You are on page 1of 10

TƯ VẤN CHO THAI PHỤ TRONG THAI KỲ

Ths.BS. Việt Thị Minh Trang


Mục tiêu:
(1) Nắm được lịch khám thai và ý nghĩa của các lần khám thai
(2) Vai trò của một số xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ
(3) Vai trò của tiêm chủng trong thai kỳ
(4) Tư vấn nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ
(5) Phân biệt các dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện và dấu chuyển dạ sanh

1. Lợi ích của khám thai


- Xác định tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
- Khám toàn diện để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, các yếu tố nguy cơ của bản
thân và gia đình có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
- Tư vấn việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp trong thai kỳ.
- Dặn dò những dấu hiệu cần khám ngay (trằn bụng, ra huyết âm đạo, thai máy
ít ...) để điều trị thích hợp, theo dõi dấu hiệu chuyển dạ sanh.
- Hướng dẫn thai phụ giữ gìn vệ sinh thân thể trong thời kỳ thai nghén.

2. Lịch khám thai


2.1 Tam cá nguyệt thứ I: Nên khám thai 2 lần
 Lần thứ nhất: Khi trễ kinh, dùng que thử nước tiểu cho thấy có thai
- Siêu âm: xác định có thai hay không, xác định thai nằm trong hay nằm ngoài tử
cung, số lượng thai
- Là mốc để tính tuổi thai, tính ngày dự sanh (đặc biệt trong trường hợp thai phụ có
vòng kinh không đều).
- Thăm khám toàn diện và hỏi kỹ các tiền căn bệnh lý và ghi rõ vào sổ khám thai:
+ Tiền căn của thai phụ:
* Sản khoa: Tiền thai trước đó (PARA, sanh thường, sanh mổ, con hiện sống...), có
biến chứng ở lần sanh trước (băng huyết sau sanh...)

1
* Phụ khoa: bệnh lý phụ khoa đã từng điều trị, chu kỳ kinh nguyệt... Thăm khám
và điều trị viêm âm đạo, cổ tử cung, nhiễm trùng tiểu ... (nếu có) để tránh nguy cơ
dọa sanh non. Nhiễm Streptococus group B đã được chứng minh là một yếu tố
nguy cơ gây dọa sanh non - sanh non.
* Nội khoa: bệnh lý nội khoa (bệnh tim, thiếu máu, hen phế quản, cường giáp ...),
bệnh lây nhiễm (viêm gan B, HIV, lao phổi...).
* Ngoại khoa: gù vẹo cột sống ...
* Chiều cao và cân nặng của thai phụ
+ Tiền căn gia đình: bố, mẹ, anh chị em ruột (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh
di truyền ...) để có thể hẹn thai phụ tái khám và tầm soát cho phù hợp.
- Tư vấn thời điểm sàng lọc trước sinh.
 Lần thứ 2:
Sàng lọc dị tật giai đoạn I, thường thực hiện khi tuổi thai từ 11 tuần 0 ngày đến 13
tuần 6 ngày (thường lấy mốc 12 tuần).
 Với thai phụ:
+ Huyết học: công thức máu toàn phần (xác định tình trạng thiếu máu, sàng lọc
nguy cơ thiếu máu do thalassemie), nhóm máu ABO, Rhesus
+ Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu 10 thông số (xác định có đường, đạm ...
trong nước tiểu hay không)
+ Đường huyết lúc đói (xác định tình trạng rối loạn dung nạp đường, đái tháo
đường ...)
+ Tư vấn để xét nghiệm HIV (để quản lý thai nghén tốt hơn, điều trị dự phòng
ARV cho mẹ khi lượng CD4 < 350/ml bất kể tuổi thai, và điều trị cho con lúc sanh
để giảm thiểu tối đa lây nhiễm HIV), viêm gan B (HBsAg) để chích ngừa sớm cho
trẻ trong 24 giờ đầu sau sanh, giang mai (BW) vì xoắn trùng giang mai có thể qua
nhau từ tuần thai 20 và có thể điều trị hiệu quả với kháng sinh Peniciline, Rubella
(IgG, IgM) vì rubella gây thai lưu hoặc dị tật nghiêm trọng...
+ Tư vấn dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cách dự phòng.
 Với thai nhi:

