You are on page 1of 95

8/4/2020

GIAO THOA VĂN HÓA

Bài 1:
LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP

1
8/4/2020

CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LỊCH


SỰ TRONG GIAO TIẾP
 Gumperz (trích từ Brown và Levinson, 1987: XIII):
 Lích sự là một vấn đề cơ bản trong việc tạo ra trật tự xã hội và là
một điều kiện tiên quyết của sự hợp tác của con người để bất cứ một
lý thuyết nào một khi đã đưa ra được một sự hiểu biết về hiện tượng
này cũng đồng thời là đã tiếp cận được các phông nền của đời sống
xa hội của con người

Theo Green, 1989:142


Lịch sự là một hệ thống các quan hệ liên nhân được thiết
lập để tạo thuận lợi cho giao tiếp bằng cách tối thiểu hóa
khả năng gây xung đột và đối đầu vốn tang ẩn trong mọi
mối tương giao của con người

2
8/4/2020

 Yule (1977:60) gắn khái niệm lịch sự với khái niteejm thể diện
(face) và ý thức của chủ thể giao tiếp về quan hệ chủ thể giao
tiếp-đối thể giao tiếp + sự gần gũi hay xa cách mà chủ thể giao
tiếp muốn thể hiện
 Lịch sự, trong giao tiếp, có thể được định nghĩa như là phương
tiện được sử dụng để tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của
người khác. Theo nghĩa này, lịch sự có thể được thể hiện trong
những tình huống mang tính xa cách hay gần gũi về mặt xã
hội. Tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của người khác.

Theo Nguyễn Quang (2004:11)


Lịch sự là bất cứ loại hành vi nào (cả ngôn từ và phi ngôn
từ) được sử dụng một cách có chủ đích và phù hợp để làm
cho người khác cảm thấy tốt hơn hoặc ít tồi tệ hơn

3
8/4/2020

Nhằm tránh hoặc giảm việc làm cho họ phật ý


hay mất thể diện:
Khi phải đương đầu với một hành đông đe dọa thể diện (
phải đưa ra một vài phát ngôn mà những phát ngôn đó, ở
các mức độ khác nhau có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực
cho các thể diện ( hoặc dương tính, hoặc âm tính) của đối
tác giao tiếp, ta có thể đi theo một trong 3 hướng sau:
a. Sử dụng lịch sự dương tính (positive politeness)
b. Sử dụng lịch sự âm tính ( negative politeness)
c. Nói bóng gió, không công khai (off-record)

Brown & Levinson (1987)

Lưu ý: Các chiến lược của lịch sự âm tính, đặc biệt của
lịch sự âm tính và của việc nói bóng gió, không công khai
đòi hỏi người sử dụng phải rất nhạy cảm nhằm đảm bảo
tính phù hợp của các chiến lược đó đối với từng đối tượng
giao tiếp cụ thể, để đạt tới một đích giao tiếp cụ thể
Nếu không, tính lịch sự sẽ mất , tính phản cảm sẽ xuất
hiện

4
8/4/2020

Cần tính đến

tính phù hợp xét theo bản chất giao tiếp: nội văn hóa hay
giao văn hóa?
Tính phù hợp xét theo các thành tố giao tiếp: Thành tố nào
đóng vai trò quyết định để đạt tới đích giao tiếp đề ra?

Trong văn hóa người Việt:

Lịch sự dương tính và âm tính về cơ bản và thông


thường được phân bổ theo mức độ ưa chuộng hơn (
order of preference):
1. Người già và trẻ em thường dùng chiến lược lịch sự
dương tính nhiều hơn so với người ở độ tuổi thanh
niên hay trung niên (tuổi tác)
2. Phụ nữ thường viện đến chiến lược lịch sự dương
tính nhiều hơn so với nam giới (Giới tính)

5
8/4/2020

3. Người sống ở thành phố có xu hướng thiên về lịch sự âm


tính hơn so với người sống ở nông thôn ( Địa dư sinh sống)
4. Những đối tác giao tiếp Việt ở những nơ I mà điều kiện
sống rỏ r khó khan hơn thường có xu hướng sử dụng chiến
lược lịch sự dương tính nhiều hơn so với những đối tác gia
tiếp ở những nơi mà điều kiện sống tỏ ra dễ dàng hơn (điều
kiện sống)

5. Những người giỏi về các ngoại ngữ Âu châu thường thiên


về lịch sự âm tính hơn so với những người không biết ngoại
ngữ hay biết tốt về các ngoại ngữ Đông phương ( Trình độ
ngoại ngữ và mức độ văn hóa – acculturation)
6. Những người làm công việc mang tính độc lập cao thường
có xu hướng sử dụng chiến lược âm tính nhiều hơn so với
những người làm các công việc mang tính tập thể (Bản chất
nghề nghiệp)

6
8/4/2020

7. Khi quan hệ chưa thật gần gũi, các đối tác giao tiếp Việt
thường viện đến các chiến lược lịch sự âm tính nhiều hơn (
khoảng cách quan hệ)
8. Với cùng một đối thể giao tiếp, khi muốn chuyển thái độ từ
“ấm hơn” sang “lạnh hơn”, chủ thể giao tiếp Việt thường chuyển
từ việc sử dụng các chiến lược lịch sự dương tính sang các chiến
lược lịch sự âm tính và ngược lại ( Thái độ cần biểu hiện)

9. Khi muốn biểu lộ những quan hệ thân mật gần gũi với đối
thể giao tiếp, chủ thể giao tiếp Việt thường có xu hướng sử
dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn ( Tình cảm cần
biểu hiện)
- Khi nói chuyện với người có địa vị xã hội thấp hơn và/
hoặc khi muốn tỏ tình cảm gần gũi, thân mật, chủ thể giao
tiếp Việt thường thiên về việc sử dụng chiến lược lịch sự
dương tính nhiều hơn (xóa nhòa ngữ nghĩa quyền lực và tang
cường ngữ nghĩa đoàn kết)

7
8/4/2020

- Khi nói chuyện với người có địa vị xã hội cao hơn và / hoặc
muốn tỏ tình cảm thân thiện gần gũi cùng thái độ quan trọng,
chủ thể giao tiếp Việt thường thiên về việc sử dụng các chiến
lược dương tính nhiều hơn (Duy trì và kếp hợp ngữ nghĩa
quyền lực và ngữ nghĩa đoàn kết)
10. Những đối tác giao tiếp Việt có khí chất hoạt/thái hoakt và
hướng ngoại thường viện đến chiến lược giao tiếp lịch sự dương
tính nhiều hơn so với các đối tác giao tiếp Việt có khí chất
trầm/thái trầm và hướng nội (Khí chất của đối tác giao tiếp)

11. Khi ở trạng thái tâm lý tiêu cực (buồn, cáu, giận …), các đối
tác giao tiếp Việt thường sử dụng các chiến lược âm tính nhiều
hơn (trạng thái tâm lý)
12. Trong môi trường giao tiếp không trang trọng, các đối tác
giao tiếp Việt có xu hướng viện đến lịch sự dương tính nhiều hơn
(môi trường giao tiếp)
13. Khi đề cập đến đề tài an toàn và tình cảm, các đối tác giao
tiếp Việt thường sử dụng chiến lược giao tiếp dương tính nhiều
hơn ( Đề tài giao tiếp)

8
8/4/2020

14. Khi mục đích giao tiếp tỏ ra có lợi cho chủ thể giao tiếp,
chủ thể giao tiếp Việt thường sử dụng chiến lược lịch sự
dương tính nhiều hơn (mục đích giao tiếp)
15. Nếu hai đối tác giao tiếp Việt bình đẳng về mặt quyền lực
và/ hoặc tuổi tác, khi mức độ áp đặt của hành động lời nói
càng cao, hay nói cách khác là khi mức độ đe dọa thể diện
của hành động lời nói càng lớn thì học càng có xu hướng
viện đến chiến lược lịch sự âm tính nhiều hơn ( mức độ áp
đặt)

16. Các đối tác giao tiếp Việt thuộc các tiểu văn hóa hay
nhóm xã hội có xu hướng thiên về cộng đồng hơn thường sử
dụng các chiến lược lịch sự dương tính với tỉ lệ cao hơn so
với các đối tác giao tiếp thuộc các tiểu văn hóa hay nhóm xã
hội có xu hướng thiên về cá nhân hơn ( khuynh hướng cá
nhân ca khuynh hướng cộng đồng)

9
8/4/2020

- Lưu ý: những khái quát trên đây không phải lúc nào cũng
đúng.
Việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể (case-study) với các
hành động lời nói hay các hành động, sự kiện và tình huống
giao tiếp cụ thể có khả năng dẫn đến các kết quả khác với
những khai quát trên

Bài 2

“QUYỀN LỰC ” (P), “KHOẢNG CÁCH” (D),


“ĐỘ ÁP ĐẶT ” (R) VÀ “LỊCH SỰ” TRONG
GIAO TIẾP

10
8/4/2020

Một số quan điểm

Brown và Levinson (1987): Nhìn chung các nghiên


cứu hình như đã ủng hộ quan điểm là có 3 nhân tố xã
hội học đóng vai trò quyết định mức độ lịch sự mà
người nói (S) sẽ sử dụng với người nghe (H): Đó là
quyền lực quan hệ (P) của người nghe đối với người
nói, khoảng cách xã hội (D) giữa người nói và người
nghe, và mức độ áp đặt (R) của người sử dụng hành
động đe dọa thể diện.

 Rosaldo: Nhân tố P thay đổi một cách đáng kể giữa xã hội


bình đẳng và xã hội có tôn ti nên các bình diện P, D, R có lẽ
quá đơn giản để có thể
 …nắm bắt được những phức tạp của các cách thức trong đó
các thành viên của các nền văn hóa khác nhau đánh giá về
bản chất của các quan hệ xã hội và các hành vi ứng xử giữa
người với người. (Rosaldo, 1982:230)

11
8/4/2020

 Về cơ bản:
 … đối với so sánh giao văn hóa, ba nhân tố này (quyền lực,
khoảng cách và mức độ áp đặt) trong sự kết hợp với các bình
diện văn hóa đặc thù của tính tôn ti, khoảng cách xã hội và
mức độ áp đặt có lẽ đã hoàn tất được một công việc khá đầy
đủ là đoán được các đánh giá về sự lịch sự . (Brown và
Levinson, 1987:17)

1. quyền lực quan hệ

“quyềnlực quan hệ” giữa hai đối tác giao tiếp sẽ ảnh hưởng tới cách
thức mà họ
 trò chuyện với nhau
 Giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp
 Sử dụng hình thức quan hệ xưng hô cho phù hợp
 Viện đến các dấu hiệu từ vựng-tình thái
 Sử dụng các yếu tố thuộc ngôn ngữ thân thể
 Các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn
…

12
8/4/2020

Nếu hai đối tác là “những người đồng


quyền” (power – equals)
Với cùng một đề tài giao tiếp, trong cùng một khung cảnh giao
tiếp
 Sẽ sử dụng các chiến lược và thủ thuật giao tiếp khác với khi họ trò
chuyện với những người có quyền lực cao hơn hay thấp hơn
 VD: Khi đến văn phòng của đối thể giao tiếp là bạn của chủ thể giao
tiếp (CTGT)để vay tiền hoàn thiện căn nhà đang xây, CTGT có thể
nói:
- Thành này, mình xây nhà. Phần thô xong rồi. Định hoàn thiện
luôn một thể, nhưng lại kẹt tiền quá. Cậu cho mình vay khoảng 20 triệu
được không?

 Nhưng nếu đến văn phòng của sếp, người vốn có q hệ rất tốt với CTGT, với
cùng một mục đích, CTGT cần phải viện đến cách nói gián tiếp hơn, nhiều
yếu tố bao (surroundings) hơn và tính ướm thử (tentativeness) của đề nghị
cũng cao hơn.
 VD: Anh ạ, đợt này em xây nhà bận quá. Đúng là “làm ruộng thì ra, làm nhà
thì tốn” thật. Anh biết không, lúc đầu dự trù khoảng 230 triệu là thoải mái.
Thế mà mới xong phần thô đã mất đến hơn 160 triệu rồi. Em còn có 70
triệu, mà theo dự đoán phải mất khoảng 90 triệu nứa mới hoàn thiện được.
Em ngại quá, nhưng chẳng biết nhờ vả ai. Em qua hỏi xem anh có thể cho
em vay khoảng 20 triệu, được không ạ? Em sẽ xin gửi anh tiền vào đầu quí
tới, anh ạ.

13
8/4/2020

Nhưng nếu CTGT là sếp mà người anh ta cần vay là nhân viên
thì anh ta có thể nói
 Toàn này, tớ đang xây nhà nhưng còn thiếu ít tiền. Cho tớ vay
được khoảng 20 triệu nhé.

II. Khoảng cách xã hội

 “Khoảng cách xã hội” giữa các đối tác giao tiếp cũng tạo ra
sự khác biệt trong cách thức sử dụng cách chiến lược và
thủ thuật giao tiếp.
 Thông thường, khoảng cách xã hội càng nhỏ thì các chiến
lược lịch sử ( cả dương tính và âm tính ) càng ít được sử
dụng, và cách nói chuyện trực tiếp càng hay được viện tới.

14
8/4/2020

 Ngược lại, khi khoảng cách xã hội lớn, người ta thường đưa
vào các phát ngôn của mình ‘những yếu tố đền bù’
(redresses), hoặc thuộc lịch sử dương tính hoặc thuộc lịch sử
âm tính, nhằm làm giảm thiểu tính đe dọa thể hiện của phát
ngôn.
 Với áp lực của khoảng cách xã hội, người ta cũng có thể viện
đến các cách thức diễn đạt gián tiếp khác nhau với cùng một
một mục đích là làm giảm thiểu tính đe dọa thể diện.

