You are on page 1of 5

TÍNH CHẤT QUANG HỌC CỦA PHÂN TỬ HEMOGLOBIN

1. Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng


Nguyên lý đo quang: dựa trên nguyên lý của hiện tượng quang phố hấp thụ. Quang phổ hấp thụ thực chất là
quá trình tương tác giữa hạt photon của ánh sáng với các phần vật chất. Khi ta chiếu một chùm tia sáng
gồm các photon có các mức năng lượng khác nhau đi qua một dung dịch chất hấp thụ. Dung dịch chỉ hấp
thụ chọn lọc những photon nào có mức năng lượng phù hợp với các mức năng lượng điện tử, năng lượng
dao động và năng lượng quay của phân tử chất đó. Như vậy các phân tử vật chất có cấu trúc khác nhau sẽ
cho những phố hấp thụ với các đỉnh và bước sóng đặc trưng khác nhau.

Định luật Bouger - Lamber: cường độ của một chùm tia sáng đơn sắc khi đi qua một dung dịch chất hấp thụ
tỷ lệ nghịch với chiều dày của lớp dung dịch mà nó đi qua.

I=I0 .10-KL

I0: cường độ chùm sáng tới

T: cường độ chùm sáng ló ra ngoài

L: chiều dày của môi trường chất hấp thụ

k: hệ số hấp thụ phụ thuộc vào bản chất của chất màu và dung môi, bước sóng của chùm tia và nhiệt độ.

Định luật Beer: Sự giảm cường độ dòng sáng khi đi qua một dung dịch chất hấp thụ phụ thuộc vào số lượng
các tiểu phần chất hấp thụ mà ánh sáng đó gặp phải trên đường đi, nghĩa là phụ thuộc vào nồng độ C của
dung dịch chất hấp thụ:

K = a.C

a: hằng số hấp thụ

C: nồng độ chất hấp thụ

Theo định luật Bouguer Lamber Beer chỉ đúng với trường hợp chất cần xác định nồng độ là dung dịch
loãng.
Độ hấp thụ quang (mật độ quang học) tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch:

D = a.C.L

Trong cùng 1 điều kiện, khi a và L không đối, mật độ quang tỷ lệ với nồng độ của dung dịch.

Do đó nếu so sánh nồng độ C chưa biết của 1 dung dịch với nồng độ mẫu Co, ta có:

D/D0 = C/C0

Nếu biết được tỷ số giữa mật độ quang của ống đo, ống mẫu và nồng độ C0 của ống mẫu, ta sẽ tính được
nồng độ C của ống cần đo.

- Công thức để thay đổi nồng độ phần trăm dung dịch:

C.V =C’.V'

trong đó C, V là nồng độ và thể tích dung dịch đã biết; C', V' là nồng độ và thể tích dung dịch muốn pha.
Thể tích nước thêm vào: Vthêm = V'-V.

3) Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch bằng đường cong chuẩn:

Sau khi đã vẽ xong đường cong định chuẩn cho dung dịch, ta tiến hành xác định nồng độ phần trăm C x
chưa biết của dung dịch như sau:

- Đầu tiên ta đo mật độ quang Dx của nó ở cùng một bước sóng λ như ở phần 2.
- Sau đó, từ đồ thị D =f(C) đã vẽ, ta đễ dàng xác định được nồng độ phần trăm của dung dịch bằng
cách trên trục tung (trục D) ta lấy giá trị Dx kẻ đường thẳng song song với trục hoành (trục C) và
đường này sẽ cắt đồ thị D=f(C) tại một điểm. Hoành độ điểm này là nồng độ Cx cần tìm.
- Đối với Hb, ta lấy Hb tinh thể để pha 10 dung dịch có nồng độ chuẩn trong khoảng mà nồng độ của
Hb dung dịch nghiên cứu có thể thay đối (tùy thuộc vào hồng cầu loài động vật nào dùng làm thí
nghiệm).

2. Nguyên lý, cấu tạo của máy đo quang phổ


Nếu nồng độ dung dịch cần định lượng vượt quá giới hạn cho phép thì mật độ quang học không còn tuyến
tính với nồng độ dung dịch nữa. Khi đó nồng độ dung dịch tăng, khoảng cách giữa các phân tử là đáng kể,
sẽ sai khác đi, hệ số hấp thụ không phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ nữa, khi ấy phải pha loãng dung dịch,
kết quả thu được phải nhân với tỉ lệ pha loãng.

Dựa trên cơ sở mật độ quang của dung dịch tỷ lệ với nồng độ của chất đó. Đo mật độ quang của các dung
dịch bằng máy đo quang.
Đặc điểm chủ yếu của máy là dòng sáng sau khi đi qua dung dịch được chiếu lên tế bào quang điện đế
chuyến thành dòng điện mà cường độ của nó đo được nhờ 1 điện kế nhạy, được khuếch đại rồi chuyến sang
bộ phận ghi kết quả.

(1) Nguồn sáng

(2) Gương phản xạ

(3) Hệ thống thấu kính hội tụ và phân kỳ

(4) Bộ phận tạo ánh sáng đơn sắc (monochromator)

(5) Khe sáng

(6) Kính lọc phụ

(7) Cuvet

(8) Bộ phận phát hiện: là tế bào quang điện (phototube)

(9) Bộ khuếch đại

(10) Bộ phận hiển thị kết quả

Mật độ quang học hay độ hấp thụ: OD = 0.000 – 2.000

3. Phân tử Hemoglobin
Phân tử hemoglobin là thành phần cơ bản của tế bào hồng cầu. Trong một tế bào hồng cầu có khoảng 200
triệu phân tử hemoglobin.