2
+ Siêu âm hình thái học thai nhi: đo độ mờ da gáy
+ Double test (kết hợp kết quả siêu âm và máu mẹ) để xác định nguy cơ: trisomy
21 (hội chứng Down), trisomy 18 (hội chứng Edwards), trisomy 13 (hội chứng
Patau).
- Trong tam cá nguyệt thứ I, nếu các dấu hiệu thăm khám bình thường, có thể hẹn
tái khám sau 4 tuần.
2.2 Tam cá nguyệt thứ II
Nên khám thai từ 2 - 3 lần. Khi tuổi thai từ 14 - 28 tuần
 Lần thứ nhất:
- Siêu âm: theo dõi sự phát triển của thai nhi
- Tầm soát dị tật thai nhi giai đoạn 2 (triple test) nếu như không thực hiện double
test trước đó. Thời điểm thực hiện tốt nhất thai từ 15 - 18 tuần.
 Lần thứ 2:
- Theo dõi và hướng dẫn cách phát hiện sớm các triệu chứng, dấu hiệu của tiền sản
giật và dự phòng sản giật (theo dõi cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, dấu hiệu
phù chân…) bằng cách đo huyết áp, tổng phân tích nước tiểu lúc thai 20 tuần.
- Tiêm phòng uốn ván để tránh uốn ván rốn sơ sinh (thường tiêm khi thai ≥ 16 tuần,
tiêm sau khi nghe tim thai hoặc sau khi siêu âm)
+ Với người con so, chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đó: cần tiêm 2 mũi VAT,
2 mũi cách nhau 01 tháng, mũi cuối cùng trước khi sanh 01 tháng.
+ Với người sanh con rạ, thời gian của lần sanh con trước và lần mang thai này
dưới 5 năm: nhắc lại 01 mũi VAT.
+ Với người sanh con rạ, thời gian của lần sanh con trước và lần mang thai này
trên 5 năm: tiêm lại 2 mũi VAT.
+ Nếu tiêm đủ 5 mũi VAT, mũi cuối cùng > 10 năm thì tiêm nhắc lại 1 mũi.
Liều Khoảng cách giữa các lần tiêm Thời gian bảo vệ
VAT 1 Lần đầu khám Không
VAT 2 4 tuần sau khi tiêm VAT 1 1 - 3 năm

3
VAT 3 6 tháng sau VAT 2 5 năm
VAT 4 1 năm sau VAT 3 10 năm
VAT 5 1 năm sau VAT 4 Suốt giai đoạn sinh sản
Bảng: Lịch tiêm phòng uốn ván (WHO) dành cho phụ nữ
- Tầm soát dị tật qua siêu âm 4 chiều. Thời điểm thực hiện 20 - 24 tuần, tốt nhất
thực hiện khi thai 22 tuần, giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc tim mạch,
mạch máu, mắt, thận, gan, cột sống, các chi ....
 Lần thứ 3:
- Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: nên làm cho mọi thai phụ.
+ Đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ dẫn đến đái tháo đường type II cho thai phụ
sau này. Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến thai to, sanh khó do thai to, có thể
mất tim thai đột ngột khi thai gần ngày sanh ...
+ Thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ:
* 24 - 28 tuần theo khuyến cáo của hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG)
* Có thể thực hiện tầm soát sớm hơn nếu phát hiện có đường trong nước tiểu, tiền
căn đái tháo đường thai kỳ lần trước, tiền căn gia đình có người bị đái tháo đường.
* Hiện nay BV Hùng Vương thực hiện tầm soát khi thai khoảng 26 tuần - trước 34
tuần.
- Trong tam cá nguyệt thứ II, nếu các dấu hiệu thăm khám bình thường, có thể hẹn
tái khám sau 4 tuần.
2.3 Tam cá nguyệt thứ III
- Theo dõi sự phát triển của thai nhi (đo bề cao tử cung, siêu âm), xác định ngôi
thai.
- Siêu âm đánh giá các chỉ số: đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi vòng bụng
(AC), chiều dài xương đùi (FL), cân nặng thai nhi. Xác định độ trưởng thành của
bánh nhau, lượng nước ối, tính chất ối.
- Tiêm phòng uốn ván đủ 2 lần trong thai kỳ (nếu thai phụ chưa được tiêm phòng
đủ theo hướng dẫn của phác đồ).
- Phát hiện những nguy cơ của thai phụ và thai nhi để quyết định nơi sanh (trạm y

