You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

BÀI TẬP MÔN


QUẢN TRỊ VẬN HÀNH 2

ĐỀ BÀI

DOANH NGHIỆP NESTLÉ VÀ HOẠT ĐỘNG


QUẢN TRỊ VẬN HÀNH TRONG DOANH NGHIỆP

GVHD: PGS.TS ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN

NHÓM 3

Dương Thị Minh Huệ - MSSV: 11217087


Nguyễn Thanh Huyền – MSSV – 11217092
Đào Tuấn Hưng – MSSV – 11217097
Chu Mai Hương – MSSV – 11217098
Nguyễn Thu Hương – MSSV – 11217100

Hà Nội, 2023

1
MỤC LỤC

Doanh nghiệp Nestlé và hoạt động quản trị vận hành trong doanh nghiệp
I. Giới thiệu doanh nghiệp: ................................................................................................ 3
II. Hoạt động quản trị vận hành: ......................................................................................... 3
1. Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp: ......................................................................... 3
2. Hoạt động điều độ sản xuất trong doanh nghiệp:........................................................ 5
3. JIT và hệ thống sản xuất tinh gọn: .............................................................................. 9
III. Bất cập của các hoạt động quản trị vận hành. Biện pháp. .............................................. 10

2
I. Giới thiệu doanh nghiệp:

Nestlé là tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới, với mạng lưới sản
xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu. Nestlé S.A. hay Société des Produits Nestlé
S.A thành lập năm 1886, bởi Henri Nestlé, có trụ sở tại Vevey, Thuỵ Sĩ. Cho tới nay
Nestlé có mặt ở 197 quốc gia với số lượng nhà máy đạt 413 cơ sở trên toàn cầu. Và tại
Việt Nam, Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn năm 1912. Công ty
TNHH Nestlé Việt Nam chính thức thành lập năm 1995, dưới hình thức công ty 100%
vốn đầu tư nước ngoài, thuộc Tập đoàn Nestlé S.A. Nhà máy Nestlé đầu tiên khởi công
xây dựng tại khu công nghiệp Biên Hòa II, Đồng Nai. Với danh mục sản phẩm đa dạng:
cà phê, thực phẩm, thực phẩm cho trẻ nhỏ, bánh kẹo, ngũ cốc,... đến nay, Nestlé đang
điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên toàn quốc, với tổng vốn đầu tư hơn
600 triệu USD.

Nestlé không chỉ thể hiện cam kết phát triển lâu dài của công ty tại Việt Nam mà
còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào một tương lai khỏe mạnh
hơn cho các thế hệ gia đình Việt. Năm 2022, tại Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững
tại Việt Nam, công ty TNHH Nestlé Việt Nam được bình chọn là doanh nghiệp bền
vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất.

II. Hoạt động quản trị vận hành:

1. Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp:

Nestlé đã chuẩn bị triển khai ERP tương đối dài hơi. Vấn đề lớn nhất mà Tập đoàn
này gặp phải là “phải thay đổi những nguyên tắc, niềm tin và cách làm việc đã hình
thành sau nhiều năm của các nhân viên”.

Bước đầu triển khai

Trước kia, Nestlé đơn thuần chỉ là một nhóm các thương hiệu hoạt động độc lập,
thuộc sở hữu của công ty mẹ tại Thụy Sĩ. Đến 1991, các thương hiệu này được hợp nhất
và tổ chức lại thành Nestlé USA. Tuy nhiên, công ty mới thành lập vẫn tiếp tục hoạt

3
động như nhiều phân nhánh riêng biệt thay vì một tổ chức hợp nhất. Và kết quả là tại
thời điểm 1997, một cuộc điều tra nội bộ đã cho thấy hàng loạt những hao phí không
cần thiết.

Với quyết tâm cải thiện tình trạng này, tại thời điểm tháng 3/1998, Ban lãnh đạo
của Nestlé USA đã đưa ra kế hoạch cải tiến khả năng hoạt động của doanh nghiệp thông
qua hệ thống quản lý thông tin với tên hiệu là “Best” (Business Excellence Through
Systems Technology). Mục tiêu chính của kế hoạch là đạt sự nhất quán trong quy trình
hoạt động và thông tin giữa các bộ phận. Theo kế hoạch, Nestlé sẽ ứng dụng 5 phân hệ
quản lý, bao gồm:

• Mua hàng;

• Tài chính;

• Phân phối bán hàng;

• Các khoản phải thu;

• Các khoản phải trả.

