You are on page 1of 28

TẬP SAN

DẠY HỌC VẬT LÍ


SỐ 06
THÁNG 8/2023

What
TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ is1 Physics
? Số 06
MỤC LỤC
Tin tức khoa học
Màu sắc của bầu trời ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
Cấu trúc Tensegrity ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7

Tin tức giáo dục


Kết quả của Đội tuyển Việt Nam tại kỳ thi
Olympic Vật lí Châu Á và Quốc tế năm 2023 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9

Phương pháp giáo dục


Thiết kế bộ thí nghiệm sử dụng Arduino hỗ
trợ dạy học nội dung giao thoa ánh sáng --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12

Chuyên mục phổ cập kiến thức


Bài tập Vật lí THCS ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
Bài tập Vật lí THPT ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
Bài tập Vật lí bằng Tiếng Anh ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20
Bài tập Vật lí Olympics ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 21
Đề tham khảo đánh giá năng lực ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 22
Đáp án đề tham khảo ĐGNL -----------------------------------------------------------------------------------------------..........----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 25
Đố vui ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 25

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 2 Số 06


TIN TỨC KHOA HỌC

MÀU SẮC CỦA BẦU TRỜI

V
ào cuối tháng 8 năm 2019, thế giới được chứng kiến sức tàn phá nặng nề của siêu bão
Dorian. Trong giai đoạn đó, các trang mạng xã hội “ngập” trong những bức ảnh bầu trời màu
tím của người dân vùng Florida nước Mỹ. Người dân ở Jacksonville, Florida cho biết họ đã
chứng kiến những đám mây trên bầu trời chuyển từ màu xám sang màu cam cháy rồi cuối cùng là
màu tím huyền ảo chỉ vài phút trước khi nó biến mất. Trước hiện tượng đặc biệt đó, nhiều người đã
đặt ra câu hỏi “Điều gì thay đổi khiến cho bầu trời chuyển màu? ”.

Bầu trời Florida chuyển thành màu tím sau khi cơn bão Dorian đi qua. Ảnh: CNN.

Chúng ta đều biết màu sắc của bầu trời mà chúng ta quan sát được phụ thuộc vào hai yếu
tố: cách ánh sáng Mặt Trời tương tác với bầu khí quyển của Trái Đất và cách mắt chúng ta
cảm nhận ánh sáng đó. Ánh sáng Mặt Trời tạo thành một dải quang phổ có nhiều màu sắc
khác nhau biến thiên từ đỏ đến tím.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 3 Số 06


Khi ánh sáng Mặt Trời được chiếu tới bầu khí quyển của Trái Đất, nó bị tán xạ bởi các phân tử
khí cực nhỏ (chủ yếu là Nitơ và Oxy) trong không khí, do cường độ tán xạ phụ thuộc vào bước sóng
nên hiệu ứng này được gọi là tán xạ Rayleigh, được đặt theo tên của Lord Rayleigh, người đầu tiên
phát hiện ra nó. Lord Rayleigh là một nhà Vật lí người Anh, ông đã được trao giải thưởng Nobel về
Vật lí vào năm 1904 khi khám phá ra khí Argon (một trong những loại khí hiếm của khí quyển).
Ngoài ra ông cũng nổi tiếng vì lời giải thích đầu tiên về màu sắc của bầu trời thông qua lý thuyết tán
xạ của mình.

Lord Rayleigh ở thế kỷ 19 đã công bố lý thuyết tán xạ của mình như sau: “Sự tán xạ gây ra bởi
các phân tử trong khí quyển tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng”.

Nghĩa là ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì


ánh sáng ấy bị tán xạ càng nhiều. Dải quang phổ
màu sắc của ánh sáng Mặt Trời đi từ đỏ đến tím
tương ứng với các bước sóng đi từ dài đến ngắn,
do đó màu lam có bước sóng ngắn hơn nên bị tán
xạ nhiều hơn. Vì vậy mà ta thường thấy bầu trời
màu lam.

Nguồn: Internet

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 4 Số 06


Giải thích tương tự, khi hoàng hôn hoặc bình minh, Mặt Trời ở gần đường chân trời,
những ánh sáng đến được mắt người quan sát lúc này đi theo đường xuyên ngang qua lớp
khí quyển dày. Ánh sáng đỏ bị tán xạ ít hơn và được truyền thẳng đến mắt người nhiều
hơn so với ánh sáng xanh da trời bị tán xạ và bị mất đi nhiều khi qua lớp khí quyển dày
theo đường gần chân trời. Do đó, sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta
không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng
sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng đỏ rực của hoàng hôn và
bình minh.
Mặt
Lam Trời
Ban ngày
Lục
Đỏ
Lúc bình minh và hoàng hôn,
các tia sáng mặt trời xuyên
qua bầu khí quyển nhiều
Bầu khí quyển Bầu trời màu lam
hơn, bước sóng màu lục và
lam ngắn hơn nên bị tán xạ,
chỉ để còn lại ánh sáng đỏ có
Trái Đất
bước sóng dài hơn.

Mặt Trời ở gần đường chân trời Ánh sáng đi qua lớp khí quyển

Hoàng hôn
Không khí

Mặt
Lam
Trời Mặt
Trời
Trái Đất Đỏ
Trái Đất
Ánh sáng đỏ truyền thẳng đến mắt chúng ta

Nhưng nếu như vậy, tại sao khi siêu bão Dorian xảy ra, ta lại thấy bầu trời có màu tím?
Chắc chắn, ánh sáng lam bị tán xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ hoặc lục, hơn nữa, ánh sáng
tím có bước sóng thậm chí còn ngắn hơn cả ánh sáng lam, do vậy mà màu tím sẽ bị tán
xạ nhiều hơn màu lam. Như vậy thì bầu trời nên có màu tím, hoặc ít nhất là màu xanh
tím chứ nhỉ? Thực ra màu bầu trời của chúng ta có tất thảy các màu, kể cả màu tím,
nhưng do cách thức hoạt động của mắt mà ta thường thấy nó màu lam.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 5 Số 06


Hàm thị kiến (độ nhạy màu) của tế bào hình nón và hình que của mắt người. Nguồn: Wikipedia

Mắt chúng ta không thấy được các màu bước sóng riêng lẻ, thay vào đó, võng mạc mắt có ba loại tế
bào nhạy cảm với màu sắc được gọi là tế bào hình nón. Một loại nhạy cảm nhất với màu có bước
sóng đỏ, trong khi hai loại còn lại nhạy cảm nhất với màu của bước sóng lục và lam. Khi chúng ta
nhìn một vật nào đó, ánh sáng của vật truyền vào võng mạc mắt, tùy thuộc vào cường độ tín hiệu từ
mỗi loại tế bào hình nón truyền đến não, não sẽ xác định màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Mặc dù
mỗi loại hình nón có độ nhạy cao nhất tương ứng với màu đỏ, lục hoặc lam, nhưng chúng cũng phát
hiện ra những màu khác. Ánh sáng có bước sóng “lam” kích thích các tế bào hình nón màu lam
nhiều nhất, nhưng chúng cũng kích thích tế bào hình nón đỏ và lục một chút. Do đó, chúng ta không
hoàn toàn nhìn thấy bầu trời có một màu xanh lam. Như đã trình bày ở trên, màu tím bị phân tán
nhiều nhất bởi bầu khí quyển của Trái Đất nhưng các tế bào hình nón màu lam lại không nhạy cảm
với nó, trong khi đó tế bào hình nón màu đỏ không giỏi “nhìn thấy” ánh sáng lam hoặc tím, nhưng
chúng lại nhạy cảm với ánh sáng tím hơn một chút so với tế bào hình nón màu lục. Do đó, nếu chỉ
có các bước sóng màu tím bị tán xạ, thì chúng ta sẽ thấy bầu trời có màu tím hơi ánh đỏ.

