số 2 Cặp NST số 3 Cặp NST số 4
I 3 2 2 2
II 3 3 3 3
III 2 2 2 1
Tên của ba thể đột biến I, II, III lần lượt là:
A. Thể ba, thể tam bội, thể một. B. Thể tam bội, thể ba, thể một.
C. Thể một, thể tam bội, thể ba. D. Thể tam bội, thể một, thể ba.
Câu 25. Nếu F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, giảm phân và thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở F2
A. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 Aaaa : 1 AAAA.
B. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA.
D. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
Câu 26. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh . Theo lí thuyết,
phép lai giữa 2 cây tứ bội AAAa x Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 75% B. 50% C. 56,25% D. 25%
Câu 27: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho lai 2 cây
tứ bội P: AAaa × Aaaa. Biết rằng cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả
năng thụ tinh, theo lí thuyết, tỉ lệ cây tứ bội quả đỏ ở F 1 là
A. 1/12. B. 11/12. C. 35/36. D. 3/4.
Câu 28: Ở đậu Hà Lan, alen A: hạt vàng, alen a: hạt xanh. Cây tứ bội (4n) giảm phân cho giao tử 2n có
khả năng thụ tinh, cây 2n giảm phân cho giao tử n. Cho các phép lai : Aaaa x aa, Aaaa x Aaaa. Nếu quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1 lần lượt của 2 phép lai trên là
A. 1: 1 và 3: 1. B. 3: 1 và 11: 1.
C. 3: 1 và 35: 1. D. 1: 1 và 11: 1.
Câu 29: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, cây tứ
bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây tạo ra đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11 : 1?
A. AAaa × AAaa. B. AAaa × Aaaa.
C. AAaa × AAAa. D. Aaaa × Aaaa.
Lưu hành nội bộ 15
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 30: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép
lai (P): AA × aa, thu được các hợp tử F 1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F 1, sau đó cho phát
triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ
cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F 2 là
A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
C. 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 35 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Câu 31 : Cơ chế phát sinh thể lệch bội là
A. bộ NST nhân đôi nhưng tất cả các cặp NST không phân li.
B. bộ NST nhân đôi nhưng sau đó mất đi một cặp NST.
C. bộ NST ko nhân đôi mà cũng không phân li.
D. bộ NST nhân đôi nhưng có 1 cặp NST ko phân li.
Câu 32 : Trường hợp nào dưới đây không thuộc thể lệch bội?
A. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó.
B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n.
C. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST.
D. Tế bào sinh dưỡng thiếu hẵn một cặp NST trong bộ NST
Câu 33 : Trong quá trình nguyên phân, bộ NST 2n không phân li ở giai đoạn đầu của hợp tử tạo ra thể
A. tự tứ bội. B. song nhị bội. C. bốn nhiễm. D. dị đa bội.
Câu 34 : Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây:
(1) bệnh ung thư máu (2) bệnh máu khó đông. (3) hội chứng Đao.
(4) hội chứng Claiphentơ (5) bệnh bạch tạng. (6) bệnh mù màu.
Có bao nhiêu bệnh do đột biến lệch bội?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 35 : Ở cà độc dược có 12 dạng quả khác nhau là do có 12 dạng đột biến
A. ở 12 gen khác nhau B. ở cùng 1 gen
C. lặp dọan 12 cặp NST khác nhau D. thể ba ở 12 cặp NST khác nhau
Câu 36: Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen
AAaBBDdEe Bộ NST của cá thể này gọi là
A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể tứ bội.
Câu 37 : Đặc điểm nào sau đây là thể đa bội?
A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống.
B. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống.
C. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó.
D. Số NST trong tế bào tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.
Câu 38 : Xét các dạng đột biến sau đây:
(1) Đột biến đảo đoạn. (2) ĐB lệch bội thể 1. (3) ĐB mất đoạn. (4) ĐB lặp đoạn.
(5) ĐB lệch bội thể 3 (6) ĐB đa bội
Dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST là
A. 2,4,5 B. 2,5,6 C. 3,4,5 D. 1,2,3
Câu 39: Một cá thể có bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau
gọi là A. thể lệch bội. B. thể dị đa bội. C. thể tự đa bội. D. thể đa bội chẵn.
Câu 40: Đột biến tự đa bội phát sinh khi có
A. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân.
B. sự thay đổi trong bộ NST.
C. hiện tượng các NST bị đứt đoạn hoặc nối các đoạn NST bị đứt.
D. sự không phân li của một cặp NST trong phân bào.
Câu 41: Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen
AAaaBBBBDDDdEEee Bộ NST của cá thể này gọi là
A. thể bốn. B. thể tứ bội. C. thể tứ bội hoặc thể bốn. D. thể tam bội.

Lưu hành nội bộ 16


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 42 : Các thể tự đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng chống chịu tốt, tế bào to,…là do
A. có số loại NST tăng lên gấp bội. B. số loại alen tăng lên gấp bội.
C. hàm lượng ADN trong tế bào tăng gấp bội. D. số lượng tế bào tăng lên gấp bội.
Câu 43: Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Tơcnơ có bộ nhiễm sắc thể gồm 45
chiếc được gọi là
A. thể đa nhiễm. B. thể khuyết nhiễm. C. thể ba nhiễm. D. thể một nhiễm.
Câu 44: Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể gồm 47
chiếc được gọi là
A. thể đa nhiễm. B. thể một nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
Câu 45: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng
nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là A. 27. B. 48. C. 72. D. 36.
Câu 46 : Các thể đa bội lẻ thường không có khả năng
A. phân bào. B. sinh sản hữu tính. C. sinh sản vô tính. D. sinh sản
Câu 47 : Các cây ăn quả không hạt thường là
A. thể lệch bội lẻ. B. đa bội lẻ. C. lệch bội chẵn. D. đa bội chẵn.
Câu 48 : Sự lai xa và đa bội hoá đã tạo ra đột biến
A. lệch bội. B. cấu trúc NST. C. tự đa bội. D. dị đa bội.
Câu 49: Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai
loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A. thể tứ bội. B. thể lệch bội. C. thể tự đa bội. D. thể dị đa bội.
Câu 50 : Các thể tự đa bội và dị đa bội thường gặp ở
A. thực vật, hiếm gặp ở ĐV. B. ĐV, hiếm gặp ở thực vật.
C. thực vật và ĐV, hiếm gặp ở vi sinh vật. D. sinh vật nhân thực hiếm gặp ở sinh vật nhân sơ.
Câu 51 : Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau :
(1)Ung thư máu ở người ; (2) Máu khó đông ở người ; (3) Hồng cầu lưỡi liềm ở người ;
(4) Hội chứng Tơcnơ ; (5) Bạch tạng ở người ; (6) Thể mắt dẹt ở ruồi giấm ;
(7) Hội chứng Đao ; (8) Hội chứng Claiphentơ ; (9) Mù màu ở người ;
(10)Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người.
Các thể ĐB cấu trúc NST gồm: A. (1), (6). B. (1), (6), (10). C. (2), (3), (5), (9), (10). D. (4), (7), (8).
Câu 52 : Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể
giới tính? A. Hội chứng Klaiphentơ (Claiphentơ). B. Hội chứng Đao.
C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu.
Câu 53: Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể.
Các thể ba này :
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 54: Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
1.Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
2. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
3. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
4. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 55: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể
nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
Câu 56: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất
hiện alen mới?

Lưu hành nội bộ 17


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A.Đột biến gen B. Đột biến tự đa bội
C. Đột biến đảo đoạn NST D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
Câu 54 (NB): Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là
thể một?
A. DEE. B. DDdEe. C. Ddeee. D. DdEe.
Câu 55 (NB): Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Theo lí thuyết, bộ NST lưỡng bội của loài này

A. 2n = 12 B. 2n = 24 C. 2n = 36 D. 2n = 6
Câu 56. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử
lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể một.
Câu 57. Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân ly của tất cả các NST trong lần nguyên phân
đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 58: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A
là 2n= 16, của loài B là 2n= 14, của loài C là 2n= 16. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa
tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D dược đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lý thuyết bộ NST loài
E có bao nhiêu NST ?
A. 30 B. 54 C. 46 D. 38

CHÖÔNG II: TÍNH QUI LUAÄT CUÛA HIEÄN TÖÔÏNG DI TRUYEÀN


BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN - QUY LUẬT PHÂN LI
Câu 1: Alen là những trạng thái:
A. những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
B. những trạng thái giống nhau của cùng một gen.
C. các gen khác biệt về trình tự các nuclêôtit.
D. các gen được phát sinh do đột biến.
Câu 2: Menden đã sử dụng biện pháp nào sau đây để tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng?
A. Cho tự thụ phấn qua một thế hệ. B. Cho giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cho giao phấn bắt buộc. D. Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
Câu 3: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do:
A. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. B. hai cặp nhân tố di truyền quy định.
C. một cặp nhân tố di truyền quy định. D. một nhân tố di truyền quy định.
Câu 4: Menden đã sử dụng biện pháp nào sau đây để kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?
A. Lai thuận nghịch. B. Lai xa. C. Lai cải tiến giống. D. Lai phân tích.
Câu 5: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menden là:
A. phương pháp tạo dòng thuần chủng. B. phương pháp cho tự thụ phấn và tạp giao.
C. phân tích kết quả của các thế hệ lai. D. lai phân tích xác định đồng hợp hay dị hợp.
Câu 6: Bản chất quy luật phân li của Menden là:
A. sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.

Lưu hành nội bộ 18


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
B. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình nguyên phân.
C. sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình nguyên phân.
D. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
Câu 7: Trong sinh sản hữu tính, yếu tố nào được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?
A. Nhiễm sắc thể. B. Nhân tế bào. C. Alen. D. Tính trạng.
Câu 8: Người được xem là ông tổ của ngành di truyền học là:
A. Moocgan. B. Menden. C. Đacuyn. D. Lamac.
Câu 9: Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây để nghiên cứu di truyền?
A. Ruồi giấm. B. Cây hoa phấn. C. Đậu Hà Lan. D. Cỏ thi.
Câu 10: Phép lai nào sau đây là tự thụ phấn (tự phối)?
A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. AA × aa. D. AA × AA.
Câu 11: Phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích?
A. AA × aa. B. AA × AA. C. Aa × Aa. D. Aa × AA.
Câu 12: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có 1 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 13: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 3 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 14: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây chỉ cho đời con có kiểu hình lặn?
A. AA × Aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 15: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
A. AA × AA. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 16: Theo lí thuyết, phép lai AA × Aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 1:1. B. 1:2:1. C. 3:1. D. 1.
Câu 17: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1?
A. AA × AA. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 18: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con luôn có kiểu hình trội?
A. Aa × aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 19: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có hai loại kiểu hình?
A. AA × Aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 20: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây luôn cho đời con có kiểu gen dị hợp?
A. AA × Aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 21: Cho biết alen A >> a. Theo lí thuyết, phép lại nào cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
A. aa × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 22: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết,
phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?
A. Dd × Dd. B. DD × dd. C. dd × dd. D. DD × DD.
Câu 23: Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Cặp vợ
chồng nào sau đây có thể sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. aa × aa. D. aa × AA.
Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng,
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu hình hoa đỏ?

Lưu hành nội bộ 19


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. aa × aa B. AA × Aa C. Aa × Aa D. Aa × aa
Câu 25: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × aa là:
A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 100% hoa đỏ.
C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 100% hoa trắng.
Câu 26: Ở một loài thực vật, cặp gen AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa hồng, aa quy định hoa trắng,
quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có 2
loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình 
I. Aa × Aa. II. Aa × aa. III. AA × Aa.   IV. aa × aa.
V. AA × aa. VI. AA × AA. 
A. 1.  B. 2.  C. 3.  D. 4. 
Câu 27: Tính trạng chiều cao thân do một cặp gen quy định. Cho cây thân cao lai với cây thân cao, F 1
được 1000 cây trong đó có 250 cây thân thấp. Lấy 2 cây thân cao F 1, xác suất để cả 2 cây đều không
thuần chủng là bao nhiêu?
A. 1/8. B. 1/2. C. 1/4. D. 4/9.
Câu 28: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt nhăn. Cho
cây Aa tự thụ phấn được F 1, biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Lấy ngẫu nhiên 4 cây ở F 1, xác suất
thu được 2 cây hạt trơn có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
A. 9/64. B. 1/9. C. 3/8. D. 4/9.
Câu 29: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt nhăn. Cho
cây Aa tự thụ phấn được F 1, biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hạt trơn ở F 1,
xác suất thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 9/64. B. 1/9. C. 1/3. D. 2/9.
Câu 30: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Cho phép lai P: Aa × aa, thu được F 1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F1,
xác suất thu được 2 cây thân cao là bao nhiêu?
A. 27/64. B. 1/2. C. 3/4. D. 3/8.
Câu 31: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
A. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử
chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 32 : Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách lai giữa
A. hai cá thể có kiểu hình trội với nhau.
B. hai cá thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. cơ thể thuần chủng với cá thể mang kiểu hình lặn.
D. cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn tương phản.
Câu 33 : Từ kết quả lai thuận và nghịch sau đây ở ruồi giấm có thể kết luận tính trạng kích thước cánh
tuân theo quy luật di truyền nào? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
- Phép lai thuận: P ♀ cánh dài ♂ cánh ngắn F1: 100% cánh dài.
- Phép lai nghịch: P ♀ cánh ngắn ♂ cánh dài F1: 100% cánh dài.
A. Quy luật phân li. B. Quy luật tương tác gen không alen.
C. Quy luật di truyền liên kết với giới tính. D. Quy luật di truyền theo dòng mẹ.

