You are on page 1of 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
1. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng.. 2
1.1 Vận động là thuộc tính của mọi sự vật và hiện tượng 2
1.2 Phát triển là kết quả của quá trình vận động 2
1.3 Các Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 3
2. Vận dụng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.. 5
2.1 Các bài học rút ra từ các quy luật của phép biện chứng duy vật 5
2.2 Áp dụng các bài học rút ra từ những quy luật của phép biện chứng duy vật vào
quá trình học tập và cách ứng xử dành cho bản thân 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
PHẦN MỞ ĐẦU
Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn vận động, phát triển theo quy luật nhất
định. Lý luận về sự phát triển là một nội dung quan trọng trong phép biện chứng duy
vật. Bài tiểu luận này sẽ phân tích nội dung trên, từ đó rút ra bài học nhằm vận dụng
vào thực tiễn, cụ thể trong quá trình học tập và cách ứng xử của bản thân.

1
PHẦN NỘI DUNG

1. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng.

1.1 Vận động là thuộc tính của mọi sự vật và hiện tượng. Phát triển là kết quả
của quá trình vận động.
Trong thế giới, mọi sự vật vật chất đều luôn luôn vận động; hình thức cơ bản nhất
của vận động là thay đổi về vị trí trong không gian; để xác định một sự vật có thay đổi
về vị trí hay không, cần phải đặt nó trong quan hệ với một sự vật khác.Vận động có
phương thức là chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược
lại. Lý luận của phép biện chứng về cách thức vận động là cơ sở đúng đắn trong quá
trình nhận thức các vấn đề khoa học và thực tiễn.
Phát triển là quá trình vận động hướng lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo
về mọi mặt. Quá trình vận động đó diễn ra không chỉ nhảy vọt mà còn dần dần, từ đó
dẫn đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải
đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi,
chuyển hóa chúng. Sự vận động, biến đổi ấy là cái vốn có của thế giới hiện thực,
chúng diễn ra phong phú, đa dạng và theo những khuynh hướng khác nhau hay trái
ngược nhau. Tuy nhiên, xu hướng chính vẫn là phát triển, có vai trò chi phối các xu
hướng khác. Nhằm thúc đẩy sự vật vận động và phát triển, xu hướng chính cần được
phát hiện qua quá trình nhận thức của con người.
Nói chung, nội dung quy luật lượng-chất chính là cách thức vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng.
1.2 Quy luật lượng-chất
Quan điểm của Triết học Mác-Lênin cho rằng chất và lượng là hai mặt tồn tại trong
bất cứ sự vật, hiện tượng nào. Trong sự vật, hai mặt ấy thống nhất hữu cơ với nhau.
Quy luật lượng chất chỉ ra cách thức của phát triển, theo đó sự phát triển được tiến
hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của
sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo.[3]
Khái niệm Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính, yếu tố cấu thành
chính nó chứ mà không phải sự vật, hiện tượng khác và phân biệt nó với sự vật, hiện
2
tượng khác. Chất có đặc điểm cơ bản chính là, không chỉ có một mà nhiều chất tồn tại
trong mỗi sự vật, hiện tượng. Chất của sự vật được tạo thành bởi chỉ những thuộc tính
cơ bản. Tuy nhiên, sự phân chia giữa thuộc tính cơ bản và không cơ bản cũng chỉ
mang tính tương đối.
Khái niệm Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,
hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, tốc độ và nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng như các thuộc tính của sự vật.
Quan hệ giữa chất và lượng: Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm
chất và lượng và chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện
tượng đang tồn tại thì chất và lượng thống nhất với nhau ở độ nhất định. Chất tương
đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa
lượng và chất. Bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về
lượng dẫn đến biến đổi về chất. Bên cạnh đó, khi sự biến đổi về lượng đạt đến một
mức nhất định (đến độ) sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền
tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và
chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi
về lượng. Quy luật lượng chất cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
Khái niệm về độ: là phạm trù triết học chỉ ra sự thống nhất giữa lượng và chất, là
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi đó, sự
vật, hiện tượng vẫn chưa chưa chuyến hóa thành cái khác mà vẫn là chính nó.
Khái niệm về điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã phá vỡ
độ cũ và dẫn đến sợ thay đổi về chất. Đây là thời điểm xảy ra bước nhảy.
Khái niệm về bước nhảy: là giai đoạn trong đó chất có sự chuyển hóa do sự thay đổi
về lượng xảy ra trước đó. Đây là bước ngoặc cơ bản trong sự biến đổi của lượng. Dựa
và quy mô và nhịp độ của bước nhảy, ta có bước nhảy toàn bộ (làm cho sự vật hoàn
toàn thay đổi) và bước nhảy cục bộ (làm vật thay đổi tương đối, chưa hoàn toàn). Dựa
và thời gian và cơ chế của sự thay đổi về chất, ta có bước nhảy tức thời (chất biến đổi
nhanh chóng) và bước nhảy dần dần (yếu tố của chất mới dần được tích lũy và yếu tố
chất cũ dần được loại bỏ)
2. Vận dụng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân
2.1 Các bài học rút ra từ các quy luật lượng- chất của phép biện chứng duy vật