Như vậy, bầu trời tím ở Florida là một hiện tượng hiếm. Các tia sáng khi này tương tác với các hạt
trong không khí, tạo ra hiện tượng tán xạ. Hiện tượng hiếm về màu sắc của bầu trời có thể làm học liệu,
mở đầu cho bài học về hiện tượng tán xạ ánh sáng. Hiện tượng tán xạ ánh sáng là hiện tượng phổ biến
xung quanh chúng ta và được đề cập đến trong chương trình Vật lí THPT.

Nguồn: https://1drv.ms/w/s!Asxq4ylu551xjz1u1Xy44G9O_UYT
Biên tập: Phượng, Phương An

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 6 Số 06


TIÊU ĐIỂM NHÂN VẬT
TIN TỨC KHOA HỌC

CẤU TRÚC TENSEGRITY

B ạn thấy gì qua hình ảnh này? Những thanh


gỗ lơ lửng trông có vẻ như một trò ảo
thuật? Chúng có thể sẽ trở thành một ví dụ
tuyệt vời khi dạy học chủ đề lực trong chương
trình Vật lí 10 đó!
Nếu nhìn kĩ bạn sẽ thấy thực ra hai khối hình
trong cấu trúc này không thực sự lơ lửng mà được
nối với nhau bằng 3 sợi dây rất mảnh. Đây chính
là ví dụ đơn giản nhất về cấu trúc Tensegrity -
một cấu trúc bay gây ảo giác lơ lửng.

Cấu trúc Tensegrity gồm “các thanh chịu nén không liên tục” và “các dây chịu kéo liên tục” giữ cho
các thanh không tiếp xúc và trông như đang lơ lửng trong không gian. Vậy kết cấu Tensegrity đã làm
thế nào để duy trì sự cân bằng đó? Thực ra câu trả lời rất đơn giản: Nó cần thỏa mãn điều kiện là hợp
lực tác dụng lên nó bằng không. Chúng ta sẽ phân tích kĩ hơn đối với một mô hình đơn giản nhất.
Ta có các lực tác dụng lên cấu trúc được thể
hiện như trên hình vẽ
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng từ trên
xuống dưới: P = mg

T1
+ Lực căng dây T1 hướng thẳng đứng lên
2
trên.
+ Lực căng dây hai T 2 hướng thẳng đứng
xuống dưới, có tác dụng làm cấu trúc không bị
nghiêng sang trái.
Để hệ cân bằng, ta có hai điều kiện.
Điều kiện thứ nhất là hợp lực bằng 0:
1 g
T1 = mg + T2
Điều kiện thứ hai là điều kiện cân bằng
mômen quay: chọn trục quay O là điểm đặt
của lực căng dây T1.
Khi đó cánh tay đòn của trọng lực là rg, cánh
tay đòn của lực căng dây T2 là r 2 .
Vậy điều kiện để cân bằng mômen là:
mg.rg = T2.r 2
Từ đó suy ra, giá của lực T1 phải nằm giữa giá
của lực kéo T2 và giá của trọng lực của vật.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 7 Số 06


Người đặt nền móng cho sự nghiên cứu và phát
triển cấu trúc này chính là Buckminster Fuller -
kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ. Năm 1948, ông
đã đưa ra một khái niệm: “Small islands of
compression in a sea of tension”. Ông cho rằng
thiên thể trong vũ trụ đều trôi nổi giống như
những hòn đảo biệt lập chịu sức ép của lực vạn
vật hấp dẫn trong đại dương. Có thể hiểu là trong
tự nhiên tồn tại hiện tượng “nét đứt đoạn và kéo
liên tục”. Sau này con người đã áp dụng kiến thức
này vào kiến trúc học và đã phát triển thành kết
cấu không gian.

Hiện tại kết cấu này đã được ứng dụng phổ biến
trong nhiều thiết kế kiến trúc. Năm 2018, NASA
đã sử dụng 6 ống nhôm cứng và các sợ dây cáp ni
lông để tạo ra người máy SUPERball V2 dựa trên
cấu trúc Tensegrity. Không chỉ có thể chống va
đập mà còn chống cả lực nén và gấp lại, trở thành
thiết kế thay thế cho các tàu đổ bộ hành tinh
ngoài vũ trụ.

Một số thiết kế khác cũng liên quan đến cấu trúc


Tensegrity đã được áp dụng vào thực tế bao gồm:
- Tháp Needle của Kenneth Snelson
- Sân vận động Olympic Munich
- Bảo tàng Biosphere
- Cầu Kurilpa
- Dissipate tại Afrikaburn
- Sân bay quốc tế Denver
- Ghế Tensegrity
Thú vị hơn, cấu trúc Tensegrity còn xuất hiện
trên cơ thể con người. Chúng ta có thể đứng lên
và di chuyển là do các khối xương được nối với
nhau bởi các bó cơ, dây chằng,... tạo nên cấu trúc
Tensegrity từ đó giúp con người di chuyển linh
hoạt và cân bằng.

Nguồn:https://www.arch2o.com/how-do-tensegrity-structures-defy-gravity-explained-with-10-
examples/?fbclid=IwAR0yC06EvCG_K7P0qO-Ew28-S5q-lMhuQ5GJUsIGkaHrf7kLcdncrCblce0
Biên tập: Yến Nhi, Ánh Dương
TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 8 Số 06
TIN TỨC GIÁO DỤC

KẾT QUẢ CỦA ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM


TẠI KỲ THI OLYMPIC VẬT LÍ CHÂU Á
VÀ QUỐC TẾ NĂM 2023
Sau một năm hoãn và hai năm tổ chức dưới hình thức trực tuyến, năm nay, lần đầu tiên sau đại dịch
COVID-19, kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á và Olympic Vật lí Quốc tế được tổ chức trực tiếp tại
Mông Cổ và Nhật Bản. Trong đó, năm nay các thí sinh tham dự sẽ thực hiện những bài thực hành
trực tiếp thay vì thí nghiệm mô phỏng như 2 lần thi trước. Với sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, sự tận tâm của các thầy cô tham gia tập huấn cho Đội tuyển và sự hỗ trợ về cơ sở vật chất của
các đơn vị như trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Khoa
học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, đội tuyển Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt tại hai kỳ thi này.
Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á

Sau khi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, gần
50 học sinh có thành tích tốt nhất được tham gia
vòng thi thứ 2 để chọn đội tuyển dự thi Olympic
Vật lí Châu Á gồm 8 học sinh.

Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương


năm 2023 do Mông Cổ đăng cai tổ chức từ ngày
21-29/5/2023. Theo quy chế của cuộc thi APhO,
học sinh làm các bài thi lí thuyết và thực hành,
Đoàn Việt Nam tại Olympic Vật lí Châu Á 2023
mỗi bài thi trong 5 giờ. Tham dự APhO năm nay
(APhO2023), từ trái sang phải: GS. TS. Lục Huy
có 26 đội từ 25 nước và vùng lãnh thổ với 195 thí
Hoàng (Trưởng đoàn), Nguyễn Minh Tài Lộc, Lê Viết
sinh. Đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Vật Hoàng Anh, Nguyễn Tuấn Dương, Thân Thế Công,
lí Châu Á (APhO) năm 2023 đã đạt được kết quả Nguyễn Tuấn Phong, Phan Thế Mạnh, Võ Hoàng
tốt với cả 8 học sinh đều đoạt giải, gồm 4 Huy Hải, Vũ Ngô Hoàng Dương, PGS. TS. Đặng Đức
chương Đồng và 4 Bằng khen. Cụ thể: Vượng (Phó Trưởng đoàn).