Lưu hành nội bộ 20


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================

Bài 9: QUI LUAÄT CỦA MENDEN QUI LUAÄT PHAÂN LI ÑOÄC


LAÄP
Câu 1: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng?
A. AAbb. B. AaBb C. Aabb. D. aaBb.
Câu 2: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB.
Câu 3: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể thuần chủng về các cặp gen đang xét?
A. aabbdd. B. AabbDD. C. AaBbDD. D. AaBbDd.
Câu 4: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ:
A. 50%. B. 15%. C. 25%. D. 100%.
Câu 5: Loại giao tử abd có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. AABbdd. B. AABBDD. C. AabbDD. D. aaBbDd.
Câu 6: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân sẽ sinh ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 7: Cơ thể có kiểu gen aaBbddEE là cơ thể đồng hợp về bao nhiêu cặp gen?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 8: Cơ thể có kiểu gen AaBB giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 9: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 6. B. 2. C. 8. D. 4.
Câu 10: Tỉ lệ loại giao tử ABD tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBbDD là:
A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 11: Phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AaBb × AaBb. B. AAbb × aaBB. C. AaBb × AaBB. D. Aabb × aaBb.
Câu 12: Phép lai nào sau đây cho đời con có tối đa 4 loại kiểu gen?
A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBB. C. AaBb × AaBB. D. Aabb × aaBb.
Câu 13: Phép lai nào sau đây cho đời con có tối đa 4 loại kiểu hình?
A. AABb × AAbb. B. AaBb × aaBB. C. AABb × Aabb. D. Aabb × aaBb.
Câu 14: Phép lai nào sau đây cho đời con có tối đa 2 loại kiểu hình?
A. AABb × AAbb. B. AaBb × AaBb. C. AAbb × aaBB. D. Aabb × aaBb.
Câu 15: Theo lí thuyết, phép lai Aabb × AaBB cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 1:1. B. 1:2:1. C. 3:1. D. 3:3:1:1.
Câu 16: Theo lí thuyết, phép lai nào kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:3:1:1?
A. AaBb × Aabb. B. Aabb × aaBb. C. AaBB × AaBb. D. AaBB × aaBb.
Câu 17: Theo lí thuyết, phép lai aaBb × AABb cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 1:2:1:1:2:1. B. 1:2:1. C. 3:1. D. 3:3:1:1.
Câu 18: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1:2:1:1:2:1?
A. AaBb × AaBb. B. aaBb × AaBb. C. Aabb × Aabb. D. Aabb × aaBb.
Câu 19: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh
tinh của cơ thể động vật có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 8.
Lưu hành nội bộ 21
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 20. Cho biết kiểu gen AA quy định hạt tròn, Aa quy định hạt bầu dục, aa quy định hạt dài; BB quy
định hoa đỏ, Bb quy định hoa hồng, bb quy định hoa trắng. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phép lai AaBB × AaBb cho đời con có 
A. 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.  B. 6 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. 
C. 6 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.  D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 21 : Nội dung chủ yếu của định luật phân li độc lập là :
A. Ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3 :1.
B. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng..
C. Sự phân li độc lập của các nhân tố di truyền (alen)
D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F 2 là (3+n)n.
Câu 22 : Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là
A. sự tự nhân đôi, phân ly của NST trong cặp tương đồng.
B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các NST dẫn đến sự phân ly độc lập,tổ hợp tự do của các gen.
C. các gen nằm trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp cùng nhau.
D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 23: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.
C. mỗi cặp gen nằm trên mỗi cặp NST tương đồng khác nhau.
D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh.
Câu 24: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo
công thức nào? A. (1 : 3 : 1)n. B. (1 : 4 : 1)n. C. (1 : 2 : 1)n. D. (1 : 5 : 1)n.
Câu 25: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo
công thức nào? A. (3 : 1)n. B. (1 : 2 : 1)n. C. (2 : 1)n. D. (1 : 1)n.
Câu 26: Theo quy luật di truyền phân li độc lập, trong đó tính trạng trội là trội hoàn toàn, nếu P thuần
chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số lượng các kiểu hình ở F 2 là
A. n2. B. 3n. C. 2n. D. n3.
Câu 27: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định
theo công thức nào? A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n.
Câu 28 : Ý nghĩa thực tiển của quy luật phân ly độc lập là gì ?
A. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa của sinh giới
B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối
C. Chỉ ra được sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết
D. Tạo ra nguồn biến dị phong phú cung cấp cho chọn giống
Câu 29 : Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau thì chúng
A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.

Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN & TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Câu 1: Tương tác gen là hiện tượng:
A. một gen chi phối đến nhiều tính trạng. B. các gen không alen chi phối một tính trạng.
C. các gen alen chi phối một tính trạng. D. mỗi gen chỉ quy định một tính trạng.
Câu 2: Hiện tượng một gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
A. gen đa hiệu. B. gen điều hòa. C. gen trội. D. gen tăng cường.
Lưu hành nội bộ 22
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 3: Trường hợp mỗi gen cùng loại đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác:
A. cộng gộp. B. trội không hoàn toàn. C. bổ trợ. D. đồng trội.
Câu 4: Kiểu tương tác nào sau đây là tương tác giữa các gen không alen?
A. Đồng trội. B. Trội hoàn toàn. C. Cộng gộp. D. Trội không hoàn toàn.
Câu 5: Ở tương tác cộng gộp, tính trạng do ít nhất bao nhiêu cặp gen quy định?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 6: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới biến đổi ở:
A. toàn bộ kiểu hình của cơ thể. B. một loạt tính trạng do do gen đó chi phối.
C. các tính trạng mà gen đó không chi phối. D. một tính trạng do gen đó chi phối.
Câu 7: Cho lai 2 cây bí tròn với nhau thu được đời con gồm 270 cây bí quả tròn : 180 cây bí quả bầu
dục : 30 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật:
A. Phân li độc lập. B. Liên kết hoàn toàn. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác bổ sung.
Câu 8: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây
hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào sau đây?
A. Tương tác át chế. B. Tương tác bổ sung. C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li độc lập.
Câu 9. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp
gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gen của cây hoa vàng thuần chủng là? 
A. AABB.  B. AAbb.  C. aaBb.  D. Aabb. 
Câu 10. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp
gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gen của cây hoa trắng là? 
A. AABB.  B. AAbb.  C. aaBB.  D. aabb 
Câu 11. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp
gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu kiểu gen sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ?
I. AABB. II. AAbb. III. AaBb. IV. AABb. 
V. aaBB. VI. Aabb. VII. AaBB. VIII. Aabb. 
A. 4.  B. 3.  C. 6.  D. 7. 
Câu 12: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép
lai AaBb × aaBb, đời con có tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 hoa vàng : 1 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 4 hoa vàng : 1 hoa trắng.
C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 1 hoa đỏ : 1 hoa vàng : 1 hoa trắng.
Câu 13. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp
gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ
kiểu hình của phép lai AaBb × AaBb là 
A. 9 : 3: 3: 1.  B. 9 : 6 :1.  C. 1 : 1 : 1 : 1.  D. 9 : 7. 
Câu 14. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp

Lưu hành nội bộ 23


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ
kiểu hình của phép lai AaBb × aabb là 
A. 9 : 3: 3: 1.  B. 9 : 6 :1.  C. 3 : 4 : 1.  D. 1 : 2 : 1. 
Câu 15. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ, các kiểu gen
khác quy định hoa trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện
tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của phép lai AaBb × AaBb là 
A. 9 : 3: 3: 1.  B. 9 : 6 :1. C. 1 : 1 : 1 : 1.  D. 9 : 7. 
Câu 16. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ, các kiểu gen
khác quy định hoa trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện
tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của phép lai AaBb × Aabb là 
A. 9 : 3: 3: 1.  B. 3 : 5.  C. 3 : 4 : 1.  D. 9 : 7. 
Câu 17: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Cho cây
dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 75%. B. 37,5%. C. 56,25%. D. 6,25%.
Câu 18: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Cho cây
dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, trong số các cây hoa màu đỏ ở F 1, tỉ lệ cây có kiểu hình thuần
chủng là:
A. 1/9. B. 1/2. C. 1/3. D. 1/16.
Câu 19: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu
gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Cho cây
dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F 1, tỉ lệ kiểu gen
là:
A. 1: 2: 2: 2. B. 2: 2: 2: 4. C. 1: 2: 1: 2. D. 1: 2: 2: 4.
Câu 20. Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tương tác của hai gen A và B theo sơ
đồ:  Gen Gen
A B
Enzim Enzim
A B
Chất trắng Chất trắng Chất đỏ
1 2
Gen a và b không có khả năng đó, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gen
AaBb tự thụ phấn được F1. Trong số các cây hoa trắng ở F1, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ 
A. 1/9.  B. 1/4.  C. 8/9.  D. 3/7.
Câu 21 : Tương tác gen không alen là hiện tượng
A. một gen chi phối nhiều tính trạng. B. Mỗi gen quy định 1 tính trạng.
C. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng. D. gen đa alen.
Câu 22 : Các gen thuộc các locut khác nhau cùng tham gia qui định 1 tính trạng ở sinh vật gọi là:
A. Liên kết gen B. Tính đa hiệu của gen
C. Tương tác gen giữa các gen không alen D. Di truyền ngoài nhân
Câu 23 : Thực chất của hiện tượng tương tác gen là
A. Các gen không alen tác động trực tiếp với nhau để tạo nên kiểu hình
B. Sản phẩm của các gen không alen tác động trực tiếp với nhau để tạo nên kiểu hình
Lưu hành nội bộ 24
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. Các gen cùng locut tác động trực tiếp với nhau để tạo nên kiểu hình
D. Sản phẩm của các gen cùng locut tác động trực tiếp với nhau để tạo nên kiểu hình
Câu 24 : Trường hợp mỗi gen cùng loại (trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau
vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác
A. bổ trợ. B. gen trội hoàn toàn C. cộng gộp. D. trội không hoàn toàn.
Câu 25 : Hiện tượng 2 hay nhiều gen không alen cùng tác động lên sự hình thành 1 tính trạng gọi là
A. Tương tác gen B. Tương tác bổ sung C. Tương tác cộng gộp D. Tương tác át chế
Câu 26 : Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế
A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng. B. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
C. nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng. D. một gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 27 : Màu da của người do ít nhất mấy gen quy định theo kiểu tác động cộng gộp
A. 2 gen B. 3 gen C. 4 gen D. 5 gen
Câu 28 : Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN. B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.
Câu 29 : Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích
A. hiện tượng biến dị tổ hợp. B. kết quả của hiện tượng đột biến .
C. một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau .
D. sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
Câu 30 : Các gen phân li độc lập. Xét phép lai P: AaBb x AaBb
(1) 1:1:1:1 (2) 9:3:3:1. (3) 9:7. (4) 15:1. (5) 9:6:1. (6) 1:4:6:4:1
30.1. Tỉ lệ kiểu hình phù hợp với quy luật PLĐL A.( 1) B. (2) C. (6) D. (5)
30.2. Tỉ lệ kiểu hình phù hợp với quy luật tương tác bổ sung
A.( 1),(2), (5) B. (2), (5), (6) C. (2), (3), (5) D. (4), (5), (6).
30.2. Tỉ lệ kiểu hình phù hợp với quy luật tương tác cộng gộp
A.(2), (5) B. (5), (6) C. (2), (4). D. (4), (6).
Câu 31 : Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là
A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội. B. tác động cộng gộp.
C. tác động át chế giữa các gen không alen. D. tác động đa hiệu.
Câu 32: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở một tính trạng. B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ tính trạng của cơ thể.
Câu 33. Trong thí nghiệm trên đậu Hà lan, Menden đã nhận thấy: thứ hoa tím thì có hạt màu nâu, trong
nách lá có đốm đen, thứ hoa trắng lại có hạt màu nhạt, trong nách lá lại không có đốm đen. Quy luật nào
đã chi phối sự di truyền của các tính trạng trên?
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp.
C. Phân li độc lập. D. Gen đa hiệu.

Bài 11: LIÊN KẾT GEN HOÁN VỊ GEN


Câu 1: Đối tượng được Moocgan nghiên cứu để tìm ra quy luật di truyền liên kết gen là:
A. Đậu Hà lan. B. Ruồi giấm. C. Chuột bạch. D. Thỏ.
Câu 2. Ai là người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền hoán vị gen? 
A. Moocgan.  B. Menden.  C. Đacuyn. D. Lamax. 
Câu 3: Ở một loài thực vật có 2n = 20. Số nhóm gen liên kết của loài là:
A. 5. B. 12. C. 20. D. 10.
Câu 4: Nếu tần số hoán vị giữa hai gen là 22% thì khoảng cách tương đối giữa hai gen này trên NST là:

Lưu hành nội bộ 25


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. 44 cM. B. 22 cM. C. 30 cM. D. 11 cM.
Câu 5: Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Làm các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
C. Sử dụng để lập bản đồ di truyền. D. Làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu 6: Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di truyền phân li độc lập với nhau. B. Là những gen cùng alen với nhau.
C. Luôn cùng quy định một tính trạng. D. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.
Câu 7: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. các gen cùng nằm trên một cặp NST. D. các gen p hân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
Câu 8: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về di truyền liên kết gen hoàn toàn?
I. Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
II. Liên kết gen giúp các tính trạng di truyền cùng nhau duy trì sự ổn định của loài.
III. Số lượng gen lớn hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến.
IV. Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm
tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về hiện tượng hoán vị gen?
I. Ở Ruồi Giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở con đực và tỉ lệ không vượt quá 50%.
II. Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị gen
III. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
IV. Càng gần tâm động thì tần số hoán vị gen càng lớn.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 10. Một cá thể có kiểu gen , giảm phân sẽ tạo ra giao tử mang gen hoán vị là: 

A. Bd, Bd.  B. BD, bd. C. BD, Bd. D. bD, bd. 


Câu 11: Một cơ thể giảm phân đã sinh ra giao tử ab với tỉ lệ 18%. Kiểu gen của cơ thể là:

A. B. C. D.

Câu 12: Một cơ thể giảm phân đã sinh ra giao tử AB với tỉ lệ 30%. Kiểu gen của cơ thể là:

A. B. C. D.

Câu 13: Một cơ thể dị hợp 2 cặp gen giảm phân đã sinh ra giao tử Ab với tỉ lệ 12%. Tần số hoán vị gen là
A. 12%. B. 24%. C. 36%. D. 48%.