1. Gián tiếp ước lệ


2. Gián tiếp ước lệ + Gián tiếp ước lệ
3. Gián tiếp ước lệ + Gián tiếp phi ước lệ
4. Gián tiếp ước lệ + Trực tiếp
5. Gián tiếp phi ước lệ
6. Gián tiếp phi ước lệ + Gián tiếp phi ước lệ
7. Gián tiếp phi ước lệ + Gián tiếp ước lệ
8. Gián tiếp ước lệ + Trực tiếp

15
8/4/2020

Áp lực về khoảng cách xã hội

 Đề nghị ai đó mở cửa:
 Đề nghị bạn thân mở cửa, CTGT có thể nói như sau mà ko
ngại vi phạm các nguyên tắc của thể diện (face) và xâm hại các
nhu cầu thể diện:
- Mở cửa ra, mày (công khai, ko có đền bù)
- Cửa giả gì mà cứ đóng im ỉm. Nóng bỏ mẹ. ( ko công khai,
ko có y tố đền bù)

 Nhưng khi đề nghị một người quen sơ ( khoảng cách xã hội


lớn ) mở cửa ra, chủ thể giao tiếp lại cần phải nói:
- Có lẽ mình mở cửa ra cho nó thoảng nhỉ ( Lịch sự dương
tính (LSAT) + các dấu hiệu hạ ngôn va thỉnh đồng)
- Anh làm ơn mở giúp tôi cái cửa. Tay tôi bẩn quá ( LSAT
+ các nhã hiệu và dấu hiệu ăng cường)
- Phòng có vẻ hơi bí anh nhỉ ( Gián tiếp phi ước lệ + các
dấu hiệu uyển thanh và thỉnh đồng)

16
8/4/2020

III. Mức độ áp đặt (ranking of imposition)

 Thiên về nội dung giao tiếp ( interaction-oriented)


 Xem xét các quan hệ của các đối tác giao tiếp + ảnh hưởng
của chúng đến q trình giao tiếp + tìm hiểu những khía cạnh
của bản thân q trình giao tiếp
 Mức độ áp đặt : mức độ áp đặt của hành động ngôn trung lên
đối thể giao tiếp nhằm đạt tới đích ngôn trung

 Đóng v trò quan trọng trong việc q định các chiến lược và thủ
thuật giao tiếp sao cho phù hợp với các thành tố giao tiếp và
phép lịch sự
 K niệm “mức độ áp đặt” liên quan mật thiết đến K niệm “hành
động đe dọa thể diện (FTA – face-threatening act) của phát
ngôn và k niệm “tính có lợi “ ( beneficiality) của hoặc CTGT
hoặc ĐTGT

17
8/4/2020

Ví dụ:

 Nhờ 1 người bạn cùng lớp chép bài:


 CTGT có thể viện tới c lược giao tiếp vòng ( đi từ lí do đến đề
nghị) + các y tố đền bù ( phiền cậu, hộ mình …) + các hình thứ
xưng hô q hệ ngang loại 1 ( mình-cậu) + các dấu hiệu tình
thái ( hòa hợp: cậu biết đấy, tang cường: quá, uyển thanh : có
lẽ, thỉnh đồng: nhé)
- Nở này, mai là ngày giỗ đầu bà nội mình, mà cậu biết đấy,
mình bận quá nên chưa chuẩn bị được gì cả. Có lẽ mai mình định
nghỉ học để đi chợ mua đồ cúng. Mình phiền cậu chép bài hộ
mình nhé?

 Tuy nhiên , nếu vẫn là một lời đề nghị nhưng “tính có lợi” lại
thuộc về ĐTGT thì CTGT hoàn toàn có thể nói thẳng và viện
đến hoặc không cần viện đến các yếu tố đền bù hay các dấu
hiệu từ vựng-tình thái mang tính đền bù.
 Thậm chí: có thể biến lời đề nghị thành một mệnh lệnh mà
không sợ tạo ra một TFA quá mạnh và vi phạm “tính lịch sự”

18
8/4/2020

 Mức đọ đe dọa thể hiện hành động ngôn trung này, được sự
trợ gúp của các yếu tố nội ngôn (này, hả), cận ngôn (cường độ
và cao độ âm thanh) và ngoại ngôn (sắc mặt giận dữ), rõ ràng
là rất cao.
 Hoặc khi khen bạn cùng lớp: tính đe dọa thể diện thấp và mức
độ áp đặt của phát ngôn Ko có hoặc ko hiển lộ, CTGT hoàn
toàn có thể khen trực tiếp và ko sử dụng yếu tố đền bù

 Những nền văn hóa coi trọng tính cộng đồng thường đề cao
sự quan tâm (concern) lẫn nhau giữa các thành viến trọng
cộng đồng.
 Do vậy, việc bày tỏ sự quan tâm của mình đối với những
chuyện riêng tư (privacy) của người khác được coi là hành vi
lịch sự.

19
8/4/2020

 Trong khi đó, những nền văn hóa thiên hướng cá nhân lại thường
đề cao việc tôn trọng tính riêng tư của các thành viên trong cộng
đồng.
 Do đó việc thánh xâm phạm vào lãnh địa cá nhân của người khác
được hiểu là một biểu hiện của lịch sự.
 Chính những diễn giải (interpretations) khác nhau về lịch sự của các
nền văn hóa khác nhau là nguồn gốc của các xung đột văn hóa tiềm
năng giăng bẫy các thành viên của các nền văn hóa khác khi tham
gia vào các hoạt động giao tiếp văn hóa.

A. Giao tiếp nội văn hóa (Việt)

 1. Nói với bố:


- Bọn mình đi ăn sáng đi bố [Lịch sự dương tính – sử dụng ‘
dấu hiệu nhận diện đồng nhóm` (in-group indentity
marker): bọn mình]
- Cách này trong cộng đồng VH Việt có tôn ti khó đc chấp
nhận

20
8/4/2020

 2. Nói với bạn thân:


- Tớ thực sự không muốn phiền cậu, nhưng vì tớ đang phải
làm nghiên cứu về phép lịch sự trong hành vi giao tiếp ở
các nhóm tuổi khác nhau nên tớ phải hỏi cậu câu này: Năm
nay em trai cậu bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? [Lịch sự âm tính –
nêu rõ lý do phải xâm phạm vào chuyện riêng tư của người
khác]
- Cách sử dụng âm tính này ko phù hợp vì cả P và D đều
tishc cực ( cả CTGT và ĐTGT là đồng niên, đồng quyền)

 3. Nói với con (đề nghị con rửa lại mấy cái bát):
- Bố biết con rất bận, nhưng con có nghĩ là ‘nhà sạch thì mát,
bát sạch ngon cơm’ không con? [Lịch sự âm tính – tránh áp
đặt, đưa ra gợi ý nhẹ nhàng (mild hint) theo kiểu ướm thử
(tentativeness)]
- Cách đề nghị kiểu lịch sự âm tính này là khó có thể chấp
nhận đc trong cộng đồng người Việt bởi tính tôn ti và tính
gia trưởng

21
8/4/2020

B. Giao tiếp văn hóa (Việt-Mĩ)

 1. Một người Việt nói với một người Mĩ trong lần gặp gỡ đầu
tiên:
- You’ve got a well-paid job, haven’t you? You’re sure to be
the bread-winner of your family.
(Anh làm việc này chắc lượng lậu cũng khá lắm nhỉ? Vợ
con chắc là được nhờ.) [Lịch sự dương tính – tỏ ra quan tâm
đến đối tác giao tiếp]
- Câu hỏi trên ko phù hợp trong 1 cộng đồng đề cao tính
riêng tư và tính cá nhân

 2. Một người Mĩ nói với một đồng nghiệp người Việt:


- It is expected that you perform your work better.
(Người ta mong rằng anh làm việc tốt hơn.) [Lịch sự âm
tính – sử dụng nhuận ngữ bị động trung tính: It is expected
that]
- Trong cộng đồng văn hóa Việt, lời khuyên trên khó có thể
đc tiếp nhận một cách tích cực, thậm chí có thể là một lời
khiển trách “lạnh lùng”

22
8/4/2020

Bài 3.
Các chiến lược trong lịch sự
dương tính trong giao tiếp

Lịch sự dương tính

 Lịch sự dương tính (Positive politeness) theo cách hiểu Brown &
Levison (1990:101) là:
 … một sự đền bù cho thể diện dương tính của người nghe, cho
mong muốn thường trực của người ấy là các nhu cầu của người ấy
(hoặc các hành động, các đòi hỏi, các giá trị phát xuất từ chúng) cần
được coi là điều đáng mong muốn. Sự đền bù được hiện lộ ở việc mô
phần thỏa mãn mong muốn đó bằng cách thể hiện rằng các nhu
cầu của bản thân ta (hoặc một vài trong số các nhu cầu đó), ở một
số khía cạnh, là tương tự như các nhu cầu của người nghe.

23
8/4/2020

 Yule (1997:62):
 Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự
dương tính của ta sẽ có xu hướng tỏ ra thân tình; nó nhấn
mạnh rằng cả hai người đều mong muốn cùng một điều, và
rằng họ có cùng một mục đích
 Lịch sự dương tính là bất cứ loại hành vi nào (Cả ngôn từ và
phi ngôn từ) được tạo lập một cách phù hợp để biểu lộ sự
quan tâm của người nói đối với người nghe, và do vậy, nâng
cao tình thân hữu giữa người nói và người nghe.

 Lịch sự dương tính: nôm na hiểu là các biểu hiện “tỏ ra quan tâm
đến người khác”. Xét theo hệ hình quan hệ, nó là việc kéo gần lại
khoảng cách giữa người nói và người nghe, tạo lập ngữ nghĩa thân
hữu (solidrity semantic) giữa các đối tác giao tiếp.
 Lịch sự dương tính có ba biểu hiện chính:
- Xác định cái chung (claim common ground)
- Chỉ ra rằng người nói và người nghe đều có tinh thần hợp tác
(convey that S & H are cooperators).
- Thỏa mãn nhu cầu của người nghe về một cái/điều gì đó (fulfill
H’s want for some X).

24
8/4/2020

Chiến lược 1- Để ý đến người nghe

 Chiến lược này được viện tới trong giao tiếp nhằm thỏa mãn
một khía cạnh của thể diện dương tính. Đó là:
 khi ta thực hiện một hành động nào đó (thường được ta coi là
tốt), có được một sự thay đổi gì đó (thường được ta cho là tích
cực), hay sở hữu một đồ vật gì mới (thường được ta coi là
đẹp), theo đuổi một ý tưởng nào đó (thường được ta cho là
hay)

 hoặc: mong muốn thỏa mãn một nhu cầu nhất định (thường
được ta coi chính đáng), ta luôn mong muốn người khác để ý
đến và có các nhận xét, bình luận (hoặc khách quan hoặc tích
cực).
 Nhìn chung: được hiện thực hóa bằng lời khen mà người nói
dành cho người nghe, bắt chuyện, gợi ý, tranh thủ tình cảm, tỏ
lòng ngưỡng mộ, biểu thị sự quan tâm, tỏ ý biết ơn, khích lệ,
an ủi, mở đường cho đề nghị, nhờ vả.

25
8/4/2020

 Ái chà chà! Hôm nay nhân dịp gì mà diện bộ củ đẹp thế.


(Ngừng một lát rồi làm như chợt nhớ ra) À này, có tiền cho tớ
vay hai chục.
 Goodness, a beautiful hairstyle! (After a while) Oh, by the way,
can I borrow your bike? (Trời ơi, kiểu đầu đẹp quá! [ngừng
một lát] À, nhân tiện, cho tớ mượn xe đạp của cậu.)

Chiến lược 2 – Nói phóng đại

 Với chiến lược này, người nói thường phóng đại sự thích thú,
sự đồng tình, đánh giá cao, khoái trá và cảm tình tích cực của
mình đối với người nghe.
 Ví dụ:
- Giời ơi, cậu trang điểm vào trông đẹp như mơ. Nói thật nhé,
cậu không cần trang điểm thì cũng khối anh chết, khối anh bị
thương rồi. Thôi, đưa tớ mượn thỏi son một tý nào.
- My God! Your work? It’s absolutely incredible! (Trời ơi! Tác
phẩm của cậu đấy à? Tuyệt đối không thể tin được!)

26
8/4/2020

 Các dấu hiệu tăng cường (intensifiers): vô cùng, thực sự, thật
là, thật, rất, rất chi là, quả là, rất ư là, lắm, thế, đấy, hẳn ra, ra,
lên, bao nhiêu, lên bao nhiêu, vậy, đến vậy, chỉ có --- trở lên, …
(Việt) và so, such, really, extremely, enormously, absolutely,
perfectly, terribly, badly, none other than, none else but, …
(Anh) rất hay được sử dụng.
 Các khung phát ngôn tiềm năng cảm thán kiểu như ‘sao mà -
-- thế!’, ‘ --- đâu mà --- thế nhỉ!’, ‘ --- ở đâu mà --- thế không
biết!’… thường được viện đến

 các yếu tố ngôn điệu và cận ngôn như ngữ điệu, trọng âm,
cao độ, trường độ, cường độ … luôn được ít nhiều phóng đại
đc sử dụng
 Ví dụ:
- Giồi ôi, chậc … chậc … chậc … con bé ấy trông nó vô cùng,
vô cùng quyến rũ nhá.
- She’s so, so beautiful that she could turn everyman’s head.
(Cô ấy rất, rất đẹp tới mức mà tất cả đàn ông đều phải quay
đầu nhìn)

27
8/4/2020

Chiến lược 3 – Tăng cường hứng thú cho người


nghe.

 Cách 1: Tạo ra cái mà Brown & Levison (1987) gọi là ‘một câu
chuyện hay’ (a good story) nhằm tăng cường sự hứng thú nội
tại của người nghe.
 Ví dụ:
- Tớ lao ngay vào phòng. Trong đấy tối mịt. Cậu biết không,
chúng nó trông thấy tớ đằng đằng sát khí, tay cầm gậy, mặt
hằm hằm nên sợ quá chạy mất dép. Thế là tớ lấy lại được cái
ví. Nhưng hết hơi quá bọn nó lấy hết cả tiền, chỉ để lại giấy tờ.
À, có tiền cho tớ vay tạm hai trăm nghìn.

 Cách 2:
 thường được thể hiện rõ ràng hơn trong các ngôn ngữ sử
dụng phương thức phụ tố (tiếng Nga, tiếng Pháp) hoặc
phương thức kết hợp phụ tố và trợ động từ (tiếng Anh…) để
thể hiện yếu tố thời
 Với cách này: người nói lúc sử dụng thời quá khứ, lúc sử dụng
thời hiện tại, làm cho người nghe có cảm giác là câu chuyện
đang xảy ra và dễ dàng bị cuốn hút, mặc dù người nói đang kể
về một câu chuyện trong quá khứ và chỉ đây đó liên hệ với
hiện tại

28
8/4/2020

 ví dụ của Brown & Levison (1987:106):


Black I like. I used to wear it more than I do now, I very
rarely wear it now. I wore a black jumper, and when I wear
it my Mum says ‘Ah’ she said. But Len likes it, he thinks it
looks ever so nice and quite a few people do. But when my
Mum sees it she said, ‘Oh, its not your colour, you’re more
for pinks and blues.’

 Cách 3: Sử dụng kiểu nói trực tiếp thay vì nói gián tiếp
 Ví dụ: đáng lẽ ra ta nói:
- Anh ấy bảo chúng ta yên tâm, anh ấy chắc chắn sẽ thuyết
phục được cái Lan đi cùng với bọn mình.
* Ta có thể nói:
- Anh ấy bảo: “Cứ yên tâm đi. Tao mà đã thuyết phục thì cái
Lan nhất định sẽ đi với bọn mày.”

29
8/4/2020

 Cách 4: Sử dụng một số loại dấu hiệu từ vựng – tình thái hành
chức ở cấp độ liên nhân (interpersonal) nhằm tạo lập sự hài
hòa và khêu gợi sự đồng tình như:
Các dấu hiệu hòa hợp (cajolers): cậu/anh/chị biết không, --
-; cậu/anh/chị thấy không, …
- Cậu biết không, bọn tớ quyết định tháng sau sẽ cưới.
Các dấu hiệu thỉnh đồng (appealers): nhỉ? Chứ nhỉ?...
- Áo này cũng đẹp đấy chứ nhỉ?

Cách 5: Phóng đại thực tế, sử dụng hoa ngôn:


Bệnh của cậu có gì mà phải lo. Hàng tỷ người mắc chứ đâu
chỉ mình cậu
Cứ để đấy anh giặt cho. Một phút xong ngay.
Ngon quá! Cả đời tớ chưa bao giờ được chén một bữa
ngon thế này.

