You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Bộ môn điện tử công nghiệp
----------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Trương Việt Anh


Sinh viên thực hiện: MSSV
Đoàn Nguyễn Minh Tiến 19142040

Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022.


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên chúng em xin được phép cảm ơn quý công ty Spartronics Việt Nam đã
tạo điều kiện cho chúng em được thực tập, làm việc và học hỏi trong một môi
trường chuyên nghiệp, được tiếp xúc, học tập với nhiều anh chị nhân viên dễ mến
và được các anh chị giúp đỡ nhiều trong quá trình thực tập.

Đặc biệt chúng em xin được chân thành gửi lời cảm ơn tới anh Đăng Châu Phát,
cảm ơn anh đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình học tập tại công ty. Ở
anh chúng em đã học hỏi được nhiều thứ, từ kiến thức chuyên môn, tới tác phong
làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng cần có để làm việc trong môi trường kỹ
thuật. Đề tài này chắc chắn sẽ không thể hoàn thành nếu không nhờ có sự dẫn dắt
nhiệt tình từ anh, một lần nữa, xin cho chúng em gửi những lời cảm ơn chân thành
nhất tới anh.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Xác nhận của GVHD


MỤC LỤC
CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP ............................................................................... 1
Giới thiệu cơ quan thực tập .............................................................................................. 1
1.1.1. Giới thiệu chung........................................................................................................ 1
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................................... 1
1.1.3. Lịch sử phát triển ...................................................................................................... 2
1.1.4. Sơ đồ tổ chức ............................................................................................................ 2
1.1.5. Giới thiệu về đơn vị thực tập .................................................................................... 2
Nhiệm vụ được giao ......................................................................................................... 3
CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP ............................................................................... 3
GIỚI THIỆU DỰ ÁN MMMS ......................................................................................... 3
2.1.1. Mục đích của dự án ................................................................................................... 3
2.1.2. Mục tiêu của dự án. ................................................................................................... 3
2.1.3. Mô hình hoạt động. ................................................................................................... 4
Quá trình thực hiện dự án. ................................................................................................ 5
2.2.1. Xác định những trang thiết bị cần sử dụng . ............................................................. 5
2.2.2. Tạo Cơ sở dữ liệu ...................................................................................................... 9
2.2.3. Xây dựng thuật toán cho hệ thống MMMS. ........................................................... 20
2.2.4. Sơ đồ đấu nối của các thiết bị. ................................................................................ 22
2.2.5. Code hoàn chỉnh của mỗi thiết bị ........................................................................... 30
2.2.6. Phần mềm quản lý của máy chủ. ............................................................................ 30
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 35
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Logo công ty .................................................................................................................................................. 1
Sơ đồ tổ chức của nhà máy........................................................................................................................... 2
Sơ đồ đấu dây bộ chuyển nguồn và cảm biến quang ................................................................................. 26
Sơ đồ đấu dây cho nguồn raspberry bộ cầm tay ........................................................................................ 29
Phần mềm quản lý cho máy chủ ................................................................................................................. 31
CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
Giới thiệu cơ quan thực tập
1.1.1. Giới thiệu chung
 Tên công ty: Công ty TNHH Spartronics Việt Nam
 Logo công ty:

Logo công ty
 Địa chỉ: Số 3, đường số 6, Khu công nghiệp -Singapore, Phường Bình
Hòa, Thị xã Thuận An, Bình Dương
 Số điện thoại: +84 274 3784 890
Tại miền Nam Việt Nam, Spartronics sản xuất các sản phẩm điện tử và cơ
điện phức tạp cho các ứng dụng điều khiển và đo đạc và hàng không vũ trụ
thương mại cho các môi trường công nghiệp có chi phí cao. Chúng tôi hợp
tác với khách hàng của mình trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất, cung cấp
các dịch vụ kỹ thuật, tạo mẫu, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và hậu mãi.
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Spartronics Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Sparton, cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ sản xuất linh hoạt với chi phí cạnh tranh cùng sự tập
trung vào các sản phẩm và số lượng theo nhu cầu thông qua nhà máy công
nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,
Bình Dương.

Dịch vụ sản xuất: Lắp ráp bảng mạch in (PCBA), dây cáp, cơ khí-điện tử và
sản phẩm hoàn chỉnh.