4
tế xã hay bệnh viện huyện…).
- Theo dõi sức khỏe thai nhi: đo NST (Non stress test), có thể thực hiện khi thai ≥
36 tuần, đo NST sau khi sản phụ ăn xong.
- Tổng phân tích nước tiểu kiểm tra
- Hẹn khám thai:
+ Từ 28 - 36 tuần: khám mỗi 2 tuần
+ Từ 40 tuần mà chua sanh: khám và đo NST mỗi 3 ngày.
Ghi chú: Trong quá khám thai, nếu phát hiện bất thường qua thăm khám lâm sàng
hoặc cận lâm sàng, có thể cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định
vấn đề. Ngoài ra, lịch khám thai có thể gần hơn tùy từng trường hợp cụ thể.

3. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ


3.1 Bổ sung vi chất
3.1.1 Nhu cầu sắt
- Nhu cầu sắt tăng thêm 1.000 mg (trong đó 300 mg cho thai và nhau; 500 mg cho
hemoglobin trong máu mẹ, và 200 mg để bù đắp cho sự bài tiết).
- Mất máu trong lúc sổ nhau, băng huyết sau sanh, cho con bú .... làm tăng nhu cầu
sử dụng sắt.
- Nếu thai phụ mang thai quá dày, làm mất khả năng tái tạo và dự trữ sắt.
- Nếu thai phụ mang song thai, đa thai cần bổ sung lượng sắt nhiều hơn.
- Hấp thu sắt qua đường uống thấp, tuy nhiên khi có thai khả năng hấp thu sắt có
tăng thêm.
- Trà xanh, cafe làm giảm hấp thu sắt đáng kể.
- Vitamin C làm gia tăng hấp thu sắt.
- Thực phẩm giàu chất sắt: cá, thịt gà, thịt bò, thịt vịt, đùi cừu, hải sản, trứng, các
loại đậu, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm....
3.1.2 Acid Folic
- Acid folic cần thiết cho sự tổng hợp chất liệu di truyền (DNA), phát triển và phân
chia tế bào, tổng hợp nhóm Hem của Hemoglobin.

5
- Acid folic là coenzym của nhiều phản ứng và cần thiết trong chuyển hóa acid
amin.
- Nếu tổng hợp DNA bất thường sẽ ảnh hưởng lên nguyên hồng cầu, làm hồng cầu
to bất hường nhưng hàm lượng huyết cầu tố (hemoglobin) bình thường.
- Thiếu acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh.
- Nhu cầu acid folic trong thai kỳ thường tăng gấp đôi.
- Thực phẩm giàu acid folic: đậu và rau củ, nấm, các loại quả cam chanh, các loại
rau có màu xanh đậm như là măng tây, rau bina, bông cải xanh, gan động vật, gà,
hải sản, lúa mì và các loại ngũ cốc khác
3.1.3 Bổ sung canxi
- Lượng canxi bổ sung cho thai phụ tùy thuộc vào tùy đối tượng, từng giai đoạn
trong thai kỳ, từng vùng, tùy quốc gia.
- Trung bình, thai phụ cần bổ sung thêm 1.000 - 1.500mg canxi mỗi ngày.
- Trong giai đoạn cho con bú, thai phụ vẫn nên tiếp tục bổ sung canxi.
- Thực phẩm giàu canxi: sữa, bột sữa khô, bơ, kem sữa, các loại phó mát, yaourt,
cá hồi, cá trích, đậu nành, đậu hũ, rau bina, củ cải, nước cam
3.2 Chế độ dinh dưỡng
- Thai phụ cần nhiều năng lượng hơn, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá
no.
- Thường xuyên đổi món, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm.
- Lượng tinh bột vừa đủ, hạn chế các thực phẩm ngọt, tăng cường rau xanh.
- Chọn thực phẩm giàu canxi, chất sắt, acid folic, vitamin A...
- Bổ sung muối iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không nên: ăn mặn; không uống rượu, bia, không hút thuốc lá, ma túy; không tự
dùng thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc...
3.3 Lượng nước uống
- Nhu cầu nước trong thai kỳ tăng vì cân nặng của thai phụ gia tăng, thai phụ ăn
thực phẩm năng lượng cao, thể tích tuần hoàn tăng, thành lập nước ối, lượng nước
mất đi vào buổi sáng vì triệu chứng nghén.