30
8/4/2020

Chiến lược 4: Sửu dụng các dấu hiệu nhận diện


đồng nhóm (in-group identity markers)

Cách 1: Sử dụng các hình thức/quan hệ xưng hô.


 Về cơ bản trong các ngôn ngữ: người ta thường sử dụng các
hình thức/ quan hệ xưng hộ thể hiện ‘ngữ nghĩa Đoàn kết’ hay
‘ngữ nghĩa Thân hữu’ (Solidarity semantic) với tư cách là các
dấu hiệu nhận diện đồng nhóm.
 Trong tiếng Việt, các loại xưng hô sau có thể được sử dụng để
xác định tính đồng nhóm:
- Quan hệ vòng:
Cô cháu mình ra Tràng tiến dán mũi tủ kính đi?

 Quan hệ ngang hàng loại I:


- Bạn chỉ giúp mình đường về trường Sư phạm Ngoại ngữ
với.
 Quan hệ động từ loại III:
- Bác cho em vay cân gạo
 Quan hệ động – loại II: Ở một mức độ nhất định, loại quan hệ
này cũng được sử dụng để thể hiện tính đồng nhóm:
- Thủ trưởng cho em nghỉ hai ngày, được không ạ?

31
8/4/2020

Cách 2:
có tác dụng tích cực trong giao tiếp ở các tình huống hay
các cộng đồng trong đó việc sử dụng nhiều hơn một
phương ngữ hay ngôn ngữ được chấp nhận.
Ở đây, các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc hoặc tạo ra tình cảm, thái độ
đồng nhóm tích cực, hay gợi lên sắc thái giễu cợt, khinh thị
tiêu cực cho người nghe. Với cách này, ta có các kiểu
chuyển mã (code-switching) chủ yếu sau:

 Chuyển từ ngôn ngữ trang trọng qui thức sang ngôn ngữ phi
trang trọng, phi qui thức
 Ví dụ: Trong buổi họp cuối năm của một phòng nghiệp vụ, anh
Tiến – trưởng phòng – nói với cô Hương – thư ký:
- Đề nghị chị Hương đọc lại toàn bộ biên bản cuộc họp tổng
kết hôm nay; sau đó, chị ghi lại các ý kiến bổ sung, nếu có.
[Quay sang cô hương, anh Tiến nói nhỏ] Nhanh nhanh lên
còn chuồn , em

32
8/4/2020

 Chuyển từ tiếng chuẩn sang tiếng địa phương


 Ví dụ: anh Quí là người miền Trung, đã sống và làm việc ở Hà
Nội khá lâu nên đã chuyển giọng điệu và sử dụng các từ ngữ
theo kiểu Hà Nội
 Lan, cô em họ anh, ở quê ra chơi và anh muốn mời cô đi xem
ca nhạc cùng anh và anh Quang, bạn anh. Anh Quang đã đến
và ngồi trà thuốc với anh được mười lăm phút rồi mà Lan vẫn
chưa trang điểm xong. Anh cằn nhằn mới anh Quang bằng
giọng Hà Nội:

- Cái con bé này làm gì mà lâu thế không biết


 Rồi nói với vào bằng giọng miền trung:
- Mần chi mà lâu rứa, Lan ơi?

33
8/4/2020

 Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác


 Việc chuyển mã này thường được thực hiện ở những cộng
đồng song ngữ hay đa ngữ, nhằm thể hiện tính đồng nhóm,
người nói thường chuyển từ ngôn ngữ vốn không phải là
ngôn ngữ thứ nhất của người nghe.

 Cách 3: Sử dụng biệt ngữ hay tiếng long.


 Vì biệt ngữ và tiếng long là những đơn vị ngôn ngữ đặc biệt
mà chỉ những người trong nhóm chuyên môn hay cùng hội
cùng thuyền mới hiểu thấu đáo được, nên việc sử dụng chúng
được coi là một cách hữu hiệu để gợi lên tính đồng nhóm của
các đối tác giao tiếp
Nói với cô bán đồ họa phẩm:
- Em cho hai toan 50-70. Lấy cho loại xát-xỉ mỏng thôi,
em nhé.

34
8/4/2020

Cách 4: Sử dụng cách nói tắt, nói rút gọn.


 Với cách này, người nói, hoặc vô tình hoặc có chủ đích, hàm ý rằng
người nói và người nghe đều có kiến thức và hiểu biết về cái được
nói
 Do vậy chỉ cần nói tắt hay rút gọn là họ đã có thể hiểu được ý của
nhau:
- Bia chứ?
- Nhất trí!
- Ken nhé?
- Sài sang thế? Băm ba thôi.

Chiến lược 5: Tìm kiếm sự đồng ý, đồng tình

 Cách 1. Viện đến các đề tài an toàn:


 khái niệm ‘đề tài an toàn’ cũng không hoàn toàn an toàn
trong các tiểu văn hóa, các cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa
khác nhau
 Nhiều đề tài có thể được coi là an toàn khi ta nói về chúng với
một đối tác giao tiếp nhất định, ở một thời điểm nhất định và/
hoặc trong một không gian nhất định
 Nhưng khi ta sử dụng chúng cho một đối tượng khác, ở một
thời điểm khác và/ hoặc trong một không gian khác, chúng lại
trở nên không an toàn.

35
8/4/2020

 Giao tiếp nội VH: Nói chuyện với đồng nghiệp nam trẻ trung,
vui, phớt đời:
- Cứ thế này là sướng nhất, trời mát, nước trong, bãi đẹp …
chỉ có những thằng điên mới …. ( an toàn)
* Nhưng nói với đồng nghiệp nam trung niên kín đáo : ko an
toàn

Giao tiếp giao văn hóa:


 Người Việt nói với người một người Hoa:
 Người Việt nói với người Mỹ

36
8/4/2020

 Cách 2: nhăc lại:


 Người Việt viện đến cách này với tần suất cao hơn nhiều so
với người Anh-Mỹ-Úc
 Nhằm tang cường hiệu quả tình cảm hơn thông tin:
A. Này, Lan nó lấy chồng rồi đấy.
B. Úi giời! Cái Lan nó đã lấy chồng rội cơ đấy. (nhắc toàn bộ)

 Cách 3: sử dụng các yếu tố khích lệ tối thiểu (minimal


encouragers): biểu lộ sự đồng ý, đồng tình của mình với đối
tác giao tiếp
 Là 1 từ, 1 ngữ hay 1 cú để biểu thị sự chăm chú, quan tâm,
thích thú ….
 Tiếng Việt: Vậy à, thế á, thế cơ à ….
 Tiếng Anh: Yes, Yeah, Quite, definitely …..

37
8/4/2020

Chiến lược 6: tránh bất đồng

 Bất đồng: là hành vi đe dọa thể diện rất lớn


 Mọi cộng đồng VH đều sử dụng chiến lược tránh bất đồng
 Cách 1: Đồng ý hình thức: dùng các từ ngữ hay cú diễn đạt
nghĩa cận phủ định trên trục nghĩa khẳng định
 VD:
- Em ghét anh lắm phải không?
- Thỉng thoảng thôi

 Cách 2: đồng ý giả: Sau khi bàn bạc, trao đổi, thảo luận … t
thường kết luận sự thống nhất ý kiến: vậy …, vậy là …., vậy thì
….
 Dễ dàng thiết lập tiền giả định rằng người nói và người nghe
đã đồng ý, thống nhất với nhau về v đề đã được bàn trước đó

38
8/4/2020

 Cách 3: Nói dối vô hại: Làm cho đối tác thấy vui, thoải mái (
feel good)
 Hành động giữ thể diện/ tôn vinh thể diện
 Tiếng Việt: Thực long mà nói thì tôi rất muốn …. Nhưng ….
 Tiếng Anh: I’d love to but ….

 Cách 4: Sử dụng được lời nói rào đón, che chắn ( hedging):
 có thể để lộ q điểm trái đồng nhưng phải dùng các dấu hiệu
rào đón để làm q điểm bất đồng mờ nghĩa đi nhằm giảm việc
đe dọa thể diện
 Tiếng Việt: kiểu như là, đại loại là ….
 Tiếng anh: sort of …., kind of ….

39
8/4/2020

Chiến lược 7: Cho rằng, tỏ ra rằng hay khẳng


định rằng người nói và người nghe có cùng
quan điểm
 Cách 1: Phiếm đàm, đàm tiếu: tỏ ra khá tích cực trong cộng
đồng VH Việt, đ biệt ở nông thôn, phụ nữ và người già
 Cách 2: Hoán đảo chỉ tố:
- Chỉ tố người
- chỉ tố thời gian
- chỉ tố không gian

 Cách 3: Mặc nhận cái chung:


 Mặc nhiên cho rằng người nghe sẽ chấp nhận như cái chung
được chía sẻ, hiểu biết, đồng thuận, đồng cảm
 Mang tính áp đặt khá rõ nét: hiệu quả trong tình huống có
tính tôn ti, chủ quan, sự gần gũi và thân mật đc chấp nhận
 Tiếng Anh-Mỹ- Úc: Thực hiện bằng câu phủ định với mong
muốn ngượi nghe sẽ trả lời khẳng định
- Wouldn’t you like some tea? ( anh ko thích uống trà sao?)
- Won’t you come and join us? ( Anh ko đến tham dự với chúng tôi à?)

40
8/4/2020

 Tiếng Việt: Chào hỏi: thường biểu lộ tình thân hữu


 Anh chị có khỏe không
 Hỏi về ăn uống: Anh đã xơi cơm chưa ạ?
 Hỏi về đi lại: Chị đi đâu đấy?
 Hỏi đãi môi: Bác đang đọc báo đấy ạ?

Chiến lược 8: nói đùa

 NHìn chung: một lời nói đùa đc đưa ra, tiếp nhận và hưởng
ứng dựa trên một loạt cá tiền giả định mà người nói và người
nghe cùng chia sẻ
 người nói và người nghe hiểu biết về cái/điều/người đc nói
đến
 VD: Khoảng 6 năm trước đây, nàng ngụ ở phố Yết Kiêu. Cách
đây 4 năm, khi ở tuổi 27 nàng chuyển về phố Đội Cấn. Rồi cuối
năm ngoái, nàng đành phải lên xe hoa về nhà anh chồng ơ
phố Nguyễn Xí
 Để hiểu đc tính hài hước của câu nói trên cần phải có hiểu biết
chung về phố phường Hà Nội

41
8/4/2020

 người nói và người nghe có chung quan điểm về các giá trị
gắn kết với cái/điều/người đc nói đến
 VD: Ôi dào! Chấp làm gì cái loại “con gì ăn lắm nói nhiều,
mau già lâu chết, đòi yêu suốt đời” ấy. ( chia sẻ tính cách tiêu
cực của các bà vợ)

 Đòi hỏi người nói phải có độ nhạy cảm cao và câu đùa phải
phù hợp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu bỏ qua sẽ gây
phản cảm
 Y tố Khoảng cách quan hệ +tuổi tác
 Y tố Khoảng cách quan hệ + địa điểm giao tiếp
 Y tố quyền lực
 Y tố không khí giao tiếp + đề tài

42
8/4/2020

Chiến lược 9: Khẳng định hoặc cho rằng người


nói biết về, hay q tâm đến các nhu cầu của người
nghe
 Brown và Levinson (1990: 125):
Một cách để tỏ ra rằng người nói và người nghe là những người
cùng hợp tác, và do đó, xét về mặt tiểm năng, để thú ép người nghe
hợp tác với người nói, là k định hoặc ham chỉ việc người nói biết về
nhu cầu và sự tự nguyện của người nghe trong việc làm cho các nhu
cầu của chính mình phù hợp với nhu cầu mà người nói cho là người
nghe có
 VD: Tớ biết cậu không khoái và ba cái trò bù khú, nhưng vì hôm nay
có cả sếp của tớ nên cậu đến tiếp hộ tớ với nhé

 Tiếng Việt: Tôi biết rằng là, tôi chắc rằng là, tôi cho rằng là ….
 Tiếng Anh-Mỹ-Úc: I know that, I know for sure that, I know for
certain that ….

43
8/4/2020

Chiến lược 10: Mời mọc và hứa hẹn

 Nhằm xác lập và củng cố tình thân hữu (solidarity) giữa các
đối tác GT.
 Người nói thông qua hành động mời mọc và hứa hẹn hàm chỉ
rằng anh ta muốn duy trì và phát triển q hệ với người nghe,
người nghe là đối tượng anh ta hợp tác và anh ta mong muốn
đc thỏa mãn nhu cầu người nghe
 Người Việt có xu hướng sử dụng nó với tần suất cao hơn
người Anh-Mỹ-Úc, đặc biệt hành động hứa hẹn mời mọc
không xác định và tự mời
 VD: Mới được tăng lương hả? Nhớ khao đấy nhé!

2 kiểu mời chủ yếu:

 Mời xác định ( definite invitation)


 Mời không xác định ( indefinite invitation)
 Mức độ x định và không x định đc qui định bởi : yếu tố nội, cận và
ngoại ngôn, nhất là yếu tố không gian và thời gian
 Nếu yếu tố không gian và thời gian đc x định rõ ràng: có lời mời x
định hay thực long:
- Khoảng 7 giờ tối mai qua mình ăn cơm nhé
 Ngược lại ta sẽ có lời mời không x định hay lời mời giả (unreal
invitation/pseudo-invitation) hay mời đãi môi (lip-service)
- Chí này, hôm nào rỗi bọn mình đi đâu chơi đi

44
8/4/2020

Chiến lược 11: Tỏ ra lạc quan

 Đây là CL điển hình nhất của LSDT


 Người nói dối như thể người nghe cũng muốn vậy, hoặc như
thể q hệ hai người đã gần gũi, thân mật đến mức điều mà
người nói nêu ra là chuyện vặt, là dĩ nhiên
 VD: An và Thành đều là sinh viên nội trú. An muốn mượn
Thành chiếc xe đạp và nói:
- Thành này tớ lấy xe phóng ra đây một tí nhé

 Có xu hướng viện đến các cách:


 A. Sử dụng các dấu hiệu hạ ngôn (understaters):
 Việt: một chút, một ít, một tẹo, một lát, một loáng
 Anh: a bit, a little, a little bit, just a bit, ….
- Tớ thử nếm một tí xem tài nấu ăn của cậu tiến bộ đến
đâu rồi.
- Let me have a bit of it to see how well you cook.

45
8/4/2020

 B. Sử dụng các dấu hiệu thỉnh đồng (appealers) và vấn vĩ (


token tags):
 Việt: nhỉ, đấy nhỉ, chứ, nhé, đấy chứ …
 Anh: Ok? Right? …., isn’t it?, …., don’t you think?, ….., or am I
talking nonsense?
- Tớ mượn cậu cái xe một tí nhé.
- I’m borrowing your bike for a sec, OK?

 C. Sử dụng các dấu hiệu uyển thanh (downtoners):


 Việt: có lẽ, có thể, có khả năng, có khi
 Anh: perhaps, maybe, possibly, probably ….
- Có khi tớ phải vay cậu ít tiền đấy.
- Perhaps, you’ll have to lend me some money.

