You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BỘ MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích cơ cấu nợ của các doanh nghiệp ngành


thép tại Việt Nam

Thành viên nhóm: Nguyễn Minh Tuấn

Lưu Quang Đức

Dương Khánh Huyền

Trần Thu Huyền

Đặng Thị Bích Hường

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

Hà Nội, 2023
I. Giới thiệu
1. Giới thiệu tổng quan ngành thép:
- Ngành thép là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất trên thế
giới, đóng góp lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Thép được sử dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực như xây dựng, ô tô, hàng hải, máy móc, đóng tàu, đường sắt và
nhiều lĩnh vực khác.
- Ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, được xây dựng từ những năm 60
của thế kỷ 20, với sự ra đời mẻ gang đầu tiên vào năm 1963, nhưng phải đến
năm 1975 mới có mẻ thép đầu tiên ra đời tại công ty gang thép Thái Nguyên.
Trong giai đoạn từ 1975 đến 1990, ngành thép Việt Nam phát triển rất chậm,
phần lớn sử dụng nguồn thép của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, sản lượng
trong giai đoạn này duy trì ở mức 40.000 – 80.000 tấn/năm.
- Ngành thép hiện nay có trên 60 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng
và 4 doanh nghiệp sản xuất thép tấm. Trong đó số các doanh nghiệp sản xuất
thép xây dựng có 3 doanh nghiệp có công suất lớn trên thị trường hiện nay là
Công ty thép Miền Nam với công suất 910.000 tấn/năm, tập đoàn thép Việt –
Pomina với công suất 600.000 tấn/năm, công ty Gang thép Thái Nguyên với
công suất 550.000 tấn/năm. Có khoảng 20 doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có
công suất từ 120.000 – 300.000 tấn/năm. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà máy
với quy mô công suất nhỏ dưới 120.000 tấn/năm, trong đó vẫn tồn tại nhiều nhà
máy nhỏ với công suất 10.000 – 50.000 tấn/năm.

- Trên thị trường niêm yết hiện nay mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất thép
xây dựng là Hòa Phát (HPG) và Việt Ý (VIS), 1 doanh nghiệp sản xuất ống thép là ống
thép Hữu Liên Á Châu (HLA) và 4 doanh nghiệp kinh doanh thương mại thép. Ngoại
trừ Tập đoàn thép Hòa Phát có quy mô vốn lớn, còn lại các công ty khác vốn đều nhỏ.
Năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp niêm yết trong ngành hoạt động
khá tốt do tác động thuận lợi của giá đầu vào và mức tiêu thụ. Tuy nhiên từ giữa tháng
8 trở lại đây giá nguyên liệu đầu vào giảm, tiêu thụ giảm, nhiều doanh nghiệp trong
ngành dự trữ nhiều hàng tồn kho bị đẩy vào tình thế khó khăn, có doanh nghiệp đã
phải dừng sản xuất, bán sản phẩm dưới giá thành. Cuối năm 2008 kết quả kinh doanh
các doanh nghiệp trong ngành sẽ không tốt như 3 quý đầu năm. Nhiều chuyên gia
trong ngành cũng như các chủ doanh nghiệp đều cho rằng khả năng trong thời gian tới
sẽ có một số doanh nghiệp tuyên bố phá sản do thua lỗ nặng trong đợt biến động thời
gian này.
2. Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Hoa Sen và Công ty
Pomina
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Hòa Phát
Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng
8/1992. Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép
xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính
thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
HPG. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận
toàn Tập đoàn. Các sản phẩm chính trong chuỗi sản xuất thép của Hòa Phát bao gồm
thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép dự ứng lực, thép rút dây, ống thép và
tôn mạ màu các loại. Với công suất lên đến trên 8 triệu tấn thép các loại, Tập đoàn Hòa
Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị
phần lần lượt là 32.5% và 31.7%. Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là
Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt
Nam; Top 10 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt
Nam…
2.2 Giới thiệu về CTCP Tập đoàn Hoa Sen
- Công ty Hoa Sen được thành lập ngày 08/08/2001 với số vốn điều lệ ban đầu
là 30 tỷ đồng. Sau khoảng thời gian dài xây dựng, phát triển, doanh nghiệp đã có
những bước vươn lên vững chắc để trở thành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tôn – thép số 1 tại thị trường Việt Nam.
- Hiện nay, công ty đã nâng số vốn điều lệ lên 4.446.252.130.000 đồng. Tiến
hành IPO trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là HSG từ ngày 08/11/2008.
Doanh nghiệp hiện đang chiếm 33,1% thị phần tôn và 20,3% thị phần ống thép theo
thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam.
- Sản phẩm của tập đoàn Hoa Sen thường xuyên đạt chất lượng thuộc tiêu
chuẩn quốc tế. Cùng với giá cả phải chăng, dịch vụ khách hàng hợp lý đã giúp cho tập
đoàn luôn nhận được sự tin tưởng tới từ người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện tại,
Hoa Sen Group đang có:
+ 11 nhà máy lớn
+ 300 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên khắp cả nước
+ Sản phẩm được tin dùng tại trên 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu
2.3 Giới thiệu về CTCP Thép Pomina
Được thành lập năm 1999, Pomina là một chuỗi ba nhà máy luyện phôi và cán
thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu
tấn phôi. Hiện nay, Pomina là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất,
hiện đại nhất Việt Nam với tổng công suất luyện phôi thép 1,5 triệu lần và công suất
cán thép xây dựng 1,6 triệu lần và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại
khu vực phía Nam. Về mặt chất lượng Pomina không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty là những nhà máy sản xuất thép trong nước,
tuy nhiên một nửa số đó bị phụ thuộc vào nguồn phôi thép nhập khẩu.
II. Phân tích cơ cấu nợ
1. Tập đoàn Hòa Phát

