You are on page 1of 11

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ DA VÀ NIÊM MẠC TRONG THAI KỲ

BS.Nguyễn Minh Phương

Thai kỳ thường kèm theo hàng loạt những thay đổi về miễn dịch, chuyển hoá, nội tiết và
tim mạch, khiến cho thai phụ có những thay đổi về da và niêm mạc của da, cả về sinh lý lẫn bệnh
lý[1]. Những thay đổi này là một sự thích nghi tích cực của người mẹ để tạo điều kiện cho thai
nhi trong suốt quá trình mang thai. Nhiều nghiên cứu đã tập trung trên các vấn đề sinh lý và bệnh
lý về da xảy ra trong thời kỳ mang thai. Những nghiên cứu gần đây đưa ra những số liệu rất khác
nhau về tỷ lệ xuất hiện của những thay đổi sinh lý và bệnh lý trong thai kỳ. Điều quan trọng ở
đây không chỉ là nhân viên y tế mà cả bà mẹ mang thai cũng cần có những hiểu biết nhất định về
những thay đổi mang tính sinh lý ở da và phần phụ của da trong thai kỳ để tránh khỏi những lo
lắng không cần thiết cũng như phát hiện và xử lý kịp thời những tình trạng bệnh lý về da xuất
hiện trong thai kỳ.

A. Những thay đổi sinh lý của da trong thai kỳ

Bảng 1 Một số thay đổi sinh lý về da và niêm mạc trong thai kỳ[2]

Da
Tăng sắc tố
Rám má
Rạn da
Dãn mạch
Ban đỏ da
Phù ấn không lõm
Dãn tĩnh mạch chi dưới
Ngứa
U hạt sinh mủ
Niêm mạc
Sung huyết nướu
Viêm nướu
Đổi màu xanh cổ tử cung
Ban đỏ âm đạo

I. Tăng sắc tố da và rám má:

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị tăng sắc tố da tuỳ theo mức độ. Sự tăng sắc tố thường rời
rạc, khu trú có thể do sự khác biệt về mật độ tế bào sắc tố ở lớp thượng bì. Đôi khi tăng sắc tố
toàn thể cũng xảy ra. Do tăng nồng độ alpha và beta-melanocyte–stimulating-hormone (MSH),

1
beta–endorphin, estrogen, progesterone. Các vị trí tăng sắc tố rõ gồm có núm vú, quầng vú, cổ,
nách, đường giữa bụng, bộ phận sinh dục.

Cơ chế bệnh sinh của hiện tượng tăng sắc tố vẫn chưa được hiểu rõ. Vùng da thường bị ảnh
hưởng nhiều nhất là đường giữa bụng, giới hạn từ đỉnh xương mu đến mũi xương ức tuy nhiên
sự thay đổi này hồi phục hoàn toàn sau sanh.

Rám má cũng thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai, ảnh hưởng đến 75% thai phụ[4].
Tình trạng rám má trở nên trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Có ba dạng rám má
ở thai phụ[4]

 Trung tâm mặt: đa số (63%), 2 má, trán, môi trên, mũi và cằm.

 Dạng hàm trên: (21%), 2 má và mũi

 Dạng hàm dưới (16%)

Hình 1: rám má Hình 2: Những vùng da tăng sắc tố trong thai kỳ

II. Vết rạn da (Striae gravidarum)

Sự thay đổi ở mô liên kết như vết rạn là một vấn đề thẩm mỹ được chú ý nhiều ở phụ nữ
mang thai. Bắt đầu là những đường màu hồng/tím xuất hiện từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ. Chúng
phát triển thành những đường hằn với những nếp nhăn nhỏ và giảm sắc tố. Vết rạn thường xuất

2
hiện ở bụng, ngực và đùi, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở thắt lưng, mông, hông và cánh tay.
Nguyên nhân của vết rạn là do sự sút giảm sợi elastin ở lớp bì liên quan đến yếu tố nội tiết và vật
lý.