1
Dịch vụ kỹ thuật: Phát triển và thử nghiệm phần cứng, phần mềm, thiết kế bo
mạch với ECAD, thiết kế cơ khí, phát triển sản phẩm và thử nghiệm, sửa
chữa và nâng cấp.
1.1.3. Lịch sử phát triển
Spartronics Việt Nam do Tập đoàn Sparton (Mỹ) đầu tư. Nhà máy đầu tiên
của Spartronics Việt Nam được xây dựng vào năm 2005 ở Bình Dương. Đến
nay, Spartronics Việt Nam đã mở rộng đầu tư và hoạt động sản xuất - kinh
doanh ổn định.

Trong những năm qua, Spartronics Việt Nam đã đạt được những giải thưởng
danh tiếng như: Một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á, Doanh
nghiệp xuất sắc của châu Á Thái Bình Dương, Doanh nghiệp xuất sắc của
Việt Nam, 10 Thương hiệu tốt nhất Việt Nam, Doanh nghiệp tăng trưởng
xuất sắc châu Á Thái Bình Dương…
1.1.4. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức của nhà máy

1.1.5. Giới thiệu về đơn vị thực tập


Đơn vị thực tập: Bộ phận Trang thiết bị (Equipment)
Nhiệm vụ bộ phận:
 Vận hành, giám sát, sửa chữa các máy móc trong nhà xưởng
 Lập báo cáo về tình trạng của thiết bị.
 Hoàn thiện nhiệm vj của mình và nộp đúng thời gian được giao.

2
Nhiệm vụ được giao
Người hướng dẫn: Anh Đặng Châu Phát
Người giám sát: Anh Đặng Châu Phát
Trong thời gian thực tập tại công ty Spartronics Việt Nam, người thực hiện
báo cáo đã được hướng dẫn và thực hiện đề tài về dự án MMMS nhằm hỗ
trợ cho sự vận hành của nhà xưởng.

CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP


GIỚI THIỆU DỰ ÁN MMMS
2.1.1. Mục đích của dự án
Công ty Spartronics là một nhà máy xí nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị
điện tử cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các mặt hãng liên
quanh tới lĩnh vực y tế, hàng không và vũ trụ, do đó các máy móc sử dụng
trong công ty cần một độ chính xác gần như tuyệt đối và được bảo dưỡng
liên tục để đảm bảo luôn đúng tiến độ, để làm được như vậy, cần phải có
một phương pháp quản lý nhân công, cũng như các phương án bảo trì thích
hợp.
Tuy nhiên với một số lượng máy móc ngày càng nhiều, cũng như nhân viên
vận hành, cũng như bảo trì ngày càng đông, và quan trọng hơn hết, với nhu
cầu mở rộng diện tích nhà máy, trang thiết bị sản xuất trong tương lai gần,
việc quản lý thiết bị bằng nhân lực đã không còn hiệu quả. Bên cạnh đó,
diện tích xưởng lớn và nội quy không được sử dụng điện thoại bên trong
xưởng khiến cho việc liên lạc giữa nhân viên vận hành và nhân viên sửa
chữa trở nên khó khăn đáng kể.
Trước tình hình đó, công ty đã yêu cầu một hệ thống khắc phục được những
khó khăn kể trên trong một cách tối ưu nhất có thể. Đó chính là lý do chúng
em thực hiện dự án này.
Dự án sau đây là một hệ thống có vai trò quản lý, giám sát thiết bị, mà chúng
em tạm gọi là hệ thống MMMS (Machine Monitoring & Management
System)
2.1.2. Mục tiêu của dự án.

3
- Tạo ra một hệ thống liên kết chặt chẽ với nhau, qua đó truyền tải, lưu trữ
thông tin chính xác.
- Lưu trữ thông tin hoạt động của máy, của sản phẩm, người vận hành,
cũng như những sự cố và người thực hiện công việc sửa chữa.
- Có khả năng giao tiếp tầm xa, tự động tìm kiếm nhân viên kỹ thuật có
khả năng xử lý lỗi trong thời gian ngắn.
- Các thiết bị được sử dụng trong hệ thống phải đảm bảo an toàn, và không
gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất.