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2021 31/12/2022 Chênh lệch Chênh lệch


2020-2021 2021-2022

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng TSBQ 12,53%


116,643,732 154,873,928 174,285,972 38,230,196 32,78% 19,412,044

LNST
13,506,164 34,520,955 8,444,429 21,014,791 155,59% -26,076,526 -75,54%

VCSHBQ
53,503,211 75,000,206 93,446,783 21,496,995 40,18% 18,446,577 24,60%

Nợ phải trả
72,291,648 87,455,797 74,222,582 15,164,149 20,98% -13,233,215 -15,13%

Nợ ngắn hạn
51,975,217 73,459,316 62,385,393 21,484,099 41,34% - 11,073,923 -15,07%

Nợ dài hạn -31,11%


20,316,431 13,996,481 11,837,189 - 6,319,950 - 2,159,292 -15,43%
ROE 0,25 0,46 0,09 0,21 82,36% -0,37 -80,37%

ROI 0,15 0,26 0,07 0,11 69,88% -0,18 -70,80%

Tỉ trọng 0,55 0,49 0,44 -0,06 -10,74% -0,05 -11,19%


NPT/TTS

Hệ số nợ 0,55 0,49 0,44 -0,06 -10,74% -0,05 -11,19%

Hệ số nợ ngắn 0,40 0,41 0,37 0,02 4,28% -0,05 -11,14%


hạn

Hệ số nợ dài 0,15 0,08 0,07 -0,08 -49,17% -0,01 -11,50%


● Về các chỉ số nợ
- Trong năm 2020, hệ số nợ của Hòa Phát là 0,55 nằm trong khoảng trung bình
so với toàn ngành thép (0.54-0.57) nhưng sang đến năm tiếp theo giảm còn 0,49 năm
2021 dù trong năm này nợ phải trả của công ty đã tăng xấp xỉ 21% so với năm trước,
còn trong năm 2022, hệ số nợ tiếp tục giảm còn 0,44. Đây là một ngưỡng tương đối an
toàn so với trung bình của ngành thép.
- Đối với hệ số nợ ngắn hạn có sự tăng nhẹ từ 0,4 năm 2020 lên 0,41 năm 2021
là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (41,34%) vượt quá so với tốc độ tăng của tổng tài
sản (32,78%). Tuy nhiên, năm 2022 hệ số này đã giảm còn 0,37.
- Còn với hệ số nợ dài hạn nhìn chung qua các năm đều có xu hướng giảm, cụ
thể giảm mạnh lên tới 49.17% từ giai đoạn 2020-2021 và tiếp tục giảm trong 1 năm
sau đó xuống còn 0,07.
- Nhìn chung trong giai đoạn 2020-2022 các chỉ số nợ của Hòa Phát đều có xu
hướng giảm dần, chỉ riêng hệ số nợ ngắn hạn tăng nhẹ trong khoảng 2020-2021. Điều
đó chứng tỏ Hòa Phát có thể đang trong giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp muốn giảm
sự phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính nhằm giảm mức độ rủi ro tài chính do sự biến động
của thị trường, tránh làm gia tăng áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn, hạn chế
nguy cơ mất khả năng thanh toán và phá sản, tăng tính tự chủ của bản thân doanh
nghiệp.
● Về sức sinh lời
Chỉ tiêu ROE có sự thay đổi mạnh trong giai đoạn 2020-2021 từ 0,25 năm 2020
lên 0,46 năm 2021. Nhưng trong năm 2022, chỉ tiêu này lại chứng kiến sự sụt giảm
nhanh chóng, cụ thể giảm khoảng 80,4% so với năm trước đó về còn 0.09. Tương tự
đối với chỉ tiêu ROI, tăng từ 0,15 năm 2020 lên 0,26 năm 2021 nhưng lại giảm sâu lên
tới gần 71% chỉ còn 0,07 vào năm 2022.
=> Nhận xét:
- Nguyên nhân cho điều này là do dịch bệnh Covid-19 cũng như chiến sự Nga –
Ukraine khởi nguồn cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cạnh đó việc FED liên tục sử dụng
chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kìm hãm lạm phát gây ảnh hưởng rất lớn do nguyên
liệu chủ yếu được nhập khẩu. Nhưng Hòa Phát nhìn chung có tổng tài sản lớn, đang
trong quá trình đầu tư tài sản mạnh. Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung
Quất với tổng đầu tư 52.000 tỷ đồng bước vào giai đoạn hình thành và hoàn thiện đã
làm cho giá trị tài sản, đặc biệt là tài sản dài hạn tăng đáng kể. Điều này sẽ là cơ hội
cho doanh nghiệp có thể tận dụng biến khủng hoảng thành cơ hội và tiếp tục xây dựng
vị thế trong ngành thép.
- Qua đó thấy được sự tác động của qua lại giữa hệ số nợ và khả năng sinh lời
của Hòa Phát. Khi hệ số nợ giảm, doanh nghiệp sử dụng ít vốn vay hơn giúp giảm bớt
các rủi ro tài chính nhưng song với đó lại giảm cả về sức sinh lời.
2. CTCP Thép Hoa Sen:

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2021 31/12/2022 Chênh lệch 2020-2021 Chênh lệch
2021-2022

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng TSBQ 17,037,966 20,141,548 19,447,999 3,103,582 18,22% -693,550 -3,44%

