You are on page 1of 4

Chiến lược truyền thông

1. Xác định thông điệp chính (Key messages)


- Thông điệp chính là thông điệp có những câu dễ nhớ, ngắn gọn mà có thể truyền tải chính xác những gì
đối tượng đích cần mà có thể hiểu được. Mỗi sản phẩm truyền thông cần ít nhất 1 thông điệp chính.
- Yêu cầu của thông điệp chính:
Tối đa là 3 thông điệp
Ngắn gọn, súc tích: từ 1-2 câu
Dễ nhớ
Tập trung vào chủ đề cụ thể: tránh giải thích quá nhiều
Tính ổn định: cần lặp lại thông điệp để thông điệp chính “dính” vào trí nhớ khán giả
Bao quát được bức tranh toàn cảnh
Thỏa mãn được nhu cầu của đối tượng: theo ý kiến số đông
Không dùng từ chuyên ngành
Ví dụ: Các thông điệp dưới đây liên quan đến điều tra của NECH/ATSDR’s về bệnh đa hồng cầu
(polycythemia vera) ở miền Đông Pennsylvania
 Bảo vệ sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của NCEH/ATSDR’s
 ATSDR xác định một loạt ca bệnh đa hồng cầu ở miền Đông Pennsylvania.
 ATSDR vẫn đang điều tra những ca bệnh này
2. Xác định các luận điểm (talking points)
- Là một sự thật, một câu chuyện mà hỗ trợ cho thông điệp chính
- Sử dụng khi cần giải thích một vấn đề hoặc một sự kiện phức tạp
- Yêu cầu của luận điểm
Cần được xác thực bằng các nghiên cứu hoặc số liệu
Với mỗi thông điệp chính, có tối đa 5 luận điểm
Phải chi tiết hơn thông điệp chính
Nhất quán nội dung với thông điệp chính: Các luận điểm cần chứng tỏ rằng thông điệp chính là
chính xác
Dễ hiễu: Dùng các từ phổ thông và không dùng từ chuyên ngành
Ví dụ: Các luận điểm dưới đây bổ trợ cho thông điệp chính liên quan đến điều tra của NECH/ATSDR’s về
bệnh đa hồng cầu (polycythemia vera) ở miền Đông Pennsylvania
1. Thông điệp: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của NCEH/ATSDR’s
Các luận điểm
ATSDR đã luôn điều tra về bệnh đa hồng cầu ở miền đông Pennsylvania kể từ năm 2006
ATSDR luôn có các đáp ứng tức thời khi Văn phòng Y tế ở Pennsylvania yêu cầu điều tra về bệnh đa
hồng cầu ở miền Đông Pennsylvania
ATSR đã đảm bảo các khoản tài trợ và làm việc với các chuyên gia để thực hiện cuộc điều tra
2. Thông điệp: ATSDR xác định một loạt ca bệnh đa hồng cầu ở miền Đông Pennsylvania.
Các luận điểm
ATSDR hiện đang thực hiện 14 dự án nghiên cứu và 4 dự án không nghiên cứu
Các dự án đều dựa trên khuyến cáo của các chuyên gia về 4 lĩnh vực để điều tra: dịch tễ, di truyền,
độc học và phân tích môi trường
3. Thông điệp: ATSDR vẫn đang điều tra những ca bệnh này
Các luận điểm
Chúng tôi ước tính dự án sẽ hoàn thành vào mùa thu 2012
Chúng tôi sẽ trình bày những kết quả tìm được trong nghiên cứu và báo cáo tại các buổi hội nghị khi
dự án được hoàn thành
3. Cách viết bài truyền thông (write clearly)
a. Làm cho bài viết dễ đọc
- Dùng giọng nói chủ động để làm nội dung ngắn gọn, hấp dẫn
Ví dụ
Không nên viết: Nó được khuyến nghị rằng là nên thành lập một ủy ban
Nên viết: Thành lập một ủy ban.
- Thay thế các từ ngữ chuyên ngành bằng các từ thông dụng để ai cũng có thể hiểu được
Ví dụ

Ví dụ xấu Ví dụ tốt

Gastritis (viêm dạ dày) Inflammation of the stomach (tình trạng


viêm của dạ dày)

Kernicterus (vàng da nhân) Jaundice

b. Nhóm thông tin lại bằng cách sử dụng “heading” (các tiêu đề)
- Hãy làm cho nội dung của bạn có thể dễ đọc bằng cách sử dụng các tiêu đề lớn, tiêu đề phụ, đừng gom
chúng lại thành “một cục” vì sẽ làm khó đọc

Ví dụ xấu Ví dụ tốt

Phương pháp nghiên cứu về tổn thương Nghiên cứu về sự hình thành ống thần kinh
ống thần kinh trong cộng đồng người Mĩ Các thiếu hụt về lượng Acid Folid
Latinh
Sự tiêu thụ Acid Folid trong cộng đồng
người Mĩ La tinh

-> Việc phân thành các mục như trên làm ví dụ trở nên rõ ràng- việc tiêu thụ ít acid folic ở người Mĩ Latinh
đã được chứng minh có liên quan đến bẩm sinh tổn thương ống thần kinh
c. Làm cho nội dung thu hút
Có khoảng trống
Sử dụng gạch đầu dòng và tiêu đề
Sử dụng hình ảnh
4. Cách thiết kế và bố cục bài viết cho hiệu quả
a. Bố cục
- Sử dụng cấp bậc thứ tự hợp lí
Để thông tin quan trọng ở góc phần tư trái
Nhấn mạnh thông tin quan trọng bằng bôi đen, font to
Có khoảng trống giữa các mục
- So sánh hai ví dụ hình bên. Bên phải sẽ dễ đọc hơn vì câu hỏi bôi đen và câu trả lời ở dưới
-> trực quan hơn
- Chia nhỏ nội dung thành từng phần nhỏ
Chia thành từng câu đơn giản
Căn lề để nội dung và hình ảnh được đều
b. Font chữ
- Sử dụng font chữ không chân (sans serif): Calibri
- Kích thước cỡ chữ
Đăng web: cỡ chữ 16
In ấn: cỡ chữ 12
Thà là cỡ chữ quá to hơn là cỡ chữ quá nhỏ
- Khoảng cách hàng: 140% -160%
- Dùng các font chữ có độ mở rộng

- Tránh các phông chữ “dày đặc”, hẹp hoặc quá rộng
- Dùng các font có độ rộng đều nhau

- Hạn chế in nghiêng hoặc viết hoa tất cả. Chỉ bôi đen các thông tin
quan trọng hoặc nhấn mạnh sự khác biệt

c. Hình ảnh
- Sử dụng hình ảnh liên quan đến nội dung, giúp người đọc hiểu được các thông tin quan trọng
- Dùng các icon hoặc kí hiệu (ngôi sao, mũi tên, checkmark) để nhấn
mạnh nội dung quan trọng
- Dùng các màu sắc như đỏ, vàng, xanh để nhấn mạnh và củng cố. Chẳng hạn như
màu đỏ để mang hàm í là cấm hoặc ảnh báo

- Hình ảnh phải lành mạnh

d. Cách trình bày nội dung


- Hạn chế dùng %

Không nên Nên

30% người Mĩ bị THA Cứ 10 người thì có 3 người Mĩ bị THA

- Màu sắc: Dùng các màu tương phản


e. Biểu đồ, bảng biểu
- Dễ hiểu
- Mỗi bảng biểu giải thích 1 khái niệm
- Phải chú thích rõ ràng
- Số liệu phải trực quan
- Không chứa %, thập phân -> số nguyên mà thôi

You might also like