6
- Thai phụ cần tổng cộng 2,3 lít nước và người cho con bú cần 2,7 lít nước mỗi
ngày (nước uống, nước trong thực phẩm, đồ uống...)
3.4 Tăng cân trong thai kỳ
Chủ yếu dựa vào BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) để cho thai phụ lời
khuyên về mức tăng cân trong thai kỳ.
Cân nặng Mức tăng cân toàn thai kỳ
BMI
trước khi mang thai được khuyến cáo (kg)
Thiếu cân < 18,5 12,5 - 18
Cân nặng bình thường 18,5 - 24,9 11 - 16
Dư cân 25 - 29,9 7 - 11
Béo phì ≥ 30 5-9
Khuyến cáo tăng cân toàn thai kỳ cho thai phụ theo BMI (ACOG)
- Ước tính mức tăng cân tính theo tam cá nguyệt
+ 3 tháng đầu: tăng 0,5 - 1,5 kg, có thể không tăng cân
+ 3 tháng giữa: tăng 4 - 4,5kg
+ 3 tháng cuối: tăng 7 - 8 kg
+ Tháng cuối cùng: mỗi tuần tăng cân < 1kg.
- Dặn dò bệnh nhân: nếu tăng cân quá nhanh nên tái khám ngay vì có thể có nguy
cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ...

4. Hướng dẫn theo dõi thai kỳ


4.1 Theo dõi các dấu hiệu mang thai bình thường
- Nghén là dấu hiệu bình thường đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chủ yếu là
do hormon thai kỳ (β-hCG) gây ra.
+ Tư vấn tâm lý để thai phụ thích nghi với tình trạng nghén khi mang thai vì đây là
yếu tố quan trọng nhất.
+ Sử dụng thực phẩm để giảm thiểu tình trạng nghén (trà gừng, kẹo gừng...)
+ Dùng thuốc chống ói (nếu thai phụ nôn tất cả sau khi ăn)
+ Trường hợp nặng có thể nhập viện điều trị (thai phụ nghén nặng và suy kiệt...).

7
+ Ăn nhiều lần trong ngày mỗi lần ăn lượng ít, không nên ăn quá no để tránh nôn.
- Theo dõi dấu hiệu thai máy. Thai máy lần đầu khi thai kỳ khoảng 18 - 20 tuần ở
người con so, người con rạ có thể nhận biết dấu hiệu thai máy sớm hơn.
4.2 Theo dõi và nhận biết sớm các dấu hiệu thai chậm tăng trưởng:
- Dặn thai phụ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước để tránh thai chậm tăng
trưởng hoặc thiếu nước ối.
- Hướng dẫn thai phụ theo dõi mức tăng cân, bụng lớn thêm.
- Nhắc nhở thai phụ về những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thai chậm tăng trưởng
(di chứng thần kinh, kém phát triển trí tuệ, biến chứng tim mạch ...) để thai phụ
nhận thức được tầm quan trọng của khám thai đầy đủ.
- Dặn dò thai phụ giữ kỹ các giấy tờ khám thai để phát hiện kịp thời thai chậm
tăng trưởng.
- Nằm nghiêng trái để tăng lượng máu (tăng chất dinh dưỡng, oxy) nuôi thai.
4.3 Theo dõi các dấu hiệu cần khám lại hoặc nhập viện ngay
Khi phát hiện có một trong những dấu hiệu sau, cần đến khám lại ngay:
- Đau bụng, ra huyết âm đạo, vỡ ối hoặc rỉ ối mà không có dấu chuyển dạ sanh
- Thai máy ít hoặc nhiều hơn bình thường
- Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều, chóng mặt, hoa mắt
- Sốt, phát ban
- Có cơn ngất hoặc co giật.
- Nôn ói quá nhiều.
- Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều: có thể là dấu hiệu đang bị nhiễm trùng đường
tiết niệu, bệnh lý thận ...
- Không thấy cử động thai từ tuần 20, hoặc cử động thai yếu đi.
- Da xanh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.
- Đến ngày dự kiến sinh mà chưa có dấu chuyển dạ.
4.4 Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sanh
- Hướng dẫn thai phụ theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ:
+ Đau bụng từng cơn, đau cách quãng, đau tăng dần