LNST 1,543,925 4,379,801 -1,067,237 2,835,876 183,68% -5,447,038 -124,37%

VCSHBQ 53,503,211 75,000,206 93,446,783 21,496,995 40,18% 18,446,577 24,60%

Nợ phải trả 10,266,257 11,643,197 5,793,274 1,376,940 13,41% -5,849,923 -50,24%

Nợ ngắn hạn 8,273,278 10,617,051 5,777,146 2,343,773 28,83% -4,839,905 -45,59%

Nợ dài hạn 1,992,979 1,026,146 16,128 -966,833 -48,51% -1,010,018 -98,43%

ROI 0,14 0,26 -0,04 0,13 91,91% -0,31 -115,66%

ROE 0,03 0,06 -0,01 0,03 102,37% -0,07 -119,56%

Tỉ trọng 0,59 0,51 0,36 -0,08 -14,19% -0,14 -28,52%


NPT/TTS

Hệ số nợ 0,59 0,51 0,36 -0,08 -14,19% -0,14 -28,52%


Hệ số nợ ngắn 0,48 0,46 0,36 -0,02 -2,90% -0,10 -21,83%
hạn

Hệ số nợ dài 0,11 0,04 0,00 -0,07 -61,04% -0,04 -97,74%


hạn
● Về các chỉ số nợ:
- Hệ số nợ: Hệ số nợ của tập đoàn thép Hoa Sen giảm dần qua các năm, năm
2021 giảm 0,08 (tương đương 14,19%), năm 2022 lại giảm tiếp 0,14 ( tương đương
28,52%). Nhìn chung, hệ số nợ của tập đoàn thép Hoa Sen vẫn đang có xu hướng
giảm, cho thấy Nợ phải trả chiếm tỉ trọng ngày càng nhỏ trong Tổng nguồn vốn của
công ty. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang giảm thiểu sự phụ thuộc vào
các khoản nợ và tăng tính thanh khoản của các tài sản. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp
gỉảm bớt rủi ro nợ phải trả và tăng tính ổn định tài chính.
- Hệ số nợ ngắn hạn trên Tổng tài sản: Hệ số nợ ngắn hạn trên Tổng tài sản có
sự giảm nhẹ từ 0,48 xuống còn 0,46; giảm 0,02 ( tương đương 2,90%). Sang năm
2022, hệ số nợ ngắn hạn giảm tiếp 0,10 ( tương đương với 21,83%)
- Hệ số nợ dài hạn trên Tổng tài sản: Nhìn chung hệ số nợ dài hạn có sự giảm
đáng kể từ 0,11 xuống còn 0,04 ( tương đương 61,04%) vào giai đoạn năm 2020-2021,
và tiếp tục giảm vào năm 2022.Khi hệ số nợ dài hạn giảm, doanh nghiệp sẽ có sức
mạnh tài chính mạnh mẽ hơn để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công ty, bao gồm
cả việc đầu tư vào dự án mới hoặc thực hiện các chiến lược mở rộng. Khi hệ số nợ dài
hạn giảm, doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh toán nợ dài ít hơn, giảm thiểu rủi ro tài
chính khi không thể trả nợ.
=> Nhìn chung, các hệ số nợ của tập đoàn Hoa Sen đều có xu hướng giảm,
trong đó nợ ngắn hạn chiếm đa số. Khi hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản giảm,
doanh nghiệp sẽ giảm áp lực phải trả nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn, giúp
doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý dòng tiền và tránh rủi ro tài chính.

● Về sức sinh lời


- ROE: Chỉ tiêu ROE có sự thay đổi mạnh trong giai đoạn 2020-2022. ROE
tăng từ 0,03 vào năm 2020 và tăng lên 0,06 vào năm 2021 ( tương đương 102,37%) và