Phân tử hemoglobin được cấu tạo từ hai thành phần chính, đó là protein globin và nhóm chức HEM. HEM
được cấu thành từ bốn vòng pyrol gắn với một nguyên tử sắt (Fe) ở trung tâm. Chính nguyên tử sắt này
thực hiện chức năng vận chuyển oxy từ hồng cầu tới các mô, tế bào.

Globin là các loại protein có cấu trúc phức tạp gồm bốn chuỗi polypeptid: hai chuỗi thuộc nhóm a-
polypeptid và hai chuỗi kia thuộc nhóm B- polypeptid. Mỗi chuỗi gắn với một nhóm HEM.
Phân tử hemoglobin được kí hiệu là Hb; khi nó liên kết với phân tử oxy thì được gọi là oxyhemoglobin
(НЬ02). Có bốn dạng oxyhemoglobin: Hb4O2, Hb4O4, Hb4O6, Hb4O8

Khi liên kết với phân tử oxy, phản ứng của chuỗi a và B - polypeptid có khác nhau. Chuỗi ß - polypeptid co
cuộn lại khi liên kết với phân tử oxy, và duỗi ra khi oxy tách ra khỏi chúng.

Trong khi đó chuỗi a - polypeptid không thay đổi cấu hình kế cả khi ở trạng thái liên kết với oxy cũng như
ở trạng thái tự do.

Có lẽ sự biến đổi cấu hình của B - polypeptid ảnh hưởng đến tính chất quang học của các dẫn suất của phân
tử hemoglobin. polypeptid không thay đổi

Methemoglobin (metHb) là dạng dẫn xuất khác của Hemoglobin (sắt hóa trị 2 thành hóa trị 3).

MetHb không có khả năng tách oxy ra khỏi phân tử của nó. Nên nếu trong máu chứa một lượng lớn metHb
thì quá trình trao đối khí sẽ không diễn ra, cơ thế bị thiếu oxy trầm trọng.

Phố hấp thụ của các dẫn suất Hb khác nhau có dạng khác nhau:

+ HbO2: có hai vạch sẫm, hẹp trong vùng ánh sáng vàng -lục.

+ Hb: có một vạch sẫm nhưng rộng hơn cũng trong vùng ánh sáng trên.

Điều đó cho thấy mật độ quang học phản ánh đặc trưng các dẫn suất Hb.

TÍNH CHẤT NHỚT CỦA DỊCH SINH VẬT


1.Nguyên tắc

Chất lỏng lý tưởng là chất lỏng mà ta có thể bỏ qua lực ma sát nhớt của các phần bên trong chất lỏng khi
chuyển động tương đối với nhau.

Những dịch sinh vật như máu, huyết tương...là những chất lỏng thực. Chất lỏng thực khác với chất lỏng lý
tưởng ở chỗ là khi chuyển động có xuất hiện lực nội ma sát.

Xét chuyển động thành lớp của chất lỏng: Theo định luật Newton, lực nội ma sát giữa 2 lớp chất lỏng tỷ lệ
thuận với hiệu số vận tốc Δ v của các lớp, với diện tích tiếp xúc S của chúng và tỷ lệ nghịch với khoảng
cách Δ z giữa các lớp.

Độ lớn của n phụ thuộc nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, độ nhớt của chất lỏng giảm đi.

Độ nhớt trong chuyển động của chất lỏng thực có hai vai trò. Một là tạo ra sự truyền chuyến động từ lớp nọ
qua lớp kia, nhờ đó mà vận tốc trong dòng chất lỏng thay đổi liên tục từ điểm này qua điểm khác. Hai là
chuyển một phần cơ năng của dòng thành nội năng của nó, tức là tạo ra sự khuếch tán cơ năng.

Độ nhớt là một đại lượng đặc trưng cho trạng thái sinh lý của của dịch sinh vật, do đó thông qua việc xác
định độ nhớt ta có thể chấn đoán được một số bệnh của cơ thể.

Chất lỏng Newton: là những chất lỏng tuân theo các hệ thức của Poiseuille và Newton như nước và các
dung dịch của nước.

Chất lỏng phi Newton là những chất lỏng không tuân theo các hệ thức của Poiseuille và Newton.

Độ nhớt của chất lỏng phi Newton được gọi là độ nhớt cấu trúc, không còn là đại lượng cố định mà phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện của môi trường như nhiệt độ, áp suất gây nên dòng chảy, hình dạng và kích
thước của mao quản mà chất lỏng chảy qua.

Dịch tế bào, dịch mô đều là chất lỏng phi Newton. Hệ số nhớt của dịch tế bào và mô phụ thuộc rất nhiều
vào trạng thái của chúng. Chẳng hạn khi bị kích thích hệ số độ nhớt tăng, còn khi đối tượng bị gây mê thì
giá trị hệ số độ nhớt lại giảm. Bởi vậy n được xem là tham số trạng thái quan trọng của đối tượng sinh vật.

Người ta cho chất lỏng muốn đo độ nhớt (ở nhiệt độ và áp suất khổng đối) chảy qua mao quản có chiều dài
I và bán kính R. Công thức Poiseuille trong trường hợp này:

You might also like