1. Phan Thế Mạnh (Lớp 12 trường THPT Chuyên Bắc Ninh) – Huy chương Đồng.
2. Nguyễn Tuấn Phong (Lớp 12 Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) – Huy chương Đồng.
3. Võ Hoàng Hải (Lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) – Huy
chương Đồng.
4. Thân Thế Công (Lớp 11 Trường THPT Chuyên Bắc Giang) – Huy chương Đồng.
5. Vũ Ngô Hoàng Dương (Lớp 12 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) –
Bằng khen.
6. Nguyễn Minh Tài Lộc (Lớp 12 Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế) – Bằng khen.
7. Lê Viết Hoàng Anh (Lớp 12 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) – Bằng khen.
8. Nguyễn Tuấn Dương (Lớp 12 Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) – Bằng khen.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 9 Số 06


Đề thi năm 2023 được đánh giá là khá khó khi có những bài toán "có vẻ" quen thuộc nhưng không
hề dễ và những bài toán liên quan tới những hiện tượng vật lí khá mới với học sinh. Đặc biệt là phần
thi thực hành, lần đầu trải nghiệm thực hành trực tiếp sau những lần thi trực tuyến, đa số các thí đều
không thể hoàn thành hết 2 bài thi.
Với kết quả 100% thí sinh đoạt giải, đoàn Việt Nam là một trong 7 đoàn có 100% học sinh đạt giải.
Trải qua 22 kì tham dự APhO, đội tuyển Việt Nam đã mang về 17 huy chương Vàng, 42 huy chương
Bạc, 49 huy chương Đồng và rất nhiều bằng khen khác.

Kỳ thi Olympic Vật lí Quốc tế

Trên cơ sở kết quả thi vòng 2 và kết quả thi Olympic Vật lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn ra 5 học
sinh xuất sắc nhất vào đội tuyển tham dự Olympic Vật lí Quốc tế. Kỳ thi Olympic Vật lí Quốc tế năm
2023 do Nhật Bản đăng cai tổ chức. Sau một năm hoãn và hai năm tổ chức dưới hình thức trực tuyến,
kỳ thi lần thứ 53 được tổ chức trực tiếp từ ngày 10-17/7/2023. Với sự tham gia của 84 đội đoàn từ 84
quốc gia và vùng lãnh thổ với 398 thí sinh, kỳ thi IPhO 2023 là một trong những kỳ thi lớn nhất từ
trước tới nay. Theo quy chế của Hội đồng IPhO 2023, ngày đầu các thí sinh làm 01 bài thi thực hành và
ngày thứ 2 làm bài thi Lý thuyết. Mỗi bài thi kéo dài 5 tiếng.

Đề thi thí nghiệm năm nay gồm hai bài toán bài: đo khối lượng và đo bề dày dùng lưỡng chiết. Bài đo
khối lượng xuất phát từ việc định nghĩa Kilogram thông qua cố định hằng số Planck được thông qua
vào năm 2019 tại Hội nghị Quốc tế về Cân nặng và Đo lường. Bài thí nghiệm đo bề dày dùng lưỡng
chiết yêu cầu học sinh khảo sát phổ của đèn LED trắng trong đó Blue LED đóng vai trò quan trọng (Ba
giáo sư người Nhật Bản là Isamu Akasaki, Hirishi Amano và Shuji Nakamura đã nhận giải thưởng
Nobel cho phát minh ra Blue LED vào năm 2014). Các bài thí nghiệm năm nay được các trưởng đoàn
và học sinh đánh giá là rất hay, đề yêu cầu học sinh nhiều kỹ năng, đặc biệt là việc lắp ráp các bộ phận
của thí nghiệm, chỉnh quang, hiệu chỉnh trước khi thực hiện các nhiệm vụ. Chính vì vậy, một số học
sinh phản hồi là bị thiếu thời gian để làm hết cả hai bài.

Đề thi lí thuyết gồm ba bài: Bài số 1 khảo sát đặc tính của các hạt keo đất, liên quan tới chuyển động
Brown; Bài số 2 liên quan tới sao neutron trong hệ sao đôi với các kiến thức liên quan tới vật lí hạt
nhân, thuyết tương đối hẹp; Bài số 3 về tương tác giữa nước và các vật, liên quan tới sức căng mặt
ngoài (như hiện tượng hai giọt nước nhỏ khi sau khi hợp nhất với nhau thành giọt nước lớn hơn, giọt
nước này đột ngột nảy lên). Cả ba bài toán đều được đánh giá là khá thú vị và gắn với những hiện
tượng quen thuộc đối với học sinh.

Đối với đội tuyển Việt Nam: phần thi thí nghiệm đã có sự cải thiện rất đáng kể so với kỳ thi IPhO
2022, thể hiện sự quan tâm sâu sát hơn trong việc tập huấn thực hành, thí nghiệm; các hiện tượng trong
các bài toán lý thuyết cũng không quá lạ nên các học sinh làm khá tốt, trong đó em Nguyễn Tuấn
Phong đạt 28,2/30 và em Võ Hoàng Hải đạt 27,5/30.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 10 Số 06


Đội tuyển quốc gia Việt Nam xếp thứ Tám (đứng
đầu Đông Nam Á) với 02 Huy chương Vàng, 02
Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng. Cụ thể
như sau:

1. Em Nguyễn Tuấn Phong, học sinh lớp 12,


Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Ninh,
Tỉnh Bắc Ninh: Huy chương Vàng; Xếp hạng
23/398.
2. Em Võ Hoàng Hải, học sinh lớp 11, Trường
Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội: Huy chương Vàng;
Đoàn Việt Nam tại IPhO 2023, từ trái sang phải:
Xếp hạng 33/348.
PGS. TS. Đỗ Danh Bích (Trưởng đoàn), Nguyễn Tuấn
3. Em Nguyễn Tuấn Dương, học sinh lớp 12, Phong, Nguyễn Tuấn Dương, Phan Thế Mạnh, Võ
Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú, Hoàng Hải và Lê Viết Hoàng Anh, PGS. TS. Đặng
Thành phố Hải Phòng: Huy chương Bạc; Xếp Đức Vượng (Phó Trưởng đoàn).
hạng 59/498.
4. Em Lê Viết Hoàng Anh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, Tỉnh
Thanh Hóa: Huy chương Bạc; Xếp hạng 83/498.
5. Em Phan Thế Mạnh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Ninh, Tỉnh Bắc
Ninh: Huy chương Đồng; Xếp hạng 115/598.

Với 100% học sinh được huy chương trong đó có 02 huy chương Vàng, đoàn Việt Nam nằm xếp 8/84
đội tham dự.

Thành tích xuất sắc của đội tuyển quốc gia Việt Nam tại APhO 2023 và IPhO 2023 tiếp tục khẳng định
chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời, khẳng định hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển
chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ GD&ĐT.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 11 Số 06


PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

THIẾT KẾ BỘ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG


ARDUINO HỖ TRỢ DẠY HỌC
NỘI DUNG GIAO THOA ÁNH SÁNG
(Đề tài NCKH đạt giải Nhì trong Hội nghị SVNCKH khoa Vật lí trường ĐHSPHN năm học 2022-2023)

G
iao thoa ánh sáng vẫn luôn là một nội Để tạo ra bất kì một thứ gì, bạn sẽ phải vượt qua
dung gây khó khăn trong quá trình dạy hai khó khăn chủ yếu đó là “Chế tạo nó như
học môn Vật lí, đặc biệt nếu như học thế nào?” và “Làm sao để nó chạy được?”.
sinh không được quan sát các hiện tượng và thí Arduino được sinh ra nhằm đơn giản hóa các
nghiệm trong thực tế. Đối với cả chương trình vấn đề kĩ thuật, giúp đỡ mọi người tập trung
THPT 2006 và chương trình THPT 2018, thí sáng tạo. Nó đặc biệt hữu ích khi ứng dụng vào
nghiệm giao thoa ánh sáng qua 2 khe hẹp của giáo dục các môn khoa học – kĩ thuật như Vật
Thomas Young đều được đưa vào để giải thích lí. Bộ thí nghiệm sử dụng Arduino với module
về tính chất sóng của ánh sáng. Tuy nhiên, bộ cảm biến ánh sáng BH1750FVI về hiện tượng
thí nghiệm giao thoa ánh sáng chưa được phổ giao thoa ánh sáng được trình bày ở đây có thể
cập ở các trường Trung học Phổ thông do đặc sẽ là một giải pháp hợp lí và hỗ trợ giảng dạy
tính cồng kềnh và tốn kém. Điều đó dẫn đến hiệu quả.
nhu cầu thiết kế một bộ thí nghiệm đơn giản để
sử dụng trong dạy học.