giảm mạnh còn -0,01 vào 2022.Điều này cho thấy rằng tập đoàn đã có một kết quả tốt
trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản. Tuy nhiên, giảm ROE trong năm 2022 cũng
cho thấy sự thay đổi về hoạt động kinh doanh của tập đoàn hoặc tập đoàn gặp phải
nhiều khó khăn trong việc sinh lợi từ vốn chủ sở hữu và có thể do kết quả kinh doanh
không tốt hoặc chi phí tài chính cao.
- ROI: Tương tự với chỉ tiêu ROI, cũng có sự thay đổi mạnh trong giai đoạn
2020-2022, tăng từ 0,14 vào năm 2020 lên 0,26 vào năm 2021 ( tương đương với
91,91%) và lại giảm mạnh xuống còn -0,04 vào năm 2022 ( tương đương với
-115,66%).Chỉ tiêu ROI cho thấy công ty đạt được mức lợi nhuận trên đầu tư tốt trong
năm 2021 nhưng đã gặp khó khăn trong năm 2022.
=> Nhìn chung, ROI và ROE của tập đoàn đều tăng từ năm 2020 đến năm
2021 một cách đáng kể, điều này cho thấy đã có một sự cải thiện về hiệu quả hoạt
động kinh doanh và sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên vào năm 2022, ROI và ROE đều
giảm mạnh so với năm 2021. Điều này cho thấy công ty đang gặp phải nhiều khó khăn
trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến giảm lợi nhuận và hiệu suất sử dụng vốn.
=> Nhận xét: Các chỉ tiêu ROI, ROE có thể ảnh hưởng đến hệ số nợ của tập
đoàn. Nếu tập đoàn đang tăng cường hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng cường
khả năng sinh lời thì sẽ có nhiều tiền để trả nợ và giảm hệ số nợ của công ty. Ngược
lại, nếu công ty gặp khó khăn trong việc đạt lợi nhuận trên đầu tư hoặc sinh lời từ vốn
chủ sở hữu thì sẽ khó khăn hơn trong việc trả nợ và hệ số nợ của công ty có thể tăng
lên. Khi ROI và ROE tăng và hệ số nợ giảm, đây là dấu hiệu của một doanh nghiệp
tăng trưởng có hiệu quả. Tăng trưởng hiệu quả được định nghĩa là khi doanh nghiệp có
khả năng tạo ra lợi nhuận tốt và đồng thời giảm được mức độ nợ, giúp cải thiện tính
thanh khoản và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.Việc ROI và ROE giảm có thể
cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sinh lời và cải thiện hiệu quả
hoạt động. Tuy nhiên, khi hệ số nợ giảm cùng với việc ROI và ROE giảm, điều này có
thể cho thấy công ty đang có chính sách tài chính hợp lý hơn, đang sử dụng các nguồn
vốn hiệu quả hơn, và không phụ thuộc quá nhiều vào việc vay nợ. Điều này có thể cải
thiện đáng kể khả năng chịu đựng của công ty trong những thời kỳ khó khăn và giúp
tăng giá trị cổ phiếu trong tương lai. Tóm lại, tình huống này cho thấy công ty đang
tiến hóa và phát triển theo hướng bền vững hơn.
3. CTCP Thép Pomina
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2021 31/12/2022 Chênh lệch 2020-2021 Chênh lệch
2021-2022