Tuy nhiên, quá trình cải cách tư duy quản lý đã gặp phải trở ngại tâm lý rất lớn
từ chính các nhân viên Nestlé, xuất hiện nhiều sự phản kháng thấy rõ trong các bộ phận
nằm trong danh sách triển khai. Nguyên nhân là vì không ai trong họ có mặt trong nhóm
lãnh đạo dự án, và họ cũng không được thông báo trước về kế hoạch. Vì vậy quá trình
triển khai dự án ERP tại Nestlé đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Nhân viên Nestlé
thời điểm này không chỉ không biết cách sử dụng hệ thống CNTT mới, mà họ còn không
hiểu cả những quy trình vận hành công việc.

Kiên định triển khai

Vào tháng 4/2001, Ban lãnh đạo Nestlé đã thống nhất được một kế hoạch triển
khai chi tiết cho từng giai đoạn. Tom James được bổ nhiệm vào nhóm dự án với vị trí
Giám đốc Quản lý Thay đổi Quy trình – đóng vai trò truyền đạt ý tưởng giữa các bộ
phận trong công ty và nhóm dự án. Theo James, khi nhận vị trí này ông đã rất bất ngờ
trước mối liên hệ vẫn rất lỏng lẻo giữa các bộ phận và nhóm dự án “Best”. Tom James

4
và Jeri Dunn bắt đầu tích cực gặp mặt các lãnh đạo bộ phận Nestlé, liên tục tổ chức
thăm dò ý kiến những nhân viên chịu ảnh hưởng của dự án về cách thức mà họ thích
nghi với quá trình thay đổi. Và nhóm dự án cũng không e ngại khi phải điều chỉnh cho
phù hợp với những gì mà họ thăm dò được. Bản thân Jeri Dunn cũng không hề quan
ngại về sự kéo dài tiến độ dự án, cũng như nhiều hướng đi thử nghiệm không thành
công trong quá trình triển khai, mặc dù chính Dunn đã từng bác bỏ việc ứng dụng phân
hệ quản lý chuỗi phân phối của SAP tại thời điểm 1998.

Bài học khi sử dụng ERP

Bằng cách thiết lập được hệ thống dự báo lượng cầu đáng tin cậy dựa trên một cơ
sở dữ liệu và quy trình quản lý thống nhất, Nestlé có thể dự đoán được doanh số tương
đối chính xác đến cấp độ trung tâm phân phối, giảm thiểu nhiều chi phí. Theo ước tính
của Nestlé thì mức tiết kiệm được thông qua hệ thống mới đã lên đến 325 triệu USD ở
cuối năm 2002, vượt hơn so với chi phí đầu tư.

Theo bà Jeri Dunn, bài học chính trong quá trình triển khai ERP tại Nestlé là “trọng
tâm của các dự án triển khai phần mềm lớn thực tế không chỉ là triển khai phần mềm,
mà là quản lý thay đổi”. “Nếu cố gắng cải tiến hệ thống CNTT trước, bạn sẽ chỉ đơn
thuần là cài đặt chứ không phải là ứng dụng CNTT”.

2. Hoạt động điều độ sản xuất trong doanh nghiệp:

Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp là khâu tổ chức, chỉ đạo, triển khai hệ
thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm biến các mục tiêu dự kiến và kế hoạch
sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ thành hiện thực. Nhiệm vụ chủ yếu là lựa chọn
phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra nhằm sử dụng tốt nhất khả
năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm thời gian chờ đợi vô ích của lao động,
máy móc thiết bị và lượng dự trữ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về sản
phẩm và dịch vụ với chi phí thấp.

