You are on page 1of 237

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HUỲNH THỊ ANH VÂN

CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945):


SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HUẾ - NĂM 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HUỲNH THỊ ANH VÂN

CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945):


SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam


Mã số: 62.22.03.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. ĐỖ BANG
2. TS. PHAN THANH HẢI

HUẾ - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Huế, ngày tháng năm 2016


Tác giả

Huỳnh Thị Anh Vân


Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học Huế và tập thể lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS. Đỗ Bang, người đã
giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án, cho tôi nhiều lời
khuyên và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn tất chương trình theo đúng yêu cầu
đặt ra.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cũng là cán bộ đồng hướng dẫn với tinh
thần trách nhiệm, giúp tôi nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận án.
Xin tỏ lời tri ân đến GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Minh
Tường, PGS. TS. Vũ Văn Quân, PGS.TS. Trần Thị Mai, PGS.TS. Nguyễn Văn
Đăng, PGS.TS. PGS. TS. Bùi Thị Tân, TS. Phan Tiến Dũng đã tận tình đóng góp
nhiều ý kiến xác đáng trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Trên hành trình ấy, tôi đã may mắn có được sự giúp đỡ không mệt mỏi của
nhiều thầy cô giáo và bạn bè về mặt tư liệu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến NNC Vĩnh
Cao với sự giúp đỡ to lớn về mặt văn bản Hán tự, xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Văn Hoa đã cho phép tôi tiếp cận các tài liệu gốc có giá trị liên quan đến
đề tài. Xin chân thành cảm ơn NCS. Trần Văn Quyến đã luôn hào hiệp giúp tôi tiếp
cận các tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, tôi không thể đặt bút hoàn thành luận án này nếu thiếu sự động viên
tinh thần to lớn và kiên nhẫn của GS. Chayan Vaddhanaphuti, người khơi nguồn đam
mê nhiệt huyết cho tôi mạnh dạn bước tiếp trên con đường khoa học.
Tôi sẽ không thể thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp
đỡ vô điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần của chồng và các con tôi, những
người luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh vượt qua mọi khó khăn
để hoàn thành luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận án không thể tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp
tục góp ý để luận án ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC

1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................... 1


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
3.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5
4.1. Nguồn tƣ liệu .............................................................................................. 5
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 8
6. Bố cục của luận án ...................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 11
1.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 11
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trƣớc năm 1975 ........................................... 11
1.1.2 Các công trình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay .................................. 14
1.2 Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra .............................................. 25
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU
NGUYỄN Ở HUẾ ........................................................................................... 28
2.1 Khái niệm, nguồn gốc của đàn miếu đại tự và nghi lễ cúng tế ................. 28
2.1.1 Về khái niệm .......................................................................................... 28
2.1.2 Về nguồn gốc ......................................................................................... 29
2.2 Cơ sở của việc hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế ............... 31
2.2.1 Các đàn miếu đại tự của các triều đại trƣớc triều Nguyễn ở Việt Nam . 31
2.2.2 Bối cảnh ra đời của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế ............... 41
2.2.3 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ khi xây dựng đến trƣớc năm
1885 ................................................................................................................. 46
2.2.4 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ năm 1885 đến 1945 ......... 60
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 65
CHƢƠNG 3: NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ ........................ 67
3.1 Các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và thực hiện nghi lễ
tế đại tự ............................................................................................................ 67
3.1.1 Phủ Tôn Nhân ........................................................................................ 67
3.1.2 Bộ Lễ ...................................................................................................... 68
3.1.3 Bộ Binh .................................................................................................. 68
3.1.4 Bộ Công................................................................................................. 71
3.1.5 Viện Tập Hiền ........................................................................................ 71
3.1.6 Thái Thƣờng Tự ..................................................................................... 71
3.1.7 Quang Lộc Tự ........................................................................................ 71
3.1.8 Phủ Nội Vụ ............................................................................................. 72
3.1.9 Khâm Thiên Giám .................................................................................. 72
3.1.10 Chủ tế và các bồi tự, phân hiến, chấp sự.............................................. 72
3.2 Những vấn đề chung về các nghi lễ đại tự ..................................................... 76
3.2.1 Công việc chuẩn bị ................................................................................. 76
3.2.2 Âm nhạc và múa..................................................................................... 84
a. Âm nhạc....................................................................................................... 84
3.2.3 Trang phục.............................................................................................. 86
3.2.4 Văn tế ..................................................................................................... 88
3.3 Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế từ 1802 đến trƣớc năm 1885 ............. 89
3.3.1 Nghi lễ tế Giao ....................................................................................... 90
3.3.2 Nghi lễ tế tông miếu ............................................................................... 93
3.3.3 Nghi lễ tế Xã Tắc ................................................................................... 95
3.4 Hoạt động tế đại tự triều Nguyễn ở Huế giai đoạn 1885 - 1945 .............. 95
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 99
CHƢƠNG 4: ĐÀN MIẾU VÀ NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ:
NHỮNG ĐẶC TRƢNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ 101
4.1 Những đặc trƣng của đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế ........... 101
4.1.1 Đặc trƣng về quy hoạch ....................................................................... 101
4.1.2 Đặc trƣng về kiến trúc .......................................................................... 103
4.1.3 Đặc trƣng về trang trí mỹ thuật ............................................................ 106
4.1.4 Tính điển chế trong nghi lễ đại tự ........................................................ 107
4.1.5 Tính chính danh trong nghi lễ đại tự .................................................... 110
4.1.6 Triết lý Nho giáo trong việc xây dựng đàn miếu và nghi lễ đại tự ...... 112
4.2 Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở
Huế ................................................................................................................ 117
4.2.1 Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các đàn miếu đại tự triều Nguyễn
ở Huế từ năm 1945 đến nay .......................................................................... 118
4.2.2 Đề xuất hƣớng bảo tồn và phát huy giá trị đàn miếu và nghi lễ đại tự
triều Nguyễn ở Huế ....................................................................................... 128
Tiểu kết chƣơng 4.......................................................................................... 132
KẾT LUẬN ................................................................................................... 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ ..................................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 139
BẢNG CHÚ GIẢI MỘT SỐ TỪ VỰNG ..................................................... 153
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN ÁN

ÂL Âm lịch
BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué (Những ngƣời bạn Cố đô Huế)
BBT Ban biên tập
GS. Giáo sƣ
HĐND Hội đồng Nhân dân
Loại chí Lịch triều hiến chƣơng loại chí
Nxb. Nhà xuất bản
PL. Phụ lục
Sđd Sách đã dẫn
Toàn thƣ Đại Việt sử ký toàn thƣ
TCN. Trƣớc Công nguyên
ThS. Thạc sĩ
Tp. Thành phố
Tr. Trang
TS. Tiến sĩ
TƢ Trung ƣơng
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC PHỤ LỤC

STT NỘI DUNG


2.1 Sơ đồ vị trí các đàn miếu trong quần thể di tích cố đô Huế
2.2 Sơ đồ đàn Nam Giao và các công trình phối thuộc (1915)
2.3 Sơ đồ vị trí quy hoạch các miếu thờ trong Hoàng thành Huế
2.4 Bản vẽ kiến trúc Triệu Miếu (mặt đứng, mặt cắt)
2.5 Nội dung văn bia Thái Miếu
2.6 Nội dung văn bia Hoàng Khảo Miếu
2.7 Nội dung văn bia Hƣng Miếu
2.8 Bản vẽ kiến trúc Thế Miếu
2.9 Sơ đồ kiến trúc đàn Xã Tắc
3.1 Châu bản thời Minh Mạng năm thứ 22 (1841): Phủ Tôn Nhân khải về
điển lễ cúng tế
3.2 Châu bản thời Minh Mạng năm thứ 7 (1826) về việc định ngày tế Giao
3.3 Nhật kỳ dâng lễ tại các miếu trong Hoàng thành Huế
3.4 Nhật kỳ tế đại tự ở Huế dƣới triều Nguyễn
3.5 Các loại vật đựng chính trong lễ tế đại tự triều Nguyễn
3.6 Các loại lụa tế trong lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế
3.7 Các lễ vật chính trong tế đại tự triều Nguyễn
3.8 Sơ đồ vị trí các án thờ tại lễ tế Giao (1915)
3.9 Sơ đồ quy hoạch Thế Miếu và vị trí các án thờ hiện nay
3.10 Sơ đồ thế thứ các vua Nguyễn (1802-1945)
3.11 Bảng so sánh trình tự nghi thức các lễ đại tự triều Nguyễn
4.1 Sơ đồ đàn Xã Tắc đƣợc tô màu mặt nền (giả định theo sử liệu)
4.2 Một số vật đựng dùng trong nghi lễ đại tự triều Nguyễn
DANH MỤC ẢNH MINH HỌA

STT NỘI DUNG


2.1 Bia Nam Giao điện bi ký (Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội)
2.2 Di tích đàn Nam Giao nhà Hồ ở Thanh Hóa
2.3 Đàn tế Trời của nhà Tây Sơn ở Bình Định (đƣợc phục dựng năm
2011-2012)
2.4 Núi Bân
2.5 Dấu vết gạch và nền móng cũ ở núi Bân (Huế)
2.6 Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh (xây dựng lại năm 1989).
2.7 Đền thờ các vua thời Lê Trung Hƣng ở Thanh Hóa (xây dựng năm
2011)
2.8 Ô thơ trên điện Thái Hòa
2.9 Đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế
2.10 Thẻ bằng đồng treo cây thông ở đàn Nam Giao
2.11 Triệu Miếu
2.12 Thái Miếu hiện nay
2.13 Hƣng Miếu
2.14 Bia Thái Miếu
2.15 Hai tấm bia ở Hƣng Miếu
2.16 Thế Miếu (khoảng 1919-1926)
2.17 Một góc Thế Miếu và nhà thờ Thổ Công nhìn từ Cửu đỉnh (khoảng
đầu thế kỷ 20)
2.18 Vị trí đàn Xã Tắc ở góc Tây Bắc trong Kinh thành Huế
2.19 Đàn Xã Tắc Huế năm 1914
3.1 Phủ Tôn nhân và Hội đồng Tôn Nhân Phủ cùng các quan chức Pháp
(1929)
3.2 Lễ Bộ đƣờng
3.3 Đoàn ngự đạo rƣớc vua đi tế Giao năm 1915
3.4 Tƣợng đồng nhân (phục chế)
3.5 Một nhóm nhạc công trong lễ tế Giao 1924
3.6 Múa Bát dật trong lễ tế Giao, 1915
3.7 Vua Khải Định trong trang phục tế Giao (1924)
3.8 Một bộ trang phục tế Giao đầy đủ của vua Nguyễn (1915)
3.9 Lễ tế Giao năm 1924
3.10 Sân Thế Miếu -Hiển Lâm Các trƣớc kỳ lễ, khoảng đầu thế kỷ XX
3.11 Một gian thờ ở Thế Miếu
4.1 Thái Miếu Trung Quốc
4.2 Tông Miếu triều Joseon Hàn Quốc
4.3 Đàn Xã Tắc Trung Quốc
4.4 Hoàng khung vũ đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc
4.5 Trống đá ở đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc
4.6 Đàn Xã Tắc triều Joseon, Hàn Quốc
4.7 Trang trí hồ lô trên nóc Thế Miếu
4.8 Trang trí thơ văn trên kiến trúc Thế Miếu
4.9 Trang trí đầu máng xối trên nóc Thế Miếu
4.10 Thế Miếu nhìn từ thềm Hiển Lâm Các và Cửu đỉnh
4.11 Khai quật khảo cổ đàn Xã Tắc ở Huế
4.12 Bia Thái Xã Chi Thần
4.13 Đàn Xã Tắc triều Nguyễn ở Huế sau khi phục hồi
4.14 Lễ tế Giao 2008
4.15 Lễ vật tam sinh tại lễ tế Giao 2014
4.16 Lễ tế Xã Tắc năm 2014
4.17 Một số bài vị đặt ở Viên đàn trong lễ tế Giao 2014
4.18 Sự quan tâm của cộng đồng và vai trò của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên
Huế trong lễ tế Giao
4.19 Ngƣời dân dâng hƣơng tại lễ tế Giao 2014
4.20 Ngƣời dân làm lễ ở Phƣơng đàn trong lễ tế Giao ngày 17/4/2014
4.21 Một lễ kỵ ở Thế Miếu do Nguyễn Phúc Tộc tổ chức (năm 2006)
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài


Triều Nguyễn (1802-1945), triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, đƣợc
đánh giá là “đã xây dựng một cơ chế quân chủ tập quyền mạnh mẽ với một bộ máy
hành chính và một thiết chế vận hành qui củ, chặt chẽ…” [65; tr. 19]. Với việc chọn
Huế làm kinh đô, triều đại này đã để lại một di sản vật thể đồ sộ gồm nhiều kiến
trúc cung đình, trong đó các công trình phục vụ cho hoạt động nghi lễ của triều đình
chiếm một số lƣợng lớn và là những công trình chính trong các cụm kiến trúc phục
vụ đời sống vật chất và tinh thần của triều đại.
Bên cạnh đó, các vua Nguyễn cũng đặt ra nhiều quy chế, điển lệ cho việc tế
tự trong dân gian cũng nhƣ trong cung đình. Chỉ riêng những quy định dành cho
việc nghi lễ, tế tự của triều đình đã chiếm 68 quyển trong tổng số 263 quyển của bộ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn tập hợp và biên soạn.
Điều này cho thấy vấn đề nghi lễ, tế tự chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
văn hóa và chính trị của triều đại này.
Trong hệ thống lễ nghi thời Nguyễn, việc tế tự có ba bậc: đại tự, quần tự và
trung tự, trong đó các lễ đại tự quan trọng nhất, bao gồm tế Giao, tế các miếu thờ tổ
tiên của nhà vua (tế tông miếu1) và tế đàn Xã Tắc.
Các hình thức đàn miếu2 và nghi lễ đại tự có vai trò quan trọng trong đời
sống tâm linh của các triều đại quân chủ ở Việt Nam, đặc biệt là triều Nguyễn-triều
đại để lại một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và độc đáo đƣợc ghi nhận ở tầm quốc
gia và quốc tế, góp phần hình thành bản sắc văn hóa Huế ngày nay.
Sự hình thành của các công trình này cũng nhƣ các nghi thức tế tự đều có
ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo Trung Quốc ở một mức độ nhất định và đƣợc
triều Nguyễn, nhất là các vị vua đầu triều, đặc biệt chú trọng. Việc quy hoạch vị trí,

1
Dƣới thời Nguyễn, bắt đầu từ thời vua Thiệu Trị (1841-1847), đổi đọc là “tôn miếu” vì kỵ húy tên của vua Thiệu Trị (Nguyễn
Phúc Miên Tông) [83, VI, tr. 77].
2
Trong luận án này, tác giả dùng cụm từ “đàn miếu” theo hình thức từ ghép đẳng lập gộp nghĩa (thuộc mô hình ngữ nghĩa
AB=A+B), trong đó nghĩa của từng thành tố (đàn, miếu) cùng gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung về một hình thức đại
tự cùng có những đặc điểm chung về điển chế và ý nghĩa triết lý, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố, sẽ
đƣợc giải thích ngữ nghĩa từng hình thức tại chƣơng 2.

1
xây dựng kiến trúc và thực hành nghi lễ đƣợc điển chế hóa bằng nhiều quy định
chặt chẽ. Vì thế, có thể nói các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế là
những hình thức tiêu biểu và hoàn thiện nhất trong các đàn miếu thời kỳ quân chủ ở
Việt Nam.
Sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, dƣới nhiều tác động của bối
cảnh chính trị, xã hội khác nhau, các đàn miếu và nghi lễ đại tự cũng mất đi chủ thể
của nghi lễ. Duy chỉ có lễ kỵ ở các miếu thờ hoàng gia tuy không còn đƣợc tổ chức
thƣờng xuyên theo nhật kỳ tế tự thời quân chủ, thậm chí có thời gian bị gián đoạn
và cũng không còn đƣợc tổ chức ở tầm quốc gia nhƣng vẫn đƣợc các thành viên
trong dòng tộc duy trì cho đến ngày nay, trở thành một hoạt động văn hóa mang
đậm bản sắc của nghi lễ cung đình Huế.
Từ Festival Huế 2004, lễ tế Nam Giao đƣợc tái hiện và kể từ đó đến nay, đây
là một trong những hoạt động chính của các kỳ Festival Huế. Cũng từ năm 2009,
sau khi kiến trúc đàn Xã Tắc đƣợc phục dựng, lễ tế đàn Xã Tắc cũng đƣợc tổ chức
thƣờng niên tại công trình này. Trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, các công trình nhƣ đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ hoàng
gia triều Nguyễn là những di sản văn hóa không thể tách rời của văn hóa cung đình
Huế. Đây cũng là những di tích góp phần hình thành nên quần thể di tích cố đô
Huế-Di sản Văn hóa Thế giới, có tầm quan trọng đặc biệt cấp quốc gia và mang giá
trị nổi bật toàn cầu. Vì vậy, các đàn miếu và nghi lễ đại tự cần đƣợc nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện để có sự nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của những di sản văn hóa
này trong sự hình thành của văn hóa cung đình nói riêng và văn hóa Huế nói chung,
đồng thời có chiến lƣợc bảo tồn nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa
truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, nhƣ Kết luận của Bộ Chính trị về Xây dựng,
phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến năm 2020 đã đặt ra [8; tr. 4].
Tuy nhiên, các hình thức đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế mới
chỉ đƣợc đề cập đến trong các bài viết, công trình nghiên cứu trƣớc đây theo từng
khía cạnh của vấn đề hoặc từng đối tƣợng riêng biệt trong khi sự tồn tại của các
công trình kiến trúc đàn miếu đại tự, các hoạt động nghi lễ và các thiết chế văn hóa

2
liên quan đều có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều mang những nét đặc trƣng của
triều đại. Vì vậy, việc nghiên cứu các đàn miếu và nghi lễ đại tự trong mối liên hệ
tổng thể giữa công trình kiến trúc và nghi lễ tế tự thực sự có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu các công trình đàn miếu và nghi lễ
đại tự trong mối liên hệ thống nhất về ý nghĩa triết lý và vai trò của các công trình
này đối với các triều đại quân chủ ở Việt Nam, đặc biệt dƣới triều Nguyễn, là một
việc cần thiết nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa Huế hiện nay. Đây cũng sẽ là công trình đầu tiên
tập trung đánh giá đầy đủ, khách quan và hệ thống về quá trình hình thành và phát
triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế và nghi thức tế tự.
Mặt khác, phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu về các đàn miếu và
nghi thức tế đại tự đều chỉ dừng lại ở việc mô tả về lịch sử, quy mô kiến trúc hoặc
sự kiện chứ chƣa đi sâu phân tích vai trò và ý nghĩa về mặt xã hội của các đàn miếu
và nghi thức tế đại tự trong những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Việc
nghiên cứu các đàn miếu và nghi thức tế đại tự trong mối tƣơng quan với những
hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể sẽ giúp đƣa ra những đánh giá toàn diện
và khách quan đối với các hoạt động này trong lịch sử cũng nhƣ trong giai đoạn
hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu và giảng dạy về triều
Nguyễn ở những khía cạnh có liên quan trong nhà trƣờng và cho công tác bảo tồn,
phục dựng, đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh vùng Huế.
Đồng thời, dựa trên những kết quả nghiên cứu về đặc điểm của các đàn miếu và nghi
lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế, luận án sẽ đƣa ra một số đề xuất hƣớng bảo tồn và phát
huy giá trị các đàn miếu đại tự trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi các nghi
thức tế đại tự của triều Nguyễn hiện đang đƣợc phục dựng ở những quy mô khác
nhau và có nhiều ý kiến khác nhau về việc phục dựng này.
Từ những ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề “Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn
ở Huế (1802-1945): sự hình thành và nghi thức tế tự” làm đề tài luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

3
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế,
bao gồm: đàn Nam Giao, các miếu thờ tổ tiên của họ Nguyễn trong khu vực
Hoàng thành Huế (Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu và Hƣng Tổ Miếu)
và đàn Xã Tắc, cùng các nghi lễ tế tự tƣơng ứng, bao gồm lễ tế Giao, lễ tế miếu và
lễ tế Xã Tắc.
Không gian nghiên cứu của đề tài là tại Huế, tập trung chủ yếu ở khu vực đàn Nam
Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ của triều Nguyễn trong Hoàng thành Huế.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài là quá trình hình thành và
phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế từ khi mới lập nên triều đại
cho đến khi kết thúc (1802-1945). Tuy nhiên, sự hình thành của các đàn miếu đại tự
của triều Nguyễn có sự kế thừa từ các hình thức đàn miếu đại tự cùng loại của các
triều đại trƣớc nên luận án sẽ có phần sơ khảo về lịch sử hình thành và phát triển
của các hình thức đàn miếu đại tự dƣới các triều đại trƣớc Nguyễn ở Việt Nam. Mặt
khác, các đàn miếu đại tự hiện vẫn đang đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị cùng với
những hoạt động văn hóa đặc sắc. Vì vậy, luận án cũng sẽ tìm hiểu về các đàn miếu
đại tự và hoạt động nghi lễ trong thời gian từ sau 1945 đến thời điểm hoàn tất luận
án (cuối năm 2015) để có thêm cơ sở cho những đề xuất hƣớng nghiên cứu trong
tƣơng lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhìn chung, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về các đàn miếu
đại tự và những nghi lễ liên quan dƣới triều Nguyễn. Tuy nhiên, các công trình
này chỉ dừng lại ở việc mô tả từng đối tƣợng riêng lẻ hoặc đề cập đến đối tƣợng ở
những khía cạnh và mức độ nhất định. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của
những ngƣời đi trƣớc, luận án sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ sở của sự ra đời, quá
trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ trong lich sử cũng nhƣ các đặc điểm
của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế, từ đó làm rõ ý nghĩa và vai
trò của các công trình đàn miếu và nghi lễ đại tự đối với triều đại này trong lịch sử
Việt Nam.

4
Dƣới nhiều tác động của bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau, các đàn miếu
và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế hiện đã và đang đƣợc bảo tồn, phát huy giá trị
tích cực trong bối cảnh mới. Quy mô và nhiều yếu tố gắn liền với chúng nhƣ trình
tự nghi thức, trang phục, đồ tự khí và lễ vật cúng tế cũng có nhiều thay đổi nhằm
thích nghi với hoàn cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng nhằm góp
thêm cơ sở khoa học để đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu bảo tồn tính chân xác
của di sản với việc phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch một
cách bền vững.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nêu trên, luận án cần tập hợp thành hệ thống
những thông tin liên quan đến lịch sử hình thành, việc quy hoạch và xây dựng
đàn miếu đại tự thời Nguyễn tại Huế, tìm hiểu các cơ quan tham gia vào quá
trình chuẩn bị, tổ chức nghi lễ đại tự, âm nhạc và múa, trang phục, văn tế, trình
tự nghi thức... để qua đó phân tích, đánh giá những đặc điểm của các đàn miếu
và nghi lễ đại tự triều Nguyễn, ý nghĩa cũng nhƣ vai trò của chúng đối với đời
sống văn hóa tinh thần của triều đại này từ 1802-1945.
Luận án cũng cần có sự tham khảo để so sánh, đối chiếu với những hình
thức tƣơng tự ở một số nƣớc đồng văn khác trong khu vực, rút ra những nét đặc
trƣng của triều Nguyễn nhìn từ các đàn miếu và nghi lễ đại tự ở Huế.
Bên cạnh đó, luận án cũng cần tiếp tục khảo sát tình hình bảo tồn đàn miếu
và thực hành nghi lễ sau khi triều Nguyễn cáo chung năm 1945 cũng nhƣ những
biến đổi trong cách tổ chức, thực hành văn hóa và tác động tâm lý xã hội từ việc
tham gia nghi lễ để tìm hiểu ý nghĩa, bản chất của những nghi lễ phục dựng hiện
nay nhằm đƣa ra những đề xuất định hƣớng cho việc bảo tồn và phục dựng các nghi
lễ đại tự trong bối cảnh mới dựa trên sự tôn trọng lịch sử và thể hiện nét đặc trƣng
văn hóa đặc sắc của địa phƣơng.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu có tính quyết định đến sự thành công của đề tài này bao gồm
các loại thƣ tịch của triều Nguyễn và các công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch

5
sử, địa lý...Ngoài ra còn có các luận văn, các loại tạp chí, các bài viết của các tác
giả trong và ngoài nƣớc về tôn giáo và nghi lễ và các tài liệu thu đƣợc từ khảo sát
thực địa.
Trƣớc hết, có thể kể đến nguồn tƣ liệu phong phú, gồm các bộ sử đồ sộ của
Quốc sử quán và Nội Các triều Nguyễn mang tính biên niên, ghi chép các sự kiện
liên quan đến chính sự, chế độ, điển chế,.. v.v..nhƣ: Đại Nam thực lục, Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam
thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Đại Nam thực lục Chính biên đệ thất kỷ,
Đồng Khánh Khải Định chính yếu và các châu bản triều Nguyễn có liên quan đến
đề tài; hoặc các loại tƣ liệu về địa chí nhƣ bộ Đại Nam nhất thống chí (một bộ
biên soạn đời Tự Đức năm 1865-1882; ngoài ra còn có bộ Đại Nam nhất thống chí
do Quốc sử quán đời Duy Tân biên soạn, chỉ có các tỉnh Trung kỳ và đƣợc khắc in
năm 1909. Các bản này đƣợc dịch sang tiếng Việt và tái bản vào các năm 1960,
1969, 2006….)
Ngoài ra còn có một số công trình khảo cứu trực tiếp về nghi lễ đại tự
triều Nguyễn trƣớc và sau khi triều Nguyễn cáo chung, nhƣ tạp chí Bulletin des
Amis du Vieux Hué (BAVH / Những ngƣời bạn cố đô Huế) của Hội đô thành hiếu
cổ (1914-1944) hoặc tác phẩm của những ngƣời trực tiếp chứng kiến nghi lễ đại tự
thời Nguyễn nhƣ Lễ tế Nam Giao của Hồng Hoài Lê Văn Hoàng (1972) hoặc luận
án Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế (1973) của tác giả Lê
Văn Phƣớc.
Bên cạnh đó còn có nhiều tác phẩm khác viết về nguồn gốc tƣ tƣởng, phong
tục, tập quán, âm nhạc, nghi thức, sự ảnh hƣởng của Nho giáo Trung Quốc v..v..liên
quan đến vấn đề đƣợc bàn đến trong nội dung đề tài, tiêu biểu có Những đại lễ và vũ
khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (in lần đầu năm
1968), Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (xuất bản lần đầu tiên năm 1915, tái
bản năm 2005), Nho giáo của Trần Trọng Kim (in lần đầu vào những năm 1929-
1933, tái bản năm 1992), Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam của Nguyễn
Minh Tƣờng (2012).

6
Ngoài ra còn có các bài viết của nhiều tác giả trên các Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Huế, Huế Xưa & Nay, Nghiên cứu và Phát
triển, các kỷ yếu Hội thảo về triều Nguyễn,v.v.. viết về những khía cạnh liên quan
đến đề tài nghiên cứu của luận án.
Luận án cũng tham khảo các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án của
các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài nhƣ Li Tana, Yu Insun…; các kỷ yếu hội thảo, hội
nghị hoặc các bài viết đã đƣợc đăng tải trên các Tạp chí uy tín hay đã đƣợc xuất bản
của một số tác giả trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, có một số bài viết phân tích khá
sâu về tôn giáo và nghi lễ của các triều đình ở Việt Nam, nhƣ: “Religion and Ritual
in the Royal Courts of Đại Việt” của John K. Whitmore đăng trong Asia Research
Institute Working Paper Series No. 128 (Loạt bài viết của Viện Nghiên cứu châu Á,
Đại học Quốc gia Singapore, tháng 12/2009) hoặc những mô tả của các nhân chứng
là ngƣời nƣớc ngoài có dịp tiếp xúc hoặc chứng kiến các hoạt động tế tự của triều
đình Nguyễn. Những bài viết này cung cấp một cách nhìn nhận và đánh giá tính
chất đặc trƣng các Nhà nƣớc phong kiến ở Việt Nam dƣới nhiều góc độ khác nhau,
trong đó có nhiều khía cạnh liên quan đến đề tài.
Các nguồn tƣ liệu thu đƣợc từ khảo sát thực địa tại một số di tích có liên
quan (đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, các miếu thờ hoàng gia) ở trong và ngoài nƣớc,
tƣ liệu khảo cổ, các sƣu tập hiện vật bảo tàng và thông tin từ phỏng vấn nhân chứng
trong quá trình khảo sát, điền dã cũng đem lại những cơ sở khoa học đáng tin cậy
cho đề tài.
Ngoài những tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài nêu trên,
chúng tôi cũng tiếp cận, khai thác một số tài liệu đăng tải trên internet. Có thể nói
những tài liệu này hết sức phong phú, đa dạng và mức độ đề cập cũng rất khác
nhau. Do đó chúng tôi sẽ phân loại và thẩm định kỹ lƣỡng trƣớc khi sử dụng để
nghiên cứu đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, phƣơng
pháp chuyên ngành khoa học lịch sử là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc áp dụng trong
luận án, kết hợp với phƣơng pháp logic để trình bày một cách hệ thống quá trình
hình thành, phát triển, suy tàn và đƣợc phục hồi của các đàn miếu và nghi lễ đại tự

7
triều Nguyễn ở Huế, đồng thời làm rõ tính kế thừa từ các triều đại trƣớc trong lịch
sử Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu bằng các phƣơng pháp này cũng giúp
đánh giá sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong việc xây dựng và củng cố
quyền lực của triều Nguyễn thông qua hình thức các đàn miếu và nghi lễ đại tự ở
Huế và vai trò của chúng đối với sự tồn tại và phát triển của vƣơng triều Nguyễn.
Trong quá trình phân tích và đánh giá, luận án cũng chú ý vận dụng các
phƣơng pháp liên ngành, nhƣ các phƣơng pháp phân tích thƣ tịch, nghiên cứu kết
quả khảo cổ học, phƣơng pháp thống kê - phân loại và so sánh, đối chiếu các loại
bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh chụp, v..v..để tìm hiểu những thông tin chi
tiết về những đặc điểm của các đàn miếu đại tự và thực hành nghi lễ liên quan
dƣới triều Nguyễn tại Huế. Đặc biệt, những phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với
phƣơng pháp so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại để tìm ra những nét đặc trƣng
của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn so với các hình thức tƣơng tự
của Trung Quốc và Hàn Quốc, thể hiện bản sắc và tinh thần tự tôn dân tộc trong
quá trình tiếp thu những ảnh hƣởng văn hóa từ bên ngoài một cách chủ định và
có chọn lọc, làm rõ tính mục đích của việc thiết lập các đàn miếu đại tự triều
Nguyễn ở Huế.
Phƣơng pháp hệ thống-cấu trúc kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành bao gồm điền dã dân tộc học, phỏng vấn nhân chứng, quan sát và quan sát
tham dự trong nhân học văn hóa cho phép tác giả luận án tìm hiểu những tác động
của bối cảnh chính trị, xã hội đối với quá trình hình thành đàn miếu và nghi lễ
đại tự. Mặc khác, kết quả nghiên cứu cũng giúp tác giả tìm hiểu vai trò của các
đàn miếu và nghi lễ phục dựng hiện nay đối với cộng đồng trong sự thích ứng
với bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong việc xử lý tƣ liệu, tác giả sẽ cố gắng bám vào tƣ liệu gốc và các tƣ liệu
dịch thuật bởi các cơ quan chuyên môn có uy tín. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp tác
giả không thể tiếp cận tƣ liệu gốc mà phải trích dẫn lại, tác giả đều nói rõ nguồn.
5. Đóng góp của luận án
5.1 Về mặt thực tiễn, luận án sẽ cung cấp một cách đánh giá tổng quan về đề
tài thông qua việc hệ thống hóa các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình nghiên
cứu tƣ liệu và điền dã, góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu trong lĩnh vực

8
văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến các đàn miếu và nghi lễ đại tự. Việc
hiểu đúng và hiểu sâu về các đàn miếu và nghi thức đại tự triều Nguyễn sẽ góp phần
đƣa ra định hƣớng và phƣơng pháp đúng đắn trong việc bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa quốc gia cấp đặc biệt và là di sản văn
hóa thế giới.
5.2 Về mặt lý thuyết, kế thừa các kết quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc,
khắc phục những điểm còn hạn chế và kết hợp với cách kiến giải dựa trên sự phân
tích, tổng hợp các thông tin thu đƣợc từ quá trình nghiên cứu tƣ liệu, luận án sẽ đƣa
ra cách nhìn mới về các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế. Mặc dù đề tài và đối
tƣợng nghiên cứu không mới và đã đƣợc nhiều tác giả đề cập tới từ đầu thế kỷ,
nhƣng việc vận dụng cách tiếp cận liên ngành kết hợp với kỹ năng lập luận, phân
tích, luận án sẽ góp phần chứng minh các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở
Huế cũng là hình thức thể hiện tính chính thống của quyền lực nhà vua dƣới thời
quân chủ. Nói cách khác, nghi lễ đại tự cũng chính là nghi lễ của quyền lực. Mọi chi
tiết về quy hoạch và xây dựng, trang trí kiến trúc hay những thủ tục trình tự nghi
thức, nhạc, múa, trang phục, lễ phẩm v..v...của các đàn miếu và nghi lễ đại tự đều
nhằm mục đích thể hiện quân quyền, cùng với đó là thần quyền trong một ý nghĩa
tâm linh huyền bí mà nghi lễ đem lại.
5.3 Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng những thông tin tƣ liệu để so sánh và
khảo sát thực tế để xác định đâu là những nét bản sắc của triều Nguyễn thể hiện bản
lĩnh và sự sáng tạo trong cách vận dụng tƣ tƣởng Nho giáo Trung Quốc vào điều
kiện thực tế của Việt Nam và kế thừa các triều đại trƣớc. Đó chính là những nét đặc
trƣng thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của các vua Nguyễn, đặc biệt là vào buổi đầu
của triều đại. Điều này thể hiện qua việc quy hoạch và xây dựng đàn miếu có phần
khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng nhƣ việc thực hành nghi lễ tế tự một cách
quy củ. Mặt khác, kết quả điền dã thực địa cho thấy trong số các nghi lễ đại tự của
triều Nguyễn, chỉ có lễ tế miếu - hay nói đúng hơn là lễ kỵ giỗ của Nguyễn Phúc
Tộc, đã và vẫn đang đƣợc dòng họ tổ chức trong gia đình và ở các tông miếu hoàng
gia tại hoàng cung, thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên, mang đậm nét địa
phƣơng và bản sắc của một triều đại. Nghi lễ này cho dù có nhiều thay đổi nhƣng

9
vẫn tồn tại nhƣ một cách thích ứng trƣớc áp lực của sự toàn cầu hóa và hiện đại hóa
trong bối cảnh hiện nay và vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóa và tinh thần.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), Danh mục các công trình
khoa học liên quan đã công bố (3 trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), Bảng Chú giải
một số từ vựng (5 trang), Phụ lục (70 trang), nội dung chính của luận án đƣợc chia làm
4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu (17 trang)
Chƣơng 2: Sự hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
(39 trang)
Chƣơng 3. Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế (33 trang)
Chƣơng 4. Đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế: những đặc trƣng
và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị (32 trang)

10
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu


1.1.1 Các công trình nghiên cứu trước năm 1975
Trƣớc hết, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án có các công trình nghiên
cứu đã đƣợc thực hiện và ấn hành từ những năm triều Nguyễn chƣa chấm dứt, tiêu
biểu là bộ Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH/Những ngƣời bạn cố đô Huế)
của Hội đô thành hiếu cổ với nhiều bài viết của L. Cadière [147]; [148]; [149];
Nguyễn Đình Hoè [151], R. Orband [153]; [154]; [155]; [156], H. De Pirey [157],
A. Sallet [158]...cung cấp nhiều thông tin tƣ liệu đáng quý về các đối tƣợng của đề
tài, trong đó có nhiều bài viết mô tả cụ thể về đàn Nam Giao và nghi thức tế Giao
hoặc đàn Xã Tắc thời Nguyễn kèm theo bản vẽ hoặc ảnh chụp, đƣợc xem là cơ sở
cho việc phục dựng các lễ tế Giao hiện nay.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu khác ở giai đoạn trƣớc 1975 chỉ mang tính
chất hồi ký, mô tả, nhƣng cũng rất có giá trị tham khảo bởi phần lớn các tác giả là
những trí thức, những nhân chứng lịch sử hoặc những ngƣời có nhiều cơ hội để tiếp
cận và kiểm chứng thực tế về những nội dung liên quan đến đề tài. Nổi bật trong số
đó có Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ
Trọng Huề [37]. Có thể nói đây là tác phẩm tập hợp đƣợc khá đầy đủ những thông
tin từ các nguồn tài liệu khác nhau về các đại lễ quan trọng nhất dƣới thời các triều
đại quân chủ ở Việt Nam cùng những chi tiết về nghi thức, âm nhạc, kèm theo một
số hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ đề cập đến việc lập đàn Xã Tắc
(vào đời Trần) đúng một câu trong mục “Lễ Tịch điền qua các triều đại”, ngoài ra
không có thông tin gì thêm về lễ tế đàn Xã Tắc dƣới thời Trần và các triều đại khác,
kể cả triều Nguyễn. Thông tin về lễ tế miếu trong tác phẩm này cũng khá sơ sài và
hoàn toàn không mô tả vị trí hay đặc điểm kiến trúc của các công trình. Các tác giả
chỉ nhắc đến lễ tế kỵ Thái Miếu nhà Lê và so sánh với lễ tế kỵ Thái Miếu chúa
Trịnh: lễ vật tế ở Thái Miếu vua Lê đơn giản trong khi lễ vật tế ở Thái Miếu chúa

11
Trịnh quá to tát. Riêng đối với lễ tế miếu thời Nguyễn, tác phẩm đƣa ra những
thông tin khá chi tiết về lễ vật tế, trình tự tổ chức và các nghi thức, kèm theo nội
dung nhạc tế nhƣng chỉ đề cập đến lễ tế kỵ ở Thế Miếu nhà Nguyễn. Trong tác
phẩm này, các tác giả đã cho rằng lễ tế kỵ ở Thế Miếu nhà Nguyễn có múa nhạc,
nhƣng theo quy chế triều Nguyễn, chỉ có lễ tế hƣởng (tế theo mùa) ở miếu mới có
múa Bát dật.
Bên cạnh đó, thông tin về các lễ tế đƣợc tổ chức sau khi triều Nguyễn đã
cáo chung cũng rất cần thiết để giúp tác giả luận án hiểu thêm vai trò của các đàn
miếu và những nghi thức tế đại tự triều Nguyễn đối với đời sống văn hóa tinh thần
vùng Huế, đặc biệt là sau khi triều đại quân chủ đã chấm dứt. Các tác phẩm viết về
hoạt động này có Lễ tế Nam Giao của Hồng Hoài Lê Văn Hoàng [48] hoăc Sự tích
đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế của Lê Văn Phƣớc [75] với nhiều
thông tin chi tiết mô tả kiến trúc và cách thức tổ chức nghi lễ tế Giao. Bản thân tác
giả Lê Văn Hoàng từng là Tùng sự tại Ngự tiền Văn phòng của chính phủ Bảo Đại
từ năm 1932 đến năm 1945 với công việc chính là chuyên lo về nghi lễ. Vì thế,
ông không chỉ có cơ hội lƣu giữ nhiều tài liệu mà còn đƣợc mắt thấy tai nghe,
chứng kiến các lễ tế Giao trong những năm còn tại chức.
Tác giả Lê Văn Phƣớc tuy không phải là một nhân chứng lịch sử của lễ tế
Giao dƣới triều Nguyễn nhƣ ông Lê Văn Hoàng nhƣng lại là chứng nhân trƣớc sự
suy tàn của di tích triều Nguyễn, trong đó có đàn Nam Giao, đồng thời cũng là
ngƣời có may mắn đƣợc tiếp cận với các nhân chứng và với nhiều nguồn tƣ liệu
phong phú từ những ngƣời trong hoàng tộc, những linh mục ở các dòng tu có
nhiều tƣ liệu quý và các quản thủ bảo tàng. Tác giả này cũng đƣợc chứng kiến và
mô tả trong luận văn khá chi tiết về lễ tế tại đàn Nam Giao năm 1972 do Nguyễn
Phúc Tộc (đứng đầu là bà Từ Cung1 mẹ vua Bảo Đại) tổ chức với mục đích “tế
cáo Trời Đất, cầu quốc thái dân an và tạ ơn Trời Đất về việc họ đã trùng tu được
một phần Đại nội sau những đổ nát vì thời gian và vì biến cố Mậu Thân” [75; tr.
175]. Trong nội dung chính ở luận văn của Lê Văn Phƣớc, hầu hết những mô tả

1
Bà tên thật là Hoàng Thị Cúc, đƣợc phong là Đoan Huy Hoàng thái hậu dƣới thời vua Bảo Đại, dân gian còn gọi bà là “Đức
Từ” hoặc “Đức Từ Cung”.

