You are on page 1of 10

PHÒNG GD VÀ ĐT T.

X HOÀI NHƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I Chữ ký GT Mã phách


TRƯỜNG ............................................. Năm học: 2021-2022
Họ và tên HS: ........................................ Môn : SINH HỌC - Lớp 9
Lớp: 9A ................. Thời gian làm bài: 45 phút
SBD:........... Phòng: ......... ( không kể thời gian phát đề)
.....................................................................................................................................................................
Điểm Chữ kí của GK Mã phách
Bằng số Bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2

ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ở phần bài làm: (3,0 điểm)
Câu 1: Bệnh Đao ở người có 3 nhiễm sắc thể số 21 thuộc dạng đột biến nào sau đây:
a. Thể tam nhiễm. b. Thể khuyết nhiễm. c. Thể một nhiễm. d. Thể đa bội.
Câu 2: Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen:
a. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
b. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
c. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
d. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 3: Một chuỗi protein gai của Virus Corona gồm 1273 axit amin. Để tổng hợp nên chuỗi
protein gai đó cần số ribonucleotit trên ARN là:
a. 3819 ribonucleotit b. 3000 ribonucleotit
c. 2500 ribonucleotit d. 1273 ribonucleotit
Câu 4: Bộ nhiễm sắc thể (NST) trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi
là:
a. Cặp NST giới tính. b. Bộ NST đơn bội (n NST).
c. Bộ NST lưỡng bội (2n NST). d. Cặp NST thường.
Câu 5: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là:
a. ADN b. tARN c. nhiễm sắc thể d. axit amin
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương quan trội lặn
a. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.
b. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.
c. Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng tốt để làm giống.
d. Thông thường tất cả các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
Câu 7: Đơn phân của ARN là:
a. A, T, G, X b. A, T, T, G c. T, A, X, U d. A, U, G, X
Câu 8: Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh là do:
a. Thường biến. b. Đột biến gen trội.
c. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. d. Đột biến gen lặn.
Câu 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là:
a. A liên kết với T bằng hai liên kết hiđro, G liên kết với X bằng ba liên kết hiđro và ngược lại.
b. A liên kết với G bằng hai liên kết hiđro, T liên kết với X bằng ba liên kết hiđro và ngược lại.
c. A liên kết với T bằng ba liên kết hiđro, G liên kết với X bằng hai liên kết hiđro và ngược lại.
d. A liên kết với U bằng ba liên kết hiđro, G liên kết với X bằng hai liên kết hiđro và ngược lại.
Câu 10: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
a. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
b. 4 kiểu hình khác nhau.
c. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
d. Các biến dị tổ hợp.
(Học sinh không được làm bài trong phần này)

Câu 11: Cho một NST ban đầu có trình tự phân bố các gen như sau: A B C D EF G H
Đột biến nào sau đây thuộc dạng đảo đoạn NST:
a. A B C B C D E  F G H b. A B C D E  F G H
c. A B C D E  F G d. A D C B E  F G H
Câu 12: Đường kính của một vòng xoắn của phân tử ADN:
a. 34 Ao b. 3,4 Ao c. 0,34 Ao d. 20 Ao
B. Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau: (1,0 điểm)
Thường biến là những biến đổi ở (1) ............................ của cùng một (2) ......................... phát
sinh trong đời sống cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếp của (3) ....................... . Thường biến biểu hiện
đồng loạt theo hướng xác định và không (4) ...................... được.
C. Hãy nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả
lời C: (1,0 điểm)
A B C
1. Thể dị bội a. Biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST. 1 + ....
2. Thể đa bội b. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen. 2 + ....
3. Đột biến gen c. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp 3 + ....
4. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. 4 + ....
NST d. Là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n
(nhiều hơn 2n).