1. Arduino là gì?
Arduino ra đời tại thị trấn Ivrea (Ý), được đặt theo tên một vị vua vào thế kỷ thứ IX là King Arduin
và chính thức được đưa ra giới thiệu vào năm 2005 như là một công cụ cho sinh viên học tập của giáo
sư Massimo Banzi, một trong những người phát triển Arduino tại trường Interaction Design Institute
Ivrea (IDII). Tin tức về Arduino lan truyền với tốc độ chóng mặt nhờ vô vàn lời truyền miệng tốt đẹp
của những người dùng đầu tiên. Hiện nay Arduino nổi tiếng trên toàn thế giới đến nỗi có người đã tìm
đến thị trấn Ivrea chỉ để tham quan nơi đã sản sinh ra nền tảng thú vị này.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 12 Số 06


Arduino là một nền tảng mà mọi thiết bị phần
cứng đều được làm sẵn và chuẩn hóa, người
dùng chỉ việc chọn những thứ mình cần, ráp lại
là có thể chạy được. Bạn muốn làm xe điều
khiển từ xa? Arduino cung cấp cho bạn module
điều khiển động cơ có sẵn, mạch điều khiển có
sẵn, mạch thu phát sóng không dây có sẵn,…
Bạn sẽ không cần phải động não thiết kế mạch
điện cho chiếc xe bởi đơn giản là mọi thứ đều có
sẵn. Việc của bạn lúc này chính là lựa chọn thiết
bị phù hợp và lập trình để sản phẩm thiết kế ra
có thể hoạt động như cách bạn mong muốn. Tuy Hình 1: Xe điều khiển từ xa thiết kế sử dụng
nhiên bạn sẽ không phải lập trình từ A đến Z. Arduino
Mỗi phần cứng gắn mác “Arduino” đều đi kèm những đoạn lệnh đã được viết sẵn (gọi là thư
viện) do cộng đồng người dùng Arduino cùng phát triển.
Một hệ thống Arduino có thể cung cấp cho bạn rất nhiều sự tương tác với môi trường xung quanh
với:
Hệ thống cảm biến đa dạng về chủng loại (đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, gia tốc, vận tốc, cường độ
ánh sáng, màu sắc vật thể, lưu lượng nước, phát hiện chuyển động, phát hiện kim loại, khí
độc,…).
Các thiết bị hiển thị (màn hình LCD, đèn LED,…).
Các module chức năng (shield) hỗ trợ kết nối có dây với các thiết bị khác hoặc các kết nối
không dây thông dụng (3G, GPRS, Wifi, Bluetooth, 315/433Mhz, 2.4Ghz,…)
Định vị GPS, nhắn tin SMS,…
… và nhiều thứ thú vị khác đang chờ bạn khám phá.
Chính vì tính tiện lợi và đơn giản cho người sử dụng mà Arduino đã trở thành một hiện tượng
trong làng điện tử thế giới. Những sản phẩm của cộng đồng người dùng Arduino cũng như những
thiết bị hỗ trợ Arduino lớn đến mức không thể thống kê được. Nó phát triển đến mức mà ta có thể gọi
nó là một hệ sinh thái đa dạng như tiêu đề - giống như Windows hay Android.

Hình 2: Một vài thành viên trong đại gia đình Mainboard

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 13 Số 06


2. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua 2 khe sáng của Thomas Young
Chúng ta đều biết, thí nghiệm quang điện của Einstein đã chỉ ra được bản chất hạt của ánh sáng,
còn thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua 2 khe của Thomas Young lại chứng minh được tính sóng của
ánh sáng. Trong dạy học Vật lí, việc sử dụng thí nghiệm của Young là cần thiết để chứng minh tính
chất sóng của ánh sáng thông qua quan sát và nghiên cứu hệ vân giao thoa thu được trên màn.
Thí nghiệm của Young sử dụng 2 khe sáng F1, F2 chia nguồn sáng S thành 2 nguồn sáng mới cùng
pha cùng bước sóng λ(m). Khoảng cách giữa 2 khe sáng a(m), khoảng cách từ 2 khe đến màn là D(m),
thu được kết quả i(m) là khoảng vân của vân giao thoa.

Hình 3: Sơ đồ biểu diễn thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua 2 khe Young

Khi sóng tới gặp nhau cùng pha, chúng tăng cường lẫn nhau tạo ra vân sáng. Lúc đó hiệu quang
trình bằng số nguyên lần bước sóng. Khi sóng tới gặp nhau ngược pha, chúng triệt tiêu lẫn nhau tạo ra
vân tối. Lúc đó hiệu quang trình bằng số bán nguyên lần bước sóng.

Hình 3: Hệ thống vân giao thoa qua 2 khe Young


λ.D
Khoảng vân i là khoảng cách giữa 2 vân sáng (hoặc 2 vân tối) liên tiếp: i = [2]
a

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 14 Số 06


3. Bộ thí nghiệm cùng Arduino:
3.1. Cấu tạo bộ thí nghiệm:
Bộ thí nghiệm bao gồm 2 hệ thống:
- Hệ thống giao thoa:
+ Nguồn sáng: đèn laser đỏ với bước sóng λ vào khoảng 630nm – 670nm.
+ Hệ thống 2 khe sáng với khoảng cách giữa 2 khe a = 0.8mm.
- Hệ thống cơ học:
+ Arduino Uno: Phần cứng của board Arduino là
một vi mạch điều khiển MCU và Arduino Uno là
loại Arduino được sử dụng phổ biến nhất sử dụng
một con chip MCU có tên ATmega328. Để tải
code mong muốn lên board này, bạn chỉ cần tải
xuống và cài đặt phần mềm Arduino IDE thông
qua trang web chính thức của Arduino. Bạn hoàn
toàn có thể sử dụng sự hỗ trợ từ thư viện code của
Hình 4: Hình ảnh board Arduino Uno R3
Arduino.

+ Động cơ bước Stepper Motor: là một loại động


cơ điện đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu
điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp
nhau thành các chuyển động góc quay. Nhờ cơ
chế quay của động cơ giúp cho băng chuyền có
thể chuyển động tịnh tiến theo phương thích hợp.
Động cơ bước hỗ trợ cho cảm biến ánh sáng
BH1750FVI có thể di chuyển đến các vị trí thích
Hình 5: Hình ảnh Stepper Motor hợp để đo cường độ sáng tại điểm đó.

+ Driver A4988 điều khiển động cơ bước đi kèm với bộ nguồn 12V: là một bộ điều khiển DMOS cực
nhỏ với bộ chuyển đổi và bảo vệ dòng có thể dễ dàng điều chỉnh, điều khiển động cơ bước Stepper
Motor dựa vào những dòng code đơn giản. Driver A4988 và đế ra chân nó giúp cho bộ thí nghiệm dễ
lắp ráp và sử dụng hơn.

(a) (b)
Hình 6: Hình ảnh driver A4988 (a) và đế ra chân của nó (b)

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 15 Số 06


+ Cảm biến ánh sáng BH1750FVI để đo cường độ tại các vị trí: là một cảm biến ánh sáng xung quanh
kỹ thuật số sử dụng I2C để giao tiếp. Cảm biến này nhận tín hiệu trong phạm vi rộng với độ phân giải
cao (1 - 65535 lx) mang lại độ chính xác cao. Ngoài ra, cảm biến tiêu thụ điện năng rất thấp nhờ tính
năng tự ngắt. Với cảm biến này, không cần phải sử dụng thêm điện trở vì chúng đã có điện trở kéo lên
bo mạch được kết nối với đầu ra 3,3V của bộ ổn áp trên bo mạch Arduino và cũng giảm được sự phức
tạp khi bố trí thí nghiệm.