12
chi tiết về cách thức tổ chức nghi lễ, các loại lễ phẩm và đồ thờ cùng vị trí sắp xếp
các án thờ, các nghi tiết về đạo ngự, tế phục và vũ nhạc đều đƣợc tổng hợp từ các
nguồn sử liệu và mô tả trong Bulletin des Amis du Vieux Hué (1914 và 1936).
Điểm giá trị của luận văn này là phần ghi chép của tác giả về đàn Nam Giao từ sau
năm 1945, cung cấp những thông tin cụ thể về sự hủy hoại, xuống cấp của các
công trình kiến trúc, vài hoạt động trùng tu và hiện trạng của công trình này vào
thời điểm 1972. Quan trọng hơn, tác giả luận văn đã có những phân tích, nhận
định bƣớc đầu về vai trò của lễ tế Giao trong việc cai trị của các vua nhà Nguyễn.
Tác giả cũng đã phân kỳ hoạt động tế Giao dƣới triều Nguyễn làm hai giai đoạn:
việc tế Giao dƣới các vua đầu triều Nguyễn (tính cho đến hết thời kỳ của vua Tự
Đức) và việc tế Giao dƣới thời Pháp đô hộ. Từ những nhận xét về tình hình ở triều
đình Huế trong bối cảnh chính trị sau thời Tự Đức, sự mất chủ quyền toàn diện
của triều Nguyễn, số phận của nhà vua với thuyết Thiên mệnh và tầm quan trọng
của lễ tế Giao, tác giả đã đi đến kết luận: “quan niệm Thiên mệnh không còn có
chỗ đứng trong môi trường mà chính các vị vua cũng không thể định đoạt được số
phận của mình” và “khi các vị vua đã đánh mất Thiên mệnh của mình, thì tế Giao
chỉ còn là hình thức mà thôi” [75; tr. 162]. Từ đó, tác giả đi đến một nhận xét
khác: “Người Pháp muốn lợi dụng lễ tế Giao như là một thứ lợi khí để giúp họ dễ
dàng cai trị xứ sở nầy hơn” [75; tr. 164] và việc vua Thành Thái cho giảm bớt, chỉ
cử hành lễ tế Giao 3 năm một lần là vì “vua Thành Thái không muốn cho người
Pháp lợi dụng một cuộc lễ cổ truyền Việt Nam để làm lợi khí cho họ trong việc cai
trị?” [75; tr. 164].
Vấn đề mà Lê Văn Phƣớc nêu trong luận văn cũng chính là vấn đề mà tác
giả luận án cũng đề cập đến trong quá trình phân tích vai trò, ý nghĩa của các đàn
miếu và nghi lễ đại tự (trong đó có đàn Nam Giao và lễ tế Giao) đối với triều
Nguyễn. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của Lê Văn Phƣớc chƣa thật làm rõ mối quan
hệ biện chứng giữa việc tế Giao và chủ trƣơng của các vua triều Nguyễn, đặc biệt
là các vua đầu triều, trong việc củng cố và khẳng định quyền lực cũng nhƣ tính
chính thống của mình thông qua việc xây dựng đàn miếu và thực hiện các nghi lễ
theo tƣ tƣởng Thiên mệnh một cách có chủ ý. Tác giả Lê Văn Phƣớc mới chỉ tập

13
trung phân tích mối quan hệ giữa nguồn gốc của lễ tế Giao (liên quan đến Nho
giáo và tƣ tƣởng Thiên mệnh) và sự suy giảm vai trò của các vua cuối triều
Nguyễn thời thuộc Pháp chứ chƣa có sự đánh giá tổng quan về mọi khía cạnh để
cho thấy tính mục đích trong quá trình xây dựng và củng cố quyền lực một cách
chủ động của các vua triều Nguyễn thông qua việc hoàn thiện các đàn miếu và
nghi lễ đại tự.
Mặt khác, tác giả Lê Văn Phƣớc đặc biệt ghi nhận sự ảnh hƣởng của tƣ
tƣởng Nho giáo Trung Quốc dƣới thời Nguyễn nhìn từ hoạt động tế Giao nhƣng
không nêu đƣợc sự tiếp thu tích cực, có chọn lọc của các vua Nguyễn. Điều này đã
đƣợc tác giả luận án chú trọng phân tích và chứng minh trong nội dung luận án, từ
đó tìm ra những đặc trƣng của triều đại này trong sự hình thành các đàn miếu đại
tự ở Huế và thực hành nghi lễ. Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tập san
chuyên đề nhƣ Sử Địa (Sài Gòn), Đại học (Huế) và một số công trình của các tác
giả nhƣ “Bàn về tế Giao” của tác giả Chƣơng Dân [26], “Mấy lời bàn về sự thờ Trời
tế Giao ở nƣớc Nam ta” của tác giả Nguyễn Cƣ [25], “Trai Cung” của tác giả Từ
Lâm [63], “Lƣợc khảo về tế Nam Giao” của tác giả Tiên Đàm [32], “Lễ tế Giao”
của Bửu Kế [57]..v..v…Có thể thấy hầu hết các bài viết đều chỉ tập trung nói về đàn
Nam Giao và lễ tế Giao chứ chƣa có công trình nào nghiên cứu riêng về các tông
miếu triều Nguyễn hoặc đàn Xã Tắc. Mặt khác, những bài viết trên đây cũng chỉ
cung cấp thông tin sơ lƣợc về đàn Nam Giao và lễ tế Giao, chƣa có những phân
tích, đánh giá về vai trò và ý nghĩa của chúng đối với triều Nguyễn nhìn từ góc độ
chính trị, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, các bài viết này cũng có một vài thông tin
đáng chú ý ghi đƣợc vào thời điểm 1942 về Trai cung và những chứng tích còn sót
lại nhƣ: dấu tích kiến trúc, thẻ bằng đá treo trên cây thông..v..v..
1.1.2 Các công trình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay
Sau năm 1975- thời kỳ Việt Nam vừa thống nhất đất nƣớc, tình hình chính trị
- xã hội còn chƣa ổn định, liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đặc
biệt là từ 1975-1995, Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn: khắc phục hậu quả chiến
tranh, khôi phục kinh tế, bƣớc đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1986), bắt đầu
thực hiện đổi mới (1986-1990) và tiếp tục đổi mới, đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng

14
khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995). Trong bối cảnh ấy, việc nhìn nhận hoặc
đánh giá về triều Nguyễn nói chung và các vấn đề văn hóa, xã hội dƣới triều
Nguyễn cũng có những ảnh hƣởng nhất định. Căn cứ vào sự thay đổi về cơ bản
trong cách nhìn nhận, đánh giá về triều Nguyễn sau thời kỳ đổi mới (1986), có thể
tạm chia thời kỳ sau năm 1975 đến nay ra làm 2 giai đoạn.
a. Giai đoạn từ năm 1975-1986
Ở giai đoạn này, mặc dù việc tế tự không bị chính thức cấm đoán, nhƣng với
quan điểm coi triều Nguyễn là “thối nát”, “phản động” [76; tr. 31, 308, 311] và chủ
trƣơng bài trừ mê tín dị đoan, nhiều hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng bị đình trệ trong
khoảng thời gian từ 1975-1985 mà "đỉnh cao là việc rỡ bỏ các am miếu thờ tự trong
dân gian vùng Huế diễn ra vào năm 1985" [136; tr.236].Trƣớc tình hình đó, việc
nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và về các đàn miếu hay nghi thức tế đại tự ở
Huế giai đoạn này gần nhƣ không có gì tiến triển.
b. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến lớn về mặt chủ trƣơng, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa. Điều này
mở ra nhiều hƣớng phát triển cả về hoạt động thực tiễn lẫn hoạt động nghiên
cứu, học thuật.
Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về đổi mới văn hóa, tuy
nhiên, phải đến năm 1989 khi Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
ban hành Quy chế mở hội truyền thống, thiết lập một cơ sở pháp lý cho việc mở lại
các lễ hội truyền thống, các lễ tế (nghi thức chủ yếu trong lễ hội) mới thực sự đƣợc
phục hồi [15; tr.10-15]
Năm 1990, việc làm vàng mã vốn bị cấm đoán đã đƣợc phục hồi trên cả
nƣớc [24; tr.7]. Năm 1992, Việt Nam tham gia chƣơng trình Thập kỷ thế giới phát
triển văn hóa do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phát động từ năm 1986. Điều này
phù hợp với chiến lƣợc phát triển văn hóa ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, đem
lại cơ hội cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc, khôi phục
lại các nếp sống, phong tục lành mạnh truyền thống [122; tr.72-76]. Đồng thời,

15
nhiều chƣơng trình nghiên cứu, hội nghị, hội thảo đã đƣợc tổ chức nhằm đánh giá
lại triều Nguyễn. Bắt đầu từ giai đoạn này, việc nghiên cứu về triều Nguyễn có phần
đi vào chiều sâu nhƣng vẫn chƣa có một công trình đánh giá tổng thể về kiến trúc
và nghi lễ tế đại tự của triều Nguyễn ở Huế. Có thể điểm lại một số kết quả nghiên
cứu liên quan trực tiếp đến đề tài chủ yếu thuộc những nhóm tài liệu sau đây:
* Nhóm công trình nghiên cứu về triều Nguyễn và di sản kiến trúc đàn
miếu ở Huế
Năm 1994, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng đã chọn chủ đề Khảo
cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn, những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay làm đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc (mã
số KX-ĐL: 94-16), do Đỗ Bang làm chủ nhiệm đề tài đã đánh dấu sự vào cuộc
chính thức về mặt Nhà nƣớc trong việc nghiên cứu khách quan và toàn diện hơn về
triều Nguyễn [12].
Cùng chung mối quan tâm về triều Nguyễn giai đoạn này còn có nhiều nhà
nghiên cứu với những công trình quy mô khác nhau, trong đó có thể kể đến: Tín
ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh năm 1995 [134], Kinh thành Huế của
Phan Thuận An năm 1999 [1], Phú Xuân - Huế từ đô thị cổ đến hiện đại (1999), bao
gồm nhiều bài viết của các tác giả do UBND thành phố Huế tập hợp [119], Những
vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam của nhiều tác giả do Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Tạp chí Huế - Xưa & Nay xuất bản năm 2002 [73],
Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn của nhiều tác giả do Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi trƣờng Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế xuất bản năm 2002 [92]. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu này đều ít đề cập
đến những đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
Đáng lƣu ý có tác phẩm Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân của Phan
Thanh Hải, xuất bản năm 2002 [43]. Đây là tập hợp nhiều bài khảo cứu về triều
Nguyễn và văn hóa Huế, trong đó có những bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài với
nhiều thông tin có giá trị.Với kết quả khảo sát thực tế tại Trung Quốc, tác giả là ngƣời
đầu tiên đƣa ra những nhận xét so sánh giữa đàn tế Trời thời Minh-Thanh ở Bắc Kinh
và đàn tế của triều Nguyễn ở Huế. Theo tác giả, Thiên Đàn của Bắc Kinh nằm bên

16
trong kinh đô còn đàn Nam Giao của Huế nằm ở bên ngoài Kinh thành. Ở Bắc Kinh,
Thái Miếu và đàn Xã Tắc nằm đối xứng với nhau ở bên trong Hoàng thành theo
nguyên tắc “Tả tổ, hữu xã”. Còn ở Huế, tại vị trí tƣơng tự hoàn toàn là nơi thờ tổ, đàn
Xã Tắc nằm ở bên ngoài Hoàng thành [43; tr. 343-344].
Tác giả mô tả Thiên Đàn Bắc Kinh - một trong 4 đàn tế (Thiên Đàn, Địa
Đàn, Nhật Đàn, Nguyệt Đàn) thời Minh - Thanh ở Trung Quốc- đƣợc xây dựng ở
phía đông nam, bên trong Kinh thành Bắc Kinh. Đàn này có hai phần Nội Đàn và
Ngoại Đàn với 3 kiến trúc chính: điện Kỳ Niên (nơi các hoàng đế cúng thần ngũ
cốc), điện Hoàng Khung (nơi đặt bài vị của Ngọc Hoàng thƣợng đế) và đàn Viên
Khâu (nơi tổ chức lễ tế Trời của hoàng đế). Khu vực Trai cung của Thiên Đàn là
một tổng thể kiến trúc khép kín gồm hơn 60 gian, gian chính giữa đặt bức tƣợng vua
Càn Long. Có lẽ đây là công trình khảo cứu đầu tiên có sự so sánh giữa đàn tế Trời
triều Nguyễn ở Huế và đàn tế Trời triều Minh-Thanh ở Bắc Kinh. Những thông tin
mà tác giả cung cấp cho thấy đàn tế Trời của triều Minh-Thanh quy mô hơn đàn tế
của triều Nguyễn ở Việt Nam rất nhiều.
Dựa trên mô tả về đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế với 3 tầng (một tầng
tƣợng trƣng cho Trời, một tầng tƣợng trƣng cho Đất, một tầng tƣợng trƣng cho Con
ngƣời), tác giả đã có lý khi cho rằng lối kiến trúc này “thể hiện mối quan hệ vừa có tính
cách biệt tương đối, vừa thống nhất trong mối liên kết có tính tuyệt đối” [43; tr. 358].
Theo nhận xét của tác giả, ở Trung Quốc, tế Giao đƣợc tổ chức riêng rẽ, trong đó yếu
tố Trời, Đất và các vị thần linh luôn đóng vai trò quan trọng và bao trùm lên tất cả:
“Trên thực tế ở Trung Quốc, giai cấp thống trị luôn luôn tìm cách đẩy xa khoảng cách
giữa thần linh và con người” [43; tr.358].
Liên quan đến việc quy hoạch kiến trúc và mối tƣơng quan giữa vị trí các công
trình với những yếu tố tự nhiên mang ý nghĩa triết lý phong thủy, tác phẩm Kinh thành
Huế của Phan Thuận An là một tác phẩm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về quá
trình hình thành Kinh thành Huế. Tác giả nhận xét: “...Với cách đưa kiến trúc Kinh
thành vào giữa các thực thể địa lý ở ngoại cảnh thiên nhiên.., chúng ta thấy việc quy
hoạch và xây dựng công trình kiến trúc này đã và đang tiểm ẩn một nội dung triết lý
thật sâu sắc” [1; tr. 123].

17
Trong bài khảo cứu của mình về “Tƣ tƣởng quy hoạch Kinh thành Huế dƣới
triều Gia Long” trong Huế-triều Nguyễn, một cái nhìn (2004), tác giả Trần Đức Anh
Sơn tiến thêm một bƣớc trong việc nghiên cứu về khía cạnh này và kết luận: “Việc
quy hoạch và kiến thiết Kinh thành Huế dưới triều Gia Long là một sự kết hợp tài
tình, khéo léo các yếu tố: lịch sử, Dịch lý và thuật phong thủy và tri thức khoa học...”
[93; tr. 63].
Cùng chung mối quan tâm đến đặc điểm quy hoạch của các di tích triều Nguyễn
ở Huế, tác giả Phan Thanh Hải cũng nhận định: “Ở Kinh đô Huế, ngoài trục (thần đạo)
của kinh đô chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, bên ngoài Kinh thành còn có một trục
chạy theo hướng Bắc-Nam, nối từ Kỳ Đài đến đàn Nam Giao. Chính trục thứ hai này
cùng với dòng sông Hương đã tạo nên sự liên kết rất chặt chẽ, hài hòa giữa kinh đô với
các công trình kiến trúc bên ngoài Kinh thành, nhất là miền lăng tẩm của hoàng gia ở
phía Tây và Tây-Nam” [43; tr. 344].
Các kết quả nghiên cứu trên đây là một trong những cơ sở giúp tác giả luận
án xem xét mối quan hệ giữa các đàn miếu đại tự triều Nguyễn với toàn bộ quần thể
di tích cố đô Huế và đặc điểm của các đàn miếu đại tự nhìn từ ý nghĩa triết lý trong
quy hoạch.
Riêng bài viết “Quy hoạch khu di tích đàn Xã Tắc-thực trạng và giải pháp”
của Nguyễn Việt Dũng [30] cung cấp thêm một số thông tin khá chi tiết về việc
quy hoạch đàn Xã Tắc để trùng tu, phục hồi sau một thời gian dài bị xuống cấp
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu là những Luận văn, Luận
án Tiến sĩ liên quan đến một số khía cạnh trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
Nổi bật trong số đó có Luận án Tiến sĩ về Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến
1884 của Nguyễn Văn Đăng năm 2002 [36] đem lại nhiều thông tin bổ ích về các cơ
quan sản xuất, cung cấp các vật dụng của triều đình. Luận án Tiến sĩ về Vai trò của
bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)
của Phan Tiến Dũng năm 2005 [29] với những thông tin về việc xây dựng các công
trình đàn miếu dƣới triều Nguyễn, cung cấp những kết quả thống kê khoa học về số
lƣợng và hình thức các loại gạch, ngói xây dựng kiến trúc cung đình Nguyễn. Ngoài

18
ra còn có nhiều kết quả nghiên cứu đƣợc công bố tại các hội nghị, hội thảo khoa
học bàn về triều Nguyễn và đƣợc in thành kỷ yếu. Đó là kỷ yếu của các Hội thảo
về Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn (Viện Khoa học Xã hội tại thành
phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức,
lần thứ nhất năm 1992, lần thứ hai năm 1995) [130]; [131], hội thảo khoa học
quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư
phạm và phổ thông do trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Bộ Giáo dục Đào tạo tổ
chức năm 2002 [14], Hội nghị chuyên gia Đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế do
UBND thành phố Huế tổ chức năm 2003 [120], Hội thảo khoa học về Chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX do UBND tỉnh Thanh Hóa và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức năm
2008 [121], Hội thảo về Thuận Hóa-Phú Xuân Thừa Thiên Huế-700 năm hình
thành và phát triển do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức năm
2010 [53], các Hội thảo Việt Nam học lần thứ nhất (1998), lần thứ hai (2004), lần
thứ 3 (2008), lần thứ 4 (2012), Hội thảo Văn hóa Huế, đặc điểm lịch sử và vấn đề
bảo tồn, phát triển do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức năm
2014 [54], Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc
cung đình Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức năm 2015 [111]
cùng nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề khác ở cấp quốc gia và quốc tế trên nhiều
lĩnh lực khác có liên quan ít nhiều. Hầu hết các hội thảo đều đề cập đến những
mảng đề tài rộng và mang tính tổng quan nhiều hơn là đi vào chi tiết hoặc đề cập
đến những trƣờng hợp cụ thể nhƣ đối tƣợng nghiên cứu của luận án. Đặc biệt, Hội
thảo Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế do
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đã công bố nhiều kết quả nghiên
cứu có giá trị về những giá trị độc đáo và quý hiếm của hệ thống thơ văn trên kiến
trúc cung đình Huế. Đây cũng là những cứ liệu chân xác và nguyên gốc đặc biệt
quý hiếm phản ánh tƣ tƣởng trị nƣớc an dân của các vua Nguyễn dựa trên nền tảng
của Nho học, tinh thần tự tôn dân tộc hoặc vị thế cảnh quan đặc biệt của Kinh đô
Huế.

19
Trong những công trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài viết về Việt
Nam, đặc biệt là về triều Nguyễn, tác giả Hoàng Lan Tƣờng là ngƣời đầu tiên đƣa
ra cái nhìn so sánh giữa quy hoạch kiến trúc các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn
và tông miếu triều Minh - Thanh Trung Quốc trong bài viết “Lƣợc khảo quy
hoạch thành thị Huế, quốc đô Việt Nam thế kỷ XIX” năm 2003 [117]. Theo tác
giả, Thái Miếu của Trung Quốc thời Minh-Thanh cũng đƣợc đặt vị trí ở phía
Đông Nam Tử Cấm Thành theo nguyên tắc Tả tổ, hữu xã, hƣớng về phía Nam,
là một cụm kiến trúc trong đó có 3 điện chính thờ các vị vua và hoàng hậu
nhiều đời, cùng nhiều công trình phụ khác. Trong ba điện này, điện sau cùng là
Triệu Miếu, thờ các vị cao tổ của triều đại. Từ những so sánh về vị trí của các
công trình có cùng chức năng giữa hai kinh đô Huế và Bắc Kinh, ông đi đến
nhận xét: “Hoàng thành Huế Việt Nam có cách phối trí đặc trưng, thể hiện việc coi
trọng thờ cúng tổ tiên” [117; tr.54]. Đây là một trong những nhận xét khá hiếm hoi
của ngƣời nƣớc ngoài đề cập trực tiếp đến nét đặc trƣng trong quy hoạch các miếu
thờ tổ tiên của triều Nguyễn ở Huế. Nhận xét này của tác giả khá xác đáng, tuy
nhiên vẫn chƣa lý giải đƣợc ý nghĩa của sự khác biệt này cũng nhƣ mối liên hệ về
mặt tổng thể trong việc triều Nguyễn tiếp thu có chọn lọc những ảnh hƣởng của tƣ
tƣởng Nho giáo Trung Quốc để xây dựng các công trình đàn miếu đại tự ở Huế.
* Nhóm các công trình nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng và nghi lễ
Về khía cạnh này, nhiều công trình khảo cứu công phu của các tác giả với
những phân tích sâu về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, đặc biệt là vai
trò của vua theo cách nhìn của Nho giáo và sự vận dụng tƣ tƣởng Nho giáo Trung
Quốc vào Việt Nam dƣới triều Nguyễn một cách có chọn lọc cũng đƣợc tác giả
luận án quan tâm tìm hiểu. Trong số các tác phẩm viết về Nho giáo và văn hóa
Trung Quốc có Nho giáo của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1992 [60], Kinh điển
văn hóa 5000 năm Trung Hoa của Dƣơng Lực xuất bản năm 2002 [68], Tìm hiểu
tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh của
Nguyễn Hoài Văn xuất bản năm 2002 [123], Nho giáo Trung Quốc của Nguyễn
Tôn Nhan xuất bản năm 2005 [72]. Những công trình này đã cung cấp nhiều thông
tin cơ bản cho việc đánh giá, so sánh và xác định những nét đặc trƣng của triều

20
Nguyễn trong quá trình tiếp thu và vận dụng tƣ tƣởng Nho giáo Trung Quốc vào
việc xây dựng đàn miếu và tiến hành nghi lễ đại tự ở Huế.
Trong số các nghi lễ đại tự, lễ tế miếu có nguồn gốc từ truyền thống thờ
cúng tổ tiên của ngƣời Việt. Về vấn đề này có một số công trình nhƣ: Những khía
cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc
bộ hiện nay của Trần Đăng Sinh xuất bản năm 2002 [91], Một số phong tục nghi
lễ dân gian truyền thống Việt Nam của Quảng Tuệ xuất bản năm năm 2002 [112],
cùng các bài viết của nhiều tác giả trên các Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nghiên
cứu Lịch sử, Nghiên cứu Huế, Huế Xưa & Nay, Nghiên cứu và Phát triển, v.v.. đã
giúp tác giả có thêm nhiều thông tin bổ ích về những khía cạnh liên quan đến đề
tài nghiên cứu của luận án nhƣng vẫn chƣa xác định đƣợc truyền thống thờ cúng
tổ tiên của ngƣời Việt ra đời từ khi nào.
Một số tác phẩm không đề cập trực tiếp đến các đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài nhƣng giúp tác giả luận án hiểu thêm về ý nghĩa của những địa điểm xây
dựng các đàn miếu nhìn từ khía cạnh phong thủy hoặc những bối cảnh kinh tế-xã
hội của Việt Nam ở giai đoạn chính quyền quân chủ Nguyễn dần đánh mất quyền
lực, chuyển tiếp sang chế độ thuộc địa.
Kể từ sau năm 1986, vấn đề về triều Nguyễn đƣợc giới học thuật trong
nƣớc quan tâm nhiều hơn, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nghiên cứu về
triều Nguyễn ở Việt Nam với những bài viết, công trình khảo cứu ở nhiều mức
độ khác nhau, trong đó có nhiều bài viết cung cấp những thông tin khá chi tiết
liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
Ở một góc độ nghiên cứu về những tác động của bối cảnh chính trị, xã hội
đối với văn hóa, tác giả Trần Đại Vinh trong công trình nghiên cứu về Tín ngưỡng
dân gian Huế năm 1995 [134] xác nhận sự gián đoạn của hoạt động cúng tế trong
dân gian thời kỳ 1985. Điều này khá hữu ích cho tác giả luận án, giúp thêm cơ sở
cho việc tìm hiểu về sự tác động của những bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau đối
với các đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
Liên quan đến hoạt động nghi lễ cung đình ở Huế còn có nhiều công trình
nghiên cứu khác nhƣ: “Lễ hội ở Huế dƣới thời Nguyễn” của Lê Văn Thuyên năm

21
2003 [103], “Vài nét về lễ tết trong cung đình Huế” của Nguyễn Văn Đăng năm
2002 [35], “Một số lễ nghi liên quan đến nông nghiệp dƣới triều Nguyễn” của
Phƣơng Hà năm 2012 [42], “Lễ hội cung đình Nguyễn-giải pháp bảo tồn và phát
huy giá trị phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và phát triển du lịch bền vững
trong bối cảnh hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Thị An Hòa năm 2012
[47], “Phụng Tiên-điện thờ của hoàng tộc Nguyễn” của Thúy Vân-Tiến Đặng năm
2012 [127], “Các đàn tế thời Nguyễn ở Huế: đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, đàn Sơn
Xuyên” của Phan Thuận An năm 2013 [4], v..v..Phần lớn những bài viết này đều
có liên quan ít nhiều đến đề tài luận án nhƣng không có sự đánh giá toàn diện về
vai trò và ý nghĩa của hoạt động tế đại tự dƣới triều Nguyễn ở Huế.
Trải qua thời gian, những công trình nghiên cứu về triều Nguyễn ngày càng
dày dặn và có chiều sâu. Nhiều ấn phẩm đã tập hợp các bài viết, các công trình
nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và mang tính tổng kết với nhiều cách tiếp cận ở các
góc độ khác nhau, thể hiện những nội dung phong phú và đa dạng về những vấn
đề lịch sử, văn hóa, xã hội thời Nguyễn, trong đó có một vài bài liên quan đến các
đối tƣợng nghiên cứu của luận án một cách riêng lẻ. Trong các bài khảo cứu của
mình, tác giả Trần Đức Anh Sơn cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan đến một
số thay đổi ở đàn Nam Giao thời kỳ sau năm 1975 và hoạt động tu sửa đàn Nam
Giao năm 1994. Riêng đối với nội dung liên quan đến miếu thờ các vua Nguyễn ở
Huế, tác giả cho rằng việc sắp xếp các án thờ trong Thế Tổ Miếu cần có sự thay đổi
nhỏ về vị trí các án thờ 3 vị vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân để phù hợp với
thế thứ trong phả hệ của dòng họ. Mặt khác, tác giả cũng cho rằng các vua Dục
Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là “phế đế” (vua bị phế truất) và
“xuất đế” (vua bị đi đày) và nên không đƣợc thờ trong Thế Tổ Miếu [93; tr. 67]. Về
điểm này, tác giả luận án sẽ có cách giải thích khác trong nội dung luận án.
Về chủ đề "Lễ hội cung đình Huế và vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị để
phục vụ nhân dân và phát triển du lịch Huế", tác giả Trần Đức Anh Sơn cũng cung
cấp những thông tin một cách hệ thống về các hình thức lễ hội cung đình Huế và
những đề xuất giải pháp cho việc phát triển du lịch dựa trên việc tổ chức, phục dựng
một số lễ hội cung đình nhƣ lễ tế Giao, trình bày tại Hội thảo khoa học do Hội Văn

22
nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 26 tháng 6 năm 2011 tại Huế [94].
Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở những khái niệm về “lễ”, về “hội” và
những nội dung bàn về hình thức tổ chức phục dựng chứ chƣa xem xét các đàn
miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn trong cái nhìn tổng thể về kiến trúc, hoạt động
nghi lễ và những ý nghĩa văn hóa, xã hội liên quan.
Trong số ít công trình nghiên cứu cụ thể về văn hóa cung đình Huế, tác
phẩm Văn hóa Huế xưa-Đời sống văn hóa cung đình của Lê Nguyễn Lƣu năm
2006 [69] là công trình nghiên cứu khá toàn diện về đối tƣợng mà luận án đề cập
với tiểu mục “Đàn miếu” mô tả lịch sử hình thành đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và
các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn ở hoàng cung Huế. Nội dung liên quan đến
nghi thức tế tự đƣợc tác giả đƣa vào chƣơng “Văn hóa phi vật thể cung đình Huế”
với tiểu mục chung mô tả việc tổ chức tiến hành cuộc lễ bao gồm: Trình tự, Ca
nhạc và Vũ khúc. Trong một số lễ tiết cụ thể đƣợc nêu làm ví dụ, lễ tế Giao đƣợc
tác giả liệt vào hàng “Lễ thuộc triều đình” chứ không liệt kê theo cách phân loại
của triều Nguyễn nhƣ: lễ đại tự, trung tự và quần tự; cũng không mô tả lễ tế Xã
Tắc hoặc lễ tế miếu. Ngoài ra, bài viết “Thành phố ngày hội: Lễ Nam Giao” của
A.De Rotalier đƣợc tác giả đƣa vào phần Phụ lục, cung cấp nhiều thông tin mô tả
sinh động về một lễ tế Giao vào cuối thời Nguyễn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là tác
giả không ghi rõ bài viết này đƣợc trích từ sách nào, dịch từ nguyên bản tiếng
Pháp hay tiếng Anh, v..v..nên ngƣời đọc không có điều kiện kiểm chứng, và vì
vậy ảnh hƣởng đến độ tin cậy và tính xác thực của tài liệu.
Trong một số luận văn tại trƣờng Đại học Khoa học Huế có các Luận văn
Thạc sĩ năm 2003 của các tác giả Đặng Đức Diệu Hạnh về Lễ tế Nam Giao tại Huế
dưới triều Nguyễn [45], Lê Thị An Hòa với đề tài Một số lễ nghi liên quan đến nông
nghiệp dưới triều Nguyễn tại kinh đô Huế năm 2003 [46] và gần đây là luận văn của
tác giả Huỳnh Thị Anh Vân về Hệ thống miếu thờ vua Nguyễn và nghi lễ tế Miếu
tại Huế (1802-1945) năm 2010 [125]. Những luận văn này đều đề cập đến các đàn
miếu đại tự của triều Nguyễn (Giao, Miếu, Xã Tắc) và nghi thức tế lễ ở những mức độ
khác nhau nhƣng ở phạm vi hẹp, riêng lẻ từng đối tƣợng liên quan đến đề tài chứ chƣa
có cái nhìn tổng thể về các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn nói chung cũng nhƣ

23
vai trò, ý nghĩa và tác động của chúng về mặt xã hội ở những hoàn cảnh khác nhau
trong lịch sử.
Về các tài liệu xuất bản ở nƣớc ngoài viết về Việt Nam hoặc đƣa ra cách
nhìn nhận mối quan hệ giữa nghi lễ, chính trị và quyền lực có các tác phẩm tiêu
biểu nhƣ: các bản nhật ký hành trình của các thƣơng nhân, các nhà truyền giáo nƣớc
ngoài đã có dịp đến Việt Nam vào thế kỷ XIX và trƣớc đó, nhƣ Voyage from
France to Cochin-China (Chuyến du hành từ Pháp đến xứ Đàng Trong) của thuyền
trƣởng Le Rey (nguyên bản tiếng Anh năm 1821) [140], Xứ Đàng Trong, Lịch sử
kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 của Li Tana (1999) [95], Southeast Asia-an
introduction history (Giới thiệu lịch sử Đông Nam Á) của Milton Osborne (nguyên
bản tiếng Anh năm 1997) [138]... cho biết thêm những thông tin mang tính chất
tham khảo trong quá trình tìm hiểu bối cảnh chính trị, xã hội đƣơng thời ở góc độ
nhìn từ bên ngoài.
Đặc biệt, trong tác phẩm Vietnam and the Chinese Model: A Comparative
Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth
Century (Việt Nam và mô hình của Trung Quốc: một nghiên cứu đối sánh về
chính quyền Việt Nam và Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ 19, nguyên bản tiếng
Anh năm 1971), tác giả Alexander Barton Woodside cho rằng ở Việt Nam, hình
thức trung ƣơng tập quyền của tƣ tƣởng “Thiên tử” Trung Quốc đƣợc kết hợp với
vai trò của thủ lĩnh làng xã trong truyền thống bản địa và vì thế, “Một vị vua Việt
Nam thành công, như một thủ lĩnh tối cao của làng xã, có thể yêu cầu thần linh trợ
giúp một cách oai phong hơn mà những vị vua Trung Quốc không thể làm được (A
successful Vietnamese emperor, as a supreme communal chief, could command
genuine popular support in a way more august Chinese emperors could not) [144,
Lời nói đầu]. Trong luận án của mình, tác giả cũng chứng minh rằng tính chủ động
trong việc vận dụng tƣ tƣởng Nho giáo của Trung Quốc dƣới thời Nguyễn đƣợc thể
hiện rõ qua sự hình thành các đàn miếu đại tự ở Huế. Điều này đã làm nên những
đặc trƣng của triều đại và góp phần khẳng định bản sắc văn hóa cung đình Huế.
Tác phẩm Jongmyo Royal Ancestral Shrine-Jongmyo Royal Ancestral Rite
(Tông miếu hoàng gia-Nghi lễ tế tông miếu) của The Preservation Society of the

24
Jongmyo Royal Ancestral Rite (Hội Bảo tồn Nghi lễ Tông miếu hoàng gia, Seoul,
2005) [141] là một tài liệu hữu ích khác đối với tác giả luận án ở góc độ đối chiếu
trƣờng hợp tƣơng tự ở Hàn Quốc-một nƣớc đồng văn trong khu vực, góp phần
hoàn thiện những nhận xét của tác giả luận án sau khi khảo sát thực địa đàn Nam
Giao, đàn Xã Tắc triều Joseon tại Seoul. Việc nghiên cứu những tác phẩm này
giúp tác giả có đƣợc những nhận xét tổng hợp và khách quan về Việt Nam thời
cận đại và so sánh với hình thức tƣơng đồng ở một số nƣớc đồng văn trong khu
vực. Đặc biệt, những vấn đề mang tính lý luận trong tác phẩm Ritual, Politics &
Power (Nghi lễ, Chính trị & Quyền lực) của David I. Kertzer (nguyên bản tiếng
Anh năm 1988, Anh) [135] giúp tác giả luận án củng cố thêm những nhận định
của mình trong việc nghiên cứu đề tài luận án.
Ngoài những tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài nêu trên,
chúng tôi cũng tiếp cận, khai thác một số tài liệu đăng tải trên internet. Có thể nói
những tài liệu này hết sức phong phú, đa dạng và mức độ đề cập cũng rất khác
nhau. Do đó chúng tôi sẽ phân loại và thẩm định kỹ lƣỡng trƣớc khi sử dụng để
nghiên cứu đề tài.
1.2 Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
Trƣớc hết, đó là những vấn đề mang tính lý luận trong việc nhìn nhận, đánh giá
dựa trên các thông tin đƣợc tổng hợp từ các nguồn tƣ liệu và kết quả nghiên cứu liên
ngành về lịch sử, khảo cổ, văn hóa... để đƣa ra những luận điểm đảm bảo tính khách
quan về bản chất của vấn đề đang đƣợc tác giả nghiên cứu.
Thứ hai, luận án cũng kế thừa đƣợc những thông tin đã đƣợc các tác giả đi
trƣớc tập hợp, kết hợp với những kết quả nghiên cứu tƣ liệu và điền dã trong quá
trình thực hiện đề tài để tổng hợp và so sánh, phân tích, đánh giá toàn diện cả ba loại
hình đại tự triều Nguyễn (Giao, miếu, Xã Tắc) dƣới sự chi phối chung của hoàn cảnh
chính trị-xã hội đƣơng thời và trong mối tƣơng quan với một số loại hình đồng đại ở
một số nƣớc đồng văn trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Liên quan đến đề tài của luận án có nhiều nguồn tƣ liệu, thƣ tịch phong phú,
đa dạng. Quan trọng nhất trong số này có nguồn sử liệu của triều Nguyễn với nhiều
dạng: biên niên, hội điển, cƣơng mục, loại chí..., phản ánh quá trình hình thành và

25
phát triển, lịch sử xây dựng, tu bổ công trình đàn miếu đại tự, các điển chế về lễ
nghi tế tự và quan niệm của các vua Nguyễn về nghi lễ. Đây là những cơ sở quan
trọng nhất để tác giả luận án tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, sử liệu của triều Nguyễn không để lại một bản vẽ kiến trúc nào của các
cung điện hay đàn miếu, cũng không có những ghi chép chi tiết về kỹ thuật xây
dựng công trình hay chế tạo vật dụng. Trong lễ nhạc cũng không để lại những ghi
chép về việc chế tác nhạc cụ, âm luật hay kỹ thuật trình tấu các bài bản âm nhạc
dùng trong nghi lễ cung đình. Điều này gây không ít khó khăn cho những ngƣời làm
công tác nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể triều Nguyễn
ở Huế.
Bên cạnh khối sử liệu đồ sộ của triều Nguyễn, các công trình nghiên cứu đầu
thế kỷ XX, tiêu biểu là bộ sách Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH) của Hội
Đô thành hiếu cổ cũng là nguồn tƣ liệu có giá trị với những mô tả chân thực về một
số nghi lễ tế tự thời cuối Nguyễn ở Huế. Tuy những mô tả này chỉ tập trung vào lễ
tế Giao nhƣng cũng góp phần làm rõ thông tin về đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, những
ghi chép của một số tác giả khác nhƣ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng hoặc Lê Văn
Phƣớc cũng là những tƣ liệu có giá trị tham khảo, góp phần bổ khuyết một số thông
tin về đàn miếu đại tự, đặc biệt là đàn Nam Giao giai đoạn sau khi triều Nguyễn
chấm dứt.
Trong số các nguồn tƣ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, công
trình nghiên cứu về các lễ tế miếu và tế Xã Tắc không nhiều. Vì thế, nội dung luận
án dựa vào các bộ sử của triều Nguyễn là chủ yếu, kết hợp với kết quả nghiên cứu,
điền dã của chính tác giả trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, tác
giả cũng tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến đề tài nhƣ những bài viết của một số tác giả trên các tạp chí, các bài nghiên
cứu công bố tại các Hội thảo, Hội nghị, các luận văn, luận án Tiến sĩ, các công trình
nghiên cứu ở nƣớc ngoài viết về Việt Nam hoặc những tác phẩm mang tính lý
luận... Tất cả đều đƣợc tác giả luận án kế thừa để tổng hợp, phân tích, tập trung làm
rõ những vấn đề liên quan đến đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế dƣới

26
sự chi phối chung của hoàn cảnh chính trị, xã hội đƣơng thời và trong mối tƣơng
quan với một số loại hình đồng đại ở một số nƣớc đồng văn trong khu vực.
Trong số các nghi lễ đại tự thời quân chủ, lễ tế Xã Tắc là hình thức nghi lễ
đƣợc thực hiện sớm nhất (từ năm 1048, thời Lý) và thời điểm ra đời của đàn Xã
Tắc trƣớc đàn Nam Giao cho thấy việc lập đàn Xã Tắc thể hiện mối quan hệ gắn
bó thiêng liêng giữa sự sinh tồn của một quốc gia, dân tộc có nền kinh tế chủ yếu
dựa vào nông nghiệp. Mục đích “bốn mùa cầu đảo cho mùa màng” [67; I, tr.102]
là mục đích đầu tiên của nghi lễ này, hoàn toàn không vì mục đích chính trị. Tuy
nhiên, thông tin về đàn Xã Tắc và lễ tế Xã Tắc không nhiều, những công trình
nghiên cứu sâu về đề tài này, đặc biệt là về đàn Xã Tắc các triều đại trƣớc
Nguyễn còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp
lâu đời, câu hỏi đặt ra là đàn Xã Tắc và lễ tế Xã Tắc trong lịch sử Việt Nam, đặc
biệt là trƣớc triều Nguyễn ra sao, hình thức và vai trò của đàn Xã Tắc cùng lễ tế
Xã Tắc của các triều đại trƣớc Nguyễn đối với Nhà nƣớc và cƣ dân nông nghiệp
ở Việt Nam buổi đƣơng thời nhƣ thế nào?
Theo quan điểm của Nho giáo: “Vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ”
(Muôn vật gốc ở Trời, ngƣời gốc ở tổ), nên có tác giả đã nhận xét: “Xem thế thì
biết rằng người đời xưa lấy việc tế tự làm quan trọng lắm, mà trong sự tế tự của
người Tàu có cái đặc sắc là việc thờ cúng tổ tiên.” [60; tr.41]. Điều này liên quan
đến việc chứng minh rằng lễ tế miếu có nguồn gốc Nho giáo. Mặt khác, việc thờ
cúng tổ tiên cũng luôn đƣợc coi là truyền thống văn hóa của ngƣời Việt. Vậy
ngƣời Việt bắt đầu có tục thờ cúng tổ tiên từ khi nào? Cách thức thờ cúng ra sao?
Có chứng cứ khảo cổ học nào cho thấy trƣớc khi Nho giáo thâm nhập vào Việt
Nam (tức là khoảng cuối thế kỷ thứ II trở về trƣớc), ngƣời Việt cổ có thờ cúng tổ
tiên không? Việc tìm đƣợc lời giải cho câu hỏi này sẽ góp thêm cơ sở xác đáng để
giải thích vì sao việc tế tông miếu hoàng gia triều Nguyễn lại đƣợc đặc biệt chú
trọng nhƣ vậy. Điều này cũng sẽ góp phần chứng minh thêm một biểu hiện đặc
trƣng khác của triều Nguyễn trong quá trình khẳng định mình trƣớc sự tiếp thu có
chọn lọc những tƣ tƣởng Nho giáo của các triều đại phƣơng Bắc.

27
CHƢƠNG 2
SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ
TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ

2.1 Khái niệm, nguồn gốc của đàn miếu đại tự và nghi lễ cúng tế
2.1.1 Về khái niệm
Về mặt khái niệm, trƣớc hết, cách gọi “các đàn miếu và nghi lễ đại tự” ở đây
chỉ dùng cho những đối tƣợng đƣợc nghiên cứu của luận án, bao gồm đàn Nam
Giao, các miếu thờ của hoàng gia (tông/tôn miếu), đàn Xã Tắc và các nghi lễ liên
quan vào thời Nguyễn (1802-1945) tại Huế. Theo quy định của triều Nguyễn, tế tự
có 3 bậc: đại tự, trung tự và quần tự. Đại tự gồm tế Giao, tế các tông miếu, tế Xã
Tắc; Trung tự gồm tế đế vƣơng các đời, tế tiên sƣ Khổng Tử, tế Tiên Nông; Quần tự
gồm tế các thần gió, mƣa, Nam hải, Long vƣơng, thần lửa, thần súng ống, thần
sông, thần núi, thần hồ, thần các đảo, thần coi việc thợ thuyền, Khải thánh, tổ nghề
thuốc, vua nƣớc Chiêm Thành, vua nƣớc Chân Lạp, các công thần của triều đình và
các vị thần thánh khác...[74, IV; tr. 222-223]. Theo cách sắp xếp này, quan trọng
hàng đầu trong các lễ đại tự (tế lớn của nhà nƣớc) là lễ tế Giao, thứ hai là lễ tế tông
miếu và thứ ba là tế Xã Tắc. Luận án sẽ lần lƣợt trình bày những nội dung liên quan
đến các đàn miếu và nghi lễ theo thứ tự này.

Đàn (壇) có nghĩa là “Đàn tế (thời xƣa)” (ví dụ nhƣ 天壇: Thiên đàn, Đàn tế

Trời) [22; tr.140, 141].


Miếu (廟): Theo từ điển Từ Hải, “miếu” (廟) là nơi thờ cúng tổ tông, thần phật
hoặc những vị hiền triết của đời trƣớc nhƣ tông miếu, Thổ địa miếu, Khổng miếu,
Quan Đế miếu; hoặc miếu đƣờng, tiền điện của Vƣơng cung; hoặc là cách gọi thay
thế của các vị hoàng đế đã mất [115; tr.960]. Mặt khác, theo cách phân biệt của chính
các sử gia thời Nguyễn khi tham khảo điển lễ của Trung Quốc, công trình thực sự
theo quy chế “miếu” phải là nơi có thờ “thần chủ”1: “…tôn trọng là cách làm thần

1
“Thần chủ” (神主) tức là “Mộc chủ, lập ở tông miếu để thần (hồn) nƣơng tựa” [113, tr.210]. Thần chủ chỉ đƣợc làm khi
ngƣời vừa mất mới an táng xong. Thần chủ làm bằng gỗ, kích thƣớc ấn định theo ngày, tháng, giờ, lấy đồng tiền nhà Chu

28
chủ. Khi mới chết làm nơi tôn trọng, để thần có chỗ nương tựa… Còn như thần vị,
tức là bài vị, đời xưa kính viết danh hiệu, thờ ở đền riêng, điện riêng, đặt ra tế lễ,
lòng kính cha mẹ, tôn tổ tiên đâu đâu cũng thấy, không như trong miếu chỉ thờ có một
chủ thôi” [82, IX; tr.428]. Theo đó, “miếu” mà đề tài đề cập tới ở đây chính là những
miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn trong khu vực Hoàng thành Huế. Nói đúng hơn,
theo quy chế “miếu thờ thần chủ” thì chỉ có Thế Tổ Miếu, nhƣng còn có một số công
trình khác có cùng chức năng thờ cúng tổ tiên của triều Nguyễn nhƣng không có thần
chủ vẫn đƣợc triều Nguyễn gọi là “miếu” (theo tên gọi chính thức trên hoành phi của
công trình) nhƣ: Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hƣng Tổ Miếu. Những miếu này là
nơi thờ các vị tổ tiên của triều Nguyễn - những ngƣời đƣợc vua Gia Long dâng tôn
hiệu là “hoàng đế”, “hoàng hậu” ngay từ những năm đầu của triều đại.
Đại tự (大祀): Về ngữ nghĩa, “đại tự” là lễ tế lớn. Theo cách định nghĩa của
triều Nguyễn, “đại tự” còn mang tính đại diện của quốc gia, dân tộc (tế lớn của nhà
nƣớc) [74, IV; tr. 252]. Nhƣ trên đã nói, các lễ đại tự của triều Nguyễn bao gồm các
lễ tế Giao (còn gọi là tế Giao), tế tông miếu (của dòng họ nhà vua, còn gọi là tế
miếu) và tế đàn Xã Tắc (còn gọi là tế Xã), đƣợc xếp lần lƣợt theo thứ tự mà triều
Nguyễn đã quy định.
2.1.2 Về nguồn gốc
Về nguồn gốc của tế Giao, Tiên Đàm giải thích:
“Nam là phương Nam. Giao có nghĩa là tế Trời,.... Nam Giao là
khoảng đất dùng để tế Trời về phương Nam. Ngày xưa, ở Trung Quốc
vào ngày Đông chí tổ chức tế Trời về phía Nam kinh đô tại một cái gò
tròn nên gọi là Nam Giao. Qua ngày Hạ chí thì lại tổ chức tế Đất ở một
cái chầm hình vuông phía Bắc Kinh thành và gọi là Bắc Giao. Ở Trung
Quốc, vốn từ đời Võ Hoài, Phục Hy1 có lễ Phong, nhà vua sai đắp đàn ở
núi Thái Sơn để tế Trời. Đến nhà Chu2 tiết Đông Chí thì thờ Trời ở Nam

làm 1 tấc. Mặt trƣớc là tấm gỗ dày 4 phân dọc phấn trắng để viết tự hiệu cùng phẩm tƣớc ngƣời mất, gọi là Phấn diện.
Phần sau khắc lõm xuống rộng 10 phân, dài 60 phân, sâu 4 phân gọi là Hãm trung. Phần này viết tên húy, quán của ngƣời
đã mất [84, V; tr. 129, phần chú thích]
1
Khoảng năm 2800 năm TCN.
2
Khoảng năm 1122 TCN-249 TCN.

29
Giao, tiết Hạ chí thì thờ Đất ở Bắc Giao, cho nên lễ tế tự Trời Đất là
Giao” [32; tr. 149].
Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề cũng khẳng định thêm là việc tế Giao ở Trung
Quốc có điển lễ từ thời Chu [37; tr. 14]. Theo Phan Huy Chú, lễ tế Giao đời cổ có hai
nghĩa: một là tế để đón khí hòa, hai là tế để cầu đƣợc mùa [21; tr. 734].
Ở Việt Nam, dƣới triều Lê, ý nghĩa của việc tế Trời đã đƣợc khắc trên tấm
bia Nam Giao điện bi ký dựng năm 1679 ở đàn Nam Giao Thăng Long: “Làm sáng
tỏ lễ tế Giao thì việc trị nước rõ như coi trên bàn tay. Nước Đại Việt ta được dựng
nên, đất đai muôn dặm. Xem việc đặt đỉnh, đắp thành, biết rõ được việc dựng nước.
Xem hướng lập điện, biết rõ được sự kính cẩn về việc tế Trời. Chọn góc mé nam
thành, xây điện Chiêu Sự đàn Nam Giao, chính là nơi muôn loài sinh trưởng”
[162].
Ngoài tế Giao, dƣới thời quân chủ, việc tế tông miếu hoàng gia của triều
đại và tế Xã Tắc cũng quan trọng không kém. Các triều đại quân chủ ở Việt Nam
đều có lập đàn Xã Tắc và xây dựng tông miếu nhƣng chỉ khác nhau về mặt quy
mô kiến trúc và trình tự nghi thức.
Tế tông miếu là một hình thức thờ cúng tổ tiên theo truyền thống của xã hội
Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Trần Đăng Sinh, “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là
một bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành
từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù
giúp cho con cháu, được thể hiện thông qua lễ nghi thờ phụng” [91; tr. 57]. Trong
mỗi gia đình của ngƣời Việt, bàn thờ tổ tiên đƣợc đặt ở nơi trang trọng nhất, thƣờng
là ở gian giữa của ngôi nhà. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về
linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết, song linh hồn vẫn còn dõi theo con cháu để giúp
đỡ. Triều Nguyễn tiến hành nhiều nghi lễ ở miếu, quan trọng nhất là lễ tế hƣởng (tế
theo mùa), lễ này quan trọng hơn cả lễ kỵ giỗ.
Nhà thờ tổ (cũng gọi là nhà thờ họ) là ngôi nhà thờ thủy tổ của từng dòng họ
hoặc còn gọi là từ đƣờng, ngƣời trƣởng họ coi sóc. Các chi thứ cũng có nhà thờ Tổ
tôn riêng. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên do ngƣời trƣởng họ tiến hành, dâng lễ vật lên bàn
thờ gia tiên tại nhà hoặc từ đƣờng, lăng mộ. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia

30
đình hay dòng họ mà quy mô của nhà thờ và nghi lễ cúng tế đƣợc làm phức tạp hoặc
đơn giản. Đặc biệt, đối với tầng lớp vua chúa, quý tộc, việc thờ cúng và chuẩn bị lễ
vật thể hiện sự giàu sang, phú quý của dòng họ. Đối với các triều đại quân chủ, việc
thờ tông miếu tổ tiên của hoàng thất càng trở nên quan trọng, thể hiện qua hình thức
kiến trúc nhà thờ (hoặc miếu) và nghi lễ cúng tế.
Đàn Xã Tắc là nơi thờ thần Đất và thần ngũ cốc. Hình thức đầu tiên ở Việt
Nam ra đời vào thời Lý và có trƣớc đàn Nam Giao. Trƣớc khi đàn Viên Khâu (đàn
Nam Giao) đƣợc đắp vào năm 1154, thời vua Lý Thái Tông đã đắp đàn Xã Tắc
năm 10481 [67, I; tr. 102]. Phan Huy Chú giải thích: “Trong kinh Lễ, đàn Xã để tế
Thổ thần, đàn Tắc để tế Cốc thần. Đàn làm ở bên hữu quốc đô” [21, I; tr. 872].
2.2 Cơ sở của việc hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế
2.2.1 Các đàn miếu đại tự của các triều đại trước triều Nguyễn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc lập đàn để tế Trời Đất, thờ cúng tổ tiên đã có từ rất lâu
trƣớc khi triều Nguyễn ra đời và đƣợc các triều đại trƣớc Nguyễn thực hiện ở những
quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Vì vậy, có thể nói đây cũng là một trong những cơ sở
cho việc hình thành các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế vào đầu thế
kỷ XIX.
2.2.1.1 Các hình thức đàn Nam Giao của các triều đại trước triều Nguyễn ở
Việt Nam và nghi lễ tế Giao
a. Đàn Nam Giao thời Lý (1009-1225) - Trần (1225-1400) - Hồ (1400-1407)
- Lê Sơ (1428-1527)-Lê Trung Hưng (1533-1788) ở Hà Nội và nghi lễ tế Giao
Mặc dù sử liệu chép thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), năm Thiệu Minh
thứ 15 (1153), tháng 9, đắp đàn Viên Khâu2 [21, I; tr.732] nhƣng lại không mô tả về
công trình này cũng nhƣ không có tƣ liệu nào ghi chép về nghi thức tế Nam Giao
thời Lý3. Đại Nam nhất thống chí biên soạn thời Nguyễn khi mô tả tỉnh Hà Nội

1
Về năm xây dựng đàn Xã Tắc, Phan Huy Chú lại ghi là năm 1045 [21, I; tr. 871].
2
Viên Khâu: đàn giống cái gò tròn để tế Trời
3
Đầu năm 2014, trong quá trình xây dựng đƣờng hầm và bãi xe ngầm của công trình nhà Quốc hội, một kiến trúc lạ đã phát lộ, nằm
hoàn toàn trong nền kiến trúc thời Lý tại hố G01, xuyên qua lớp văn hóa Đại La và sâu xuống lớp đất sinh thổ. GS. Kunikazu (Nhật
Bản) nêu giả thiết tại hội thảo quốc tế, đây chính là Minh đƣờng hoặc Thiên đƣờng, nơi vua “nhận mệnh Trời” [168]. Việc xác định
tên gọi và chức năng của di tích nằm dƣới nhà Quốc hội chƣa ngã ngũ, nhƣng theo di tích đã đƣợc xuất lộ với kết cấu hình tròn và
những chi tiết độc đáo, kỳ lạ, rất có thể đây chính là một loại kiến trúc để vua Lý cử hành lễ tế Trời.