3
Hiểu được tính tất yếu và quy luật lượng-chất của phép biện chứng duy vật sẽ giúp
mỗi cá nhân nâng cao nhận thức của bản thân khi nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống.
Một là, , muốn phát triển, tức muốn tạo ra bước nhảy thì cần tích lũy dần về lượng
để có sự biến đổi về chất. Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì cần phải chủ động thực
hiện bước nhảy.
Hai là bởi chất và lượng là hai phương diện luôn tồn tại bên trong mọi sự vật, hiện
tượng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần phải coi trọng cả hai phương diện và
quá trình biến đổi qua lại của chúng.
Ba là khi thực hiện bước nhảy trong thực tiễn, tuy phải thuận theo của các yếu tố
khách quan, vẫn phải chú ý đến yếu tố chủ quan và tránh bảo thủ, trì trệ và nôn nóng
2.2 Áp dụng các bài học rút ra từ những quy luật của phép biện chứng duy vật
vào quá trình học tập và cách ứng xử dành cho bản thân:
Trong học tập: quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi người dần tích lũy cho mình
một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải
bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kỳ học, trước hết là các
kỳ thi học kỳ và cuối cấp là kỳ thi tốt nghiệp.Với việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần
thiết sẽ giúp ta vượt qua các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới.
Trong cách ứng xử của bản thân: tránh bảo thủ và trì trệ trong cuộc sống. Ngoài ra,
cần có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không nên coi thường việc nhỏ hay
nóng vội bởi “dục tốc bất đạt”, bước nhảy sẽ không thể xảy ra nhanh chóng nên ham
muốn sự nhanh chóng thì ắc sẽ sẽ không thể thành công phát triển.

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO

www.wikipedia.org: Quy luật lượng - chất (https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu


%E1%BA%ADt_th%E1%BB%91ng_nh%E1%BA%A5t_v%C3%A0_
%C4%91%E1%BA%A5u_tranh_gi%E1%BB%AFa_c%C3%A1c_m%E1%BA%B7t_
%C4%91%E1%BB%91i_l%E1%BA%ADp)

https://luatminhkhue.vn/: Nội dung quy luật mâu thuẫn


(https://luatminhkhue.vn/thuyet-trinh-ve-quy-luat-mau-thuan.aspx#:~:text=Quy%20lu
%E1%BA%ADt%20m%C3%A2u%20thu%E1%BA%ABn%20l%C3%A0%20m
%E1%BB%99t%20trong%20nh%E1%BB%AFng%20quy%20lu%E1%BA%ADt,c
%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20m%E1%BA%B7t%20%C4%91%E1%BB%91i
%20l%E1%BA%ADp.)

Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin, Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh (Chương 2: Phép duy vật biện chứng, trang 36 đến trang 38)

You might also like