Mặc dù vết rạn sẽ mờ đi trong vòng vài tháng đến 1-2 năm sau sanh nhưng chúng không
biến mất hoàn toàn. Hiện tại chưa có phương pháp nào ngăn ngừa sự phát triển của vết rạn da
thai kỳ. Tuy nhiên nên điều trị khi vết rạn còn đỏ, những phương pháp điều trị mới như laser ánh
sáng có thể hiệu quả.

Hình 3: rạn da do thai kỳ.

III. Skin tag (molluscum fibrosum gravidarum)

Còn được gọi là mụn cơm có cuống. Thương tổn nhỏ có màu da hoặc hơi tăng săc tố, hình
dạng giống polip, xuất hiện từ tháng thứ 4-6 thai kỳ và biến mất sau khi sanh.Thường thấy ở

nách, háng, dưới vú, phía bên cổ, mặt, ngực, và đôi khi ở bàn chân. Nguyên nhân chưa rõ ràng,
có thể là do tăng trưởng hormon nội tiết khi mang thai. Đây là thay đổi sinh lý không ác tính,
không lây nhiễm. Việc điều trị đơn giản gồm áp nitơ lỏng, cắt bỏ đối với những thương tổn dai
dẳng.

3
Bảng 2 Thay đổi sinh lý về da[1]

Thay đổi sinh lý Số trường hợp %


Tăng sắc tố 526/600 87.67
Vết rạn da 437/600 72.83
Thay đổi mạch máu 40/600 13.33
Thay đổi ống tuyến 81/600 10.16

IV. Ngứa

Ngứa ở thai phụ có thể là do thay đổi sinh lý, hoặc liên quan đến tình trạng bệnh lý trước
đó hoặc những bệnh lý đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Ngứa vô căn ảnh hưởng đến 20% thai
phụ. Những vùng da thường bị ảnh hưởng bao gồm da đầu, hậu môn, âm hộ, và trong tam cá
nguyệt III là vùng bụng.

Những bệnh nhân mắc chứng ngứa lan toả cần được đánh giá bệnh lý ứ mật trong gan, đây
là bệnh lý gây ngứa duy nhất mà không có biểu hiện sang thương ra da. Ngứa trong thai kỳ cũng
có thể liên quan đến chứng da vẽ nổi hoặc mày đay, mà cũng thường phổ biến vào nửa sau thai
kỳ. Điều trị triệu chứng bao gồm tắm với sữa tắm yến mạch, phơi nắng. Loratadine và cetirizine
có thể được lựa chọn để điều trị tình trạng này[5].

Ngoài ra, ngứa cũng là triệu chứng thường gặp ở một vài bệnh lý đặc trưng trong thai kỳ
như, PUPPP, pemphigoid thai kỳ, viêm nang lông thai kỳ.

4
Bảng 3 Một số bệnh lý liên quan đến thai kỳ[1]

Bệnh lý Tổng số ca Số ca mắc mới Số ca đã mắc Số ca nặng hơn


bệnh trước đó trong thai kỳ
Nhiễm trùng
Candida.sp 126 40 86 30
Lang ben 37 12 25 10
Ghẻ 27 5 12
U mềm lây 2 2
Zona 1 1
Herpes sinh dục 2 2
Mồng gà 1 1 1

Tự miễn
Lupus đỏ hệ thống 1 1

Bệnh da khác
Mụn 62 40 22 20
Da dư 52 42 10
Viêm da tiết bã 7 1 6
Viêm da thần kinh 3 3
Vảy phấn hồng 2 2
Sẹo lồi 1 1
Vảy nến 6 2 4 1
Lichen amyloid 1 1

V. Những thay đổi về mạch máu

Estrogen tăng cao trong thai kỳ cùng với một số yếu tố khác tác động làm cho mạch máu
dãn ra và ít bền vững, đồng thời làm tăng sinh mạch máu trong suốt thai kỳ. Việc mang thai gây
ra nhiều thay đổi về mặt cấu trúc của mạch máu, biểu lộ trên da và thường thoái lui sau sanh.