31
cũng chỉ có thêm thông tin về địa điểm: “ở địa phận huyện Thọ Xương, phía Nam
tỉnh thành” [83; III, tr. 224].
Thời Lý, cứ ba năm một lần làm đại lễ tế Giao. Sử cũ ghi lại rằng vua đi tế
ngự xe Thái Bình, khắc gỗ làm thành 40 vị tiên mặc áo gấm vóc ngũ sắc, cầm cờ, có
khi ngự thuyền rồng ở hồ Chu Tƣớc thuộc phƣờng Bích Câu, dây kéo thuyền bằng
gấm. Hai năm làm trung lễ, vua đi ngự tế ngồi ngai lớn chạm trổ bách cầm. Một
năm làm tiểu lễ, vua đi tế ngồi ngai nhỏ, các quan văn võ theo sau [37; tr. 15]. Hiện
chƣa tìm thấy thêm tƣ liệu nào mô tả nghi thức tế Giao thời Lý một cách chi tiết và
cụ thể.
Sử sách nƣớc ta đều cho rằng thời Trần không có tế Giao1. Đại Việt sử ký
tiền biên chép: “Thời Trần chưa từng làm lễ tế Giao, Hán Thương bắt đầu làm"
[90; tr. 614]. Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí đã dẫn lời
của Ngô Ngọ Phong “Từ nhà Trần về trước, không làm lễ Giao tế Trời, lễ ý văn vật
thiếu sót nhiều vậy” [21; I, tr. 733].
Đàn Nam Giao thời Lê đƣợc xây dựng gần cửa ô phía Nam thành Ðại La2.
Thời Lê, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) cho tra cứu các điển lệ của Việt Nam và
Trung Quốc để hình thành nên quy chế riêng cho việc tế Giao, tiến hành lần đầu
tiên vào tháng Giêng năm 1462 và từ đó đƣợc tổ chức hàng năm vào đầu xuân [21,
I; tr. 705, 734]. Thời Lê Trung Hƣng, đàn Nam Giao này đƣợc cải tạo, làm mới điện
Chiêu Sự (khởi công năm 1663 và hoàn thành năm 1664) làm nơi vua tế Trời. Văn
bia Nam Giao điện bi ký3 thời Lê cho biết “Ðiện này xây gạch làm nền, đá dựng
làm cột, đao cong rực rỡ, đầu rồng dưới mái lượn song song" [9; tr. 44] [Ảnh 2.1:
Bia Nam Giao điện bi ký]
Nhƣ vậy, từ thời Lê Sơ, việc tổ chức nghi lễ tế Giao bắt đầu đƣợc tiến hành
một cách quy củ, nhƣ Phan Huy Chú nhận xét: “Khoảng năm Hồng Vũ (1368-

1
Trong thực tế, ở khu vực mà gần đây các nhà nghiên cứu đã thống nhất chỉ định di tích đàn Nam Giao của Kinh thành Thăng
Long thời Lý, Trần, Lê có vị trí ở vào khoảng nhà máy cơ khí Trần Hƣng Ðạo trƣớc đây, gần cửa ô Cầu Dền thuộc quận Hai Bà
Trƣng, khoảng giữa các phố Mai Hắc Ðế, Thái Phiên, Ðoàn Trần Nghiệp, Bà Triệu. Kết quả khảo cổ đã xuất lộ những di tích, di
vật thời Lý, Trần có các móng trụ sỏi và nhiều di vật nhƣ các loại gạch, ngói trang trí lá đề hình rồng, ngói ống với đầu ngói in
hình hoa sen, đầu chim phƣợng, đồ gốm sứ. Theo GS. Phan Huy Lê, các nhà khoa học xác nhận di tích đã phát hiện là một bộ
phận kiến trúc của đàn Nam Giao thời Lý, Trần, Lê, nhƣng đã bị tàn phế nặng nề. [164]. Điều này cho thấy có thể thời Trần vẫn
xây dựng và làm lễ tế Giao.
2
Tại vị trí thể hiện trên bản đồ Hà Nội năm 1873 [164]
3
Đƣợc phát hiện ở khu vực số 114 phố Mai Hắc Đế- ngõ Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội) ngày nay đã đƣợc đƣa về
bảo quản và trƣng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

32
1398), nhà Minh định thành điển. Đầu nhà Lê mới dùng chế độ nhà Minh, làm lễ
vào tháng Giêng” [21, I; tr. 734].
Theo mô tả của Phan Huy Chú, việc tế Giao thời Lê thƣờng theo trình tự:
trƣớc hai ngày, Thái thƣờng tự tiến bài xin vua ăn chay. Trƣớc 1 ngày, Đàn sứ bắt
đầu công việc chuẩn bị, đặt hƣơng án, bàn thờ lớn nhỏ các loại vào vị trí. Vua sẽ
mặc áo bào vàng, đai ngọc, đội mũ xung thiên để làm lễ. Năm 1437, vua Lê Thái
Tông (1433-1442) theo lời tâu của Lƣơng Đăng đổi mặc áo long cổn, đội mũ miện
khi tế Trời [21; I, tr. 703], cùng tham gia có công, hầu, bá và các văn, võ đại phu
của triều đình.
Trình tự nghi thức tế Giao thời Lê có thể tóm tắt nhƣ sau:
+ Làm lễ bái (bốn lần), lễ quán tẩy (rửa tay)
+ Lễ thƣớng1 hƣơng
+ Đọc cáo văn (các quan quỳ lạy trong khi nghe đọc)
+ Bái lạy. Lễ tất.
Theo Phan Huy Chú, lễ tế Giao thời Lê có tấu nhạc [21, I; tr. 736-737]
nhƣng không thấy có múa Bát dật.
Ngoài ra, nhà Lê cũng tiến hành lễ tế Trời Đất vào một số dịp trọng đại của
triều đình nhƣ lễ đăng quang, lễ đón năm mới… [39; tr. 73-74]
Theo quan niệm của Nho giáo, việc tế Giao gắn liền với tính chính thống của
ngƣời đứng đầu vƣơng triều, vì thế ngay cả chúa Trịnh dù đã lấn quyền vua Lê nhƣng
cũng không dám dùng nghi lễ của vua khi đi tế thay [133; tr. 90]. Niềm tin vào sự giao
cảm với thần linh mạnh đến mức khi nhà vua chỉ lỡ tay làm đổ lƣ hƣơng cũng đủ để
phải thay đổi cả niên hiệu2 [67, I; tr. 617].
Thời kỳ chúa Trịnh còn ở Thanh Hóa, chƣa thắng đƣợc nhà Mạc nhƣng trong
tƣ tƣởng tự coi mình là chính thống, vua Lê Thế Tông, năm Quang Hƣng thứ nhất
(1578), đã cho lập đàn Nam Giao ở bên ngoài cửa lũy Vạn Lại 3 [21,I; tr. 734]. Tuy
nhiên, hiện chƣa có thêm thông tin gì về di tích đàn Nam Giao này.

1
Chữ “Thƣợng” (上) trong trƣờng hợp này đọc âm “thƣớng” với nghĩa “hƣớng lên”
2
Năm 1572, vua Lê Anh Tông khi làm lễ tế Giao đã đánh đổ lƣ hƣơng nên phải đổi niên hiệu từ Chính Trị sang niên hiệu Hồng
Phúc.
3
Vạn Lại: ở huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, xứ Thanh Hoa, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

33
b. Đàn Nam Giao thời Hồ (1400-1407) ở Thanh Hóa và nghi lễ tế Giao
Đàn Nam Giao nhà Hồ xây năm 1402 ở trên núi Đốn Sơn (còn gọi là núi
Đún) thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Đàn nằm trong lòng
hai đỉnh của Đốn Sơn theo thế dựa vào tay ngai, hƣớng về phía Nam, bên ngoài có
hào và la thành bao quanh1 [Ảnh 2.2: Di tích đàn Nam Giao nhà Hồ ở Thanh Hóa].
Năm 1403, trong lễ tế Giao thời Hồ, nhà vua ngồi kiệu chạm mây rồng, có
các quan văn, quan võ và các cung tần, mệnh phụ theo hầu - việc bị coi là “làm
nhảm cả lễ mà khinh thường cả Trời” [21, 1; tr. 732]. Nhƣng lễ tế này đã không
thành công. Khi dâng rƣợu tế, Hồ Hán Thƣơng run tay làm rƣợu đổ xuống đất nên
cuộc lễ bị bãi bỏ. Sự cố ấy đƣợc các nhà Nho giải thích rằng: “những k làm tôi
tiếm loạn lấy việc tế Giao làm lễ lớn thường thường gặp tai biến bất thần thì lại
phải thôi, không làm được trọn lễ…” [21,1; tr. 733] và xem nhƣ một sự bất bình và
trừng phạt của Trời, để rồi sau đó mấy năm, nhà Hồ sụp đổ.
c. Đàn Nam Giao ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn (1558-1777) và nghi lễ
tế Giao
Sử liệu chính thống của triều Nguyễn không ghi chép về đàn Nam Giao và nghi
thức tế Giao ở Đàng Trong nhƣng Bénigne Vachet, một giáo sĩ nƣớc ngoài đã chứng
kiến một cuộc lễ tế Giao vào năm 1671 thời chúa Nguyễn Phúc Tần:
“... Hôm tế Giao, trời mới mờ mờ sáng, chúa và các hoàng thân, quan
chức trong triều, cả binh lính đều đến một cánh đồng rộng, sắp hàng
chỉnh tề. Chúa mặc áo đen, đầu trần. Mọi người giữ im lặng cho đến khi
mặt Trời ló dạng ở chân trời, lúc bấy giờ chúa bước ra khỏi ngai, đứng
giữa vòng tròn để làm lễ. Chúa lạy 5 lạy để tỏ lòng sùng kính Trời. Thế
rồi hoàng thân, quan lại, binh lính gào thét ầm ĩ, tung hô vạn tuế" [57; tr.
143-155].
Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy đã từng tồn tại ít nhất một Giao
đàn thời chúa Nguyễn ở một địa điểm ở phía Tây đƣờng Phan Bội Châu, mé trên
1
Năm 2005, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa khai quật thăm dò lần thứ nhất và năm 2007
khai quật trên diện tích 2.000 m2. Kết quả khai quật khảo cổ cũng cho thấy đàn tế Giao thời Hồ không có di tích móng trụ, chân
tảng của kiến trúc nhà có khung mái [164, nguồn đã dẫn]. Cũng trong đợt nghiên cứu bảo tồn tháng 4/2012, các nhà khảo cổ học
vừa phát hiện một bộ xƣơng trâu còn tƣơng đối nguyên vẹn nằm gọn trong huyệt đƣợc xây bằng đá giữa bức tƣờng bảo vệ đàn
tế. Ngƣời ta giả định: “Với quan niệm "tam sinh" (ba thứ cúng thần là trâu - dê - lơn) đã ăn sâu trong lòng người Việt nên Hồ
Quý Ly cho cúng trâu để tế thần linh” [163].

34
đƣờng xe lửa, khuôn viên bao trùm gần cả gò Bình An [104; tr.72]. Có lẽ dấu
tích đàn Nam Giao này chính là đàn Nam Giao đƣợc lập thời chúa Nguyễn Phúc
Tần (1648-1687) hoặc chí ít cũng vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-
1765), nhƣng vì lý do còn tôn trọng nhà Lê về mặt hình thức nên triều Nguyễn
chỉ ghi: năm Quí Sửu (l673) chúa (Nguyễn Phúc Tần) “ngự về phủ chính Kim
Long, tế cáo Trời Đất tôn miếu” [79, I; tr. 88]. Vị trí của lễ tế cáo Trời Đất này
có trùng với vị trí đàn Nam Giao đƣợc đề cập trong văn bản Hán Nôm cổ hay
không, quy mô của đàn tế này ra sao; ngoài việc tế Trời Đất, tôn miếu, các chúa
Nguyễn có tế Xã Tắc hay không.. tất cả những câu hỏi này còn đang bỏ ngỏ.
d. Đàn Nam Giao thời Tây Sơn (1778-1801) ở Bình Định, Huế, Hà Nội và
nghi lễ tế Giao
Thời Tây Sơn, do đặc điểm hoàn cảnh chính trị xã hội thời bấy giờ nên các di
tích đàn tế Trời của các đời vua triều Tây Sơn có một số vị trí khác nhau. Trƣớc hết
phải kể đến đàn Nam Giao ở thành Hoàng Ðế1 (Bình Ðịnh) của vua Thái Đức
Nguyễn Nhạc (1778-1793) [Ảnh 2.3: Đàn tế Trời của nhà Tây Sơn ở Bình Định
đƣợc phục dựng năm 2011-2012].
Ðàn tế thứ hai thời Tây Sơn là đàn tế Trời Đất của vua Quang Trung (1788-1792)
tại núi Bân thành phố Huế, đƣợc lập ngày 25-11 (ÂL) năm Mậu Thân (1788) khi
Nguyễn Huệ tập hợp binh sĩ, lập bàn tế Trời Đất để lên ngôi hoàng đế2 [Ảnh 2.4: Núi
Bân] [Ảnh 2.5: Dấu vết gạch và nền móng cũ ở núi Bân].
Đàn tế thứ ba thời Tây Sơn có thể kể đến là đàn tế thời vua Quang Toản (1792-
1801) khi vua bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc, “đắp gò Viên Khâu ở ngoài cửa Liễu Thị, xây

1
Kết quả khai quật năm 2007 ở Gò Chùa, một quả đồi cao khoảng hơn 37m, hình tròn nhƣ bát úp, ở phía góc tây-nam của thành
Ngoại đã xuất lộ di tích đàn Nam Giao của thành Hoàng Ðế thời Tây Sơn. Nhận xét về kiến trúc và quy mô của công trình này,
GS. Phan Huy Lê cho rằng đàn Nam Giao của thành Hoàng Ðế xây dựng theo mô hình qui chuẩn là trên tròn, dƣới vuông, tƣợng
trƣng cho Trời- Tròn và Ðất-Vuông gần nhƣ mô hình đàn Nam Giao Huế thời Nguyễn. Nhƣng đàn Nam Giao thời Tây Sơn dựa
trên cơ sở tận dụng một gò đất cao nằm về phía Tây Nam trong kinh thành. Phát hiện này hoàn toàn phù hợp với miêu tả của
Nguyễn Văn Hiển trong Ðồ Bàn thành chí [164].
2
Theo những dấu tích còn sót lại, đàn này có hình vành khăn với ba tầng. Từ chân núi lên đỉnh ở độ cao 37m là tầng thứ nhất có
chu vi 220m. Bề rộng của tầng này không đều nhau. Ngay ở chính giữa mặt tầng thứ nhất về phía Tây Nam, hiện còn dấu vết
một tầng phụ cao 1 m. Tầng thứ hai có chu vi 122,5 m, chiều cao so với tầng thứ nhất là 1,65 m. Tầng thứ ba ở ngay đỉnh đồi, bề
mặt khá phẳng, có chu vi 52,7m và cao hơn tầng thứ hai 1,2m [11; 127]. Đƣờng lên đàn theo bốn hƣớng (Đông, Tây, Nam, Bắc),
bề rộng các con đƣờng càng lên cao càng thu hẹp dần, bề ngang ở tầng thứ nhất là 5,2 m, ở tầng thứ hai chỉ còn 4 m...Hiện nay,
xung quanh khu vực sƣờn núi còn nhiều gạch vụn, dấu vết của lớp bó vỉa ba tầng đàn trƣớc đây. Các viên gạch có khổ rộng,
mỏng, thô, đủ các kích cỡ: rộng từ 14 cm đến 17 cm, dày từ 0,3 cm đến 0,4 cm, dài không rõ vì mớ gạch xuất lộ đều đã bị vỡ
vụn

35
đàn Phương Trạch ở trên Tây hồ, định cứ đến ngày Đông chí, Hạ chí thì tế Thiên Địa
ở hai nơi ấy” [50; tr. 70]1.
Những tƣ liệu ít ỏi về thời kỳ này cho thấy vị trí các đàn tế thời Tây Sơn
đƣợc lựa chọn để thực hiện các nghi lễ chỉ mang tính hình thức và nhất thời, đặc
biệt trong những bối cảnh xã hội có nhiều biến động, nên các đàn tế chƣa đƣợc xây
dựng một cách quy mô. Cho đến nay chƣa tìm thấy tài liệu mô tả nghi lễ tế Giao
của thời kỳ này ra sao.
2.2.1.2 Các hình thức tông miếu của các triều đại trước triều Nguyễn ở Việt
Nam và nghi lễ tế Miếu
Thông tin mô tả về quy cách kiến trúc và nghi thức tế tông miếu các triều đại
trƣớc Nguyễn không nhiều. Các triều Tiền Lê, Lý, Trần…đều đặt miếu hiệu cho vua
sau khi mất nhƣng cũng không thấy mô tả nhiều về nghi lễ tế tự.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư
cho biết thời điểm xây dựng hình thức Thái Miếu sớm nhất là vào thời Lý. Năm
1019, vua Lý Thái Tổ dựng Thái Miếu ở lăng Thiên Đức2, đến năm 1029 mới khánh
thành [67, I; tr. 91]. [Ảnh 2.6: Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh (xây dựng lại năm
1989)]. Tuy nhiên, việc dựng miếu diễn ra 10 năm sau khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi
nên sử thần Ngô Thì Sĩ phê phán “không khỏi có lỗi về sơ suất và chậm trễ” [21, I;
tr. 740]. Năm 1166, vua Lý Anh Tông cho làm thêm điện Thanh Hòa để thờ thần vị
các tiên đế tiên hậu nhƣng cũng không rõ quy mô của các miếu, điện này ra sao.
Việc xây dựng, quy hoạch vị trí, trang trí kiến trúc, nghi lễ tế tự cũng không đƣợc
mô tả kỹ càng.
Riêng thời Lê, việc xây dựng tông miếu đƣợc chú trọng hơn các triều đại
trƣớc. Ngoài nhà Thái Miếu ở Thăng Long, năm 1448, vua Lê Nhân Tông còn cho
dựng các điện miếu ở Lam Kinh [67, I; tr. 472]. Nhà Lê cũng có điện Phụng Tiên.
Trƣớc điện Phụng Tiên có Hiếu Kính Đƣờng, Mục Thanh Điện, Chƣơng Đức Đƣờng,
Chiêu Huân Đƣờng thờ các vua nhà Lê. Theo nhận xét của Phan Huy Chú, “triều Lê
làm miếu thờ chung tất cả vào một nhà, đã không phải là lễ chế thời cổ; Tương Dực
đế lại làm điện ở trước miếu mà chia làm giáp thất hai bên để thờ phụ các vương
1
Trong thực tế thì ngay từ thời Tây Sơn, đàn này đã không còn giữ vị trí và chức năng nhƣ trƣớc mà chỉ còn là nền cầu đảo mỗi
khi có hạn hán, là nơi cáo yết khi thay đổi niên hiệu...Nền đàn đƣợc xây ngôi đền nhỏ thờ Liễu Hạnh, tại đây diễn ra các cuộc
lên đồng và những chuyện hoang đƣờng khác đã đƣợc ghi chép trong Vũ Trung tuỳ bút.
2
Nguyên văn: "Thiên Đức lăng Thái Miếu", đến đây chưa thấy nói đến lăng Thiên Đức, ngờ nhầm ở chữ "lăng"; hoặc có thể
hiểu là Lăng Thái Miếu ở phủ Thiên Đức?” [67;I; 85].

36
ngành thứ, thế là trong việc phi lễ lại thêm thất lễ” [21, I; tr. 743]. Một thông tin khá
chi tiết về lễ tế miếu của nhà Lê lại đƣợc tìm thấy trong sử triều Nguyễn: “miếu nhà
Lê theo hình chữ Công (I). Gian giữa thờ Thái Tổ, hai bên thờ vị các vua, mỗi khi
gặp ngày huý, chỉ cứ làm lễ ở án chính, không rước ra nơi khác” [79, V; tr. 468].
Việc thờ tự và nghi tiết ở các miếu thời Lê đƣợc thực hiện vào các ngày sinh
nhật, kỵ nhật, lễ tứ quý (tổ chức vào 4 tháng quý trong năm, tức tháng 3, 6, 9 và 12
ÂL), lễ vào các tiết Chính đán, Nguyên tiêu và Thanh minh, ngày sóc, ngày vọng, ngày
lễ Khánh thọ, lễ Tế cờ …Ngoài ra, trong các lễ nghi tổ chức ở nhà Thái miếu thời Lê
còn có lễ Bảo thần: “Mỗi năm đầu mùa xuân cử hành lễ Bảo thần1 ở nhà Thái miếu”
[39; tr. 74].
Lễ kỵ nhật ở Thái Miếu nhà Lê đƣợc thực hiện theo trình tự nghi thức tóm tắt
nhƣ sau [21; I, tr.749-750]:
- Nghinh thần
- Quán tẩy (Vua rửa tay trƣớc khi làm lễ)
- Thƣớng hƣơng, tam nẫm hƣơng (ba lần nhúm hƣơng bỏ vào lò đốt)
- Hai lần bái.
- Sơ hiến lễ
- Đọc chúc
- Á hiến lễ
- Chung hiến lễ
- Triệt soạn.
- Đốt chúc văn. Lễ tất.
Lễ vật cúng có lụa, xôi, trâu, bò, rƣợu, cơm, trầu, cau, hƣơng, đèn, dầu, v..v..
Theo Lê Quý Đôn, năm 1438 thời vua Lê Thái Tông bắt đầu có Nhã nhạc
đƣợc sáng tác theo quy chế nhạc nhà Minh và bãi bỏ trò chèo hát [39; tr. 83]. Điều
này cho thấy trƣớc đó, các nghi lễ tế Miếu, ít nhất là dƣới triều Lê, đều có diễn chèo
hát và tấu nhạc.
Mặc dù Thái Miếu thời Lý hoặc các miếu điện tại hoàng cung phục vụ cho
hoạt động tế tự của hoàng gia các triều đại trƣớc Nguyễn gần nhƣ không còn dấu tích,
1
Lễ Bảo thần: Theo Lễ nghi chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì lễ Bảo thần cử hành ở nhà tôn miếu,
xin quỷ thần ban cho phúc lành.

37
nhƣng trong dân gian vẫn có nhiều nơi thờ các vị vua của các triều đại trƣớc. Trong
đó có những công trình do triều đình xây dựng, cũng có nơi do dân gian lập nên hoặc
mới đƣợc Nhà nƣớc trùng tu gần đây1. Việc tế tự do ngƣời dân chủ xƣớng, dần trở
thành một hình thức lễ hội dân gian [Ảnh 2.7: Đền thờ các vua thời Lê Trung Hƣng ở
Thanh Hóa (xây dựng năm 2011].
Về hình thức các tông miếu thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sử triều Nguyễn
ghi nhận từ “buổi quốc sơ, các phủ đều dựng miếu để thờ các vị thánh vương trước”
[79; I, tr. 110] nhƣng không có chi tiết nào mô tả quy mô kiến trúc của các công trình
này hoặc nghi thức tế tự ra sao. Thông tin về hoạt động thờ tông miếu của các chúa
Nguyễn đƣợc các sử gia triều Nguyễn ghi chép khá sơ lƣợc: năm 1644, dựng miếu
Hy Tông2 ở dinh cũ Phúc Yên [79, 1; tr. 53]; năm 1673, chúa Nguyễn Phúc Tần “tế
cáo Trời Đất tôn miếu” [79; I, tr. 88]; năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Trăn “lấy phủ
cũ3 làm miếu Thái Tông”4 [79; I, tr. 98]; năm 1744, cùng với việc xƣng vƣơng, đổi
gọi Chính dinh là Đô thành5, đổi y phục, thay phong tục, định triều phục văn võ…,
Võ Vƣơng Nguyễn Phúc Khoát cũng cho dựng tôn miếu [79; I, tr.153]. Tuy nhiên,
thƣ tịch triều Nguyễn để lại không ghi rõ quy chế đền miếu và việc tế tự thời kỳ này
ra sao, chỉ biết rằng từ năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho “đặt chức Tự thừa ở
miếu” [79; I, tr. 110].
Những ghi chép rời rạc trên đây cho thấy dƣới thời các chúa Nguyễn, việc
lập đền miếu tế tự trong dòng họ vẫn đƣợc duy trì nhƣng chƣa chú trọng các điển
chế về nghi thức tế tự.
2.2.1.3 Các hình thức đàn Xã Tắc của các triều đại trước triều Nguyễn ở
Việt Nam và nghi lễ tế Xã Tắc

1
Triều Đinh có rất nhiều đền thờ trong dân gian, riêng ở Ninh Bình đã có đến 16 đền thờ, trong đó có đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở
Gia Viễn (Ninh Bình), đền vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lƣ (Ninh Bình) đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVII. Triều Lý có đền
thờ Lý Bát Đế (còn gọi là Đền Đô, hay đền Cổ Pháp) ở Bắc Ninh thờ 8 vị vua nhà Lý, đƣợc vua Lý Thái Tông cho xây dựng
năm 1030. Đền đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh chống Pháp và đƣợc xây dựng lại năm 1989, đƣợc công nhận là di tích
lịch sử- văn hóa cấp quốc gia năm 1991. Hội đền Đô đến nay vẫn đƣợc dân gian duy trì tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3
ÂL để kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang và ban Chiếu dời đô, trở thành lễ hội truyền thống của nhân dân địa phƣơng.
Triều Trần có nhiều đền thờ các vua Trần, thƣờng gọi chung là đền Trần, có ở Thái Bình (đƣợc xây dựng từ thế kỷ XIII, trùng tu
năm 1999), Nam Định (xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần) và ở Quảng Ninh (xây dựng dƣới thời Trần
vào thế kỷ XIII)1. Triều Lê có đền thờ vua Lê Đại Hành thời Tiền Lê ở Ninh Bình (xây dựng vào thế kỷ XVII), đền thờ các vua
thời hậu Lê ở Thanh Hóa (xây dựng vào thế kỷ XV, xây dựng lại vào thế kỷ XIX và gần đây là vào năm 2011)
2
Tức miếu thờ chúa Nguyễn Phúc Nguyên
3
Tức phủ Kim Long
4
Tức miếu thờ chúa Nguyễn Phúc Tần
5
Tức đô thành Phú Xuân

38
Theo Toàn thư, đàn Xã Tắc đầu tiên của Việt Nam đƣợc dựng năm 1048
dƣới thời Lý1 [67, I; tr.102]. So với đàn Viên Khâu (đàn Nam Giao) đƣợc đắp vào
năm 1154, đàn Xã Tắc thời Lý đƣợc dựng sớm hơn 106 năm (năm 1048) với mục
đích “bốn mùa cầu đảo cho mùa màng” [67, I; tr.102], và lễ cày ruộng Tịch điền
còn sớm hơn sự ra đời của đàn Xã Tắc đến 10 năm (1038) [67, I; tr.95]. Điều này
cho thấy nhà Lý rất coi trọng nông nghiệp và việc làm của nhà vua là để làm gƣơng
cho dân chúng.
Tuy sử liệu không nhắc đến việc lập đàn tế Xã Tắc thời Trần, nhƣng Việt
điện u linh còn ghi đƣợc nhà Trần đã 3 lần gia phong cho thần Xã và thần Tắc ở
đàn Xã Tắc2, nên đây có thể là đàn Xã Tắc từ thời Lý [169; tr.35]. Cho đến nay,
chƣa có thêm thông tin gì về đàn tế Xã Tắc của nhà Trần, mặc dù nhƣ đã đề cập ở
trên, có nhiều khả năng nhà Trần vẫn duy trì việc tế Xã Tắc. Tƣơng tự, hình thức
đàn tế Xã Tắc của triều Hồ hoặc của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng chƣa xác
định đƣợc.
Đàn Xã Tắc thời Lê đƣợc Lê Quý Đôn mô tả: “Đàn Xã Tắc: nền đàn một khu,
nội nghi môn 3 gian, cửa nhỏ 2 gian, bốn xung quanh đắp tường, điện Canh Y 1 gian
1 chái, nhà Túc yết 5 gian 2 chái, kho tế khí và phòng bếp đều 3 gian, ngoại nghi môn
3 gian, bốn xung quanh đắp tường” [39; tr.63].
Tuy nhiên, cũng theo Lê Quý Đôn, dƣới thời Lê Trung Hƣng (1533-1789)
điện Canh Y không còn tồn tại [39, tr. 65], nhƣng vẫn có lễ tế Xã Tắc. Mặc dù đàn
tế Xã Tắc đầu tiên ở Việt Nam đƣợc lập vào thời Lý, nhƣng nghi thức về lễ tế Xã
Tắc thì phải đến thời Lê mới thấy đƣợc ghi chép khá chi tiết. Có thể tóm lƣợc trình
tự nghi lễ tế Xã Tắc của triều Lê nhƣ sau:
- Vua đến bái vị, lạy 4 lạy
- Ế mao huyết3,
- Quán tẩy (vua rửa tay)
- Điện bạch (dâng lụa)
- Sơ hiến lễ

1
Đàn này đã đƣợc phát hiện vào tháng 11 năm 2006, khi chính quyền thành phố Hà Nội cho thi công đƣờng vành đai 1 thuộc dự
án cải tạo đƣờng Kim Liên - Ô Chợ Dừa.
2
Vào năm Trùng Hƣng thứ nhất (1285) phong Hậu Tắc tƣ Đế Quân, năm Trùng Hƣng thứ tƣ (1288) đổi phong Thiên Tổ Xã Tắc
Đế Quân, năm Hƣng Long thứ 21 (1294) gia phong Thiên Tổ địa chủ Xã Tắc Đế Quân
3
Ế mao huyết: Theo lễ cổ, khi làm trâu hay bò để tế thì lấy một ít tiết, một ít lòng, một ít lông, đợi khi tế xƣớng “ế mao huyết”
thì đem chôn ở sau chỗ thờ

39
- Chƣớc tửu (dâng rƣợu), Độc chúc (đọc chúc văn)
- Ẩm phƣớc1 (uống rƣợu phƣớc)
- Từ thần
Quan độc chúc bƣng bản chúc, quan điện bạch bƣng lụa đến chỗ đốt. Đốt
xong, lễ tất [21, 1; tr.872-873]. Khi lễ xong, viên quan chánh hiến đƣợc chia một
phần thịt vai bên trái của con sinh theo nghĩa quý thịt vai của người nhà Chu” [39;
tr.70].
Mặc dù có thông tin cho rằng triều Tây Sơn cũng tiến hành tế Xã Tắc nhƣng
chƣa rõ thời điểm chính xác vào năm nào và quy mô ra sao. Tác giả Hà Xuân Liêm
đã dựa vào ghi chép của Phan Huy ch để xác định chùa Thiên Mụ là nơi nhà Tây
Sơn tế thần Xã Tắc: “Quân Trịnh lại bị Tây Sơn đánh cho thất trận (Bính Ngọ
1786), chùa Thiên Mụ đi vào giai đoạn hoang tàn đến tột cùng: Nhà cửa sập nát,
nền chùa bị san phẳng để đắp thành đàn cúng tế, ngày hạ chí vua ngự ra tế thần Xã
Tắc, chỉ còn lại một tòa Phật đường thì lại biến thành chỗ hành tại để vua ngự”2.
Tuy nhiên, lời “Tiếm bình” trong Việt điện u linh lại nói: “Nhà Nguỵ Tây ở
Phú Xuân mà trấn Nghệ An còn để đàn hiệu, gần đây có một tên học trò, ưa khôi hài,
khéo đó họa; quan Thự Trần nhà Nguỵ tế Xã Tắc, lễ xong, bèn khiến tên học trò vẽ
một bức đồ, đàn cuộc giống như lễ tế, ở dưới vẽ một con chó ăn những cái xương dư
sau khi tế xong, và để sáu chữ rằng: cẩu hữu lợi ư xã tắc”, nghĩa là chó có lợi cho
xã tắc, ý là để chê khéo vậy.” [169; tr.35]. Điều này cho thấy việc tế Xã Tắc thời Tây
Sơn, nếu có, cũng chỉ là hình thức.
Cho đến thời điểm hiện nay, tác giả chƣa tiếp cận đƣợc với những tài liệu mô
tả đàn Xã Tắc thời các chúa Nguyễn.
Nhƣ vậy, việc lập các đàn miếu và tiến hành nghi lễ cúng tế Trời, Đất, tổ tiên
đã đƣợc thực hiện ở các triều đại trƣớc Nguyễn. Tuy nhiên, ghi chép ít ỏi trong các
thƣ tịch cho thấy các đàn miếu và nghi lễ vào các thời kỳ này chƣa có sự quan tâm
đặc biệt của triều đình và không phải là những chuẩn mực cho dân chúng. Đến thời
Nguyễn, việc xây dựng đàn miếu và tổ chức nghi lễ mới đƣợc hoàn thiện hơn bao

1
Ẩm phƣớc: nhận rƣợu lộc do thần ban
2
Dẫn theo Hà Xuân Liêm [66; tr.31]; Phan Huy ch (1750-1822) là một trọng thần của triều Tây Sơn cho biết phần lớn nền chùa
Thiên Mụ đã bị “san đi để đắp đàn Xã Tắc Ngày hạ chí, vua ra tế thần đất” [56; tr.118-119].

40
giờ hết và đƣợc quy định hết sức chi tiết, thể hiện tầm quan trọng đặc biệt đối với
triều đại.
2.2.2 Bối cảnh ra đời của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế
Cuối thế kỷ XVIII, thế giới chứng kiến những thay đổi mang tính chất bƣớc
ngoặt do các cuộc cách mạng thƣơng mại và công nghệ thời kỳ này đem lại. Sự ra
đời và phát triển của hệ thống kinh tế tƣ bản chủ nghĩa ở châu Âu góp phần đẩy
nhanh tốc độ thực dân hóa ở các châu lục khác. Một số đế quốc nhƣ Anh, Pháp, Hà
Lan... bắt đầu hƣớng sự chú ý đến Nam Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á. Cuối thế kỷ
XVIII, Trung Quốc phải đƣơng đầu với những thách thức trong quan hệ thƣơng mại
với Anh và đi đến hậu quả là cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất vào thập
niên 30 của thế kỷ XIX. Các đảo quốc ở vùng biển Đông Nam Á cũng chịu sự kiểm
soát rồi đi đến chiếm đóng của Anh, Hà Lan hoặc Tây Ban Nha từ nửa cuối thế kỷ
XVIII-đầu thế kỷ XIX hoặc thậm chí sớm hơn nữa. Trƣớc tình hình ấy, mỗi nƣớc ở
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đều phải tìm lấy con đƣờng để tự bảo vệ
mình, tiếp tục tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh ấy, các vua Nguyễn ở Việt Nam
cũng đã chọn con đƣờng của riêng mình để duy trì triều đại độc lập và tự chủ trên
toàn cõi Việt Nam cho đến khi ngƣời Pháp dùng vũ lực chiếm đóng, thiết lập nền
cai trị bảo hộ vào cuối thế kỷ XIX.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Anh1 (sau này là vua Gia Long) lập nên nhà
Nguyễn. Lên ngôi khi đất nƣớc vừa trải qua chiến tranh, non sông vừa thu về một
mối, vua Gia Long phải đối mặt với nhiều thách thức để gánh vác trách nhiệm giữ
vững và duy trì nền thống nhất quốc gia của một nƣớc Việt Nam rộng lớn nhất
trong lịch sử dân tộc, xây dựng và vận hành guồng máy quản lý đất nƣớc đủ mạnh
trên những vùng lãnh thổ từ Nam chí Bắc đang còn nhiều khác biệt sau nhiều năm
bị phân lập bởi nhiều thế lực chính trị. Điều cần thiết nhất lúc bấy giờ là vua Gia
Long phải ổn định nhân tâm, nhất là với giới nhân sĩ trí thức Bắc hà sau một thời
gian dài dƣới quyền cai trị của chính quyền Lê-Trịnh luôn đề cao Nho học. Mặt
khác, việc tuyên bố ngôi vị đế vƣơng của vua Gia Long cũng cần có sự khẳng định

1
Có tài liệu còn ghi là Nguyễn Ánh hoặc Nguyễn Phúc Ánh. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, tên húy của vua Gia Long là
Nguyễn Phúc Anh, còn có tên là Chủng và Noãn [52; tr.215]

41
tính chính thống và quyền lực để tỏ rõ sức mạnh, thu phục lòng ngƣời. Bởi vậy, lời
chiếu lên ngôi của vua Gia Long cũng là bản tuyên ngôn về ngôi vị chính thức và
trọng trách của nhà vua trong thiên hạ: “Đức vua mặt Trời làm tượng, vương giả lấy
đấy mà hướng đến quang minh; đạo Kiền thống trị cả Trời, thánh nhân nhân đấy
mà noi theo phép tắc” [79, I, tr.665].
Những khái niệm về “đạo Kiền”, “lấy mặt Trời làm tượng” xuất phát từ ý
nghĩa của quẻ Kiền trong kinh Dịch-một trong Ngũ kinh của Nho giáo Trung Quốc.
Quẻ Kiền đƣợc giải thích: “Kiền tức là Trời...Kiền là đầu muôn vật, cho nên là
Trời, là Dương, là cha, là vua.” [105; tr. 63]. Rõ ràng là sự khẳng định vị trí độc
tôn và tính chính thống của vị vua khai sáng triều Nguyễn đƣợc dựa trên tƣ tƣởng
triết lý của Nho giáo.
Vua Gia Long rất quan tâm đến việc giáo dục và phát triển Nho học. Ngay từ
buổi đầu triều đại, ông đã từng bảo thị thần rằng: “Học hiệu là nơi chứa nhân tài,
tất phải giáo dục có căn bản thì mới thành tài. Trẫm muốn bắt chước người xưa,
đặt nhà học để nuôi học trò, ngõ hầu văn phong dấy lên, hiền tài đều nổi, để cho
nhà nước dùng” [79, I, tr. 876]. Những nội dung của giáo dục khoa cử theo Nho
giáo cũng là nội dung đƣợc đƣa vào hệ thống giáo dục khoa cử thời Nguyễn, trở
thành nền tảng cho các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của Nhà nƣớc
quân chủ, xây dựng nên một xã hội trọng giáo dục, xiển dƣơng pháp trị kết hợp với
lễ nghi, duy trì trật tự và đẳng cấp xã hội có lợi cho nền chuyên chế quân chủ thời
Nguyễn.
Có thể nói đây là sự kế thừa, tiếp nối tƣ tƣởng của các triều đại trƣớc mà gần
nhất là nhà Lê ở Đàng Ngoài và khuynh hƣớng trọng Nho cuối thời các chúa
Nguyễn. Khuynh hƣớng này đã đƣợc nhem nhúm ở Đàng Trong từ đầu thế kỷ
XVIII1 và thể hiện rõ dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát qua việc đổi chính sóc,
thay trang phục, đặt lại niên hiệu, và nhất là bắt đầu vận dụng triết lý và nguyên tắc
trị nƣớc của Khổng Tử vào việc vận hành chính quyền xứ Đàng Trong từ năm

1
Từ năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu đã dùng nhiều điển tích và sáo ngữ có nguồn gốc Nho giáo trong huấn điều ban hành cho
dân chúng: “Nay bảo khắp cha con vợ chồng, phải noi theo luân thường Nghiêu Thuấn; chớ trái ta khuyên răn dạy bảo, mà sa
vào lưới pháp Thành Thang” [79, I; 140]. Điều này khác với nhận xét của Li Tana về việc dƣới thời các chúa Nguyễn, Khổng
giáo không đƣợc đề cao, “thậm chí, về căn bản, hầu như không được biết đến” [95; 16]

42
17441: “…theo hào bốn qu Kiền, rồng hoặc đã nhảy, còn chờ thời nên khiêm tốn;
theo hào ba qu Khôn, ngựa lợi đi nhanh, nên tất cả đều tôn phò…đổi mới mệnh
Trời ở người có đức, để chở cơ đồ Hậu Tắc Công Lưu; dìu dắt thiên hạ đến cõi thái
bình, mong thấy cảnh đời Thành Chu Ngu Thuấn” [79; I, tr.151].
Khác với chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn, các vua triều
Nguyễn cai quản một vùng lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, bao gồm
cả lãnh thổ của Đàng Ngoài trƣớc đây dƣới thời vua Lê-chúa Trịnh. Bên cạnh việc
củng cố tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đặt chế độ về
quan lại, lễ nghi, hình luật, điền địa, thuế khóa, đúc tiền, định lệ lƣơng bổng, thiết lập
quan hệ bang giao, chỉnh đốn quân đội, đê điều, khai mỏ..., vua Gia Long cho tìm
kiếm, thu thập các sách vở của những triều đại trƣớc ở Việt Nam, tham khảo các điển
lễ của Trung Quốc, thƣờng xuyên bàn bạc với quần thần về việc san định các phép
tắc, lễ nghi. Mặt khác, ông cũng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn truyền thống văn hóa
của dân tộc, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên. Trong một cuộc tranh luận với Pigneau
dé Behaine vào năm 1789, trƣớc khi lấy lại đƣợc kinh đô, vua Gia Long (lúc bấy giờ
còn là Nguyễn Phúc Anh2) đã khẳng định quan điểm của mình: “tôi muốn thể hiện
cho mọi người thấy rằng tôi không thể quên tổ tiên và đem lại cho thần dân của tôi
một mẫu mực về lòng hiếu thảo...Tôi kiên trì thờ cúng ông bà theo cách mà tôi đã
trình bày với ngài, bởi tôi coi đó như là một trong những cơ sở của nền giáo huấn
của chúng tôi” [59; tr.302].
Năm 1802, sau khi đặt niên hiệu, vua Gia Long cho các tỉnh phía Nam lập
miếu thờ công thần, đặt đàn tế các thần núi sông, tạm dựng nhà Thái Miếu ở bên tả
trong Hoàng thành để làm lễ cáo miếu khi khải hoàn. Từ năm 1803, ông đã cho định
lễ tế hƣởng ở các miếu ở kinh đô, định lệ tế tự đối với các đền miếu do triều đình

1
Bắt đầu từ đây, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi gọi nơi phủ ở là điện, đổi chữ “thân” làm chữ “tấu”, văn thƣ vẫn dùng niên
hiệu vua Lê, nhƣng với các thuộc quốc thì xƣng là Thiên vƣơng. Bắt đầu khiến gọi Chính dinh là đô thành, gọi thân quân là
quân Vũ lâm, đổi Ký lục làm Lại bộ. Nha úy làm Lễ bộ, Đô tri làm Hình bộ, Cai bạ phó đoan sự làm Hộ bộ, đặt thêm hai bộ
Binh và Công để chia chức chƣởng; đổi văn chức làm Hàn lâm viện; lấy Nguyễn Đăng Thịnh làm Lễ bộ kiêm Lại bộ, Lê Quang
Đại làm Hộ bộ kiêm Binh bộ; lấy Nguyễn Thừa Tự làm Cai bạ dinh Quảng Nam…, đổi y phục, thay phong tục, cùng dân đổi
mới…định triều phục văn võ (văn từ chức quản bộ đến chiêm hậu, huấn đạo; võ từ chƣởng dinh đến cai đội, mũ sức vàng bạc,
áo dùng mãng bào hoặc gấm đoạn, theo cấp bực). [79, I; 151, 153]. Tuy nhiên, những cải cách của chúa Nguyễn Phúc Khoát đã
không đủ sức cứu vãn chính quyền Đàng Trong đang trên đà suy thoái để rồi vị chúa Nguyễn cuối cùng Nguyễn Phúc Thuần đi
đến thất bại vào cuối thế kỷ XVIII trƣớc sức mạnh của quân Tây Sơn.
2
Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, “Năm 1780, tƣớng sĩ tôn ngài lên ngôi vƣơng ở Sài Côn, dùng ấn Đại Việt quốc
Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bửu” [52; 215, phần chú thích]

43
lập ở địa phƣơng, Năm 1804, nhân chuyến ra Bắc làm lễ thụ phong của nhà Thanh,
vua Gia Long ban hành điều lệ hƣơng đảng cho các xã dân ở Bắc Hà vì ông cho
rằng “gần đây giáo dục trễ nải, chính trị suy đồi, làng không tục hay, noi theo đã
lâu, đắm chìm quá đỗi” [79, I; tr.583]. Nội dung điều lệ hƣơng đảng bao gồm các
quy định về tiết ăn uống, lễ vui mừng, lễ giá thú, việc tang tế và việc thờ thần thờ
Phật. Theo đó, “chùa quán có đổ nát mới được tu bổ, còn làm chùa mới và tô tượng
đúc chuông, đàn chay hội chùa, hết thảy đều cấm” [79, I, tr. 586].
Bên cạnh yêu cầu phải ổn định xã hội, chỉnh đốn phong tục, yêu cầu về quản
lý và điều hành đất nƣớc trong giai đoạn mới cũng đòi hỏi triều đình Nguyễn phải
sử dụng những ngƣời am hiểu, có kiến thức về luật pháp và công văn sổ sách, hay
chính xác hơn là cần trọng dụng giới quan lại, nho sĩ. Chính các sử gia triều Nguyễn
cũng khẳng định: “Vua [Gia Long] tôn chuộng đạo Nho, rất chú ý việc lễ nhạc” [79,
I; tr.724]. Trong đó, việc dùng lễ để giáo hóa dân chúng, dựa vào vƣơng đạo để
quản lý đất nƣớc đƣợc các vua đầu triều Nguyễn khai thác triệt để. Vì vậy, việc xây
dựng đàn miếu và đặt ra các quy tắc để chỉnh đốn việc lễ nghi đều đƣợc thực hiện từ
thời vua Gia Long.
Trong các công trình kiến trúc chính của triều đình Nguyễn đƣợc
xây dựng ở Huế dƣới thời vua Gia Long, các đàn miếu đã đƣợc nhà vua đƣa vào quy
hoạch tổng thể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện diện mạo Kinh đô Huế.
Việc quy hoạch kinh đô Huế dựa trên những nguyên tắc triết lý cổ của
phƣơng Đông nói chung và theo truyền thống của Việt Nam nói riêng, đồng thời có
sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm địa hình và cảnh quan của Huế, tạo nên sự hài
hòa giữa quy hoạch kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
về triết lý phong thủy: “Kinh sư là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa
miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thuỷ thì có cửa
Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn
ngăn; sông lớn ngăn phía trước; núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thế
vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua” [83; I, 15]. Vị
trí của Kinh đô Huế đƣợc xem là “đất đế vƣơng” với núi Ngự Bình làm “tiền án”

44
che chắn trƣớc mặt, sông Hƣơng làm “minh đƣờng”, hình thế núi non nhƣ rồng
chầu, hổ phục.
Trong mối quan hệ giữa vị trí định đô và các yếu tố phong thủy tốt đẹp ấy,
các vua Nguyễn đã khéo léo thiết lập một quy hoạch tổng thể kinh đô Huế phối hợp
với ngũ phƣơng, ngũ hành và ngũ sắc. Ở kinh đô Huế, mối quan hệ âm dƣơng, ngũ
hành thể hiện qua 5 phƣơng hƣớng chủ yếu (Trung tâm, Đông, Tây, Nam, Bắc), 5
yếu tố cơ bản của tự nhiên (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và 5 màu cơ bản (vàng,
trắng, xanh, đen, đỏ) là cơ sở cho ý tƣởng quy hoạch của Kinh thành, đƣợc phản
ánh trong tên gọi của nhiều công trình quan trọng ở khu vực này [1, tr. 107-123].
Trong tổng thế quy hoạch ấy, các đàn miếu đƣợc xây dựng ở những địa điểm
quan trọng, cùng có chung những ảnh hƣởng tốt đẹp từ các yếu tố tự nhiên về mặt
phong thủy và đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với các công trình quan trọng khác
của triều Nguyễn. Đàn Nam Giao đƣợc chọn vị trí ở phía Tây Nam, bên ngoài Kinh
thành Huế. Đàn Xã Tắc đƣợc xây bên trong Kinh thành Huế nhƣng bên ngoài khu
vực Hoàng thành, nằm ở phía Tây. Đặc biệt, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn đƣợc
lựa chọn vị trí trang trọng nhất trong khu vực Hoàng thành với 4 miếu thờ tọa lạc ở
hai bên trái, phải của trục chính Hoàng thành, phía trƣớc điện Thái Hòa [PL.2.1: Sơ
đồ vị trí các đàn miếu trong quần thể di tích cố đô Huế].
Tiếp nối tƣ tƣởng trị quốc của vua Gia Long, vua Minh Mạng (1820-18411)
lên kế vị đã thực hiện thêm nhiều cải cách nhằm hoàn thiện những công việc mà
vua cha đang làm dang dở. Với cải cách hành chính (1831-1832), ông đã tiến một
bƣớc dài trên con đƣờng củng cố, cách tân bộ máy hành chính để trở nên chặt chẽ,
quy củ. Nhiều địa giới tỉnh, huyện, xã đƣợc xác lập thời kỳ này hiện vẫn còn đƣợc
duy trì đến tận ngày nay. Trong suốt giai đoạn trị vì của mình, cùng với việc kiện
toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc, vua Minh Mạng cũng liên tục điều chỉnh, bổ sung và
hoàn thiện hệ thống điển chế nghi lễ song song với việc tăng cƣờng pháp trị dựa
trên sự tham chiếu các điển lễ của các triều đại trong nƣớc và Trung Quốc. Từ năm

1
Năm Minh Mạng thứ 21 kéo dài đến ngày 22/1/1841.

45
Minh Mạng thứ 2 (1821), vua Minh Mạng cấp phẩm phục cho các quan văn võ từ tứ
phẩm trở lên để mặc khi dự lễ đại triều, cho chế lỗ bộ đại giá và cờ xí, binh khí;
năm Minh Mạng thứ 3 (1822) bắt đầu chế bản nhạc tế Ngũ hưởng các miếu và đặt
bài ca Bát dật; năm Minh Mạng thứ 12 (1831) bắt đầu cho chế đồ ngự phục, áo cổn,
mũ miện dựa trên cơ sở tham khảo quy chế Trung Quốc đời cổ. Năm 1832, vua
Minh Mạng tiếp tục phân chia lại trật tự đứng chầu của các quan theo nguyên tắc
quan văn bên trái, quan võ bên phải theo điển lễ đời cổ. Nhƣ vậy, mặc dù các đàn
miếu và cách thức tổ chức nghi lễ đƣợc khởi xƣớng dƣới thời vua Gia Long (trừ
Thế Miếu đƣợc xây sau khi vua Gia Long qua đời) nhƣng vẫn đƣợc tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện dƣới thời vua Minh Mạng. Đây cũng chính là chủ trƣơng nhất
quán của triều Nguyễn: “Khai cơ toàn võ lược. Cầu trị xiển văn công” (dịch nghĩa:
Cơ đồ gây dựng bằng võ lược, Trị nước phải sáng nghiệp văn tài) nhƣ nội dung thể
hiện trong bài thơ khắc trên điện Thái Hòa [Ảnh 2.8: Ô thơ trên điện Thái Hòa].
2.2.3 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ khi xây dựng đến trước
năm 1885
Do đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử, quá trình phát triển của các đàn miếu đại
tự triều Nguyễn có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn từ khi mới xây dựng đến
năm 1885 (giai đoạn triều Nguyễn còn giữ đƣợc chủ quyền trên lãnh thổ Việt Nam)
và giai đoạn từ 1885 đến năm 1945 (giai đoạn các vua Nguyễn đã đánh mất chủ
quyền vào tay ngƣời Pháp). Từ 25/8/1883, triều đình Huế đã ký hiệp ƣớc Harmand
với Pháp, chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, đánh mất quyền tự chủ trên phạm
vi toàn quốc và tiếp đó là điều ƣớc Patenôtre (6/6/1884) đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu
cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chính thức cắt đứt quan hệ giữa triều đình
Nguyễn với nhà Thanh Trung Quốc. Tuy nhiên, vị trí của vua Nguyễn cho đến thời
điểm này vẫn còn tồn tại khá độc lập, chƣa bị ngƣời Pháp chi phối. Kể từ sau sự kiện
Thất thủ Kinh đô Huế (7/5/1885), triều đình Nguyễn không còn thực quyền mà chỉ còn
tồn tại về mặt danh nghĩa, hoàn toàn chịu sự chi phối của ngƣời Pháp.