Câu 14: Một cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử, trong đó có 40% giao tử được tạo ra do hoán

vị gen. Giao tử AB chiếm tỉ lệ:

A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 30%.

Câu 15: Một cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử, trong đó giao tử Ab chiếm tỉ lệ 45% trong

tổng số giao tử được tạo ra. Tần số hoán vị gen là:

Lưu hành nội bộ 26


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 30%.

Câu 16. Có 100 tế bào của cơ thể đực có kiểu gen giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 20 tế bào có

hoán vị gen. Tần số hoán vị gen là

A. 20%.  B. 10%.  C. 40%.  D. 30%. 


Câu 17: Một cơ thể khi giảm phân đã tạo giao tử aB = 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là:

A. , 2% B. , 48% C. , 2% D. , 48%

Câu 18: Một cơ thể khi giảm phân đã tạo giao tử Ab = 24%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là:

A. , 2% B. , 48% C. , 2% D. , 48%

Câu 19. Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại
giao tử, trong đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa
2 gen đang xét là:
A. và 40 cM. B. và 40 cM. C. và 20 cM. D. và 20 cM.

Câu 20: Một cá thể có kiểu gen , biết không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Cơ thể này

giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ là:

A. 4:4:1:1. B. 3:1. C. 1:1:1:1. D. 1:1.

Bài 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH


VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Câu 1 : Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là gen quy định :
A. tính trạng giới tính nằm trên các NST B. các tính trạng thường nằm trên các NST giới tính
C. các tính trạng thường nằm trên NST giới tính Y
D.các tính trạng thường nằm trên NST giới tính X
Câu 2 : Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi:
A. Morgan B. Menđen C. Coren và Bo D. Oatxơn và Cric
Câu 3 : Mô tả nào sau đây về NST giới tính là đúng?
A. Ở đa số động vật, NST giới tính gồm 1 cặp, khác nhau ở hai giới
B. NST giới tính chỉ gồm 1cặp NST đồng dạng, khác nhau ở hai giới
C. Toàn bộ động vật, con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang NST giới tính XY.
D. NST giới tính chỉ có trong tế bào sinh dục
Câu 4: Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Kiếu gennào sau đây viết
sai?
A. XAXa. B. XAY. C. XAYa. D. XaY.
Câu 5: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng?
A. Ở người: XX – nữ, XY – nam. B. ở gà: XX – trống, XY – mái.
C. Ở ruồi giấm: XX – đực, XY – cái. D. ở châu chấu: XX – cái, XO – đực.
Câu 6: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau và biểu hiện không đồng đều giữa 2 giới (ở loài
có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính. B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
C. Gen quy định tính trạng nằm ở NST thường. D. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.
Lưu hành nội bộ 27
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 7 : Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta thường tiến hành
A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai thuận nghịch. D. lai xa.
Câu 8 : Các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y quy định chỉ di truyền cho
A. giới đực. B. giới cái. C. giới dị giao tử. D. giới đồng giao tử.
Câu 9 : Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY và giới cái mang
cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX?
A. Trâu, cừu, mèo rừng. B. Gà, thỏ, sư tử.
C. Hổ, bướm, mèo rừng. D. Báo, ruồi giấm, bồ câu.
Câu 10 : Ở cơ thê nào sau đây, gen A năm trên vùng không tương đông của NST giới tính Y?
A. XYA B. XAY. C. XAXa D. Aa.
Câu 11 : Phép lai XA Y x XA Xa sẽ sinh ra đời con có bao nhiêu kiêu gen?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 12 : Phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch :
A. ♂ AA x ♀ aa và ♂ Aa x ♀ aa. B. ♂ AA x ♀ Aa và ♂ Aa x ♀ Aa.
C. đực AABB x cái aabb và đực AaBB x cái aabb.
D. đực AABB x cái aabb và cái AABB x đực aabb.
Câu 13 : Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên
(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận X m từ
A. ông nội. B. bố. C. mẹ. D. bà nội.
Câu 14 : Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a.
Cách viết nào sau đây đúng?
A. XẢY; XY B. XAY; XaY. C. XaY; XYA. D. XAYA; XaYa.
Câu 15 : Ở ruồi giấm, màu mắt do một cặp gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Cho ruồi giấm cái
mắt trắng giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ, thu được F 1 có 50% ruồi giấm cái mắt đỏ, 50% ruồi
giấm đực mắt trắng. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau, thu được F 2. Theo lý thuyết, ruồi đực mắt đỏ ở
đời F2 chiếm tỉ lệ
A. 37,5%. B. 0%. C. 25%. D. 50%.
Câu 16 : Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác
nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì
tính trạng này được quy định bởi gen
A. Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân)
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
C. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X
D. Trên nhiễm sắc thể thường
Câu 17: Ở người alen lặn m gây bệnh máu khó đông, alen trội M qui định không bị bệnh; cặp gen này
nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh

với xác suất là ?

A. XMXm x XmY B. XMXM x XMY C. XmXm x XMY D. XmXm x XmY


Câu 18. Một loài động vật, tiến hành lai thuận và lai nghịch cho kết quả như sau:
Lai thuận: ♂ Mắt đỏ× ♀ Mắt trắng → F1 có 100% cá thể mắt trắng.
Lai nghịch: ♂ Mắt trắng× ♀ Mắt đỏ → F1 có 100% cá thể mắt đỏ.
Nếu cho con đực F1 ở phép lai thuận giao phối với con cái F 1 ở phép lai nghịch, thu được F 2. Theo lí
thuyết, số cá thể mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ:
A.0% B.25%. C.50%. D. 100%
Câu 19. Khi lai 2 thứ hoa phấn lá đốm và lá xanh với nhau thì thu được kết quả như sau:
- Lai thuận: P ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1 100% lá xanh.
- Lai nghịch: P ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1 100% lá đốm.
Tính trạng này được di truyền theo quy luật

Lưu hành nội bộ 28


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. liên kết với giới tính. B. Liên kết với NST Y. C. phân li. D. di truyền ngoài nhân.
Câu 20: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa
trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo
lí thuyết, F2 có
A. 100% cây hoa đỏ. B. 100% cây hoa trắng.
C. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ. D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
Câu 21: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác
nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì
tính trạng này được quy định bởi gen
A. Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân)
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
C. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X
D. Trên nhiễm sắc thể thường
Câu 22: Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ-xanh lục do hai gen lặn (a,b) nằm trên nhiễm
sắc thể X , không có alen tương ứng trên Y quy định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ -xanh lục và không
bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ-xanh lục. Phát biểu
nào sau đây là đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên ?
A. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
B. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông.
C. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục
D. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông
Câu 23: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai.
B. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
C. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.
D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen.
Câu 24: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào
sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên ?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái họ họ đều bị bệnh
B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cà các con trai của họ đều bị bệnh
D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới
Câu 25: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là
A. không được phân phối đều cho các tế bào con.
B. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 26: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà
trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu
được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
B. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn.
C. Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.

Lưu hành nội bộ 29


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
D. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.

Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 1 : Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến) là :
A. Những biến đổi kiểu gen do tác động của môi trường
B. Những biến đổi kiểu hình do sự thay đổi của KG
C. Sự biên đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
D. Sự thay đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, xuất hiện ở thế hệ sau do tác dộng của môi trường
Câu 2 : Nguyên nhân tạo ra mềm dẻo kiểu hình:
A. Rối loạn trao đổi chất. B. Các tác nhân vật lí, hóa học.
C. Đột biến gen, đột biến NST. D. Do tác động trực tiếp của môi trường .
Câu 3 : Tính chất của thường biến là gì?
A. Định huớng , di truyền. B. Đột ngột, không di truyền
C. Đồng loạt, định hướng , không di truyền D. Đồng loạt, không di truyền
Câu 4 : Sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) có lợi vì giúp cho sinh vật
A. thích nghi được với sự biến đổi của môi trường B. đa dạng hơn về kiểu hình.
C. có kiểu gen mới. D. đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 5: Mức phản ứng là gì?
A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.
B. Là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong cùng 1 môi trường.
D. Là tập hợp các kiểu gen cùng quy định 1 kiểu hình
Câu 6 : Ở thực vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu hình giống nhau. B. có kiểu hình khác nhau.
C. có kiểu gen khác nhau. D. có kiểu gen giống nhau.
Câu 7 : Cho các đặc điểm sau:
(1) xảy ra đồng loạt, vô hướng. (2) có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
(3) không di truyền. (4) là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
(5) làm biến đổi kiểu gen và kiểu hình. (6) xảy ra trong đời cá thể.
Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nào là của thường biến?
A. 2, 3,5. B. 1,3.5 C. 1,3,5 D. 2,3,6
Câu 8 : Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
A. Bệnh máu khó đông ở người. B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.
C. Bệnh mù màu ở người. D. Tỉ lệ hồng cầu tăng lên khi sống ở vùng cao.
Câu 9 : Cây rau mác mọc ở cạn hay bờ sông có lá to, dạng mác. Cây rau mác mọc ở dưới nước có lá
thuôn, mềm. Hiện tượng này là
A. Sự mềm dẻo kiểu hình. B. Đột biến C. Biến dị di truyền D. Ngẫu nhiên
Câu 10 : Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp
A. tỉ lệ bơ trong sữa bò B. Sản lượng sữa bò
C. Khối lượng 1000 hạt lúa D.sản lượng trứng gà
Câu 11 : Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào:
A. Môi trường sống. B. Kiểu gen.
C. Tương tác của kiểu gen và môi trường. D. Tác nhân gây đột biến.
Câu 12 : Mức phản ứng của một tính trạng
A. do kiểu gen quy định. B. do môi trường quy định.
C. không chịu ảnh hưởng của kiểu gen. D. không chịu ảnh hưởng của môi trường .
Câu 13 : Bệnh phêninkêtô niệu ở người được quy định bởi
A. gen trội nằm trên NST thường. B. gen lặn nằm trên NST thường.
C. gen trội nằm trên NST giới tính. D. gen lặn nằm trên NST giới tính.
Lưu hành nội bộ 30
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 14 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
A. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
B. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
Câu 15 : Sau đây là một số đặc điểm của biến dị:
(1) Là những biến đổi ở kiểu gen.
(2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.
(3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.
(4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.
(5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi trong kiểu gen.
Những đặc điểm của thường biến gồm:
A. (1), (4). B. (3), (5). C. (2), (4). D. (1), (2).
Câu 16: Cho các bước sau
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
A. (1)  (2)  (3) B. (3)  (1)  (2) C. (1)  (3)  (2) D. (2)  (1)  (3).

Bài 16+ 17 : CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ


Câu 1 : Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm tạo nên
A. kiểu gen của các quần thể B. vốn gen của quần thể
C. kiểu hình của quần thể D. thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 2 : Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm
A. số giao tử mang alen đó trong quần thể.
B. các kiểu gen của mang alen đó trong quần thể
C. số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
D. các kiểu hình của alen đó trong quần thể
Câu 3 : Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể
A. ngẫu phối B. giao phối có chọn lựa. C. giao phối gần D. tự phối
Câu 4 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ biến đổi theo hướng
A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. đa dạng và phong phú về kiểu gen.
C. tăng tần số alen trội và giảm tần số alen lặn.
D. tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp
Câu 5 : Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì
không đổi qua các thế hệ.
B. Quần thể ngẫu phối duy trì được sự đa dạng di truyền.
C. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau giao phối với nhau một cách
ngẫu nhiên.
D. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
Câu 6 : Tần số tương đối của một kiểu gen được tính bằng tỉ lệ
A. giữa số alen được xét đến với vốn gen của QT.
B. phần trăm số giao tử mang alen đó trong QT
C. số cá thể mang kiểu gen đó với số cá thể trong QT.
D. phần trăm số TB mang alen đó trong QT.
Câu 7 : Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất
Lưu hành nội bộ 31
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A.đặc trưng và không ổn định B.đặc trưng và ổn định
C.không đặc trưng nhưng ổn định D.không đặc trưng và không ổn định
Câu 8 : Trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, p là tần số của alen A, q là tần số của alen a. Khi quần thể
đạt trạng thái cân bằng thì
A. pA=qa B. p2AA+2pqAa+q2aa=1
C. q2AA+2pqAa+p2aa=1 D. q2AA=2pq=p2aa=1
Câu 9 : Một trong những đặc điểm điển hình của quần thể ngẫu phối là luôn duy trì được
A. sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình. B. tần số các alen qua nhiều thế hệ.
C. TPKG của QT qua nhiều thế hệ. D. tỉ lệ kiểu hình qua nhiều thế hệ.
Câu 10 : Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,08AA + 0,44Aa + 0,48aa = 1. Tần số alen A của quần
thể này là
A. 0,3. B. 0,7. C. 0,4. D. 0,6.
Câu 11 : Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Tần số alen a của quần thể này
là bao nhiêu?
A. 0,3. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 12: Một quần thế đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3 và alen a là 0,7. Kiểu
gen dị họp chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 0,32. B. 0,42. C. 0,16 D. 0,48.
Câu 13 : Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen như sau: 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Tính
theo lí thuyết, tại thế hệ thứ nhất, tần số của alen A, alen a lần lượt bằng bao nhiêu?
A. A = 0,7; a = 0,3. B. A = 0,6; a = 0,4. C. A = 0,3; a = 0,7. D. A = 0,8; a = 0,2.
Câu 14 : Một quần thể có 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Sau 3 thế hệ tự phối có tỉ lệ đồng hợp là
A. 0,48. B. 0,97. C. 0,94. D. 0,52
Câu 15 : Nếu các cá thề tự thụ phấn thì quần thế nào sau đây có cấu trúc di truyền được duy trì ổn định
qua các thế hệ?
A. 0,8BB : 0,2bb. B. 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb. C. 100%Bb. D. 0,7BB : 0,3Bb.
Câu 16: Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa
quy định hoa trắng. Quần thể cân bằng di truyền về gen đang xét có tỉ lệ kiểu hình là
A. 75% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng.
B. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng.
C. 25% cây hoa đỏ : 50% cây cây hoa trắng : 25% cây hoa hồng.
D. 16% cây hoa đỏ : 48% cây hoa hồng : 36% cây hoa trắng.
Câu 17: Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ có tỉ lệ dị hợp tử chiếm 5%. Tỉ lệ đồng hợp tử ở
thế hệ ban đầu theo lý thuyết là
A. 95%. B. 5%. C. 60%. D. 40%.
Câu 18: Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 50% cá thể mang kiểu gen Bb. Theo lí
thuyết, ở F2, tỷ lệ kiểu gen Bb là
A. 50%. B.12,5%. C. 25%.D. 37,5%.
Câu 19: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa.
C. 0,25AA : 0,5aa : 0,25Aa. D. 0,49AA : 0,09aa : 0,42Aa.
Câu 20: Một quần thể người có tính trạng nhóm máu đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số các
loại alen quy định nhóm máu là: IA, IB, I0 lần lượt là: 0,4; 0,3; 0,3. Theo lí thuyết, tỉ lệ người có kiểu gen
đồng hợp về tính trạng nhóm máu là
A. 0,64.B. 0,26. C. 0,16. D. 0,34.
Câu 21. Xét gen A có 2 alen là A và a. Một quần thể đang cân bằng di truyền và tần số A = 0,6 thì kiểu
gen Aa chiếm tỉ lệ
A. 0,48. B. 0,36. C.0,16. D. 0,25.
Câu 22. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,5AA : 0,5aa. B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

