You are on page 1of 28

CHIẾN LƢỢC THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ VÀ GIÁO DỤC

TRONG BỐI CẢNH TRƢỜNG HỌC


Hiểu biết về động cơ
• Nhìn chung, động cơ có ý nghĩa quan trọng cho phép
đạt tới hiệu quả của hoạt động nào đó.
• Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài
– Với động cơ bên trong: có niềm vui thích, hài lòng bắt
nguồn từ bản thân hoạt động đó (Ryan & Deci, 2000).
– Ngược lại, động cơ bên ngoài liên quan đến sự ép buộc bên
ngoài cái thúc đẩy một người tham gia vào một hoạt động
(Ryan & Deci, 2000). Nói cách khác, một đứa trẻ được thúc
đẩy bởi động cơ bên ngoài hoạt động để thoả mãn những đòi
hỏi bên ngoài và những phần thưởng ngẫu nhiên.

Chẳng hạn, thưởng tiền hay đồ chơi cho một đứa trẻ vì chúng học tốt ở
trường hay lấy đi một đặc quyền nào đó trong trường hợp ngược lại là
minh hoạ cho việc cố gắng thúc đẩy một đứa trẻ từ bên ngoài.
Động cơ học tập bên trong (AIM) là gì?
• Động cơ học tập bên trong - Academic
Intrinsic Motivation (AIM) - đề cập cụ thể hơn
về niềm vui thích học tập được thê hiện qua
định hướng vững vàng, lòng ham hiểu biết,
sự kiên trì bền bỉ, (task endogeny) sự tự chủ
trong học tập (sự khuyến khích khả năng tự
quản và tự quyết trong các nhiệm vụ học tập),
và học hỏi những nhiệm vụ khó khăn, mới lạ
và đầy thử thách (Gottfried, 1985, 1990;
Gottfried et al, 1994a, 1998, 2001).
Động cơ học tập bên trong (AIM)
• Động cơ bên trong liên quan tới:
– Mục tiêu học tập của trẻ em, nhấn mạnh đến sự
thành thạo những nhiệm vụ học tập đầy thử thách.
(Dweck & Leggett, 1988).
– Trẻ em cố gắng để đối phó, làm chủ những nhiệm
vụ khó khăn hơn là rút lui.
– Từ lứa tuổi nhỏ đến tuổi thanh niên, mối liên hệ
giữa động cơ học tập bên trong với những thành
tựu và nhận thức về năng lực học tập của họ đã
được thể hiện một cách rõ nét và cụ thể. (Gottfried,
1985; 1990; Sweet et al., 1998);
– Kết quả học tập cao hơn;
– Và lo lắng về học tập thấp hơn;
Động cơ hoc tập bên trong (AIM) liên quan
đến cái gì? tiếp
• Động cơ học tập bên trong liên quan tới:
– Nhận thức của học sinh về phong cách nuôi dạy
con của bố mẹ và mối liên hệ với bố mẹ;
– Phong cách giảng dạy và môi trường lớp học;
(Parsons, Kaczala, & Meece, 1982; Rutter, 1983),
– Bối cảnh trường học (Goodenow, 1993),
• Các nhà giáo dục cần phải quan tâm đến động cơ
học tập bên trong để giúp học sinh biến tiềm năng
của họ thành hiện thực, đạt được kết quả cao trong
học tập.
Những điểm cần lưu ý khi nói về sự can thiệp…

Sử dụng động cơ bên ngoài có phải là một


điều không tốt không?
• Sự thúc đẩy từ bên ngoài có ảnh hưởng phức
tạp tới động cơ bên trong, từ có hại tới trung
tính, và thậm chí có thể tích cực trong một số
trường hợp. Loại phần thưởng và sự kiện ngẫu
nhiên, cách ứng xử, và bối cảnh của hoạt động
đều liên quan đến tác động của chúng. Điều cơ
bản là ảnh hưởng của động lực bên ngoài phụ
thuộc vào cách học sinh tiếp nhận chúng như
thế nào. (Gottfried at al., 1994a).
Những điểm cần lưu ý khi nói về sự can thiệp…