46
2.2.3.1 Đàn Nam Giao
* Năm xây dựng và vị trí của đàn Nam Giao: tháng 2 (ÂL) năm Gia Long thứ 5
(1806), đàn Nam Giao chính thức đƣợc xây dựng ở địa phận làng Dƣơng Xuân, phía
nam Kinh thành Huế, nay thuộc địa bàn phƣờng Trƣờng An và phƣờng Thủy Xuân
(thành phố Huế). Tại đây, các vua Nguyễn thay mặt thần dân cả nƣớc tiến hành lễ tế
Trời Đất, lễ tế quan trọng vào bậc nhất của triều đình1. Trƣớc đó, vua Gia Long đã
cho lập đàn tế Trời khi vừa khôi phục lại đất nƣớc nhƣng chƣa xây dựng kiên cố. Đàn
đƣợc lập ở làng An Ninh (phía Tây Bắc Kinh Thành Huế) vào ngày 1 tháng 5 (ÂL)
năm 1802 khi vua Gia Long hợp tế Trời Đất, cáo về việc đặt niên hiệu và tiếp tục làm
lễ tế Trời Đất vào tháng Giêng năm sau.
* Đặc điểm kiến trúc: Đàn Nam Giao có hƣớng chính quay về phía Nam, nay là
địa điểm giáp với đƣờng Nam Giao, phía Bắc là đƣờng Điện Biên Phủ, phía Đông là
đƣờng Tam Thai, phía Tây là đƣờng Minh Mạng. Đàn có ba tầng. Tầng thứ nhất hình
tròn (Viên đàn) thờ Trời và phối thờ tổ tiên của nhà Nguyễn2, cao 6 thƣớc 8 tấc, chu
vi 30 trƣợng 3 thƣớc 5 tấc3, bốn mặt có thềm: ngọ giai (bậc phía Nam) 15 bậc; Đông
Tây bắc đều 9 bậc [Ảnh 2.9: Đàn Nam Giao thời Nguyễn ở Huế].
Tầng thứ hai hình vuông (Phƣơng đàn), thờ các thần Mặt trời, Mặt trăng, các
thần Mây, Mƣa, Gió, Sấm, thần sông, thần biển, thần núi....Đàn này cao 2 thƣớc 5
tấc, mỗi bề 19 trƣợng 5 thƣớc 7 tấc4.
Tầng thứ ba cũng hình vuông, cao 1 thƣớc 9 tấc, mỗi bề 37 trƣợng 5 thƣớc 5;
chung quanh ba tầng đều có lan can, bốn mặt thềm đều bốn bậc. Ở tầng thứ ba, phía
Đông nam đặt sở Phần sài6, phía Tây Bắc đặt sở ế khảm7 (ế mao huyết). Ở ngoài ba
tầng làm nền vuông, trồng thông toàn bộ. Ngoài nền vuông có xây tƣờng chung
quanh bằng đá, chu vi 152 trƣợng 9 thƣớc8. Bốn mặt đều mở ba cửa rộng, xây cột

1
Ngoài ra, cuối thời Nguyễn còn thấy có Thiên Đàn, là nơi “vọng tế”. Trƣớc năm 1887, đàn này ở bên phải điện Văn Minh. Sau
năm 1887, đàn này đƣợc dựng ở trƣớc cung Khôn Thái, “qui mô bẳng bảy phần mười” đàn trƣớc. Đàn này có một tòa nhà vuông
kiểu một gian, hai chái, nền lát gỗ hồng sắc, đòn tay, rui đều làm bằng tre, trên lợp lá dừa, ngoài che phên nứa [89; IX, tr. 26-27].
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, đây chỉ là “đàn vọng tế”, nơi vua vọng tế trời vào ngày 25 tháng 8 âm lịch hàng năm chứ
không phải tế trời một cách chính thức vào mùa xuân tại đàn Nam Giao, và có thể đàn tế này đã đƣợc thiết lập từ những năm
đầy biến động vào cuối thời Tự Đức, hoặc từ thời “tứ nguyệt tam vƣơng” [4; tr. 20-21].
2
Gồm chúa Nguyễn Hoàng (sinh 1525 - mất 1613) và các vua Nguyễn (cho đến vua Khải Định)
3
Tƣơng đƣơng với cao 3,2m, chu vi 142, 65m (theo tỷ lệ 1 thƣớc (đo đất/điền xích) = 0,47m) [159]
4
Tƣơng đƣơng với cao 1,175m, mỗi bề 91,7m
5
Tƣơng đƣơng với cao 0,87m, mỗi bề 176,25m.
6
Phần sài: Nơi chất củi để đốt các đồ cúng tế nhƣ bò, lợn và lụa, cho cháy hết bốc khói lên cao, để tế Trời.
7
Ế khảm: Nơi đào lỗ để chôn lông, huyết các con vật tế và lụa xuống đất, để tế Đất.
8
Tƣơng đƣơng 1.137,4m (theo tỷ lệ 1 thƣớc = 0,47m)

47
gạch. Ở ngoài đàn về phía bên phải có Trai cung làm nơi vua ăn chay, xung quanh
xây tƣờng gạch, mở hai cửa trƣớc sau, trong tƣờng và ngoài tƣờng đều trồng nhiều
cây thông [79; I, tr. 652- 653]; [83; I, tr.27, 28]. Theo lệ từ thời vua Minh Mạng, các
quan mỗi khi đƣợc thăng chức đều trồng một cây thông để làm kỷ niệm. Trên mỗi
cây đều có treo các tấm thẻ bằng đồng hoặc bằng đá ghi tên và chức danh của ngƣời
trồng. Ghi chép của tác giả Từ Lâm cho biết vào năm 1942 những ngƣời tham gia tu
bổ Trai cung còn thấy một vài cây thông vẫn đeo thẻ nhƣng phần nhiều đã bị thời
gian xóa nhòa những nét khắc trên thẻ đá. Đặc biệt, trong đó còn có tấm thẻ của vua
Minh Mạng với dòng chữ “Minh Mạng thập ngũ niên, giáp ngọ,cung thuyên” (Năm
Giáp Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ mƣời lăm (1834), kính khắc). Mặt kia của tấm
thẻ khắc hai chữ “Ngự minh” và một bài tứ ngôn khắc làm hai dòng nhƣng có nhiều
chữ đã bị mờ [63; tr.5] [Ảnh 2.10: Thẻ bằng đồng treo cây thông ở đàn Nam Giao,
Huế].
Ngoài ra, ở phía Đông Bắc của đàn còn có Thần trù (nhà bếp), kho Tế khí và
nhà sát sinh. Năm 1830, vua Minh Mạng cho làm thêm Thần khố1 để cất đồ thờ
[PL 2.2: Đàn Nam Giao và các công trình phối thuộc-1915].
Ba tầng đàn đều có tô màu: tầng thứ nhất tô màu xanh, tầng thứ hai tô màu
vàng, tầng thứ ba tô màu đỏ, theo ý nghĩa “đàn tế Trời thì dùng sắc xanh, đàn tế
Đất thì dùng sắc vàng” [79, II; tr.835]. Tầng dƣới cùng có lẽ theo nghĩa “con đỏ” (ý
chỉ con ngƣời).
Việc xây dựng đƣợc giao cho Chƣởng quân Phạm Văn Nhân trông coi. Khi
xong việc, triều đình thƣởng cho quân làm việc 5000 quan tiền và lấy 25 ngƣời dân xã
Dƣơng Xuân làm đàn phu, miễn cho sƣu dịch [79; tr. 653].
Trong giai đoạn từ khi xây dựng đến trƣớc 1885, việc hoàn thiện không gian
tế lễ ở đàn Nam Giao chủ yếu đƣợc thực hiện vào thời vua Minh Mạng và tiếp tục
một số ít hoạt động vào thời vua Thiệu Trị. Thời đầu triều, việc tế Giao đƣợc tiến
hành trên đàn tế lộ thiên. Đến thời Minh Mạng năm thứ 19 [1838], nhà vua cho xem
xét sách vở và tham khảo hình thức đàn Nam Giao của nhà Minh, nhà Thanh
(Trung Quốc) để cho che nhà vải khi có lễ tế để đƣợc tề chỉnh trong trƣờng hợp thời

1
Thần khố: kho để những đồ tế ở Đông Bắc Giao đàn.

48
tiết không thuận lợi [79, V; tr.264-265]. Cũng sau dịp tế Giao năm này, từ năm
1839 trở đi, mỗi khi có lễ, ba tầng đàn tế đều đƣợc dựng nhà lợp vải. Viên đàn dựng
nhà hình tròn, phía trên và xung quanh lợp vải màu xanh, màn quây xung quanh
cũng màu xanh, gọi là Thanh ốc (từ năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) trở đi gọi là Hoàng
khung vũ). Riêng mái phía trƣớc, nơi đặt vị trí hành lễ của vua thì dùng một màn
hứng bụi bằng đoạn vũ vàng, chung quanh viền sắc đỏ, trong lót vải vàng. Phƣơng
đàn dựng nhà một gian hai chái, lợp vải màu vàng gọi là Hoàng ốc. Ở tầng thứ ba
cũng có nhà lợp vải vàng sau khi lễ xong lại đƣợc thu cất đi. Ngoài ra còn bố trí các
tấm màn rộng để hứng bụi và các loại tàn vuông, tàn tròn bày trƣớc ở tầng thứ nhất
thứ nhì 40 cái và hai hàng ở 2 bên trái, phải nhà lợp vải ở tầng thứ 2 [79, V; tr.268-
270]; [83, 1; 29]1.
Vào lễ tế Nam Giao năm 1841 (Thiệu Trị nguyên niên), nhà vua cho sử dụng
loại vải căng màn ở đàn Nam Giao là “thứ vải bạt gia hàng Tây dương, ngoài dùng thứ
giấy to ở Gia Định tô điểm vào” [74, IV; tr.240]. Nhà vua dặn dò kỹ thêm: “đốc công
phải gia tâm chiểu theo sách bản thế nào cho qui chế xứng đáng, thể chất được bền, có
thể che được mưa gió, có cần thêm các thứ giấy để tô điểm hoặc 4, 5 lần cũng được”
[74, IV, đoạn đã dẫn].
2.2.3.2 Các tông miếu thờ tổ tiên của hoàng gia triều Nguyễn tại Huế
* Năm xây dựng và vị trí của các tông miếu hoàng gia triều Nguyễn tại Huế:
Xét về thứ tự trong quy chế đại tự, tông miếu hoàng gia đƣợc xếp thứ hai sau tế
Giao. Tuy nhiên, xét về niên đại, tông miếu triều Nguyễn đƣợc xây dựng trƣớc khi

1
Chi tiết về kích thƣớc các nhà vải này đƣợc sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn mô tả: Tầng thứ nhất đàn Nam Giao làm
thêm nhà rộng 5 gian lợp vải xanh, hình tròn, bề ngang 6 trƣợng 4 thƣớc 8 tấc 1, gian chính giữa và 2 gian tả nhất hữu nhất đều
rộng 1 trƣợng 5 thƣớc 8 tấc, 2 gian tả nhị hữu nhị đều rộng 8 thƣớc 7 tấc, cột lớn 4 cái, mỗi cái cao 16 thƣớc 2 tấc, cột vừa 8 cái,
mỗi cái cao 9 thƣớc 9 tấc, cột nhỏ 12 cái, mỗi cái cao 6 thƣớc 3 tấc, trên để 1 cái thiên hồ, gỗ đều sơn xanh, lợp bằng vải xanh
sơn dầu, trong treo vải xanh, bên tả bên hữu và phía sau quây màn rộng bằng vải xanh. Hai án vị chính hiến, đặt ở gian chính
giữa, hơi lui về phía Bắc. Hai án, tả hữu phối vị đặt ở các gian tả nhị (gian thứ hai bên trái), hữu nhị (gian thứ hai, bên phải), hơi
tiến về phía Nam. Mỗi án màn hứng bụi và bình che bằng đoạn vũ mỗi thứ một chiếc, một án chính vị, hai án phối vị bên tả đều
dùng màu tím, chung quanh viền màu hồng, một án chính vị bên hữu dùng màu vàng, chung quanh viền màu xanh đều lót vải
vàng. Tầng thứ hai trƣớc hƣơng án là bái vị của vua (nơi vua làm lễ), làm nhà lợp vải vàng một gian hai chái (vuông 1 trƣợng 8
thƣớc1, gian chính giữa rộng 7 thƣớc 2 tấc, hai chái đều rộng 5 thƣớc 4 tấc, 4 cái cột cái mỗi cái cao 10 thƣớc 8 tấc, 12 cái cột
con, mỗi cái cao 7 thƣớc 2 tấc, gỗ đều sơn vàng, lợp bằng vải vàng sơn dầu, trong bày một bức hứng bụi nhƣ trƣớc) [79, V;
tr.268-270].

49
có đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc. Điều này cho thấy bên cạnh sự ảnh hƣởng của tƣ
tƣởng “Thiên mệnh” trong Nho giáo, việc thờ cúng tổ tiên theo truyền thống văn
hóa của Việt Nam luôn đƣợc các vua Nguyễn chú trọng. Vì vậy, từ những năm đầu
mới lập nên triều đại, vua Gia Long đã quan tâm đến việc xây dựng các đền miếu ở
kinh đô để thờ phụng tổ tiên. Sau khi đặt niên hiệu vào tháng 5 (ÂL) năm 1802, do
thời gian gấp rút chƣa kịp xây cất tông miếu một cách quy mô, vua Gia Long đã cho
tạm dựng nhà Thái Miếu ở bên trái Hoàng thành vào tháng 8 (ÂL) năm này1 [79, I;
tr.517]. Đến năm sau (1803), ông cho lập Nguyên miếu ở Thanh Hoa2, sửa lăng các
chúa Nguyễn, định lệ cung tiến lễ phẩm ngày kỵ của cha mình và bắt đầu quy định
ngày lễ tế Hưởng3 ở các miếu, chuẩn bị vật liệu xây dựng các miếu điện và bắt đầu
định cách thức xây dựng Kinh thành. [PL.2.3:Sơ đồ vị trí các miếu thờ trong Hoàng
thành Huế].
Tháng 3 năm Giáp Tý (1804), ngày Giáp Thìn, vua Gia Long cho dựng Thái Tổ
Miếu (Thái Miếu), Triệu Tổ Miếu (Triệu Miếu) và Hoàng khảo Miếu (sau này là Hƣng
Tổ Miếu/Hƣng Miếu). Năm 1821, Hƣng Tổ Miếu (Hƣng Miếu) và Thế Tổ Miếu
(Thế Miếu) đƣợc xây dựng.
Việc quy hoạch xây dựng ba miếu này đƣợc dựa trên ý tƣởng đã có từ trƣớc.
Trƣớc kia, khi ông mới lấy lại đƣợc đất Gia Định đã cho dựng nhà Thái Miếu để thờ các
chúa. Việc sắp xếp vị trí án thờ trong miếu theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục”4 bao
gồm ông Nguyễn Cam/Kim và các chúa Nguyễn, phía sau làm tẩm miếu để thờ các bà
phi của tiên vƣơng.
Thái Miếu, Triệu Miếu đƣợc xây trong cùng một khuôn viên ở phía Đông
Nam trong Hoàng thành, hƣớng về phía Nam. Đối xứng với cụm hai công trình này
qua trục dũng đạo của Hoàng thành là Hƣng Miếu, ở phía Tây Nam, cũng hƣớng về

1
Đợt thám sát khảo cổ học năm 2015 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tại khu vực Triệu Miếu hiện nay đã tìm thấy vết
tích nền móng của một công trình 3 gian 2 chái, có lẽ đây chính là vết tích của nhà Thái Miếu đầu tiên (xây dựng năm 1802),
cách nhà Triệu Miếu hiện nay khoảng hơn 13m về phía Nam,
2
Năm 1843, vua Thiệu Trị cho đổi lại là Thanh Hóa [82, VI; 515]. Nguyên trƣớc miếu này thờ Tĩnh vƣơng (tức ông Nguyễn
Kim, cha của chúa Nguyễn Hoàng), Thái vƣơng (tức chúa Nguyễn Hoàng), Trừng quốc công (tức ông Nguyễn Văn Lựu, cha của
ông Nguyễn Kim), Lỵ Nhân công Nguyễn Hán (con trai thứ hai của chúa Nguyễn Hoàng) và Oai quốc công (tức Nguyễn Ƣ Kỷ
(Dĩ), cậu ruột chúa Nguyễn Hoàng),đến năm này vua Gia Long cho xây lại thành hai miếu riêng, miếu chính thờ Tĩnh vƣơng
(gian giữa) và Thái vƣơng (gian bên trái); miếu mới đƣợc làm thêm bên trái miếu chính, thờ Trừng Quốc Công (gian giữa) và Lỵ
Nhân Công Nguyễn Hán (bên trái).
3
Lễ tế dâng cúng các vật phẩm theo mùa để tạ ơn tổ tiên
4
Theo phép tắc của Tông miếu ngày xƣa, Thủy Tổ thờ ở chính giữa, phía dƣới hàng Cha gọi là Chiêu, hàng con gọi là Mục.
Chiêu ở bên trái, Mục ở bên phải [114, tr. 1379].

50
phía Nam. Việc xây dựng quy mô ba miếu thờ vào năm 1804 đƣợc thực hiện theo
điển chế của nhà Hán, nhà Minh ở Trung Quốc:
“...bắt đầu từ Thái vương, trải đời truyền nhau đến Hiếu định vương thì
đúng hợp với số chín miếu. Nên định ở bên tả trong hoàng thành dựng
nhà Thái Miếu, noi theo kiểu đồng đường dị thất1 của nhà Hán nhà Minh,
thờ Thái vương làm Thái tổ, đặt ngôi ở gian giữa, từ Hiếu văn vương đến
Hiếu định vương thì chia ra hai bên 4 chiêu 4 mục, hợp thành 9; đằng
sau Thái Miếu thì dựng miếu Triệu tổ, thờ Chiêu huân tĩnh vương làm
Triệu tổ, để tỏ rằng Thái tổ là tự đó mà ra; lại ở bên hữu phía trong
hoàng thành, dựng miếu Hoàng khảo để tỏ rằng đế nghiệp là tự đó mà
ra. Tuyên vương và Huệ vương, thì đợi các miếu làm xong, sẽ làm viên
tẩm riêng để thờ” [79, I; tr.589].
Việc xây Thái Miếu đƣợc khởi công ngày 15 tháng 3 năm Giáp Tý (tức ngày
24 tháng 4 năm 1804). Công việc xây dựng đƣợc giao cho Khâm sai chƣởng Thần
Vũ quân kiêm giám Thần Sách quân Quận công Phạm Văn Nhân và Thần Sách
quân Túc trực dinh Thị trung Đô thống chế Kiêm Hòa hầu Nguyễn Văn Khiêm trực
tiếp trông coi. Ngoài ra còn có Công bộ Quý Lƣơng hầu Trần Văn Thiêm, Thần
Sách quân Tả dinh Phó Đô thống chế Trí Tín hầu Trịnh Trí, Túc Trực dinh Thị
trung Hữu nhị vệ Chánh Vệ úy Tƣờng Quang hầu Lê Văn Tƣờng, Túc Trực dinh
Thị trung Hậu nhất vệ Chánh Vệ úy Xuyên Thanh hầu Trần Văn Xuyên, Nội Trực
vệ Chánh Vệ úy Trƣơng Văn Phụng, Khâm sai Cai cơ Phó Quản Trung hầu các đội
thuyền An Nhân hầu Nguyễn Phúc An, Thần Vũ quân tả đồn Chƣơng Vũ vệ Phó vệ
úy Châu Quang hầu Nguyễn Văn Châu, Thần Sách quân Tả dinh Chánh Vệ úy
Khoáng Nhật hầu Nguyễn Phúc Khoáng cùng tham gia giám sát công việc.
Triệu Miếu đƣợc khởi công vào ngày Giáp Thìn, tháng 3 năm Gia Long thứ
3, tức là khoảng tháng 4 năm 1804. Việc thi công xây dựng Triệu Miếu đƣợc giao
cho Chƣởng quân Lê Văn Duyệt, Phó tƣớng Phan Văn Đức, Thống chế Lê Công
Nga, Chƣởng cơ Nguyễn Văn Thống, tham tri Nguyễn Văn Ngoạn trông coi công
việc kiến trúc [79, I; tr.589].

1
Đồng đƣờng dị thất: Cùng một nhà, nhƣng có nhiều gian, mỗi gian thờ một vị.

51
* Đặc điểm kiến trúc: Triệu Miếu đƣợc xây dựng hƣớng về phía Nam, làm
theo kiểu “Trùng lương trùng thiềm” với chính doanh1 3 gian, tiền doanh2 5 gian, “xà
chồng, mái chồng, đầu đao mép rồng, trên nóc gắn một cái bầu bằng men sứ, lợp
ngói lưu ly vàng3” [74; VII, tr. 46]. Toàn bộ phần nội thất của miếu đƣợc sơn thếp và
chạm trổ, liên ba trang trí ô hộc với các Hán tự và hoa lá, bát bửu. Với kết cấu “hai
mái trên một mặt nền”, kiểu kiến trúc “Trùng lương trùng thiềm” giúp mở rộng thêm
các bƣớc gian theo chiều ngang, kéo thêm chiều sâu của ngôi nhà, vì thế có một hệ
thống vì chuyển tiếp thƣờng gọi “vì vỏ cua” đặc trƣng của kiến trúc cung đình Huế.
Phần nhà trƣớc (tiền doanh) có bộ vì nóc thƣờng đƣợc để lộ diện, không có trần
che. Do đó, bộ vì tiền doanh của kiểu nhà kép trong kiến trúc cung đình Huế thƣờng
đƣợc trang trí, chạm trổ rất tinh xảo [PL 2.4: Bản vẽ kiến trúc Triệu Miếu]; [Ảnh
2.11: Triệu Miếu].
Ba mặt trƣớc, bên trái và phải của khu vực Triệu Miếu đều xây tƣờng gạch,
liền với tƣờng phía Bắc cửa Thái Miếu mở ba cửa lớn, ngoài tƣờng thấp ở phía Đông
là Thần khố, phía Tây là Thần trù. Phía trái tƣờng phía Nam của miếu là cửa Tập
Khánh, đối diện với cửa Nguyên Chỉ, phía phải là cửa Diễn Khánh, đối diện với cửa
Diễn Khánh gọi là cửa Trƣờng Hựu.
Thái Miếu cũng đƣợc xây dựng theo kiểu “Trùng lương trùng thiềm”, có quy
mô chính doanh 13 gian, tiền doanh 15 gian, Đông Tây hai chái, là nơi thờ các chúa
Nguyễn. Công trình này cũng có “xà chồng, mái chồng, đầu đao mép rồng, nóc
đính ngọc châu vàng, lợp ngói lưu ly vàng” [74; VII, tr. 46] và đƣợc sơn thếp. Phía
Đông Thái Miếu là điện Long Đức, phía Nam là điện Chiêu Kính, ở phía Tây đối
với điện Chiêu Kính là điện Mục Tƣ4. Hai công trình này cũng có mái chồng, lợp
ngói lƣu ly vàng. Hằng năm triều đình tổ chức tế vào ngày kỵ của các chúa ở ba
điện này, tùy theo thứ bậc5. Phía Bắc điện Mục Tƣ có một nhà vuông là nơi thờ Thổ
Công. Phía trái tƣờng Thái Miếu là cửa Hiển Thừa, phía bên phải là cửa Túc

1
Còn gọi là chính điện
2
Còn gọi là tiền điện
3
Còn gọi là ngói hoàng lƣu ly
4
Điện Long Đức trƣớc gọi là Tả Phƣơng Đƣờng, điện Chiêu Kính và điện Mục Tƣ trƣớc gọi là Tả Tế Sở và Hữu Tế Sở, đều
đƣợc đổi tên từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832).
5
Điện Long Đức là nơi kỵ chúa Nguyễn Hoàng và vợ, điện Chiêu Kính và điện Mục Tƣ là nơi kỵ các chúa Nguyễn còn lại.

52
Tƣờng; ở tƣờng mặt sau có hai cửa, phía bên trái là cửa Nguyên Chỉ, phía bên phải
là cửa Trƣờng Hựu. Ở trƣớc sân Thái Miếu, chính giữa là gác Tuy Thành1 có 3
tầng, ba gian hai chái, nóc gắn một cái bầu lớn bằng men sứ, lợp ngói lƣu ly vàng.
Phía bên trái và bên phải gác Tuy Thành có dãy tƣờng thấp, phía trái là cửa Diên
Hi, trên có lầu chuông, phía phải là cửa Quang Hi, trên có lầu trống. Hai cửa này
đều có 3 gian, trên lợp ngói lƣu ly vàng. Phía ngoài tƣờng này có hai nhà Tả vu và
Hữu vu đều 7 gian 2 chái, để thờ phụ các công thần thân huân thời chúa Nguyễn,
trên lợp ngói ván. Tƣờng phía Nam của miếu là cửa Thái Miếu có 3 gian, hai mái
chồng, lợp ngói lƣu ly vàng. Phía ngoài cửa Thái Miếu đặt 2 con sƣ tử đá. Theo mô
tả của Thái Văn Kiểm vào năm 1960 còn thấy 2 con sƣ tử này 2 [58; tr. 52]; [Ảnh
2.12: Thái Miếu hiện nay].
Chỉ hai tháng sau, mặc dù các miếu chƣa làm xong nhƣng vua Gia Long đã
bàn việc truy tôn tổ tiên, theo đó, các chúa Nguyễn và vợ đều đƣợc truy tôn là hoàng
đế và hoàng hậu: “Vương giả lấy đạo hiếu trị thiên hạ, mà đạo hiếu thì không gì lớn
bằng tôn thân. Truy tôn tổ tông là để tỏ lòng kính mà đạt đạo hiếu” [79, I; tr.600].
Đây không chỉ là việc thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo trong gia đình, dòng họ mà
còn vì một lý do quan trọng hơn nhiều, nhƣ vua Gia Long đã tuyên bố trong lời chiếu
nhân dịp lễ sách phong Hoàng thái hậu: “Trẫm chăm nuôi nhân dân, muốn trị dân
bằng đạo hiếu” [79, I; tr.678].
Công việc xây dựng các miếu đều do quân lính của triều đình thực hiện, kéo dài
cho đến tháng 10 (AL) cùng năm (tức khoảng tháng 11/1804), nghĩa là trong vòng 7
tháng. Khi hoàn thành, triều đình đã thƣởng tiền cho những ngƣời tham gia theo các
thứ bậc khác nhau. Nhà vua và quần thần làm lễ đặt bài vị các vua và hoàng hậu ở các
miếu, lấy Tôn Thất Thái làm cai đội, Tôn Thất Điêu làm đội trƣởng, suất quân Lão
thuyền trông coi các miếu [79, I; tr. 616].
Ngoài ngôi miếu chính, khu vực này còn có Thần khố (nhà kho) ở phía Đông
và Thần trù (nhà bếp) ở phía Tây. Hai công trình này đƣợc khởi công xây dựng vào
tháng 10 (AL) năm ấy (khoảng tháng 11/1804) và hoàn thành trong vòng một tháng.

1
Gác Tuy Thành trƣớc gọi là gác Mục Thanh, mới đổi tên từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829)
2
Hiện nay, hai con sƣ tử đƣợc đặt ở phía ngoài cổng Hiển Nhơn của Hoàng thành Huế.

53
Năm 1821, Hƣng Miếu đƣợc xây dựng, hay nói chính xác hơn là đƣợc
chuyển chỗ để làm nơi thờ thân phụ và thân mẫu của vua Gia Long. Công trình
có quy mô tƣơng đƣơng với Triệu Miếu cũng với kiểu thức “Trùng lương trùng
thiềm”, chính doanh 3 gian, tiền doanh 5 gian, xà chồng mái chồng, đầu đao mép
rồng, lợp ngói lƣu ly vàng, thờ ông bà Nguyễn Phúc Côn, song thân của vua Gia
Long. Ba mặt trƣớc, bên trái và phải đều xây tƣờng riêng bằng gạch liền với
tƣờng phía Bắc, mở 3 cửa, phía trƣớc là cửa miếu, phía bên trái có cửa Chƣơng
Khánh, bên phải có cửa Dục Khánh; ngoài cửa phía Đông là Thần khố, phía Tây
là Thần trù, tƣờng phía Bắc miếu bên trái đối với cửa Hiển Hựu là cửa Trí Tƣờng
[Ảnh 2.13: Hƣng Miếu].
Việc xây dựng Hƣng Miếu đƣợc giao cho Chƣởng Tƣợng quân Nguyễn Đức
Xuyên và Hữu tham tri Công bộ Trần Văn Tính trông coi. Ý nghĩa của miếu hiệu
“Hƣng tổ” đƣợc giải thích nhƣ sau: “Hoàng tổ là con thứ hai dòng đích của Thế
tông Hiếu Võ hoàng đế ta, phát phúc đã lâu dài, sinh ra Thế tổ Cao hoàng đế ta...
Phàm chữ Hưng” nghĩa là khởi nghiệp, lại có ý là thịnh vượng, Kinh Thi có câu:
Trời giúp cho người, sao chẳng nổi dậy (Hưng). Vậy xin lấy chữ Hưng” làm
miếu hiệu [79, II; tr.117].
Vua Minh Mạng đã cho xuất kho phát 1000 quan tiền giao cho viên giám đốc
chia đều cho binh lính làm việc, mua sắm vật liệu để dùng cho việc che lợp và phái binh
lính các quân, dinh lấy đất cát đắp nền, gồm cả 166 đẩu, mỗi đẩu vuông 3 tầm, cao 2
thƣớc, cho cấp phát mỗi đẩu cát 15 quan tiền [74, III; tr.501].
Công việc xây dựng các miếu đều đƣợc triều đình cho khắc bia để ghi nhớ
[Ảnh 2.14, 2.15: Bia Thái Miếu, Hoàng Khảo Miếu và Hƣng Miếu]; [PL. 2.5:Nội
dung văn bia Thái Miếu; PL. 2.6: Nội dung văn bia Hoàng Khảo Miếu và PL. 2.7:
Nội dung văn bia Hƣng Miếu].
Thế Tổ Miếu (gọi tắt là Thế Miếu) có cùng hƣớng chính phía Nam, dựng từ
năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại vị trí của Hoàng Khảo Miếu (cũ). Sau khi vua Gia
Long qua đời, vua Minh Mạng cho dời Hoàng Khảo Miếu lùi lại vị trí hiện nay và
đổi lại tên là Hƣng Tổ Miếu (Hƣng Miếu).

54
Việc xây dựng Thế Miếu đƣợc giao cho Chƣởng Tƣợng quân Nguyễn Đức
Xuyên và Hữu Tham tri Binh bộ Nguyễn Khoa Minh trông coi. Cũng nhân dịp này,
vua Minh Mạng cho đúc quả chuông to, sai Thƣợng thƣ Lại bộ Trịnh Hoài Đức làm
bài văn để ghi [79, II; tr.121].
Lực lƣợng xây dựng Hƣng Miếu, Thế Miếu gồm binh lính các quân Thị
trung, Thị nội, Thần sách, các nhóm nhân viên và thợ thuyền. Khi hoàn tất, vua
Minh Mạng đã thƣởng cho những ngƣời tham gia công việc 3000 quan tiền, giao
cho viên giám đốc chiếu theo công việc để chia cấp [74, III; tr.501].
Kiến trúc của Thế Miếu cũng làm theo kiểu “Trùng lương trùng thiềm”, chính
doanh 9 gian, tiền doanh 11 gian, hai chái, xà chồng, mái chồng, đầu đao mép rồng,
nóc đính một cái bầu lớn bằng men sứ, lợp ngói lƣu ly vàng, nội thất sơn thếp, thờ
các vua Nguyễn [PL. 2.8: Bản vẽ kiến trúc Thế Miếu]. Trên sân có 18 hàng lát đá làm
chỗ lạy cho các quan văn võ. Phía Đông là điện Canh Y, phía Tây là miếu Thổ công
đều làm theo kiểu nhà vuông (phƣơng đƣờng); tƣờng miếu phía bên trái có cửa Khải
Địch, phía bên phải có cửa Sùng Thành. Tƣờng mặt sau, phía bên trái có cửa Hiển
Hựu, phía bên phải mở cửa Ứng Hựu. Chính giữa trƣớc sân miếu dựng gác Hiển Lâm
có 3 tầng, 3 gian 2 chái, nóc đính cái bầu lớn bằng men sứ sơn thếp, mái lợp ngói lƣu
ly vàng. Tƣờng ngắn ở hai bên trái và phải gác Hiển Lâm có cửa Tuấn Liệt (bên trái),
trên có lầu chuông, và cửa Sùng Công1 (bên phải), trên có lầu trống. Hai cửa này đều
có 3 gian, lợp ngói lƣu ly vàng. Phía ngoài tƣờng có hai nhà Tả vu và Hữu vu đều có
7 gian, để thờ phụ các công thần thân huân thời Nguyễn; tƣờng phía nam của miếu có
cửa chính Thế Miếu. Phía ngoài cửa Thế Miếu đặt 2 con kỳ lân bằng đá [Ảnh 2.16:
Thế Miếu (khoảng 1919-1926)].
Điểm đặc biệt ở khu vực này là trên sân Thế Miếu có đặt Cửu đỉnh, đúc từ
năm Minh Mạng thứ 16 (1835) với ý nghĩa để “tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã
tụ lại… mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau” [79, IV; tr. 792-793].
Tên của các đỉnh đƣợc sắp xếp tƣơng ứng với miếu hiệu của các vua đƣợc thờ bên
trong Thế Miếu2. Trên các đỉnh đều có đúc nổi hình ảnh các muông thú, sản vật,
thành lũy, cửa biển, sông, núi hoặc các biểu tƣợng của tự nhiên nhƣ mặt trời, mặt

1
Trƣớc gọi là Phong Công, mới đổi tên từ năm Thiệu Trị thứ 1 (1841)
2
Bao gồm: chính giữa là Cao đỉnh; bên trái có các đỉnh lần lƣợt là: Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đỉnh; bên phải có các
đỉnh lần lƣợt là: Chƣơng đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh.

55
trăng, tinh tú, v..v.., thể hiện sự phong phú, đa dạng của một đất nƣớc thịnh vƣợng
trong thể thức thống nhất về hình dáng, chất liệu, kỹ thuật chế tác và trang trí...Với
những giá trị vô song về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, Cửu đỉnh đã đƣợc công
nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam năm 2013 [Ảnh 2.17: Cửu đỉnh].
Ngoài ra, hai bên Đông Tây trƣớc sân miếu còn đặt một đôi kỳ lân bằng
đồng mạ vàng trong thiết đình (đình bằng sắt). Bắt đầu từ năm 1833, vua Minh
Mạng phỏng theo quy chế của các triều Tống, Minh, Thanh của Trung Quốc để cho
chế tác các bộ kích có cán bằng gỗ sơn son, mũi bằng sắt nhọn, gồm 12 cái, Đông
Tây mỗi bên 6 cái cắm vào giá gỗ đặt trƣớc cửa Thái Miếu, Thế Miếu, Đại Cung
Môn và Ngọ Môn, gọi là môn kích để “trông cho nghiêm túc” và “giao biền binh
thủ hộ ngày đêm dàn bày” [79, III; tr.478]. Hai bên bậc thềm đá của các miếu đều
có chạm lan can hình con rồng (ở cửa giữa) và con cù (ở các bậc thềm hai bên). Ở
các góc mái miếu, điện, gác và các cửa đều có treo chuông gió.
Năm 1835, do Lê Văn Duyệt bị kết tội nên hai anh em Lê Văn Duyệt, Lê
Văn Phong bị đục bỏ tên khỏi bia đá. Bia ghi việc xây dựng Thái Miếu đƣợc dời
sang dựng ở tƣờng phía Tây quay mặt về phía Đông ở nhà vuông bên hữu [79, IV;
tr.833], tức điện Mục Tƣ ở khu vực Thái Miếu. Về sau, do điện Mục Tƣ bị hƣ hại
nên bia hiện đƣợc dựng ở bức tƣờng phía Đông của điện Long Đức (phía Đông Thái
Miếu). Bia ghi việc xây dựng Hoàng khảo miếu (lập năm 1804) và bia ghi việc xây
dựng Hƣng Miếu (lập năm 1821) đƣợc dựng ở gian chính giữa nhà Thần khố, phía
Đông của miếu này, quay mặt về phía Tây1.
Triệu Miếu đã đƣợc tu sửa lần đầu tiên vào tháng 5 năm Gia Long thứ 13, tức
là vào khoảng tháng 6 năm 1814. Công việc do Vệ úy Thị trung là Nguyễn Thành
trông coi. Vua Gia Long đã thƣởng cho các vệ lính và nhóm thợ tham gia công việc
xây dựng 400 quan tiền [74, III; tr. 501]; [79, I; tr.883].
Trong giai đoạn từ khi xây dựng đến trƣớc năm 1885, việc hoàn thiện không
gian nghi lễ tại tông miếu triều Nguyễn chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới thời vua Minh
Mạng. Năm 1823, vua Minh Mạng cho sửa chữa Thái Miếu và Thế Miếu, giao cho
Tống Phƣớc Lƣơng, Trần Văn Năng, Nguyễn Đức Huyên, Trần Văn Tính trông coi
công việc, huy động 800 biền binh làm việc ở Thái Miếu và 600 biền binh làm ở Thế

1
Về sau, nhà Thần khố này bị sụp đổ. Năm 2005, trong đợt chỉnh trang sân vƣờn khu vực Hƣng Miếu, hai tấm bia ở khu vực này
đƣợc dựng lại tại vị trí của Thần khố cũ, có nhà che bia.

56
Miếu. Kết thúc công việc, mỗi ngƣời đƣợc thƣởng 1 quan tiền. Riêng mỗi viên quan
trông coi các nhóm thợ gạch, thợ nề, thợ đá tham gia sửa chữa hai miếu này đƣợc
thƣởng 5 quan tiền; 4 quan ở ty mỗi ngƣời 4 quan, 382 ngƣời thợ mỗi ngƣời đƣợc
thƣởng 3 quan, 41 thợ đá mỗi ngƣời thƣởng 2 quan, 5 thợ ngói ở Gia Định thƣởng mỗi
ngƣời 1 quan tiền [74, III; tr. 501].
Cũng trong đợt này, nhà vua sai bộ Lễ đặt toà Thần ngự (án thƣ và giƣờng
ngồi1) ở tầng trên và tầng giữa hai gác Mục Thanh (sau đổi tên là gác Tuy Thành)
và Hiển Lâm, đồng thời cho chế lỗ bộ của Thái Miếu, bao gồm: Phiệt [thếp] vàng
10 cái; phƣớn truyền giáo, phƣớn cáo chỉ và phƣớn tín, mỗi thứ 2 cái; cờ báo vĩ, cờ
vũ bảo, giáo báo vĩ, búa nghi hoàng, kích ngù lông, qua ngù lông, đinh ba nằm có
ngù lông, đinh ba thẳng, giáo chuôi dài bên văn, giáo chuôi dài bên võ, búa con
[thếp] vàng, gậy kim ngô, mỗi thứ đều 4 cái. Ngoài ra còn chế thêm lỗ bộ của Thế
Miếu bao gồm đinh ba thẳng, đinh ba nằm, giáo chuôi dài bên văn, giáo chuôi dài
bên võ, búa [thếp] vàng, mỗi thứ đều 4 cái [79, II; tr.283-284].
Năm 1825, vua Minh Mạng cho lợp lại Triệu Miếu. Các viên giám biện và
cai đội đƣợc cấp thêm nửa tháng tiền lƣơng, binh lính làm việc đƣợc cấp mỗi ngƣời
2 quan.
Năm 1832, vua Minh Mạng tiếp tục cho sửa chữa điện Long Đức ở Thái
Miếu và 2 cửa Khải Địch, Sùng Thành ở Thế Miếu. Trong đợt này, nhà vua thƣởng
cho biền binh làm việc nửa tháng lƣơng bổng [74, III; tr.502].
Năm 1839, sau khi làm điện Phụng Tiên2 xong, vua Minh Mạng cho sửa lại Thế
Miếu với phần trang trí đƣợc sơn thếp và ghép mảnh sành sứ [79, V; tr. 452]. Việc tu sửa
đƣợc giao cho Đô thống Hữu quân Nguyễn Tăng Minh, thự Thống chế Long võ Tôn
Thất Bằng. Ngoài ra còn có Lang trung, Viên ngoại lang ở 6 bộ mỗi bộ 1 ngƣời cùng với
một ngƣời của Khoa đạo để giám sát.
Năm Tự Đức thứ 26 (1873), kỹ thuật lợp mái các miếu điện đƣợc cải tiến,
chỉ dùng 3 lớp gạch vồ ở bờ nóc chính thay vì 5 lớp nhƣ trƣớc đây và giảm 2 lớp
vữa lợp ngói, giảm bớt sức nặng đến một nửa [89, IX; tr.22-23].
1
Theo mô tả của Đại Nam thực lục [82, IX; tr. 134]
2
Điện này trƣớc có tên là điện Hoàng Nhân-công trình đƣợc xây dựng ở “phía Bắc, bên ngoài tường Thái Miếu” [79, I; tr.
879], tức là vị trí ở khu vực Phủ Nội vụ hiện nay, với mục đích ban đầu là để thờ thần chủ (đặt ở gian bên phải) của Thừa
Thiên Cao hoàng hậu, vợ vua Gia Long, mất năm 1814. Về sau, khi vua Gia Long qua đời, thi hài của ông đƣợc quàn tại
điện này. Năm 1829, công trình này đƣợc đổi tên là điện Phụng Tiên, năm 1837 đƣợc chuyển về vị trí hiện nay, phía Bắc,
bên ngoài tƣờng Hƣng Miếu. Các vua và hoàng hậu những đời sau tiếp tục đƣợc thờ vọng tại đây sau khi đã đƣợc triều
đình thực hiện đầy đủ các nghi thức tang lễ.