Lưu hành nội bộ 32


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. 100% Aa. D. 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa.
Câu 23. Một quần thể bò có 200 con mang kiểu gen BB, 200 con mang kiểu gen Bb, 200 con mang
kiểu gen bb. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A. B = 0,5 ; b = 0,5. B. B = 0,4 ; b = 0,6. C.B = 0,8 ; b = 0,2. D. B = 0,2 ; b = 0,8.
Câu 24: Ở ruồi giấm gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng. Cho các
cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là
như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là
A. 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng. B. 62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.
C. 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng. D. 56,25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng.
Câu 25: Một quần thể giao phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1.
Theo lí thuyết, kết quả đúng khi cho quần thể này giao phấn qua các thế hệ là
A. kiểu gen đồng hợp tử giảm dần. B. tần số kiểu gen không đổi.
C. tỉ lệ kiểu hình không đổi. D. tần số alen A và a không đổi.
Câu 26: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy đinh hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ
chiểm tỉ lệ 64%. Theo lí thuyết, các cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số cây hoa đỏ ở quần
thể này chiếm tỉ lệ:
A. 36% B. 48% C. 25% D. 16%
Câu 27: Nếu các cá thể tự thụ phấn thì quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền được duy trì ổn định
qua các thế hệ?
A. 100%BB. B. 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb. C. 100%Bb. D. 0,5BB : 0,5Bb.

CHUONG IV : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC .


Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN
BIẾN DỊ TỔ HỢP
Câu 1 : Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là
A. tạo dòng thuần. B. tạo nguồn biến dị di truyền.
C. chọn lọc bố mẹ. D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới.
Câu 2 : Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm
mục đích:
A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ.
C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.
Câu 3 : Ưu thế lai F1 chỉ sử dụng vào mục đích kinh tế, không sử dụng làm giống vì
A. ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ. B. tần số các alen thay đổi qua các thế hệ.
C. F1 có ưu thế lai cao. D. con lai F 1 không sinh sản được.
Câu 4 : Phương pháp tạo ưu thế lai được tiến hành qua các bước: Tạo dòng TC"lai giữa các dòng TC có
kiểu gen
A. khác nhau" sử dụng F1 làm giống mới. B. giống nhau" sử dụng F1 làm giống mới.
C. khác nhau" sử dụng F1 vào mục đích kinh tế. D. giống nhau" sử dụng F1 vào mục đích kinh tế.
Câu 5 : Phương pháp nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất ?
A. Lai khác nòi. B. Lai khác dòng. C. Lai khác loài. D. Lai khác thứ.
Câu 6 : Trong chọn giống để tạo ra ưu thế lai khâu quan trọng nhất là:
A. Tạo được các dòng thuần chủng. B. Thực hiện được lai khác dòng.
C. Chọn giống bố mẹ có năng suất cao. D. Thực hiện lai khác dòng, khác thứ.
Câu 7 : Cách giải thích nào sau đây về nguyên nhân làm cho con lai F 1 có sức sống, sinh trưởng, phát
triển... mạnh nhất?
A. F1 có nhiều gen trội có lợi ở trạng thái đồng hợp. B. F1 có nhiều gen trội có lợi.

Lưu hành nội bộ 33


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. F1 không có các gen lặn gây hại. D. F1 có nhiều gen trội có lợi ở trạng thái dị hợp.
Câu 8 : Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì
A. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng. B. tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm.
C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh. D. tần số đột biến tăng.
Câu 9 : Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở giống cây trồng?
A. Cho tự thụ phấn bắt buộc. B. Giâm cành.
C. Nhân giống vô tính. D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc.
Câu 10 : Kết quả nào sau đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. tạo ra dòng thuần. B. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. hiện tượng thoái hoá. D. tạo ưu thế lai.
Câu 11 : Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. tăng tỉ lệ dị hợp. B. tăng biến dị tổ hợp.
C. giảm tỉ lệ đồng hợp. D. tạo dòng thuần.
Câu 12: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. chiếu xạ bằng tia X.
C. lai hữu tính. D. gây đột biến bằng cônsixin.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây thường được áp dụng để tạo ưu thế lai?
A. Nuôi cấy hạt phấn rồi gây lưỡng bội hóa. B. Dung hợp tế bào trần.
C. Lai khác dòng. D. Gây đột biến.
Câu 14. Phép lai nào sau đây không tạo ra ưu thế lai?
A. AABB × aabb. B. AAbb × aaBB. C. aaBB × aaBB. D. AABB × aaBB.
Câu 15: Theo lí thuyết, đời F1 của phép lai nào sau đây thường có ưu thế lai cao cao
nhất?
A. AABB × DDEE. B. AABB × aaBB. C. AAbb × aaBB. D. AABB × AAbb
Câu 16. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ưu thế lai biểu hiệ cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao.
C. Ưu thế lai thể hiện ở sinh sản nhiều, chống chịu tốt, kháng bệnh tốt, năng suất cao.
D. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi tiến hành lai khác dòng
Câu 17. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
A. Lai khác dòng đơn. B. Lai khác dòng kép. C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch.
Câu 18. Giả thuyết siêu trội giải thích nguyên nhân của hiện tượng nào sau đây?
A. Thoái hóa giống. B. Bất thụ. C. Ưu thế lai. D. Hội chứng bệnh.
Câu 19. Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen
A. AaBb. B. AABB. C. AAAA. D. aaaa.
Câu 20. Ưu thế lai cao nhất ở :
A. F1. B. F2. C. F3. D. F4.
Câu 21. Loại biến dị xuất hiện khi dùng ưu thế lai trong lai giống là
A đột biến gen. B. biến dị tổ hợp. C. thường biến. D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 22. Để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp người ta thường sử dụng
A. các phương pháp gây đột biến. B. Các phương pháp lai.
C. các phương pháp chọn lọc. D. Phương pháp tạo dòng thuần.
Câu 23: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển
vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 24: Đâu là nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới:
A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến.
C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền.
Câu 25: Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp:
Lưu hành nội bộ 34
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. tự thụ phấn. B. lai khác dòng đơn C. giao phối cận huyết. D. lai khác dòng kép

Bài 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
& CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1 : Phương pháp chọn giống nào sau đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật?
A. Lai khác thứ. B. Lai khác dòng.
C. Lai giữa loài thuần chủng và loài hoang dại.
D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật li, hóa học.
Câu 2 : Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng SV nào ?
A. Vi sinh vật. B. Nấm. C. Thực vật. D. Động vật.
Câu 3 : Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở
A. động vật bậc cao. B. vi sinh vật. C. nấm. D. thực vật.
Câu 4 : Dùng tác nhân nào sau đây để gây ĐB đa bội ?
A. Cônsixin. B. Tia phóng xạ. C. Tia tử ngoại. D. Sốc nhiệt.
Câu 5 : Chất côsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển
B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không phân ly
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ D. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào
Câu 6 : Dùng hóa chất cônsixin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây để tạo ra giống tam bội đem lại
hiệu quả k/tế cao ? A. Lúa. B. Đậu tương C. Dâu tằm. D. Ngô.
Câu 7 : Dạng ĐB nào sau đây rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất
cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt ?
A. ĐB gen. B. ĐB lệch bội. C. ĐB đa bội. D. ĐB chuyển đoạn gen.
Câu 8 : Phương pháp nào sau đây thuộc phương pháp tạo giồng bằng công nghệ tế bào?
A. Phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao. B. PP tạo giống thuần từ nguồn biến dị tổ hợp.
C.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
Câu 9 : Quá trình nuôi cấy hạt phấn: nuôi hạt phấn thành dòng tế bào đơn bội rồi
A. cho mọc thành cây lưỡng bội.
B. gây đột biến gen " chọn lọc những thể ĐB mang gen có lợi " cho mọc thành cây lưỡng bội.
C. chọn lọc các thể đột biến có lợi" cho mọc thành cây lưỡng bội.
D. gây đột biến lưỡng bội"cho mọc thành cây 2n
Câu 10 : Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào
A. sinh dục khác loài. B. sinh dưỡng khác loài.
C. sinh dưỡng và sinh dục khác loài. D. xôma và sinh dục khác loài.
Câu 11 : Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong môi trường dinh dưỡng, chúng có
thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của 2 loài bố mẹ. Từ đây phát triển thành cây lai thể
A. sinh dưỡng. B. đa bội. C. song nhị bội. D. tứ bội.
Câu 12 : Cừu Đôly được tạo ra qua quy trình nhân bản vô tính chủ yếu giống với cừu
A. cho tế bào tuyến vú. B. cho tế bào trứng.
C. mẹ mang thai. D. cừu mang thai và cừu cho nhân.
Câu 13 : Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng
để nhân nhanh chóng nhiều giống động vật quý hiếm được gọi là phương pháp
A. nuôi cấy hợp tử. B. cấy truyền phôi. C. kĩ thuật chuyển phôi. D. nhân giống đột biến.
Câu 14 : Tạo giống bằng phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra
A. nhiều con vật có tổ hợp gen mới. B.quần thể mới có ưu thế lai cao.
C. nhiều con vật cùng kiểu gen với cơ thể gốc. D.giống đồng hợp về tất các gen
Câu 15 : Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn đã tạo ra
A. nhiều cá thể có tổ hợp gen mới. B.quần thể mới có ưu thế lai cao.
Lưu hành nội bộ 35
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. nhiều cá thể cùng kiểu gen với cơ thể gốc. D.giống đồng hợp về tất các gen
Câu 16 : Các cây lưỡng bội được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy tế bào đơn bội đều có kiểu gen
A. dị hợp tử. B. đồng hợp tử gen trội. C. đồng hợp tử gen lặn. D. lưỡng bội thuần chủng
Câu 17 : Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy mô đã tạo ra
A. nhiều cá thể có tổ hợp gen mới. B.quần thể mới có ưu thế lai cao.
C. nhiều cá thể cùng kiểu gen với cơ thể gốc. D.giống đồng hợp về tất các gen
Câu 18 : Từ 1 tế bào hay 1 nhóm tế bào sinh dưỡng của thực vật, người ta có thể sử dụng các hoocmôn
thích hợp và nuôi cấy trong những môi trường đặc biệt để tạo ra những cây trồng hoàn chỉnh. Đây là
phương pháp
A. tạo giống mới bằng gây biến dị. B. tạo giống mới bằng công nghệ gen.
C. tạo giống mới bằng công nghệ tế bào. D. cấy truyền phôi.
Câu 19 : Để tạo giống cây mang đặc điểm của nhiều loài người ta sử dụng phương pháp        
A. lai tế bào xôma.                  B. gây đột biến.
C. nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá.    D. nhân bản vô tính hoặc cấy truyền phôi.
Câu 20: Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội 1n thành 2n rồi cho
mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng
A. tam bội thuần chủng. B. lưỡng bội thuần chủng. C. tứ bội thuần chủng. D. đơn bội.
Câu 21 : Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn
bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa
bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
A. 32. B. 5. C. 8 D. 16.
Câu 22: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các
gen?
A. Gây đột biến gen. B. Lai tế bào sinh dưỡng.
C. Nhân bản vô tính. D. Nuôi cấy hạt phấn và lưỡng bội hóa.
Câu 23: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó
xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn
chỉnh. Các cây này có kiểu gen là:
A. AAAb, Aaab. B. Aabb, abbb. C. Abbb, aaab. D. AAbb, aabb.
Câu 24: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (1), (2). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (1), (3).
Câu 25: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào ?
A. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
B. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt
D. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
Câu 26: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 27: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân

Lưu hành nội bộ 36


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân
D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ
Câu 28: Từ một loài hoa quí hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra
nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây ban đầu?
A. Nuôi cấy hạt phấn B. Nuôi cấy mô C. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh D. Lai hữu tính.
Câu 29 : Từ cây có kiểu gen aaBbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo
ra dòng cây đơn bội có kiểu gen nào sau đây?
A. aBD. B. aBd. C. Abd. D. ABD.
Câu 30. Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính.
Câu 31: Lai tế bào xoma của 1 loài có kiểu gen Dd với tế bào xoma của loài 2 có kiểu gen Ee, có thể thu
được tế bào lai có kiểu gen
A. ddEE B. DDee C. ddEeD. DdEe
Câu 32. Từ cây có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra
tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 33. Từ cây có kiểu gen AABBDd, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo
ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau?
A. 1. B. 2. C.4. D.3.
Câu 34: Thành tựu nào sau đây là của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội. B. Tạo giống cừu sản xuất protein người.
C. Tạo cừu Đôli. D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.
Câu 35: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 36. Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen , sau đó nuôi cấy và gây lưỡng bội hóa. Theo lí

thuyết, sẽ thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?