46
8/4/2020

 D. Sử dụng các nhuận ngữ mang tính ước lệ (conventional


gambits):
 Việt: mình (tôi/tớ) hy vọng là cậu (anh/chị) sẽ …., mình (tôi/tớ)
nghĩ là cậu (anh/chị) sẽ …., chắc cậu (anh/chị) sẽ phải ….(
giúp mình/tôi/tớ …..đấy nhé) ….
 Anh: I’m sure you won’t mind if I ….., You won’t mind, will you,
if I ….

- Chắc là cậu sẽ phải cho mình vay ít tiền cuối tháng này sửa
nhà đấy
- I’m sure you won’t mind if I ask you to send this letter for
me?

47
8/4/2020

Chiến lược 12. Lôi cuốn cả người nói và


người nghe vào cuộc
 Dùng ngôi thứ nhất số nhiều (We, MbI, Nous) mang nghĩa
chúng ta có nghĩa cả người nói và người nghe thuộc cùng
một nhóm làm
tăng tính “đồng hội đồng thuyền”
giảm tính đe dọa thể diện của hành động ngôn trung
Không hoàn toàn là lôi kéo người nói và người nghe vào
thự hiện 1 hành động nào
 Anh: Let’s (do smth)
 Việt: chúng tôi, chúng ta, hội mình, tụi mình, bọn tớ ….

Chiến lược 13: hỏi và nêu lí do

 Là CL nhạy cảm dễ gây nhầm lẫn cho người nghe (đ biệt “hỏi lí
do”)
 Brown và Levinson, 1990:128:
 “Nêu lí do là một cách hàm chỉ rằng “tôi có thể giúp anh/chị
được“ hoặc “Anh/chị có thể giúp tôi được” và thể hiện sự hợp
tác, một cách để chỉ ra sự giúp đỡ cụ thể nào là cần thiết”
Why not lend me your cottage for the weekend?
Why don’t we go to the sea-shore?
Why don’t I help you with that suitcase?

48
8/4/2020

Chiến lược 14. Có đi có lại

 K định việc cho đi là phải có sự có đi có lại: thể hiện sự hợp tác


giữa người nói và người nghe
 Sự h tác này đc cụ thể hóa trong các hành động, sự kiện, tình
huống giao tiếp bằng các quyền lợi và nghĩa vụ mang tính có
đi có lại
 Việt: Nếu anh/chị …. Thì tôi sẽ, vì anh/chị ….nên tôi sẽ, tối sẽ
với đk là …..

 Anh: If you …, I’ll …., You đi smtn, so I do smth, I’ll … provided


that ….
 Trong thực tế có khi ko sử dụng các mẫu trên nhưng tính có
đi có lại vẫn rõ nét:
Tớ thổi cơm rồi đấy. Cậu dọn cơm đi
You do the cooking and I do the dishes, right?

49
8/4/2020

Chiến lược 15: trao tặng và chia sẻ

 Việc trao tặng những món quà mà người nói tin/cho rằng người nghe sẽ
thích hoặc vốn thích kèm theo những lười nói biểu hiện thái độ, tình cảm
tích cực nhằm làm thỏa mãn nhu cầu lịch sự dương tính của người nghe
 Người nói q tâm đến và hiểu biết về người nghe
 Tớ vừa đi chợ huyện về, có loại rượu mới cho cậu đây. Thơm nức mũi
nhé.
 Nếu là age/power – equals: các y tố nội/cận/ngoại ngôn có thể đc sử dụng
một cách “suồng sã” mà ko ngại làm mất thể diện dương tính của người
nghe
 Bóc ra đi, còn thện đếch gì nữa. Thế nào, thích chưa? Tôi cũng đến phát
khổ vì bà. Tìm bốn, năm cửa hang mới mua được đấy

Chiến lược 16: an ủi, khích lệ

 Người nói có thể hiện sự chia sẻ đồng cảm, sự thấu hiểu và sự


hợp tác với ng nghe.
Bằng h động an ủi, khích lệ, ngươi nói nhằm:
 Tỏ ra q tâm đến người nghe, và/hoặc
 Thấu hiểu (những) thất bại/khó khăn/ vấn đề mà người nghe
phải đương đầu, và/hoặc rút ngắn k cách q hệ giữa ng nói và
ng nghe, và hoặc
 Mở đường cho ng nghe nhờ vả, trông cậy
 ……..

50
8/4/2020

 Tuy nhiên: CL này chỉ thành công khi các h động an ủi, k lệ đc
sử dụng một cách phù hợp xét theo đích g tiếp và các thành
tố giao tiếp, dựa vào độ nhạy cảm của ng giao tiếp
 Sẽ là phản t dụng khi một nhân viên vỗ vai sếp (ngoại ngôn),
chặc lưỡi ( cận ngôn) và nói với sếp (nội ngôn) khi dự án ko
được thông qua:
- Việc gì phải buồn. Thua keo này ta bày keo khác

Các phát ngôn và khung p ngôn tiềm năng:


 Việt: Được đấy/lắm, khá đấy/lắm, tốt đấy/lắm, vui lên nào,
chuyện vặt , ko phải lo, cứ thế nhé….
 Anh: Ok, all right, fine, cheer up, now now, there there, no
problem, don’t worry ….

51
8/4/2020

Chiến lược 17: thăm hỏi chuyện riêng tư

 Đối với cộng đồng ngôn ngữ van hóa thiên về LSDT, đây đc coi
là CL hữu hiệu nhằm bày tỏ sự q tâm cảu mình đối với đối tác
giao tiếp
 Các thông lệ chào hỏi ( greeting routines) trong tiếng việt &
các câu hỏi trong phiếm đàm (small talks) ở buổi đầu gặp gỡ
 Bác năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ?
 Chị đã có gia đình chưa?
 Anh chị được mấy cháu rồi
 …………

 Có thể dễ dàng đc chấp nhận bởi các cá nhân, nhóm XH, các
tiểu VH và VH thiên về LSDT
 Tuy nhiên: lưu ý khi giao tiếp với các thành phần tương ứng
thiên về LSAT nhằm tránh gây sốc VH (culture shock) và
ngừng trệ giao tiếp ( communication breakdown)

52
8/4/2020

Bài 4

CÁC CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH


TRONG GIAO TIẾP

ĐỊNH NGHĨA
 “Một hành động đền bù cho thể diện âm tính của người nghe: nhu cầu của
anh ta rằng việc tự do hành động của mình không bị ngăn chặn và sự quan
tâm của mình không bị cản trở” (Brown and Levinson, 1990).
 “Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự âm tính của ta sẽ
có xu hướng tỏ ra tôn trọng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng về thời gian và
sự quan tâm của người khác, và thậm chí bao gồm cả sự xin lỗi vì đã áp đặt
hoặc xen ngang” (Yule, 1997)
 “Lịch sự âm tính có thể tóm lược một cách ngắn gọn là ‘chú tâm tới việc làm
sao đừng áp đặt lên người khác hoặc hạn chế tự do của họ, nhưng có giữ
khoảng cách’” (Bentahila & Davies, 1989)
 Lịch sự âm tính là bất cứ hành động giao tiếp nào (ngôn từ và/ hoặc phi
ngôn từ) được tạo lập một cách có chủ định và phù hợp nhằm tỏ ra rằng
người nói không muốn xâm phạm vào vùng riêng tư của người nghe, và do
vậy, duy trì khoảng cách giữa họ trong các chu cảnh tình huống và văn hóa
cụ thể (Nguyễn Quang, 2002)

53
8/4/2020

Lịch sự dương tính và Lịch sự âm tính

Xin lỗi, phiền anh cho tôi hỏi đây có phải Lịch sự âm tính
nhà anh Chí Quang không ạ?
Bác ơi, bác cho em hỏi đây là nhà bác Lịch sự dương tính
Chí Quang, bác nhỉ?

Lịch sự dương tính Lịch sự âm tính


• Quan tâm đến người khác • Không quan tâm đến chuyện riêng tư
• Kéo gần khoảng cách • Giữ khoảng cách
• Thân mật, gần gũi • Tôn trọng, khoảng cách

Lịch sự dương tính và Lịch sự âm tính

Lịch sự dương tính Lịch sự âm tính

Lịch sự dương tính và âm tính trong tương tác giữa A và B

54
8/4/2020

BIỂU HIỆN CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

Nói trực ngôn


Không đoán định / thừa nhận
Không ép buộc người nghe
Nêu ra nhu cầu của người nói là không muốn làm
phiền người nghe
Đền bù các nhu cầu khác của người nghe, phát sinh
từ thể diện âm tính

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ


Gián tiếp ước lệ: việc sử dụng các đoản ngữ và câu mà ý
nghĩa của chúng xét theo ngữ cảnh là tường minh (bởi
tính ước lệ hóa) và khác với nghĩa trực trần của chúng
(Brown và Levinson, 1990).
Mục đích: phát ngôn đảm bảo tính công khai và nêu ra
được sự áy náy / miễn cưỡng khi đưa ra phát ngôn đó.
Tính công khai cao = mức độ gián tiếp ước lệ thấp
Tính công khai thấp = mức độ gián tiếp ước lệ cao.

55
8/4/2020

Tính Mối quan hệ giữa tính công khai và mức độ gián tiếp ước lệ
Gián
công
khai
Can you lend me the book? tiếp
Anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không? ước lệ
cao
thấp
Could you lend me the book?
Anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ?

Could you please lend me the book?


Anh có thể làm ơn cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ?

I wonder if you could lend me the book?


Không hiểu anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ?

I was wondering if you could lend me the book?


Dạ, không hiểu anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? Gián
Tính
tiếp
công
I was wondering if you could possibly lend me the book? ước lệ
khai
thấp Dạ, không hiểu anh có thể làm ơn cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? cao

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ


Gián tiếp ước lệ trong giao tiếp nội ngôn luôn gắn với hành
động lời nói gián tiếp. Các câu đều mang trong cấu trúc của
chúng các hiển thị về việc sử dụng hệ hình (lực ngôn trung).

Hành động lời nói gián tiếp


Phát ngôn trực tiếp • Câu hỏi: khẳng định, đề nghị
• Câu hỏi: hỏi thông tin Cậu không phải đã bán xe rồi đấy chứ?
• Câu khẳng định: phát Cậu có muốn uống chút gì đó không?
ngôn về thực tế • Câu khẳng định: ra lệnh
• Câu mệnh lệnh: ra lệnh Các sĩ quan sẽ mặc dạ phục
• Câu mệnh lệnh: mời
Uống thêm nữa đi

56
8/4/2020

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ


Các hành động lời nói gián tiếp về chức năng dụng học đóng
vai trò như các dấu hiệu ngôn ngữ được sử dụng để che
chắn độ hiển thị của lực ngôn trung  lời nói lịch sự hơn
Lịch sự, trang trọng và xa cách
 Anh có thể qua tôi vào sáng mai để ta
bàn tiếp vấn đề này được không? Chỉ che chắn bằng dấu hiệu thỉnh đồng,
khả năng lựa chọn bị giảm thiểu
 Anh qua tôi vào sáng mai để ta bàn Không sử dụng phương tiện che chắn, kể
tiếp vấn đề này nhé?
cả dấu hiệu từ vựng – tình thái  không
 Anh qua tôi vào sáng mai để ta bàn có khả năng lựa chọn
tiếp vấn đề này. Sử dụng động từ ngữ vi có mức độ áp
 Tôi đề nghị anh qua tôi vào sáng mai đặt cao, không sử dụng phương tiện che
để ta bàn tiếp vấn đề này. chắn  không có khả năgn lựa chọn, bị
áp đặt, đe dọa thể diện cao

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ

Hành động lời nói gián tiếp không phải là phương tiện duy
nhất và mạnh mẽ nhất để tạo ra tính lịch sự âm tính. Hành
động lời nói trực tiếp với yếu tố đền bù có thể tạo ra phát
ngôn không kém phần lịch sự (thậm chí có phần lịch sự hơn).

Hành động lời nói gián tiếp


 Anh có thể lấy cho tôi cuốn sách trên
bàn kia được không?
 Anh làm ơn lấy giúp tôi cuốn sách trên
bàn với. Hành động lời nói trực tiếp + các
tôn ngôn

57
8/4/2020

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ

Tính tôn ti được thể hiện mạnh mẽ hơn trong ngôn ngữ -
văn hóa Việt so với các thực thể ngôn ngữ văn hóa Âu-Mĩ.
Do đó, phát ngôn trực tiếp trong đó tính thượng phong của
đối thể giao tiếp được cảm nhận hoặc biểu lộ dễ được người
nghe cho là lịch sự (âm tính) hơn so với phát ngôn gián tiếp.

‘Đối tác giao tiếp’ có thể vào được không?  Hành


động lời nói gián tiếp, hướng tới người nói
 May I come in?
 Thầy cho em vào lớp ạ
Hành động lời nói trực tiếp, hướng tới người nghe,
xác định thế thượng phong của người nghe

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ


Trong tiếng Anh, một cách tạo lập hành động lời nói gián
tiếp phổ biến là đặt câu hỏi về điều kiện thuận hành: tức là
để một lời đề nghị được thuận thành (thành công), người
nghe phải được coi là có khả năng thực hiện được lời đề
nghị, người đề nghị muốn sự việc đó được đề nghị…
‘Hành động lời nói gián tiếp với các điều kiện thuận
 Could you take a quick
thành đầy đủ:
look at the translation • Người nghe giỏi hơn người nói về trình độ ngoại
for me please? ngữ
• Người nghe và người nói có quan hệ tích cực
 I would like you to take • Bản dịch không quá dài và quá khó với người
a quick look at the nghe
• Người nghe không mất nhiều thời gian cho việc
translation for me này

58
8/4/2020

Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ


 Trong nhiều cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, trong nhiều tình huống giao
tiếp cụ thể, hành động đề nghị có thể được thực hiện gián tiếp bằng
hình thức của câu hỏi phát ngôn đề nghị gián tiếp ước lệ hóa).
 Ví dụ: Can you clean up the floor?
Anh có thể lau nhà được không?
 Trong một số cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, trong một số tình huống
giao tiếp khác, câu hỏi có thể được hiểu trực ngôn như một câu hỏi về
khả năng của người nghe  người nói có thể thêm nhã hiệu (please)
trong tiếng Anh hoặc tôn ngôn, khiêm ngôn (làm ơn, phiều, giúp, giùm)
để làm sáng tỏ đích ngôn của hành động đề nghị.
 Ví dụ: Can you please clean up the floor?
Anh có thể làm ơn lau nhà được không ạ?

Một số mẫu đề nghị ước lệ hóa trong tiếng Việt


* Đối tác
giao tiếp:  ĐTGT có thể… (một chút) được không (ạ)?
ĐTGT
 ĐTGT có thể… giúp/giùm CTGT (một chút) được không (ạ)?
* Chủ thể
giao tiếp:  ĐTGT (có thể) làm ơn … (một chút) được không (ạ)?
CTGT
 ĐTGT (có thể) làm ơn … (một chút) được không (ạ)?
 ĐTGT (có thể) làm ơn … giúp CTGT (một chút) được không (ạ)?
 ĐTGT (có thể) làm ơn giúp CTGT … được không (ạ)?
 (Có thể) phiền ĐTGT … (một chút) được không (ạ)?
 Phiền ĐTGT (có thể)… (một chút) được không (ạ)?
 Không hiểu ĐTGT có thể … (giúp) (một chút) được không (ạ)?
 Không hiểu có thể phiền ĐTGT … (giúp) CTGT (một chút) được không (ạ)?