57
2.2.3.3 Đàn Xã Tắc
* Năm xây dựng và vị trí đàn Xã Tắc: Ở Việt Nam, nông nghiệp chiếm một vị
trí quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nƣớc, vì vậy, việc thờ cúng thần Đất và
thần Ngũ cốc cũng là những nghi lễ mang tầm quốc gia từ thời cổ đại.
Một tháng sau khi đàn Nam Giao đƣợc xây dựng, đàn Xã Tắc cũng đƣợc vua
Gia Long thiết lập năm 1806, ở phía Tây trong Kinh thành Huế, bên ngoài Hoàng
thành. Vị trí của đàn Xã Tắc trƣớc thuộc phƣờng Ngƣng Tích, nay thuộc địa phận
phƣờng Thuận Hòa. Khuôn viên của đàn đƣợc giới hạn bởi 4 con đƣờng: Ngô Thời
Nhiệm (phía Bắc, chƣa kể hồ Xã Tắc ở bên kia đƣờng), Trần Nguyên Hãn (phía Nam,
chƣa kể bình phong hậu của đàn nằm ở phía bên kia đƣờng), Trần Nguyên Đán (phía
Đông) và Nguyễn Cƣ Trinh (phía Tây) [Ảnh 2.18: Vị trí đàn Xã Tắc ở góc Tây Bắc
trong Kinh thành Huế]. Khi cho xây dựng đàn Xã Tắc, chiếu chỉ của nhà vua ghi rõ:
“Khâm sai Bắc thành Tổng trấn đặng rõ: Nay xây đắp đàn Xã Tắc, là việc rất quan hệ,
vậy truyền cho 11 trấn trong hạt phải nạp 256 tạ đất1, để làm cho kịp” [128;1, 116].
Việc xây dựng đàn Xã Tắc không chỉ đƣợc quan tâm về số lƣợng đất và nguồn cung
cấp đất, mà còn cả về chất lƣợng đất “chắc và sạch”. Tất cả các dinh, trấn trong cả
nƣớc đều phải chuẩn bị s n cho các thuyền từ Kinh đô đi chở về bằng đƣờng biển:
“Dinh Quảng Đức (nay là phủ Thừa Thiên) 100 khiêng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú ên, Bình Thuận, Bình Hòa, Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, mỗi dinh 50 khiêng; trấn Thuận Thành
1 khiêng; Phiên An (nay là tỉnh Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh thanh (nay là
tỉnh Vĩnh Long), Định Tường 4 dinh mỗi dinh 50 khiêng, trấn Hà Tiên 2
khiêng, Bắc Thành, 5 trấn ở trong nội trấn mỗi trấn 50 khiêng, 6 trấn ở
ngoài ngoại trấn mỗi trấn 1 khiêng, phái thuyền ra giải về Kinh xây đắp”
[74;VII, tr.69].
Công việc xây dựng đàn Xã Tắc cũng đƣợc giao cho Chƣởng quân Phạm
Văn Nhân trông coi.
* Đặc điểm kiến trúc: Khác với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc có hƣớng chính ở
phía Bắc. Đàn có hình vuông, hai tầng. Tầng thứ nhất cao 4 thƣớc, chu vi 28 trƣợng2.
Đặc biệt, màu sắc mặt nền đàn Xã Tắc đƣợc Nội các triều Nguyễn mô tả: “mặt nền nề

1
Tƣơng đƣơng 15, 475 kg
2
Tƣơng đƣơng cao 1,88m, chu vi 131,6m

58
5 sắc: giữa sắc vàng, Đông sắc xanh, Tây sắc trắng, Nam sắc đỏ, Bắc sắc đen” [74;
VII, tr. 50]. Ở một tài liệu khác, Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “đất đắp đàn dùng
đất ngũ sắc, sắc đất theo từng phương1” [83; I, tr. 30]. Mặc dù các ghi chép này có
chút khác biệt về hình thức tô màu (không rõ đắp đất có màu hay tô màu lên mặt nền),
nhƣng có thể thấy màu sắc của mặt nền đàn Xã Tắc đƣợc các nhà làm sử triều Nguyễn
nhấn mạnh và mô tả chi tiết, mặc dù không ghi cụ thể thời gian thực hiện việc này có
thể xác định là thời vua Gia Long hoặc Minh Mạng). Theo quan niệm của Nho giáo
Trung Quốc, chỉ có nền đàn Xã của Thiên tử mới đƣợc xây bằng đất 5 màu [72; 45].
Rõ ràng các vua triều Nguyễn đã có chủ ý muốn khẳng đình vị thế “Thiên tử” của mình
thông qua hình thức tô màu nền đàn Xã Tắc ở Huế-một ý nghĩa sâu xa và rất nhất quán
với việc lập đàn Nam Giao để tế Trời-quy chế cũng chỉ dành cho “Thiên tử” trong quan
niệm của Nho giáo Trung Quốc.
Cũng ở tầng thứ nhất, giữa đàn để 32 hòn tảng cắm tàn, bốn bên có bậc cấp (mặt
Bắc 11 bậc, mặt Đông, Tây và Nam đều 7 bậc) xây bằng đá.
Tầng thứ hai cao 2 thƣớc 9 tấc, chu vi 69 trƣợng 2 thƣớc2, mặt trƣớc nền
gạch, xây 2 hòn tảng để cắm tàn, bốn bên có bậc cấp (5 bậc) đều xây bằng đá. Các
cột lan can [lan trụ], ván lan can [lan bản] ở 2 tầng đều xây bằng gạch, có con song.
Tầng thứ nhất trát vàng, tầng thứ nhì trát đỏ, đều cao 2 thƣớc 2 tấc, dày 7 tấc 3.
Tƣờng thấp ở ngoài, bên Nam bên Bắc 50 trƣợng 5 thƣớc 4, bên Đông bên Tây 40
trƣợng 5 thƣớc5, giữa trồng cây thông, cây xoài, cây nam mai [mù u], bao bằng
tƣờng đá, cao 2 thƣớc 9 tấc, dày 1 thƣớc 9 tấc. Phía Bắc làm 3 cửa phƣờng [phƣờng
môn tam], cột gạch, dƣới chân có đóa hoa sen, phía Đông phía Tây, phía Nam đều
một cửa, cột gạch, cửa thông không có cánh. Ngoài tƣờng, bốn mặt có đƣờng vuông
rộng 3 trƣợng. Ở mặt sau, ngoài đƣờng vuông, xây một bức bình phong, dài 2
trƣợng 5 thƣớc, cao 8 thƣớc 5 tấc, dày 2 thƣớc 1 tấc. Mặt trƣớc có hồ vuông, chu vi
57 trƣợng, bờ hồ xây đá, có lan can gạch bao quanh [74, VII; tr.50] [PL. 2.8: Sơ đồ
kiến trúc đàn Xã Tắc]

1
Sắc đất theo từng phƣơng: ở giữa đàn đắp đất sắc vàng, phƣơng Đông đắp đất sắc xanh, phƣơng Tây sắc trắng, phƣơng Nam sắc
đỏ, phƣơng Bắc sắc đen.
2
Tƣơng đƣơng cao 1,34m, chu vi 325,24m
3
Tƣơng đƣơng cao 1,03m, dày 0,33m
4
Tƣơng đƣơng 235, 24 m
5
Tƣơng đƣơng 188,24m

59
Quy chế xây dựng đàn Xã Tắc cũng cùng chung nguyên lý về phong thủy (có
hồ nƣớc ở phía trƣớc) và phỏng theo quy chế của Trung Quốc cả về xây dựng cũng
nhƣ về qui hoạch vị trí theo nguyên tắc “Tả tổ, hữu xã”, nhƣng đàn Xã Tắc triều
Nguyễn ở Huế không nằm ngay trong Hoàng thành-vị trí mà triều Nguyễn đã xây dựng
các miếu thờ hoàng gia. Thay vào đó, đàn Xã Tắc ở Huế đƣợc đặt vị trí ở bên ngoài
Hoàng thành, thể hiện rõ ý đồ của các vua Nguyễn, cụ thể là vua Gia Long, trong việc
hoạch định vị trí theo thứ bậc tƣơng ứng với mức độ quan trọng của công trình.
Việc xây Linh Tinh Môn ở bốn mặt đàn đƣợc thực hiện dƣới thời vua Minh
Mạng (năm 1840) khi ông tham khảo điển lễ của nhà Thanh và cho ứng dụng ở đàn Xã
Tắc Huế với ý nghĩa để “thông thoáng khí trời” [79, V; tr. 767]; [77, III; tr.224-225].
Đàn Xã Tắc đã đƣợc các vua triều Nguyễn cho tu bổ nhiều lần. Đặc biệt, dƣới
thời vua Minh Mạng, đàn Xã Tắc đã đƣợc tu bổ 3 lần vào các năm 1822, 1831 (sửa sang
vòng tƣờng thấp bao quanh khuôn viên của đàn và bờ hồ Xã Tắc), 1840 (tu bổ cánh cửa
mặt trƣớc đàn Xã Tắc và dựng tảng đá để cắm tàn ở mặt trƣớc tầng thành thứ hai nhân
dịp Ngũ tuần Vạn thọ Đại khánh (mừng sinh nhật thứ 50 của vua Minh Mạng) [74, VII;
tr.69]. Riêng lần sửa chữa tƣờng đàn tế Xã Tắc và bờ hồ, biền binh làm việc đều đƣợc
thƣởng 1 tháng lƣơng [74, III; tr.502].
Ngoài đàn Xã Tắc ở Kinh đô Huế đại diện cho cả nƣớc, vào năm Minh Mạng
thứ 13 (1832), vua Minh Mạng còn xuống dụ cho các địa phƣơng từ trƣớc đến nay
chƣa đặt đàn Xã Tắc đều phải chọn khu đất rộng rãi ở phía Tây bên ngoài tỉnh thành
để xây đàn Xã Tắc, hàng năm làm lễ tế vào mùa xuân và mùa thu [74, IV; tr. 273].
Việc làm này của vua Minh Mạng không chỉ thể hiện chính sách coi trọng nông
nghiệp mà còn thể hiện trọn vẹn ẩn ý sâu xa trong việc tô 5 màu trên nền đàn Xã
Tắc ở kinh đô Huế-biểu tƣợng của địa vị Thiên tử. Trong mối liên hệ về mặt ý nghĩa
ấy, các địa phƣơng có vị trí ngang với chƣ hầu, nên chỉ cần dùng đất ở địa phƣơng
để đắp đàn.
2.2.4 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ năm 1885 đến 1945
2.2.4.1 Tình hình chính trị-xã hội Việt Nam giai đoạn sau năm 1885
Sau khi quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà N ng năm 1858, triều
đình Huế đã lần lƣợt để mất 3 tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (1862) rồi cả miền

60
Nam vào tay thực dân Pháp (1874). Với Hiệp ƣớc Giáp Tuất ký ngày 15 tháng 3
năm 1874, triều Nguyễn đã phải chấp nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất từ
phía Nam tỉnh Bình Thuận trở vào, cho phép tự do truyền đạo, cho thƣơng nhân các
nƣớc đến tự do buôn bán, xây nhà, lập phố, ngƣời Việt Nam tự do sang Pháp và các
thuộc địa của Pháp để làm ăn. Mặc dù vẫn duy trì đƣợc chủ quyền ở những phần
còn lại từ Bình Thuận trở ra, triều đình Huế cũng chỉ biết đối phó yếu ớt trƣớc nguy
cơ bị đè bẹp hoàn toàn dƣới gót giày thực dân, phải từng bƣớc thỏa hiệp, chấp nhận
nhiều thay đổi về thể chế, tiền tệ, tài chính, thuế khóa, luật pháp, giáo dục, thƣơng
mại...Từ năm 1881, các tổng, tỉnh ở Nam kỳ phải sử dụng tiếng Pháp trong các văn
bản hành chính [23].
Sau cái chết của vua Tự Đức vào ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (tức ngày 19
tháng 7 năm 1883), triều đình Huế đứng trƣớc bờ vực của sự chia rẽ nội bộ sâu sắc.
Vấn đề lựa chọn ngƣời kế vị khi đất nƣớc đang trong tình thế nguy cấp càng trở nên
nóng bỏng khi triều đình Huế phải thay 3 vua trong vòng 4 tháng1 khi thi hài vua Tự
Đức còn chƣa an táng2. Trong khi đó, khói lửa chiến tranh đã lan đến chân Kinh
thành Huế khi quân Pháp đánh bại quân đội triều đình ở cửa Thuận An vào ngày 20
tháng 8 năm 1883, buộc triều đình Huế phải ký Hòa ƣớc với Pháp3. Chƣa đầy một
năm sau, sau khi chính phủ Thiên Tân của Lý Hồng Chƣơng ở Trung Quốc ký hòa
ƣớc chấp nhận “để cho nước Pháp tự do xếp đặt mọi việc ở đất Việt Nam” [59; tr.
569], ngày 18 tháng 4 năm Giáp thân (1884), triều đình Huế phải tiếp tục ký Hòa ƣớc
mới (còn gọi là Hòa ƣớc Patenôtre), sửa lại Hòa ƣớc đã ký vào năm 1883. Với Hòa
ƣớc Patenôtre (1884), nƣớc Đại Nam dƣới triều Nguyễn bị chia làm ba kỳ: Bắc,
Trung, Nam, trong đó địa giới nƣớc Đại Nam do triều đình Nguyễn cai trị trực tiếp
chỉ còn tính từ “giáp tỉnh Biên Hòa, Nam Kỳ về phía Bắc cho đến giáp tỉnh Ninh Bình
Bắc Kỳ” [82, IX; tr.74]. Biến cố Kinh đô Huế (23/5 ÂL năm Ất Dậu, tức ngày

1
Chỉ trong 4 tháng, triều đình trải qua 3 đời vua: Dục Đức (làm lễ Tấn tôn ngày 19/6 năm Quí mùi, 1883), Hiệp Hòa (lên ngôi
ngày 27/6 cùng năm) và Kiến Phúc (lên ngôi ngày 1/11 cùng năm). Dân gian gọi thời kỳ này là thời kỳ“tứ nguyệt tam vƣơng”
(bốn tháng ba vua).
2
Vua Tự Đức mất ngày 16 tháng 6 năm Quí mùi (1883), thi hài quàn tại điện Hòa Khiêm (Khiêm Lăng) cho đến tháng 12 năm
này mới an táng.
3
Hòa ƣớc Quý Mùi 1883, còn gọi là Hòa ƣớc Harmand. Hòa ƣớc này có 27 khoản, nội dung chủ yếu là chấp nhận quyền bảo hộ của
Pháp, có việc gì can thiệp với ngoại giao thì phải do nƣớc Pháp chủ trƣơng; tỉnh Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ; quân Pháp đóng giữ ở
núi đèo Ngang và ở Thuận an; từ tỉnh Khánh Hòa ra tới đèo Ngang thì quyền cai trị thuộc về triều đình [61; tr. 563-564].

61
5/7/1885) là một đòn giáng chí mạng vào cơ quan đầu não của triều đình Nguyễn ở
Huế, “kết thúc thời kỳ tự chủ kéo dài 458 năm của các vương triều phong kiến Việt
Nam (1427-1885), chấm dứt vai trò nhà Nguyễn với tư cách là một nhà nước có chủ
quyền” [13; tr.3]. Kể từ sau sự kiện này, quyền lực chính trị của triều đình Nguyễn
gần nhƣ chỉ còn trên danh nghĩa. Trong số các vua Nguyễn lần lƣợt lên kế vị ngai
vàng, ba ngƣời phải chết sớm bởi những tranh chấp quyền lực trong nội bộ triều đình
(vua Dục Đức, vua Kiến Phúc và vua Hiệp Hòa); ba ngƣời phải sống lƣu đày xa Tổ
quốc vì chống lại Pháp (vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân) và ba ngƣời
chỉ là những “con rối” trong tay ngƣời Pháp (vua Đồng Khánh, vua Khải Định và vua
Bảo Đại). Điều đó cho thấy sự tồn tại của các vua Nguyễn và địa vị “Thiên tử” của họ
trở nên mong manh trƣớc áp lực của hệ thống quyền lực mạnh hơn do chính phủ
Pháp thiết lập ở ngay trên vƣơng quốc của mình. Lịch sử Việt Nam mở sang một
trang mới, thay đổi cả cấu trúc xã hội và những chuẩn mực đạo đức của giáo lý
Khổng Mạnh cũng dần trở nên mờ nhạt, nhƣờng chỗ cho các luồng tƣ tƣởng tân tiến,
cách mạng từ bên ngoài tràn vào.
Từ cuối thế kỷ XIX, chính phủ bảo hộ Pháp đã dần dần can thiệp cả vào
việc quản lý tài chính của triều đình. Năm 1894, triều đình vua Thành Thái phải
giao cho Khâm sứ Pháp Boulloche “giúp lo việc hộ chính của bản quốc. Phàm dự
toán thu chi mỗi tháng bộ Hộ đệ lên Phủ Phụ chính duyệt qua rồi đệ lên quý đại
thần chấp chiếu để tiện trù tính” [87, mục 0514; tr.220]. Năm 1897, dƣới áp lực
của quan Toàn quyền Pháp, triều đình vua Thành Thái phải bãi bỏ Nha kinh lƣợc
Bắc kỳ, “quyền hành của Kinh lược sứ giao lại cho Tòa Thống sứ Bắc kỳ…Quyền
hành công việc ở Bắc Kỳ quy hết về Thống sứ là bắt đầu từ đó” [87, mục 0764, tr.
299]. Năm 1900, Toàn quyền Pháp ra Nghị định đặt Hội đồng Bảo hộ cạnh tòa
Khâm sứ để “bàn bạc định ra ngân sách thu chi trọng hạt Trung Kỳ nhưng do
Khâm sứ đại thần tính toán suy nghĩ…, đến phiên họp của Hội đồng Đông Dương
thì Toàn quyền đại thần quyết định” [87, mục 0985, tr. 377-378]. Tệ hơn nữa, năm
1912, Khâm sứ Mahé còn ngang nhiên cho đào bới nơi đền miếu tôn nghiêm thờ
phụng vua Tự Đức để tìm kiếm vàng bạc [87, mục 1815, tr. 626]. Sự rệu rã, rạn
nứt lan nhanh và ăn sâu vào tận nội bộ của Nguyễn Phúc Tộc, khi phần mộ của tổ

62
tiên bị chính con cháu trong dòng họ đào trộm để tìm của, nhƣ trƣờng hợp của
công tử Hồng Thứ (phòng Hải Quốc công 1), công tử Hồng Phố (phòng Quỳ Châu
quận công2), công tôn Ƣng Tạo (phòng Trấn Biên quận công3) đào trộm phần mộ
của Quảng Ninh quận vƣơng 4 và phi tần công chúa triều trƣớc. Đến năm 1925, sau
khi vua Khải Định băng hà, thỏa ƣớc mà Phủ Phụ chính triều Nguyễn ký với với viên
Quyền Toàn quyền Đông Dƣơng Monguillo và Khâm sứ Trung Kỳ H. Pasquier (còn
gọi là Thỏa ƣớc Monguillo) đã tƣớc đoạt toàn bộ quyền lực của chính quyền Nam
triều trên cả địa bàn Trung kỳ, vua Việt Nam chỉ còn giữ tƣớc vị tƣợng trƣng phụ
trách những vấn để nghi lễ truyền thống, hoàn toàn không có thực quyền, cả quyền bổ
nhiệm Thƣợng thƣ trong triều đình cũng phải do Khâm sứ Pháp quyết định. Các cuộc
họp của Hội đồng Thƣợng thƣ phải do Khâm sứ Trung kỳ chủ tọa, sáp nhập ngân
sách của Nam triều vào ngân sách Trung kỳ của chính quyền thực dân [96; tr.39].
Sự chuyển biến đáng kể của nền kinh tế Việt Nam và sự ra đời của hệ thống
các đô thị theo kiểu phƣơng Tây đã thúc đẩy nhanh quá trình tiếp nhận các thành
tựu khoa học, cùng với đó là sự phân hóa giai cấp sâu sắc, sự ra đời của tầng lớp
công nhân, tƣ sản và tiều tƣ sản, sự giao thoa, đan xen giữa văn hóa truyền thống
và văn hóa ngoại nhập...Nhiều phong tục, tập quán bị xóa bỏ hoặc thay đổi để
thích nghi với môi trƣờng mới. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phƣơng Tây bắt
đầu đƣợc du nhập và phổ biến nhƣ tổ chức tiệc rƣợu theo kiểu phƣơng Tây, nhảy
đầm, đua ngựa, lái xe hơi, chơi thể thao... Địa vị của ngƣời phụ nữ trong xã hội
cũng đƣợc nâng cao hơn khi Nhà nƣớc cho mở các trƣờng học dành cho nữ sinh5.
Phụ nữ đƣợc cùng dự các buổi tiếp khách nƣớc ngoài. Hoạt động của vua và
hoàng gia không còn bó hẹp trong các bức tƣờng của Hoàng cung. Năm 1921 vua
Khải Định bắt đầu sử dụng máy điện thoại làm phƣơng tiện liên lạc trong và ngoài
Hoàng cung.

1
Tức Miên Tằng, hoàng tử thứ 42 của vua Minh Mạng
2
Tức Miên Liêu, hoàng tử thứ 29 của vua Minh Mạng
3
Tức Miên Thanh, hoàng tử thứ 51 của vua Minh Mạng
4
Tức Miên Bật, hoàng tử thứ 30 của vua Minh Mạng
5
Trong các trƣờng học nổi tiếng ra đời giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Huế có trƣờng Quốc học (thành lập năm
1896) dành cho nam sinh và trƣờng Đồng Khánh (dành cho nữ sinh, xây dựng năm 1917, nay là trƣờng Hai Bà Trƣng)

63
2.2.4.2 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ năm 1885 đến 1945
Trong bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam đang trong thời kỳ tiếp thu
những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn minh và tƣ tƣởng phƣơng Tây, việc duy trì
các đàn miếu và hoạt động nghi lễ của triều đình, đặc biệt là những nghi lễ đại tự
không còn là vấn đề trọng tâm của các vua Nguyễn. Các đàn miếu và nghi lễ đại tự
không còn là những chuẩn mực để giáo hóa dân chúng nhƣ dƣới thời các vị vua tiền
nhiệm. Địa vị của vua Nguyễn lúc này chỉ còn trên danh nghĩa và hoàn toàn không
có thực quyền, kể cả việc quản lý ngân sách của triều đình. Vì thế, việc duy trì và tu
sửa các đàn miếu thời kỳ này gặp nhiều khó khăn về tài chính, vật lực nên đã phải
tiết giảm, thậm chí bỏ bớt rất nhiều. Quan trọng hơn, những nỗ lực ấy đã “không thể
tạo ra hiệu ứng kính sợ khi k tỏ ra tôn nghiêm không còn sức mạnh và quyền
hành” [96; tr.32]. Quy mô của các công trình đàn miếu cũng không còn giữ đƣợc
nhƣ trƣớc và rất ít đƣợc tu bổ.
Năm 1885, gác Tuy Thành ở trƣớc Thái Miếu do lâu ngày bị hƣ nát nên triều
đình cho triệt hạ chứ không có điều kiện tu bổ hay làm lại [82, IX; tr.134]. Đến năm
1901, triều đình cho tu sửa Triệu Miếu và Thái Miếu. Thống chƣởng Lê Mậu làm Đổng
lý tu sửa Triệu Miếu, Đỗ Hữu Lợi làm Đổng lý tu sửa Thái Miếu.
Trải qua nhiều biến cố và thiên tai, các đàn miếu bị hƣ hỏng nhiều nên để
chuẩn bị cho lễ tế Giao năm 1924, triều đình vua Khải Định phải cho làm một số
việc tu bổ: “ngân sách chi 20.000 nguyên, bộ Hộ nhận thu phát, bộ Lễ nhận sửa các
nghi tiết, bộ Công nhận tu tạo Quan cư, bộ Binh nhận sửa cờ, tán, nghi trượng…”
[25; tr. 317].
Riêng ở khu vực đàn Nam Giao có xây mới thêm hai công trình là Nhà Quan
Cƣ và nhà Khoản Tiếp để các quan khách ngƣời Pháp nghỉ lại khi đến dự lễ tế Giao,
nhƣ L. Cadière đã đề cập trong bài mô tả về việc bố trí các địa điểm tại lễ tế Giao
năm 1915 [150; tr. 101-102]. Chƣa rõ ngƣời Pháp đƣợc mời dự lễ tế Giao lần đầu
tiên vào năm nào, nhƣng năm 1912, Công sứ R. de la Susse đã tham dự và để lại ghi
chép về lễ tế Giao vào năm này. Vì vậy có thể những công trình này đƣợc xây dựng
từ trƣớc đó [153; tr. 84].
Việc trồng thông và treo thẻ lên các cây thông đàn Nam Giao đƣợc vua Minh
Mạng đặt ra từ năm 1834 để các quan vừa đƣợc thăng chức lƣu lại làm kỷ niệm

64
nhƣng đến cuối thời Nguyễn, bắt đầu từ năm 1894, cả quan Pháp cũng đƣợc tham
gia việc này [87, mục 0482, tr. 211]. Năm 1896, quan Toàn quyền Phù Nam
Rousseau và quan Khâm sứ Brière cũng đƣợc trồng tùng ở đàn Nam Giao [87, mục
0715, tr. 278].
Sau một thời gian triều đình duy trì lễ tế Xã Tắc một cách sơ sài rồi chấm dứt
hẳn vào thời vua Thành Thái, đàn Xã Tắc cũng dần trở nên điêu tàn, hoang phế.
[Ảnh 2.19: Đàn Xã Tắc Huế năm 1914].

Tiểu kết chƣơng 2

Kế thừa truyền thống từ các triều đại trƣớc trong lịch sử Việt Nam và trên cơ
sở tham khảo điển chế của các triều đại quân chủ Trung Quốc, các vua triều Nguyễn
đã xây dựng các đàn miếu đại tự ở Kinh đô Huế để thờ cúng Trời Đất, các vị thần
linh và tổ tiên của dòng họ một cách hoàn chỉnh và quy mô nhất trong lịch sử các
triều đại quân chủ ở Việt Nam.
Thời điểm xây dựng các đàn miếu đại tự triều Nguyễn vào những năm đầu của
triều đại cho thấy sự quan tâm đặc biệt của vua Gia Long-ngƣời sáng lập nên triều
Nguyễn-đối với hoạt động lễ nghi của triều đại. Kế tục sự nghiệp của vua Gia Long,
các vua Nguyễn sau này liên tục bổ sung, hoàn thiện về mặt kiến trúc, thể hiện tầm
quan trọng đặc biệt của các công trình này đối với triều đại.
Sự ra đời các đàn miếu đại tự của triều Nguyễn ở Huế cũng chính là hình thức
thể hiện rõ nét định hƣớng tƣ tƣởng của triều đại dựa trên nền tảng của Nho giáo
Trung Quốc nhằm xây dựng một xã hội trọng giáo dục, xiển dƣơng pháp trị kết hợp
với lễ nghi, duy trì trật tự và đẳng cấp xã hội theo hƣớng quân chủ tập quyền, khẳng
định địa vị tối cao của nhà vua với tƣ cách “Thiên tử” và theo tƣ tƣởng “Thiên
mệnh”. Bên cạnh đó, các vua triều Nguyễn, đặc biệt là vua Minh Mạng cũng có sự
lựa chọn và vận dụng tƣ tƣởng Nho giáo Trung Quốc một cách linh hoạt, phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam và khẳng định tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc.
Kiến trúc của đàn Nam Giao ở Huế có ba tầng, không xây nhà kiên cố trên nền
đàn tế. Mỗi khi có lễ chỉ dựng nhà vải, sau lễ lại cất đi. Việc tô màu lan can ba tầng
đàn (đàn tế Trời tô màu xanh, đàn tế Đất thì tô màu vàng), thiết kế hình dáng (đàn tế

65
Trời hình tròn, đàn tế Đất và các vị thần linh khác hình vuông) thể hiện rõ vũ trụ
quan của ngƣời đƣơng thời theo quan niệm “Trời tròn, đất vuông”.
Riêng đối với việc xây dựng các miếu thờ tổ tiên của hoàng gia, các vua
Nguyễn đã chủ ý lựa chọn những vị trí ở hai bên trục chính của Hoàng thành, phía
trƣớc của điện Thái Hòa (nơi triều đình tổ chức các lễ nghi quan trọng nhƣ lễ Đăng
quang, lễ Đại triều, v..v…). Đó là những vị trí trang trọng nhất trong Hoàng thành
Huế, cho thấy tầm quan trọng của việc thể hiện đạo Hiếu và truyền thống thờ cúng
tổ tiên thời Nguyễn. Bên cạnh đó, quy chế đàn miếu thời Nguyễn cũng dành những
chuẩn mực đặc biệt cho việc xây dựng các miếu thờ hoàng gia về mặt thể thức, màu
sắc, vật liệu và trang trí kiến trúc.
Đàn Xã Tắc có hai tầng chồng lên nhau, đều có hình vuông. Quy chế và quy
mô xây dựng đàn Xã Tắc đơn giản hơn đàn Nam Giao nhƣng vẫn thể hiện nhiều ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Đàn Xã Tắc triều Nguyễn ở Huế đƣợc xây bằng đất ở các
địa phƣơng trong cả nƣớc, là biểu tƣợng của một quốc gia thống nhất. Việc các vua
Nguyễn cho tô màu trên nền đàn ở Kinh đô theo quy chế chỉ dành cho Thiên tử và
cho xây dựng đàn Xã Tắc ở các địa phƣơng nhƣ những nƣớc chƣ hầu thể hiện rõ tƣ
tƣởng trung ƣơng tập quyền và tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc.
Sự hình thành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn cũng song
hành với quá trình phát triển và suy yếu của triều đại, chịu tác động của bối cảnh
kinh tế, chính trị, xã hội đƣơng thời. Sau khi triều Nguyễn bƣớc vào thời kỳ thoái
trào kể từ năm 1885, các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế cũng trở nên suy tàn,
thiếu sự quan tâm chăm sóc về mặt hình thức kiến trúc cũng nhƣ sinh hoạt, thậm chí
còn có nhiều thay đổi về mặt điển chế để phù hợp với bối cảnh mới. Định kỳ tế
Giao cũng giảm xuống thành 3 năm mới tế một lần. Đàn Nam Giao bắt đầu có một
số biến đổi, xây thêm một số công trình phụ nhƣ Nhà Quan cƣ, Nhà Khoản tiếp
hoặc treo bài đồng khắc tên một số quan chức ngƣời Pháp. Đầu thế kỷ XIX, đàn Xã
Tắc gần nhƣ bị bỏ hoang. Chỉ có lễ kỵ ở miếu là còn tồn tại lâu nhất nhƣng cũng
trong tình trạng thiếu thốn, giản lƣợc.

66
CHƢƠNG 3
NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ

3.1 Các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và thực hiện
nghi lễ tế đại tự
Các lễ đại tự triều Nguyễn là những biểu hiện đặc trƣng nhất của tƣ tƣởng
Khổng giáo Trung Quốc về thuyết “Thiên mệnh” (vua nhận mệnh Trời để cai trị
thiên hạ) nhằm khẳng định tính chính thống của địa vị hoàng đế dƣới thời phong
kiến và chính thức hóa quyền lực của nhà vua, hay còn gọi là “quân quyền” theo
quan điểm của Nho giáo [61; tr.166]. Trong quá trình thực hành các nghi lễ mang
nặng tính chính trị này, các vua triều Nguyễn, đặc biệt là ở thời kỳ độc lập (trƣớc
1885) đã huy động sự tham gia của bộ máy chính quyền Trung ƣơng, thậm chí cả ở
cấp địa phƣơng (đại diện các tỉnh ở gần kinh đô nhƣ Quảng Ngãi, Quảng Nam,
Quảng Bình, Quảng Trị) từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi hoàn tất nghi lễ tế tự.
Dƣới triều Nguyễn, lễ tế đại tự là tế lớn của quốc gia, vì vậy việc tham gia
vào quá trình chuẩn bị và thực hiện nghi lễ không chỉ là vinh dự mà còn là trách
nhiệm của các quan chức lớn, nhỏ cũng nhƣ của các hoàng thân, hoàng tử trong
hoàng tộc. Về cơ bản, hầu hết các cơ quan trong bộ máy tổ chức triều đình Nguyễn
đều tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện các nghi thức này, từ các Thƣợng
thƣ đứng đầu các bộ cho đến các cơ quan thuộc quyền và cơ quan ngoài bộ. Các
nhiệm vụ của họ đƣợc quy định rõ bằng văn bản, đƣa vào điển lệ để thực hiện. Cụ
thể nhƣ sau:
3.1.1 Phủ Tôn Nhân: Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này trong nghi lễ đại tự
là thừa lệnh vua tế lễ, kính cẩn kiểm soát1, phân xử tội lỗi. Đứng đầu phủ Tôn Nhân
là Tôn Nhân lệnh. Quy định về quan chế đặt ra từ thời vua Gia Long ghi rõ địa vị của
Tôn Nhân lệnh phủ Tôn Nhân trên cả quan nhất phẩm. Tả Hữu Tôn chính phủ Tôn
1
Trong các lễ tế đại tự, chỉ có tông miếu là nơi thƣờng xuyên có bày đồ thờ để làm lễ hàng tháng, vì thế để đảm bảo các quy chế
đặt ra đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt, hàng tháng phủ Tôn Nhân đều phái hoàng tử công và thân công đến các miếu, mỗi miếu một
ngƣời, 10 ngày 1 lần, theo từng tháng thay nhau đi tuần tra khám xét các đồ thờ khắp lƣợt cùng với bộ Lễ và Thủ Hộ sứ điển
nghi và các Khoa đạo, làm sổ sách kỹ càng để phòng mất mát, hoặc đến những nơi sắp có lễ để kiểm tra việc bài trí sắp xếp và
các loại đồ thờ. Để tiện việc kiểm tra, triều đình cấp 2 bài bằng ngà cho nhóm tuần tra giao cho phủ Tôn nhân giữ đề phòng khi
thay phiên nhau đeo khi đi làm việc.

67
Nhân mang hàm Chánh nhất phẩm trong khi Thƣợng thƣ của sáu bộ chỉ ở hàng
Chánh nhị phẩm, Tham tri sáu bộ ở hàng Tòng nhị phẩm [79, I; tr.595, 597]. Điều
này thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của phủ Tôn Nhân và những công việc mà cơ
quan này đảm trách [Ảnh 3.1: Phủ Tôn Nhân và Hội đồng Tôn Nhân Phủ cùng các
quan chức Pháp (1929)].
Ở những công việc và vị trí có liên quan trực tiếp đến bản thân nhà vua, phủ
Tôn Nhân sẽ phái hai vị hoàng tử (từ 14-15 tuổi trở lên) theo hầu để sửa sang áo mũ
cho nhà vua, đảm bảo hợp lễ nghi [PL 3.1: Châu bản năm Minh Mạng thứ 22
(1841), phủ Tôn Nhân khải về điển lễ cúng tế].
3.1.2 Bộ Lễ: Trong bộ Lễ có nhiều cơ quan khác nhau nhƣ: Xứ Lễ Trực, ty
Lễ Ấn, ty Nghi Văn, ty Nhân Tự, ty Tân Hƣng, ty Giao Thiệp Tiếp Đãi... tất cả đều
liên quan đến các hoạt động nghi lễ của triều đình. Đặc biệt, đây là cơ quan chịu
trách nhiệm chính về nghi tiết, nghi vệ, mũ áo, nuôi tằm (để dệt lụa tế), tế thống,
nghi tiết, tra xét điển lễ, đem tất cả lễ nhạc nghi chƣơng ra xem xét để soạn chƣơng
trình, báo cáo lên nhà vua. Các đình thần sẽ xem xét các nội dung về điển lễ và nghi
tiết do bộ Lễ soạn thảo để có ý kiến nếu cần thay đổi cho phù hợp; lập danh sách đề
cử ngƣời tham gia công việc tế tự; cử trƣởng quản Lễ bộ đƣờng đi trƣớc dẫn đƣờng
trong đoàn ngự đạo của nhà vua; xếp đặt vị trí tề chỉnh [Ảnh 3.2: Lễ Bộ Đƣờng].
3.1.3 Bộ Binh: Nhiệm vụ chính của bộ Binh trong các hoạt động nghi lễ của
triều đình là đảm bảo an ninh, phục vụ việc đi lại, ăn uống của nhà vua, …Thậm
chí, bộ này còn có nhiệm vụ săn bắt thú để làm thịt tế lễ, tham gia đoàn ngự đạo đi
tế, cầm nghi trƣợng, cờ tiết, chuẩn bị các vật phẩm cúng tế, nấu cỗ cúng, lo trà,
rƣợu, biểu diễn nhạc, múa khi có lễ tế…Điển hình có những đội phải có mặt ở
những vị trí thiết yếu để phục vụ nhà vua mỗi khi có các lễ tế, bao gồm:
3.1.3.1 Vệ Cẩm Y: Đứng đầu Vệ Cẩm Y có Chƣởng Vệ sự. Ngoài những
nhiệm vụ đứng hầu trên dƣới sân điện mỗi khi có các buổi chầu hoặc thay phiên nhau
túc trực trong cung, những khi có xe nhà vua cử hành lễ tế Giao và yết thăm các lăng,
tuần du các địa phƣơng, Vệ này đều phải cầm kim đao, ngân đao và giáo đuôi báo
theo hầu, ngày đêm chia phái các biền binh tuần xét các đƣờng sá.

68
Khi cử hành lễ ở các đàn miếu, Vệ này cử ngƣời canh giữ 4 mặt đàn Nam
Giao, Trai cung và miếu sở.
3.1.3.2 Vệ Thủ Hộ: Đứng đầu Vệ Thủ Hộ là Thủ Hộ sứ. Vệ này có nhiệm vụ
ngày đêm coi giữ, hƣơng khói, vệ sinh, chăm sóc ở các lăng tẩm, chuẩn bị hƣơng đèn,
vàng mã đầy đủ, trƣng bày màn vàng, đồ lễ bộ theo đúng nghi tiết và sửa sang cầu
cống, đƣờng đi mỗi khi vua đến thăm lăng; dâng trà, rƣợu khi vua (hoặc ngƣời trong
hoàng thất tế thay) làm lễ.
Khi có tế Giao, sau khi nhận đƣợc thông báo của bộ Lễ, ngƣời của vệ này
phải nộp củi nứa làm các bó đình liệu1 để dâng cúng tế
3.1.3.3 Vệ Loan Giá: Đứng đầu Vệ Loan Giá là Loan Giá khanh. Ngoài các
đội lính chuyên bảo vệ những vị trí trọng yếu nhƣ đội Dực Vũ, đội Dực Chấn và đội
Dực Đễ, trong Vệ Loan Giá có các ty Hộ Vệ, ty Cảnh Tất, ty Loan Nghi, ty Kỳ Cổ
với những nhiệm vụ cụ thể nhƣ:
a. Ty Hộ Vệ: có nhiệm vụ cầm long kiếm, long đao, trƣờng đao và lƣ hƣơng,
phất trần…theo hầu đoàn ngự đạo hoặc bắn súng lớn.
b. Ty Cảnh Tất: có nhiệm vụ cầm trƣờng đao đi dẫn đƣờng trong đoàn ngự
đạo và bắn súng lệnh.
c Ty Loan Nghi có nhiệm vụ vận chuyển và sắp xếp các loại xe, kiệu, lọng,
đình, tàn, nghi trƣợng…để mang theo đoàn ngự đạo của nhà vua
d. Ty Kỳ Cổ có nhiệm vụ đánh chuông trống hoặc tấu đại nhạc.
3.1.3.4 Viện Thượng Trà: Đứng đầu Viện Thƣợng Trà là một Viện sứ. Viện
này có nhiệm vụ theo hầu nhà vua, dâng trà để vua dùng. Khi có các lễ tự, hƣởng
mà vua đích thân làm lễ thì buổi chiều ngày hôm trƣớc đến lĩnh rƣợu và khay, chén
ở kho Thƣợng Phƣơng để xem xét, niêm ghi, đƣa đến nơi làm lễ giao cho ngƣời
chuyên trách nơi ấy coi giữ để chuẩn bị làm thứ rƣợu khi “ẩm phúc”2.
3.1.3.5 Đội Thượng Thiện: Đội này dƣới thời vua Gia Long thuộc Vệ Thị
Nội, sau lập thành đội Tƣ Thiện. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) đổi thành

1
Đuốc. Vào thời Chu, khi vua sắp ra thị triều thì trƣớc sân điện bày hai hàng đèn hoặc sáp hoặc đuốc để soi đƣờng cho bách quan
vào triều
2
Rƣợu cúng rồi, ban 1 chén cho chủ tế uống để lấy phúc

69
đội Thƣợng Thiện. Thƣờng đội này không đặt quan chuyên trách, chỉ khi có việc
mới cử một ngƣời Quản viên.
Nhiệm vụ của đội này là nấu ăn cho vua, kiểm tra các loại nguyên liệu, đồ ăn
thức uống cung tiến từ bên ngoài vào, đảm bảo thực phẩm, thức ăn phải mƣời phần
tinh sạch và chuẩn bị các vật phẩm dâng cúng trong các dịp lễ tế.
3.1.3.6 Đội Phụng Thiện: chuyên nấu ăn trong cung của các bà. Khi cần
thiết cũng đƣợc giao hỗ trợ công việc chuẩn bị cúng tế. Đứng đầu Đội này có
Suất đội.
3.1.3.7 Tả Hữu Từ Tế: chuyên coi giữ, kiểm tra các đồ thờ ở miếu, báo cáo kịp
thời để xin thay thế hoặc sửa chữa khi có đồ hƣ hỏng. Khi có dịp lễ tiết, cúng tế đều
phải đặt đủ đồ tế tự để làm lễ, cử ngƣời xƣớng tế khi triều đình làm lễ hoặc phân công
ngƣời mặc áo mũ chỉnh tề đợi dâng trà, rƣợu. Đứng đầu cơ quan này có 2 Tả Ty và 2
Hữu Ty, đều là quan võ hàng ngũ phẩm.
3.1.3.8 Ty Lý Thiện: chuyên làm các loại bánh (bánh khô, bánh in, bánh bột
gạo), chuẩn bị các loại lễ phẩm tế tự, tiệc tùng, cỗ bàn cơm nƣớc..Trƣớc khi có lễ, ty
phải cử ngƣời đi khắp các xã để mua quả phẩm theo mùa (chuối, nhãn, lê, quýt, bƣởi,
các loại cam, mít...) giao cho viên chức của ty thuộc Lục bộ, thuộc viên Đô Sát Viện
và nhân viên Quang Lộc Tự để kiểm tra chất lƣợng và giá tiền. Có hai ty Tả, Hữu Lý
Thiện, mỗi ty có 3 đội và các Đội trƣởng.
Khi có lễ tế, ngƣời của Ty này có nhiệm vụ nấu nƣớng và bày biện thức cúng
lên các loại mâm bồng hoặc phạn vuông phạn tròn bằng gỗ hay bằng đồng để dâng
cúng, phải đảm bảo thức ăn đƣợc tinh sạch.
3.1.3.9 Thự Hòa Thanh: Đứng đầu là 3 Nhạc trƣởng mang hàm Chánh thất
phẩm. Nhiệm vụ chính của đội này là chuyên tấu nhạc trong các dịp lễ.
Khi có tế Giao, Thự Hòa Thanh cử ngƣời đến đàn Nam Giao từ trƣớc đó một
hôm. Khi vua làm lễ, đội nhạc phải lần lƣợt tấu các điệu nhạc theo đúng phép. Việc
tấu nhạc trong khi cử hành các nghi lễ cũng đƣợc thực hiện tùy theo tính chất của
các lễ. Ngoài ra, đội này cũng có nhiệm vụ đánh trống đồng mỗi khi cửa đóng mở
vào ban đêm.

70
3.1.3.10 Thự Thanh Bình: Đứng đầu có 2 Ca trƣởng mang hàm Chánh thất
phẩm. Nhiệm vụ của Thự Thanh Bình là chuyên múa Bát dật trong các dịp lễ. Tuy
nhiên, do tính chất của đội này là “Biền binh tạp ngạch” nên cũng thƣờng hay đƣợc
giao nhiều việc vặt khác.
3.1.4 Bộ Công: Nhiệm vụ liên quan của bộ Công trong hoạt động nghi lễ
của triều đình là xây đắp các đàn miếu tế tự, chăm sóc, bảo dƣỡng công trình và sản
xuất các loại vật dụng cho việc nghi lễ.
Trong bộ Công có ty Tiết Thận, nguyên trƣớc thuộc Phủ Nội Vụ, thời Minh
Mạng đƣợc chuyển sang bộ Công trực tiếp cai quản. Khi có việc tế tự của triều
đình, cơ quan này chuyên chuẩn bị áo mũ ngƣời chấp sự.
3.1.5 Viện Tập Hiền: Đứng đầu Viện này có hai viên Kinh diên giảng quan
hàm Nhất nhị phẩm. Viện này chịu trách nhiệm kê cứu, kiểm tra sách vở và giảng
sách cho nhà vua cùng đình thần. Trong hoạt động tế tự của triều đình, cơ quan này lo
việc nghi tiết lễ cáo (thực hiện trƣớc và sau khi có lễ chính)
3.1.6 Thái Thường Tự: Có nhiệm vụ giữ thứ tự trang trí, hình thức lễ nghi,
tiến bài đồng để nhà vua giữ chay sạch. Trƣớc ngày lễ, Thái Thƣờng Tự có nhiệm
vụ dâng các bài Trai giới1 bằng đồng để mời nhà vua đến ở chay sạch ở trong cung,
viết văn chúc theo đúng thể thức, sau đó đƣa đến bày ở nơi tế, đọc văn chúc khi có
lễ. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ quản đốc việc dệt lụa theo đúng kiểu mẫu và quy
chế do phủ Nội vụ chi tơ công, phủ Thừa Thiên đặt giá thuê thợ dệt. Việc này đƣợc
thực hiện thƣờng xuyên, rồi theo định kỳ giao cho phủ Nội vụ nhuộm màu; sắp xếp,
bày đặt đồ tế theo đúng nghi thức. Đứng đầu Thái Thƣờng Tự có 1 Tự khanh hàm
Chánh tam phẩm.
3.1.7 Quang Lộc Tự: Cơ quan này chuyên lo việc cỗ bàn, cung cấp lễ phẩm;
tham gia hội đồng kiểm soát lễ vật và các con sinh theo đúng phép tắc để đảm bảo
đầy đủ và tinh sạch; chuẩn bị các loại vật phẩm cho các lễ tế nhƣ: nấu rƣợu phục vụ
lễ tế, giao cho phủ Nội Vụ cất giữ để dùng trong việc tế tự, yến tiệc; các loại rau

1
Theo quy định của triều Nguyễn, trong thời gian trai giới, ngƣời thực hiện trai giới phải tắm gội, thay áo ra nằm nhà ngoài,
không uống rƣợu, không ăn thức ăn mặn, không đi thăm ngƣời ốm, không đi viếng đám ma, không nghe nhạc, không làm việc
hình án. Viên quan nào vi phạm sẽ bị phạt 1 tháng lƣơng [74; VI, tr. 232-233].