A. 6. B. 8. C. 16. D. 4.
Câu 37. Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội. B. Tạo giống cừu sản xuất protein người.
C. Tạo cừu Đônly. D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.
Câu 38. Dòng tế bào sinh dưỡng của loài A có kiểu gen AABBDD, dòng tế bào sinh dưỡng của loài B có
kiểu gen: EEHHNN. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này (Sự lai chỉ diễn ra giữa một tế bào
của dòng A với một tế bào của dòng B). Tế bào lai sẽ có kiểu gen:
A. ABDEHN. B. AEBHDN. C. AABBDDEEHHNN. D. ABDEEHHNN.
Câu 39. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thể song nhị bội?
A. Gây đột biến gen. B. Công nghệ gen. C. Cấy truyền phôi. D. Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 40. Từ phôi bò có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành cấy truyền phôi thì các bò con có kiểu gen là?
A. AABBDDEE. B. aabbddee. C. AABBddee. D. AaBbDdEe.
Câu 41: Ở phương pháp nhân bản vô tính, cừu cho nhân có kiểu gen AAbb; cừu cho trứng có kiểu gen
aaBB; cừu mang thai có kiểu gen AaBb thì cừu sinh ra có kiểu gen là
A. AAbb B. AaBb. C. aaBB. D. AAaaBBbb.

Bài 20 : TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN


Câu 1 : ADN tái tổ hợp được tạo ra từ
A. ADN của TB cho và ADN của TB nhận. B. ADN của thể truyền và ADN của TB nhận.
C. ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền. D. ADN của thể truyền và ADN của plasmit.
Lưu hành nội bộ 37
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 2 : Thể truyền được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là
A. plasmit hoặc thể thực khuẩn. B. plasmit hoặc vi khuẩn.
C. plasmit hoặc ADN của tế bào cho. D. ADN của tế bào nhận hoặc thể ăn khuẩn.
Câu 3 : Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là
A. tế bào động vật. B. vi khuẩn E.coli. C. tế bào thực vật. D. tế bào người.
Câu 4: Khâu đầu tiên trong kĩ thuật cấy gen là
A. nối đoạn gen cần ghép vào plasmit, tạo nên ADN tái tổ hợp.
B. tách ADN nhiễm sắc thể ra khỏi tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
C. cắt ADN của tế bào cho và ADN của plasmit ở những điểm xác định.
D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
Câu 5: Vectơ sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là 1 phân tử ADN có khả năng …với hệ gen của TB và
có thể gắn vào hệ gen của TB, sử dụng để … từ TB này sang TB khác. Trong các dấu … lần lượt là
A. nhân đôi cùng lúc - đưa 1 gen. B. nhân đôi độc lập- gây đột biến.
C. nhân đôi độc lập- đưa 1 gen. D. nhân đôi cùng lúc - gây đột biến.
Câu 6 : Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường
A. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.
B. chuyển một đoạn ADN từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma.
C. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.
D. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.
Câu 7: Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(4) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A.(1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3).
Câu 8 : Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Làm biến đổi 1 gen sẵn có trong hệ gen
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen
C. Đưa 1 mới vào hệ gen. D. Nhân bản vô tính ở ĐV.
Câu 9: Một trong những phương pháp được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của cơ thể sinh vật là
A. cấy truyền phôi. B. nhân bản vô tính.
C. đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. D. lai tế bào xôma.
Câu 10 : Các dấu chuẩn trên các thể truyền có tác dụng
A. dễ tạo ra ADN tái tổ hợp. B. dễ nhận ra ADN tái tổ hợp.
C. giúp ADN tái tổ hợp dễ xâm nhập tế bào cho.
D. giúp ADN tái tổ hợp dễ nhân lên trong tế bào cho.
Câu 11 : Đễ dễ dàng đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận người ta thường làm dãn màng sinh chất của TB
nhận bằng A. xung điện. B. CaCl2. C. NaCl. D. xung điện hoặc CaCl2.
Câu 12 : Các loại enzim dùng để cắt và nối ADN trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp là
A. restrictaza và ADN polymeraza. B. ligaza và ADN polymeraza.
C. restrictaza và ARN polymeraza. D. restrictaza và ligaza.
Câu 13 : Enzim ligaza dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì ?
A. Nối và chuyển ADN lai vào tế bào nhận.
B. Cắt và nối ADN của plasmít ở những điểm xác định.
C. Mở vòng plasmít & nối ADN tại những điểm xác định.
D. Nối đoạn gen của tế bào cho vào plasmít tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 14 : Quá trình tạo ra SV biến đổi gen gọi là
A. công nghệ gen. B. kĩ thuật chuyển gen. C. công nghệ TB. D. kĩ thuật nhân gen.
Câu 15 : Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải là của kĩ thuật chuyển gen?

Lưu hành nội bộ 38


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. Chuyển gen giữa các loài khác nhau. B. Tạo ưu thế lai.
C. Sản xuất insulin. D. Sản xuất trên quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học.
Câu 16: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta đã
sử dụng thể truyền là
A. tế bào thực vật. B. plasmit. C. tế bào động vật. D. nấm.
Câu 18 : Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n. B. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm
C. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
D. Cây đậu tương có gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia.
Câu 19 : Thành quả không phải của công nghệ gen là
A. tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi, cây trồng.
B. cấy được gen của động vật vào thực vật. C. cấy được gen của người vào vi sinh vật.
D. tạo được chủng penicillium có hoạt tính phênixilin gấp 200 lần chủng ban đầu.
Câu 20 : Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của
A. dùng kĩ thuật vi tiêm. B. kĩ thuật cấy gen nhờ vectơ là plasmit.
C. lai tế bào xôma. D. gây đột biến nhân tạo.
Câu 21: Giống lúa “gạo vàng”có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt
được tạo ra nhờ
A. phương pháp lai giống. B. công nghệ tế bào. C. gây ĐB nhân tạo. D. công nghệ gen.
Câu 22: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng
B. Vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai
C. Để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
D. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
Câu 23: Kỹ thuật cấy gen hiện nay thường không sử dụng để tạo
A. hoocmôn sinh trưởng. B. hoocmôn insulin. C. chất kháng sinh. D. thể đa bội.
Câu 24: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
(5) cừu Đôly
(6) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(7) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt.
(8) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tử về tất cả các cặp gen.
24.1 Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
24.2.Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng công nghệ gen?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4
24.3. Các thành tựu được tạo ra bằng công nghệ tế bào là
A. (2) và (4). B. (5) và (6). C. (3) và (4). D. (5) và (8).
Câu 25: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
A. là phân tử ADN mạch thẳng
B. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật
C. là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng
D. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn
Câu 26. Phương pháp nào sau đây là thuộc công nghệ gen?
A. Nuôi hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa. B. Lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
C. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao. D. Tạo chủng vi khuẩn sản xuất insulin

Lưu hành nội bộ 39


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 27. Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp?
A. Ligaza và ADNpolimeraza. B. Ligaza và restrictaza.
C. ADNpolimeraza và restrictaza. D. Ligaza và ARNpolimeraza.
Câu 28. Tế bào trần là tế bào?
A. bị mất nhân. B. bị mất tế bào chất.
C. bị mất thành xenlulôzơ. D. bị mất màng tế bào.
Câu 29. Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng loại thể truyền nào sau đây để chuyển gen vào
tế bào nấm men?
A. Nhiễm sắc thể nhân tạo. B. Plasmit hoặc ARN.
C. Plasmit hoặc virut. D. Plasmit hoặc enzim cắt giới hạn.
Câu 30. Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi
tạo ra ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào cấu trúc nào sau đây?
A. Tế bào nhận. B. Gen cần chuyển. C. Enzim restritaza. D. Thể truyền.
Câu 31: Giống nào sau đây được tạo ra bằng công nghệ gen?
A. Dâu tằm tam bội. B. Cừu Đônli. C. Lúa gạo vàng. D. Vịt siêu trứng.
Câu 32. Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với
ADN thể truyền?
A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 33: Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?
A. Chuột nhắt mang gen chuột cống. B. Dâu tằm tam bội.
C. Cừu Đôli. D. Lợn có ưu thế lai cao.
Câu 34: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để mở ADN vòng của
plasmit chuyển với ADN thể truyền?
A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. ARN pôlimeraza.

Bài 21: DI TRUYỀN Y HỌC


Câu 1 : Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế
A. gây đột biến ở mức độ phân tử B. gây bệnh ở mức độ phân tử
C. gây đột biến ở mức độ tế bào D. gây bệnh ở mức độ tế bào
Câu 2 : Bệnh nào sau đây không phải là bệnh di truyền phân tử của người ?
A. Các bệnh về hemoglobin. B. Bệnh máu khó đông.
C.Các bệnh protein huyết thanh. D. Bệnh ung thư máu.
Câu 3 : Ở người, trong tế bào sinh dưỡng nếu ở cặp NST 21 có 3 chiếc, người này bị:
A. hội chứng 3X B. hội chứng Tơcnơ C. hội chứng Claiphentơ D. hội chứng Đao
Câu 4 : Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con:
A. alen B. kiểu hình C. kiểu gen D. tính trạng
Câu 5 : Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được 1 người con gái có dạng XO và
biểu hiện bệnh mù màu. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây nếu giả thuyết rằng
không xảy ra đột biến gen?
A. Có rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ. B. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ.
C. Có rối loạn phân bào giảm phân ở bố. D. Chưa đủ điều kiện để xác định.
Câu 6 : Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được 1 người con trai có dạng XXY
và biểu hiện bệnh máu khó đông. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây nếu giả thuyết
rằng không xảy ra đột biến gen?
A. Có rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ. B. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ.
C. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở bố. D. Chưa đủ điều kiện để xác định.
Câu 7 : Nguyên nhân của bệnh tật di truyền là A. đột biến gen B. đột biến NST
C. bất thường trong bộ máy di truyền D. do bố mẹ truyền cho con
Câu 8 : Theo quan điểm của di truyền học nguyên nhân của bệnh ung thư là
Lưu hành nội bộ 40
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. đột biến gen B. đột biến NST
C. biến đổi cấu trúc của ADN D. đột biến gen và đột biến NST
Câu 9: Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng
A. nguyên phân tăng số tế bào trong khối u. B. bị đột biến tạo ra các alen khác nhau.
C. tách khỏi mô ban đầu tạo nhiều khối u khác. D. kháng lại các loại thuốc kháng sinh.
Câu 10 : Liệu pháp gen là gì?
A. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay kiểu gen
B. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay gen.
C Chữa trị bệnh di truyền bằng cách phục hồi gen.
D Chữa trị bệnh di truyền bằng cách đưa bổ sung gen lành hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành.
Câu 11 : Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá
A. chất lượng bộ não. B. sự DT trí năng. C. sự DT của tính trạng số lượng ở người.
D. khả năng di truyền số lượng gen cấu trúc hay gen điều hòa sự thông minh.
Câu 12 : Người ta thường nói bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là bệnh chủ yếu gặp ở nam giới vì bệnh
do đột biến gen A. lặn nằm trên NST Y. B. trội nằm trên NST Y.
C. lặn nằm trên NST X. D. trội nằm trên NST X.
Câu 13 : Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?
A. Tư vấn di truyền y học. B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
C. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
D. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
Câu 14 : Ở người, bệnh nào sau đây là thể lệch bội ?
A. Ung thư máu. B. Hồng cầu hình liềm. C. Máu khó đông. D. Hội chức Đao, Tocnơ.
Câu 15 : Bệnh hội chứng Đao có bộ NST là A. 2n -1. B. 2n + 1. C. 3n. D. 2n + 3.
Câu 16 : Bệnh nào sau đây là do đột biến lệch bội NST thường gây nên ?
A. Bệnh Đao B. Bệnh claiphentơ C. Bệnh ung thư máu D. Bệnh Tơcnơ .
Câu 17 : Vì sao virut HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể?
A. Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu.
B. Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu. C. Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu.
D. Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu T4, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.
Câu 18 : Trong các phương pháp sau, phương pháp nào dùng để nghiên cứu di truyền ở người?
A. gây đột biến nhân tạo. B. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. quan sát giao tử. D. tính tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
Câu 19 : Xét các bệnh tật di truyền do đột biến ở người như sau:
(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Hội chứng Đao.
(3) Ung thư máu. (4) Bệnh máu khó đông. (5) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
Các bệnh tật di truyền phân tử gồm:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (4), (5).
Câu 20 : Xét các bệnh tật di truyền do đột biến ở người như sau:
(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Hội chứng Đao.
(3) Ung thư máu. (4) Bệnh máu khó đông. (5) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
Các bệnh tật di truyền không liên quan đến NST giới tính gồm:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (4), (5).
Câu 21 : Xét các bệnh tật di truyền do đột biến ở người như sau:
(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Hội chứng Đao.
(3) Ung thư máu. (4) Bệnh máu khó đông. (5) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
Các bệnh tật di truyền do đột biến NST gây ra gồm:
A. (1), (4). B. (2), (3). C. (2), (5). D. (4), (5).
Câu 22 : Xét các bệnh tật di truyền do đột biến ở người như sau:
(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Hội chứng Đao.