Hệ thống sản xuất của Nestlé là hệ thống sản xuất khối lượng lớn liên tục, do
đó trong quá trình xây dựng lịch trình sản xuất, cần phân tích đánh giá thận trọng các
yếu tố: thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ, hoạt động bảo dưỡng sửa chữa,

5
những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính tin cậy và đúng hạn của hệ
thống cung ứng, chi phí và khả năng sản xuất của dây chuyền sản xuất.

Việc xác định lịch trình sản xuất (hay còn gọi là chương trình sản xuất ngắn
hạn, thường có thời gian theo tuần) có ý nghĩa rất lớn. Giả sử nhà máy Nestlé Trị An
Việt Nam lập kế hoạch sản xuất các đơn hàng sản phẩm Nescafé 3in1 cho chuỗi siêu
thị GO! Việt Nam. Lượng dự báo nhu cầu tháng 1 và tháng 2 là 12000 và 16000 sản
phẩm, phân đều các tuần trong tháng. Dự trữ đầu kỳ là 73 (100 đơn vị sản phẩm), loạt
sản xuất là 100. Doanh nghiệp nhận được các đơn đặt hàng như bảng (đơn vị 100 sản
phẩm). Ta có:

Tháng 1 Tháng 2

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8

Dự trữ đầu kỳ: 73

Dự báo 30 30 30 30 40 40 40 40

Đơn hàng 40 35 35 20 15 15

Dự trữ kế hoạch 33 98 63 33 93 53 13 73

Khối lượng và thời điểm sản xuất 100 100 100

Dự trữ hàng sẵn bán 33 10 70 100

Dựa vào bảng trên ta có thể xác định được thời điểm sản xuất (tuần 2, tuần 5 và
tuần 8), từ đó giúp cho công tác chuẩn bị đầy đủ kịp thời các nguồn lực dự trữ đúng
theo yêu cầu của sản xuất, với chi phí nhỏ nhất. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định
này khó khăn phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có chuyên
môn cao, am hiểu và linh hoạt trong công việc.

6
Nhà máy Nestlé lựa chọn phương pháp điều độ sản xuất chủ yếu dựa trên bài
toán Hungary do dây chuyền của Nestlé bao gồm nhiều công đoạn, công việc khác
nhau với đội ngũ nhân sự với số lượng lớn. Ta giả sử với dây chuyền sản xuất sản
phẩm Nescafé 3in1 gồm 4 công việc, giao cho 4 nhân viên. Mục tiêu của doanh
nghiệp là tối thiểu hóa thời gian. Ta có bảng sau:

Nhân viên Công việc

1 2 3 4

A 100 130 150 170

B 60 120 160 85

C 70 90 80 30

D 65 50 40 95

Trừ hàng:

Nhân viên Công việc

1 2 3 4

A 0 30 50 70

B 0 60 100 25

C 40 60 50 0

D 25 10 0 55

Trừ cột, tìm phương án:

7
Số lượng khoanh tròn là 3 < 4 => chưa có lời giải.

Khôi phục ma trận:

Từ đó ta có bảng phân việc như sau:

• Nhân viên A làm công việc thứ 2 với thời gian 130

• Nhân viên B làm công việc thứ 1 với thời gian 60

• Nhân viên C làm công việc thứ 4 với thời gian 30

• Nhân viên D làm công việc thứ 3 với thời gian 40.

Tuy nhiên trên thực tế số lượng nhân sự và công việc lớn hơn rất nhiều lần, nên
việc sắp xếp phân giao được công việc là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi tài năng của
người ra quyết định.

8
3. JIT và hệ thống sản xuất tinh gọn:

Công ty Nestlé là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nước giải
khát và thực phẩm. Để tồn tại và phát triển bền vững trong thời gian dài thì Nestlé luôn
chú trọng cải tiến năng suất và công cụ thực hiện đó chính là Lean - công cụ sản xuất
tinh gọn. Tại Nestlé thì phương pháp tiếp cận này được gọi với tên gọi NCE.