2.1.3. Mô hình hoạt động.


Hệ thống MMMS bao gồm:
- Máy chủ (Master): có chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu về người dùng,
sản phẩm, các thiết bị máy móc trong công ty và dữ liệu về hoạt động của
chúng lên cơ sở dữ liệu.
- Máy trạm (Slave): có chức năng lưu lại dữ liệu hoạt động của máy, cũng
như sản phẩm và người vận hành máy rồi chuyển lên cơ sở dữ liệu, là
trung gian giao tiếp giữa người vận hành máy và máy chủ.
- Máy liên lạc cầm tay (Contactor): truyền thông tin từ máy chủ đến Kỹ
thuật viên/ Kỹ sư và ngược lại, là thiết bị trung gian giao tiếp giữa các kỹ
thuật viên/ kỹ sư và máy chủ.

4
Hình. Mô hình Hệ thống MMMS
Quá trình thực hiện dự án.
2.2.1. Xác định những trang thiết bị cần sử dụng .
a. Raspberry Pi 3.
Để tạo ra một hệ thống lưu trữ tự động lên Cơ sở dữ liệu điện toán đám mây
(Công ty Spartronics sử dụng cơ sở dữ liệu SQL của Microsoft), chúng ta
cần một thiết bị có khả năng kết nối với hệ thống internet toàn cầu và có khả
năng tương tác với cơ sở dữ liệu nói trên. Raspberry Pi 3 là một trong những
lựa chọn tối ưu nhất nhờ vào lõi vi xử lý cực mạnh, đóng vai trò gần như là
một máy vi tính thu nhỏ kèm theo đó là khả năng xử lý tín hiệu tốt, rất thích
hợp để áp dụng vào các ứng dụng IoT. Bên cạnh đó giá một bộ Raspberry Pi
3 kèm thẻ nhớ chỉ vào khoảng 1.500.000 vnđ, một mức giá rất phải chăng so
với việc phải sẳm một bộ vi tính với mức giá thị trường hiện nay là trên
7.000.000 vnđ. Vì vậy, chúng em đã chọn Raspberry Pi 3 model B+ làm
thiết bị xử lý chính cho Thiết bị cầm tay và Máy trạm.

5
Hình. Mô Hình Raspberry Pi 3 Model B+
b. Cảm biến.
Các cảm biến là thành phần không thể thiếu để giám sát các thông số của
máy, ở mỗi trường hợp mỗi máy sẽ yêu cầu mỗi cảm biến khác nhau, vì vậy,
cảm biến chúng em sử dụng sẽ là cảm biến do công ty cung cấp. Trong dự
án này, chúng em sẽ sử dụng cảm biến quang để đếm sản phẩm đầu vào và
ra của từng máy khác nhau.
c. Các module Điện tử khác được sử dụng.
- Module truyền phát dữ liệu bằng sóng RF- HC12: Có tác dụng truyền dữ
liệu thông phương pháp truyền UART, phạm vi hoạt động lên tới 1km

Hình. Mạch thu phát sóng RF UART HC12

6
- Màn hình LCD 20x4 sử dụng phương pháp giao tiếp bằng I2C: dùng để
hiện thị thông tin giám sát cho máy trạm (Slave), đóng vai trò như giao
diện tương tác với người dùng, thay cho màn hình máy tính.

Hình. Màn hình điện tử LCD 2004 kèm module giao tiếp I2C

- Màn hình LCD Oled 0,96 inch: được sử dụng cho thiết bị liên lạc cầm tay
(Contactor) nhằm thu gọn tối đa kích thước của bộ cầm tay, đảm bảo cho
bộ cầm tay nhỏ gọn và giao diện bắt mắt.

Hình. Màn hình cảm ứng LCD Oled 0,96 inch

7
- Module đọc thẻ từ (và thẻ từ) RFID RC522: Sử dụng để làm một “ chìa
khóa” được mã hóa đặc biệt dành cho các kỹ sư/ Kỹ thuật viên để cấp
quyền sửa chữa.

Hình. Module NFC Shield RFID RC522 và thẻ từ


- Đầu đọc Mã vạch Honeywell 1900gHD 2D: Dùng để đọc mã số nhân
viên từ thẻ barcode của công ty, lấy dữ liệu và tương tác với máy trạm.