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng TSBQ 11,486,617 13,079,929 13,007,020 1,593,312 13,87% -72,909 -0,56%

LNST 15,845 182,529 -1,199,602 166,684 1051,97% -1,382,131 -757,21%

VCSHBQ 3,502,420 3,601,657 3,105,808 99,237 2,83% -495,849 -13,77%


Nợ phải trả 7,664,087 11,292,458 8,509,966 3,628,371 47,34% -2,782,492 -24,64%

Nợ ngắn hạn 6,059,788 9,501,978 7,721,676 3,442,190 56,80% -1,780,302 -18,74%

Nợ dài hạn 1,604,299 1,790,480 788,290 186,181 11,61% 5,997,810 –55,97%

ROI 0,04 0,05 -0,06 0,01 24,05% -0,11 -223,82%

ROE 0,005 0,05 -0,39 0,045 1020,23% -0,44 -862,14%

Tỉ trọng 0,69 0,75 0,77 0,07 9,87% 0,02 2,40%


NPT/TTS

Hệ số nợ 0,69 0,75 0,77 0,07 9,87% 0,02 2,40%

Hệ số nợ ngắn 0,54 0,63 0,70 0,09 16,93% 0,07 10,42%


hạn

Hệ số nợ dài 0,14 0,12 0,07 -0,02 -16,78% -0,05 -40,18%


hạn
● Về các chỉ số nợ
- Hệ số nợ: Hệ số nợ của công ty thép Pomina tăng đều qua các năm trong giai
đoạn 2020 - 2022, năm 2021 tăng thêm 0.07 lần (tương đương 9,87%), năm 2022 tăng
thêm 0.02 lần (tương đương 2,40%). Như vậy, công ty thép Pomina đang duy trì hệ số
nợ khá cao với hơn ⅔ tổng tài sản được tài trợ bởi nợ. Đây là ngưỡng nguy hiểm có
thể dẫn tới mất khả năng thanh toán và cho thấy sức khoẻ tài chính của Pomina trong 3
năm vừa qua là không tốt.
- Nợ ngắn hạn: Tương tự hệ số nợ, hệ số nợ ngắn hạn của Pomina cũng tiếp
diễn xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 - 2022, cụ thể như sau: 2021 tăng 0.09 lần
tương đương 16,93%, 2022 tăng 0.07 lần tương đương 10,42 lần. Có thể thấy nguyên
nhân chính làm hệ số nợ của Pomina tăng cao chủ yếu đến từ việc vay ngắn hạn nhiều
hơn qua từng năm. Điều này có thể lý giải một phần bởi điều kiện kinh tế - xã hội đặc
thù do bối cảnh dịch bệnh vào giai đoạn này gây khó khăn cho các hoạt động của
Pomina, vì vậy công ty đã chọn vay ngắn hạn để giải quyết.
- Nợ dài hạn: Hệ số nợ dài hạn của Pomina có xu hướng giảm dần qua các năm.
Năm 2021 giảm 0.02 lần tương đường 16,78%, 2022 giảm 0.05 lần tương đương
40,18%. Mặc dù tăng vay nợ ngắn hạn nhưng nợ dài hạn của Pomina có xu hướng
chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, đây là một điểm cộng giúp
đối với sức khỏe tài chính của Pomina.
Nhìn chung, tổng nợ của Pomina có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2020 -
2022, trong đó chủ yếu do tăng nợ ngắn hạn.
Về sức sinh lời
- ROI: Dao động qua từng năm. Năm 2021 tăng 0.01 tương đương 24.05% còn
năm 2022 giảm mạnh 0,11 tương đương 223,82%.
- ROE: Tương tự với ROI, ROE tăng mạnh ở năm 2021 với 0.045 tương đương
với 1020,23% sau đó giảm mạnh ở năm 2022 với 0.44 tương đương 862,14%.

