You are on page 1of 2

BÀI THU HOẠCH TRẦN ĐĂNG KHOA

A. Timeline buổi giao lưu


1. Tiết mục mở đầu chương trình: Ca khúc “Hạt gạo làng ta” – Tốp ca lớp
10A2 trình bày
2. Giới thiệu thành phần khách mời tham dự: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Các
cô giáo trong tổ Xã hội, GVCN khối 10,…
3. Giao lưu, trò chuyện với nhà thơ Trần Đăng Khoa
- Cách xưng hô
- Các yếu tố gia đình, quê hương tác động đến quá trình hình thành hồn
thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là trong những năm tháng tuổi thơ.
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ về hai nguồn học chính: học từ đời
sống và học từ sách vở
- Nhà thơ chia sẻ về tác động của những trải nghiệm thực tế lên hồn thơ
và sự nghiệp sáng tác của bản thân.
- Vị trí của đề tài biển đảo trong sự nghiệp nhà thơ, cuốn “Đảo chìm”
và bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo”
4. “Mẹ ốm” – Tốp ca 11A4 trình bày, nhà thơ Trần Đăng Khoa ký tặng
5. Một số câu hỏi về cuộc đời nhà thơ, nhà thơ chụp ảnh lưu niệm cùng toàn
trường
6. Kết thúc chương trình

B. Chi tiết gây ấn tượng trong buổi giao lưu


Xuyên suốt buổi giao lưu, con lưu lại trong mình một ấn tượng mạnh về
hoàn cảnh sống. Sự khắc nghiệt ấy được thể hiện ở:
- Nhà thơ đã kể lại, dường như chim trên đảo không biết con người là
gì, chỉ nghĩ con người là “những con chim cánh cụt từ đâu đến, không
biết bay”. Lũ chim ấy chui vào chăn của người chiến sĩ, đẻ hàng chục
quả trứng, rũ vào đó hàng ngàn con bọ chim. Vậy mà, người chiến sĩ
Trường Sơn coi những quả trứng ấy như một thức quà để mời khách
quý.
- Chi tiết gây nên ấn tượng mạnh trong buổi giao lưu là hình ảnh của
một hòn đảo mang tên “Trường Sa” – nói theo chữ của các cụ xưa là
dải cát dài, vậy mà hòn đảo ấy còn chưa có cát nữa kia. Thực chất,
“hòn đảo” ấy lại là một bãi san hô còn chìm dưới 3m nước. Đảo thay
đổi theo sự nhào nặn của sóng. Hòn đảo vẫn réo gầm dưới sóng. Nó
như đang quẫy đạp, đang dãy dụa, muốn xé toang cái bầu nước âm u
vây bọc kia để ra đời. Nhưng theo cách tính toán của các nhà khoa
học, thì phải hơn một trăm năm nữa, nó mới nhô lên kia. Nhưng tốt
đẹp như thế nào thì chịu, không thể hình dung được, vì tất cả vẫn còn
đang chìm lặn trong sóng gió hỗn mang
- Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh,
là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng
giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc
chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được: “Nào
hát lên cho đêm tối biết/Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây/Ta đứng
vững trên đảo xa sóng gió/Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này”.

You might also like