Hình. Đầu đọc mã vạch Honeywell 1900gHD 2D


d. Các linh kiện điện tử khác cần dùng.
- Nút bấm.
- Nguồn 5v.
- Đầu đọc thẻ nhớ.
- Bộ chuyển đổi nguồn 240V – 12 V.
8
2.2.2. Tạo Cơ sở dữ liệu
a. Tạo Cơ sở dữ liệu SQL có thể kết nối từ xa.
Như đã nói ở trên, để lưu trữ lại thông tin vận hành, như sửa chữa, bảo trì
của máy, cũng như thông tin của nhân viên và sản phẩm, chúng ta cần có
một hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn, và có cấu trúc chặt chẽ. Do công ty
Spartronics sử dụng hệ thống SQL, cơ sở dữ liệu điện toán đám mây của
Microsoft, chúng em sẽ tạo một database trong máy chủ của công ty bằng
Microsoft SQL Server 2014 Management Studio. Việc tạo bảng phải nhất
quán với cơ sở dữ liệu có sẵn của công ty và phải được quản lý thông qua.
Nếu chưa có cơ sở dữ liệu có sẵn, chúng ta có thể tạo một cơ sở dữ liệu
thong qua các bước sau:
Bước 1: Cài đặt phần mềm
- Phần mềm được cài đặt và thực hiện như các bước hướng dẫn sau:
https://howkteam.vn/Course/How-to-install/Huong-dan-cai-dat-SQL-
Server-102
- Sau khi cài đặt phần mềm thành công, tiến hành kích hoạt để tạo server

Bước 2: Tạo Server và cho phép truy cập từ xa


- Sau khi mở phần mềm, ở cửa sổ đăng nhập, chọn Authentication, sau đó
bấm Connect.

9
- Tạo một database để cho phép truy cập: Bấm chuột phải vào mục
Databases, chọn New Database

- Đặt tên Database ở mục Database name rồi chọn OK, ở đây chúng ta sẽ
đặt là TestA.

10
- Sau đó ta bấm chuột phải vào database sever và chỉnh Security như sau:

- Tại thư mục Security, chọn Logins, sau đó, chuột phải vào Logins chọn
new Login. Tiếp tục Cài đặt như trong hình.

11
12
13
- Bây giờ, chúng ta cần cho phép truy cập Server này qua mạng, để làm
vậy, đầu tiên ta mở SQL Server Configuartion Manager lên, truy cập
SQL Server Network Configuration và Enable các mục như trong hình

- Nhấp đúp chọn vào TCP/IP, tại mục IP Addresses, kéo xuống cuối cùng
tại IP ALL, điền số 1433 tại TCP port, TCP Dynamic Ports phải để trắng.
Đây là cổng mặc định cho phép để kết nối SQL từ xa, nếu cần thiết có
thể chuyển từ 1433 sang một cổng khác theo ý thích.

14
- Tại SQL Native Client chọn mục Client Protocols và Enable các mục như
hình.

- Tiếp thepo, ta chạy lại Server để áp dụng những thay đổi, bằng cách truy
cập vào SQL Server Services, tại SQL server, cài đặt như sau và bấm OK

- Truy cập vào Window denfender firewall, tại mục inbound, chọn New
Rule, sau đó thực hiện các bước như sau:

15
16
- Sau khi đặt tên và finish, chúng ta đã có thể kết nối vào SQL server với
“tên server, 1433” hoặc “địa chỉ IP LAN 4v4,1433” (địa chỉ IP có thể
tìm bằng cách gõ ipconfig /all vào mục command của window) và tài
khoản/ mật khẩu của người dùng đã cài đặt trước đó.
b. Tạo các bảng dữ liệu.
- Sau khi đã có kết nối cơ sở dữ liệu với hệ thống mạng nội bộ, ta cần xác
định các trường thông tin cần để tạo ra các bảng dữ liệu (Data Table)
nhằm mục đích quản lý và lưu trữ dữ liệu, đóng vai trò như một bộ não
cho hệ thống quản lý.
- Đối với yêu cầu từ phía công ty, chúng em đã xác định được mình cần
những bảng dữ liệu sau:
o 01 một bảng dữ liệu để quản lý thông tin về thiết bị cần giám sát
(được đặt tên là MachineMasterList).
o 01 một bảng quản lý thành phẩm/ số lượng sản phẩm máy sản xuất
trong thời gian hoạt động (được đặt tên là MachineOutput).
o 01 một bảng quản lý thông tin của người dùng (được đặt tên là
User).
o 01 một bảng quản lý lịch sử sửa chữa của thiết bị (được đặt tên là
RepairHistory).
- Với hệ thống dữ liệu kể trên, ta sẽ dễ dàng quản lý được toàn bộ thông tin
cần thiết về thời gian vận hành, sửa chữa, người vận hành, người quản lý
thiết bị, các thông số cần thiết về sản phẩm được sản xuất bởi các thiết bị.