Lưu hành nội bộ 41


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
(3) Ung thư máu. (4) Bệnh máu khó đông. (5) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
Các bệnh tật di truyền chỉ xuất hiện ở nam là A. (1). B. (2), (3). C. (5). D. (4), (5).

Lưu hành nội bộ 42


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
BÀI TẬP ADN, ARN VÀ PROTEIN
Câu 1: Một phân tử ADN dài 510 µm sẽ chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?
A. 15.102. B. 15.105. C. 3.103. D. 3.106
Câu 2: Một gen có số cặp A-T chiếm 30% tổng số các cặp nuclêôtit. Số nuclêôtit loại G trong tổng số
nuclêôtit của gen chiếm
A. 15%. B. 20%. C. 35%. D. 70%.
Câu 3: Một phân tử ADN có 24.10 cặp A-T và 36. 105 cặp G-X. Số liên kết hyđrô của phân tử ADN này
5


A. 156.105. B. 144.105. C. 156.104. D. 144.104.
Câu 4: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện phiên mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung
cấp số nuclêôtit tự do là
A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500.
Câu 5: Một gen có số nuclêôtit loại T = 120 nuclêôtit và X = 180 nuclêôtit. Khi gen này nhân đôi một lần
đã cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit tự do mỗi loại?
A. A = T = 120 và G=X= 180. B. A=T= 240 và G=X= 360.
C. A = T = 360 và G=X= 540. D. A=T= 480 và G=X= 720.
Câu 6: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của
gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của
mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.
C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.
Câu 7: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120,
X = 80, T = 30. Sau 2 lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao
nhiêu?
A. A = T = 180, G = X = 11. B. A = T = 270, G = X = 600
C. A = T = 90, G = X = 200. D. A = T = 200, G = X = 90.
Câu 8: Gen B ở vi khuẩn gồm 1400 nucleotit, trong đó có 400 adenin. Theo lý thuyết,gen B có
400 nucleotit loai
A. guanin B. uraxin C. xitoxin D. timin
Câu 9. THPTQG 2018. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T) / (G + X) = 1/4. Theo lý
thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là
A. 25%. B. 10%. C. 20%. D. 40%.
Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch một có %A - %X= 10% và %T -%X-= 30%;
trên mạch 2 có %X - %G= 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số nucleotit trên mạch 1, số nucleotit
loại T chiếm tỉ lệ
A. 30% B. 40% C. 20% D. 10%
Câu 11: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi
khuẩn E.Coli này sang môi trường chỉ có N 14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.Coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo
ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân có chứa N14?
A. 30 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 12: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi
khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo
ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 32. B. 30. C. 16. D. 8.
Câu 13: Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N 15. Đưa tế bào này
vào môi trường chỉ có N14, qua quá trình phân bào đã tạo ra 16 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân
của các E.Coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên
Lưu hành nội bộ 43
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 14: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN
thông tin (mARN) là
A. 15. B. 5. C. 10. D. 25.
Câu 15: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện phiên mã 3 lần, môi trường nội bào đã
cung cấp số ribônuclêôtit tự do là
A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500.
Câu 16: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5'XGA3' mã hoá axit amin
Acginin; 5'UXG3' và 5'AGX3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5'GXU3' mã hoá axit amin Alanin. Biết
trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ
là 5'GXTTXGXGATXG 3' . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết trình tự các axit amin
tương ứng với quá trình dịch mã là
A. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin. B. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin.
C. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin. D. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin.
Câu 17: Biết các axit amin được mã hoá bởi các bộ ba mã hoá sau: Valin: GUU; Trip: UGG; Lys:
AAG; Pro: XXA; Met: AUG. Xác định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit được dịch mã từ
phân tử mARN có trình tự nuclêôtitnhư sau: 5 ’ AUGAAGGUUUGGXXA 3’
A. Met – Lys – Trip – Pro – Val B. Met – Lys – Val – Trip – Pro
C. Met – Lys – Trip – Val – Pro D. Met – Trip – Pro – Val – Lys

BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN


Câu 1: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit
loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại
nuclêôtit của alen a là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 800; G = X = 399.
C. A = T = 801; G = X = 400. D. A = T = 799; G = X = 400.
Câu 2: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtít. B. thêm 1 cặp nuclêôtít.
C. thêm 2 cặp nuclêôtít. D. mất 2 cặp nuclêôtít.
Câu 3: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết
hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 601, G = X = 1199. B. A = T = 600, G = X = 1200.
C. T = A = 599, G = X = 1201. D. T = A = 598, G = X = 1202.
Câu 4: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại
ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị
mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745.
Câu 5: Một gen có 225 ađênin và 525 guanin nhân đôi 3 lần đã tạo ra số gen con chứa tất cả 1800 ađênin và
4201 guanin. Dạng đột biến đã xảy ra trong quá trình nhân đôi nói trên của gen là
A. thay A – T bằng G – X. B. thay G – X bằng A – T.
C. thêm 1 cặp G – X. D. thêm 1 cặp A – T.
Câu 6: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp
nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới
được hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 599; G = X = 900 B. A = T = 600 ; G = X = 900
C. A = T = 600; G = X = 899 D. A = T = 900; G = X = 599

Lưu hành nội bộ 44


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 7: Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A - T. Số lượng
từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là:
A. A =T = 5265 và G = X = 6000 B. A =T = 5265 và G = X = 6015
C. A =T = 5250 và G = X = 6000 D. A =T = 5250 và G = X = 6015

Câu 8: mARN có trình tự: 5’ AXX GGX UGX GAA XAU 3’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit
amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến đoạn polipeptit này chỉ còn 2 axit amin?
A. thay thế X ở bộ ba thứ 3 bằng A B. thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ 4 bằng U
C. thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ 2 bằng A D. thay thế A ở bộ ba nuclêôtit thứ 5 bằng G
Câu 9: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU
= valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự
các axit amin trong 1 đoạn prôtêin như sau: Mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin – . Nếu xảy ra đột
biến mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 (tính từ bộ ba mở đầu) trong gen mã hóa đoạn prôtêin nói trên thì đoạn
prôtêin tương ứng do gen đột biến mã hóa có trình tự axit amin là
A. mêtiônin - alanin – lizin – lơxin –. B. mêtiônin-alanin-valin-lơxin-.
C. mêtiônin-lizin-valin-lơxin - . D.mêtiônin-alanin-valin-lizin- .
Câu 10. Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Côđon 5’GAU3’; 5’GAX3’ 5’UAU3’; 5’UAX3’ 5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’
Axit amin Aspactic Tirôzin Xêrin Histiđin
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA
ATG TXA…ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như
sau:
.Alen M1: 3’TAX XTA GTA GTG TXA…ATX5’.
Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA…ATX5’.
Alen M3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA…ATX5’.
Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG…ATX5’.
Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin
bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

BÀI TẬP ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST


Bài 1: Xét 2 cặp NST tương đồng có trình tự các gen như sau: Cặp thứ 1: ABCDEFGHI và abcdefghi.
Cặp thứ 2: MNOPQRST và mnopqrst. Xác định dạng đột biến cấu trúc NST và cho biết NST nào có sự
thay đổi so với NST ban đầu về: hình dạng, về kích thước và về nhóm gen liên kết.
NST có đột biến Dạng đột biến Hình dạng Kích thước Nhóm gen kiên kết
1 ABCFDEGHI
2 ABDEFGHI
3 AbcdDEFGHI
4 ABCDEFGM
5 ABCDEFGHImn
6 ABCDeFGHI
7 ABGFEDCHI

BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST


Bài 1: Một loài thực vật có 8 nhóm gen liên kết.
a) Hãy dự đoán số NST trong tế bào của các thể đột biến số lượng NST sau:
(1) Thề ba nhiễm đơn (2) thể một (3) thể đơn bội,
(4) thể một nhiễm (5) thể từ bội, (6) thể lục bội,
(7) thể thất bội (8) thể tam bội.
Lưu hành nội bộ 45
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
b) Hãy cho biết các tế bào sinh dưỡng có NST sau đây là thuộc thể đột biến nào?
(1) 15 NST (2) 17 NST (3) 40 NST
(4) 18 NST (5) 24 NST (6) 32 NST,
(7) 64 NST (8) 8 NST (9) 16 NST
c) Trên mỗi cặp NST tương đồng xét 1 cặp gen dị hợp. Hãy cho biết, các kiểu gen sau đây thuộc
dạng đột biến nào?
(1) AaBbdEeFf (2) AaBbDdEeeFfGgHh.
(3) AAaBbbDddEeeFff. (4) AAaaDDddBbbbEEeeFFFf.
Bài 2: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng
a)
Tính P.(4n) AAaa x (4n) Aaaa
1 Tỉ lệ các kiểu hình ở F1
2 Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1
3 Tỉ lệ các kiểu gen giống bố mẹ
4 Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp trong số cây F1
5 Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp trong số cây qđỏ F1
6 Số loại kiểu gen sinh ra ở F1
7 Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1
b)
Tính P: (4n) Aaaa x (4n) Aaaa
1 Tỉ lệ các kiểu hình ở F1
2 Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1
3 Tỉ lệ các kiểu gen giống bố mẹ
4 Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp trong số cây F1
5 Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp trong số cây qđỏ F1
6 Số loại kiểu gen sinh ra ở F1
7 Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1
c)
Tính P : (4n) AAaa x (4n) AAaa
1 Tỉ lệ các kiểu hình ở F1
2 Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1
3 Tỉ lệ các kiểu gen giống bố mẹ
4 Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp trong số cây F1
5 Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp trong số cây qđỏ F1
6 Số loại kiểu gen sinh ra ở F1
7 Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐB NST


Câu 1: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng
đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 2: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD●EFGH→ ABGFE●DCH (2): ABCD●EFGH→ AD●EFGBCH

Lưu hành nội bộ 46


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâmđộng, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 3 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số
loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 72. B. 25. C. 48. D. 24.
Câu 4 : Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen
Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là
A. 36. B. 16. C. 6. D. 12.
Câu 5. Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu
trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt
màu trắng là
A. AAaa x AAaa. B. AAAa x aaaa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAaa x Aaaa.
Câu 6 : Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá
trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ
tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/36. B. 1/2. C. 1/6. D. 1/12.
Câu 7. Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể
tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí
thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
Câu 8. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các
cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Câu 9. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEGxHKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG●HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 10. Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng
quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35
cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình
thường. Kiểu gen của F1 là
A. AAaa x AAaa. B. AAAa x AAAa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAAa x Aaaa.
Câu 11. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba
nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là
A. 21. B. 17. C. 13. D. 15.
Câu 12. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát
triển thàn

Lưu hành nội bộ 47


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
Câu 13. Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 2, gặp gen B, b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân
nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của
thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AAaBb và AaaBb B. Aaabb và AaaBB
C. AaaBb và AAAbb D. AAaBb và AAAbb
Câu 14. Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với
alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng
bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1
quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa B. AAaa x Aa và AAaa x AAAa
C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa
Câu 15. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này
giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và a hoặc aBb và A. B. Abb và B hoặc ABB và b.
C. ABb và A hoặc aBb và a. D. ABB và abb hoặc AAB và aab.
Câu 16. Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm
A a A

phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về
quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường

BÀI TẬP QUI LUẬT PHÂN LI CỦA MENĐEN


1) Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F 1 và F2 lần lượt là
A. F1 100% trội và F2 1 trội : 1 lặn. B. F1 100% trội và F2 3 trội : 1 lặn.
C. F1 1 trội : 1 lặn. và F2 3 trội : 1 lặn. D. F1 3 trội : 1 lặn. và F2 3 trội : 1 lặn.
2) Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ dị hợp tử ở F 1 và F2 lần lượt là
A. F1 100% và F2 50%. B. F1 100% và F2 25%.
C. F1 50% và F2 50%. D. F1 50% và F2 25%.
3) Trong thí nghiệm của Menđen, khi F2 tự thụ phấn thì ở từng kiểu gen của F 2 cho F3 phân li kiểu hình
không theo tỉ lệ:
A. 3 trội : 1 lặn. B. 100% trội. C. 100% lặn. D. 1 trội : 1 lặn
4) Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu
gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt xanh (aa). B. Mẹ mắt xanh (aa) bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt đen (AA). D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa)
5) Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như
sau: thân đỏ thẫm thân màu lục F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công
thức lai trên như thế nào?
A. AA AA. B. AA Aa. C. Aa Aa. D. Aa aa.