Tại Nestlé, trước khi xây dựng nhà máy mới, Nestlé đã sử dụng nhiều công cụ
khác nhau để phân tích xem nơi nào đặt nhà máy sao cho hoạt động hiệu quả hơn. Và
Nestlé Waters đã sử dụng một kỹ thuật của sản xuất tinh gọn được gọi là bản đồ dòng
giá trị (VSM) để đưa ra quyết định đặt nhà máy mới. VSM minh họa luồng hàng hóa
và thông tin cần thiết để vận chuyển thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó đã
tìm ra nơi đặt nhà máy mới để có thể cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí.
Địa điểm xây dựng nhà máy mới, Water sups, có nhiều lợi thế để cho phép Nestlé
Waters mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra nó còn cho phép Nestlé Waters
hợp nhất các văn phòng, lưu kho và sản xuất trên một địa điểm điều mà địa điểm cũ
không cho phép do hạn chế về quy mô. Điều này đã tránh được lãng phí về không gian,
tiết kiệm chi phí vận chuyển do tất cả hàng hóa khi sản xuất ra đều được sắp xếp tại kho
tại chỗ và đồng thời cũng giảm tác động tới môi trường trong quá trình vận chuyển hàng
hóa.

Sản xuất tinh gọn giúp giảm lượng chất thải và tác động tới môi trường. Ví dụ
tại Nestlé Waters, những cải tiến được lên kế hoạch để cắt giảm chất thải tại nhà máy
hiện đại mới bao gồm:

• Dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn sau khi làm cho khu làm việc nhỏ gọn
hơn, giảm thiểu lỗi và lãng phí năng lượng

• Hoạt động kho hiệu quả hơn và được kiểm soát bởi máy ngay tại chỗ

• Phân chia khu vực cho xe nâng hàng

• Bố trí nơi lưu trữ và tái chế sao cho tiết kiệm thời gian

• Vấn đề an toàn lao động cải thiện

9
Để thực hiện những cải tiến đó thì tại nhà máy mới có:

• Thay đổi mặt tiền bằng kính để giảm thiểu lãng phí điện năng và cung cấp
ánh sáng tự nhiên

• Các loại chai nhựa của công ty được thay đổi với tỷ lệ nhựa PET chiếm dứa
25% để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

• Bên ngoài nhà máy là một nơi không có chất thải

• Triển khai hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Nhờ áp dụng sản xuất tinh gọn và đặc biệt là nguyên tắc JIT đã giúp công ty tận dụng
được nguồn tài nguyên thời gian, giảm thời gian chờ không mong muốn và giảm tỷ lệ
sai lỗi.

Thông qua JIT, hàng hóa thành phẩm, công việc đang tiến hành và nguyên vật
liệu cần sử dụng sẽ được giữ ở mức tối thiểu bằng cách đảm bảo rằng nguyên liệu dự
trữ chỉ được phép sử dụng khi cần thiết và luôn được chuẩn bị vừa đủ, và các nguồn lực
tài chính dành cho việc mua nguyên liệu dự trữ sẽ được chuyển thành vốn lưu động để
tạo ra giá trị gia tăng cho công ty.

Ngoài ra, việc tinh giản các công đoạn sản xuất cũng giúp Nestlé hạn chế các
thao tác có thể dẫn đến sai lỗi trong quá trình sản xuất, đồng thời giảm thời gian sản
xuất một đơn vị sản phẩm, cải thiện năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp.

Bên cạnh đó, áp dụng nguyên tắc JIT cho phép công ty kiểm soát nguyên liệu
tồn kho xuống mức thấp nhất và JIT giúp cho phép công ty chuẩn bị vừa đủ nguyên liệu
cho mỗi cuối tuần để chuẩn bị trước nguồn nguyên liệu đầu vào cho chu kỳ tiếp theo.

Nhờ áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn (Lean), Nestlé không chỉ nhận được nhiều lợi
ích về kinh tế nhờ gia tăng hiệu quả sản xuất và giảm lãng phí mà còn tạo ra môi trường
là việc thoải mái cũng như đáp ứng được những yêu cầu về an toàn và phúc lợi cho
người lao động.