17
- Sau khi xác định xong các bảng dữ liệu cần dùng, ta tiến hành tạo bảng
với các trường thông tin mong muốn.
- Click chuột phải vào thư mục cần tạo bảng, chọn Table

- Ở cửa sổ hiện lên, lần lượt tạo các trường dữ liệu cho bảng, thứ tự từ trái
sáng phải các cột lần lượt là: Tên cột, Loại dữ liệu, Cho phép bỏ trống (
hoặc không).

- Lưu ý, trường dữ liệu ID phải luôn được khai báo độc nhất, và phải là
kiểu dữ liệu bigint, và không được phép bỏ trống.

18
- Sau khi tạo xong ta sẽ có những bảng tương tự như sau:

MachineMasterList
2.2.2.1. 1
MachineMasterList

Machine Output

Repair History

19
User

Với các bước trên, phần cơ sở dữ liệu cho hệ thống cơ bản đã hoàn thành,
việc tiếp theo đây chúng em làm chính là xây dựng phần thuật toán cho hệ
thống.
2.2.3. Xây dựng thuật toán cho hệ thống MMMS.
a. Thuật toán của máy trạm (Slave).
Máy trạm sẽ đóng vai trò là một thiết bị giám sát, máy trạm cần tiếp nhận
thông tin từ người dùng sau đó tải lên cơ sở dữ liệu đã được tạo ở trên, từ đó
giám sát các hoạt động của máy và báo cáo về máy chủ.
Với vai trò như vậy, một máy trạm được xác định là sẽ bao gồm các nhiệm
vụ như sau:
- Thu thập dữ liệu của người dùng: Trong công ty, mọi nhân viên sẽ được
cấp một ID riêng cùng một mã vạch barcode đặc trưng, do đó, mỗi khi
vận hành máy, chúng ta sẽ yêu cầu các nhân viên vận hành quét mã vạch
của mình, từ đó lưu lại thông tin về người sử dụng máy, cũng như thời
gian người đó vận hành.
- Thu nhập dữ liệu của sản phẩm: cùng với cách đó, mỗi sản phẩm sẽ được
cấp một mã vạch riêng để nhận diện, lưu lại thời gian sản xuất loại sản
phẩm đó trong ngày để tiện cho việc truy xuất, đồng thời số lượng sản
phẩm chạy trong máy sẽ được ghi lại, để qua đó tính được hiệu suất hoạt
động của máy, và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho giai đoạn sản
xuất.
- Báo lỗi cho các nhân viên kỹ thuật: đây chính là chức năng tối quan trọng
của thiết bị Slave, thiết bị này giờ đây sẽ đóng vai trò trung gian, liên lạc
từ xa giữa các nhân viên vận hành và nhân viên kỹ thuật trong công ty,
đồng thời ghi nhận toàn bộ quá trình sửa lỗi (từ lúc báo lỗi tới khi hoàn

20
thành). Với chức năng này ta sẽ tiết kiệm được một lượng lớn thời gian
sửa chữa máy, và qua đó tính được cụ thể thời gian downtime (tức thời
gian ngừng hoạt động của máy trong ngày), cùng với đó là sự minh bạch
cần thiết trong công tác sử dụng/ sửa chữa máy.