Sử dụng động cơ bên ngoài có phải là một điều


không tốt không?
– Những nhiệm vụ ngẫu nhiên được coi như sự thúc
đẩy sự tham gia vào nhiệm vụ, kết quả các nhiệm
vụ trong gia tăng động cơ bên trong.
– Những phần thưởng hữu hình và nổi bật có mối
liên hệ đặc trưng với động cơ học tập bên trong
thấp bởi vì chúng có xu hướng thúc đẩy nhận thức
bên ngoài về lý do tham gia nhiệm vụ.
– Tuy nhiên, bất kì sự kiện ngẫu nhiên nào cũng có
thể làm tăng hoặc giảm động cơ bên trong đến
phạm vi có thể thay đổi nhận thức của cá nhân về
việc tham gia vào một hoạt động hoặc về hiệu quả
hoạt động (Gottfried, 1986).
Sử dụng động cơ bên ngoài có phải là điều
không tốt không? tiếp
• Với những học sinh được thúc đẩy bởi những động cơ
bên ngoài trong các hoạt động của họ ở trường học,
động lực của họ phụ thuộc vào bố mẹ và giáo viên,
họ có sự tự tin và lòng tự trọng thấp hơn.
• Kết quả là, phong cách động cơ bên ngoài có vẻ như
là nét tính cách nổi bật của những đứa trẻ hay chán
nản, thoái chí trong trường học và chúng hay gặp phải
những rủi ro với những khó khăn khác nhau về học
tập hay xã hội. (Grolnick et al., 1991).
• Nhìn chung,có vẻ như những trẻ em có động cơ bên
trong cao hơn đạt được những thành tựu tốt hơn ở
trường so với những em có động cơ thấp hơn và
những em được thúc đẩy bởi động cơ bên ngoài.
Những điểm cần lưu ý khi nói về sự can
thiệp…tiếp
Chúng ta đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy
động lực của học sinh?
– Nhìn chung, những học sinh có thành tựu cao hơn
được đánh giá bởi những người quan trọng trong
cuộc sống của họ (chẳng hạn: bố mẹ, giáo viên…)
như là những người có động cơ bên trong mạnh
mẽ.
– Vậy thì, những thông điệp nào chúng ta nên gửi
đến cho những sinh viên có thành tựu thấp hơn
(không phải sinh viên yếu kém)?
Chúng ta biết gì về động cơ và thành tựu
học tập?
• Tất cả các học sinh đều học tập khác nhau
• Thành công dự kiến:
– Một số các yếu tố có thể làm nên thành công của học
sinh
– Một số yếu tố (bên trong và bên ngoài) cản trở thành
công
• Phát triển chương trình giảng dạy:
– Chương trình cần phải đáp ứng nhiệt tình nhu cầu của
học sinh.
– Không có chương trình giảng dạy nào tối ưu.
Chương trình giáo dục rộng khắp hệ thống

• Trong khi có rất nhiều chương trình thúc đẩy việc


nâng cao thành tích, hạnh phúc của sinh viên, sự thay
đổi về giáo dục, chỉ có số ít đạt được tất cả
• Một chương trình mà tôi thấy hữu ích là Program
Achieve được phát triển bởi Ts. Michael E. Bernard.
– www.youcandoiteducation.com
Mục tiêu của giáo dục
Tôi có thể làm đƣợc
I can do it MỤC TIÊU
School
Thành tựu, Mối quan
hệ tích cực, Hạnh phúc Community Home
về mặt cảm xúc/ cảm
xúc hạnh phúc
GIÁO DỤC
Chương trình giảng dạy, Giảng dạy,
Chương trình & dịch vụ