Hình 7: Hình ảnh cảm biến ánh sáng 1750FVI

Sơ đồ thiết kế:

Hình 7: Sơ đồ bố trí cơ bản

Hình ảnh bộ thí nghiệm đã hoàn thiện:

Hình 8: Bộ thí nghiệm đã hoàn thiện

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 16 Số 06


3.2. Cơ chế hoạt động:
Hệ thống 2 khe giúp chia nguồn sáng S thành 2 nguồn F1 và F2 chung bước sóng và cùng pha,
hiệu số pha không đổi theo thời gian. Ánh sáng từ 2 nguồn sáng F1, F2 sau khi cùng tới màn kết
hợp với nhau tại các vị trí x thì thu được hệ thống vân giao thoa.
Dùng bộ nguồn 12V cấp nguồn cho Stepper Motor và driver của nó. Stepper Motor quay tròn đầu

gắn từng góc nhỏ φ = 1.8 /32 = π/320 (rad) với đường kính của trục quay là d = 12mm và giúp
băng chuyền chuyển động tịnh o ∆
tiến từng bước x. Gắn cảm biến ánh sáng lên băng chuyền, dựa

vào Stepper Motor, cảm biến sẽ di chuyển trong một khoảng nhỏ x trong khoảng thời gian ngắn
∆ t. Từ đó thu được cường độ sáng I tại các vị trí x tương ứng. Từ đồ thị thu được tính toán ra được
khoảng vân i và vận dụng trong các bài toán khác.

3.3. Kết quả thu được:


Vân giao thoa thu được trên màn:

Hình 9: Hình ảnh minh họa vân giao thoa

Sử dụng bộ thiết bị và thử nghiệm thu được đồ thị Đồ thị cường độ sáng theo lí thuyết:
cường độ sáng theo x như sau :

Hình 11: Cường độ sáng giao thoa có thể thu


Hình 10: Đồ thị cường độ sáng thu được
được tại màn theo lí thuyết
Vân tối vân giao thoa theo lí thuyết phải có cường độ sáng bằng không nhưng vân tối của đồ thị thực
nghiệm đo được là khác 0 vì cảm biến ánh sáng sử dụng đang không tính được trung bình cường độ
sáng chiếu lên nó. Đồ thị thu được so với lí thuyết còn có thêm những sai lệch xảy ra do những yếu tố
khác về ảnh hưởng của môi trường hoặc nhiễu xạ của ánh sáng,… Tuy nhiên, kết quả thu được có thể
thấy rõ được sự lên xuống của đồ thị giải thích cho sự hình thành nên các vân sáng, vân tối xuất hiện
trên màn.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 17 Số 06


Dựa vào đồ thị cường độ ánh sáng thu được, chúng ta có thể tính toán được khoảng vân i của giao thoa.
Khoảng vân i là khoảng cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối liên tục. Nhìn vào đồ thị chúng ta có thể
thấy khoảng vân i có thể tính:


i = n. x = 40. ∆φ.r = 40.∆φ.d/2 = 40.(π/320).6.10 -3 -3
= 2,35.10 (m)
Đèn LED sử dụng có bước sóng vào khoảng 640nm - 760nm; khoảng cách từ khe sáng đến màn trong
khoảng 1,55(m); khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5(mm). Theo lí thuyết, khoảng vân i thu được trên
màn sẽ có độ lớn 1,92 < i < 2,36 (mm). Như vậy, kết quả thực nghiệm đã làm cho ra kết quả sai khác i
là 4% - 18%.
Nếu khoảng vân i tính theo thực nghiệm là chính xác chúng ta có thể tính ngược lại bước sóng chính
xác của đèn laser. -3
i.a 2,35.10 .0,5.10
-3
-9
λ= = = 758.10 (m)
D 1,55
Bộ thí nghiệm gọn, nhẹ, dễ sử dụng, có chi phí Bộ thí nghiệm mang đến một cách tiếp cận mới
sản xuất thấp vì sử dụng những linh kiện điện tử với kiến thức, tạo ra sự tò mò, muốn khám phá,
dễ tìm với giá cả hợp lí. Thông qua tiến hành thí tìm hiểu, học hỏi của học sinh đối với việc học.
nghiệm, hiện tượng giao thoa ánh sáng sẽ được Ngoài ra, cả giáo viên và học sinh đều có thể dễ
quan sát một cách vừa định tính vừa định lượng dàng sáng tạo thêm những bài học trong giao thoa
hơn bằng việc sử dụng Arduino cùng cảm biến ánh sáng như tính bước sóng của các nguồn sáng
ánh sáng BH1750FVI để đo được cường độ ánh khác nhau, tính độ rộng của các khoảng vân,…
sáng. Sử dụng máy tính để xử lí đơn giản số liệu Việc có thể quan sát được hiện tượng vật lí xảy ra
thu được từ cảm biến để phác họa đơn giản đồ thị một cách khách quan, cũng như nhìn thấy cách
qua đó giúp học sinh có những góc nhìn khách các cảm biến, module hoạt động sẽ giúp cho học
quan hơn với hiện tượng giao thoa ánh sáng. Sử sinh có thể phát triển được các năng lực cần đạt
dụng máy tính để xử lí đơn giản số liệu thu được như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
từ cảm biến để phác họa đơn giản đồ thị qua đó và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
có cái nhìn vừa định lượng vừa định tính về giao tạo. Tiếp xúc với Arduino cũng là một bước đơn
thoa ánh sáng. giản, mở đầu để học sinh có thể tiếp cận dễ dàng
hơn với công nghệ thông tin, lập trình,… Từ đó,
có những bước đầu tiếp cận đến khoa học và công
nghệ. Bộ thí nghiệm này mong muốn mang lại
không chỉ học sinh mà còn là giáo viên về những
sự sáng tạo, đổi mới trong cả hoạt động học và
hoạt động dạy.
Nguồn tham khảo: http://arduino.vn/bai-viet/40-ban-co-biet-arduino-la-gi-khong-tim-hieu-them
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Hà
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Tố Khuyên,
Đặng Văn Sơn
Biên tập: Trần Ánh Dương

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 18 Số 06


PT06/01 Nhiều người vẫn phân vân rằng nếu như một CS06/01 “Điện thoại ống bơ” là một món đồ thân
người bị điếc rồi thì sẽ còn bị ảnh hưởng bởi âm thanh thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Nó không chỉ
quá lớn (tiếng ồn) hay không. là một đồ chơi thú vị mà còn nói lên hiện tượng lan
Dưới đây là cấu tạo của tai người. truyền âm trong các môi trường khác nhau. Nam và
An cũng tự tạo cho mình một chiếc “điện thoại ống
bơ” từ một sợi dây chỉ dài l = 15 m, hai ống nhựa hình
trụ rỗng bịt một đầu có kích thước d × h = 10 ×12 cm.
Khoảng thời gian từ khi An bắt đầu nói vào một ống
bơ cho đến lúc Nam nghe thấy là bao nhiêu? Biết âm
thanh truyền trên sợi dây với vận tốc vd = 500 m/s, tốc
độ truyền âm không khí là vkk = 340 m/s.