1. U mạch mạng nhện

Phát triển từ tháng thứ 2-5. Sang thương màu đỏ hình mạng lưới toả ra từ trung tâm. Vị trí
thường thấy ở quanh mắt, cổ, mặt ngực trên và cánh tay.

5
Hình 4: u mạch hình mạng nhện

2. Lòng bàn tay son

Thường khởi phát từ tam cá nguyệt I và giảm nhanh sau 1-2 tuần sau sanh mà không cần
điều trị. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone estrogen và tăng sinh mạch máu.

6
Hình 5: Lòng bàn tay son

3. Giãn tĩnh mạch

Hơn 40% thai phụ gặp tình trạng này. Vị trí giãn tĩnh mạch thường gặp là tĩnh mạch hiển,
âm hộ, tĩnh mạch trĩ xuất hiện tăng dần và không thể ngăn ngừa được. Nguyên nhân có thể do
thay đổi huyết động học: gia tăng thể tích máu và áp lực tĩnh mạch từ hệ mạch vùng chậu và tĩnh
mạch đùi. Những thay đổi này xuất hiện từ tháng thứ ba của thai kỳ, thường không biến mất
hoàn toàn sau sanh.

Sự suy yếu tĩnh mạch chi dưới, tĩnh mạch trĩ, tĩnh mạch âm hộ gây nhiều khó khăn cho thai
phụ thậm chí có thể phát triển thành bệnh lý như huyết khối tĩnh mạch sâu và viêm tĩnh mạch,
tuy nhiên những trường hợp này khá hiếm gặp.

Những biện pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân bao gồm nâng cao chân, mang vớ ép,
ngủ nghiêng trái, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, tập thể dục nhẹ nhàng. Can thiệp y khoa thường
được đề nghị khi tình trạng giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng đến chuyển dạ hoặc tồn tại dai dẳng
sau sanh.

7
Hình 6: Giãn tĩnh mạch chi dưới

Hình 7: Giãn tĩnh mạch âm đạo

4. Ban xuất huyết

Do sự suy yếu thành mạch và sự thay đổi huyết động học do thai kỳ. Ban xuất huyết
thường xuất hiện ở hai chi dưới vào nửa sau thai kỳ và biến mất hoàn toàn sau chuyển dạ.

5. Phù ấn không lõm

Thường gặp ở mặt, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân. Phù xảy ra giai đoạn cuối thai kỳ và
giảm dần sau sanh. Nguyên nhân là do tăng tính thấm thành mạch, tăng tuần hoàn nhau thai, tăng

8
hormone tuyến thượng thận. Trong đó 70% phù chi dưới là hiện tượng sinh lý, không liên quan
đến bệnh lý tiền sản giật, sản giật.

6. U hạt sinh mủ (Granuloma gravidarum, pregnancy tumor, pregnancy epulis)

Đây là những cấu trúc giống như u mạch ở khoang miệng phát triển trong khoảng tam cá
nguyệt II-III của thai kỳ. Sang thương đơn độc dạng nốt mềm hoặc mảng đỏ thường xuất hiện ở
hàm dưới hoặc phần nướu của hàm trên, thường kèm theo viêm lợi.

Sang thương thoái triển chậm sau sanh, thời gian thay đổi từ vài tuần đến vài tháng.

Điều trị cắt bỏ trong thai kỳ là không cần thiết, vì sang thương có thể thoái triển và biến
mất sau sanh. Tuy nhiên nếu sang thương tồn tại dai dẳng và gây nhiều khó khăn cho thai phụ thì
có thể điều trị bằng một số biện pháp như phẫu thuật cắt bỏ, laser Nd: YAG, flash lamp PDL,
liệu pháp xơ hóa bằng sodim tetradecyl sulfate, tiêm ethanol trong sang thương (đối với sang
thương tái phát thường xuyên)[3].