59
8/4/2020

Một số mẫu đề nghị ước lệ hóa trong tiếng Anh


 Are you (by any chance) able to…?
 Will / Won’t you + V…?
 Are / Aren’t you + Ving…?
 Can / Could you (possibly / by any chance)… (please)?
 You couldn’t possibly / by any chance …, could you?
 You couldn’t, I suppose, … could you?
 You couldn’t perhaps…, could you?

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón
“Người nói càng tỏ ra nỗ lực trong việc giữ gìn thể diện bao
nhiêu thì anh ta sẽ càng được nhìn nhận như đang cố gắng
thỏa mãn các nhu cầu thể diện của người nghe bấy nhiêu.”
(Brown & Levinson, 1990)
 “Ở nơi mà người nói cố gắng tỏ ra lịch sự âm tính một cách
tối đa, ta có thể có được một sự sắp xếp mang tính trực
cảm sau đây về trật tự của các lời đề nghị lịch sự (từ nhiều
nhất đến ít nhất)” (Brown & Levinson, 1990)

60
8/4/2020

Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón

 There wouldn’t I suppose be any chance of your being able


to lend me your car for just a few minutes, would there?
 Could you possibly by any chance lend me your car for just
a few minutes?
Lịch sự

 Would you have any objection to my borrowing your car for a


while?
 I’d like to borrow your car, if you wouldn’t mind.
 May I borrow your car please?
 Lend me your car.

Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón
 [a] Ba lời đề nghị được coi là lịch sự hơn cả đều được hiện thực hóa một
cách gián tiếp ở dạng câu hỏi  đặt câu hỏi là một chiến lược hữu hiệu
của lịch sự âm tính.
 [d] Lời đề nghị được coi là lịch sự nhất được đưa ra ở dạng phủ định. Đây
là một chiến lược của lịch sự âm tính với ý nghĩa ước lệ và tỏ ra bi quan
(pessimistic) nhằm một mặt biểu thị rằng người nói không nghĩ là sự việc
đó, có cơ hội đó hay khả năng đó có thể được thực hiện, mặt khác tạo ra
lối thoát từ chối rộng rãi hơn cho người nghe.
 [c] Các lối nói rào đón (được hiện thực hóa bằng nhiều yếu tố nội ngôn
khác nhau) càng được sử dụng nhiều thì tích lịch sự âm tính của phát
ngôn lại càng nổi bật.
 [d] Lịch sự âm tính tương thuận với gián tiếp ước lệ và cách nói qui thức.

61
8/4/2020

Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón
 Các nhận xét [a], [c] và [d] cũng tỏ ra phù hợp trong ngôn ngữ - văn
hóa Việt Nam.
 Dạ, phiền anh có thể cho tôi mượn xe một phút được không ạ?
 Dạ, anh làm ơn cho tôi mượn xe một phút được không ạ?
 Tôi có thể mượn anh cái xe một phút được không ạ?
 Anh cho tôi mượn xe một chút nhé.
 Cho mượn cái xe.
 Việc sử dụng cách nói rào đón cũng phát xuất từ ý muốn (hay ý định
muốn tỏ ra) rằng người nói không muốn ép buộc người nghe hay nói
năng võ đoán, hàm hồ

Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón
 Các dấu hiệu rào đón ‘được sử dụng để tránh sự chính xác của định đề’
Nguyễn Quang (2002)
 Dấu hiệu rào đón là một tiểu từ, một từ, hoặc một đoản ngữ bổ nghĩa
cho mức độ thành viên của một vị ngữ hay một đoản ngữ danh từ trong
một tập hợp; dấu hiệu rào đón cho thấy rằng tính thành viên đó là cục
bộ, hoặc chỉ đúng ở những khía cạnh nhất định, hoặc có lẽ là đúng hơn
và hoàn chỉnh hơn sơ với mong đợi (Brown & Levinson, 1990)
 Dấu hiệu rào đón là những lưu ý diễn tả cách thức phát ngôn được tiếp
nhận ra sao, ví dụ, ‘theo tôi được biết’ được sử dụng khi đưa ra một
thông tin nào đó (Yule, 1997)

62
8/4/2020

Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)

4 bình diện hợp tác trong giao tiếp của Grice:


 CHÂN (QUALITY): Không giả mạo, chân thực
 TÚC (QUANTITY): Nói không thiếu, không thừa
 TRỰC (RELEVANCE): Nói thẳng vào vấn đề
 MINH (MANNER): Nói năng rõ ràng, hiển ngôn
Các dấu hiệu rào đón được sử dụng nhằm tạo ra lịch sự âm tính:
 CHÂN: tạo ra các điều kiện chân thực
 TÚC: tạo ra các điều kiện tổng quan
 TRỰC: tạo ra các điều kiện chuẩn bị
 MINH: tạo ra các điều kiện hiển ngôn hóa

Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)


 Các dấu hiệu rào đón CHÂN:
 Được sử dụng nhằm giảm độ chân xác của phát ngôn, giúp người nói ít phải
chịu trách nhiệm hơn về tính chân thực trong phát ngôn.
 I’m not quite certain, but it seems to me that nothing has been done about it so
far.
 Tôi không chắc lắm, nhưng theo tôi thì hình như là lâu nay người ta vẫn chưa
làm được gì để giải quyết vấn đề này.
 Được sử dụng để nhấn mạnh trách nhiệm của người nói đối với tính xác thực
của phát ngôn mà họ đưa ra.
 I’m honest enough to admit that it’s not my concern.
 Tôi cứ xin thật thà mà thú nhận rằng đây không phải là mối quan tâm của tôi.
 Giúp lôi kéo người nghe vào việc xác nhận tính chân thực của phát ngôn bằng
cách cho rằng người nghe hoặc nhiều người cũng cho là như vậy.
 As you know, nothing in the world is done without purpose
 Như anh biết đấy, ở đời này người ta chẳng làm gì mà không có mục đích cả.

63
8/4/2020

Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)

 Các dấu hiệu rào đón TÚC:


 Được sử dụng nhằm lưu ý người nghe rằng thông tin người nói đưa ra có
thể không đầy đủ và chính xác như người nghe mong đợi. Người nói tỏ ra
rằng mình không chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của
thông tin mệnh đề.
 To some extent, electronic games can be beneficial.
 Ở một chừng mực nào đó, trò chơi điện tử cũng mang lại lợi ích đấy chứ.
 Được dùng để đưa đẩy thông tin để vừa gợi lên lịch sự âm tính, vừa làm
giảm áp lực của nguyên tắc túc.
 I’d say she’s got it made.
 Phải nói là cô ấy đúng là có số sướng.

Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)


 Các dấu hiệu rào đón TRỰC:
 Bản chất của TRỰC là người nói đi thẳng vào vấn đề. Để tránh tính đe dọa của
thông tin mệnh đề, người nói có xu hướng vi phạm nguyên tắc này bằng cách viện
tới các dấu hiệu rào đón để tạo các điều kiện chuẩn bị (điều kiện quan trọng trong
các điều kiện thuận hành, nhất là với các hành động có mức độ đe dọa thể diện cao)
 I regret to inform you that your proposal was not accepted.
 Tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo rằng đề xuất của anh đã không được thông qua
 Được sử dụng nhằm che chắn cho người nói khi người nói không chắc về việc liệu
nội dung mệnh đề được nêu ra trong hành động lời nói có thực sự quan yếu trong
thực tế hay không.
 She’s not the right woman for you, in case you want to know.
 Nếu cậu muốn biết thì tôi xin được nói rằng cô ấy không hợp với cậu đâu

64
8/4/2020

Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)


 Các dấu hiệu rào đón MINH:
 Được sử dụng để dọn đường cho việc tường minh hóa các chủ định giao tiếp. Chúng gián
tiếp đền bù cho việc vi phạm nguyên tắc MINH trước đó, tức là gián tiếp ‘thú nhận’ rằng
những điều được nói trước đó chưa đủ độ tường minh để người nghe có thể hiểu rõ được.
 To put it more simply, I’m leaving New York tomorrow night
 Nói một cách đơn giản là ngày mai tôi sẽ đi New York
 Được sử dụng để kiểm tra xem liệu người nghe đã hiểu rõ ý kiến, thông tin, hàm ý, chủ định
của người nói hay chưa
 We won’t start until we are told to do so. Got it?
 Chúng ta sẽ không làm gì cho đến khi được thông báo. Các bạn hiểu chưa?
 Được sử dụng khi người nghe muốn đảm bảo rằng những điều họ được nghe từ đối tác giao
tiếp là chính xác.
 I’m not quite with you. Do you mean that the decision has yet been made?
 Tôi chưa hiểu ý anh lắm. Ý anh là quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra đúng không?

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH


 Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan
 Là chiến lược quan trọng nhằm duy trì khoảng cách giữa ĐTGT, giảm
thiểu mức độ áp đặt của phát ngôn, tránh ép buộc người nghe.
 Đối với những hành động đe dọa thể diện (đề nghị trợ giúp, đề nghị chấp
nhận…), sự đền bù thể diện âm tính có thể được thực hiện bằng việc
tránh ép buộc người nghe phải trả lời. Điều này có thể được tiến hành
bằng cách công khai đưa ra khả năng KHÔNG hành động cho người
nghe. Việc tránh ép buộc người nghe có thể được thực hiện bằng cách cố
gắng giảm thiểu tính đe dọa của sự ép buộc bằng cách nêu rõ quan điểm
của người nói về các giá trị “Quyền lực” (P), “Khoảng cách” (D) và “Mức
độ áp đặt” (R). (Brown & Levinson, 1990).
 Có 3 cách để thực hiện chiến lược này: Sử dụng thức giả định, sử dụng
dấu hiệu uyển thanh và sử dụng cách nói phủ định.

65
8/4/2020

Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan


 Cách 1: Sử dụng thức giả định
 Được sử dụng nhằm giảm nhẹ sự ép buộc đối với người nghe,
tạo ra cảm giác ‘phi hiện thực’ của nội dung mệnh đề.

 Will you open the door, please?  Would you open the door, please?
 Can you open the door, please?  Could you open the door, please?

 Would /Could biểu thị mức độ lịch sự (âm tính) cao hơn bởi giúp
người nghe cảm thấy ít bị ép buộc hơn. Yếu tố tiền giả định mang
tính ‘bi quan’ rằng người nói chỉ coi đây là một giả định có khả
năng được thực hiện.
 Trong tiếng Việt, thức giả định được thực hiện qua các nhã hiệu
mang tính tôn vinh như “ạ”, “dạ”, “giá (mà)”…

Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan


 Cách 2: Sử dụng dấu hiệu uyển thanh (dấu hiệu che chắn bi quan)
 Được sử dụng nhằm giảm tính chắc chắn của nội dung mệnh
đề.
 Tỏ ra rằng người nói không dám chắc là hành động có được người
nghe thực hiện hay không, hoặc thông tin mệnh đề có đúng đắn
hay không.
 Có lẽ anh mua giùm cho cuốn sách đó nhé.
 Perhaps you’d care to buy me that book.
 Nên chăng ta đứng ngoài cuộc thì hơn.
 It might be an idea to stay out of the game.

66
8/4/2020

Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan


 Cách 3: Sử dụng cách nói phủ định
 Có thể được diễn giải là chiến lược lịch sự dương tính hoặc âm tính
phụ thuộc vào chủ định giao tiếp của người nói và diễn giải của
người nghe.
 Nếu được sử dụng để hàm chỉ việc người nói tỏ ra bi quan và nghi
ngờ về việc liệu người nghe sẽ thực hiện điều được nêu ra hay sẽ
coi điều được nêu ra là đúng đắn thì cách nói này là tiểu chiến lược
âm tính.

 Không hiểu sáng mai anh có thể qua đón tôi được không ạ?
 I don’t suppose there’d be any hope of you picking me up
tomorrow morning.

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

 Chiến lược 4: Giảm thiểu sự áp đặt


 Được sử dụng phù hợp trong các tình huống nhờ vả, làm phiền…
 Người nói thường viện đến một số dấu hiệu uyển thanh (chỉ, chỉ xin,
chỉ dám, chỉ định, just, only, simply..) và dấu hiệu hạ ngôn (một
chút, một tí, tí chút, một loáng, a bit, a little, just a bit…)
 Phiền chị cho tôi mượn giấy bút để ghi mấy lời nhắn cho anh ấy (thực
chất là xin giấy và mượn bút)
 I just want to ask you if I could borrow some reference books.
 Tôi nếm một miếng được không? (thực chất là cả chiếc bánh)
 Could I have a taste of that cake?

67
8/4/2020

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

 Chiến lược 5: Tỏ ra tôn trọng


 Là chiến lược cực kì quan trọng trong các cộng đồng ngôn ngữ
- văn hóa.
 Có 2 cách thức thực hiện: nâng tầm người nghe và hạ tầm
người nói
 Can I help you, sir?
 Thưa ông, tôi có thể giúp gì cho ông được không ạ?
 Come to my hovel whenever you find yourself free.
 Lúc nào rỗi, mời anh qua tệ xá tôi chơi.

Chiến lược 5: Tỏ ra tôn trọng


 Trong các cộng đồng có tính tôn ti cao, hệ thống các tôn ngôn rất đa
dạng và tinh tế, không chỉ bao gồm từ vựng mà còn ngữ pháp và
ngữ âm; không chỉ hiện hữu ở yếu tố nội ngôn và cả cận ngôn và
ngoại ngôn.
 Trong nhiều trường hợp, có thể kết hợp cả hai cách: người nói sử
dụng tôn ngôn cho người nghe và khiêm ngôn cho bản thân.
 Ngày mai, xin được mời hai bác quá bộ đến dùng bữa cơm muối với gia
đình nhà tôi ạ.

Tôn ngôn Khiêm ngôn

68
8/4/2020

Chiến lược 5: Tỏ ra tôn trọng

 Ngoài việc sử dụng tôn ngôn cho người nghe và khiêm ngôn
cho bản thân, người nói còn có thể dùng cách nói mang tính
hạ mình để gián tiếp tỏ thái độ tôn trọng đối với người nghe.
 Tôi ngu quá đi mất. Nhẽ ra phải hỏi ý kiến anh trước mới phải.
 Phòng này tuềnh toàng quá. Thôi thì anh nghỉ tạm vậy nhé
 I must be stupid. I should have asked you.
 Not much left, I’m afraid. But it’ll hold us over.

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

 Chiến lược 6: Nhận lỗi


 Là chiến lược được viện tới khi người nói muốn tỏ ra rằng họ ý
thức được việc mình sắp làm phiền người nghe hoặc sắp nêu
ra một điều gì đó không hay đối với người nghe và rất lấy làm
áy náy về hành động đe dọa thể diện âm tính này.
 Có thể được thực hiện bằng ngôn từ và/hoặc phi ngôn từ, trực
tiếp hoặc gián tiếp.
 Trong giao tiếp ngôn từ, có 2 kiểu nhận lỗi: nhận lỗi trực
tiếp (xin lỗi + xin tha lỗi) và nhận lỗi gián tiếp (thừa nhận
làm phiền, tỏ ra miễn cưỡng, nêu lý do bất khả kháng, hy vọng
và hứa hẹn).