NỀN TẢNG
Hòa hợp

Tổ chức Kiên trì Tự tin

Thích nghi về cảm xúc

Trách nhiệm xã hội Lập thời gian biểu Làm việc cật lực Độc lập
Thực hiện vai trò Thiết lập mục tiêu Nỗ lực Đón nhận rủi ro
Thinking fisrt Tôi có thể làm Chấp nhận chính mình
Khoan dung với người được
khác THÓI QUEN TÍCH CỰC CỦA TÂM TRÍ
(Kiểu suy nghĩ)
Làm thế nào để phát triển “Thói quen tích
cực của tâm trí”?
• Khi làm việc với học sinh, một mục tiêu mà chúng ta
có thể nên tập trung vào chính là giúp họ nhìn nhận
về cách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của mình đối
với một nhiệm vụ học tập hay mối quan hệ với bạn
cùng tuổi, hay khi họ cố gắng để định hướng con
đường phát triển của thời thơ ấu và thanh niên.
• Có thể bạn có chương trình giáo dục tốt nhất, nhưng
với những học sinh/sinh viên không có động cơ, điều
đó cũng trở nên vô nghĩa.
• Như vậy, chúng tôi dựa trên mô hình nhận thức hành
vi để thúc đẩy động cơ và làm việc với học sinh để
phát triển những thói quen này.
Làm thế nào để phát triển “Thói quen tích
cực của tâm trí”?
• Mô hình đó là:
– Phát triển tính nhạy cảm (developmentally
sensitive) trong cả đánh giá và trị liệu.
– Multisystemic/ Đa hệ thống: cân nhắc về sự cần
thiết để liên hệ với bạn cùng tuổi, giáo viên, bố mẹ
và toàn thể gia đình.(e.g., Woulff, 1983)
– Sự tương tác: tin rằng nhiều rối nhiễu cảm xúc và
hành vi bình thường trong thời thơ ấu có thể được
hiểu tốt nhất trong phạm vi sự tiếp xúc giữa con
người với những biến đổi của môi trường (trong sự
phù hợp giữa khả năng của sinh viên với nhiệm vụ
học tập)
Nguyên nhân của những thói quen “không
lành mạnh” của tâm trí:
• Không có một nguyên nhân rõ ràng và ảnh
hưởng của nguyên nhân liên quan có thể khác
nhau với từng học sinh/sinh viên.
• Chúng ta có thể cân nhắc về:
– Những yếu tố liên quan đến đứa trẻ
– Những yếu tố liên quan đến giáo dục
Những suy luận và đánh giá của trẻ
Sự thiếu hụt động cơ hay những khó khăn
về cảm xúc có thể bắt nguồn từ một hoặc hai loại lỗi
nhận thức mà học sinh mắc phải.
1. Bóp méo sự thật dựa trên kinh nghiệm (suy luận)
a. “Tôi là học sinh kém nhất trong lớp học và giáo viên
không thích tôi
2. Sự đánh giá không hợp lý, phóng đại và xuyên tạc
của suy luận.
a. “Tôi sẽ không bao giờ thành công trong lớp học này,
với giáo viên này, và tôi là một kẻ thua cuộc hoàn
toàn”
• Là nhà giáo dục, trong khi những điều đó không phải là
“thực tế”, chúng là thực tế của học sinh chúng ta.
• Chúng ta cần cân nhắc xem mình có thể làm gì để thay đổi
những suy luận và đánh giá của học sinh?
Có phải là chỉ “xem xét niềm tin của ai
đó” có thể giúp thay đổi chúng?
Không. Thậm chí khi chúng
ta thành công trong việc giúp
học sinh nhận ra cách họ suy
nghĩ về nhiệm vụ có thể làm
họ thêm rối trí và nản lòng,
ảnh hưởng đến thành công
của họ, chúng ta cần phải
giúp đỡ họ bằng cách thử
thách niềm tin đó và cung
cấp triết lý sống mới - cái có
thể đem đến kết quả học tập,
cảm xúc và hành vi tốt hơn.
Thúc đẩy những thói quen tích cực của
tâm trí
Thách thức và đặt câu hỏi về những niềm tin và suy
nghĩ không lành mạnh
 Nhà giáo dục: Khi em nghĩ rằng em là người thua cuộc
hoàn toàn, điều đó giúp em như thế nào? Nó có thực sự
công bằng không? Và nếu không, tại sao lại phải như
thế?
Phát triển một triết lý sống mới hiệu quả
 Khi mọi thứ có thể khó khăn với em vào một số thời
điểm nào đó, sự thất vọng không làm chúng dễ dàng
hơn. Chỉ bởi vì em không thành công trong việc này, thì
có những việc khác em có thể làm rất tốt… nên em thực
sự không phải là một người thất bại.. Thỉnh thoảng, em
có thể buộc phải làm những điều em không thích, nhưng
em có thể vượt qua và chấp nhận chúng.
Những thói quen tích cực của tâm trí: Vai trò của
chúng ta tiếp
• Chúng ta có thể giúp đỡ sâu hơn nữa trong
phát triển những thói quen tích cực này, bằng
cách:
– Cung cấp một mẫu hình tâm trí tích cực
– Nhận thức về cách tiếp cận nhận thức của họ với
nhiệm vụ.
– Làm cho học sinh có trách nhiệm và tham gia vào
việc đưa ra các quyết định.
– Làm việc hướng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa học
sinh và nhà giáo dục.
– Đưa ra những mong đợi rõ ràng.
Những thói quen tích cực của tâm trí: Vai trò của
chúng ta tiếp
• Chúng ta có thể giúp đỡ sâu hơn nữa trong phát triển những
thói quen tích cực này bằng cách:
– Thúc đẩy những nỗ lực (sự làm việc bền bỉ) hơn là chỉ kết
quả
– Thúc đẩy lòng tự tin trong học tập
• Làm việc hướng tới tự nhận thức có tính thực tế
• Hiểu rằng mắc lỗi là một phần tự nhiên của quá trình
học tập.
– Tổ chức giảng dạy (quản lý thời gian, thiết lập mục tiêu,
ghi lại những nhiệm vụ lớp học)
– Sử dụng một chương trình giảng dạy đem đến nhiều cơ hội
thành công.
– Gia tăng sự thích nghi nhanh chóng về cảm xúc và giải
quyết vấn đề.
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em
có nhu cầu đặc biệt tiếp
• Sự tiếp xúc giữa giáo viên - học sinh
– Phát triển một bầu không khí hỗ trợ để nâng cao động cơ và
giảm đi nỗi sợ thất bại.
– Giao tiếp và thông cảm với những học sinh có khó khăn về
học tập.
– Mô hình:
• Chiến lược học tập hiệu quả (sử dụng những lỗi của chúng ta)
• Chiến lược về tổ chức
• Niềm yêu thích học tập
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em
có nhu cầu đặc biệt tiếp
• Sự tiếp xúc giữa giáo viên -học sinh
– Thiết lập mục tiêu
• Những mục tiêu để sinh viên phát triển;
• Có những mục tiêu để thử thách trước khi đạt
được
• Thảo luận về mục tiêu dài hạn và giúp học sinh
tạp nên sự kết nối giữa việc học tập bây giờ với
mục tiêu lâu dài (mặc dù tôi vẫn có khó khăn
với môn hình học)
• Đưa ra phản hồi về ảnh hưởng của những việc
họ đang làm đến mục tiêu của họ như thế nào.
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em có nhu
cầu đặc biệt tiếp