Hình 8: U hạt sinh mủ

B. Thay đổi ở niêm mạc

9
Trong thai kỳ ghi nhận có sự tăng sinh mạch máu, xung huyết trong da và cơ của vùng tầng
sinh môn và âm hộ, các mô liên kết mềm hơn. Do hiện tượng xung huyết, niêm mạc âm đạo,
niêm mạc cổ tử cung có màu tím (dấu hiệu Chadwick và dấu hiệu Goodell).

Hầu hết thai phụ đều có những thay đổi ở nướu răng và có thể bị viêm nướu, những thay
đổi này có thể gây chảy máu nướu răng, áp xe và đau.

Nhiều thai phụ có thể gặp tình trạng sung huyết niêm mạc mũi và xoang do sự thay đổi
hormone trong thai kỳ. Đôi khi những thay đổi này gây khó chịu và sư xuất hiện của nó không
liên quan đến bệnh lý thực thể. Trong vài trường hợp nặng nề, một số phương pháp điều trị có
thể giảm bớt triệu chứng như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, corticoid, ipratropium hoặc
pseudoenphedrine.

C. Tóm tắt và bàn luận

Hầu hết thai phụ đều có dấu hiệu tăng sắc tố da tuỳ mức độ. Rám má là tình trạng thay đổi
sắc tố gây ảnh hưởng đến 75% thai phụ. Rám má do thai kỳ thường thoái lui trong vòng 1 năm.
Điều trị rám má dồn tại dai dẳng thường không cần thiết nhưng nếu cần, lựa chọn hàng đầu là
sản phẩm tẩy trắng.

Estrogen và một số yếu tố phụ là nguyên nhân làm giãn nở và tăng sinh mạch máu trong
thai kỳ. U mạch mạng nhiện, lòng bàn tay son, giãn tĩnh mạch,phù chân là những thay đổi sinh lý
thai kỳ liên quan đến mạch máu thường gặp

Vết rạn da trong thai kỳ xuất hiện do sự thay đổi mô liên kết, thường gặp ở bụng, ngực và
đùi , tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở thắt lưng, mông và cánh tay. Dù cho vết rạn da sẽ mờ dần
sau sanh nhưng chúng không biến mất. Hiện chưa có phương pháp ngăn ngừa hay điều trị hiệu
quả tình trạng này.

Ngứa ở thai phụ có thể do sinh lý, hoặc liên quan đến sự bùng phát của một bệnh lý mắc từ
trước thai kỳ, hoặc liên quan đến bệnh lý da đặc trưng trong thai kỳ. Điều trị với sữa tắm yến
mạch, corticoid thoa, kháng histamines, kèm với liệu pháp UVB giúp giảm bớt triệu chứng ngứa.

Hầu hết thai phụ đều có những thay đổi ở nướu rang và/hoặc viêm nướu. Nhiều trường hợp
kèm theo sung huyết niêm mạc ở mũi và xoang, có thể gây cảm giác khó chịu.

Tài liệu tham khảo:

1. Vinitha V. Panicker, Najeeba Riyaz, P. K. Balachandran (2017) "A clinical study of


cutaneous changes in pregnancy". Journal of Epidemiology and Global Health, 7
(1), 63-70.
2. R. C. Wong, C. N. Ellis (1989) "Physiologic skin changes in pregnancy". Semin
Dermatol, 8 (1), 7-11.

10
3. S. M. Gondivkar, A. Gadbail, R. Chole (2010) "Oral pregnancy tumor". Contemp Clin
Dent, 1 (3), 190-2.
4. F. Muzaffar, I. Hussain, T. S. Haroon (1998) "Physiologic skin changes during
pregnancy: a study of 140 cases". Int J Dermatol, 37 (6), 429-31.
5. M. Schatz, D. Petitti (1997) "Antihistamines and pregnancy". Ann Allergy Asthma
Immunol, 78 (2), 157-9.

11

You might also like