8
+ Ra nước trắng đục
+ Ra nhớt hồng âm đạo...
- Chuẩn bị cho cuộc sanh: nên tham gia lớp học tiền sản (cách hít thở, cách rặn
sanh có hiệu quả, cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ, tự chăm sóc bản thân, chăm sóc trẻ
sơ sinh sau sanh, tâm lý làm cha mẹ...)

5. Các vấn đề khác cần tư vấn cho thai phụ


5.1 Chế độ lao động - nghỉ ngơi
- Lao động vừa sức, làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá
sức vì dễ bị nguy cơ sảy thai.
- Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, nên sắp xếp 01 tiếng nghỉ trưa.
- Tránh làm việc ban đêm (từ tháng thứ 7)
- Nên xen kẽ nghỉ ngắn giữa giữa giờ làm việc.
- Nếu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, đau bụng thì nên nghỉ ngơi.
- Tránh môi trường làm việc có hóa chất độc hại
- Có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ.
- Không nên đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh
5.2 Vệ sinh cá nhân trong thai kỳ
- Tắm rửa thường xuyên, thay giặt quần áo sạch sẽ, tránh thụt tháo âm đạo, tránh
ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn)
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm nước.
- Tránh đi giày có đế hoặc gót quá cao
- Vệ sinh vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa của vú phát triển đều giúp trẻ có thể bú
ngay sau sanh.
- Thai kỳ làm tăng nguy cơ sâu răng, nên hướng dẫn thai phụ vệ sinh răng miệng
kỹ. Nên đến nha sĩ khám răng ít nhất 01 lần trong thai kỳ.
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói, tránh tiếp xúc với khói
thuốc lá, khói bếp.
5.3 Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai

9
- Nếu thai phụ có dấu hiệu động thai, thai ra huyết, dọa sảy thai, dọa đẻ non thì
không nên quan hệ tình dục.
- Nếu thai phụ đã từng sảy thai hoặc sanh non ở thai kỳ trước thì nên kiêng hẳn
trong 3 tháng đầu và tháng cuối cùng trước khi sinh.
- Giữ vệ sinh kỹ, nên sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây truyền qua đường
tình dục...
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ACOG, Gestational diabetes mellitus, Clinical management guidelines for
Obstetrician-Gynecologist: number 30, September 2001.
2. ACOG, Weight gain during pregnancy, Committee on obstetric practice, number
548, January 2013 (reaffirmed 2015).
3. Ann Prentice, Maternal calcium requirements during pregnancy and lactation,
p.479S.
4. Antony AC. Megaloblastic anemias. In: Goldman L, Schafer AI, eds. Goldman's
Cecil Medicine. 25th ed. Philadelphia, PA: Elsevier Saunders; 2016:chap 164.
5. Brenna Hughes, Susan Cu-Uvin (2016), Patient information: HIV and
pregnancy, Uptodate
6. European hydration institute, Water needs increase during pregnancy and
breastfeeding.
7. Royal college of obstetricians and gynecologists (RCOG) (2012), Your baby's
movements in pregnancy.
8. S.Pavord, B.Myers, S.Robinson et al. (2011), "UK guideline on the management
of iron deficiency pregnancy", British Committee for Standards in Hematology.
9. WHO, Immunization schedule
http://www.aho.afro.who.int/profiles_information/index.php/Congo:Immunization_
schedule.

10

You might also like