69
8/4/2020

Chiến lược 6: Nhận lỗi


 Nhận lỗi trực tiếp: công khai xin lỗi
 Người nói công khai chấp nhận lỗi của mình trong việc gây
phiền toái cho người nghe. Người nói nêu ra một điều gì đó
không hay đối với người nghe nhưng không phải người nói gây
ra/tạo ra (thông báo tin buồn). Tiểu chiến lược này cũng được sử
dụng với hàm ý tỏ ra thông cảm và chia sẻ với người nghe.
Công khai  Xin lỗi phải ngắt lời anh, nhưng đấy không phải là ý tôi muốn nói
xin lỗi  Sorry to interrupt, but that’s not the point I was trying to make.
 Tôi xin lỗi phải thông báo với anh rằng chúng tôi không thể nhận
Tỏ ra thông anh vào công ty được
cảm chia sẻ
 I take it as a regret to inform you that you’re not the successful
applicant for this job.

Chiến lược 6: Nhận lỗi

 Nhận lỗi trực tiếp: xin tha lỗi


 Người nói xin người nghe tha thứ về việc đã / đang / sắp
làm phiền người nghe. Để xin tha lỗi, việc tôn vinh thế thượng
phong của người nghe được thể hiện rất rõ nét.
 Xin lỗi anh, nhưng chúng tôi không được phép xuất hàng mà không có
hóa đơn.
 Xin anh tha lỗi cho, chúng tôi không được phép xuất hàng mà không có
hóa đơn.

70
8/4/2020

Chiến lược 6: Nhận lỗi

 Nhận lỗi gián tiếp: thừa nhận việc làm phiền


 Làm phiền người khác là hành động đe dọa thể diện âm tính
của người đó. Với tiểu chiến lược này, người nói thừa nhận họ
ý thức được việc mình làm đã/đang/sẽ làm phiền người nghe,
do đó gián tiếp xin lỗi người nghe.
 Tôi biết anh chị rất bận, nhưng liệu tôi có thể hỏi anh chị một vài
câu hỏi trong bảng phỏng vấn này được không ạ?
 I know this is a bore - but can you cater for a vegetarian on
the evening menu?

Chiến lược 6: Nhận lỗi

 Nhận lỗi gián tiếp: tỏ ra miễn cưỡng


 Được sử dụng với đích giao tiếp/ngôn trong là tỏ ra rằng thực
tâm người nói không muốn làm phiền người nghe hoặc
người nói không muốn từ chối lời đề nghị / lời mời của người
nghe. Với việc tỏ ra miễn cưỡng phải làm phiền hay từ chối
người nghe, người nói muốn gián tiếp xin lỗi về hành động đe
dọa thể diện này.
 Thực ra tôi cũng rất ngại phải phiền chị, nhưng quả thật tôi
có việc gấp phải đi mà không ai có nhà để trông chừng con bé
được. Chị có thể cho tôi gửi bé sang nhà một lúc được không ạ?
 I feel bad about troubling you, but may I borrow your car this
weekend?

71
8/4/2020

Chiến lược 6: Nhận lỗi

 Nhận lỗi gián tiếp: than phiền và hạ bệ bản thân


 Là cách trực tiếp hoặc gián tiếp tỏ ra rằng người nói không
đủ khả năng, trình độ, kiến thức, tiềm lực… để thực hiện
một việc gì đó do người nghe đề nghị, nhờ vả, gợi ý. Đó cũng là
cách gián tiếp xin lỗi người nghe về việc không thể đáp
ứng yêu cầu, mong muốn của người nghe.
 Về khoản tính toán cộng trừ thì tôi dở lắm.
 I’m afraid I’ve been rather a nuisance

Chiến lược 6: Nhận lỗi

 Nhận lỗi gián tiếp: nêu lý do bất khả kháng


 Là tiểu chiến lược hiệu quả trong lịch sự âm tính. Nêu lý do bất
khả kháng là việc ít nhiều trực tiếp tỏ ra rằng người nói hoàn
toàn không muốn làm phiền người nghe. Việc tạo ra hành
động đe dọa thể hiện âm tính của người nghe là việc không thể
dừng được nhưng xét theo biểu hiện của hành động nhận lỗi,
khi nêu lý do bất khả kháng của hành động đe dọa thể diện,
người nói gián tiếp thể hiện sự xin lỗi đối với người nghe.
 Anh đóng giúp tôi cửa phòng nhé. Tay tôi dầu mỡ bẩn quá.
 Could you proof-read this paper for me? I can think of no one else who
could help me.

72
8/4/2020

Chiến lược 6: Nhận lỗi

 Nhận lỗi gián tiếp: hy vọng và hứa hẹn


 Hy vọng với tư cách là hành động nhận lỗi gián tiếp thường được sử
dụng nhằm làm giảm nhẹ mức độ áp đặt của hành động đề nghị,
nhờ vả…
 Hy vọng là anh sẽ không mất nhiều thời gian.
 I hope it won’t take much of your time.
 Hoặc làm tăng tính ướm thử của việc ép buộc người nghe tha thứ.
 Tôi hy vọng là nếu tôi có phiền anh sửa lại giúp tôi bài viết này thì anh
cũng không cảm thấy khó chịu lắm.
 I hope you don’t mind if I borrow your car.

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH

 Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe


 Là chiến lược hữu hiệu nhằm giữ thể diện âm tính cho cả người nghe và người nói.
Nếu người nói không đề cập trực tiếp đến bản thân khi đưa ra đề nghị, hiệu lực của
cách thức này là làm nhòa đi thế thượng phong của người được phép/quyền đề nghị,
do vậy làm giảm nhẹ mức độ áp đặt của hành động đề nghị đó.
 Tôi xin đề nghị các anh, các chị có mặt đúng giờ.
 Xin đề nghị các anh, các chị có mặt đúng giờ.
 Người nói tránh đề cập trực tiếp đến người nghe hoặc gián tiếp nhắc đến người
nghe chỉ với tư cách là thành viên của một nhóm, hoặc gián tiếp đề cập đến người
nghe như một thành viên đồng nhóm với người nói nhằm làm giảm mức độ áp đặt
của hành động lời nói và giảm thiếu mức độ đe dọa cho người nghe.
 Tôi đề nghị anh Quang không nói chuyện riêng trong cuộc họp
 Tôi đề nghị Ø không nói chuyện riêng trong cuộc họp.
 Tôi đề nghị các anh chị ngồi ở cuối phòng không nói chuyện riêng trong cuộc họp
 Tôi đề nghị chúng ta không nói chuyện riêng trong cuộc họp

73
8/4/2020

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Bỏ động từ ngữ vi:


 Động từ ngữ vi dễ gây đe dọa thể diện. Khi bỏ động từ ngữ vi, đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất (người nói – chủ thể của hành động đe dọa
thể diện) và ngôi thứ hai (người nghe – khách thể chịu tác động của
hành động đe dọa thể diện) cũng thường được bỏ đi (kết hợp với các
yếu tố xen ngôn thanh, hạ ngôn, uyển thanh, thỉnh đồng và/hoặc
nhã hiệu đi kèm nhằm làm giảm nhẹ mức độ áp đặt của nhận xét và
đề nghị).

 Tôi nói để anh biết rằng vấn đề này  Có lẽ vấn đề không đơn giản như
không đơn giản đâu. vậy đâu.
 Tôi yêu cầu anh viết lại báo cáo này.  Có lẽ viết lại báo cáo này đi nhỉ?

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Bỏ động từ ngữ vi:


 Để làm giảm mức độ đe dọa thể diện, cũng có thể sử dụng cách loại
bỏ động từ ngữ vi có mức độ đe dọa thể diện cao và thay bằng các
động từ có mức độ đe dọa thể diện thấp hơn trong khi vẫn đề cập
đến người nói và người nghe

 Tôi muốn chị hoàn thành báo cáo này  Tôi mong chị hoàn thành báo cáo
vào cuối tuần tới này vào cuối tuần tới
 Tôi ra lệnh cho anh cứ thế mà làm  Tôi bảo anh cứ thế mà làm

74
8/4/2020

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Sử dụng kiểu nói mệnh lệnh:


 Kiểu nói mệnh lệnh là một hành động đe dọa thể diện cao, song tính đe
dọa của nó được tiếp nhận khác nhau tùy thuộc vào các thông số giao tiếp
và giá trị tích cực thuộc các bình diện phạm trù của các cộng đồng ngôn
ngữ - văn hóa khác nhau. Nếu nội dung giao tiếp của kiểu nói mệnh lệnh
có lợi cho người nghe, tính đe dọa thể diện sẽ bị giảm thiểu, thậm chí bị
triệt tiêu.
 Quần áo để bẩn ghê người. Mang ngay xuống đây em giặt.
 Trong tiểu văn hóa có tính tôn ti trật tự cao, kiểu nói mệnh lệnh có thể
được người nói với địa vị quyền lực cao hơn sử dụng và người nghe với địa
vị quyền lực thấp hơn chấp nhận như một điều hiển nhiên.
 Đừng mè nheo nữa. Ra ngoài kia chơi.

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Sử dụng kiểu nói vô nhân xưng:


 Đây là kiểu nói phi định hướng xét theo trục “người nói – người nghe”.
Người nói nói như thể chỉ truyền đạt cái được mọi người cho là đúng và đối
tượng được hướng tới là mọi người chứ không phải người nghe.
 Tôi cho rằng điều cần thiết bây giờ là anh  Tôi cho rằng điều cần thiết bây giờ là phải
phải biết tiếng Anh giỏi và sử dụng vi tính tốt. biết tiếng Anh giỏi và sử dụng vi tính tốt.

 Cũng có thể thay vì dùng ngoại động từ với chủ thể tác động được nhận
diện, có thể dùng nội động từ, động từ tặng cách hay tính từ với chủ thể
tác động ẩn và chủ thể trạng thái hiện nhằm giảm thiểu mức độ đe dọa thể
diện âm tính của người nói và/hoặc người nghe.
 Anh làm vỡ cốc mất rồi.  Cốc vỡ mất rồi. (Giữ thể diện cho người nghe)
 Món canh cá tôi nấu hơi mặn  Món canh cá nấu hơi mặn (Giữ thể diện cho người nói)

75
8/4/2020

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Sử dụng kiểu nói bị động:


 Khi phải nêu ra một điều gì đó không có lợi cho người nghe (trách cứ, tỏ ra
thất vọng, nghi ngờ, báo tin buồn, nhờ vả…) hoặc khi muốn tạo ra khoảng
cách giữa người nói và người nghe, trong ngôn ngữ - văn hóa Anh – Mĩ –
Úc, người ta có xu hướng sử dụng kết cấu bị động để tránh đề cập đến
người nói. (Kiểu nói này không được viện tới nhiều trong tiếng Việt).
 Bị động có thể được sử dụng để tránh đề cập tới cả người nói và người
nghe để duy trì thể diện âm tính cho cả hai ĐTGT (tránh áp đặt lên người
nghe và tránh hiển lộ thế thượng phong của người nói.
 I regret that you’re not the successful  It is regretted that you’re not the
applicant for this job. successful applicant for this job.
 Vấn đề này cần được các anh thảo luận  Vấn đề này cần được thảo luận và thống
và thống nhất trong tuần này để được nhất trong tuần này để được xét duyệt
chúng tôi xét duyệt vào tuần tới. vào tuần tới.

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 ‘Người ta hóa’ người nói và người nghe:


 ‘Người ta hóa’ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngôn ngữ. Thay vì
qui chiếu trực tiếp vào người nói hay người nghe, có thể sử dụng (những)
người thứ ba không xác định được gọi là ‘người ta’ hay ‘có người’ (one,
someone, ‘I-can’t-guess-who’) nhằm làm giảm sự dính líu của người nói
vào những điều được nói ra.
 Khi ‘người ta’ được sử dụng để thay thế người nghe, nó sẽ làm giảm mức
độ đe dọa thể diện âm tính của hành động lời nói đối với người nghe.

 Tôi cho là chế độ đa thê cũng có cái  Có người cho là chế độ đa thê cũng có
hay của nó cái hay của nó

 You shouldn’t do such a thing  One shouldn’t do such a thing

76
8/4/2020

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 ‘Số nhiều hóa’ đại từ nhân xưng cho người nói và người nghe:
 Ngôi thứ hai số nhiều tạo ‘lối thoát’ cho người nghe vì nó không chỉ đích
danh mà chỉ hàm chỉ người nghe mà thôi. Bên cạnh đó, việc đối xử với
người nghe theo tư cách là đại diện của nhóm chứ không phải theo tư
cách một cá nhân đơn lẻ không quyền lực là cách hữu hiệu để tỏ ra tôn
trọng người nghe.

 Tôi cho rằng cách nhìn nhận đó là  Chúng tôi cho rằng cách nhìn nhận đó
thiếu cơ sở thực tế là thiếu cơ sở thực tế

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Tránh ‘vỗ mặt’ người nghe:


 ‘Nói vỗ mặt’ người nghe là kiểu nói chỉ đích danh người nghe, do đó loại
trừ mọi khả năng đánh đồng người nghe với ít nhất là một vài người
khác. Kiểu nói này tỏ ra thô bạo trong các hành động lời nói / giao tiếp
trong đó đích giao tiếp là trung tính hoặc bất lợi cho người nghe (you,
that…, woman…, …kia, …cái…kia)
 Để tránh kiểu nói vỗ mặt người nghe, người Anh-Mĩ-Úc thường sử dụng
các chức danh xã hội như Sir, Madam, Miss hoặc các hình thức thân mật
như Mate, Mac; người Việt dùng các từ như …gì ơi, ..ơi, bác, chị, anh…

 Anh kia, lại đây tôi bảo.  Anh gì ơi, lại đây tôi bảo.

 The guy in black! Don’t park your car  Don’t park your car here, mate!
here!

77
8/4/2020

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Gián tiếp quy chiếu người nói:


 Cách thức này làm nhòa tính riêng tư của sự việc, hành động được nêu ra
trong phát ngôn, đồng thời làm giảm mức độ đe dọa thể diện âm tính của
phát ngôn đối với người nghe.

 Tôi không làm chuyện đó đâu  Trưởng bộ môn ai lại làm chuyện đó

 Tôi sẽ đưa anh ra kiểm điểm tại cuộc  Khoa sẽ đưa anh ra kiểm điểm tại cuộc
họp tới họp tới

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe


 Tránh sử dụng chỉ tố trung tâm và cách kể trực tiếp:
 Tránh sử dụng chỉ tố trung tâm thời gian không chỉ là việc không sử dụng
các từ, ngữ chỉ thời gian hiện tại trong tầm khống chế của người nói như
nay, giờ, bây giờ, lúc này, hiện nay, giờ phút này…, now, nowadays, at the
moment, for the time being,… mà còn bao gồm việc đẩy phát ngôn ra
ngoài phạm vi hiện tại. Khi đẩy động từ về quá khứ, hàm ngôn mà nó tạo
ra cho người nghe sẽ là: đây là hành động thuộc về quá khứ hay ít nhiều
mang tính giả định nên người nghe không cần coi đó như là một sự ép
buộc hay áp đặt.