Lưu hành nội bộ 48


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
6) Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì F2
có tỉ lệ 3 hoa đỏ:1hoa trắng. Cách lai nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 . B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P. D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2.
7) Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như
sau: thân đỏ thẫm thân đỏ thẫm F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công
thức lai trên như thế nào?
A. AA AA. B. AA Aa. C. Aa aa. D. Aa Aa.
8) Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F 1 đồng loạt tính trạng của
một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F 1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể kết luận tính
trạng này tuân theo quy luật phân li?
A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 1 : 2 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
9) Từ kết quả lai thuận và nghịch sau đây ở ruồi giấm có thể kết luận tính trạng kích thước cánh tuân theo
quy luật di truyền nào?
- Phép lai thuận: P ♀ cánh dài ♂ cánh ngắn F1: 100% cánh dài.
- Phép lai nghịch: P ♀ cánh ngắn ♂ cánh dài F1: 100% cánh dài.
A. Quy luật phân li. B. Quy luật di truyền liên kết gen.
C. Quy luật di truyền liên kết với giới tính. D. Quy luật di truyền theo dòng mẹ.
10) Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F 1 đồng loạt tính trạng của
một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F 1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể kết luận tính
trạng này tuân theo quy luật phân li?
A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 7. D. 1 : 1 : 1 : 1.
11) Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F 1 đều có lông xanh da trời. Tiếp tục
cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình là: 1 lông đen : 2 lông xanh da trời : 1 lông
trắng. Biết rằng tính trạng này do 1 gen có 2 alen quy định. Kết quả phép lai cho thấy gen quy định màu
lông gà biểu hiện theo kiểu
A. đồng trội giữa các alen. B. trội và lặn hoàn toàn.
C. trội và lặn không hoàn toàn. D. gây chết khi đồng hợp.
12) Tính trạng màu sắc quả ở cà chua được quy định bởi 1 cặp gen. Cà chua quả đỏ thụ phấn cho cà chua
quả vàng đã thu được F1 100% cây quả đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn rồi tiếp tục cho các cây F 2 tự thụ
phấn. Tỉ lệ cây quả đỏ không thuần chủng ở F2 trong số cây quả đỏ là
A.¼. B.1/3. C.½ . D.2/3.
13) Tính trạng màu sắc quả ở cà chua được quy định bởi 1 cặp gen. Cà chua quả đỏ thụ phấn cho cà chua
quả vàng đã thu được F1 100% cây quả đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn rồi tiếp tục cho các cây F 2 tự thụ
phấn. Kết quả ở F2 và ở F3 có số loại kiểu gen lần lượt là
A. 1 và 3. B. 3 và 3. C. 1 và 5. D. 3 và 5

BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH


1) Khi lai 2 thứ hoa phấn lá đốm và lá xanh với nhau thì thu được kết quả như sau:
- Lai thuận: P ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1 100% lá xanh.
- Lai nghịch: P ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1 100% lá đốm.
Tính trạng này được di truyền theo quy luật
A. liên kết với giới tính. B. Liên kết với NST Y.
C. phân li. D. di truyền ngoài nhân.

Lưu hành nội bộ 49


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
12) Ở ruồi giấm, mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính
X, không có alen tương ứng trên Y. Ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt trắng được F 1 toàn mắt đỏ.
Cho ruồi F1 giao phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
A. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. B. 1 ruồi mắt đỏ : 3 ruồi mắt trắng.
C. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con đực). D. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con
cái).
3) Ở người, bệnh mù màu (đỏ- lục) do gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (X m), không có alen trên
NST Y. Một cặp vợ chồng phân biệt màu rất rõ nhưng lại sinh một đứa con trai bị mù màu. Bố mẹ của cả
người vợ và người chồng đều không bị mù màu. Gen gây bệnh mù màu của bé trai nói trên có nguồn từ
A. bố người chồng. B. bố của người vợ. C. mẹ của người chồng. D. mẹ của người vợ.
4) Ở gà, gen trội A quy định màu lông vằn nằm trên NST giới tính X. Cho phép lai: gà trống lông không
vằn với gà mái lông vằn. Kết quả F1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 1 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông không vằn. B. 100% gà có lông vằn.
C. 2 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông không vằn. D. 1 gà trống lông vằn : 2 gà mái lông không vằn.
5) Ở người, gen a nằm trên NST X (ở đoạn không tương đồng với NST Y) quy định bệnh mù màu, alen
tương ứng quy định phân biệt màu bình thường. Cặp bố mẹ nào sau đây sinh ra con mù màu với xác suất
25%?
A. XAXA x XaY. B. XAXa x XaY. C. XAXa x XAY. D. XaXa x XAY.
6) Bệnh mù màu do gen lặn trên NST X gây ra (không có alen trên Y). Một người nữ bình thường có bố
mù màu lấy chồng bình thường. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái bình thường là
A.75%. B.50%. C.37,5%. D.25%.
7) Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng đều không bị bạch tạng sinh ra
con trai đầu lòng bệnh bạch tạng. Xác suất đứa con thứ 2 của họ bình thường là
A.75%. B.50%. C.37,5%. D. 25%
8) Phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch :
A. ♂ AA x ♀ aa và ♂ Aa x ♀ aa. B. ♂ AABB x ♀ aabb và ♂ AaBB x ♀aabb.
C. ♂ AA x ♀ Aa và ♂ Aa x ♀ Aa. D. ♂ AABB x ♀ aabb và ♀AABB x ♂ aabb.
9) Màu lông ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần
thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen(4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu
đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Kiểu gen của 6 con trâu nói trên theo thứ tự là:
A.aa, Aa, aa, Aa, AA, aa B. aa, AA hoặc Aa, aa, Aa, Aa, aa.
C. aa, Aa, aa, Aa, Aa, aa. D. aa, Aa, aa, Aa, AA hoặc Aa, aa.
10) Ở người, nhóm máu A có kiểu gen IAIA hoặc IA i; nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBi ; nhóm máu O
có kiểu gen ii ; nhóm máu AB có kiểu gen I AIB. Hôn nhân giữa 2 người có nhóm máu nào sau đây có khả
năng sinh con có thể có cả 4 loại nhóm máu? 
A. Nhóm máu A với nhóm máu O. B. Nhóm máu AB với nhóm máu O.
C. Nhóm máu AB với nhóm máu A. D. Nhóm máu A với nhóm máu B.
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Câu 1. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do
gen lặn (b) nằm trên NST giới tính X.Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó
đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng.Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác
trong gia đình đều không bị hai bệnh này.Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa

con này không bị cả hai bệnh là : A. B. C. D.

Câu 2. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen
lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên người vợ có bố bệnh máu khó đông và
Lưu hành nội bộ 50
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
bệnh bạch tạng. Phía bên người chồng có em chồng bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều
không bị 2 bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này sinh một đứa con, xác suất để đứa con của họ không bị bệnh
nào trong hai bệnh trên là
A. 12,5%. B. 37,5%. C. 56,25%. D. 62,5%.
Câu 3: Cho sơ đổ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở ngừoi do một trong hai alen của một gen quy định. Biết
rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những
người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là:
A. 8 và 13 B. 1 và 4 C. 17 và 20 D. 15 và 16
Câu 4: Cho sơ đồ phả hệ sau
Quy ước : : nam bình thường
: nam bị bệnh
: nữ bình thường
: nữ bị bệnh

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ
III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
1 1 1 1
A. B. C. D.
3 8 6 4

BÀI TẬP QUẦN THỂ


Câu 1. Một quần thể có 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Sau 3 thế hệ tự phối có tỉ lệ đồng hợp là
A. 0,48. B. 0,97. C. 0,94. D. 0,52
Câu 2. Một quần thể ban đầu có 24%AA + 40%Aa + 36%aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn tần số alen lặn chiếm
A. 36%. B. 53,5%. C. 41,5%. D. 56%.
Câu 3. Một quần thể có 50%AA + 40%Aa + 10%aa. Sau 2 thế hệ tự phối tỉ lệ tính trạng lặn là
A 75%. B. 50%. C 37,5%. D. 25%.
Câu 4. Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ có tỉ lệ dị hợp tử chiếm 5%. Tỉ lệ đồng hợp tử ở
thế hệ ban đầu theo lý thuyết là
A. 95%. B. 5%. C. 60%. D. 40%.
Câu 5. Quần thể nào sau đây cân bằng Hacdi–Vanbec?
A. 16%AA + 50%Aa + 34%aa. B. 25%AA + 39%Aa + 36%aa
Lưu hành nội bộ 51
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. 16%AA + 48%Aa + 36%aa. D. 9%AA + 10%Aa + 81%aa.
Câu 6. Trong 1 QT đậu Hà Lan, gen trội A :quy định hoa màu đỏ, gen lặn a quy định hoa màu
trắng.Trong quần thể có 1000 cây, trong đó có 500 cây kiểu gen AA, 400 cây KG Aa, 100 cây KG aa.
Tần số alen A và a trong quần thể lần lượt là:
A. 0,6 và 0,4. B. 0,7 và 0,3. C. 0,4 và 0,6. D. 0,5 và 0,5.
Câu 7. Trong Quần thể Hacdi-Vanbec có 2 alen A và a trong đó có 4% KG aa. Tần số tương đối của 2
alen đó là:
A. A= 0,8; a=0.2 B. A= 0,8; a=0,2 C. A= 0,9; a=0.1 D. A= 0,6; a=0,4
Câu 8. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen. Một QT
ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ thân xám chiếm 91%. Tần số tương đối của alen A và a
trong QT
A. 0,4A và 0,6a. B. 0, 7A và 0,3a C. 0,6A và 0,4a D. 0,2A và 0,8a.
Câu 9. Quần thể người ở trạng thái cân bằng, gen trội A:quy định da bình thường, gen lặn a quy định da
bạch tạng.Giả sử người bạch tạng chiếm 1/10000.Tần số kiểu gen trong QT là:
A. 0,01AA :0,09Aa : 0,9aa. B. 0,9801AA +0,0198Aa+0,0001aa.
C. 0,0001AA +0,198Aa : 0,9801aa. D. 0,9AA +0,09Aa :0,01aa.
Câu 10. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một
quần thể ngẫu phối có thành phần kiếu gen ở thế hệ ban đầu là 36%AA + 48%Aa + 16%aa. Sau một số
thế hệ tỉ lệ hạt tròn không thuần chủng trong số các cây hạt tròn là bao nhiêu?
A. 3/7. B. 4/7. C. 12/21. D. 3/5.
Câu 11. Trong 1quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec, tần số tương đối giữa alen A : a là 1:2 . Nếu A trội
hoàn toàn so với a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối có tỉ lệ phân li kiểu hình là
A. 3 : 1. B. 4 : 5. C. 1 : 1. D. 2 : 1.
Câu 12. Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối ở
trạng thái cân bằng di truyền có 4800 cây hoa đỏ và 200 cây hoa trắng. Theo lí thuyết số cây hoa đỏ
thuần chủng trong quần thể là
A. 3600. B. 1600. C. 3200. D. 1536
Câu 13. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài.
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 540 cây hạt dài. Tần số
alen quy định hạt tròn của quần thể này là
A. 9%. B. 30%. C. 3%. D. 70%.
Câu 14. Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể cân bằng
Hacdi-Vanbec tỉ lệ Đỏ : trắng = 21 : 4. Nếu các cây hoa trắng không có khả năng sinh giao tử thì sau một
thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cây hoa trắng trong quần thể là
A. 0. B. 25/49. C. 4/49. D. 6/25.
Câu 15. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người
ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể
dị hợp trong quần thể này là
A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%

BÀI TẬP TỔNG HỢP


Câu 1. Gen B có 1200 cặp nu và số nu loại ađênin chiếm 20% tổng số nu của gen. Gen B bị đột biến
thành gen b có 3123 liên kết hydro và 480 cặp A-T. Đột biến điểm xảy ra là
A. thêm một cặp G-X. B. mất một cặp G-X.
C. thêm một cặp A-T. D. mất một cặp A-T.
Câu 2. Một gen có 1200 cặp nu và số nu loại A chiếm 15% tổng số nu của gen. Gen này xảy ra đột biến
điểm tạo ra alen mới. Alen mới này chứa 3242 liên kết hydro và 840 cặp G-X. Đột biến này thuộc dạng
A. mất 1 cặp nu. B. thêm một cặp nu.
C. thay thế một cặp nu cùng loại. C. thay thế một cặp nu khác loại.
Câu 3. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nu có số nu loại guanin (G) gấp 3 lần số nu loại
adenin (A). Một đột biến xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi
nhưng tăng thêm một liên kết hydro so với gen B. Số lượng từng loại nu của gen b là

Lưu hành nội bộ 52


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299. D. A = T = 301; G = X = 899.
Câu 4. Một phân tử ADN có 24.105 cặp A-T và 36.105 cặp G-X. Số liên kết hydro của phân tử ADN này