b. Thuật toán của thiết bị cầm tay


Thiết bị cầm tay sẽ có vai trò tiếp nhận thông tin từ máy trạm thông qua sự
thay đổi dữ liệu từ máy chủ, cụ thể hơn là thông tin về sự cố của các máy
trạm, Thiết bị cầm tay sau đó sẽ thông báo tới người dùng, và tiếp nhận
thông tin từ người dùng gửi tới các máy trạm đang cần trợ giúp.
Về cơ bản, thiết bị cầm tay sẽ phải thực hiện được các công việc như sau:
- Liên tục quét các yêu cầu từ máy trạm: Việc này sẽ được thực hiện thông
qua máy chủ và phải đảm bảo luôn được thực thi xuyên suốt quá trình
làm việc.
- Xác định yêu cầu từ máy trạm, sau đó gửi phản hồi cho người dùng: Các
máy trạm yêu cầu trợ giúp sẽ được hiển thị cho người dùng thông qua
Oled và thiết bị âm thanh.
- Phản hồi cho máy trạm: sau khi thua nhận quyết định của người dùng,
thiết bị cầm tay sẽ phản hồi lại cho các máy trạm.
- Đối với thiết bị cầm tay của quản lý, các yêu cầu bị bỏ qua hoặc các
trường hợp máy bị lỗi nhưng không được thực hiện đúng quy trình sẽ
được hiển thị.

c. Tạo ứng dụng cho máy chủ


Trong hệ thống này, máy chủ chính là trung tâm lưu trữ và giám sát toàn bộ
dữ liệu từ cả máy trạm và thiết bị cầm tay. Chính vì vậy, máy chủ cần phải
có một ứng dụng được lập trình để có thể dễ dàng tương tác với các yêu cầu
từ người dùng, qua đó khiến cho việc giám sát được chặt chẽ hơn, và chuyên
nghiệp hơn nhiều.
App ứng dụng được tạo trên máy chủ bao gồm các mục như sau:

21
- Giám sát trạng thái của tất cả các máy trạm: bao gồm các thông tin về số
lương máy đang hoạt động, máy đang ngừng hoạt động do lỗi, máy
ngừng hoạt động do hết sản phẩm, máy đang bảo trì,...
- Giám sát thông tin chi tiết của từng máy trạm: Sản phẩm chạy trong máy,
người vận hành máy,…
- Quản lý hiệu năng của mỗi máy: Hiệu suất, năng suất của máy trong
ngày, tháng,…
- Giám sát quy trình hoạt động của từng máy theo thời gian thực.

2.2.4. Sơ đồ đấu nối của các thiết bị.


a. Sơ đồ đấu nối các thiết bị của máy trạm
– Sơ đồ chân của Raspberry pi 3 model B

22
– Sơ đồ chân và cách đấu dây của RFID RC522

Chân Raspberry được kết


Chân RFID RC522
nối (theo số chân)
3.3V 1 (3.3V)

RST 22 (GPIO25)

GND 6 (GND)

23
IRQ

MISO 21 (GPIO9)

MOSI 19 (GPIO10)

SCK 23 (GPIO11)

SDA 24 (GPIO8)

– Sơ đồ chân và cách đấu dây của màn hình lcd 20x4 I2C

Chân Raspberry được kết nối


Chân LCD I2C
(theo số chân)
GND 9 (GND)

VCC 2 (5V)

24
SDA 3 (GPIO2)

SCL 5 (GPIO3)

– Sơ đồ đấu dây của các nút bấm


Đầu tiên, ta cần sử dụng đồng hồ đo để xác định 2 chân của khóa thường
hở trong nút bấm.
Tiếp đó, từ các chân thường hở ta đấu dây theo số chân như sau:

25
Chân Raspberry
Chân nút bấm (khóa
Nút bấm được kết nối (theo số
thường hở)
chân)
Chân 1 31 (GPIO6)
Nút bấm 1
Chân 2 20 (GND)

Chân 1 29 (GPIO5)
Nút bấm 2
Chân 2 30 (GND)

Chân 1 33 (GPIO13)
Nút bấm 3
Chân 2 34 (GND)

– Sơ đồ đấu dây bộ chuyển nguồn và cảm biến quang

Sơ đồ đấu dây bộ chuyển nguồn và cảm biến quang

b. Sơ đồ đấu nối các thiết bị của bộ cầm tay

26
– Sơ đồ chân của Raspberry pi 3 model B

– Sơ đồ chân và cách đấu dây OLED I2C

27
Chân OLED I2C Chân Raspberry

VCC 2 (5V)