71
quả, rƣợu, trà, làm cỗ bàn các loại để dâng cúng; tính tiền công, vật công để giao
ngƣời trông coi việc cần làm hoặc sắm sửa, hàng tháng làm sổ kê tiêu; chia biếu
phần thịt tế. Đứng đầu là 1 Tự khanh hàm Tòng tam phẩm.
3.1.8 Phủ Nội Vụ: Cơ quan này chuyên coi giữ các hạng vàng ngọc quý báu
và các thứ của công, đặc biệt là cất giữ các loại ngọc tế, khi tế thì bày ra, khi xong
việc thì cất đi; phân phối các loại nguyên liệu để chuẩn bị lễ phẩm cho việc tế lễ
(nhƣ: nguyên liệu cho việc nấu rƣợu, nguyên liệu để dệt lụa, nhuộm lụa,.v..v), chi
các loại dầu, đèn, trầm, trà, hƣơng các loại, các loại trang phục…Đứng đầu Phủ Nội
Vụ có 1 Thị lang hàm Chánh tam phẩm.
3.1.9 Khâm Thiên Giám: Cơ quan này chuyên giữ việc liệu đoán khí hậu,
suy tính độ mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, nghiệm tƣợng trời để bảo dân thì giờ làm
ăn, đặc biệt là xem thiên văn chọn ngày tế, giờ tế. Khi làm lịch, Khâm Thiên Giám
phải ghi rõ trên ngự lịch (lịch dâng lên nhà vua) những ngày kỵ hƣởng ở các miếu,
cùng những tế ở đàn Xã Tắc, miếu đế vƣơng các đời, Văn Thánh. Đứng đầu cơ
quan này có Quản lý đại thần do vua đặc cách chọn, không cố định ngƣời nào,
ngoài ra có 1 Giám chính mang hàm Chánh ngũ phẩm và 2 Giám phó mang hàm
Tòng ngũ phẩm.
3.1.10 Chủ tế và các bồi tự1, phân hiến2, chấp sự3
a. Chủ tế hoặc thừa mệnh tế thay vua
Thông thƣờng, các lễ đại tự đều do đích thân nhà vua làm chủ tế. Tuy nhiên,
sẽ có những trƣờng hợp nhà vua chỉ định ngƣời thừa mệnh tế thay, phổ biến nhất là
việc làm lễ ở các án thờ trong miếu. Do có 4 miếu chính, trong miếu lại có nhiều án
thờ (nhƣ ở Thái Miếu và Thế Miếu) nên triều đình chia lịch cúng tế ở các miếu nhƣ
sau: những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thì nhà vua thân hành đến Thế
Miếu làm lễ. Những năm còn lại trong 12 con giáp: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Hợi thì nhà
vua đến làm lễ tại Thái Tổ Miếu. Ngoài ra, một năm có nhiều lễ ở miếu nên lịch kỳ
tế lễ của nhà vua ở các miếu cũng đƣợc sắp xếp cụ thể: nhà vua sẽ đích thân làm

1
Là những vị quan bái lạy cùng một lần với vua các những ngƣời cùng hành lễ. Các quan làm nhiệm vụ bồi tự đều có hốt ngà,
nhƣng các quan làm nhiệm vụ phân hiến không có hốt ngà, để phân biệt.
2
Các quan dâng các lễ vật đến từng án thờ.
3
Các quan tham gia vào việc cúng tế

72
chủ tế vào dịp lễ hƣởng mùa xuân và mùa thu ở Thái Miếu, mùa hạ và mùa đông ở
Thế Miếu.
Đối với những lễ tế các tôn miếu, việc các hoàng tử, hoàng tôn theo thứ tự
thay vua làm chủ tế và bồi tế đã đƣợc vua Gia Long quy định từ năm thứ 6 (1807).
Đến năm Gia Long thứ 15 (1816), nhà vua cho phép các hoàng tử, hoàng tôn thay
vua làm chủ tế lâu dài.
Những ngƣời đƣợc chỉ định làm nhiệm vụ phân hiến, chấp sự, bồi tế, nhiếp
tế, thừa tế hành lễ, hầu bƣng trà rƣợu, lƣ hƣơng, hộp hƣơng, nậm, khay, phúc tộ,
phúc tửu… sẽ do bộ Lễ kết hợp với bộ Lại, bộ Binh lập danh sách trình nhà vua phê
duyệt, gồm các hoàng thân công, các hoàng đệ, hoàng tử, các quan văn từ ngũ phẩm
trở lên, quan võ từ tứ phẩm trở lên. Nếu có ngƣời đã đƣợc đƣa vào danh sách mà
vắng mặt không tham gia, viên quan phụ trách về nghi tiết sẽ phải tâu lên nhà vua
để xem xét tội trạng theo đúng quy định.
Từ năm 1837 trở về trƣớc, việc làm lễ ở các án trong miếu thƣờng do các
quan văn võ đại thần. Từ năm 1837 trở đi, khi số hoàng tử, hoàng thân trong hoàng
tộc đã đông đảo, vua Minh Mạng sai các hoàng tử, hoàng thân công làm lễ, không
phái văn võ đại thần nhƣ trƣớc nữa. Ngoài ra, hoàng thân công cũng sẽ thay vua làm
chủ tế tại lễ kỵ các miếu; quan võ Nhất phẩm tế thay vua trong lễ tế đàn Xã Tắc.
b. Bồi tự: Để đƣợc làm bồi tự, các quan phải trải qua sự lựa chọn kỹ càng căn
cứ trên nhân cách và phẩm hạnh dành cho các quan văn từ ngũ phẩm, võ từ tứ phẩm
trở lên, do bộ Lại và bộ Binh lập danh sách chuyển cho bộ Lễ để trình lên vua xét
duyệt và quyết định [74, IV; 231). Những quan văn thƣợng ty ở 4 tỉnh trực kỳ là
Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình, Quảng Trị đƣợc triều đình lựa chọn sẽ về
kinh tham gia nhiệm vụ chấp sự, bồi tự, mỗi tỉnh 1 ngƣời1; ngoài ra còn có những
viên quan văn ngũ phẩm, quan võ tứ phẩm trở lên của hai bộ Lại và bộ Binh cũng
tham gia bồi tự. Theo quy định từ năm Minh Mạng thứ 3 (1822), những hoàng thân
công, hoàng đệ, hoàng tử và các quan văn võ không tham gia nhiệm vụ phân hiến đều
phải mặc đủ mũ áo đại triều tham gia việc bồi tự. Để thể hiện sự tôn nghiêm, việc

1
Những ngƣời này phải không có tang 1 năm trở lên, tập trung về kinh từ trƣớc lễ 5 ngày để đợi phân công công việc

73
phân công ngƣời tham gia dâng lễ phẩm cũng đƣợc quy định. Trƣớc năm 1833, việc
này đƣợc giao cho Ty Từ Tế nên vua Minh Mạng cho là thiếu tôn kính. Từ năm 1833
trở đi, ông quy định phàm bất kỳ dâng lễ vật gì ở miếu cũng phải do Sở Thị Vệ
chuyển sang các hoàng công và hoàng tử để đƣa đến các miếu. Những ngƣời này đều
phải mặc mũ áo đại triều để thể hiện sự trang trọng [74, IV; tr.250].
Quy định năm Minh Mạng thứ 13 (1832), các quan văn từ lục phẩm, quan võ
từ ngũ phẩm trở xuống, ngƣời nào không tham gia chấp sự thì đều phải tham gia
việc quỳ đón nhà vua ở hai bên đƣờng. Con cháu trong Tôn thất và học sinh cũng
phải tham gia vào đội hình này.
c. Phân hiến ở các ban tòng tự: hoàng thân công sẽ đƣợc tham gia làm phân
hiến tại 8 án tòng tự ở đàn Nam Giao, 8 án tả hữu ở Thái Miếu.
d. Chấp sự:
Trong đại lễ Nam Giao, nhân viên chấp sự sẽ do bộ Lễ kê khai danh sách lấy từ các
Nha. Theo ông Lê Văn Hoàng, Tùng sự của Ngự tiền Văn phòng thời Bảo Đại từ năm
1932 đến năm 1945, chuyên lo việc lễ nghi, các Đô sát, Ngự sử hay Khoa đạo tuy là đứng
hầu nhƣng sự thật để kiểm soát vua, nhất là trong lễ tế Giao1.
Trong lễ ở các miếu và lễ đàn Xã Tắc, Ty viên của các Nha sẽ đƣợc cử
làm chấp sự.
3.1.11 Các nhiệm vụ khác
a. Thông tán, đọc văn tế: dùng quan tam phẩm trở lên. Nếu có quan khâm
mệnh làm lễ thay vua thì dùng đƣờng quan tứ phẩm hoặc ngũ phẩm đọc văn tế,
xƣớng tế thì dùng Ty viên bộ Lễ và Thái Thƣờng Tự.
b. Xem xét lễ tam sinh trước khi tế Giao: một hoàng thân công do bộ Lễ xin
vua cử đi, cùng với quan bộ Lễ và đƣờng quan của Thái Thƣờng Tự, Quang Lộc Tự
và quan phủ Thừa Thiên, quan các khoa đạo, tất cả đều mặc áo mũ thƣờng triều,
đến sở Thần trù để xem xét các con sinh2.

1
Khi vua bƣớc vào chiếu lạy, nếu vô ý vấp vào chiếu, thế là thất lễ, thì các viên quan này nguyên đội mũ 2 cánh chuồn về phía
2 mép tai, bây giờ họ xây lại 2 cánh chuồn trƣớc và sau, tỏ ý vua có lỗi. Thế là tế xong, vua phải chịu lỗi với các quan này và tạ
tội trƣớc bàn thờ.Trái lại, khi vua vấp chiếu mà các viên quan này không thấy hoặc thấy mà không xây cánh chuồn (chứng tỏ
vua không có lỗi) thì khi tế xong vua sẽ trị tội bằng cách giáng chức hay giam vào tù [48; 18].
2
Những con sinh này đều do phủ Thừa Thiên bắt dân phu nuôi nấng trong 3 tháng cấp cho vật hạng của công: 18 cây lọng đỏ, 18
dây chão gai đơn, ngày thƣờng đƣa trâu dê ra vào tắm rửa.

74
c. Việc chuẩn bị, sắp xếp nơi đàn tế: Đối với lễ tế Giao, quá trình này bao
gồm nhiều việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự am hiểu về quy tắc trong nghi tiết. Vì
vậy, buổi sáng trƣớc ngày tế, các đƣờng quan và thuộc viên của bộ Lễ mặc quan
phục đầy đủ có nhiệm vụ đƣa các bài vị đƣợc cất ở khám thờ trong Thần khố vào
đặt ở đàn tế theo đúng thứ tự. Quá trình này cũng đòi hỏi phải làm theo nghi thức.
Các bài vị đƣợc đặt trên long đình để rƣớc đi. Buổi chiều, quan bộ Lễ sẽ cùng với
Đô Sát Viện giám sát việc đề bài vị.
Sau nghi thức đề bài vị, đƣờng quan bộ Lễ sẽ lúp khăn đậy lên từng bài vị.
Các khăn này sẽ có màu xanh hoặc vàng tùy theo vị trí đặt bài vị ở Viên đàn (thờ
Trời, màu xanh) hay Phƣơng đàn (thờ Đất, màu vàng).
Trƣớc lễ hƣởng ở các miếu và lễ ở đàn Xã Tắc, hội đồng kiểm tra xem xét
lễ tam sinh sẽ bao gồm: bộ Lễ, Thái Thƣờng Tự, Đô Sát Viện, Khoa đạo và
thuộc viên 6 bộ cùng quan của Quang Lộc Tự.
Ngoài ra, thuộc viên Nội Các sẽ có nhiệm vụ cầm đuốc. Nếu có quan khâm
mệnh làm lễ thay vua thì dùng ty viên 6 bộ. Các quan văn từ lục phẩm, võ từ ngũ
phẩm trở xuống đều phải quỳ hai bên đƣờng từ điện Cần Chánh đến nơi tế để
nghênh đón nhà vua và tiễn vua trên đƣờng về.
Ngoài các cơ quan trên còn có một số cơ quan khác cùng phối hợp, nhƣ viện
Đô Sát sẽ dự hầu nghi tiết và cùng giám sát việc đề bài vị trên đàn tế Giao; bộ Lại
cử ngƣời cùng tham gia bồi tế hoặc hỗ trợ sắp xếp nhân sự khi tiến hành lễ tế; các
đại diện 4 trực tỉnh ở gần Kinh đô là tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình,
Quảng Trị đƣợc cử về kinh tham gia nhiệm vụ bồi tế, v.v.. Ngoài ra, hai ty Tả, Hữu
từ tế còn trông coi từ đƣờng, tông miếu của hoàng gia; ty Điển nghi cai quản công
việc cung phụng ở lăng tẩm. Thời đầu triều, đến kỳ tế Giao, quan quân theo hầu
nhiều đến bảy, tám nghìn ngƣời. Năm Minh Mạng thứ 20 [1839], bộ Binh xin giảm
xuống còn khoảng trên 4000 ngƣời: Trung đạo 1.300 ngƣời, Tiền đạo, Hậu đạo đều
630 ngƣời, bày hàng ở đàn sở và Trai cung 640 ngƣời, bày ở 2 đƣờng tả, hữu, 300
ngƣời, ứng trực đàn sở 300 ngƣời, thuỷ sƣ 300 ngƣời chia ngồi các hiệu thuyền 21
chiếc [79, V; tr.457-459]. [Ảnh 3.3: Đoàn ngự đạo rƣớc vua đi tế Giao năm 1915].

75
Có thể thấy bên cạnh bộ Lễ, bộ Binh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá
trình chuẩn bị và thực hiện nghi lễ, đặc biệt là việc ăn ở, đi lại của chính nhà vua và
trực tiếp giám sát quá trình chuẩn bị.
3.2 Những vấn đề chung về các nghi lễ đại tự
3.2.1 Công việc chuẩn bị
3.2.1.1 Chọn ngày tế
Nhật kỳ tế Giao
Việc bói chọn ngày tế Giao bắt đầu đƣợc thực hiện vào năm Gia Long thứ 6
(1807) bằng cách xin quẻ1. Thời đầu triều cho đến trƣớc năm 1890 thời vua Thành
Thái, các vua triều Nguyễn đều tiến hành tế Giao mỗi năm một lần vào mùa xuân. Thời
vua Gia Long, việc tế Giao đƣợc tiến hành vào tháng trọng xuân (tức tháng 2 ÂL), năm
Minh Mệnh thứ 20 (1839) lễ tế Giao đƣợc tổ chức vào tháng quý xuân (tức tháng 3
ÂL), năm Tự Đức thứ 1 (1848) lại đổi tế vào tháng trọng xuân [83; tr.29]. Từ năm
1890, vua Thành Thái đổi lại ba năm tế một lần. [PL 3.2: Châu bản năm Minh Mạng 7
(1826), Khâm Thiên Giám tấu về việc định ngày tế Giao].
Nhật kỳ tế Miếu
Các quy định về việc tế tự của triều Nguyễn cho thấy quy chế tế miếu của
triều đình chỉ dành cho lễ Hưởng2. Nghi lễ tế Hưởng có sự tham gia đầy đủ của
triều đình với trình tự nghi thức, nhạc và múa Bát dật.
Trƣớc thời Minh Mạng, việc dâng lễ tại các miếu, điện mới tập trung vào các
dịp lễ Hưởng, tết Nguyên đán, tiết Đoan dƣơng, Trừ tịch (cuối năm). Bắt đầu từ năm
1835, vua Minh Mạng cho rằng nhƣ vậy là vẫn “quê kệch thực thà”, chuẩn cho bộ Lễ
tham khảo các tiền lệ có những lễ nào nữa thì làm cho đủ để “tỏ lễ ý mà đủ tình văn”
[74, IV; tr.250-251]. Vì thế, mặc dù triều đình chỉ tổ chức lễ tế miếu (lễ tế Hưởng) ở
cấp đại tự, nhƣng vẫn có quy chế về lễ phẩm, chỉ định ngƣời chủ lễ dâng hƣơng và
các nghi thức tế tự vào các dịp lễ khác tại các miếu, điện.

1
Ba ngày tốt trong tháng 2 sẽ đƣợc chọn và đánh dấu theo thứ tự ƣu tiên. Ngày có dấu khuyên đỏ là ngày đƣợc chọn để bói quẻ
trƣớc tiên. Việc bói quẻ chọn ngày đƣợc thực hiện bằng cách dùng đồng tiền bằng bạc để xin keo, nếu một đồng sấp một đồng
ngửa là tốt. Nếu quẻ bói không thành công sẽ tiếp tục xin quẻ cho ngày thứ 2 trong danh sách. Ngày này đƣợc đánh dấu bằng
chấm đỏ bên cạnh. Nếu quẻ bói tiếp tục bất thành, ngƣời ta sẽ xin quẻ cho ngày còn lại. Nếu cả 3 quẻ xin đều không tốt thì ngƣời
ta sẽ chọn quẻ thứ nhất (tức là ngày có khuyên đỏ) [79, I; 686]; [79, II,. 836].
2
Lễ tế theo mùa

76
Với ý nghĩa để bày tỏ lòng cung kính, thời gian tổ chức lễ Hưởng (lễ dâng
các phẩm vật cho tổ tiên theo mùa) ở miếu dƣới thời Nguyễn đƣợc quy định bắt đầu
từ lúc sáng sớm. Trừ trƣờng hợp có mƣa lụt và quá lạnh, việc làm lễ phải đƣợc tiến
hành vào “ba khắc trước khi mặt trời mọc” [79; II, tr.127]. Thống kê sơ bộ cho thấy
hàng năm, triều Nguyễn tổ chức trên dƣới 30 cuộc lễ lớn nhỏ thƣờng niên tại các
miếu [PL.3.3: Nhật kỳ dâng lễ tại các miếu trong Hoàng thành Huế]
Ngoài các nghi lễ đƣợc tổ chức ở các miếu chính trong Hoàng thành, điện
thờ ở các lăng tẩm cũng là nơi triều đình tổ chức các nghi lễ dành cho nhà vua hoặc
hoàng hậu sau khi qua đời hoặc dâng lễ vào các dịp lễ, tiết trong năm nhƣ ở miếu
nhƣng đơn giản hơn.
Nhật kỳ tế Xã Tắc
Theo nhật kỳ đƣợc quy định từ năm 1809, việc tế đàn Xã Tắc đƣợc tiến hành
hàng năm vào ngày Mậu thƣợng tuần tháng 2 và tháng 8 (ÂL). Cứ ba năm một kỳ
nhà vua đích thân làm lễ, lấy các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu làm chuẩn, các năm khác
thì cử các đại thần ban võ làm lễ. Thời Minh Mạng, việc chọn ngày đƣợc quy định
chi tiết hơn, kỳ xuân tế thì lấy ngày Mậu sau lễ tế Giao, kỳ thu tế thì lấy ngày Mậu
thƣợng tuần đều trƣớc một ngày. [74, IV; tr.272]. [PL.3.4: Nhật kỳ tế đại tự triều
Nguyễn ở Huế].
3.2.1.2 Việc giữ chay sạch
Theo quy định về việc giữ chay sạch trong tế đại tự của triều Nguyễn, nhà
vua phải giữ chay sạch trƣớc lễ tế Nam Giao ba ngày1, trƣớc lễ tế tông miếu 2 ngày
và trƣớc lễ tế Xã Tắc 1 ngày. [74, IV; tr.223]. Vì vậy từ sáng trƣớc ngày tế một
ngày, Thái Thƣờng Tự đã dâng tƣợng Đồng nhân2 lên để vua trai giới giữ mình.
[Ảnh 3.4: Tƣợng Đồng nhân (phục chế)]. Từ hoàng thân cho đến văn võ các quan,
những ngƣời đƣợc chọn làm chấp sự, bồi tự cũng đều phải trai giới.
3.2.1.3 Chuẩn bị lễ vật
Thời đầu triều, vua Gia Long chỉ quy định trƣớc kỳ tế 3 tháng, Quang Lộc Tự
cùng phủ Thừa Thiên và Ty Tể Sinh lựa chọn các con sinh bao gồm 4 con nghé non

1
Thời vua Bảo Đại giảm lại còn 1 ngày
2
Đồng nhân: Tƣợng bằng đồng dùng trong nghi thức trai giới trƣớc khi vua tế lễ

77
và 8 con trâu đực để đem đến sở chăn nuôi chăm sóc kỹ lƣỡng. Đƣờng quan ở các
Bộ, Tự và Kinh doãn có nhiệm vụ giám sát việc chăn nuôi, chăm sóc, nhằm đảm bảo
các con vật tế đƣợc nuôi đúng cách, béo tốt và giữ đƣợc tinh sạch.
Từ thời Minh Mạng, triều đình quy định kỹ hơn về cách thức hiến tế con sinh:
“đến kỳ tế đưa đễn chỗ Thần trù để mổ và rửa cho sạch sẽ, rồi nhồi bằng tốc hương
và lá quế đặt vào trong lò đốt, chờ khi xướng phần sài thì châm lửa vào lò để đốt. Khi
nào cháy hết trâu thì thôi” [79, III; tr.119].
3.2.1.4 Các loại tự khí và vật đựng
Việc tế Giao thời Minh Mạng ngày càng trở nên quy củ nhờ vào việc tham
khảo các điển lễ. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828) nhà vua đã cho tham khảo sách vở
và quy chế đời xƣa để chuẩn định nghi thức tế Giao, quy định cách thức tiến hành
nghi thức tế, sử dụng những vật đựng theo mẫu tham khảo của Trung Quốc nhƣ
phủ, quỷ, biên, đậu1và các lễ phẩm nhƣ ngọc lụa, chỉnh đốn các bài nhạc và chuông
khánh, dàn nhạc để chuẩn hóa nghi thức tế Giao, “bắt chước đời cổ làm, để cho đủ
điển lễ lớn của triều thịnh trị” [79, III; tr.119].
Do lễ tế Giao là nghi lễ quan trọng nhất nên các loại tự khí và vật đựng đều
đƣợc chú ý đến từng chi tiết về hình dáng, chất liệu, màu sắc, vị trí sắp xếp,
v.v..Ngoài các loại tự khí thông thƣờng nhƣ: bình hoa, lƣ hƣơng, chân đèn, quả
bồng…, lễ tế Giao còn có các loại vật dụng trang trí, các tự khí và vật đựng đặc biệt
nhƣ: nậm, chén, quần bàn2, tàn, lọng, cờ, đăng, hình, phủ, quỹ, biên, đậu, khay,
đẳng... Thời đầu triều, vua Gia Long đã đặt những quy định về việc dùng nậm chén
trong việc tế tự ở đàn Nam Giao, các tông miếu và đàn Xã Tắc, hoặc dùng bằng
vàng, hoặc dùng bằng bạc, hoặc dùng bằng thau, thiếc, theo các thứ bậc khác nhau
nhƣng chƣa có quy chế về việc dùng biên, đậu, phủ, quỷ, đăng, hình3 [74, IV;
tr.225] và cũng chƣa dùng các lễ vật ngọc, lụa. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828) và

1
Phủ: đồ đựng bằng gỗ (hoặc bằng tre, bằng sứ tráng men) dáng chữ nhật, hình lập phƣơng có đế và nắp, sơn son thếp vàng, vẽ
rồng mây, trong lót thau ngoài vuông trong tròn, để đựng xôi; Quỷ: đồ đựng bằng gỗ, dáng tròn, chân thấp, có nắp, cũng để đựng
xôi cúng tế; Biên: đồ đan bằng tre/trúc, dáng tròn, chân cao, có nắp, trong lót đồng, sơn màu vàng, núm và vành sơn son thếp vàng
để đựng các thứ quả; Đậu: Tiện bằng gỗ, có hình dáng gần giống cái đăng, sơn son thếp vàng vẽ rồng mây, trong lót thau để đựng
thức ăn có nƣớc, nhƣ dƣa, tƣơng và đồ nấu.
2
Miếng vải quây xung quanh để che phần chân bàn
3
Đăng: đồ đựng dáng tròn có chân cao và có nắp, làm bằng sứ hoặc pháp lam tráng men vàng, vẽ rồng mây, lòng trong màu
trắng, miệng bịt vàng, để đựng canh; Hình: đồ đựng bằng đồng chạm rồng mây, mạ vàng hoặc bằng sứ, hình dáng nhƣ cái chum
đựng nƣớc.

78
thứ 10 (1829), nhà vua bắt đầu kê cứu các điển lễ Trung Quốc để định ra việc cúng
tế các loại ngọc, lụa và sử dụng các loại đồ đựng theo mẫu của Trung Quốc thời cổ
đại [74, IV; tr. 343]. Các tự khí và vật đựng đều đƣợc làm bằng các loại chất liệu
mang những ý nghĩa triết lý của Nho giáo, tƣơng ứng với ngũ phƣơng và ngũ hành
theo kinh Dịch. [PL.3.5: Danh mục các vật đựng chính trong các lễ tế đại tự].
Năm 1831, một lần nữa vua Minh Mạng củng cố lễ nghi tế miếu, cho tham
khảo làm thêm một số vật đựng để hợp với ý nghĩa đời xƣa nhƣ nậm chén, lụa, hộp
đựng lụa, phạn gỗ vuông, phạn gỗ tròn, mâm bồng tre, bát gỗ cao chân; đồng thời
cho chế thêm âm nhạc, định lại nghi tiết. [79, III; 177]. Phần lớn các loại vật dụng
dùng trong trang trí và nghi lễ triều Nguyễn đều do các nhóm thợ đƣợc huy động
chủ yếu ở Hà Nội, Thừa Thiên, Quảng Trị, tập trung làm việc ở công trƣờng Nội
Tạo, sở Xuất nạp trong Nội Vụ Phủ và một số công sở phân tán khác [36; tr. 71].
3.2.1.5 Các loại lễ phẩm
a.Ngọc và lụa
Năm 1829, vua Minh Mạng mới bắt đầu định ra việc cúng tế ngọc và lụa
trong các lễ đại tự. Ngọc để tế Giao đƣợc nhà vua sai ngƣời đi sứ sang Trung
Quốc để mua. Việc dùng ngọc để tế lễ thì chỉ có ở các lễ đại tự. Ngọc màu xanh,
hình tròn để tế Trời, ngọc màu vàng, hình vuông để tế Đất [79, II; tr. 834]. Lễ
xong đem cất đi.
Trƣớc năm 1831, lụa lễ dùng để tế Giao hạng nhất do Vũ Khố dệt, lụa hạng
nhì và hạng ba, do Bắc Thành mua. Năm 1831, vua Minh Mạng cho rằng Vũ Khố là
nơi nhiều việc, sợ không sạch sẽ, lụa dệt dày, mỏng, nặng, nhẹ chƣa có sự phân biệt
nên giao việc dệt lụa cho Thái Thƣờng Tự đảm trách ở hành lang bên phải của Quốc
Sử Quán. Đặc biệt, nhà vua nhấn mạnh lụa hạng nhất phải lấy tơ do trong cung nuôi
tằm [79, III; tr.281-282]. Có các loại lụa tế nhƣ Giao tự chế bạch (để tế Trời, Đất),
Trị thần chế bạch (tế các thần linh ở đàn Nam Giao), Phụng tiên chế bạch (để tế tổ
tiên, tế miếu), Lễ thần chế bạch (tế Xã Tắc). [PL 3.6: Các loại lụa tế trong lễ đại tự
triều Nguyễn]
Sau khi tế, lụa đƣợc đem đốt, còn ngọc thì đƣợc đƣa về cất ở phủ Nội Vụ,
đến kỳ tế sang năm lại đem ra. Đối với các lễ hƣởng ở miếu, lụa đƣợc đem đốt ở lò

79
đốt đặt trƣớc lối đi cùng với văn tế và giấy vàng giấy bạc gian giữa. Các giấy vàng
giấy bạc ở các án bên trái, bên phải đƣợc đem đốt ở các lò đốt đặt ở phía Đông và
phía Tây trên sân.
b.Tam sinh
Do tính chất của việc tế tự là cực kỳ quan trọng nên việc xem xét, kiểm tra
khâu chuẩn bị lễ tam sinh trƣớc khi có lễ đƣợc thực hiện rất chu đáo từ vài tháng
trƣớc khi có lễ.
Ở lễ tế Giao, thời vua Gia Long, việc cúng tam sinh chƣa thấy ghi cụ thể
nhƣng đến thời Minh Mạng, năm 1830 nhà vua đƣa thêm nhiều quy định chặt chẽ
đến từng chi tiết về số lƣợng con sinh ở mỗi án, cách chăm sóc, tắm rửa và chỉ định
thành phần giám sát.
c. Các loại lễ phẩm khác
Khi tế Giao, việc chuẩn bị rƣợu tế do Vũ Khố nấu (nếu là rƣợu nếp) hoặc do
phủ Thừa Thiên nấu (nếu là rƣợu thƣờng). Sau này, đến thời vua Minh Mạng năm
thứ 12 [1831], việc chuẩn bị rƣợu tế đƣợc giao cho Quang Lộc Tự, cấp hơn 285
phương1 gạo lƣơng để nấu và đổi dùng gạo trắng Gia Định cho đƣợc tốt và thơm, để
“xứng đáng ý nghĩa làm lễ”, cấp hơn 259 phương [79, III; tr. 224-225], tiến hành ở
hành lang bên phải Quốc Sử Quán. Triều đình điều dân các xã lành nghề nấu rƣợu ở
Thừa Thiên đến sở để nấu.
Lễ vật sau khi tế đƣợc xem là những lễ vật thiêng, đã đƣợc tổ tiên và thần
linh ban phƣớc nên gọi là "phúc tửu" (rƣợu phúc), "phúc tộ" (thịt phúc). Vì thế, việc
ban “phúc tửu”, “phúc tộ” sau khi tế là một nghi thức để mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng
phần phúc lộc mà tổ tiên, thần linh ban cho.
Ngoài tam sinh và các mâm cỗ nấu, triều đình còn có quy định riêng về các
lễ phẩm khác nhƣ hƣơng (gồm các loại trầm hƣơng, tốc hƣơng, bạch đàn hƣơng),
giấy vàng giấy bạc, giấy ngũ sắc, giấy trắng và các loại đèn, nến…Các quy định này
cũng chi tiết đến mức ghi rõ cả số lƣợng bao nhiêu tờ giấy mỗi loại dành cho cuộc
lễ nào, ngày nào mới đƣợc đốt đi sau khi lễ xong. Từ năm 1833, vào dịp lễ tiết
Nguyên đán, vua Minh Mạng còn cho dâng đồ mã, bao gồm các loại áo mão, giày,

1
Đơn vị đong gạo thời trung đại ở Việt Nam, khoảng hơn 33 kg [168], [159].

80
hài, hòm đựng, đai ngọc... cho các vị tiên đế và hoàng hậu. Những thứ này đều đợi
đến ngày mồng 3 tết thì đốt. Năm 1836, vua Minh Mạng còn cho dâng thêm nhà
bằng giấy [74, IV; tr. 251].
Có khoảng hơn 160 loại lễ vật đƣợc dâng cúng trong lễ tế miếu (không kể
các loại trái cây, đèn nến, các loại đồ mã để đốt sau khi lễ xong) [PL 3.7: Các lễ vật
chính trong tế đại tự triều Nguyễn].
3.2.1.6 Bài trí, sắp xếp nơi làm lễ
a. Ở đàn Nam Giao
Việc sắp xếp, bài trí đàn tế đã đƣợc quy định cụ thể từ năm 1807, ngay khi
có lễ tế Trời đầu tiên của triều đại. Theo đó, các nghi thức tế đƣợc thực hiện ở tầng
đàn thứ nhất và tầng thứ hai với cách sắp xếp vị trí và chọn màu sắc đều có sự phân
biệt [79, I; tr. 691-692] [PL 3.8: Sơ đồ vị trí các án thờ tại lễ tế Giao năm 1915].
Tầng thứ nhất (Viên đàn) có án chính thờ Trời [Hiệu thiên thƣợng đế] và Đất
[Hoàng địa kỳ] quay về hƣớng Nam, trên đặt nậm vàng, chén vàng. Tàn tròn, quần
bàn màu xanh, tàn vuông, quần bàn màu vàng. Năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi
dùng tàn và quần bàn màu xanh, đặt thêm 2 cái đẳng gỗ trƣớc cái đẳng chấp sự ở hai
bên tả hữu chính vị để bày lụa tế [79, II; tr.835].
Về sau, các vua Nguyễn cũng đƣợc phối thờ trên đàn này với ý nghĩa “đem lòng
thành kính đối với thần minh mà vẫn không ngoài ý nghĩa báo đáp từ gốc… tỏ rõ lòng
hiếu của thánh nhân” [79. II; tr.833]. Các án phối thờ quay về hƣớng Tây, thời Gia Long
cho đặt nậm vàng, chén vàng; tàn tròn màu vàng, quần bàn màu đỏ. Năm 1829, vua
Minh Mạng cho đổi dùng màu xanh theo sắc trời.
Tầng thứ hai (Phƣơng đàn) bày tàn tròn lớn màu vàng 4 cái; các án phối
hƣởng ở bên trái và bên phải hƣớng về Đông và Tây đặt nậm bạc, chén bạc, tàn,
lọng, quần bàn đều màu đỏ. Năm 1829, vua Minh Mạng theo ý nghĩa tế Đất nên cho
đổi dùng màu vàng [79, II; tr.835].
Năm 1830, ở bốn góc tầng thứ ba của đàn mỗi góc trồng một cây đèn hạng
lớn để chiếu sáng suốt đêm. Ở bên trái Thần trù phía ngoài đàn dựng nhà Thần khố
năm gian lợp ngói, chứa các loại kỷ, bàn, tán lọng và giá đèn hai gian hai bên và hai
chái Đông Tây. Sắp tới ngày thì để long đình, bản chúc văn và các loại ngọc, lụa,

81
nậm chén, biên, đậu để chuẩn bị lễ. Trƣớc một ngày, long đình, bản chúc văn đƣợc
rƣớc đến Trai cung để chờ vua điền tên vào bản chúc [79, III; tr. 119-120].
b. Ở các miếu thờ hoàng gia
Tùy theo đặc điểm của từng miếu mà có sự sắp xếp tƣơng ứng nơi tế lễ trong
miếu. Đối với miếu chỉ thờ một thế hệ, nhƣ Triệu Miếu (thờ ông bà Nguyễn Kim),
thần khám của Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và hoàng hậu1 đƣợc đặt ở gian
giữa. Tƣơng tự, ở Hƣng Miếu (thờ ông bà Nguyễn Phúc Luân), gian giữa thờ thần
khám Hƣng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế2 (Nguyễn Phúc Luân/Côn) và hoàng hậu.
Ở các miếu có thờ nhiều thế hệ nhƣ Thái Miếu, việc sắp xếp vị trí các án thờ
đƣợc thực hiện theo nguyên tắc “Đồng đường, dị thất”3 [79, I; tr.859] và theo thứ tự
“Tả chiêu, hữu mục” của Trung Quốc với thần vị của vị chúa đầu tiên (Nguyễn
Hoàng) và vợ đƣợc đặt ở gian giữa, thần vị của các vị chúa đời sau đƣợc thờ nối
tiếp lần lƣợt ở các gian hai bên trái, phải, tính từ gian giữa [79, I; tr. 696-697], [83,
I; tr.32]. Gian giữa thờ thần khám Gia Dụ hoàng đế 4 và hoàng hậu, phía bên trái và
bên phải đều có bốn gian, thờ thần khám các Hoàng đế và hoàng hậu (thời chúa
Nguyễn).
Tƣơng tự, cách bố trí thứ tự các án thờ ở Thế Miếu cũng đƣợc sắp xếp theo
trật tự ”Tả chiêu, hữu mục” nhƣ trên. [PL. 3.9: Sơ đồ quy hoạch Thế Miếu và vị trí
các án thờ hiện nay]. Trong cách sắp xếp vị trí các án thờ hiện nay, vị trí án thờ của
vua Hàm Nghi (trị vì 11/1883-7/1884) và án thờ của vua Đồng Khánh (trị vì 1885-
1889) không theo trật tự chiêu-mục5 [PL.3.10: Sơ đồ thế thứ các vua triều Nguyễn].
Trong các khám thờ có đặt thần chủ (hoặc thần vị) của vua và hoàng hậu6 trên
có ghi miếu hiệu và thụy hiệu7 do triều đình chọn đặt. Hằng năm triều đình tổ chức 5
kỳ tế các miếu này vào các tháng 1, 4, 7, 10 và tháng 12 (ÂL).

1
Danh hiệu đƣợc vua Gia Long truy tôn năm 1806.
2
Danh hiệu đƣợc vua Gia Long truy tôn năm 1806.
3
Tức là trong cùng một tòa nhà mà chia ra nhiều gian, mỗi gian đặt án thờ 1 vị vua.
4
Tức chúa Nguyễn Hoàng
5
Đây là hai vua có cùng một thế hệ. Lẽ ra vua Hàm Nghi làm vua trƣớc thì có vị trí án thờ trƣớc vua Đồng Khánh. Tuy nhiên,
vua Đồng Khánh qua đời trƣớc vua Hàm Nghi (mất năm 1943) nên đã đƣợc làm lễ Thăng phụ để đƣa vào thờ ở Thế Miếu trƣớc.
Mặt khác, vua Hàm Nghi qua đời khi không còn làm vua nên không có lễ Thăng phụ. Án thờ của ba vua Hàm Nghi, Thành Thái,
Duy Tân mới đƣợc đƣa vào thờ ở Thế Miếu sau này (năm 1959).
6
Mỗi ngƣời chỉ có một thần chủ duy nhất đƣợc lập khi qua đời, nếu mất hoặc hƣ hỏng, hoặc muốn thờ ở nơi khác thì không làm thần
chủ, mà là bài vị (theo cách gọi thông thƣờng) hoặc thần vị, thánh vị [82, IX; 428].
7
Là tên dành cho vị vua hoặc hoàng hậu đã băng hà, bao gồm những chữ tốt đẹp ca ngợi công đức. Tên dài hay ngắn tùy thuộc
vào sự ghi nhận công lao của ngƣời đã khuất đối với đất nƣớc và đối với triều đại. Ví dụ: thụy hiệu của vua Gia Long và vua
Minh Mạng dài 27 chữ, trong khi thụy hiệu của vua Kiến Phúc chỉ có 13 chữ.

82
c. Ở đàn Xã Tắc
Vị trí tổ chức lễ tế ở tầng trên cùng. Việc bài trí đàn tế ở đàn Xã Tắc khác
với đàn Nam Giao. Chính giữa tầng trên đặt 2 án, mỗi án đặt một bài vị bằng giấy
để thờ thần Thái Xã, thần Thái Tắc và đều quay mặt về hƣớng Bắc. Vị thần Thái Xã
ở bên phải, lấy thần Hậu thổ Câu long thị phối hƣởng quay về hƣớng Tây. Vị đại
Thái Tắc ở bên trái, lấy họ Hậu tác phối hƣởng, quay mặt hƣớng Đông, mỗi án đều
dùng trâu, dê, lợn, xôi đều 1 mâm, quả phẩm 5 mâm, các hạng nến sáp 94 cây [74,
IV; tr. 272]; [79, I; tr. 655].
Việc phối thờ thần Xã và thần Hậu thổ ở đàn Xã Tắc dƣới thời Nguyễn cũng
không nằm ngoài ảnh hƣởng về quy chế của Nho giáo Trung Quốc từ thời cổ đại:
“..Do vì quá nhiều thổ thần, khó đối ứng được với Thượng Đế, Hán Vũ đế tế Hậu
thổ, tức ngoài Xã thần, bắt đầu tế lễ thần Đất. Hậu thổ, được coi là thần của toàn
bộ đất đai” [72; tr. 263].
3.2.2 Âm nhạc và múa
a. Âm nhạc
Trong các hoạt động tế lễ, âm nhạc đƣợc coi là một phƣơng tiện giao tiếp
giữa con ngƣời và các thần linh nên nhạc và múa không thể thiếu trong các nghi lễ
tế tự thời Nguyễn.
Từ năm 1802, việc đƣa âm nhạc vào nghi lễ tế miếu đã đƣợc vua Gia
Long mở đầu khi ra lệnh kén 50 ngƣời giáo phƣờng ở Thanh Nghệ đến cuối mùa
Đông vào Huế để dâng ca nhạc tế ở Thái Miếu [79, I; tr.531]. Tiếp đó, năm
1807, vua Gia Long lại quy định về nghi tiết tấu nhạc nói chung cho các lễ đại
tự. Khi mới bắt đầu làm lễ sẽ nổi chuông trống trƣớc rồi tấu tiểu nhạc. Chỉ đến
các tiết Phần sài, Thăng đàn1, Giáng đàn2,Vọng liệu3 mới tấu đại nhạc [79, I;
tr.692]. Đồng thời cũng trong năm này, việc dùng đội nữ nhạc tham gia vào tối
hôm trƣớc các lễ tế tế Hưởng và hai tiết Nguyên đán, Đoan dương ở miếu trƣớc
đây bị bãi bỏ, chỉ dùng nữ nhạc ở điện Hoàng Nhân 4 vì “Đội tiểu hầu hát xướng
hình như trò đùa. Nay nhà nước nhàn hạ, chính phải sửa sang văn vật thêm lên”
[79, II; tr. 204]. Tuy nhiên, việc dùng nữ nhạc trong các lễ tế miếu cuối cùng cũng

1
Cchủ tế bƣớc lên đàn tế để bắt đầu tế.
2
Chủ tế bƣớc xuống đàn tế khi đã tế xong.
3
Vọng liệu: Trông về chỗ đốt văn tế khi đã tế xong.
4
Tức điện Phụng Tiên sau này

83
bị vua Minh Mạng bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1832 do “điện và miếu đều là chỗ tôn
nghiêm, cốt phải mười phần tĩnh túc”[79, III; tr. 450]. Điều này cho thấy sự phân
biệt nữ giới thời kỳ phong kiến ở Việt Nam vốn đã rất khắt khe nay lại càng khắt
khe hơn khi liên quan đến việc tế tự trọng đại ở các miếu thờ tổ tiên của triều
Nguyễn.
Bắt đầu từ năm 1822, vua Minh Mạng định ra nhạc tế hƣởng ở miếu và cho chế bài
ca Bát dật. Năm 1829, bắt đầu định lễ nhạc nghi thức tế Giao. Quy chế về nhạc và múa trong
các lễ đại tự tiếp tục đƣợc duy trì từ thời vua Minh Mạng trở về sau. Trong lễ tế Giao và lễ tế
miếu (chỉ dành cho nghi lễ tế hƣởng1) đều có 9 lần tấu nhạc với 9 bài nhạc chƣơng ứng với 9
hoạt động quan trọng trong trình tự nghi thức. Ngoài 9 lần tấu nhạc theo trình tự nghi thức, lễ
tế Giao và tế miếu còn có một nhạc chƣơng tấu khi vua hồi cung, tổng cộng là 10 bài. Ngoài
ra âm nhạc còn song hành với các động tác nghi thức của nhà vua khi làm lễ. Riêng lễ tế Xã
Tắc chỉ có 7 lần tấu nhạc, mặc dù trình tự nghi thức vẫn tƣơng tự lễ tế Giao và lễ tế miếu [74,
IV; tr. 358, 410-421]; [79, III, tr. 120]; [82, VII; tr. 243]; [84, V; tr. 20-27].
Các kỳ lễ do viên quan khâm mạng tế thay nhà vua cũng theo các bƣớc trình
tự nhƣ trên, chỉ khác là không tấu nhạc lúc trở về.
Dàn nhạc bao gồm 1 chuông lớn, 1 khánh đá lớn, 12 chuông nhỏ, 12 khánh
nhỏ, trống, kèn. Chuông, khánh làm mẫu mực cho tiếng nhạc” nên ngoài bộ nhạc
có chuông, khánh, kèn sáo, đàn địch…triều đình còn cho làm thêm 3 bộ gồm 1
chuông lớn, 1 khánh lớn và 12 chuông nhỏ, 12 khánh nhỏ để “âm vận hài hòa, mà
trước sau cùng có nhịp nhạc” [74, IV; tr. 438]. [Ảnh 3.5: Một nhóm nhạc công
trong lễ tế Giao 1924].
b. Múa
Trong lễ tế Giao, âm nhạc đƣợc kết hợp với múa Bát dật2. Có hai đội: Bát
dật văn và Bát dật võ, do ngƣời của thự Thanh Bình (thuộc bộ Binh) thực hiện với
hai ngƣời đứng đầu hai ban văn và võ, gọi là Vũ sƣ, cầm cờ tiết điều khiển các vũ
sinh. Hai ban vũ sinh văn võ mỗi bên 64 ngƣời. Các vũ sinh ban văn cầm ống sáo
(thược) bên trái, cờ vũ (cây gậy có chòm lông) bên phải, múa điệu múa vũ thược.
Các vũ sinh ban võ cầm mộc/khiên (cái can) bên trái, cầm búa/rìu nhỏ bằng gỗ

1
Vào dịp có lễ kỵ ở miếu, dàn nhã nhạc cũng đƣợc sắp đặt đúng vị trí theo nghi thức để thể hiện sự trang nghiêm, nhƣng không
tấu nhạc [82, VII; tr. 216].
2
Bát dật: múa 8 hàng, mỗi hàng 8 ngƣời. Tổng cộng có 64 ngƣời mỗi đội (văn và võ)

84
(thích) bên phải, múa điệu múa can thích [Ảnh 3.6: Múa Bát dật trong lễ tế Giao,
1915].
Trong lễ tế miếu, múa Bát dật chỉ đƣợc thực hiện khi có 5 lễ hƣởng ở Thái
Miếu và Thế Miếu. Mỗi nhóm múa điệu văn hoặc điệu võ đều chọn trong đội Thanh
Bình lấy 2 ngƣời làm vũ sƣ, 64 ngƣời làm vũ sinh, có đủ áo mũ và đồ để múa.
Do số lính của thự Thanh Bình tham gia ban nhạc múa hát về sau hơi ít nên
mỗi khi có việc tế, triều đình phải chọn lấy những ngƣời biết múa hát chút ít từ biền
binh các vệ để bổ sung vào đội múa hàng Bát dật. Vì thế, từ năm Minh Mạng thứ 19
(1838), nếu những đội lính bổ sung này tham gia việc lễ chỉnh tề thì đƣợc thƣởng
mỗi ngƣời 3 tiền [74, III; tr. 472]. Trong lễ tế Xã Tắc, múa Bát dật cũng đƣợc thực
hiện tƣơng tự.
[PL.3.11: Bảng so sánh trình tự nghi thức các lễ Đại tự triều Nguyễn]
3.2.3 Trang phục
Năm 1806, vua Gia Long cho đặt phẩm phục để phân biệt phẩm cấp quan
chức1. Khi định đại lễ Nam Giao vào tháng 2 năm 1807, vua đội mũ Cửu long, mặc
hoàng bào, đai ngọc, xiêm vàng, lên đàn làm lễ [79, I; tr. 697]. Năm 1831, vua Minh
Mạng sai bộ Lễ tham khảo chế độ cổn, miện đời xƣa để dâng lên và tự mình chế ra
thể thức ngự phục, cổn, miện của triều Nguyễn, đƣợc mô tả rất kỹ trong bộ Đại Nam
thực lục và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [79, III; tr. 142-143]; [74, IV; tr. 123-
125]. Trên mũ miện có 24 tua rủ, hai bên hai dây cũng nhiều loại trang trí bằng các
thứ ngọc, trân châu, san hô, hột vàng...Theo ông Lê Văn Hoàng (tùng sự tại Ngự tiền
văn phòng thời Bảo Đại), việc đặt ra chế độ cổn miện có ngụ ý để “kiểm soát cử
động, vì lễ tế Trời cần phải đúng mức nghiêm chỉnh. Khi lạy hay khi đi, các tua hột bị
rung, lại nghe có tiếng”rỏn r n”, thế là không nghiêm, tỏ ý thất lễ...Cho nên, thân
mặc cổn miện2 khi đi phải giữ thế nào các tua trên mũ không được lung lay, ngọc bội

1
Một bộ trang phục đại triều gồm có những món chính là mũ, áo bào, đai, xiêm, hài tất. Sự phân biệt phẩm cấp của các quan trên
trang phục đƣợc thể hiện trên kiểu mũ, chi tiết trang trí ở áo bào và xiêm. Mũ quan văn gọi là mũ “phốc tròn”, mũ quan võ gọi là mũ
“phốc vuông”. Trang phục của các quan văn, võ đƣợc trang trí những con vật tƣợng trƣng cho từng bậc quan tƣơng ứng, thêu trong
một vòng tròn ở hai bên phía dƣới của áo đại triều hoặc trong hình vuông chính giữa ngực của áo thƣờng triều. Những con vật này
không chỉ khác nhau tùy theo từng bậc quan mà còn có sự phân biệt khác nhau giữa quan văn và quan võ. Chẳng hạn nhƣ bên văn
có các con vật tƣợng trƣng: mãng xà (4 móng), tiên hạc, cẩm kê (một loài trĩ), công, vân nhạn, bạch nhạn (nhạn trắng), lộ tử (cò), kê
xích (một loại chim), liêu thuấn (tên một loài chim sâu); bên võ có kỳ lân, sƣ tử, hổ, báo, gấu, bƣu (cọp nhỏ), hải mã, tê
ngƣu…Ngoài ta, còn có quy định cho trang phục của bậc quan trên nhất phẩm với áo bào trang trí hình con mãng, xiêm thêu tiên
hạc (quan văn) hoặc con kỳ lân (quan võ), mũ có thêm hai cái hất vàng chạm hình giao long. Năm 1832, vua Minh Mạng cho rằng
việc gọi áo bào của quan tam phẩm trở lên là tứ linh bào, áo tay chẽn của quan Thị vệ gọi là áo long chấn là “không hợp” nên phải
đổi gọi là mãng bào và mãng lan để “tỏ rõ danh phận” [74, IV; tr. 134-140], [74, I; tr. 105].
2
Nguyên văn tác giả dùng chữ “Cổn Miễn”.