A. 156.105 B. 144.105 C. 156.104 D. 144.104
Câu 5. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nu của gen nhưng
làm thay đổi số lượng liên kết hydro trong gen ?
A. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. B. Thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
C. Thêm hoặc mất một cặp nu G-X. D. Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
Câu 6. Gen B có 600 nu loại guanin (G) cà có tỉ lệ = 1,5. Đã xảy ra đột biến điểm làm gen B
biến đổi thành gen b, biết gen b ít hơn gen B một liên kết hydro. Tổng số liên kết hydro của gen b là
A. 3600. B. 3601. C. 3599. D. 3899.
Câu 7. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi
khuẩn E. coli này sang một trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 3 lần nhân đôi sẽ tạo
ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?
A. 2. B. 7. C. 8. D. 6.
Câu 8. Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro. Trên mạch 1 của gen có số nu loại A bằng số nu loại T,
số nu loại G gấp 2 lần số nu loại A, số nu loại X gấp 3 lần số nu loại T. số nu loại A của gen là
A. 336. B. 112. C. 224. D. 448.
Câu 9. Một quần thể sinh vật, gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các gen
tác động riêng rẽ và trội là trội hoàn toàn. Xét các cá thể có kiểu gen như sau :
(1) AABB; (2) AABb; (3) AaBB;
(4) AaBb; (5) aaBb; (6) Aabb.
Có bao nhiêu cá thể biểu hiện kiểu hình đột biến?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 10. Một tế bào sinh tinh 2n mang cặp gen Bb trên cặp NST số 5. Khi tế bào này nguyên phân, NST
mang gen B nhân đôi nhưng ở kì sau không phân li. Hai tế bào con tạo ra từ tế bào này có kiểu gen là
A. BBb và Bbb. B. BB và bb. C. Bbb và B. D. BBb và b
Câu 11. Xét cặp NST số 2 của một loài thực vật chứa các gen sắp xếp theo trình tự như sau ٜABC●ٜ
DEFGHIK; abc●defghik. Do đột biến cấu trúc đã tạo ra một NST số 2 có trình tự sắp xếp các gen là
ABC● DefgGHIK. Đột biến xảy ra thuộc dạng
A. chuyển đoạn trong một NST và thay đổi hình dạng của NST này.
B. chuyển đoạn trong một NST nhưng không làm thay đổi hình dạng của NST này.
C. lặp đoạn và thay đổi hình dạng của NST này.
D. lặp đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng của NST này.
Câu 12. Trên một NST chứa các gen sắp xếp theo trình tự như sau ABC● DEFGHIK. Nhiễm sắc thể nào
sau đây hình thành từ NST nói trên do đột biến đảo đoạn và có sự thay đổi về hình dạng so với nST gốc?
A. ABC● EFGDHIK. B. ABC● FDEGHIK.
C. ABFED ●CGHIK. D. ABC● DGFEHIK.
Câu 13. Giả sử một NST có trình tự các gen là DE● FGHIK bị đột biến thành NST có trình tự các gen
là DE●FIHGK. Đây là đột biến cấu trúc NST thuộc dạng
A. chuyển đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 14. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một
tối đa có thể được tạo ra trong loài này là
A. 8. B. 32. C. 17. D. 15.
Câu 15. Khảo sát một nhóm cây cà độc dược (2n = 24), người ta nhận thấy sự tồn tại các cây cà độc dược
ở dạng thể ba nhiễm đối với tất cả các cặp NST. Mỗi dạng thể ba cho một loại quả khác nhau và khác hẳn
với dạng lưỡng bội bình thường. số loại quả tối đa có thể được tìm thấy ở cà độc dược là.
A. 13. B. 25. C. 12. D. 24.
Câu 16. Một loài sinh vật có bộ nST lưỡng bội 2n = 24 NST. Số NST trong thể một và thể tam bội lần
lượt là
A. 25 và 23. B. 23 và 36. C. 23 và 25. D. 25 và 36.
Câu 17. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao chứa bao nhiêu NST?
A. 45. B. 46. C. 47. D. 48.
Câu 18. Một loài có bộ NST 2n=8 kí hiệu là AaBbDdEe. Một cá thể có bộ NST là AaaBbbDDdEEe. Bộ
NST của cá thể này gọi là
A. thể ba nhiễm. B. thể ba nhiễm kép.

Lưu hành nội bộ 53


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
C. thể tam bội hoặc thể ba nhiễm. D. thể tam bội.
Câu 19. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một cặp gen có hai alen (A và a) nằm trên NST thường số 2.
Do đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể ba ở NST số 2. Các thể ba này có thể có tối đa bao nhiêu
loại kiểu gen về gen đang xét?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một gen có alen (d 1, d2, d3) nằm trên NST thường số 3. Do
đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể ba ở NST số 3. Các thể ba này có thể có tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen về gen đang xét?
A.10. B. 12. C. 6. D. 5.
Câu 21. Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng.
Biết rằng cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n. Các phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 quả màu
đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.
B. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
C. Aaaa x Aa và AAaa x Aaaa.
A. Aa x Aa và AAaa x AAaa.
Câu 22. Biết rằng, các cây 4n giảm phân bình thường tạo giao tử 2n đều có khả năng thụ tinh. Phép lai
giữa 2 cây tứ bội có AAaa x AAaa, theo lý thuyết thế hệ lai có tỉ lệ kiểu gen Aaaa là
A. 1/2. B. 1/36. C. 2/9. D. 5/12.
Câu 23. Phép lai giữa 2 cây có kiểu gen AAaa x AAaa cho kết quả lai có tỉ lệ kiểu gen AAaa là
A. 1/2. B. 1/36. C. 8/36. D. 5/36.
Câu 24. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Xét các thể đa bội có số lượng NST trong tế bào sinh
dưỡng như sau :
(1) 60. (2) 48. (3) 36. (4) 72.
Các thể đột biến thuộc dạng đa bội chẵn gồm:
A. (1),(2),(3),(4). B. (1),(3),(4). C. (2),(4). D. (1),(3).
Câu 25. Ở cà chua, tính trạng màu sắc quả do một gen quy định. Cho lai 2 cá thể tứ bội thuần chủng quả
đỏ với tứ bội quả vàng thu được F 1 toàn quả đỏ. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các
cây tứ bội đều tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Nếu cho các cây F 1 tạp giao thì số lượng các kiểu
gen có thể có ở F2 là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 9.
Câu 26. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cây tứ bội
giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai sau:
(1) AAAa x AAAa. (2) Aaaa x Aaaa. (3) AAaa x AAAa.
(4) AAaa x Aaaa. (5) AAAa x aaaa. (6) Aaaa x Aa.
Theo lý thuyết có bao nhiêu tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con 3 đỏ : 1 vàng.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 27. Ở cà chua, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Thực hiện
phép lai giữa cây cà chua tứ bội thuần chủng quả tròn với cà chua tứ bội quả dài , thu được F 1. Tiếp tục
cho F1 giao phấn với cây cà chua quả tròn lưỡng bội, dị hợp tử,. Tính theo lý thuyết, trong số cây quả tròn
ở F2 cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 3/11. B. 1/12. C. 8/11. D. 1/11.
Câu 28. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Cho biết
quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1: 1?
A. Aa x Aa. B. AA x Aa. C. AA x aa. D. Aa x aa.
Câu 29. Tính trạng màu sắc quả ở cà chua được quy định bởi một cặp gen. Phép lai giữa cây AA với aa
đã thu được 100% cây quả đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn rồi tiếp tục cho các cây F 2 tự thụ phấn. Kết quả
ở F2 và F3 có số loại kiểu gen lần lượt là
A. 1 và 3. B. 3 và 3. C. 1 và 5. D. 3 và 5.
Câu 30. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân lục. Kết quả của một phép lai như
sau : thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F 1 : 75% thân đỏ thẫm : 25% thân lục. Trong số các cây thân đỏ
thẫm ở F1 thì tỉ lệ cây đồng hợp chiếm
A. ½. B. ¼. C. 2/3. D. 1/3.
Câu 31. Tính trạng màu sắc quả cà chua do một gen quy định. Cây quả đỏ thụ phấn cho cây quả vàng đã
thu được F1 toàn cây quả đỏ. Khi cho cây F1 tự thụ phấn theo lý thuyết, trong số các cây quả đỏ ở F 2 thì
tỉ lệ cây không thuần chủng chiếm
A. ½. B. ¼. C. 2/3. D. 1/3.

Lưu hành nội bộ 54


Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
Câu 32. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến.Theo lý thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cây quả
đỏ và cây quả vàng?
A. Aa x aa và AA x Aa. B. AA x aa và AA x Aa.
C. Aa x Aa và Aa x aa. D. Aa x Aa và AA x Aa.
Câu 33. Ở người, nhóm máu do một gen có 3 alen. Kiểu gen I AIA và IAIo quy định nhóm máu A, IBIB và
IBIo quy định nhóm máu B, I oIo quy định nhóm máu O, I AIB quy định nhóm máu AB. Bố nhóm máu AB,
mẹ nhóm máu O, con của họ có thể có nhóm máu nào?
A. Nhóm máu AB và nhóm máu O.
B. Nhóm máu A và nhóm máu B.
C. Nhóm máu B, nhóm máu O và nhóm máu A.
D. Nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu O và nhóm máu AB.
Câu 34. Ở người, nhóm máu do một gen có 3 alen quy định gồm : I A quy định nhóm máu A, I B quy định
nhóm máu B, Io quy định nhóm máu O, I A, IB là 2 alen trội tương đương và đều trội hoàn toàn so với I o
quy định nhóm máu AB. Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu AB, con của họ có thể có nhóm máu nào?
A. Nhóm máu B, nhóm máu A và nhóm máu AB.
B. Nhóm máu A và nhóm máu B.
C. Nhóm máu AB, nhóm máu O.
D. Nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu O và nhóm máu AB.
Câu 35. Ở gà, gen trội A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với gen a quy định lông không vằn. Cặp
gen A, a nằm trên NST giới tính X (không có alen tương ứng trên Y). Cho phép lai gà trống lông không
vằn với gà mái lông vằn. Kết quả F1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 100% gà có lông vằn. B. 1 gà trống lông không vằn : 1 gà mái lông vằn.
C. 100% gà có gà lông không vằn. D. 1 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông không vằn.
Câu 36. Ở ruồi giấm, gen A quy định cánh xẻ, alen a quy định cánh thường. Cặp gen A, a nằm trên NST
giới tính X (không có alen trên NST giới tính Y). Kết quả một phép lai thu được F 1 gồm 50% cái cánh xẻ,
50% đực cánh thường. Kiểu gen của bố, mẹ đem lai là
A. XAXa x XAY. B. XAXa x XaY.
C. X X x X Y.
a a A
D. XAXA x XaY.
Câu 37. Ở ruồi giấm, gen A quy định cánh xẻ, alen a quy định cánh thường. Cặp gen A, a nằm trên NST
giới tính X (không có alen trên NST giới tính Y). Khi lai ruồi đực cánh xẻ với ruồi cái cánh thường thì
thu được F1 ½ cái cánh xẻ, ½ ruồi đực cánh thường . Cho F1 tạp giao thì F2 phân li theo tỉ lệ :
A. 1 cánh xẻ : 1 cánh thường. B. 3 cánh xẻ : 1 cánh thường.
C. 100% cánh xẻ. D. 100% cánh thường.
Câu 38. Năm 1909, Coren đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn và thu được kết quả sau
Phép lai thuận Phép lai nghịch
P: ♀ cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm P: ♀ cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh
F1 : 100% cây lá xanh F1 : 100% cây lá đốm
Nếu lấy hạt phấn của cây F 1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F 1 ở phép lai nghịch thì theo lý thuyết thu
được F2 gồm:
A. 100% cây lá đốm. B. 75% cây lá đốm : 25% cây lá xanh.
C. 50% cây lá đốm : 50% cây lá xanh. D. 100% cây lá xanh.
Bài 39. Ở người, gen nằm trên NST thường gây bệnh câm điếc bẩm sinh. Những người bình thường có
gen A, Hai người đều dị hợp về gen này kết hôn với nhau thì xác suất họ sinh hai đứa con bình thường
chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 56,25%. B. 75,00%. C. 37,50%. D. 18,75%.
Bài 40. Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra . Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh bạch
tạng nhưng có mang gen gây bệnh này. Xác suất học sinh con đầu lòng không bị bệnh bạch tạng là
A. 25%. B. 50%. C. 37,5%. D.75%.
Bài 41. Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên NST giới tính X,
không có alen tương ứng trên NST Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có
con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù
màu đỏ và lục là bao nhiêu %? A. 12,5%. B. 75%. C. 25%. D. 50%.
Câu 42. Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm 50% cá thể có kiểu gen AA và 50%
cá thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể
này ở thế hệ F3 là A. 1/16. B. 5/32. C. 7/32. D. 5/16.
Câu 43. Phép lai giữa cây đậu Hà Lan thân cao (thuần chủng) với cây thân thấp (thuần chủng) đã cho F 1
toàn cây cao. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ ¾ cây thân cao : ¼ cây thân
thấp. Cho tất cả các cây thân cao ở F2 tự thụ phấn. Theo lý thuyết, đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình là
Lưu hành nội bộ 55
Trường THPT Vĩnh Long NỘI DUNG SINH HỌC LỚP 12
=================================================================================
A. 5 cao : 1 thấp. B. 3 cao : 1 thấp. C. 8 cao : 1 thấp. D. 5 cao : 3 thấp.
Câu 44. Một quần thể thực vật, có thế hệ xuất phát (P) gồm 600 cá thể có kiểu gen AA và 200 cá thề có
kiều gen aa. Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F 5 là
A. 25%AA : 50%Aa : 25%aa. B. 75%AA : 25%aa.
C. 85%Aa : 15%aa. D. 50%AA : 50%aa.
Câu 45. Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có 90% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua 2 thế hệ tự thụ
phấn bắt buộc. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ thứ hai là
A. 11,25%. B. 22,5%. C. 88,75%. D. 77,5%.
Bài 46. Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ tạo ra quần thể ở thế hệ thứ 3 này có thành phần
kiểu gen là 0,5AA + 0,1Aa + 0,4aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa của quần thể ở thế hệ ban đầu là
A. 0,8. B. 0,1. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 47. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy đinh quả vàng. Một
quần thể của loài có tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ ban đầu (P) là 94% cây quả đỏ: 6% cây quả vàng.Khi quần
thể cân bằng Hacđi –Vanbec có tỉ lệ cây quả vàng là 9%. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp ở P chiếm
A. 48%. B. 47%. C. 30%. D. 15%.
Câu 48. Xét một gen có hai alen trội hoàn toàn. Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có số
cá thể đồng hợp lặn chiếm 25%. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể này là
A. 0,32. B. 0,48. C. 0,5. D. 0,64.
Câu 49. Quần thể nào sau đây cân bằng Hacđi- Vanbec?
A. 345AA + 1030Aa + 345aa. B. 345AA + 690Aa + 345aa.
C. 345AA + 990Aa + 345aa. D. 345AA + 890Aa + 345aa.
Câu 50. Xét một quần thể thực vật gồm 600 cây, trong đó có 300 cây đỏ dị hợp. Tần số alen a bằng 0,4.
Biết rằng alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quả vàng. Số cây quả đỏ thuần chủng trong
quần thể bằng bao nhiêu?
A. 216 cây. B. 96 cây. C. 210 cây. D. 90 cây.

Lưu hành nội bộ 56

You might also like