GND 6 (GND)

SDA 3 (GPIO2)

SCL 5 (GPIO3)

– Cách đấu dây nút bấm


Ta sẽ sử dụng 2 chân của khóa thường hở của nút bấm

Nút bấm Chân nút bấm Chân Raspberry

Chân 1 29 (GPIO5)
Nút bấm 1
Chân 2 Chân 2 nút bấm 2

Chân 1 31 (GPIO6)
Nút bấm 2
Chân 2 Chân 2 nút bấm 3

28
Chân 1 33 (GPIO13)
Nút bấm 3
Chân 2 39 (GND)

– Sơ đồ đấu dây cho nguồn Raspberry

Sơ đồ đấu dây cho nguồn raspberry bộ cầm tay

29
– Sơ đồ đấu dây cho Buzzer vào Raspberry
Chân của Buzzer Chân Raspberry

VCC 4 (5V)

GND 6 (GND)

SIGNAL 35 (GPIO19)

2.2.5. Code hoàn chỉnh của mỗi thiết bị


Sau khi hoàn thành các bước lên ý tưởng, và nghiên cứu các thuật toán, thư
viện cần sử dụng. Chúng em đã xây dựng được “ cốt lõi “ cho các thiết bị
này, những đoạn code trên Raspberry được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập
trình Python do tính đa dụng và phổ biến của các thư viện hỗ trợ.
Các thư viện được sử dụng trong việc viết code
a. Code lập trình hoàn chỉnh của máy trạm:
File code Slave3
b. Code của thiết bị cầm tay
File code Contactor
2.2.6. Phần mềm quản lý của máy chủ.
Như đã nói ở trên, máy chủ cần phải có một phần mềm hoàn chỉnh giúp
người dùng tương tác được với các dữ liệu của máy, cũng như giúp việc truy
xuất dữ liệu, giám sát các thiết bị trở nên dễ dàng hơn. Đối với phần giao
diện của máy chủ, ta sẽ lập trình bằng phần mềm Visual Studio 2022, và
ngôn ngữ lập trình C#.
C# là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ cho việc thiết kế các giao diện UI ( User
Interface ) với rất nhiều thư viện hỗ trợ cùng với một cộng đồng chung lớn,
thêm vào đó, Visual Studio 2022 là một phần mềm mạnh, được sử dụng phổ
biến và rộng rãi nhất trong việc thiết kế một giao diện chuyên nghiệp.

30
Phần mềm quản lý cho máy chủ
a. Chức năng Quản lý nhân lực (Control Man Power).
Control Man Power sẽ có nhiệm vụ thể hiện trạng thái của các nhân viên kỹ
thuật trong ca, thông số hiện thị sẽ bao gồm: Mã nhân viên (ID), Trạng thái
của nhân viên (Status), Máy đang hỗ trợ nếu có (Machine).

31
Với chức năng này, người dùng, mà cụ thể hơn là quản lý có thể nắm bắt
được các tác vụ của kỹ thuật viên đang làm trong thời gian thực, qua đó
có thể tiến hành phân công công việc một cách hiệu quả.
b. Chức năng Giám sát trạng thái của các Line (Dàn máy trong công
nghiệp) (Line Status)
Line Status có nhiệm giúp người dùng giám sát hoạt động của các máy
trong một Line qua các thông số hiển thị: Mã máy (ID), Vị trí (Line), Sản
phẩm đang sản xuất nếu có (Product), Trạng thái (Status).

Tương tự như Control Man Power, Line Status cung cấp cho người dùng
thông tin trong thời gian thực.
c. Giám sát đầu ra của máy trong thời gian thực (Real Time Output
Monitor).
Chức năng này sẽ cung cấp cho người dùng thông tin về số lượng sản
phẩm của một máy cụ thể trong một ngày cụ thể. Sử dụng thông tin từ
các máy trạm đã và đang hoạt động, các sản phẩm đang chạy, đã chạy,
và số lượng sản phẩm sản xuất được từ lúc máy chạy trong ngày tới thời
điểm mà người dùng truy xuất sẽ được biểu diễn dưới dạng đồ thị.

