You are on page 1of 13

VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

VẼ KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT (BVKT)
Các Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN) là những văn bản kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công
nghệ ban hành.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT:
BVKT là phương tiện trong lĩnh vực kỹ thuật và đã trỏ thành “ngôn ngữ” chung dùng cho kỹ
thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu
chuẩn về BVKT.

1/ Khổ giấy:
- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:
+ A0: 1189 x 841(mm)
+ A1: 841 x 594 (mm)
+ A2: 594 x 420 (mm)
+ A3: 420 x 297 (mm)
+ A4: 297 x 210 (mm)

2/ Tỷ lệ:
- Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương
ứng đo được trên vật thể đó.
- Có 03 loại tỷ lệ:
+ Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
+ Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
+ Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

TRANG 1
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

3/ Nét vẽ:
a. Các loại nét vẽ:

LƯU Ý:
- Thứ tự ưu tiên các nét vẽ trùng nhau như sau: nét liền đậm, nét đứt, nét chấm gạch, nét
mảnh.
- Chiều dài của gạch và khoảng cách giữa các gạch của cùng một loại nét phải đều nhau.
- Các nét đứt, nét gạch chấm và nét hai chấm gạch cắt nhau bằng các gạch.

b. Chiều rộng nét vẽ: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm
bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.
LƯU Ý:
- Quy định sử dụng hai chiều rộng của nét vẽ trên một bản vẽ, tỉ số chiều rộng của nét đậm và
nét mảnh không được chọn nhỏ hơn 2:1.
- Chiều rộng của cùng một nét trong một bản vẽ không được thay đổi.
4/ Chữ viết:
a. Khổ chữ:
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ
chữ: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 14; 20; 28; 40mm.
- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.
b. Kiểu chữ: kiểu chữ đứng và chữ nghiêng 750

TRANG 2
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

Thường dùng kiểu chữ đứng.

Thông số của chữ Kí hiệu Kích thước


Chiều cao chữ hoa h 10/10h
Chiều cao chữ thường c 7/10h
Khoảng cách các chữ a 2/10h
Bước nhỏ nhất giữa các dòng b 17/10h
Khoảng cách giữa các từ e 6/10h
Chiều rộng nét chữ d 1/10h
5/ Ghi kích thước:
a. Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.
b. Đường dóng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước,
vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.
c. Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).
d. Ký hiệu: Ø: đường kính; R: bán kính
e. Vị trí ghi chữ số kích thước: Phía trên đường kích thước (Hướng thẳng đứng: bên trái
đường kích thước) và ghi song song với đường kích thước.

Ghi kích thước đoạn thẳng Ghi kích thước góc

TRANG 3
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

6/ Khung bản vẽ:

c = 5mm; d = 5mm. Khi cần đóng thành tập d = 25mm


7/ Khung tên:

Ô 1: đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết


Ô 2: vật liệu của chi tiết
Ô 3: tỉ lệ
Ô 4: kí hiệu bản vẽ
Ô 5: họ và tên người vẽ
Ô 6: ngày vẽ
Ô 7: chữ ký của người kiểm tra
Ô 8: ngày kiểm tra
Ô 9: tên trường, khoa, lớp

HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC


Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1):
- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.
- Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu
bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu
cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.
- Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được dặt bên phải hình chiếu
đứng.

TRANG 4
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

(HCB)

(HCĐ)
(HCC)

HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT


1/ Khái niệm hình cắt và mặt cắt

a, mặt cắt b,hình cắt


- Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
- Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cát.
Lưu ý: Mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc được kí hiệu của vật liệu.

2/ Mặt cắt:
Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có
nhiều phần lỗ, rãnh.

TRANG 5
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

a. Mặt cắt chập:


– Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét
liền mảnh.
– Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản.
b. Mặt cắt rời:
– Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền
đậm.
– Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.
3/ Hình cắt:
- Có 3 loại hình cắt.
a. Hình cắt toàn bộ:

- Là hình cắt sử dụnh một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
b. Hình cắt một nửa: (bán phần)

- Là hình biểu diễn gồm nửa hình cắt gép với nửa hình chiếu, đường phâncách là đường tâm.
Ứng dụng: để biểu diễn những vật đối xứng.
c. Hình cắt cục bộ: (riêng phần)

- Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dang hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

TRANG 6
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

1/ Cách xây dựng HCTĐ.

Khái niêm: HCTĐ là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.

2/ Thông số cơ bản của HCTĐ


a. Góc trục đo

X’O’Y’; Y’O’Z’, X’O’Z’


b. Hệ số biến dạng
O' A'
-  P là hệ số biến dạng theo trục O’X’.
OA
O' B '
-  q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’.
OB

O' C '
-  r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’.
OC
Hình chiếu trục đo vuông góc đều
ĐN: Là hình chiếu có phương chiếu vuông góc vói mp chiếu và 3 hệ số biến dạng bằng nhau
p=q=r=1. Góc trục đo:

X’O’Y’= Y’O’Z’=X’O’Z’=120°

Hình chiếu truc đo xiên góc cân


ĐN: Là hình chiếu có phướng chiếu không vuông góc với mp chiếu, mp toạ độ XOZ đặt song song
với mp hình chiếu z
- Hệ số biến dạng p=r=1; q=0,5.
- Góc trục đo: X’O’Y’=Y’O’Z’=1350; X’O’Z’= 90 0. 135 o
x
135o y

* HCTĐ vuông góc đều: khi chiếu hình vuông ta được hình thoi, hình tròn được hình elíp.

TRANG 7
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VẼ HCTĐ


Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và vẽ lại 2 hình chiếu.

Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 bên phải hình chiếu đứng.

Bước 3: Vẽ hình cắt

Bước 4: Vẽ HCTĐ

TRANG 8
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

BÀI TẬP VẼ KỸ THUẬT


1. Vẽ 3 hình chiếu: HCĐ, HCB, HCC của các hình chiếu trục đo sau và ghi
kích thước đầy đủ, đúng tỉ lệ: SGK trang 21 (6 hình)

TRANG 9
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

và các bài tập dưới đây:

HÌNH 1 HÌNH 2

HÌNH 3 HÌNH 4

TRANG 10
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

2. Dựng HCTĐ và vẽ lại 3 hình chiếu (HCĐ, HCB, HCC) theo đúng tỉ lệ:
SGK trang 36 (4 hình)

TRANG 11
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

và các bài tập dưới đây:

HÌNH 5 HÌNH 6

HÌNH 7 HÌNH 8

TRANG 12
VẼ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 11

HÌNH 9 HÌNH 10

TRANG 13

You might also like