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)


Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày quá trình nhân đôi của ADN? Nguyên tắc nhân đôi?
Câu 2: (1,5 điểm) Nguyên nhân và vai trò của đột biến gen? Giải thích vì sao đột biến gen có hại cho
cơ thể sinh vật?
Câu 3: (1,5 điểm) Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
M1: -T-G-X-T-X-A-G-T-A-X-
M2 -A-X-G-A-G-T-X-A-T-G-
Hãy viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên vừa
kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Câu 4: (1,0 điểm) Sau khi học xong bài ‘‘Thường biến’’- Sinh học 9, Bạn Hà phát biểu: «Ở loài sinh
sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ”. Theo em, câu nói của bạn Hà đúng
hay sai? Giải thích?
Bài làm:
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng sau: (3,0 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

(Học sinh không được làm bài trong phần này)


\
(Học sinh không được làm bài trong phần này)
PHÒNG GD VÀ ĐT T.X HOÀI NHƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I Chữ ký GT Mã phách
TRƯỜNG ............................................. Năm học: 2021-2022
Họ và tên HS: ........................................ Môn : SINH HỌC - Lớp 9
Lớp: 9A ................. Thời gian làm bài: 45 phút
SBD:........... Phòng: ......... ( không kể thời gian phát đề)
..................................................................................................................................................................................
Điểm Chữ kí của GK Mã phách
Bằng số Bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2

ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ở phần bài làm: (3,0 điểm)
Câu 1: Đơn phân của ARN là:
a. A, T, G, X b. A, T, T, G c. T, A, X, U d. A, U, G, X
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương quan trội lặn
a. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.
b. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.
c. Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng tốt để làm giống.
d. Thông thường tất cả các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
Câu 3: Một chuỗi protein gai của Virus Corona gồm 1273 axit amin. Để tổng hợp nên chuỗi
protein gai đó cần số ribonucleotit trên ARN là:
a. 3819 ribonucleotit b. 3000 ribonucleotit
c. 2500 ribonucleotit d. 1273 ribonucleotit
Câu 4: Bộ nhiễm sắc thể (NST) trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi
là:
a. Cặp NST giới tính. b. Bộ NST đơn bội (n NST).
c. Bộ NST lưỡng bội (2n NST). d. Cặp NST thường.
Câu 5: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là:
a. ADN b. tARN c. nhiễm sắc thể d. axit amin
Câu 6: Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen:
a. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
b. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
c. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
d. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 7: Bệnh Đao ở người có 3 nhiễm sắc thể số 21 thuộc dạng đột biến nào sau đây:
a. Thể một nhiễm. b. Thể khuyết nhiễm. c. Thể tam nhiễm. d. Thể đa bội.
Câu 8: Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh là do:
a. Thường biến. b. Đột biến gen trội.
c. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. d. Đột biến gen lặn.
Câu 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là:
a. A liên kết với U bằng ba liên kết hiđro, G liên kết với X bằng hai liên kết hiđro và ngược lại.
b. A liên kết với G bằng hai liên kết hiđro, T liên kết với X bằng ba liên kết hiđro và ngược lại.
c. A liên kết với T bằng ba liên kết hiđro, G liên kết với X bằng hai liên kết hiđro và ngược lại.
d. A liên kết với T bằng hai liên kết hiđro, G liên kết với X bằng ba liên kết hiđro và ngược lại.
Câu 10: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
a. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
b. 4 kiểu hình khác nhau.
c. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
d. Các biến dị tổ hợp.
(Học sinh không được làm bài trong phần này)

Câu 11: Cho một NST ban đầu có trình tự phân bố các gen như sau: A B C D EF G H
Đột biến nào sau đây thuộc dạng đảo đoạn NST:
a. A D C B E  F G H b. A B C D E  F G H
c. A B C D E  F G d. A B C B C D E  F G H
Câu 12: Đường kính của một vòng xoắn của phân tử ADN:
a. 34 Ao b. 3,4 Ao c. 0,34 Ao d. 20 Ao
B. Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau: (1,0 điểm)
Thường biến là những biến đổi ở (1) ............................ của cùng một (2) ......................... phát
sinh trong đời sống cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếp của (3) ....................... . Thường biến biểu hiện
đồng loạt theo hướng xác định và không (4) ...................... được.
C. Hãy nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả
lời C: (1,0 điểm)
A B C
1. Thể dị bội a. Là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n 1 + ....
2. Thể đa bội (nhiều hơn 2n). 2 + ....
3. Đột biến gen b. Biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST. 3 + ....
4. Đột biến cấu trúc c. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp 4 + ....
NST nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
d. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.
II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày quá trình nhân đôi của ADN? Nguyên tắc nhân đôi?
Câu 2: (1,5 điểm) Nguyên nhân và vai trò của đột biến gen? Giải thích vì sao đột biến gen có hại cho
cơ thể sinh vật?
Câu 3: (1,5 điểm) Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
M1: -T-G-X-T-X-A-G-T-A-X-
M2 -A-X-G-A-G-T-X-A-T-G-
Hãy viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên vừa
kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Câu 4: (1,0 điểm) Sau khi học xong bài ‘‘Thường biến’’- Sinh học 9, Bạn Hà phát biểu: «Ở loài sinh
sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ”. Theo em, câu nói của bạn Hà đúng
hay sai? Giải thích?
Bài làm:
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng sau: (3,0 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
(Học sinh không được làm bài trong phần này)
\
(Học sinh không được làm bài trong phần này)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN SINH 9 * NĂM HỌC: 2021-2022
ĐỀ 1:
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm).
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ( 3.0 điểm). Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án a a a b c d d d a c d d

B. Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau: (1,0 điểm)
(mỗi từ điền đúng: 0,25 điểm)

1. kiểu hình 2. kiểu gen 3. môi trường 4. di truyền

C. Hãy nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả
lời C: (1,0 điểm) Mỗi câu ghép đúng: 0,25 điểm:

A B C
1. Thể dị bội a. Biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST. 1+c
2. Thể đa bội b. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen. 2+d
3. Đột biến gen c. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp 3+b
4. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. 4+a
NST d. Là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n
(nhiều hơn 2n).

ĐỀ 2:
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm).
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ( 3.0 điểm). Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án d d a b c a c d d a a d
B. Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau: (1,0 điểm)
(mỗi từ điền đúng: 0,25 điểm)
1. kiểu hình 2. kiểu gen 3. môi trường 4. di truyền
C. Hãy nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả
lời C: (1,0 điểm)
Mỗi câu ghép đúng: 0,25 điểm
A B C
1. Thể dị bội a. Là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n 1+c
2. Thể đa bội (nhiều hơn 2n). 2+a
3. Đột biến gen b. Biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST. 3+d
4. Đột biến cấu trúc c. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp 4+b
NST nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
d. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). (Giống nhau ở cả hai đề)


Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày quá trình nhân đôi của ADN? Nguyên tắc nhân đôi?
Quá trình nhân đôi của ADN: (0,75 điểm)
+Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc .
+Các nuclêôtit của mạch khuôn lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để
dần dần hình thành mạch ADN mới.
-Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với
ADN mẹ.
- ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc: 0,25 điểm.
+ Nguyên tắc khuôn mẫu.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn.
+ Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.

Câu 2: 1,5 điểm


Nguyên nhân và vai trò của đột biến gen? (1,0 điểm)
- Nguyên nhân của đột biến gen:
+ Trong tự nhiên: Đột biến gen phát sinh do rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử
ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.
+ Trong thực nghệm: Con người gây các đột biến gen nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hóa
học.
- Vai trò: Đa số đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật. Một số
đột biến gen có lợi  có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
- Giải thích vì sao đột biến gen có hại cho cơ thể sinh vật: 0,5 điểm
Vì đột biến gen phá vở sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua quá trình chọn lọc và duy
trì lâu đời trong tự nhiên  gây ra rối loạn trong quá trình tổng hợp prtêin.
Câu 3: (1,5 điểm) Cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ vừa kết
thúc quá trình tự nhân đôi :
(0,75 điểm) ADN con 1 :
M1: -T-G-X-T-X-A-G-T-A-X- Mạch khuôn
M2 -A-X-G-A-G-T-X-A-T-G- Mạch bổ sung
(0,75 điểm) ADN con 2 :
M1: -T-G-X-T-X-A-G-T-A-X- Mạch bổ sung
M2 -A-X-G-A-G-T-X-A-T-G- Mạch khuôn
Câu 4: (1,0 điểm) Sau khi học xong bài ‘‘Thường biến’’- Sinh học 9, Bạn Hà phát biểu : «Ở loài sinh
sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ”.
Theo em, câu nói của bạn Hà sai. Giải thích: Vì ở loài sinh sản vô tính, các cá thể con có kiểu gen
giống của mẹ. Mức phản do kiểu gen quy định nên các cá thể con có mức phản ứng giống cá thể mẹ.

(Phần tự luận HS có thể biểu đạt theo nhiều cách nhưng đúng vẫn ghi đủ điểm )

You might also like