a) Miêu tả đường đi của âm thanh từ môi trường cho


tới tai trong, miêu tả cơ chế hoạt động của màng nhĩ.
b) Theo em, nếu một người bị điếc bẩm sinh do ảnh
hưởng ở nhánh dây thần kinh thính giác, các bộ phận
còn lại của tai bình thường; khi bị tác động bởi âm
thanh ngưỡng gây điếc (trên 110 dB) thì có ảnh hưởng CS06/02 Động cơ đốt trong là một trong những cơ
gì lên các bộ phận trong ống tai không? cấu Vật lí quan trọng trong cuộc sống của con người.
PT06/02 Giả thuyết Mặt Trăng Chúng được sử dụng hàng ngày với tần suất dày đặc,
có dạng hình cầu đồng chất từ xe máy, ô tô, máy phát điện,... Hiện nay, động cơ
bán kính r = 1,7 x 106 m, khối đốt trong phổ biến nhất là động cơ 4 kì.
lượng M = 7,3 x 1022 kg và gia
tốc rơi tự do ở bề mặt của mặt
trăng là g = 1,6 m/s2.Biết rằng
đối với vật hình cầu có khối
lượng phân bố đều thì lực hấp
dẫn tác dụng lên vật m cách tâm hình cầu một khoảng Hình ảnh minh họa cấu tạo và chu kì hoạt động
r, chỉ được gây ra bởi phần khối lượng bên trong hình của động cơ 4 kì
cầu có bán kính r. Giả sử với mục đích thăm dò địa Bốn kì hoạt động của động cơ bao gồm: quá trình
chất người ta đào một đường hầm thẳng sâu 12 km có nạp, quá trình nén, quá trình cháy dãn nở và quá trình
phương đi qua tâm mặt trăng như hình vẽ. thải. Trong đó, quá trình nạp là quá trình khi pít tông
a) Độ lớn của lực hấp dẫn tác dụng lên vật M tại độ sâu di chuyển từ trên xuống dưới xilanh, tạo ra một
h tính từ bề mặt của Mặt Trăng được biểu diễn bằng khoảng trống giúp cho hỗn hợp xăng không khí được
công thức nào? dẫn vào một cách thuận lợi qua đường ống nạp. Giả
b) Một hòn đá có khối lượng m = 0,10 kg rơi từ miệng sử ta có một chiếc xe Wave mà trong quá trình nạp,
hầm xuống, hãy tính khoảng thời gian hòn đá rơi từ kim phun đã bơm vào xilanh 0,015 ml nhiên liệu.
miệng hầm cho đến khi chạm đáy? a) Với số vòng tua máy của động cơ là 3000 vòng
trong 1 phút, hỏi trong 2 giờ động cơ thực hiện được
bao nhiêu chu kì và phải trả bao nhiêu tiền nhiên liệu,
biết giá xăng hiện tại là 20500 đồng/lít.
b) Nếu coi động cơ thực hiện 2 chu kì sẽ đưa xe đi
được 1 m, em hãy tính lượng xăng xe cần để chạy 15
km.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 19 Số 06


ii) The increase in kinetic energy as he travels down
the slope.
c) i) Use your answers to a to determine the useful
power output of the cyclist.
ii) Suggest one reason why the actual power output
of the cyclist is larger than your value in i.
EN06/01 A hot-air balloon rises vertically. At time t = EN06/03
0, a ball is released from the balloon. The graph shows a) Explain the difference between the terms
the variation of the ball’s velocity v with t (Without electromotive force and potential difference.
friction and drag force). b) The diagram shows a circuit containing batteries
and resistors. You may assume that the batteries have
negligible internal resistance.

The ball hits the ground at t = 4.1 s.


a) Explain how the graph shows that the acceleration
i) Use Kirchhoff ’s first law to find the current
of the ball is constant.
through the 4.00 Ω and the 8.00 Ω resistors.
b) Use the graph to:
ii) Calculate the electromotive force of E1.
i) Determine the time at which the ball reaches its
iii) Calculate the value of E2.
highest point.
iv) Calculate the current through the 12.00 Ω
ii) Show that the ball rises for a further 12 m between
resistor.
release and its highest point.
iii) Determine the distance between the highest point
reached by the ball and the ground.
c) The equation relating v and t is v =15 - 9.81t. Explain
the significance in the equation of:
i) The number 15.
ii) The negative sign.
EN06/02 A cyclist pedals a long slope which is at
5.0° to the horizontal.
acceleration (n) : gia tốc
rest (n) : trạng thái nghỉ
speed (n) : tốc độ
mass (n) : khối lượng
gravitational potential energy (n) : thế năng trọng trường
current (n) : cường độ dòng điện
potential difference (n) : hiệu điện thế
The cyclist starts from rest at the top of the slope and resistor (n) : điện trở
reaches a speed of 12 ms-1 after a time of 67 s, having electromotive force (n) : suất điện động
travelled 40 m down the slope. The total mass of the
cyclist and bicycle is 90 kg.
a) Calculate:
i) The loss in gravitational potential energy as he
travels down the slope.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 20 Số 06


trạng thái cơ bản, ta coi nguyên tử này gồm:
- Một proton tích điện +e được coi là chất điểm đặt tại
gốc tọa độ O.
OL06/01 - Một đám mây tích điện âm có đối xứng cầu bao
1. Một ống mềm dài l nối hai điểm A và B trong không quanh proton.
gian, với hiệu độ cao hai điểm này là h ( xem hình 1). Biết điện thế tại điểm M bất kỳ (OM = r) có dạng:
Bên trong ống, nằm dọc theo chiều dài của nó là một a
V (r ) = e − br
sợi dây thừng, được giữ chặt ở điểm A. hỏi dây thừng r

sẽ bắt đầu chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu ở 1. a) Hãy xác định điện trường Er .
thời điểm đầu tiên sau khi nó được buông ra? Bỏ qua b) Tính điện tích của đám mây tích điện âm nằm trong
ma sát giữa dây thừng và ống. mặt cầu tâm O bán kính r.
2. Trong một ống trơn mảnh (đặt trong trọng trường) 2. a) Tính mật độ điện tích ρ (r ) của đám mây điện
có một dây mềm đồng chất (xem hình 2). Hai đoạn tích âm theo a và b.
AB và BC của đường ống là hai nửa b) Từ điều kiện trung hòa về điện của nguyên tử hãy
vòng tròn bán kính R , còn các điểm tính hằng số a theo e và ε 0 .
A, B và C nằm trên cùng một đường 3. Tính thế tĩnh điện V (r ) (với a và b là các hằng số
thẳng đứng. Biết độ dài của dây là dương) tại điểm M do đám mây tích điện âm gây ra tại
2π R . Hãy tìm tất cả các điểm của điểm M (OM = r).
dây mà tại đó lực căng dây bằng 0 4. Tính theo a và b các đại lượng sau:
tại thời điểm khi đầu dưới của dây a) Năng lượng Whn của hạt nhân trong đám mây điện
ở điểm C. tích âm.
3. Bốn hạt nhỏ A, B, C, D có cùng khối lượng m và b) Năng lượng toàn phần W của nguyên tử Hydro.
đều mang điện tích dương, được nối với nhau bằng
bốn sợi dây mảnh có cùng chiều dài L trong không
khí. Các dây không giãn có khối lượng không đáng kể.
Từng cặp hạt A và C, B và D có điện tích bằng nhau.
Biết điện tích mỗi hạt A,C là q . Khi hệ cân bằng, bốn
điện tích ở bốn đỉnh của hình thoi ABCD có góc ở các
đỉnh A, C là 2α (Hình 3). Bỏ qua tác dụng của lực hấp
dẫn và lực cản của môi trường.
a) Tính điện tích của mỗi hạt B, D.
b) Kéo hai hạt A, C về hai phía ngược nhau theo
phương AC sao cho mỗi hạt lệch khỏi vị trí cân bằng
một đoạn nhỏ rồi buông cho dao động. Tìm chu kì dao
động.
OL06/02 Một hạt điện tích q chuyển động trong từ
trường B = const , lực cản tỉ lệ với tốc độ của hạt. Ban
đầu động lượng của hạt có độ lớn p0 hướng vuông
góc với đường sức từ. Ở thời điểm lần đầu tiên vận tốc

hạt hướng ngược chiều với vận tốc v ban đầu. Vector
vị trí hạt lập góc nhọn ϕ với vector p0 .

a) Quãng đường của hạt từ lúc đi đến khi dừng lại.


b) Khoảng cách từ điểm bắt đầu đến khi dừng lại.
OL06/03 Trong một mô hình của nguyên tử Hydro ở

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 21 Số 06


1 2π
C. ω = . D. ω = .
2π LC LC


TN06/09 Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con
lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết
TN06/01 Đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là ∆l . Chu
tử R và C. Độ lệch pha của điện áp và dòng điện trong kì dao động của con lắc là:
mạch được cho bởi công thức ∆l 1 g
A. 2π . B. .
R −Z g 2π ∆l