85
không được nghe tiếng kêu rỏn r n” [48; tr. 18]. [Ảnh 3.7: Vua Khải Định trong trang
phục tế Giao (1924)].
Năm 1831, mũ áo của 27 chấp sự và phân hiến, bao gồm các hoàng tử, các tƣớc
công và các quan văn võ tham gia lễ tế ở đàn tế Giao cũng đƣợc xem xét để chế cấp lại
theo thứ bậc khác nhau. Chính các quan bộ Lễ thời bấy giờ cũng cho rằng đây là “một việc
chưa từng thấy ở các đời Đinh, Lý, Trần, Lê nước ta, mà lại còn hơn cả thể chế đương thời
của Bắc triều nữa” [79, III; tr. 216].
Ngoài các lễ Hưởng, gặp các ngày kỵ ở miếu, điện và vào các dịp đi thăm
các lăng tẩm, nhà vua và triều thần cũng phải mặc lễ phục để làm lễ. Còn các quan
võ và binh lính đi hộ giá đều dùng khăn áo đen.
Trải qua các giai đoạn khác nhau, quy định trang phục của quan văn, quan võ
có chút ít thay đổi về chi tiết, nhƣng cơ bản vẫn theo thể thức cũ [40; tr. 326]. Việc
quản lý, sử dụng phẩm phục do triều đình cấp phát đƣợc qui định nghiêm ngặt với
những mức hình phạt cụ thể1.
Ngoài ra, nhân viên của các cơ quan chuyên lo việc tế tự nhƣ Tả Từ Tế,
Hữu Từ Tế…cũng đƣợc cấp trang phục khi theo hầu vào dịp tế lễ ở miếu [74,
IV; tr. 248].
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, vua Minh Mạng đã tham khảo quy
chế Tống-Minh để đặt ra trang phục cổn miện dành cho vua quan triều Nguyễn song
đã đƣợc thay đổi ít nhiều, đánh dấu sự hoàn bị về văn hiến áo mão của đế quốc Đại
Nam [41; tr. 297]. [Ảnh 3.8: Một bộ trang phục tế Giao đầy đủ của vua Nguyễn
(1915)].
Trong lễ tế Xã Tắc, vua đội mũ cửu long, mặc hoàng bào, đóng đai ngọc,
cầm ngọc trấn khuê làm lễ. Trong trƣờng hợp vua cử mệnh quan đến tế thì từ quan
chánh hiến đến “các nhân viên cung hầu, củ nghi, đọc chúc văn, mỗi người đều đầy
đủ quan phục đại triều, còn các viên tả, hữu phân hiến và các viên bồi tự, dự sự đều
mặc bổ phục” [84,V; tr. 63].

1
Ngoài những đối tƣợng đƣợc vua ban phẩm phục, những ngƣời chƣa đƣợc ban thì đƣợc phép tự may trang phục theo những quy chế đã
định để mặc khi chầu hầu. Những ngƣời đã đƣợc ban mũ áo nhƣng lại tự tiện đem cầm cố, bán đi thì bị phạt đánh 60 trƣợng, nếu đã có
rồi nhƣng cố ý không chỉnh đốn trang phục khi vào chầu thì bị đánh 100 trƣợng và cách chức. Ngƣời bị cách chức, ngƣời đƣợc/bị
thuyên chuyển đi nơi khác hoặc vì lý do nào đó không giữ chức quan cũ nữa thì phải nộp lại phẩm phục đã đƣợc ban cấp để cho ngƣời
thay thế sử dụng.

86
Ngoài những đối tƣợng đƣợc vua ban phẩm phục, những ngƣời chƣa đƣợc
ban thì đƣợc phép tự may trang phục theo những quy chế đã định để mặc khi chầu
hầu. Ngoài ra, nhân viên của các cơ quan chuyên lo việc tế tự nhƣ Tả Từ Tế, Hữu
Từ Tế…cũng đƣợc cấp trang phục khi theo hầu vào dịp tế lễ ở miếu [74, IV; tr.
248].
3.2.4 Văn tế
Việc viết văn chúc đều do Thái Thƣờng Tự đảm trách, có quy chế nhƣ sau: văn
chúc tế Giao dùng bản sơn phấn, viết chữ đỏ. Còn văn chúc tế ở miếu, điện, lăng tẩm,
đàn Xã Tắc...đều dùng giấy Tàu viết mực [74, VIII; tr. 155]
Văn tế (hay còn gọi là chúc văn) là văn bản ghi miếu hiệu của vị vua đã quá
cố, những lời cầu mong tốt đẹp và các nội dung có liên quan tùy theo tính chất của
cuộc lễ (là lễ kỵ, lễ Hưởng hay lễ cáo…) theo một mẫu đã quy định s n, chỉ việc
điền tên nhà vua vào mà thôi. Thƣờng thì nội dung và thể thức của bản văn tế này
đƣợc soạn thảo dựa trên sự tham khảo mẫu văn tế của nhà Thanh bên Trung Quốc.
Đến thời vua Tự Đức (năm 1854), nội dung và thể thức văn bản này đƣợc điều
chỉnh lại dựa trên sự tham khảo mẫu văn tế nhà Đƣờng bên Trung Quốc với việc
giản lƣợc bớt miếu hiệu của ngƣời quá cố theo hình thức và nội dung đơn giản hơn
(gọi là huy hiệu) [84, V; tr. 28]. Quan của bộ Lễ và Thái Thƣờng Tự sẽ phải duyệt
nội dung đã đƣợc soạn thảo rồi làm lễ dâng lên để vua tự điền tên vào văn chúc.
Nghi thức dâng văn chúc đợi vua điền tên rất trang trọng: văn tế đƣợc đặt lên long
đình, có lọng vàng che, do các quan mặc lễ phục chỉnh tề rƣớc đến điện Cần
Chánh dâng lên nhà vua.
Thể thức trình bày một bản văn chúc do nhà vua làm chủ lễ khác với bản văn
chúc do quan tế thay nhà vua, vì thế triều đình cũng đƣa ra những quy định rất cụ
thể về câu chữ, thứ tự cách viết…
Trong trình tự một cuộc lễ, nếu đích thân vua làm lễ thì một viên quan tam
phẩm trở lên của Hàn Lâm Viện (nơi chịu trách nhiệm thảo nội dung tờ chúc văn) sẽ
đọc chúc. Nếu có ngƣời thay vua làm lễ thì Thái Thƣờng Tự sẽ tự chọn ngƣời để đọc
theo đúng nghi tiết. Sau khi làm lễ, bản văn tế này sẽ đƣợc đốt cùng với lụa thờ ở
chiếc lò đốt đặt trên sân. Theo nghi thức, nhà vua phải đứng hƣớng về chỗ đốt vàng
mã để tỏ lòng kính trọng ngƣời đã khuất.

87
Có thể thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đều để lại những đặc điểm riêng
của triều đại mình nhƣng nhìn chung tất cả đều thể hiện một ý chí tự cƣờng, tự tôn dân
tộc. Điều đó phản ánh qua việc các vua của những triều đại quân chủ ở Việt Nam, từ
triều Lý, triều Lê đến triều Tây Sơn và sau này là triều Nguyễn, đều tự mình làm lễ tế
Giao-nghi lễ mà theo quan niệm của Nho giáo Trung Quốc chỉ dành cho bậc thiên tử
(đế), trong khi các vua Việt Nam đều chỉ là “vƣơng” của một nƣớc phiên thuộc đối với
các triều đại Trung Quốc.
Trong khi đó, ở một nƣớc đồng văn trong khu vực là Hàn Quốc, các triều
đại quân chủ ở Hàn Quốc cũng chỉ là “vƣơng” và nghi lễ tế Trời chỉ đƣợc vua
Seongjong (làm vua từ 981-997) của triều Goryeo thực hiện để cầu mùa trong
một thời gian ngắn rồi nghi lễ này bị hủy bỏ trong suốt nhiều thế kỷ vì lý do chỉ
có hoàng đế mới có thể trực tiếp tế Trời. Mặt khác, thụy hiệu của các vua triều
Nguyễn là hoàn toàn do triều đình lựa chọn trong khi thụy hiệu của các vua
triều Joseon (Hàn Quốc) sau khi mất phải có một số chữ do triều đình Trung
Quốc ban cho [137; tr. 234-235].
Nghi lễ tế tự của triều Nguyễn mặc dù mang nhiều ảnh hƣởng của các
điển lệ Trung Quốc, nhƣng là sự ảnh hƣởng có tính chọn lọc, kể cả khi ngay cả ở
triều đình Trung Quốc đã không còn áp dụng. Khi cho áp dụng chế độ cổn miện
dựa trên quy chế cổ của Trung Quốc, vua Minh Mạng giải thích: “thảng hoặc
sau này nhà Thanh đổi đời điển lễ mất đi, chắc họ sẽ phải bắt chước nước Đại
Nam ta, thì đối với Trung Quốc càng được v vang.” [79, III; tr. 216].
Thậm chí, ông còn phê phán: “Thế tông nhà Minh không tự mình tế Nam
Giao là trái cái nghĩa thờ Trời, nhà Thanh thì mỗi năm tế Trời hai lần, cũng là
nhàm việc tế tự, đều là không đáng bắt chước” [79, III; tr. 145].
Milton Osborne đã có lý khi cho rằng “các nhà cầm quyền của Việt Nam,
hoặc của các vùng ở Việt Nam khi đất nước này bị chia cắt về mặt chính trị, đã
sao chép nhiều nhưng không phải là tất cả từ Trung Quốc” và bằng nhiều cách
khác nhau, Việt Nam đã khác với các nhà nước khác ở Đông Nam Á lục địa” [138;
tr. 38, 39].

88
3.3 Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế từ 1802 đến trƣớc năm 1885
Có học giả nhận xét: “Tế tự là việc lớn hàng đầu của quốc gia cổ đại…Đối với
một quân vương, quyền lực của tế tự còn cao hơn cả quyền lực hành chính” [72;
tr.34] và theo tƣ tƣởng của Nho gia, “ Lễ ký-Đại truyện” chép: Lễ không là bậc
vương không được làm lễ Đế thờ Thượng Đế. Vương giả làm lễ tế Thượng Đế là thờ
bái ông tổ mình do Thượng Đế sinh ra và tế thủy tổ của mình được phối hưởng theo”
[72; tr.42]. Vì thế, việc cúng tế Trời Đất, tông miếu, Xã Tắc có thể đƣợc coi là một
cách để đảm bảo và công khai tính chính thống của đấng vƣơng quyền trong thiên hạ.
Nói cách khác, việc xây dựng các đàn miếu và thực hành nghi lễ tế tự là hình thức
xây dựng ý thức về quyền lực, tính tôn ti trật tự, niềm tin tuyệt đối vào nhà vua và
quyền lực của nhà vua, khẳng định tính chính thống của địa vị hoàng đế thông qua
nghi lễ.
Đối với triều Nguyễn, đặc biệt là vào đầu triều đại, việc chuẩn bị và tổ chức các
nghi lễ cúng tế đại tự đƣợc đặc biệt chú ý không chỉ để khẳng định quyền lực và tính chính
thống mà còn để làm chuẩn mực cho dân chúng noi theo. Tùy theo sự phân định thứ tự ƣu
tiên của các lễ thuộc hàng đại tự, trong đó lễ tế Giao luôn là nghi lễ quan trọng hàng đầu,
các nghi thức tế lễ đại tự có thể khác nhau ít nhiều nhƣng nhìn chung các lễ đại tự triều
Nguyễn đều đƣợc thực hiện theo trình tự gần giống nhau bao gồm các nghi thức
quán tẩy (nhà vua rửa tay), dâng hƣơng, đón thần, dâng ngọc và lụa, ba lần dâng
rƣợu, đọc chúc văn, dâng trà, tống thần và đốt văn tế. Quá trình này kết hợp với việc
tấu các nhạc chƣơng, tuy nhiên vẫn có sự phân biệt về tầm quan trọng, thể hiện qua
số lần tấu nhạc, và lễ phẩm. [PL3.11: Bảng so sánh trình tự nghi thức các lễ đại tự
triều Nguyễn].
3.3.1 Nghi lễ tế Giao
Ngay từ thời đầu triều, cùng với việc chuẩn định việc sắp xếp, bài trí trong lễ
tế Giao, vua Gia Long cũng cho tiến hành nghi thức theo một trình tự khá quy củ,
đặc biệt việc trai giới không chỉ đƣợc đặt ra với ngƣời chủ lễ mà còn cả với những
ngƣời tham dự. Sau này vua Minh Mạng còn tiếp tục cho tra cứu điển lệ để tiếp tục
hoàn thiện trình tự nghi thức, đặc biệt là nghi thức tế Giao, vào các năm 1822, 1826
và 1839.

89
Để chuẩn bị cho lễ tế Giao, ba ngày trƣớc khi tế, triều đình làm lễ đại triều ở
điện Thái Hòa để các quan thề trai giới. Hai ngày trƣớc khi tế sẽ có lễ tế cáo yết ở
Thái Miếu để dâng hƣơng và cáo với tổ tiên về việc tế Trời.
Một ngày trƣớc khi tế, nhà vua sẽ cử một vị quan làm Thủ hộ Kinh thành
trong thời gian vua xuất cung đi tế Trời. Hữu ty chuẩn bị lỗ bộ đại giá. Đến giờ, vua
lên kiệu ra cửa Hữu Túc, điện Càn Nguyên nổi chuông nổi trống. Khi vua ra đến
cửa Kinh thành, phát chín tiếng ống lệnh. Quan Thủ thành mặc phẩm phục quỳ đƣa.
Khi kiệu qua sông đến bờ Nam, chuông trống ngừng. Đến cửa Bắc của đàn, quan
bồi tế mặc phẩm phục quỳ đón. Ở Trai cung nổi chuông cho đến khi vua đến Trai
cung thì chuông ngừng. Đoàn ngự đạo rƣớc vua đi tế Giao có khi lên đến hơn 1000
ngƣời với voi, ngựa và nhiều loại cờ xí, binh khí, lọng, liễn, âm nhạc, v.v..đƣợc sắp
xếp theo đội hình rất quy củ. Khi đoàn ngự đạo rƣớc vua đến Trai cung, Hữu Ty
chịu trách nhiệm đặt lỗ bộ pháp giá theo nghi thức. Chánh phó sứ phù liễn mỗi chức
một ngƣời; từ đô thành đến Trai cung có lính giữ trật tự dọc đƣờng (lính Vệ Tất);
đặt nhã nhạc nhƣng không cử nhạc; khi xa giá đến, trăm quan quỳ đón ở bên trái
đƣờng.
Đến ngày tế, trƣớc khi mặt trời mọc 7 khắc, Khâm Thiên Giám báo giờ. Ở
Trai cung nổi chuông. Thời vua Gia Long, đến ngày tế, vua đội mũ Cửu long, mặc
áo bào vàng, đai ngọc, xiêm vàng, lên đàn làm lễ. Các quan dự tế đều mặc triều
phục. Thời vua Minh Mạng, từ năm 1831 trở đi, nhà vua cho chế ngự phục, mặc áo
cổn, đội mũ miện làm lễ.
Thƣợng thƣ tƣớc quận công giữ việc dâng rƣợu ở hai tòng vị tả hữu; các
quan tam phẩm trở lên bồi tế đƣợc đứng ở tầng thứ ba, từ quan tứ phẩm trở xuống
đứng ở nền vuông dƣới cùng.
Tầng thứ ba: ở trƣớc bày tàn tròn màu vàng 12 cái các loại.
Hai bên các lối bậc cấp ở Viên đàn dựng cờ tứ sắc.
Ở các lối bậc cấp ở Phƣơng đàn thì dựng cờ tứ sắc hạng lớn, mỗi cửa hai lá,
màu cờ đƣợc chọn theo phƣơng hƣớng [79, I; tr.692]
Tầng thứ hai, Đông và Tây mỗi bên đặt một bộ âm nhạc của dàn Tiểu nhạc, mỗi
bộ 8 ngƣời. Tầng thứ ba, Đông và Tây mỗi bên đặt một chuông lớn và một trống lớn.

90
Ngƣời đánh chuông đánh trống thì dùng hai quản vệ Thị trung. Mé dƣới chuông trống
mỗi bên đặt một bộ đại nhạc trống kèn, mỗi bộ 7 ngƣời.
Trình tự nghi thức tế Giao cũng nhƣ nghi thức tế đại tự đã nêu ở PL 3.11.
Trong quá trình tế, ngoài phần tấu nhạc còn có múa Bát dật văn và Bát dật võ. Tất
cả đều áo mũ s n sàng chia nhau đứng ở phía Nam đàn Nam Giao ở cấp thứ ba, hai
bên Đông, Tây cùng hƣớng vào nhau.
Khi làm lễ, ở tuần rƣợu lễ đầu (sơ hiến lễ), khi ngƣời giữ chuông đánh 3 tiếng
chuông lớn, âm nhạc cử lên; vũ sƣ ở hai bên Đông, Tây đều giơ cờ tinh lên dẫn vũ sinh
tới trên thềm, chia ra hai bên trái, phải đứng sau hàng ca công, đều quay mặt về phía
Bắc, dàn làm 8 hàng múa can, thích. Ca công tấu bản nhạc xong thì ngƣời giữ khánh
đánh 3 tiếng khánh lớn, vũ sƣ dẫn vũ sinh lui về chỗ cũ.
Ở tuần rƣợu lễ thứ nhì (á hiến lễ), vũ sƣ ở hai bên Đông và Tây đều giơ cờ
tiết lên dẫn vũ sinh tới hàng, múa vũ, thược, trình tự cũng nhƣ tuần rƣợu đầu. Tuần
rƣợu sau cùng, cũng múa nhƣ tuần thứ nhì, rồi đều lui đứng chỗ cũ.
Làm lễ xong, vua trở về Trai cung, trăm quan làm lễ khánh thành, rồi vua hồi
loan. Lúc này mới cử nhã nhạc, trăm quan quỳ đƣa ở bên đƣờng. Khi kiệu trở về, ở
Trai cung nổi chuông cho đến khi vua ra đến cửa Bắc của đàn. Khi vua về đến Kinh
thành, phát chín tiếng ống lệnh, nổi chuông nổi trống cho đến khi vua vào đến Tử
Cấm Thành [79, II; tr.240]. Sẽ có một lễ cáo ở Thái Miếu nhƣ lúc đầu về việc tế
Trời đã hoàn tất.
Kết thúc lễ tế Giao, ngoài chín nhạc chƣơng tấu trong quá trình làm lễ, còn
có một nhạc chƣơng đƣợc tấu khi lễ thành và tiễn vua hồi cung.
Bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vào dịp tế Giao, khi xa giá của nhà
vua đến Trai cung và khi trở về, dân các huyện phủ Thừa Thiên phải đặt án ở hai
bên đƣờng, quỳ đón nhà vua đi qua, nhằm “khiến cho nhân dân thủ đô những người
già đều trông thấy nghi vệ thái bình” [79, II; tr.400]. Sử triều Nguyễn chép, lần cử
hành lễ tế Giao năm 1829 có 261 xã thôn ở ven đƣờng đón xe vua đều đƣợc thƣởng
5 lạng bạc, giao cho phủ Thừa Thiên chia cấp. Từ năm này trở đi, việc thƣởng cấp
đƣợc thực hiện thành lệ đối với các xã dân đặt hƣơng án đón tiếp và đƣợc duy trì
đến thời vua Tự Đức [74, III; 471-474].

91
Kỳ lễ lớn tế Giao năm 1836, vua Minh Mạng ban thƣởng cho các quan
tham gia việc lễ, bao gồm Nguyễn Trung Mậu, Lê Bá Tú là tả hữu tán lễ, Nguyễn
Đắc Trí đọc lời chúc, mỗi ngƣời đƣợc thƣởng 10 đồng tiền bằng bạc, kiểu Phi long
loại lớn; Hà Duy Phiên dâng hộp hƣơng và ngọc lụa, Lê Văn Trung dâng lụa lễ
kiêm ôm đài chén dâng rƣợu đều đƣợc thƣởng 5 đồng tiền cùng loại; chủ sự
Nguyễn Văn Thi, Tƣ vụ Võ Đại Đạo làm tán lễ ở ngọ giai (bậc thềm phía Nam)
đều đƣợc thƣởng 3 đồng tiền cùng loại. Riêng chánh tán Nguyễn Kim Bảng đã
đƣợc ban 1 tiết thịt tế không cần dự thƣởng. Đặng Đức Thiện, Vũ Đức Khuê
không đƣợc ban thƣởng vì bị đàn hặc (kể tội do phạm lỗi) [74, III; tr.471]. Lệ ban
thƣởng cho quan binh tham gia việc tế Giao cũng tiếp tục đƣợc duy trì đến thời
vua Tự Đức (1849) [74, III; tr.474].
3.3.2 Nghi lễ tế tông miếu
Trong các nghi lễ đƣợc thực hiện tại các miếu và điện thờ vua ở Huế, lễ tế
hưởng là nghi lễ quan trọng nhất.
Lễ tế miếu chỉ có nghi thức dâng lụa, không dâng ngọc và không có nghi
thức thiêu con sinh, chôn lông, huyết. Mặc dù năm 1803, vua Gia Long đã định lễ tế
hưởng ở các miếu [79, I; tr.551] và năm sau (1803), bộ Lễ dâng nghi chú về lễ
hưởng [79, I; tr.556] nhƣng chƣa thấy có nhạc chƣơng, chỉ có dàn Bát âm, đánh
chiêng trống và tiểu nhạc. Năm 1822, vua Minh Mạng mới bắt đầu định ra các nhạc
chƣơng cho lễ tế miếu và đặt bài ca Bát dật [79, II; tr.204]. Sau này, vào năm 1852,
vua Tự Đức cho điều chỉnh chút ít, rút ngắn bớt 2 câu trong 6 bài nhạc tế miếu để
đƣợc đều nhau [82, VII; tr.243].
Ngày làm lễ, đầu canh năm1, quan Hữu tƣ và ty Từ Tế đến miếu để bày các
lễ phẩm. Biền binh bày lỗ bộ, nghi trƣợng. Ca sinh, nhạc sinh đều đến trƣớc sân
đứng ở hai bên trái, phải. Các thành viên đƣợc tham dự lễ tế với những nhiệm vụ
khác nhau đều mặc triều phục đến miếu chờ. Các quan văn lục phẩm, võ ngũ phẩm
trở xuống đều mặc phẩm phục đến quỳ ở hai bên đƣờng gạch hồ Thái Dịch để chờ
đón vua đi qua. Thị vệ đƣợc xếp hàng để dẹp đƣờng cho vua đi. Kiệu vua đặt s n ở

1
Tức là khoảng từ 3g-5g sáng

92
dƣới thềm gian giữa điện Cần Chánh. Hai bên điện bày các loại cờ, quạt, phất trần
theo đúng nghi thức. Lọng vàng và nhã nhạc đều chờ ở hai bên trái, phải trƣớc sân.
Vua đội mũ Cửu long, áo hoàng bào, đai ngọc, cầm ngọc trấn khuê lên ngai
ở điện Cần Chánh. Kiệu đƣợc đƣa lên thềm gian chính giữa điện. Khi nhà vua bắt
đầu lên kiệu, lầu Ngọ Môn nổi chuông trống. Kiệu vua ra ngoài Đại Cung Môn, bắn
7 tiếng ống lệnh. Theo nghi thức, các quan bộ Lễ đi trƣớc kiệu vua. Khi đoàn rƣớc
đến đoạn rẽ sang miếu, chuông trống nghỉ.
Nếu có lễ ở Thế Miếu, hai bên trong cửa trên thềm Hiển Lâm Các trải chiếu
lễ, đợi rƣớc nhà vua đến bái vị1, thì hoàng tử hoàng thân làm bồi tự đều ở trong cửa
gác, các quan văn tứ phẩm, võ tam phẩm trở lên đều ở trên thềm ngoài cửa gác, chia
ra đứng chực hai bên trái và bên phải, đến giờ đều theo ban lần lƣợt tuỳ bái, dẫn
đƣờng, chầu hầu, nghi tiết đều chực hầu ở trên thềm gác Đông gác Tây điện (tức
thềm gác chuông và gác trống hai bên trái và phải Hiển Lâm Các) làm chấp sự; các
quan văn tứ phẩm, ngũ phẩm, võ tứ phẩm trở xuống, đều phải quỳ hai bên đƣờng
đón đƣa nhà vua khi đi và khi về. Còn các viên tập ấm và văn vũ tứ ngũ phẩm làm
hậu bái tại các ban tòng tự. Cho dù trong trƣờng hợp mƣa gió, mọi thành viên vẫn
phải theo những quy định trên mà tiến hành theo đúng nghi lễ.
Trƣớc khi tiến hành làm lễ, nhà vua làm nghi thức “quán tẩy” (rửa tay) do
một viên thị vệ dâng nƣớc lên. Rửa tay xong, vua lên thềm phía Đông của miếu và
thực hiện các nghi thức theo trình tự đã nêu ở PL. 3.11.
Các vũ sinh chia hàng đứng ở phía dƣới chỗ treo nhạc khí ở hai bên Đông,
Tây hƣớng vào nhau. Khi dâng tuần rƣợu thứ nhất, ngƣời giữ chuông đánh 3 tiếng
chuông to, nhạc cử lên thì vũ sƣ về điệu võ cầm cờ tinh dẫn vũ sinh đến chỗ lát
gạch bên trái và bên phải trƣớc sân miếu, quay mặt phía Bắc [hƣớng vào trong
miếu] đứng thành 8 hàng, múa can, thích. Khi ca sinh tấu bản nhạc xong, ngƣời giữ
khánh đánh 3 tiếng khánh to, thì những ngƣời múa đều trở về đứng chỗ cũ. Đến
tuần rƣợu thứ hai, vũ sƣ về điệu văn cầm cờ tiết dẫn vũ sinh vào hàng, múa vũ,
thược. Tuần rƣợu cuối cùng cũng đƣợc thực hiện cũng nhƣ tuần rƣợu thứ hai.

1
Vị trí nhà vua làm lễ

93
3.3.3 Nghi lễ tế Xã Tắc
Dƣới thời Nguyễn, nhà vua tế Xã Tắc để vì dân mà cầu phúc”[79, II;
tr.298]. Tuy nhiên, về thứ tự các lễ thuộc hàng đại tự, lễ tế Xã Tắc đƣợc xếp sau
cùng. Các nghi thức tế Xã Tắc cũng có phần đơn giản hơn. Lễ tế Xã Tắc chỉ có 7
lần tấu nhạc.
Dù có vua thân hành đến tế hay không thì trƣớc lễ một ngày, tất cả các quan
bồi tự, chấp sự đều phải đến đàn tế để tập dƣợt các nghi tiết. Những quan viết chữ
tốt ở viện Hàn Lâm cũng phải đến đó ngày trƣớc lễ để tối hôm ấy mặc lễ phục làm
lễ đề tên bài vị. Cũng nhƣ lễ tế Giao và tế miếu, tất cả mọi ngƣời tham dự lễ tế Xã
Tắc đều phải trai giới trƣớc ngày cử hành cuộc lễ. Chính bản thân nhà vua phải trai
giới một ngày ở trong cung, các quan bồi tự thì cũng phải trai giới ở công thự [74,
IV; tr.349]. Đối với lễ tế Xã Tắc ở các trực tỉnh, các quan tỉnh cũng phải giữ chay
sạch từ trƣớc.
Vào đầu chiều hôm ấy, Thái Thƣờng Tự rƣớc văn tế đến điện Cần Chánh xin
phê duyệt. Hộ vệ Ty loan nghi sắp đủ long đình, tán lọng nghi trƣợng đem đến đàn
Xã Tắc. Tam sinh và vật phẩm dùng làm tế thần cũng đƣợc các quan kiểm tra kỹ
lƣỡng. Đêm ấy, nhân viên bộ Lễ và Hàn lâm viện đều có mặt tại đàn Xã Tắc để viết
bài vị.
Sau khi đồ ngự giá, lỗ bộ đã bày trƣớc Đại Cung Môn, đúng giờ, các quan bộ
Lễ tâu mời vua xuất cung. Nhà vua đội mũ Cửu long, mặc áo hoàng bào, đai ngọc, cầm
trấn ngọc khuê từ điện Cần Chánh ra ngồi trên ngai. Vị quản vệ Ty Loan giá mời vua
lên ngự liễn. Quan quân thị vệ dàn đi trƣớc, một số theo hầu sau. Nhã nhạc bày ra
nhƣng không nổi nhạc. Khi vua ra khỏi Đại Cung Môn, bảy phát súng lệnh ở Kỳ Đài
bắn lên, lầu Ngọ Môn nổi chuông trống.
Diễn tiến cũng nhƣ lễ tế Giao và tế miếu, cũng có những lễ cáo, trai giới và
phần chính buổi lễ là: Nghinh thần, Điện ngọc bạch, Hiến tƣớc, Tứ phúc tộ, Tống
thần. Trong đó lễ Hiến tƣớc dâng ba tuần rƣợu và có múa Bát dật. Khi dâng tuần
rƣợu đầu có múa vũ sinh. Khi dâng tuần rƣợu thứ hai và tuần lễ cuối cùng thì múa
văn sinh.

94
3.4 Hoạt động tế đại tự triều Nguyễn ở Huế giai đoạn 1885 - 1945
Nhƣ trên đã nói, sau khi vua Tự Đức băng hà ngày 16 tháng 6 (ÂL) năm 1883,
việc phế lập vua tại triều đình diễn ra không theo di chiếu cũng chẳng phải vì chân
mệnh “Thiên tử”. Triều đình Huế trở nên rối loạn, chủ quyền đất nƣớc hoàn toàn rơi
vào tay ngƣời Pháp. Với hòa ƣớc Giáp Thân 1884 (hòa ƣớc Patenôtre), triều đình Huế
chính thức chấp nhận quyền bảo hộ của chính phủ Pháp trên cả nƣớc. Kinh tế đất
nƣớc giai đoạn này gần nhƣ kiệt quệ, đặc biệt là ngân quỹ của triều đình cũng trở nên
cạn kiệt sau mấy chục năm chiến tranh liên miên và sau khi phải trả tiền chiến phí
cho Pháp 400 vạn đồng (ƣớc tính 280 vạn lạng bạc) theo Hòa ƣớc 1862 [82,VII; tr.
772]. Trong bối cảnh ấy, hoạt động lễ nghi của triều đình tất yếu rơi vào suy thoái,
dần dần trở nên đơn giản và không còn điều kiện tuân thủ các điển chế nhƣ đã đƣợc
quy định trƣớc đây, thậm chí năm 1897, ngƣời trong Tôn thất còn đánh tráo tiền công
mua trâu bò làm tam sinh trong lễ tế Giao, bị tố cáo [87, mục 0742, tr. 293].
Năm 1890, vua Thành Thái đổi lại nhật kỳ tế Giao ba năm một lần và áp
dụng từ năm Thành Thái thứ 3 (1891) [87, mục 0160]; [84, V; tr.77]. Để có lý do
chính đáng cho sự thay đổi này, vua Thành Thái cho kê cứu các điển lễ của Trung
Quốc thời cổ đại làm cơ sở: “Xét từ Tiền Hán đến Đường Tống đều ba năm tế Giao
một lần, quả thật là nhân thời thế chế cách thức cho phù hợp, lấy khoảng thưa ra để
tỏ rõ là khác trước” [87, mục 0160]. Cũng trong năm 1890, triều đình cho chế tạo
bổ sung các đồ tự khí ở đàn Nam Giao sau khi bị thất thoát trong biến cố Kinh
thành Huế 18851 [87, mục 0212, tr. 127].
Việc chuẩn bị các lễ vật cúng tế cũng chỉ còn là hình thức. Năm Duy Tân thứ
9 (1915), kỳ tế Giao năm Ất Mão, lễ vật trong lễ tế Giao đã giảm xuống còn 8 con
nghé, 8 con trâu, 7 con dê, 7 con lợn, 1 con bò và 1 con hƣơu. Càng về sau, lễ vật
càng giảm nhiều nữa. Năm Bính Tý (1936), số chi tiêu về lễ tế Giao chỉ còn bằng
một phần tƣ các kỳ tế trƣớc. Việc thiêu con sinh trƣớc đây dùng củi quế nhƣng sau

1
Ngƣời Pháp đã lấy trong trại Cấm vệ quân 113 lạng vàng, 742 lạng bạc, 2627 quan tiền, tại cung bà Thái hậu Từ Dũ sinh ra vua
Tự Đức 228 viên kim cƣơng, 266 món nữ trang có nạm kim cƣơng, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng, 1258 nén bạc, 3416
lạng vàng; tại các tôn miếu thờ các đức vua Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long chứa đầy vật phẩm riêng của các tiên đế dùng lúc
sinh thời, hầu hết những thứ có thể tiện mang đi nhƣ: mũ miện, đai áo, thảm, đệm, triều phục, long sàng và bàn tròn xoay chạm
trổ, hoành treo vũ khí, tráp trầu, ống phóng, chậu thau, hỏa lò, mùng và màn the hoa, đỉnh trầm, bình pha trà và khay chén, tăm
xỉa răng…Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc [101, tr. 16]

95
này thay bằng củi thông [32; tr. 3]. Nhận xét về việc lễ nghi của triều đình giai đoạn
này, hồi ký của Phạm Văn Thụ- Thƣợng thƣ bộ Hộ dƣới triều vua Khải Định cho
biết: “Trước kia triều Thành Thái, Duy Tân, trên còn ấu quân, dưới các quan phụ
chính, không tự chấn chỉnh. Khi tế giao nào người Tây, người Nam, nào đàn bà con
tr cùng tranh nhảy lên đàn xem, rất là ô tạp” [27, V; tr. 317].
Thời Khải Định, việc lễ nghi đƣợc triều đình ít nhiều chú trọng: “dù sách vở
triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đương hồi minh thịnh còn có giảm sắc, nhưng
trong tinh thần, ngoài hình thức vẫn nghiễm nhiên chế độ thái bình” [27, V; tr. 317]
nhƣng tính trang nghiêm của nghi lễ cũng phần nào chịu sự tác động của hoàn cảnh
xã hội đang trong giai đoạn giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa Âu Tây.
Trong lễ tế Giao năm 1921, chủ bút báo quán Trung Bắc tân văn Nguyễn Văn Vĩnh
vào đàn xem lễ đã mặc đồ Âu phục đi lại tự do, bị quân lính giữ đàn ngăn lại [88,
mục 0674, tr.316].
Nỗ lực phục cổ của vua Khải Định cũng chỉ là để khôi phục lớp vỏ hình
thức bên ngoài. Dƣới thời vua Bảo Đại, do đƣợc hấp thụ nền văn minh phƣơng
Tây từ nhỏ nên nhà vua đã có nhiều cải cách trong việc tế Giao. Đặc biệt là nhà
vua cho phép cả đàn ông, đàn bà và trẻ em xem diễn tập lễ tế Giao suốt cả ba
tầng Giao đàn, cho phép mặc Nam phục lên Viên đàn thay vì chỉ cho xem từ đàn
thứ hai trở xuống và bỏ bớt các thủ tục vái lạy [33; tr. 314], [75; tr. 165]. Một
nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Dưới thời Pháp thuộc, chính các vị vua đã bị ngoại
bang thống trị lợi dụng cuộc tế lễ cổ truyền cũng như tinh thần tôn quân của dân
chúng Việt Nam. Người Pháp đã không ngăn cấm cuộc lễ tế này mà lại còn cho
duy trì là để họ có thể lợi dụng lòng tín ngưỡng của dân chúng, thứ tín ngưỡng
tôn quân, tin ở trật tự xã hội Nho giáo do chính nhà vua đem lại. Trong khi đó
nhà vua lại là một công chức” của họ” [75; tr. 13]. [Ảnh 3.9: Lễ tế Giao năm
1924].
Lễ tế Giao cuối cùng vào năm 1945 chỉ là “một cuộc tế chiếu lệ vì đã giảm
bớt rất nhiều nghi thức”, tệ hơn nữa là “Sự tham nhũng, hối lộ cũng đã thấy có
trong lễ tế Giao thời nầy. Như trường hợp lễ tam sinh; heo, dê chỉ mua con gầy ốm
r tiền nhưng khi làm thịt thì cho độn thân cây chuối vào trong bụng để đánh lừa

96
ban tổ chức, hoặc đã có đút lót từ trước. Nếp nấu xôi cũng có thứ tốt, xấu khác
nhau...” [75; tr. 91].
Lễ tế Giao cuối cùng dƣới thời Nguyễn đƣợc tổ chức vào ngày 10 tháng 2
năm Bảo Đại thứ 20 (tức ngày 23 tháng 3 năm 1945) [58, tr. 91], chỉ vài tháng trƣớc
khi triều Nguyễn hoàn toàn sụp đổ, chấm dứt vĩnh viễn thời đại quân chủ ở Việt
Nam.
Tƣơng tự nhƣ lễ tế Giao, vào cuối thời Nguyễn, việc duy trì những quy định
nghiêm ngặt cho lễ tế miếu đã không còn nhƣ trƣớc. Năm 1903, các quan cƣời nói
khi vào lạy trong lễ tế hƣởng ở Thái Miếu nên bị vua Thành Thái khiển trách, nhắc
nhở [87, mục 1231, tr. 447-448]. [Ảnh 3.10: Sân Thế Miếu trƣớc kỳ lễ, khoảng đầu
thế kỷ XX]; [Ảnh 3.11: Một gian thờ trong Thế Miếu].
Sau sự biến Kinh thành năm 1885, lễ phẩm tam sinh hàng năm ở các lăng
miếu đều bị cắt giảm. Đến năm 1889, phẩm vật các ngày kỵ và lễ tiết ở các lăng
miếu và các án tùng tự trong Thái Miếu đƣợc xem xét châm chƣớc cho phù hợp [88,
mục 0101, tr. 97]. Năm 1905, triều đình vua Thành Thái tiếp tục bàn trích tăng số
tiền chi về đồ thờ để “hợp tình lễ” [87, mục 1338, tr. 478] và trích tiền để tu bổ lăng
tẩm, đồ thờ ở các đàn miếu đã bị tổn thất sau trận bão năm 1904. Năm 1928, A.
Laborde cho biết Thần trù của Triệu Miếu đƣợc dùng làm nơi thờ Thổ công [153;
tr.156].
Những ghi chép của sử quan triều Nguyễn về nghi thức lễ hưởng ở Thế Miếu
thời Đồng Khánh (năm 1886) cho thấy vào dịp này, nhà vua không mặc trang phục
đại triều mà thay vào đó là “thanh phục” [84, V; tr. 211]. Trong nghi thức chiêm bái
ở lăng miếu thời vua Thành Thái (năm 1890), trang phục của nhà vua và các quan
cũng rất giản dị. Trên đƣờng từ Hoàng cung đến lăng, nhà vua mặc áo lam chít khăn
đen. Trƣớc khi bƣớc vào cửa lăng, nhà vua mới thay khăn áo toàn màu đen để vào
làm lễ.
Cuối thời Nguyễn, hoàn cảnh kinh tế của triều đình ngày càng khó khăn, việc
chuẩn bị lễ phẩm cũng phải giảm bớt. Thời vua Hàm Nghi (1885), trong hoàn cảnh
đất nƣớc rối ren sau khi vua Tự Đức băng hà, triều đình quy định lại: 4 án ở đàn Xã
Tắc, lễ phẩm ở mỗi lễ có 2 con trâu ở chánh án bên tả, chánh án bên hữu; 2 con dê, 2

97
con bò ở tả phối và hữu phối; và 4 con heo, mỗi án 1 con [84, V; tr. 50, 117]. Thời
vua Đồng Khánh, lễ tam sinh ở đàn Xã Tắc tiếp tục giảm xuống chỉ còn bày ở chính
án [84, V; tr. 64]. Năm 1888, vua Đồng Khánh cho giảm bớt kỳ xuân tế ở đàn Xã
Tắc, chỉ còn lại kỳ thu tế [84, V; tr. 64].
Đến thời vua Thành Thái sử liệu còn ghi lễ tế Xã Tắc đƣợc tổ chức vào
những năm 1892, 1894 nhƣng sau lễ tế Xã Tắc năm 1894 không thấy sử triều
Nguyễn nhắc đến lễ tế này nữa.

Tiểu kết chƣơng 3

Cùng với việc xây dựng các đàn miếu để làm nơi tổ chức các lễ đại tự, triều
Nguyễn đặc biệt chú trọng đến việc san định phép tắc tế đại tự và hoàn thiện các
nghi lễ này ở mức chuẩn mực nhất so với nghi lễ của các triều đại trƣớc trong lịch
sử Việt Nam.
Do đây là các lễ ở tầm quốc gia nên quá trình chuẩn bị và thực hiện nghi lễ đã
huy động sự tham gia của gần nhƣ toàn bộ quan lại cao cấp của triều đình với đầy
đủ trách nhiệm và vinh dự, đặc biệt nhà vua luôn giữ vai trò quan trọng nhất, đứng
đầu cuộc lễ. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp đặc biệt, nhà vua sẽ cử ngƣời tế
thay, thƣờng là ngƣời trong hoàng tộc.
Mọi công việc từ khâu chuẩn bị, chọn ngày tế, lựa chọn và chăm sóc con sinh,
chuẩn bị lễ vật, chế tác các loại tự khí và vật đựng, sắp xếp nơi làm lễ, chuẩn định
trang phục, soạn văn tế cho đến việc thực hiện lễ tế, trình tấu nhạc và múa…tất cả
đều đƣợc triều Nguyễn điển chế hóa với những quy định hết sức cụ thể, mang tính
chuẩn mực theo đúng tinh thần làm gƣơng cho dân chúng noi theo.
Các vua triều Nguyễn đã tham khảo nghi lễ của các triều đại quân chủ trƣớc
đó ở Việt Nam để hoàn thiện hình thức nghi lễ tế tự của mình. Trong đó, các đàn
miếu và nghi lễ đại tự của triều Nguyễn ở Huế có quy mô hoàn chỉnh nhất. Đặc biệt,
trình tự nghi thức của các nghi lễ đại tự thời Nguyễn có nhiều nội dung kế thừa từ
thời Lê nhƣng đƣợc phát triển thêm với sự bổ sung các nhạc chƣơng, hát Thài và
múa Bát dật. Bên cạnh đó, nghi lễ tế tự của triều Nguyễn cũng có sự tham khảo quy
chế của Trung Quốc nhƣng không phải là sự sao chép một cách máy móc mà là sự
tham khảo có chọn lọc, đặc biệt là trong việc đặt ra định kỳ tế Giao sao cho không

98
nhàm việc tế tự, xác định vai trò chủ tế của vua để thể hiện sự tôn trọng đối với thần
linh, phục hồi và thay đổi thiết kế trang phục cổn miện dành cho vua phù hợp với
ngƣời Việt để thể hiện nền văn hiến nƣớc nhà.
Đặc biệt, việc triều Nguyễn tổ chức tế Giao với vị thế “Thiên tử” - nghi lễ mà
theo quan niệm của Nho giáo Trung Quốc là không dành cho vua của nƣớc chƣ
hầu- đã khẳng định ý chí độc lập và tự tôn dân tộc mạnh mẽ của các vua triều
Nguyễn, tiêu biểu là vua Minh Mạng. Ông chính là ngƣời đã góp phần hoàn thiện
các quy chế tế đại tự một cách đầy đủ nhất dƣới thời Nguyễn. Năm 1839, vua Minh
Mạng không những đổi quốc hiệu thành Đại Nam1 để thay thế quốc hiệu Việt Nam
do nhà Thanh áp đặt trong lễ tuyên phong của vua Gia Long, mà còn cho các tỉnh
thành lập đàn Xã Tắc với hàm ý sâu xa để khẳng định địa vị hoàng đế tại triều đình
Huế. Một hình thức khác thể hiện khá rõ vị thế độc lập của các vua triều Nguyễn
chính là việc đề thụy hiệu lên thần chủ của các hoàng đế sau khi băng hà. Thụy
hiệu, miếu hiệu của các vua Nguyễn hoàn toàn do triều đình quyết định trong khi
thụy hiệu, miếu hiệu của các vua triều Joseon (Hàn Quốc) phải có một số chữ do
triều đình Trung Quốc ban cho.
Bởi nghi lễ đại tự gắn liền với tƣ tƣởng “Thiên mệnh” và địa vị “Thiên tử” của
vua nên khi triều Nguyễn suy thoái, các nghi lễ này cũng dần mất đi tầm quan trọng
tột bực của chúng trong đời sống nghi lễ của hoàng gia triều Nguyễn, trở nên đơn
giản đến mức chỉ còn mang tính hình thức, thậm chí bị hủy bỏ trƣớc cả khi triều
Nguyễn chấm dứt.