• Thực hành lớp học


– Tạo ra những hoạt động thường xuyên thoải mái
và có thể dự đoán được.
– So sánh với sự tiến bộ trong học tập của chính cá
nhân đó chứ không phải với nhóm
– Khi có thể, điểm số nên tập trung vào việc học chứ
không phải vào kết quả.
– Dạy cách học và chiến lược học tập. Việc thiếu
chiến lược có thể bắt đầu vòng tròn này.
– Nếu sử dụng phần thưởng, cần phải rõ ràng về việc
vì sao họ được thưởng: Họ được thưởng vì đã học
tập, chứ không phải vì làm việc để có phần
thưởng.
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em có nhu
cầu đặc biệt tiếp

• Thực hành lớp học


– Xếp hạng cho thành công
– Có thể cần thay đổi về mức độ kiến thức, phương
pháp giảng dạy, và lượng công việc mỗi học sinh
đảm nhiệm.
– Sử dụng chiến lược học tập hợp tác.
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em có nhu
cầu đặc biệt tiếp

• Thực hành lớp học: gia tăng thời gian giảng


dạy
– Thúc đẩy học sinh đi học đầy đủ và đúng giờ
– Tuân thủ chặt chẽ theo môt kế hoạch làm việc
– Giảm thiểu tối đa sự ngắt quãng
– Tạo điều kiện cho sự chuyển tiếp suôn sẻ
– Duy trì trọng tâm học tập vững chắc
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em có nhu
cầu đặc biệt tiếp

• Thực hành lớp học: Gia tăng thời gian học tập chất
lượng
– Thiết lập những thủ tục cho những việc cần làm khi công
việc được hoàn thành.
– Phát triển một thủ tục để đưa ra đề nghị và giành được sự
hỗ trợ.
– Đưa ra phản hồi chính xác và kịp thời
– Đánh giá mức độ kĩ năng và các điểm mạnh và điểm yếu
trong học tập.
– Quản lý hoạt động của học sinh trong giảng dạy thực tế.
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ em có nhu
cầu đặc biệt tiếp

• Vậy…chúng ta có nên sử dụng những động lực bên ngoài để


thúc đẩy việc học của học sinh:
– Không…và Có. Không….Chúng ta không thúc đẩy nhiệm
vụ thành công, nhưng Có …chúng ta thúc đẩy nỗ lực.
– Để khen thưởng thành công, cần phải lựa chọn phần
thưởng một cách khôn ngoan và phù hợp với từng cá nhân
học sinh. Muốn khen thưởng hiệu quả, động lực thúc đẩy
có thể cần trải qua ba trắc nghiệm quan trọng:
– Trắc nghiệm về sự chấp nhận.
– Trắc nghiệm về sự sẵn sàng.
– Trắc nghiệm động cơ.
Kết nối những hiểu biết về động cơ cho trẻ
em có nhu cầu đặc biệt tiếp

• Ai quyết định phần thưởng?


• Hệ thống phần thưởng có tác động mạnh mẽ nhất khi:
– Một học sinh/sinh viên có thể lựa chọn trong số phần
thưởng được trao từ nhiều lựa chọn phần thưởng khác
nhau. (danh sách phần thưởng)
– Danh sách phần thưởng cần cập nhật thường xuyên để duy
trì sức mạnh tích cực của chúng tới việc định hình động cơ
của học sinh.
– Có một số bí ẩn đằng sau hệ thống phần thưởng. Xem
chương trình Mystery Motivator (MM) của Jensens.
– www.interventioncentral.org

You might also like