III. Bất cập của các hoạt động quản trị vận hành. Biện pháp.

10
1. Bất cập trong hoạt động hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp

Khi triển khai thực hiện hoạt động hoạch định nguồn lực ERP đồng thời là quá
trình cải cách tư duy quản lý, Nestlé đã gặp phải trở ngại tâm lý rất lớn từ chính các
nhân viên. Nhân viên Nestlé thời điểm này không chỉ không biết cách sử dụng hệ thống
CNTT mới, mà họ còn không hiểu cả những quy trình vận hành công việc. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Để giải quyết những bất cập trong quản trị nhân lực này, nhóm có đưa ra các giải pháp
như sau:

Một là, liên quan đến việc đào tạo nhân viên: Nestle nên cung cấp đào tạo và
huấn luyện để giúp nhân viên nắm vững cách vận hành các công nghệ thông tin vào sản
xuất, cách sử dụng các phần mềm và thiết bị sản xuất để tăng khả năng quản lý và giám
sát quá trình sản xuất.

Hai là, tạo ra hệ thống hỗ trợ kỹ thuật: Nestle nên có một hệ thống hỗ trợ kỹ thuật
để giúp nhân viên khi gặp phải vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng các công nghệ
thông tin.

Ba là, tối ưu hóa phần mềm và công nghệ: Nestle nên sử dụng các phần mềm và
công nghệ dễ sử dụng, phù hợp với tất cả nhân viên trong việc sử dụng chúng.

2. Bất cập trong hoạt động điều độ sản xuất:

Khi áp dụng bài toán Hungary trong hoạt động điều độ sản xuất của Nestlé,
doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn do lượng sản phẩm lớn; hệ thống máy móc với
nhiều bước khác nhau, hoạt động liên tiếp, đan xen; cùng với đó là khối lượng nhân sự
không hề nhỏ. Điều này đòi hỏi một đội ngũ nhân sự am hiểu chuyên môn, giàu kinh
nghiệm, linh hoạt trong hoạt động điều độ sản xuất. Đây là điều mà nhiều doanh
nghiệp sản xuất, bao gồm cả Nestlé chưa thể hoàn thiện được, dẫn tới việc thực hiện
hoạt động điều độ sản xuất có thể gặp sai sót, gây nhiều lãng phí.

Để giải quyết bất cập về đội ngũ nhân sự này, cần đưa ra 1 số giải pháp như
sau:

11
Một là, tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng: Nestle cần tìm kiếm và tuyển
dụng những ứng viên có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm; đầu tư vào chương trình
đào tạo và phát triển nội bộ, cung cấp cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết
để làm việc hiệu quả.

Hai là, tạo ra một hệ thống quản lý đội ngũ nhân sự: Nestle cần tạo ra một hệ
thống quản lý nhân sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Ba là, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi: Nestle cần tạo ra một môi trường làm
việc thuận lợi, có tính cạnh tranh để thu hút và giữ chân các nhân viên giỏi.

3. Bất cập trong việc áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn:

Khi áp dụng sản xuất tinh gọn thì Nestlé gặp nhất nhiều trở ngại. Trong đó, khi
áp dụng nguyên tắc JIT thì bị phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp vì là do hạn chế tối
thiểu tồn kho nên khi có đơn hàng thì công ty thường mua nguyên vật liệu ở bên ngoài
và nếu nhà cung cấp không cung cấp kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình
sản xuất => không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng => có thể làm giảm doanh thu,
lợi nhuận của công ty.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp: Nestle cần xây dựng mối
quan hệ tốt với các nhà cung cấp của mình để tăng tính linh hoạt trong quá trình cung
cấp nguyên liệu.

Hai là, tối ưu hóa quản lý kho: Nestle cần tối ưu hóa quản lý kho của mình để
đảm bảo rằng nguyên liệu được cung cấp đúng thời điểm và đầy đủ số lượng cần thiết,
để đảm bảo rằng các mặt hàng được lưu trữ và phân phối đúng cách và đúng thời gian.

Ba là, đa dạng hóa nhà cung cấp: Nestle nên đa dạng hóa nhà cung cấp của mình
để giảm thiểu rủi ro khi một nhà cung cấp không thể cung cấp đúng thời điểm hoặc
không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của Nestle.

12
Bốn là, đưa ra các cam kết dài hạn: Nestle nên đưa ra các cam kết dài hạn với
các nhà cung cấp của mình để giảm thiểu sự bất ổn trong quá trình cung cấp nguyên
liệu.

13

You might also like