A. tan ϕ = . B. tan ϕ = C .
R 2 + Z C2 R

1 ∆l g
2 2 C. . D. 2π .
−R R +Z 2π g ∆l


C. tan ϕ = . D. tan ϕ = .
C

ZC R TN06/10 Khi hiện tượng quang dẫn xảy ra, trong chất

TN06/02 Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối bán dẫn có các hạt tham gia vào quá trình dẫn điện là
lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với A. Electron và lỗ trống mang điện dương .
phương= trình x Acos (ωt + ϕ ) .Mốc thế năng ở vị trí B. Chỉ gồm electron.
cân bằng. Cơ năng của con lắc là C. Electron và các ion dương.
1 1 D. Electron và hạt nhân.
A. mω A2 . B. kA2 .
2 2 TN06/11 Chọn câu đúng: Cho một điện tích điểm Q


1 1 gây ra xung quanh nó một điện trường. Tại một điểm
C. mω x 2 . D. kx 2 . A trong điện trường này người ta đặt một electron.
2 2

TN06/03 Trong hiện tượng quang phát quang, nếu Vectơ lực điện trường tác dụng lên electron và vectơ
ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q tại
huỳnh quang không thể là điểm A sẽ
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng vàng. A. Luôn cùng phương cùng chiều.
C. Ánh sáng chàm. D. Ánh sáng lục. B. Luôn cùng phương ngược chiều.
C. Cùng phương cùng chiều nếu Q > 0 và cùng phương
TN06/04 Hạt nhân 126 C phóng xạ β − . Hạt nhân con
ngược chiều nếu Q < 0.
sinh ra có:
D. Cùng phương cùng chiều nếu Q > 0 và cùng phương
A. 6 proton và 6 notron. B. 6 proton và 7 notron.
ngược chiều nếu Q < 0.
C. 7 proton và 5 notron. D. 7 proton và 6 notron.
TN06/12 Chiếu một chùm sáng trắng, rất hẹp vào lăng
TN06/05 Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, con
kính. So với chùm tia tới thì tia lệch ít nhất là
lắc đơn có chiều dài dây treo l dao động điều hoà với
A. Tia lục. B. Tia vàng .
chu kì T, con lắc đơn có chiều dài dây treo l/2 dao
C. Tia đỏ. D. Tia tím.
động điều hoà với chu kì là
T T TN06/13 Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con
A. T 2 . B. . C. 2T . D. . lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc αo nhỏ. Biết
2 2



khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo
TN06/06 Trong sơ đồ nguyên tắc phát sóng vô tuyến,
là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con
không thể thiếu bộ phận nào sau đây?
lắc là
A. Tách sóng. B. Loa.
1
C. Trộn sóng. D. Khuếch đại âm tần. A. 2mglα 0 2 . B. mglα 0 2 .
2

TN06/07 Sợi quang học đóng vai trò như một ống dẫn
1
sáng được chế tạo dựa trên C. mglα 0 2 . D. mglα 0 2 .
4

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng phản xạ toàn phần. TN06/14 Trong sóng cơ, chu kì sóng là T, bước sóng
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. là λ tốc độ truyền sóng là v. Hệ thức đúng là
v v
D. Sự truyền thẳng ánh sáng. A. λ = . B. T = .
TN06/08 Tần số góc của mạch dao động điện từ LC T λ
λ
lý tưởng là C. T = . D. v = λT .
1 1 v
A. ω = LC . B. ω = . TN06/15 Đặt một hiệu điện thế không đổi U vào hai
π LC

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 22 Số 06
đầu một đoạn mạch tiêu thụ điện năng thì cường độ C. 0,2 A. D. 0,125 A.
dòng điện trong đoạn mạch là I . Trong khoảng thời TN06/24 Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh
gian t , điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là A . Công sáng, biết D = 2 m, a = 1 mm, λ = 0,6 μm. Vân sáng
thức nào sau đây đúng? thứ 3 cách vân tối thứ nhất (nằm về cùng một phía so
UI với vân trung tâm) một khoảng là
A. A = UIt . B. A = .
2 t A. 1,8 mm. B. 3 mm.
Ut
C. A = . D. A = UIt 2 . C. 3,6 mm. D. 4,8 mm.
I
TN06/16 Cho đồng vị hạt nhân 60 TN06/25 Hạt nhân 2 He có khối lượng nghỉ 4,0015 u.
4
27 Co . Gọi e là điện
tích nguyên tố. Điện tích của hạt nhân 60 Biết khối lượng nghỉ notron 1,008665 u, của proton là
27 Co là
A. 60e . B. -60e. 1,00276 u. Năng lượng liên kết riêng của 42 He là
C. 27e . D. -27e. A. 7,075 MeV/nuclon.
TN06/17 Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều B. 4,97 MeV/nuclon.
C. 28,30 MeV/nuclon.
 π
có biểu thức i 3 2 cos 100π t +  A là
= D. 14,150 MeV/nuclon.
 3 TN06/26 Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ
A. 6 A. B. 1,5 A. với chu kỳ T . Nếu tăng khối lượng vật treo gấp 4 lần
C. 3 A. D. 3 A. thì chu kỳ con lắc
TN06/18 Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là đặc trưng A. Tăng lên 4 lần. B. Tăng lên 8 lần.
sinh lý của âm? C. Tăng lên 2 lần. D. Không thay đổi.
A. Năng lượng. B. Cường độ âm. TN06/27 Trong mạch LC lí tưởng đang có dao động
C. Mức cường độ âm. D. Âm sắc. điện từ tự do với điện áp cực đại của tụ điện là U o ,
TN06/19 Trong máy phát điện xoay chiều một pha, cường độ dòng điện cực đại là I o . Tại thời điểm mà
phần cảm là nam châm điện có p cặp cực từ quay với U
điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện là 0 thì cường
tốc độ n (vòng/phút). Tần số dòng điện do máy sinh 2
ra được tính độ dòng điện tức thời trong mạch có độ lớn bằng
n 3 I
A. f = np . B. f = 60 . A. I 0 . B. 0 .
p 2 2
np
C. f = . D. f = 60np . I0
60 C. . D. I 0 .
TN06/20 Máy biến áp lí tưởng có 2
 π 
U N U N TN06/28 Đặt = điện áp u U 0 cos 100π t +  V vào
A. 1 = 1 . B. 1 = 2 .  10 
U 2 N2 U 2 N1 0, 7
hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = H.
U1 U1 Cảm kháng của cuộn dây bằng π
C. = N1 + N 2 . D. = N1 − N 2 .
U2 U2 A. 50 Ω . B. 70 Ω .
TN06/21 Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng C. 25 Ω . D. 100 Ω .
cách giữa một nút và một bụng liên tiếp nhau bằng TN06/29 Trong nguyên tử Hydro, bán kính Bohr là
A. Hai lần bước sóng. r0 = 5,3.10−11 m. Bán kính quỹ đạo dừng của trạng
B. Một bước sóng. thái kích thích thứ 3 là
C. Một nửa bước sóng. A. 132,5.10-11 m. B. 21,2.10-11 m.
D. Một phần tư bước sóng. C. 84,8.10-11 m. D. 47,7.10-11 m.
TN06/22 Trong mô hình nguyên tử Hydro của Bohr, TN06/30 Một sợi dây dài 1,2 m, hai đầu cố định. Khi
với r0 là bán kính Bohr thì bán kính quỹ đạo dừng của tạo sóng dừng trên dây, ta đếm được có tất cả 5 nút
electron tương ứng với trạng thái của M là trên dây (kể cả 2 đầu). Bước sóng của dao động là
A. 12 r0 . B. 9 r0 . A. 30 cm. B. 24 cm.
C. 16 r0 . D. 3 r0 . C. 60 cm. D. 80 cm.
TN06/23 Một cuộn cảm có độ tự cảm 0, 6 H . Khi TN06/31 Cho các linh kiện điện tử với số lượng như
cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm đều từ I sau
xuống 0 trong khoảng thời gian 0, 02 s thì suất điện C1= 2 µF 5 cái
Tụ điện : 
động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là
C2= 3 µF 5 cái
12 V . Giá trị của I là L
 1 = 2 µH 4 cái
A. 0,8 A. B. 0,4 A. Cuộn cảm : 
 L2= 3 µH 4 cái