=> Nhận xét


Như vậy, việc Pomina gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính ngắn hạn là chưa hiệu
quả. Mặc dù đã đẩy hệ số nợ lên tới gần 0.8 (ngưỡng nguy hiểm) nhưng bù lại thì ROI
và ROE cho tới cuối của giai đoạn khảo sát lại giảm rất mạnh.
-> Số nợ đi vay không giúp sinh lời
III. Kết luận và giải pháp
1. Nhận xét chung
- Các doanh nghiệp thép nhìn chung đều đang tích cực mở rộng quy mô, cùng
với sự gia tăng đầu tư vào tài sản cố định. Quy mô của các DN ngành thép niêm yết
nhìn chung có xu hướng mở rộng với tốc độ tăng trung bình tương đối nhanh.
- Trong những năm gần đây, mặc dù thị trường thép có nhiều biến động, cung
vượt quá cầu, xu hướng bảo hộ gia tăng, nhưng các DN vẫn đang nỗ lực cải thiện thị
trường đầu ra. Ngoài ra các doanh nghiệp thép của Việt Nam thường phụ thuộc vào
việc nhập khẩu nguyên liệu nên khi thị trường gặp biến động sẽ ảnh hưởng rất nặng nề
cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cũng luôn cần tích cực nghiên cứu nhằm
cải thiện cơ cấu nợ cũng như nhằm duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và xây
dựng các biện pháp, kế hoạch nhằm ứng phó đối với các biến động, rủi ro.
2. Giải pháp
a) Tăng cường quản trị và sử dụng tài sản hiệu quả
- Tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công
nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Tăng cường quản trị, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động
- Tái cấu trúc bộ máy quản trị doanh nghiệp
- Tăng cường sử dụng công cụ phân tích tài chính
b) Tái cấu trúc nguồn vốn, đảm bảo sự an toàn và ổn định nguồn tài trợ của doanh
nghiệp
- Chú trọng xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu.
- Đa dạng hình thức huy động vốn, chủ động xây dựng kế hoạch vốn kinh doanh
cho các DN thép niêm yết ở Việt Nam.
- Gia tăng vốn chủ sở hữu và năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp.
- Tái cấu trúc nợ đảm bảo sự an toàn và ổn định về nguồn tài trợ của các DN thép
niêm yết ở Việt Nam
c) Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh một cách khoa học
- Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp thép niêm yết khác
- Chiến lược sản xuất ứng phó với biến động giá nguyên vật liệu
d) Một số kiến nghị với Nhà nước
- Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật.
- Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý, tạo
điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh cho các DN.
- Lành mạnh hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển ngành thép một cách đồng
bộ, bền vững
- Xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ

You might also like