32
Ngoài ra người dùng còn có thể truy xuất thông tin tương tự từ những
ngày trước đó bằng cách chọn thời gian, mã máy được cung cấp trong 2 ô
dữ liệu có sẵn. Việc này sẽ giúp việc tìm kiếm thuận tiện, dễ dàng hơn.
d. Chức năng giám sát thông số cụ thể của từng máy (Line Detail).
Line Detail sẽ cung cấp chi tiết hôn thông tin về một máy cụ thể trong
một khung giờ cụ thể của một ngày cụ thể tùy theo yêu cầu của người
dùng. Line Detail sẽ đóng vai trò như một ứng dụng tra cứu, cung cấp
cho người dùng cái nhìn chi tiết hơn về máy đã, đang hoạt động, cùng với
sản phẩm và người vận hành nó.
Các thông số mà Line Detail cung cấp đó là: Mã máy (MachineID), Mã
người vận hành (OPsID), Mã sản phẩm (ProductsID) trong thời gian
được chọn.
Người dùng điền thông tin truy cứu thông qua 3 ô dữ liệu tạo sẵn để chọn
và bấm nút Select

33
KẾT LUẬN
Công ty TNHH Spartronics là một công ty có môi trường làm việc
chuyên nghiệp, năng động. Trong quá trình thực tập 2 tháng ở đây, người
thực hiện báo cáo đã được quan sát, tiếp xúc và học hỏi rất nhiều kỹ
năng từ việc khảo sát, giải quyết vấn đề của dự án.
Bên cạnh đó, người thực hiện báo cáo còn được các anh chị truyền đạt và
tiếp thu thêm nhiều kiến thức về chuyên môn: từ việc lên kế hoạch, cách
xây dựng tư duy nhằm phục vụ cho dự án này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong bộ phận nói
riêng và công ty nói chung, cùng với cô hướng dẫn thực tập đã giúp đỡ
em hoàn thành tốt kì thực tập tốt nghiệp này.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TFT LCD:
https://techtotinker.blogspot.com/2020/08/tutorial-how-to-use-24-tft-
display.html
https://www.youtube.com/watch?v=D3lv0eySz8A

HC12 module:
https://wei48221.blogspot.com/2016/08/how-to-use-uart-of-raspberry-pi-
for_30.html
https://forums.raspberrypi.com/viewtopic.php?t=324514
https://www.youtube.com/watch?v=0zOTvB0T5fY
https://dev.drun.net/2017/05/10/reading-hc-12-from-rpi-and-sending-to-
domoticz/

RFID:
https://www.youtube.com/watch?v=evRuZRxvPFI

LCD screen Raspberry:


https://circuitdigest.com/microcontroller-projects/interfacing-lcd-with-
raspberry-pi-4-to-create-custom-character-and-scrolling-text
https://stackoverflow.com/questions/42904712/i2c-not-detecting-issues-
in-hardware-or-any-other
Multithread:
https://www.electrosoftcloud.com/en/multithreaded-script-on-raspberry-
pi-pico-and-micropython/
https://forums.raspberrypi.com/viewtopic.php?t=5326

35
Python:
https://laptrinhcanban.com/python/nhap-mon-lap-trinh-python/list-trong-
python/chen-phan-tu-vao-list-trong-python/

SQL:
https://chuyengiamarketing.com/cach-thiet-lap-sql-server-ket-noi-tu-xa-
qua-mang/
https://vi.n4zc.com/article/programming/python/p8px7h07.html
https://docs.microsoft.com/en-us/sql/connect/python/pymssql/step-1-
configure-development-environment-for-pymssql-python-
development?view=sql-server-ver16
https://forums.raspberrypi.com/viewtopic.php?p=1597346&hilit=pymssq
l#p1597346
https://www.youtube.com/watch?v=konpOx5qhpU

Database:
https://www.youtube.com/watch?v=2fanjSYVElY&list=WL&index=57
&t=10s

Python tips:
https://www.codegrepper.com/code-
examples/python/python+how+to+run+another+python+file

model:
https://community.element14.com/products/raspberry-pi/m/files/649

36
37

You might also like