 Tôi định vay anh ít tiền mà không biết  Tôi đã định vay anh ít tiền mà không
anh có sẵn hay không biết anh có sẵn hay không

 I think I may ask you to lend me  I thought I might ask you to lend me
some money some money

78
8/4/2020

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Tránh sử dụng chỉ tố trung tâm và cách kể trực tiếp:


 Tránh sử dụng chỉ tố trung tâm không gian cho thấy người nói muốn hàm
chỉ rằng điều họ nó ra ít nhiều nằm ngoài tầm khống chế của họ, vì thế
tính đe dọa thể diện của phát ngôn bị giảm đi. Các chỉ số viễn định như
kia, đấy, ở đó, ở kia, ở đấy…, there, over there, in there, that, those…
giúp giảm nhẹ tính áp đặt và sự đe dọa thể diện âm tính.

 Anh còn nợ tôi tổng cộng 5 triệu.  Anh còn nợ tôi tổng cộng 5 triệu. Chuyện
Chuyện này anh tính thế nào? ấy anh tính thế nào?

 I think I will have to correct you here.  I think I will have to correct you there.

Chiến lược 7: Tránh đề cập đến người nói và người nghe

 Tránh sử dụng chỉ tố trung tâm và cách kể trực tiếp:


 Ngoài việc tránh sử dụng chỉ tố trung tâm thời gian và không gian, người
nói còn có thể viện đến cách kể lại gián tiếp để tạo ra hoặc duy trì khoảng
cách giữa người nói và người nghe. Cách kể lại gián tiếp giúp giảm thiểu
các biểu cảm vốn ít nhiều hiện diện trong các phát ngôn kể trực tiếp, do
đó làm cho các phát ngôn nghe ‘lạnh’ hơn, biểu thị thái độ ‘giữ kẽ’ hơn
của người nói đối với người nghe.

 Anh ấy bảo: ‘Muỗi! Cứ đến gặp cậu  Anh ấy khuyên tôi đến gặp anh.
Quang là xong béng.’

 He said to me, ‘John, I’d go and see  He advised me to see you.


the Director if I were you.’

79
8/4/2020

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH


 Chiến lược 8: Nêu ra hành động đe dọa thể diện như 1 nguyên tắc chung.
 Được sử dụng nhằm: (1) gián cách người nói và người nghe; (2) tránh áp đặt lên
người nghe; (3) đưa ra đề nghị, yêu cầu, lời khuyên… như là nguyên tắc chung cho
toàn nhóm mà người nghe là một thành viên; (4) đưa ra đề nghị, yêu cầu, lời
khuyên… như là nguyên tắc chung cho mọi người , kể cả người nghe và người nói.
 Việc đưa ra đề nghị, yêu cầu, lời khuyên… như là nguyên tắc chung cho toàn nhóm
của người nghe làm cho tính lịch sự âm tính được cảm nhận rõ nét thông qua
‘độ lạnh’ của phát ngôn và ‘sự gián cách’ rõ ràng giữa người nói và người nghe.

 Đề nghị các anh các chị dành 1 phút  Đề nghị hội nghị dành 1 phút tưởng
tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn tại
hoạn tại tòa nhà ITC tòa nhà ITC
 You are requested to fasten seat-  Passengers are requested to fasten
belts while seated. seat-belts while seated.

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH


 Chiến lược 9: Sử dụng danh hóa.
 Là một chiến lược đáng lưu ý, đặc biệt trong giao tiếp văn hóa.
 Với các phát ngôn có cùng lượng thông tin (hay cùng nội dung định đề),
phát ngôn nào sử dụng nhiều danh từ hơn sẽ tỏ ra ‘tĩnh’ hơn, ‘lạnh’ hơn so
với phát ngôn sử dụng nhiều động từ hơn.

 Anh đến dự bữa tiệc hôm nay làm chúng  We come here today to discuss our
tôi thấy rất vinh dự. Action Plan for the next term.
 Sự có mặt của anh trong bữa tiệc hôm  We are here today to discuss our Action
nay làm chúng tôi rất vinh dự. Plan for the next term.
 Sự có mặt của anh trong bữa tiệc hôm  We are here today for the discussion of
nay là một vinh dự lớn cho chúng tôi. our Action Plan for the next term.

80
8/4/2020

Chiến lược 9: Sử dụng danh hóa

 Ở cả ngôn ngữ-văn hóa Việt và Anh-Mĩ-Úc, trong khẩu ngữ người ta có xu


hướng sử dụng nhiều động từ hơn trong bút ngữ.
 Ở cả ngôn ngữ-văn hóa Việt và Anh-Mĩ-Úc, khi muốn tỏ ra trang trọng, người
ta có xu hướng sử dụng nhiều danh từ hơn so với khi muốn tỏ ra suồng sã.
 Nhìn chung trong cùng một lĩnh vực, người Việt có xu hướng sử dụng động
từ nhiều hơn so với người Anh-Mĩ-Úc.

 Ngày càng có nhiều công ty nước ngoài  More and more foreign companies have
vào Việt Nam để đầu tư. come to Vietnam for investment.

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH


 Chiến lược 10: Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe
hoặc người nghe không phải chịu ơn người nói.
 Khi đưa ra hành động đề nghị, nhờ vả, vay mượn…, người nói có thể viện
đến cách diễn đạt mang tính hàm ơn người nghe (hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp) nhằm: (1) tỏ ra biết ơn người nghe; (2) tỏ ra rằng người nói mắc nợ
người nghe; (3) tôn vinh người nghe; (4) tỏ ra nhún nhường.

 Bác làm ơn làm phúc nói giúp  I’d be very grateful if you would put
cháu một lời. in a good word for me.

81
8/4/2020

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH


 Chiến lược 10: Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe
hoặc người nghe không phải chịu ơn người nói.
 Khi đưa ra một đề nghị giúp đỡ người khác, cũng có thể viện đến chiến lược
này. Song, ngược lại với cách diễn đạt trên, người nói phải nói sao cho nổi
bật được lực ngữ dụng sau: (1) tỏ ra rằng hành động giúp đỡ là dễ dàng,
thoải mái đối với người nói; (2) tỏ ra rằng người nghe không phải chịu ơn
hay mắc nợ người nói; (3) tỏ ra rằng người nghe không phải áy náy về việc
sẽ làm phiền người nói; (4) tỏ ra rằng đó là nhiệm vụ, bổn phận, trách nhiệm
của người nói.

 Việc này trong tầm tay của tôi. Anh  It wouldn’t be any trouble. I’ll take care
khỏi phải lo. of that.

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH


 Chiến lược 11: Tránh hỏi chuyện riêng tư.
 Trong lịch sự âm tính, hỏi thăm chuyện riêng tư dễ bị diễn giải tiêu cực là ‘thọc
mũi vào chuyện riêng tư của người khác’. Do vậy, tránh hỏi chuyện riêng tư được
coi là một chiến lược của lịch sự âm tính nhằm (1) tránh đe dọa thể diện âm tính
của người nghe; (2) tỏ ra tôn trọng quyền sở hữu ‘lãnh địa cá nhân’ của người
nghe và (3) tạo khoảng cách giữa người nói và người nghe.
 Trong các cộng đồng thiên về lịch sự âm tính (ví dụ Anh-Mĩ-Úc), các thông lệ
chào hỏi nhìn chung chỉ dừng lại ở sức khỏe và công việc; trong khi đó ở các
cộng đồng thiên hơn về lịch sự dương tính (ví dụ Việt Nam), các thông lệ chào
hỏi tỏ ra phong phú hơn, bao gồm sức khỏe, công việc, đi lại, ăn uống, đãi bôi.

 How are you?  Anh chị đi đâu đấy ạ?


 How are things with you?  Anh chị xơi cơm chưa ạ?
 Anh chị tưới hoa đấy ạ?

82
8/4/2020

Chiến lược 11: Tránh hỏi chuyện riêng tư.


 Do không có các thông lệ chào hỏi kiểu đi lại, ăn uống, đãi bôi nên các thành
viên thuộc nhóm cộng đồng ngôn ngữ-văn hóa thiên về lịch sự âm tính dễ coi
các thông lệ đó như những câu hỏi thực sự, do vậy dễ dàng đưa ra các diễn
giải và nhận xét tiêu cực.
 Ngay cả trong các thông lệ chào hỏi về sức khỏe và công việc, các cộng đồng
lịch sự âm tính cũng có xu hướng sử dụng câu hỏi mở nhiều hơn, tức là tính
định hướng cho thông tin thấp và tính khách quan của câu hỏi cao, do đó
nghe ‘lạnh’ và ‘xa cách’ hơn. Trong khi đó các cộng đồng lịch sự dương tính
thiên về sử dụng câu hỏi đóng, có định hướng thông tin cao (theo hướng tích
cực) và tính chủ quan của câu hỏi cao, do đó nghe ‘ấm’ và ‘gần gũi’ hơn.

 Anh vẫn được khỏe chứ ạ?  How are you?

 Chị vẫn làm ăn bình thường chứ ạ?  How are things with you?

KẾT LUẬN
 Việc phân loại chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược lịch sự
dương tính hoàn toàn mang tính tương đối và chủ yếu tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu
 Trong hoạt động giao tiếp cụ thể, nhiều khi rất khó tìm ra được sự
phân biệt rạch ròi giữa chiến lược này hay chiến lược kia, trong chỉ
trong nội bộ một kiểu lịch sự (hoặc dương tính hoặc âm tính) mà
thậm chí cả trong hai kiểu lịch sự.
 Cái tổng thể hiệu quả mà phát ngôn đó mang lại, tính nổi trội của
một chiến lược nào đó, sự trợ giúp của các yếu tố cận ngôn và
ngoại ngôn đi kèm… sẽ là những yếu tố giúp nhận diện được đích
giao tiếp cũng như ngữ dụng của phát ngôn đó.

83
8/4/2020

PHẠM TRÙ TRỰC TIẾP – GIÁN TIẾP


TRONG DỤNG HỌC GIAO VĂN HÓA

MỞ ĐẦU
 Mọi ngôn ngữ đều tồn tại hai hình thức diễn đạt cơ bản: trực tiếp và
gián tiếp.
 Cách diễn đạt trực tiếp hay gián tiếp không chỉ nằm trong bình diện
ngôn ngữ và mang tính ngôn ngữ tự thân. Chúng còn phải được đặt
vào các bình diện đa dạng và nhiều khi ‘bất thành văn’ của văn hóa
phải được xét đến trong giá trị của nền văn hóa đó, phải được nhìn
nhận theo các quan niệm mang tính đặc thù văn hóa, phải được
nghiên cứu theo các phong cách giao tiếp được ưa chuộng và phù
hợp trong các tình huống đặc thù ở nền văn hóa đó.
 Có thể khẳng định rằng có nhiều yếu tố tham gia vào việc quyết
định tính chất trực tiếp và gián tiếp của phát ngôn mà không phụ
thuộc vào bản chất của bất cứ một nền văn hóa đặc thù nào.

84
8/4/2020

Một số giả thuyết về phạm trù trực tiếp và gián tiếp

1. Người già thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn người trẻ (Tuổi tác)
2. Nữ giới thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn nam giới (Giới tính)
3. Cư dân nông thôn thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn cư dân thành
thị (Địa dư sinh sống)
4. Người làm khoa học xã hội thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn
người làm khoa học tự nhiên (Nghề nghiệp)
5. Người có địa vị cao hơn thương nói thẳng (trực tiếp) hơn so với người có
địa vị thấp hơn (Quyền lực địa vị)
6. Lúc giận dữ, người ta thường nói thẳng (trực tiếp) hơn bình thường (Trạng
thái tâm lý)

Một số giả thuyết về phạm trù trực tiếp và gián tiếp

7. Người hướng ngoại hay có khí chất hoạt thường nói thẳng (trực tiếp)
hơn người hướng nội hay có khí chất trầm (Khí chất)
8. Khi phải đề cập tới những đề tài tế nhị hay những điều cấm kị, người ta
thường nói vòng (gián tiếp) hơn (Đề tài)
9. Khi nói về những vấn đề có lợi cho đối thể giao tiếp, chủ thể giao tiếp
thường nói thẳng (trực tiếp) hơn. Khi nói về những vấn đề có lợi cho chủ
thể giao tiếp, cách diễn đạt của chủ thể giao tiếp vòng (gián tiếp) hơn
(Đích giao tiếp)
10. Khi không khí giao tiếp thoải mái, người ta thường diễn đạt trực tiếp
hơn (Không khí giao tiếp)
11. Khi ở nhà mình, người ta thường diễn đạt trực tiếp hơn khi ở nhà người
khác (Địa điểm giao tiếp)

85
8/4/2020

Một số giả thuyết về phạm trù trực tiếp và gián tiếp

12. Với những vấn đề tế nhị, người ta thường diễn đạt trực tiếp hơn khi
dùng bút ngữ (thay vì khẩu ngữ) làm kênh truyền tải (Kênh giao tiếp)
13. Các đối tác giao tiếp có quan hệ ruột thịt thường nói thẳng (trực tiếp)
hơn các đối tác giao tiếp không có quan hệ ruột thịt (Quan hệ gia đình)
14. Khi quan hệ giữa hai đối tác giao tiếp tỏ ra thân thiết, người ta dễ nói
thẳng (trực tiếp) hơn (Quan hệ xã hội).
15. Khi vội vàng hay lúc thời gian eo hẹp, người ta thường nói thẳng (trực
tiếp) hơn lúc nhàn rỗi hay khi thời gian thoải mái (Sức ép thời gian)
16. Sẽ là hợp lý khi người nhiều tuổi hơn nói thẳng (trực tiếp) hơn so với
người ít tuổi hơn (Quyền lực tuổi tác).

Một số giả thuyết về phạm trù trực tiếp và gián tiếp

17. Trong xã hội trọng nam, sẽ là hợp lý khi nam giới nói thẳng (trực tiếp)
hơn nữ giới; nhưng trong xã hội trọng nữ, sẽ là hợp lý khi nữ giới nói
thẳng (trực tiếp) hơn nam giới (Quyền lực giới tính).
18. Trong xã hội kiểu ‘Sĩ-Nông-Công-Thương’ (hay xã hội trọng sĩ), sẽ là
hợp lý khi người có học vấn cao nói thẳng (trực tiếp) hơn người có học
vấn thấp (Quyền lực học vấn).
19. Trong những tình huống mà việc giải quyết phải trái được quyết định
bởi sức mạnh cơ bắp, sẽ là hợp lý khi người khỏe nói thẳng (trực tiếp) hơn
người yếu (Quyền lực cơ bắp).
20. Trong những tình huống mà yếu tố kinh tế được đề cao, sẽ là hợp lý
khi người có khả năng kinh tế mạnh / kiếm được nhiều tiền hơn nói thẳng
(trực tiếp) hơn người có khả năng kinh tế yếu / kiếm được ít tiền hơn
(Quyền lực kinh tế).

86
8/4/2020

Diễn đạt trực tiếp hay gián tiếp?