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 23 Số 06


Nếu dùng số linh kiện trên để mắc thành mạch thu −13, 6 eV
công thức En = (Với n = 1, 2, 3,...). Một
sóng điện từ, thì bước sóng ngắn nhất mà mạch có thể n2
thu được là bao nhiêu? nguyên tử Hydro hấp thụ hoàn toàn một photon mang
A. 609 m. B. 509 m. năng lượng ε = 2 ,856 eV để lên mức năng lượng cao
C. 3795 m. D. 3975 m. hơn. Năng lượng tối thiểu cần thiết để ion hóa nguyên
TN06/32 Một con lắc lò xo có khối lượng m = 0, 2 kg tử Hydro nói trên là?
lò xo có độ cứng k = 50 N/m được mắc theo phương A. ε = 2 ,856 eV . B. ε = 0 ,544 eV .
nằm ngang. Kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một
C. ε = 10 , 744 eV . D. ε = 13, 056 eV .
đoạn d = 10 cm , rồi thả nhẹ. Chọn gốc thời gian là
lúc thả vật. Viết phương trình động lượng của vật theo TN06/37 Cho phương trình phóng xạ
210 206
thời gian (đơn vị kg.m/s). Cho π2 ≈ 10 . 84 Po → 82 Pb + α
A. p= 0,1π.sin(5πt + π) . Một mẫu quặng 210 Po ban đầu chứa 80% tạp chất bền,
B. p = 0,1π.sin(5πt ) . biết rằng chu kì bán rã của 210 Po là 318 ngày đêm. Hỏi
C. p = 0,1π.cos(5πt ) . sau 159 ngày, tỉ lệ khối lượng 210 Po trong mẫu quặng
D. p= 0,1π.cos(5πt + π) . nói trên là bao nhiêu?
TN06/33 Trong thí nghiệm khe Young, nếu sử dụng A. 14,02%. B. 15,16%.
ánh sáng đơn sắc λ = 0,6 μm, 2 khe hẹp cách nhau C. 15,02%. D. 14,16%.
a = 1 mm, màn đặt cách 2 khe D = 2 m. Trên màn
quan sát, chọn trục tọa độ Ox với gốc O trùng vân
trung tâm, có phương vuông góc với các vân sáng.
Một chất điểm M dao động trên màn với phương trình
π 1
=xM 5cos (2πt + ) mm. Trong giây đầu tiên, điểm
3 3
M đi qua vị trí vân sáng bao nhiêu lần?
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
TN06/34 Mắc vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một
hiệu điện thế xoay chiều u = 20 2cos (100π t ) V. Với
= 10 Ω , cuộn cảm có độ tự cảm L có thể thay đổi
R
giá trị từ 20π mH đến 50π mH, tụ điện có điện dung
10−4 10−4
C có thể thay đổi giá trị từ F đến F. Công
2π π
suất tiêu thụ cực đại của điện trở R có giá trị xấp xỉ
bằng bao nhiêu?
A. 1.7 W. B. 1.5 W.
C. 1.6 W. D. 1.8 W.
TN06/35 Trên mặt nước, tại 2 điểm A, B cách nhau 50
cm có đặt 2 nguồn sóng dao động với phương trình:
 π
u=A u=B 2 cos  ωt +  mm. M là một điểm trên mặt
 2
nước với MA = 30 cm, MB = 40 cm. Thay đổi tần số
dao động của 2 nguồn từ 20 Hz – 85 Hz. Trong quá
trình thay đổi trên, điểm M có biên độ dao động A = 2
mm bao nhiêu lần? Biết vận tốc truyền sóng trên mặt
nước: v = 100 cm/s.
A. 3. B. 4.
C. 12. D. 13.
TN06/36 Theo mẫu nguyên tử Bohr, năng lượng của
electron trong nguyên tử Hydro được xác định bằng

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 24 Số 06


Câu 1 2 3 4 5 KHÔNG NGHIÊNG NGƯỜI ĐỐ BẠN ĐỨNG DẬY
KHỎI GHẾ
Đáp án B B C C D ??? Bạn đang ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa người
Câu 6 7 8 9 10 phía trên không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân
không di động về phía đáy ghế, liệu bạn có thể đứng
Đáp án D B B A A dậy được không? Có thể bạn sẽ nói: quá dễ. Nào, mời
Câu 11 12 13 14 15 bạn thử một cái xem sao
Thế nào? Không đứng dậy được phải không? Dù cho
Đáp án B C B C A bạn dùng hết sức mình cũng uổng công thôi. Vì sao
Câu 16 17 18 19 20 vậy?
Đáp án kì trước:
Đáp án C D D C A Với cấu tạo gồm gioăng cao su và khóa,
nắp của nồi áp suất được đậy chặt
Câu 21 22 23 24 25
hơn. Hơi nước bốc lên khi đun sôi sẽ
Đáp án D B B B B làm tăng áp suất trong nồi, từ đó làm
tăng nhiệt độ sôi của nước, đưa thực
Câu 26 27 28 29 30
phẩm bên trong lên một nhiệt độ cao
Đáp án D A B D C hơn 100oC và từ đó tiết kiệm thời
gian đun nấu. Tuy nhiên, nếu áp suất
Câu 31 32 33 34 35
tăng lên quá cao, vượt quá giới hạn
Đáp án B C B B D bền của vật liệu thì có thể sẽ gây nổ,
nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, nồi áp suất còn
Câu 36 37 38 39 40
được trang bị 1 van xả áp, giúp giữ áp suất bên trong
Đáp án B D luôn ở mức an toàn. Xét một van xả áp đơn giản (như
trong nồi cơm điện chẳng hạn), nó được cấu tạo gồm
1 lỗ thoát hơi hình trụ và 1 viên bi nhỏ có bán kính lớn
hơn bán kính lỗ thoát hơi. Ở trạng thái bình thường,
trọng lực của viên bi sẽ giúp đậy chặt lỗ thoát khí, làm
tăng áp suất bên trong nồi. Khi áp suất đạt đến ngưỡng
đủ cao, sẽ tác dụng lên viên bi một lực đẩy lớn hơn
trọng lực của viên bi. Khi đó, viên bi sẽ được nâng
lên, hơi nước sẽ theo khe hở của lỗ thoát khí và đi ra
ngoài. Từ đó, áp suất luôn được giữ ở mức an toàn.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 25 Số 06


We are
HIRING
JOIN NOW!

Chúng tôi đang tìm


kiếm những "tay viết"
các bài cho Tập san
Dạy học Vật Lí

Hãy gửi bài viết của bạn vào


email của chúng tôi
WiPsince2020@gmail.com

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 26 Số 06


Tập san
DẠY HỌC VẬT LÍ
Chịu trách nhiệm phát hành:
Câu lạc bộ Vật Lí và NCKH - What is Physics?

Cố vấn:
PGS.TS Đỗ Danh Bích
PGS.TS Phạm Văn Hải
TS. Tưởng Duy Hải
TS. Nguyễn Thị Tố Khuyên
TS. Cấn Thị Thu Thủy
Thầy Trần Kỳ Vĩ
Thầy Nguyễn Đức Đạt

Biên tập:
Phạm Phương An
Chu Gia Bảo
Trần Ánh Dương
Trần Thị Hương Giang
Hà Thu Trang
Lê Trung Toàn
Hồ Thị Phương Thảo
Nguyễn Phương Thảo
Lương Trịnh Nam Anh
Phạm Thị Mai Phương
Nguyễn Thị Phượng
Lưu Thị Yến Nhi

Thiết kế:
Nguyễn Thị Việt Hà
Nguyễn Hồng Ngân
Trần Đức Tài
Bùi Thị Kim Ngân
Hồ Thị Trang
TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 27 Số 06
Thanks for reading!
Sau một thời gian ra mắt và phát triển, đến nay
đội ngũ của Tập san Dạy học Vật lí đã cho ra
mắt được tập san số 06. Chúng mình rất hy vọng
sẽ nhận được đóng góp của quý độc giả để Tập
san được phát triển hơn nữa.

TẬP SAN DẠY HỌC VẬT LÍ 28 Số 06

You might also like