 Trong hoạt động giao tiếp, đề tài càng an toàn bao nhiêu, hành động
ngôn trung càng có lợi cho đối tác giao tiếp bao nhiêu thì tính trực tiếp
của phát ngôn càng có cơ hội chiếm ưu thế bấy nhiêu  Mức độ ‘đe
dọa thể diện’ của đề tài giao tiếp và hành động ngôn trung đóng vai trò
quan trọng trong việc quyết định mức độ trực tiếp của phát ngôn.
 Ngay cả ở những sự kiện giao tiếp mà trong đó đề tài giao tiếp tỏ ra an
toàn (khen, nói về sở thích…) hoặc rất an toàn (nói về thời tiết, học
hành…), tính ‘đe dọa thể diện’ vẫn có cơ hội xuất hiện và do đó việc sử
dụng các diễn đạt trực tiếp vẫn phải phụ thuộc vào một loạt các yếu tố
khác với mức độ khác nhau, ví dụ trong giao tiếp văn hóa, các yếu tố
như đức tin (belief) và giá trị (value) có thể quyết định việc lựa chọn
cách diễn đạt trực tiếp và gián tiếp.

So sánh trực tiếp – gián tiếp trong dụng học giao


văn hóa Việt - Anglicist
 Những khác biệt trong tính chất và mức độ trực tiếp / gián tiếp được
thể hiện rõ trong các đề tài tế nhị và không an toàn (ngỏ lời, thông
báo tin buồn, bàn luận về tôn giáo, tình dục..).
 Ngoài tác động của tính tế nhị của đề tài, các yếu tố khác như tuổi
tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi ngụ cư, trình độ
ngoại ngữ/cường độ tiếp xúc với văn hóa đích… của cá nhân và các
giá trị, đức tin, quan niệm, cấm kị, thông lệ giao tiếp… trong văn hóa
của cộng đồng mà cá nhân đó đang sống có tác động đến việc sử
dụng cách diễn đạt trực tiếp và gián tiếp.
 Ngữ cảnh so sánh: cách báo tin buồn (tin tử vong) trong tiếng Anh và
tiếng Việt

87
8/4/2020

Những tương đồng chính:

 Với những đề tài tế nhị và không an toàn, cả người Việt và người


Anh-Mĩ-Úc đều có xu hướng nói vòng và gián tiếp hơn.
 Cả người Việt và người Anh-Mĩ-Úc đều sử dụng các hình thức xưng
hô nhiều hơn so với các đề tài khác, đặc biệt là khi nói với những
người bằng tuổi hoặc nhiều tuổi hơn. Điều này tạo ra hiệu quả tương
tự như việc sử dụng rườm tình thái, làm sự chia sẻ tăng lên và cách
nói vòng hơn.
 Ngôn ngữ do người Việt và người Anh-Mĩ-Úc sử dụng trong các đề
tài này thường trang trọng hơn, phát ngôn có độ dài hơn so với các đề
tài an toàn. Điều này góp phần khiến phát ngôn trở nên gián tiếp hơn.
 Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều xuất hiện hiện tượng ‘đóng khung’
(phổ biến trong tiếng Việt hơn), thể hiện rõ tính rườm tình thái.

Những khác biệt chính:

 Với những đề tài tế nhị, nhìn chung, người Việt diễn đạt vòng và gián
tiếp hơn so với người Anh-Mĩ-Úc. Người Việt sử dụng nhiều yếu tố hãm
nghĩa, yếu tố bồi thường nhằm làm giảm tính chất ‘đe dọa thể diện’.
 Phát ngôn của người Việt có xu hướng dài hơn, số lượng các phát ngôn
được người Việt sử dụng để thông báo tin buồn cũng nhiều hơn. Điều
này góp phần tạo ra tính vòng/gián tiếp của phát ngôn và diễn ngôn do
người Việt sử dụng.
 Người Anh-Mĩ-Úc sử dụng yếu tố rườm ít hơn người Việt, do đó cách
diễn đạt thường thẳng và trực tiếp hơn.
 Khi thông báo tin buồn về cái chết, người Việt thường viện tới số phận
như một cách an ủi gián tiếp.

88
8/4/2020

Chiến lược diễn đạt

 Trong các hành động lời nói, có hai chiến lược diễn đạt chính: chiến
lược diễn đạt trực tiếp và chiến lược diễn đạt gián tiếp. Mỗi chiến
lược lại có các cách diễn đạt khác nhau.
 Khảo sát sự khác biệt trong các chiến lược diễn đạt trong tình huống
cụ thể (hành động khen và tiếp nhận lời khen) cho thấy người Anh-
Mĩ-Úc sử dụng gián tiếp ước lệ với tỉ lệ rất thấp còn còn người Việt
sử dụng với tỉ lệ khá thấp trong thực tế giao tiếp.

A. Chiến lược trực tiếp


1. Trực tiếp đơn
Việt: (Tình huống I) Mỹ: (Tình huống I)
+ Hôm nay trông cậu diện quá. (K) + That is a nice suit you have. (K)
+ Cảm ơn cậu. (TNLK) + Thanks. (TNLK)

2. Trực tiếp kép

Việt: (Tình huống I)


+ Bữa tiệc hôm nay thật tuyệt vời. Mỹ: (Tình huống I)
Các món đều rất ngon. (K) + Great meal. Great time. (K)
+ Cảm ơn anh. Anh cứ quá khen. + Glad you like it. Thanks. (TNLK)
(TNLK)

89
8/4/2020

A. Chiến lược trực tiếp


3. Trực tiếp + Gián tiếp ước lệ
Việt: (Tình huống I) Mỹ: (Tình huống II)
+ Trông bác sang quá! Đúng là + Congratulations! It’s true that “like
“Dẫu không thanh lịch cũng người father like son”. (K)
Tràng An”. (K) + Thank you. It’s more than possible
+ Chú lại khen quá lời rồi. “Người to say that I was born with a silver
đẹp vì lụa” đấy mà. (TNLK) spoon in my mouth. (TNLK)

2. Trực tiếp + Gián tiếp phi ước lệ


Việt: (Tình huống II)
Mỹ: (Tình huống III)
+ Tớ phục cậu về khoản “ý chí
+ Great evening. This went very well.
vươn lên”. Cậu đúng là Bill Gate
(K)
của Việt Nam. (K)
+ No problem at all. Any time.
+ Khen vừa thôi mày. Tao không có
(TNLK)
xi măng trát mũi đâu. (TNLK)

B. Chiến lược gián tiếp


5. Gián tiếp ước lệ
Việt: (Tình huống I)
+ Trông em đúng là “gái một con” Mỹ: (Tình huống II)
thật (K) + Way to go! (K)
+ Thế anh có dám làm “công tử + It’s a pleasure. (TNLK)
Bạc Liêu” không đấy? (TNLK)

6. Gián tiếp phi ước lệ

Việt: (Tình huống II) Mỹ: (Tình huống III)


+ Tao mà là đàn bà thì tao “xin + Beck, you look different every time I
chết” với mày ngay. (K) see you (K)
+ Này, tao chưa lĩnh lương đâu. + Thanks. Now can I have a raise?
(TNLK) (TNLK)

90
8/4/2020

B. Chiến lược gián tiếp


7. Gián tiếp ước lệ + Gián tiếp ước lệ
Việt: (Tình huống III) Mỹ: (Tình huống I)
+ Đúng là “ăn Bắc mặc Nam” thật. Lại + You look like a million dollars. I wish
đậm đà hương vị Tràng An nữa chứ. (K) fortune would smile on me once (K)
+ Cụ bà mình là dân “băm sáu phố + Oh, a marriage is made in Heaven.
phường” mà lại. Thôi cũng cố “không Many are called but one is chosen.
giống lông” thì “giống cánh” vậy (TNLK) (TNLK)
8. Gián tiếp ước lệ + Gián tiếp phi ước lệ
Việt: (Tình huống I)
Mỹ: (Tình huống III)
+ Đúng là “hôm nay em đi tỉnh về” có
+ Fortune always smiles on your beauty.
khác. Khối thằng chết, khối thằng bị thương
You look as if you were going to a great
cho mà xem (K)
party. (K)
+ Ừ thì “hương đồng gió nội bay đi ít
+ Well, “the tailor makes the man”. That’s
nhiều” là cùng chứ gì. Trông bộ này “sạch
how my dress looks, not how I do (TNLK)
nước cản” đấy chứ nhỉ. (TNLK)

B. Chiến lược gián tiếp


9. Gián tiếp phi ước lệ + Gián tiếp phi ước lệ
Việt: (Tình huống II) Mỹ: (Tình huống II)
+ Thế thì đời cậu lên tiên rồi. Cũng bõ + I knew you could do it. I’m going to miss
những năm học hành vất vả nhỉ? (K) you (K)
+ May rủi ấy mà. Cậu cứ làm như tớ là siêu + Why not try your luck next year? You’ll
nhân không bằng (TNLK) even do it better. (TNLK)

10. Gián tiếp phi ước lệ + Gián tiếp ước lệ


Việt: (Tình huống I)
+ Này, nhiều anh “phải bả” rồi đấy nhé. Mỹ: (Tình huống I)
Đúng là “chẳng thơm cũng thể hoa nhài + Oh what a surprise! Is it the return of
mà” (K) Marilyn Monroe? (K)
+ Nhưng bả thì cũng phải đánh đúng người + No, you’ve got it all wrong. This is the
chứ anh? “Thân em như thể hạt mưa” mà return of Catwoman (TNLK)
lại. (TNLK)

91
8/4/2020

B. Chiến lược gián tiếp


11. Gián tiếp ước lệ + Trực tiếp
Việt: (Tình huống I)
+ Ái chà, “mày râu nhẵn nhụi, áo quần
Mỹ: (Tình huống II)
bảnh bao” quá. Ông diện vừa thôi cho bọn
+ You’re a big star. Congratulations! (K)
tôi còn theo với chứ. (K)
+ I had to work like a devil for it. Now I
+ “Đời người như vó câu qua cửa” ấy mà.
have it. (TNLK)
Không diện bây giờ để sau này diện với ma
à? (TNLK)
12. Gián tiếp phi ước lệ + Trực tiếp
Việt: (Tình huống III)
Mỹ: (Tình huống III)
+ Hôm nay, cháu ăn không biết chán. Các
+ You must have taken a course in
món đều ngon quá, cô ạ. (K)
cooking. Great meal! (K)
+ Tháng nào cô cũng sẽ làm một bữa thế
+ Any time. Glad you like it. (TNLK)
này. Cháu ăn ngon là cô thích rồi. (TNLK)

Kết luận

 Tóm lại, thông thường và nhìn chung, người Anh-Mĩ-Úc tỏ ra trực


tiếp và thẳng hơn so với người Việt trong các sự kiện và tình huống
giao tiếp có các thành tố giao tiếp tương đương.
 “Các đức tin văn hóa tỏ ra khác nhau khi coi trực tiếp hay gián tiếp
là yếu tố tích cực. Trong dòng văn hóa chính thống ở Mĩ, hình thức
giao tiếp lý tưởng bao hàm tính trực tiếp chứ không phải là tính gián
tiếp. (“Lý tưởng” ở đây có nghĩa là nền văn hóa ấy đánh giá cao
phong cách này, mặc dù không phải ai cũng nói trực tiếp). Trong
tiếng Anh có một số thành ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của tính
trực tiếp: Get to the point!, Don’t beat about the bush!, Let’s get down
to business.” (Levine & Adelman, 1993).

92
8/4/2020

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


GIAO TIẾP NỘI VĂN HÓA VÀ GIAO Bài 6
VĂN HÓA

GIAO TIẾP
Giao tiếp không chỉ hàm chứa giao tiếp ngôn từ (verbal
language) mà cả giao tiếp phi ngôn từ (non-verbal
language); không chỉ sử dụng nội ngôn (intra-language)
mà cả cận ngôn (paralanguage) và ngoại ngôn (extra-
language). Trên bình diện ngoại ngôn, không chỉ có ngôn
ngữ cơ thể (body language) mà cả ngôn ngữ vật thể
(object language) và ngôn ngữ môi trường (environmental
language).

93
8/4/2020

GIAO TIẾP

CÁC THÀNH Giao tiếp ngôn từ Giao tiếp phi ngôn từ


TỐ CỦA
GIAO TIẾP Nội ngôn Cận ngôn Ngoại ngôn

- Từ vựng - Các đặc tính ngôn thanh


Con người giao tiếp - Các quy tắc ngữ pháp + Cao độ
bằng ngôn từ để - Các quy tắc ngữ âm + Cường độ
chia sẻ thông tin - Các quy tắc sử dụng + Tốc độ
mang tính nhận ngôn ngữ và kỹ năng - Các yếu tố xen ngôn thanh
thức và để truyền bá tương tác - Im lặng
kiến thức, nhưng họ
phụ thuộc rất nhiều Ngôn ngữ cơ thể Ngôn ngữ vật thể Ngôn ngữ môi trường
vào giao tiếp phi
ngôn từ để chia sẻ
tình cảm, cảm xúc - Nhãn giao - Quần áo
- Đồ trang sức
- Địa điểm
- Khoảng cách giao tiếp
và thái độ (Brooks - Diện hiện
- Cử chỉ - Phụ kiện - Thời gian
& Heath, 1990) - Dáng điệu - Trang điểm - Ánh sáng
- Hành vi động chạm - Nước hoa - Màu sắc
- Hoa - Nhiệt độ
- Quà tặng
-

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


GIAO TIẾP NỘI VĂN HÓA VÀ GIAO VĂN
HÓA
Một số nguyên tắc nghiên cứu giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa:
1. Ưu tiên định lượng: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích định lượng là
chủ yếu, có tính đến phân tích định tính ở mức độ phù hợp.
2. Xây dựng: Khi đưa ra phân tích các quan điểm khác nhau, tránh phê
phán theo kiểu ‘sổ toẹt’ những quan điểm khác với quan điểm của mình.
3. Tránh thái quá: Không nhấn mạnh tới mức thái quá những khác biệt
cũng như tương đồng giữa ngôn ngữ - văn hóa nguồn và ngôn ngữ - văn
hóa đích.

94
8/4/2020

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


GIAO TIẾP NỘI VĂN HÓA VÀ GIAO VĂN
HÓA
Một số nguyên tắc nghiên cứu giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa:
4. Khách quan: Dựa vào ngôn ngữ - văn hóa nguồn để so sánh, đối với với
ngôn ngữ - văn hóa đích; song không vì thế mà suy xét ngôn ngữ - văn hóa đích
theo các giá trị và tiêu chuẩn của ngôn ngữ - văn hóa nguồn. Cả hai đều là đối
tượng nghiên cứu bình đẳng.
5. “Đáp số mở”: Các kết quả nghiên cứu chỉ đưa đến những nhận xét, nhận định
chung và không phải hoàn toàn đúng với từng thành viên cụ thể của các cộng
đồng ngôn ngữ - văn hóa được nghiên cứu.
6. “Ngôn ngữ thường dụng”: Đây là nguyên tắc nghiên cứu dựa trên thực tế sử
dụng ngôn ngữ. Các phát ngôn với tư cách là đối tượng nghiên cứu là các phát
ngôn ‘vốn như vậy’ hay các phát ngôn tự nhiên, thường dụng chứ không phải
các phát ngôn ‘nên như vậy’ hay các phát ngôn phi tự nhiên.

95

You might also like