1
Bắt đầu áp dụng trong các văn bản chính thức từ năm 1840.

99
CHƢƠNG 4
ĐÀN MIẾU VÀ NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ:
NHỮNG ĐẶC TRƢNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ

4.1 Những đặc trƣng của đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế
4.1.1 Đặc trưng về quy hoạch
Mặc dù triều Nguyễn thƣờng tham khảo các quy chế, điển lệ của các triều đại
Trung Quốc nhƣ triều Minh, triều Thanh để xây dựng quy chế cho riêng mình, nhƣng
việc lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng đàn miếu của triều Nguyễn vẫn có nhiều nét
đặc trƣng thể hiện sự khác biệt. Vị trí của đàn tế Trời ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đƣợc
xây dựng ở phía đông nam, bên trong Kinh thành Bắc Kinh chứ không nằm cách xa
trung tâm nhƣ đàn Nam Giao đối với Kinh thành Huế.
Trong mối quan hệ của các đàn miếu đại tự ở Trung Quốc, tổ tiên của triều đại
có tầm quan trọng ngang với các vị thần bảo hộ quốc gia, xã tắc nên vị trí tông miếu
hoàng gia đƣợc đặt vị trí ngang với đàn Xã Tắc: “…nói đến Tông miếu thờ cúng tổ
tiên, nói chung là chỉ Thái Miếu trong nguyên tắc tả tổ, hữu xã... Thái Miếu là miếu
thờ thủy tổ của Thiên tử, Chư hầu, nó cùng đàn Xã Tắc được bố trí đối xứng 2 bên tả
- hữu, phía trước Cung thành” [117; tr.52]. [Ảnh 4.1: Thái Miếu Trung Quốc].
Tại Hàn Quốc, dƣới thời Joseon (1392-19101), vua Thái Tổ (Taejo) Yi
Songgye (1392-1398) sau khi dời kinh đô từ Gaeseong đến Hanyang (tức Seoul
hiện nay) và định nơi xây dựng chính điện của triều đại cũng đã cho xây nhà Tông
miếu (Jongmyo) thờ tổ tiên của hoàng gia ở phía Đông và đàn Xã Tắc thờ các vị
thần Đất và thần mùa màng ở phía Tây của điện này [141; tr.9] [Ảnh 4.2: Tông
miếu triều Joseon Hàn Quốc].
Khác với cách sắp xếp của Trung Quốc và Hàn Quốc, các miếu thờ trong
Hoàng thành Huế không chỉ có một cụm kiến trúc bao gồm Triệu Miếu và Thái

1
Một số tài liệu lấy mốc 1897 là thời điểm triều Joseon chính thức đổi tên nƣớc là Đại Hàn.Trên thực tế, triều đại này kéo dài
thời gian trị vì đến năm 1910.

100
Miếu thờ các vị tổ của triều Nguyễn tọa lạc ở Đông Nam Tử Cấm Thành, mà còn có
thêm cụm kiến trúc Thế Miếu và Hƣng Miếu nằm đối xứng ở phía Tây Nam. Đàn
Xã Tắc triều Nguyễn cũng đƣợc lập ở phía Tây nhƣng nằm bên ngoài Hoàng thành
Huế. Mặt khác, trong quy hoạch các kiến trúc tông miếu hoàng gia, điện Mục Tƣ và
điện Chiêu Kính của Huế lại là một bộ phận của miếu thờ Tổ, không giống với quy
chế tế thờ Phụ, Tổ, Tằng Tổ và Cao Tổ của Trung Quốc”, nhƣ nhà nghiên cứu
Hoàng Lan Tƣờng nhận xét [117; tr.53-54]. Thế Miếu - nơi thờ hoàng đế Gia Long
cùng bài vị của các hoàng đế và hoàng hậu triều Nguyễn đƣợc xây dựng phía trƣớc
bên phải của điện Thái Hòa và phía trƣớc của Hƣng Miếu, vị trí lẽ ra là của khu vực
Xã Tắc Đàn nhƣ quy hoạch kiến trúc thời Kim Trung Đô và thành Bắc Kinh thời
Minh - Thanh của Trung Quốc. Nhƣ vậy, Triệu Miếu, Thái Miếu, Thế Miếu, Hƣng
Miếu triều Nguyễn ở Huế là những linh miếu thờ cúng tổ tiên đƣợc bố trí tại các vị
trí hai bên trái phải phía trƣớc của Tử Cấm Thành và điện Thái Hòa, nơi đƣợc dùng
để cử hành đại triều. Cách phối trí này ở trong qui hoạch đô thành của Trung
Quốc hoàn toàn không thấy. Vì vậy có thể nói, Hoàng thành Huế Việt Nam có cách
phối trí đặc trưng, thể hiện việc coi trọng thờ cúng tổ tiên” [117; tr.54]. Điều này
thể hiện một cách rõ nét và cụ thể một trong những nét đặc trƣng tiêu biểu của văn
hóa Việt Nam nói chung và văn hóa cung đình Huế nói riêng liên quan đến tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, nhìn rộng ra là truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, ghi
nhớ công ơn của các tiền nhân, ghi nhớ những ngƣời có công với cộng đồng ở
những mức độ khác nhau. Cũng chính từ đặc trƣng này mà ở Huế đâu đâu cũng bắt
gặp các đền miếu, nhà thờ, am thờ..v..v..Trong quần thể di tích cố đô Huế hiện nay,
các miếu thờ cũng chiếm một số lƣợng lớn và luôn giữ vai trò quan trọng ở các cụm
di tích nhƣ khu vực Đại Nội hoặc các lăng tẩm hoàng gia.
Lý giải cho việc xây riêng miếu thờ cha mình và các thế hệ nối tiếp của triều
Nguyễn khác với quy chế của Trung Quốc, vua Minh Mạng đã tuyên bố: “Việc này
dẫu không hợp với lễ đời xưa, nhưng thử nghĩ nếu theo lời bàn đời xưa … thì lấy
phận tôi con mà bàn đến vua cha, lòng có yên chăng ? Hơn nữa, lễ bởi nghĩa mà
đặt, chẳng thà chịu lỗi về quá hậu…Thế Miếu 9 gian đã đầy thì nên chọn đất làm

101
thêm miếu mới, bắt chước noi theo, dẫn mãi đến không cùng, thì cái gì tốt bằng,
cái gì hay bằng” [79, II; tr.697].
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Lan Tƣờng, một chuyên gia về kiến trúc cổ
châu Á, việc quy hoạch và sắp xếp vị trí các miếu thờ vua ở Trung Quốc có
phần khác với Việt Nam, hay nói cách khác, các vua triều Nguyễn ở Việt Nam
đã cố ý thay đổi cách quy hoạch so với Trung Quốc theo ý đồ của riêng mình
[117; tr. 53].
Di tích đàn Xã Tắc Trung Quốc ở Bắc Kinh đƣợc xây dựng theo qui chế “Tả
tổ, hữu xã” vào năm Vĩnh Lạc thứ 19 đời nhà Minh (1421) khi nhà Minh dời đô về
Bắc Kinh. Trên bề mặt của đàn cũng đắp ngũ sắc: ở giữa màu vàng, phía Đông màu
xanh, phía Nam màu đỏ, phía Tây màu trắng, phía Bắc màu đen tƣợng trƣng cho
ngũ hành. Ở giữa đàn có cột đá hình vuông gọi là Xã trụ hay còn có tên là “giang
sơn trạch” để nói lên sự vững bền của giang sơn. Bốn phía của đàn đều có tƣờng
thấp bao quanh, trên phần tƣờng cho đắp ngói hoàng lƣu ly nhiều màu giống nhƣ
màu đất. Ở bốn mặt của tƣờng đều xây cửa Linh Tinh Môn, tiết vực của nó đều
đƣợc làm bằng đá. Phía Bắc của đàn là bái điện dành cho hoàng đế cúng tế, đƣợc
xây dựng vào năm Hồng Hi nguyên niên thời Minh (1425) [Ảnh 4.3: Đàn Xã Tắc
Trung Quốc].
4.1.2 Đặc trưng về kiến trúc
Kiến trúc đàn Nam Giao của triều Nguyễn có 3 tầng, không có Hoàng khung vũ
kiên cố nhƣ Hàn Quốc và Trung Quốc, khi làm lễ chỉ tế lộ thiên, đến thời vua Minh
Mạng mới cho làm nhà vải, tế xong dỡ đi. Việc cho dựng nhà vải đƣợc vua Minh
Mạng cho tham khảo sách vở và quy chế của nhà Minh, nhà Thanh để cân nhắc kỹ:
“Thờ trời cốt ở hết lòng thành... Nay gần đến ngày đại tế, gặp phải gió mưa dữ dội,
trẫm nghĩ đàn tế Giao của triều ta nguyên là tế lộ thiên, nếu trong lúc mưa làm lễ thực
sự có trái phép, không thể không kêu xin đổi ngày, hầu được tề chỉnh, đó thực là bất
đắc dĩ.” [79; V, 264-265].
Ở Trung Quốc, quy chế xây dựng đàn tế Trời quy mô hơn Việt Nam rất
nhiều. Thời Minh - Thanh có đến 4 đàn tế gồm Thiên Đàn, Địa Đàn, Nhật Đàn và

102
Nguyệt Đàn. Thiên Đàn -nơi thờ Trời - có hai phần gồm Nội Đàn và Ngoại Đàn với
3 kiến trúc chính: điện Kỳ Niên (nơi các hoàng đế cúng thần ngũ cốc), điện Hoàng
Khung (nơi đặt bài vị của Ngọc Hoàng thƣợng đế) và đàn Viên Khâu (nơi tổ chức lễ
tế Trời của hoàng đế). Khu vực Trai cung của Thiên Đàn là một tổng thể kiến trúc
khép kín gồm hơn 60 gian, gian chính giữa đặt bức tƣợng vua Càn Long [43; tr.
350, 354].
So với đàn tế Trời ở Trung Quốc, đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế với 3
tầng (một tầng tƣợng trƣng cho Trời, một tầng tƣợng trƣng cho Đất, một tầng tƣợng
trƣng cho Con ngƣời) đƣợc xem là sự “thể hiện mối quan hệ vừa có tính cách biệt
tương đối, vừa thống nhất trong mối liên kết có tính tuyệt đối” [43; tr. 358]. Theo
nhận xét của tác giả Phan Thanh Hải, ở Trung Quốc, tế Giao đƣợc tổ chức riêng rẽ,
trong đó yếu tố Trời, Đất và các vị thần linh luôn đóng vai trò quan trọng và bao trùm
lên tất cả: “Trên thực tế ở Trung Quốc, giai cấp thống trị luôn luôn tìm cách đẩy xa
khoảng cách giữa thần linh và con người” [43; tr. 358]. Vì thế, theo tác giả, đàn Nam
Giao ở Huế là “đỉnh cao của tư tưởng thái hòa của Việt Nam dưới thời Nguyễn” [43;
tr. 358]. Hơn thế nữa, tổ tiên của hoàng gia triều Nguyễn cũng là một trong những đối
tƣợng đƣợc cúng tế trong lễ tế Giao của triều Nguyễn bên cạnh các đấng thần linh của
vũ trụ. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên
dƣới triều đại này, và tƣ tƣởng “lấy đạo hiếu trị thiên hạ” [79, I; tr.600] của các vua
Nguyễn đã đƣợc hiện thực hóa thông qua việc xây dựng đàn miếu và hoạt động nghi
lễ dƣới triều Nguyễn.
Không chỉ là biểu tƣợng của tƣ tƣởng “lấy đạo hiếu trị thiên hạ”, các đàn
miếu và nghi lễ đại tự dƣới triều Nguyễn ở Huế còn là những tuyên ngôn của tinh
thần tự tôn dân tộc thể hiện qua kiến trúc và nghi lễ. Theo quan điểm của Nho
giáo, chỉ có hoàng đế mới đủ tƣ cách và tính “chính danh” để tế Trời và thay Trời
trị dân. Theo đó, chỉ có hoàng đế Trung Quốc mới đƣợc tế Trời, vua của những
nƣớc phiên thuộc/chƣ hầu chỉ đƣợc phong vƣơng chứ không phải là “đế” nên
không đủ tƣ cách để làm lễ tế Trời. Điều này có thể thấy qua trƣờng hợp của đàn
Nam Giao và việc tế Giao ở Hàn Quốc. Dƣới triều Goryeo (918-1392), đàn tế và
nghi lễ tế Trời đã đƣợc tiến hành nhƣng sau đó lại bị hủy bỏ vì ngƣời ta cho rằng

103
các vua Cao Ly chỉ là “vƣơng” chứ không phải “hoàng đế” nên không đủ tƣ cách
để tế Trời1. Mãi đến năm 1897, dƣới thời Joseon (1392-1910) khi vua Gojoing
(Cao Tông, trị vì 1863-1897) tự xƣng “hoàng đế” và lấy tên nƣớc là Đại Hàn, đàn
Nam Giao của Hàn Quốc mới đƣợc chính thức xây dựng. Ở đàn này, nhà Hoàng
khung vũ đƣợc xây kiên cố theo hình bát giác với ba tầng làm nơi đặt các bài vị tế
Trời khi không có lễ. Tuy nhiên, đến năm 1913, dƣới thời kỳ Nhật xâm chiếm Hàn
Quốc, đàn Nam Giao của triều Joseon bị ngƣời Nhật triệt hạ. Ở vị trí của đàn Nam
Giao, ngƣời ta đã xây lên một khách sạn hiện đại. Dấu tích của đàn Nam Giao
triều Joseon Hàn Quốc hiện chỉ còn lại nhà Hoàng khung vũ, 3 chiếc trống đá và
cổng [Ảnh 4.4: Hoàng khung vũ đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc]; [Ảnh
4.5: Trống đá ở đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc]. Nhƣ vậy, so với Hàn
Quốc, các vị vua Việt Nam thời kỳ quân chủ, đặc biệt là các vua triều Nguyễn, đã
xây dựng đàn Nam Giao từ lâu và tự mình đứng ra làm lễ tế Trời, công khai khẳng
định tƣ cách tế Trời với danh phận “hoàng đế”, một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với triều đại và đối với cả quốc gia, dân tộc.
Mặt khác, triều Nguyễn cũng cho tô màu nền đàn Xã Tắc với 5 màu và cho
các địa phƣơng lập đàn Xã Tắc. Nho giáo quan niệm: “Đàn Xã (nền Xã) của thiên tử
xây bằng đất năm màu, còn nền Xã của chư hầu trở xuống xây bằng đất thích ứng ở
nơi đó” [72; tr. 45]. Vì thế, có thể thấy ẩn ý của các vua triều Nguyễn, đặc biệt là vua
Gia Long và vua Minh Mạng, trong việc khẳng định vị thế “Thiên tử” của mình chứ
không phải “chƣ hầu”, thể hiện rõ tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc của triều đại
trong khi vẫn duy trì một chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt với các hoàng
đế Trung Quốc. [PL.4.1: Sơ đồ đàn Xã Tắc đƣợc tô màu mặt nền (giả định theo sử
liệu)].
Ngoài những đặc trƣng quan trọng về mặt kiến trúc nói trên, các đàn miếu
triều Nguyễn ở Huế còn có một số đặc trƣng khác thể hiện ở tính đa dạng của kiến
trúc và tính đẳng cấp trong quy chế xây dựng để phân biệt giữa các công trình.

1
Ngoài ra, ở Hàn Quốc còn có đàn tế trời Cheon Jae Dan đƣợc dựng từ năm 2333 TCN trên núi Thái Bạch với chu vi 27m, rộng
8m và cao 3 m.. Các vua triều đại Silla (57 BC - 935 AD) đã dùng đàn này để tế Trời Sau đó, nơi đây đã trở thành một nơi linh
thiêng để cử hành những lễ tế quan trọng của quốc gia. Trong suốt thời Shilla, các nhà vua đã làm lễ tế trời tại đàn tế này. Ngày
nay, mọi ngƣời vẫn tìm về nơi này rất đông, hƣớng lên trời và hô to điều ƣớc của mình trong năm mới. Hiện nay, vào ngày
mùng 3 tháng 10 hàng năm, chính phủ và nhân dân Hàn Quốc vẫn làm lễ tế trời tại Cheon Jae Dan trên núi Thái Bạch [106].

104
Các miếu thờ vua Nguyễn là những công trình có chung một kiểu thức nhà
kép, hay còn gọi là “Trùng lương trùng thiềm” (hoặc “trùng thiềm điệp ốc”) mang
phong cách đặc trƣng của kiến trúc cung đình Huế. Đây là đỉnh cao của kiến trúc
nhà rƣờng truyền thống vùng Huế đƣợc kết cấu theo nguyên lý lắp ghép mộng, kèo
và hoàn toàn bằng gỗ. Các bộ phận liên kết và chịu lực nhƣ kèo, liên ba cũng có
chức năng trang trí kiến trúc. Tùy theo chức năng công trình và địa vị của chủ nhân
mà ngôi nhà đƣợc trang trí bằng các nghệ thuật chạm, khảm, điêu khắc, sơn thếp,
v..v..hết sức tinh xảo. Vì thế, kiến trúc các miếu thờ của hoàng gia Nguyễn là những
công trình có nhiều giá trị về mặt kiến trúc bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa
và nghệ thuật.
Kiến trúc đàn Xã Tắc triều Nguyễn có 2 tầng, quy mô khiêm tốn hơn so với
đàn Nam Giao và đƣợc quy hoạch vị trí bên ngoài khu vực Hoàng thành. Cùng với
những yếu tố khác nhƣ thời điểm xây dựng (đƣợc xây sau đàn Nam Giao 1 tháng),
số nhạc chƣơng (nhạc chƣơng tế Xã Tắc chỉ có 7 bài, nhạc chƣơng tế Giao và tế
miếu có 9 bài), số lƣợng các loại lễ phẩm, cách phân định thứ bậc trong tế Đại tự
của triều Nguyễn (Giao, miếu, Xã Tắc), v...v.. cho thấy đàn Xã Tắc và việc tế Xã
Tắc có thứ bậc thấp nhất trong ba loại hình đàn miếu và nghi lễ tế tự nhƣng vẫn là
một trong những biểu trƣng của tinh thần tự tôn dân tộc.
Mặt khác, đàn Xã Tắc triều Nguyễn có hai tầng đàn chồng lên nhau chứ
không đặt song song nhƣ đàn tế ở Hàn Quốc và không có cột Xã trụ nhƣ ở Trung
Quốc. Vị trí của đàn cũng ở bên phải (tức phía Tây) của hoàng cung, nhƣng khác
với đàn Xã Tắc triều Nguyễn ở Việt Nam, đàn Xã Tắc của triều Joseon Hàn Quốc ở
Seoul gồm hai đàn liền kề, đàn Xã đặt ở phía Đông và đàn Tắc đặt ở phía Tây. Ở 4
hƣớng đều có lối đi lên với 3 bậc cấp [Ảnh 4.6: Đàn Xã Tắc triều Joseon, Hàn
Quốc].
4.1.3 Đặc trưng về trang trí mỹ thuật
Một trong những đặc trƣng nổi bật của kiến trúc cung đình Huế nói chung và
của trang trí kiến trúc đàn miếu ở Huế nói riêng là tính biểu tƣợng thông qua các
motif trang trí trên kiến trúc. Đặc biệt, hình ảnh chữ Thọ, chữ Phúc xuất hiện trên hầu
hết các ngôi miếu thể hiện một cách nhìn lạc quan của các vị vua triều Nguyễn đối

105
với sự sinh-diệt của con ngƣời. Có thể nói tập hợp các hoa văn, họa tiết trang trí trên
kiến trúc miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn là cả một bộ bách khoa từ điển bằng hình ảnh
dƣới nhiều dạng thức khác nhau, đƣợc tạo tác bởi nhiều kỹ thuật khác nhau, hàm
chứa những ƣớc nguyện, những lời cầu chúc, những triết lý sâu sắc của ngƣời đƣơng
thời. Sự lựa chọn các motif trang trí trên kiến trúc và đồ tự khí, đồ nội thất tại các
miếu cũng thể hiện sự kết hợp của nhiều luồng tƣ tƣởng: Nho giáo - Phật giáo- Đạo
giáo [Ảnh 4.7: Bình hồ lô trên nóc Thế Miếu]. Bên cạnh đó, phần Hán tự trên những
công trình này cũng là những tuyển tập tuyên ngôn độc đáo của các vua Nguyễn về
đất nƣớc, về con ngƣời và đạo đức của ngƣời quân tử, những quan niệm về cuộc sống
[Ảnh 4.8: Trang trí thơ văn trên kiến trúc Thế Miếu]. Với những giá trị nổi bật vè văn
hóa, lịch sử, văn học và nghệ thuật thể hiện, tháng 5 năm 2016, thơ văn trên kiến trúc
cung đình Huế (trong đó có thơ văn trên tông miếu triều Nguyễn) đã đƣợc lập hồ sơ
đề nghị công nhận là Di sản Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng.
Các miếu thờ cũng là tập hợp tiêu biểu các sản phẩm của nhiều nghề thủ
công truyền thống nhƣ: chạm khắc gỗ, tạc tƣợng, đúc gạch ngói, đúc đồng, làm đồ
pháp lam, sơn son thếp vàng, khảm cẩn xà cừ… đƣợc bảo lƣu dƣới nhiều hình thức
phong phú và đa dạng [Ảnh 4.9: Trang trí đầu máng xối ở Thế Miếu]. Ngoài ra, ở
các công trình này còn có nhiều loại hình vật liệu đã trở thành đặc trƣng của kiến
trúc Huế vì chúng vừa đảm trách chức năng xây dựng, vừa là yếu tố trang trí cho
công trình, đặc biệt là các loại gạch, ngói. Khác với loại gạch, ngói thông thƣờng,
gạch, ngói dùng cho các kiến trúc cung đình Huế đều là những sản phẩm đặc biệt
với chất lƣợng cao, hình thức đẹp và đa dạng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng của
triều đình, bao gồm các loại gạch lát nền, gạch hoa đúc rỗng để trang trí (còn gọi là
gạch thống phong), gạch trang trí trên bờ mái, bờ nóc, ốp các mũ tƣờng,.. v..v..; các
loại ngói âm dƣơng, ngói liệt, ngói ống, ngói câu đầu trích thuỷ, ngói hoàng lưu ly -
loại ngói đặc biệt chỉ đƣợc dùng để lợp mái những kiến trúc cung đình quan trọng
của triều Nguyễn. Khảo sát thực tế ở di tích cho thấy có khoảng 20 loại gạch, ngói
dùng cho xây và lợp, cùng hơn 50 loại gạch hoa đúc rỗng để trang trí. [29, tr.180].

106
4.1.4 Tính điển chế trong nghi lễ đại tự
Bên cạnh những đặc trƣng về quy hoạch, xây dựng và trang trí kiến trúc, tính
điển chế cũng là một đặc trƣng của nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế so với các hình
thức nghi lễ của các triều đại trƣớc đó trong lịch sử Việt Nam.
Cùng với việc kiến thiết vƣơng triều độc lập trên một đất nƣớc thống nhất,
mở mang lãnh thổ và xây dựng hệ thống quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng
theo mô hình Nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền, các vua triều Nguyễn đã từng
bƣớc khẳng định tính chính thống và quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực, đặc
biệt là trong đời sống tinh thần của xã hội thông qua việc xây dựng điển chế về
nghi lễ theo tƣ tƣởng Nho giáo. Tính điển chế cao đƣợc thể hiện qua việc phân
định vai trò, danh phận của ngƣời tham gia cuộc lễ, nguồn gốc các loại lễ phẩm,
hình dáng, chất liệu và màu sắc của các loại tế khí, nghi cụ, ý nghĩa của âm
nhạc...và từ đó các vua Nguyễn dùng nghi lễ để giáo hóa dân chúng, đặc biệt là
dùng nghi lễ cung đình theo chuẩn mực của Nho giáo để làm khuôn mẫu cho
thần dân noi theo nhằm “tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại… mong rằng
muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau” [79, IV; tr. 792-793]. Vì thế, có thể nói
các hình thức tế đại tự triều Nguyễn là đại diện cho những nghi lễ của quyền lực
thời quân chủ thông qua trình tự nghi lễ và nghi thức.
Chỉ riêng những quy định dành cho việc nghi lễ, tế tự do các vua triều
Nguyễn ban hành đã chiếm 68 quyển trong tổng số 263 quyển của bộ Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ triều Nguyễn. Trong di sản kiến trúc mà triều Nguyễn để lại
trên đất Huế hiện nay, phần lớn đều là những công trình phục vụ cho các hoạt động
lễ nghi nhƣ đền, miếu, đình, chùa, điện (thờ),..v..v..
Triều Nguyễn cũng đã xây dựng đàn miếu và định ra nhiều điển chế cho việc
tế đại tự dựa trên sự tham khảo từ các triều đại ở Trung Quốc nhƣng vẫn có sự vận
dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Phần lớn các triều đại quân
chủ Trung Quốc đều thực hiện việc tế riêng Trời Đất ở hai nơi, gọi là Thiên đàn và
Địa đàn1. Triều Nguyễn đã xây dựng đàn Nam Giao để hợp tế Trời và Đất nên có

1
Thời cổ, các đời nhà Chu, nhà Tống của Trung Quốc tế Trời ở đàn Viên Khâu phía nam quốc đô (gọi là Nam Giao) và tế
Đất ở đàn Phƣơng Trạch phía Bắc quốc đô (gọi là Bắc giao). Thời Minh hợp tế Trời Đất vào một nơi, xây dựng Thiên Địa
đàn vào 1406-1420 thời vua Vĩnh Lạc (1402-1424). Về sau, vua Gia Tĩnh (1521-1566) cho xây Địa đàn vào năm 1530.

107
nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Về cách thức tế, như cấu trúc đàn đã phản ánh, đàn
Nam Giao thời Nguyễn là nơi hợp tế cả 3 đối tượng Trời-Đất-Người. Vì vậy, nếu
gọi chính xác theo công năng thì đây là Thiên Địa Nhân Đàn của triều Nguyễn.
Công trình này có nhiều điểm khác biệt so với Thiên Đàn của Trung Quốc thời
Minh-Thanh hiện còn ở Bắc Kinh1” [44; tr.31].
Mặt khác, điển chế của triều đình còn đƣợc đặt ra để áp dụng ngay từ quá
trình chuẩn bị, nhƣ việc xem đất đai, phƣơng hƣớng, làm lịch, chọn ngày tế, thực
hiện trai giới, sinh hoạt cá nhân của ngƣời tham gia cuộc lễ, việc lựa chọn và chăm
sóc các lễ vật. Việc tham khảo điển chế của nhà Minh, nhà Thanh hoặc thay đổi
cũng đều đƣợc xem xét sao cho “Từ việc tế lớn, tế vừa đến điển lễ tế thường, việc gì
cũng đều có phép nhất định.” [74, VIII; tr. 552] nhƣng vẫn “hợp với điển lễ, truyền
đến muôn đời” [79; III, tr.145].
Năm 1829, vua Minh Mạng tra cứu theo các điển lễ cổ của Trung Quốc để cho
chế tác nhiều loại đồ đựng riêng cho các lễ đại tự, nhằm phân biệt thế thứ hơn kém rõ
ràng: “Đàn tròn ở Nam Giao dùng thứ nậm lớn, theo như thứ nậm của họ Hữu Ngu
thời cổ, đựng thứ rượu trong, đặt ra đó mà không rót rượu, để mà tồn cổ, các án ở
đàn vuông không phải đặt, để tỏ nghĩa hơn kém”[74, IV; tr. 343].
Điển chế cũng đƣợc áp dụng trong việc thực hiện trình tự trai giới. Các
quan đã thề trai giới rồi, mà phạm những quy định về giữ chay sạch trai giới
trong thời gian này nhƣ: đi phúng đám tang, hỏi thăm ngƣời ốm, phê phán giấy
tờ xử án, giết ngƣời và đi dự yến tiệc, đều bị phạt lƣơng 1 tháng. Kể cả những
viên quan có nhiệm vụ cử ngƣời đang có tang hoặc đang bị tội tham gia vào việc
tế tự cũng bị tội liên đới, phạt 1 tháng lƣơng; bản thân những viên quan đƣợc cử
tham gia cũng bị phạt ở mức tƣơng đƣơng. Những ngƣời đã thề giữ trai giới
nhƣng lại không thực hiện đúng quy định cũng bị phạt 1 tháng lƣơng.
Cũng do có điển chế nên việc chuẩn bị các lễ vật nhƣ ngọc, lụa, gạo nếp, gạo
tẻ hay chăm sóc “con sinh” đều có cơ sở để giám sát hoặc trừng phạt. Nếu thực hiện
không chu đáo bị phạt xuy 50 roi. Trâu bò dùng làm lễ đại tự sẽ đem cho sở Tể
1
Dƣới thời Minh và thời Thanh, khi kinh đô đóng tại Bắc Kinh, do cách thức tế lễ là Phân tế nên ngƣời ta xây dựng 4 đàn tế ở
bốn phía của Kinh thành: phía nam là Thiên đàn để tế Trời (và một số vị thần linh), phía Bắc là Địa đàn để tế đất, phía Đông là
Nhật đàn để tế mặt Trời, phía Tây là Nguyệt đàn để tế mặt trăng. Hiện nay, di chỉ cả 4 đàn tế trên vẫn còn đƣợc bảo tồn khá tốt.

108
Sanh tắm rửa từ trƣớc 3 tháng. Cứ mỗi một việc thiếu sót thì phải phạt 80 trƣợng,
thiếu hẳn thì phải phạt 100 trƣợng. Nếu trâu bò để dùng làm lễ đại tự (đã đem tắm
rửa rồi) mà quan trông coi (quan phụ trách việc nuôi trâu bò) chăn nuôi không đúng
phép, để gầy mòn đi, 1 con thì phải phạt xuy 40 roi, mỗi một con nữa lại gia tội
nặng lên 1 bậc, tội chỉ phạt đến 80 trƣợng. Vì sự chăn nuôi không đúng phép mà
trâu bò bị chết, lại gia nặng lên một bậc nữa [74, VI; tr. 233, 234]. Năm 1830, các
quan Đặng Khải, Nguyễn Hƣng đƣợc sai đi sứ Trung Quốc đã không làm tròn trọng
trách, không vừa ý vua vì không mua đúng loại ngọc khuê để tế Giao. Vì việc này,
các sứ thần đã bị cách chức [107; tr. 251].
Bên cạnh đó, việc giữ cho các hoạt động tế tự đƣợc thực hiện đúng bài bản
cũng đƣợc quy định với mức thực thi hình phạt cụ thể. Viên quan bộ Lễ phụ trách
việc thông báo việc trai giới không làm tròn chức trách của mình là thông báo đúng
kỳ, làm lỡ việc thì sẽ bị phạt xuy từ 50-100 trƣợng.
4.1.5 Tính chính danh trong nghi lễ đại tự
Bên cạnh tính điển chế trong việc thực hiện nghi lễ tế tự, các đàn miếu và
nghi lễ đại tự triều Nguyễn cũng là những hình thức thể hiện đầy đủ nhất về tính
“chính danh” trong cách thức tổ chức và trình tự nghi lễ. Đây là nét đặc trƣng mang
nhiều ý nghĩa triết lý Nho giáo sâu sắc, chi phối toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực
hành nghi lễ và mang ý nghĩa quyết định đối với việc khẳng định vị thế của đấng
“Thiên tử” thông qua nghi lễ.
Ngay từ khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã tuyên bố: “Chính danh vị là mối đầu
trong việc chính” [79, II; tr. 120] và luôn tự đặt mình trong mối liên hệ cảm ứng với
trời đất trên cƣơng vị “Thiên tử”. Vì vậy, khi có bệnh dịch xảy ra ở tỉnh Hà Tiên,
Vĩnh Thanh (Vĩnh Long), nắng hạn ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoa (Thanh
Hóa) vào năm đầu mới lên ngôi (1820), vua Minh Mạng đã từng lo sợ, bảo với bầy
tôi rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, lúc nào cũng nâm nấm nem nép, chỉ sợ chưa
hợp ý Trời, nay hạn, dịch làm tai, có phải đấng Thượng đế đã khiển trách ta là không
có đức vậy?” [77; I, tr. 23].
Tính chính danh cũng đƣợc thể hiện qua cách phân biệt các loại lễ phẩm và
nguồn gốc của nguyên liệu dành cho nghi lễ, đặc biệt là nghi lễ tế tự quốc gia (nhƣ các lễ

109
Nam Giao, Xã Tắc, lễ tế miếu...) là do trong cung làm ra hay của phủ Thừa Thiên, hay từ
các địa phƣơng khác đƣa về. Những lễ vật quan trọng này phải có nguồn gốc liên quan
đến chính nhà vua (ngƣời trực tiếp tham gia cày ruộng Tịch điền về mặt nghi thức) hoặc
những ngƣời thuộc hoàng gia (ngƣời trong cung) trực tiếp tham gia trong quá trình sản
xuất để thể hiện tính “chính danh” của dòng họ Nguyễn trong các hoạt động tế tự cấp
nhà nƣớc, theo quan niệm của Nho giáo: “Sách Quốc ngữ-Sở ngữ hạ” chép: Việc thiên
tử làm lễ tế Giao, tất phải tự thân bắn con vật tế, Vương hậu tất tự thân giã nếp nấu xôi.
Việc dâng hương ở tông miếu chư hầu tất phải tự giết trâu bò, dê và heo. Phu nhân tất
phải tự làm đồ đựng xôi cúng…Sách Lễ ký-Tế thống” viết: Tế lễ, ắt phải vợ chồng tự
thân làm…Cho nên Thiên tử tự thân cày ở Nam Giao để cung cấp nếp xôi; vương hậu
nuôi tằm ở Bắc Giao để cung cấp áo quần” [72; tr. 36-37].
Ngoài việc phân biệt nguồn gốc các loại nếp, gạo, các lễ vật tế quan trọng
khác không thể thiếu cho một nghi lễ đại tự nhƣ ngọc, lụa và tam sinh cũng đều
đƣợc quy định và phân biệt rạch ròi. Lụa hạng nhất là lụa đƣợc dệt từ tơ do tằm
trong cung nuôi để “tỏ lòng thành kính”. Chỉ có 5 án ở đàn tròn của đàn Nam Giao,
án chính của Thái Miếu, án chính và án tả của Thế Miếu (trong dịp lễ hƣởng) mới
đƣợc dùng loại tơ này. Lụa làm từ tơ tằm do phủ Thừa Thiên nuôi (gọi là “tơ trong
kinh”) sẽ đƣợc dâng lên các án khác ở Triệu Miếu, Thái Miếu, Hƣng Miếu. Loại lụa
đƣợc dệt từ tơ do các địa phƣơng làm ra sẽ dùng cho tế đàn Xã Tắc, miếu Lịch đại
đế vƣơng, Văn Miếu, Võ Miếu và các án phụ ở đàn Nam Giao [74, VIII; tr. 215].
Nhƣ vậy, có thể thấy các đàn miếu và nghi lễ đại tự đƣợc các vua Nguyễn
xây dựng và tiến hành một cách có chủ đích trong quá trình củng cố vƣơng quyền,
sử dụng văn hóa, đặc biệt là nghi lễ, làm công cụ, nhƣ một nhà nghiên cứu đã nhận
xét: “…nhà vua vừa tin vào quyền năng của thần, đồng thời cũng tự cho mình cái
quyền được sai bảo các thần vì vua là con Trời (Thiên tử), cho nên vua thường ban
sắc phong thần. Vì vậy lễ hội cung đình còn bao hàm cả ý nghĩa thể hiện sự tôn
vinh vương quyền” [103; tr.429-430]. Thậm chí, có nhà nghiên cứu đã cho rằng:
“…lễ tế Giao góp phần vào sự hưng vong của đất nước trong lịch sử cận đại của
Việt Nam” [75; tr.13].
Tuy nhiên, nghi lễ hay điển chế cũng đều chịu tác động bởi những điều kiện
và hoàn cảnh chính trị, xã hội nhất định. Đặc biệt, khi triều đình Nguyễn đi vào bế
tắc trƣớc sức mạnh của thực dân phƣơng Tây. Quân quyền không còn đủ sức để giữ

110
gìn giềng mối quốc gia. Nho giáo và những nghi lễ của Nho giáo nhƣ các lễ đại tự
đã trở nên lỗi thời khi không còn đáp ứng yêu cầu của thời đại và không thể làm an
lòng dân chúng khi những tính “chính danh” hay tƣ tƣởng “thiên mệnh” chỉ còn
mang tính ƣớc lệ. Khi vƣơng quyền bị lung lay, suy yếu, các hình thức đàn miếu và
nghi lễ cũng theo đó mà trở nên đơn giản hơn, thậm chí bị hủy bỏ (nhƣ lễ tế Xã
Tắc).
4.1.6 Triết lý Nho giáo trong việc xây dựng đàn miếu và nghi lễ đại tự
Bên cạnh tính điển chế, việc xây dựng các đàn miếu và tổ chức nghi lễ đại tự
triều Nguyễn ở Huế còn thể hiện những ý nghĩa triết lý sâu sắc, đặc biệt là triết lý
Nho giáo trong việc chọn vị trí, chọn ngày tế, đặt ra quy cách xây dựng và trang trí
đàn miếu, quy định về chất liệu, màu sắc các lễ phẩm, thiết kế lễ phục, trình tấu nhạc
và múa, v.v... Điều này cũng làm nên những đặc trƣng hết sức độc đáo của đàn miếu
và nghi lễ đại tự triều Nguyễn so với những hình thức tƣơng tự của các triều đại quân
chủ khác trong lịch sử Việt Nam.
Về tổng thể, việc lựa chọn vị trí đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và miếu thờ các
vua Nguyễn thể hiện ý nghĩa đặc biệt trong sự liên kết với những yếu tố tự nhiên
mang ý nghĩa phong thủy nhƣ sông, núi, hồ, đảo…mà theo đó, họ tin rằng các yếu tố
trong tự nhiên có sức mạnh chi phối đến sự thịnh suy của cả triều đại. Về chi tiết, bản
thân các công trình cũng mang nhiều ý nghĩa triết lý nhìn từ nhiều khía cạnh nhƣ:
cách thức xây dựng, chất liệu, hình dáng, phƣơng hƣớng, v.v..
Theo quan điểm Nho giáo, “đàn Xã (nền Xã) của thiên tử xây bằng đất năm
màu, còn nền Xã của chư hầu trở xuống xây bằng đất thích ứng ở nơi đó và dùng cây
gỗ thích nghi sinh trưởng ở nơi dựng đàn, gọi là Xã Thụ. Xã Thụ là tượng trưng cho
thần thổ địa. Xã thần là Thổ thần. Phối hợp cùng Thổ thần là Thần lúa gạo, tức Tắc
thần. Phối hợp với Xã đàn là Tắc đàn. Do vì hai Thần, hai đàn ấy luôn luôn lập kế cận
nhau, nên thường được gọi chung là Xã Tắc. Sau này, hai đàn Xã và Tắc hợp thành
một” [72; tr. 45]. Có lẽ dựa trên ý nghĩa này mà khi đắp đàn Xã Tắc ở Huế, vua Gia
Long “hạ lệnh cho các thành dinh trấn đều cống đất sạch nộp vào Kinh sư để xây đắp”
[83; I, tr.30]; [79, I; tr. 655].

111
Mặt khác, đàn Xã Tắc hƣớng về phía Bắc, ngƣợc với hƣớng đàn Nam Giao
quay về phía Nam. Nền đàn Xã Tắc có 5 màu, “đất đắp đàn dùng đất ngũ sắc, sắc đất
theo từng phương1” [83; I, tr. 30]. Lý giải việc chọn hƣớng xây đàn Xã Tắc và về việc
phân bố màu sắc theo phƣơng hƣớng, một nhà nghiên cứu Hán Nôm cho rằng: việc
xây dựng đàn Xã Tắc lấy Thổ làm chính. Vì tế Ngũ Thổ nên đất ở đàn tế phải có
năm màu xanh, đỏ, trắng, đen và vàng theo màu của bốn hƣớng và trung ƣơng. Đàn
quay về hƣớng cung Khôn trong Tiên Thiên Bát Quái. Khôn tƣợng Đất, lại là tƣợng
mẹ, nên hƣớng của đàn Xã Tắc trái với hƣớng đàn Nam Giao (theo hƣớng Càn,
tƣợng Trời, lại tƣợng Cha). Thổ lại có hình dáng vuông vắn ngay ngắn, nên đàn
đƣợc xây đắp vuông vắn, mà ao trƣớc mặt đàn có hình chữ nhật. Vì thế tế Giao Xã
là tế Trời Đất, tế Cha mẹ2. Hơn thế nữa, nhƣ trên đã nói, việc triều Nguyễn áp dụng
quy chế đàn Xã Tắc có 5 màu tại kinh đô Huế càng có ý nghĩa hơn khi quy chế này
vốn chỉ dành cho “Thiên tử”.
Trong việc chọn ngày tế Giao, thay vì tổ chức vào tháng trọng xuân (tháng 2
ÂL), vua Minh Mạng quyết định chuẩn y lời tâu của bộ Lễ chuyển sang tổ chức vào
tháng 3 để tránh đƣợc việc trở ngại lễ nghi nếu lỡ tiết Trời mƣa gió và trên hết là để
có “thời tiết ngày xuân, khí dương ngày một thịnh, cảnh vật tươi sáng” theo ý nghĩa
triết lý của Nho giáo:
…xét sách Lễ ký và sách Chu lễ chép: Tiết Đông chí tế Trời ở gò đắp
tròn, tiết Hạ chí tế Đất ở gò đắp vuông”. Vì là thuận theo cái lẽ một luồng
khí dương, một luồng khí âm bắt đầu phát sinh vậy....Thời kỳ đầu nhà
Minh, lễ Nam Giao hợp tế Trời Đất, lấy ngày tân”3 về thượng tuần tháng
Giêng làm lễ, cũng là tượng trưng cái ý Trời đất giao hoà, muôn vật sinh
vượng” [79, V; tr. 631].
Ý nghĩa triết lý của Nho giáo cũng đƣợc thể hiện qua việc sử dụng màu sắc,
hình dáng, chất liệu của những vật dụng dùng cho việc tế tự và lễ phẩm. Theo quan
niệm của Nho giáo, màu vàng thuộc hành Thổ, ở giữa (Trung ƣơng). Đây cũng là vị

1
Sắc đất theo từng phƣơng: ở giữa đàn đắp đất sắc vàng, phƣơng Đông đắp đất sắc xanh, phƣơng Tây sắc trắng, phƣơng Nam sắc
đỏ, phƣơng Bắc sắc đen.
2
Kết quả phỏng vấn nhà nghiên cứu Vĩnh Cao, ngày 7/11/2013.
3
Tân: tên một trong 10 can.

112
trí của vua nên màu vàng thƣờng đƣợc trang trí trên vật dụng, trang phục của nhà
vua, hoặc cũng tƣợng trƣng cho Đất, đối lập với màu xanh tƣợng trƣng cho Trời.
Bên cạnh đó, ngƣời xƣa còn có quan niệm “Trời tròn, Đất vuông” nên hình dáng
của đàn thờ Trời (đàn Nam Giao) thời Nguyễn có hình tròn (Viên đàn), đàn thờ Đất
có hình vuông (Phƣơng đàn). Việc xây đàn làm lễ tế Trời trên một ngọn núi nhỏ
xuất phát từ tục lệ ở Trung Quốc thời Hán Vũ đế1 khi cho xây Viên Khâu (nền đất
hình tròn đắp cao) [72; tr. 264]. Đàn Nam Giao thời Nguyễn ở Huế cũng đƣợc đắp
thành gò cao, có ba tầng, tầng trên hình tròn là nơi thờ Trời.
Thời đầu triều, năm 1807, vua Gia Long đã đƣa ra những quy định phân biệt
về chất liệu và màu sắc của các loại đồ đựng hoặc đồ nghi trƣợng dùng cho đại lễ tế
Giao tƣơng ứng với vị trí dành cho đàn thờ Trời (Viên đàn) hay thờ Đất (Phƣơng
đàn). Trong đó các loại nậm, chén ở Viên đàn đều bằng vàng, ở Phƣơng đàn dùng đồ
bằng bạc. Trên Viên đàn, ở án chính hƣớng về phía Nam có tàn tròn dùng quần bàn
màu xanh; tàn vuông dùng quần bàn mày vàng. Án phụ (phối vị) hƣớng về phía Tây
có tàn tròn màu vàng, quần bàn màu đỏ. Trên Phƣơng đàn, ngoài 4 tàn tròn lớn có
màu vàng, các loại tàn, lọng, quần bàn còn lại đều màu đỏ. Ở tầng thứ ba chỉ có 12
tàn tròn màu vàng. Ở bốn cửa của các tầng đều cắm cờ tứ sắc theo phƣơng hƣớng
[79, I; tr. 691].
Tƣơng tự, với việc tế tự ở tông miếu và đàn Xã Tắc, vua Gia Long cũng đặt
ra quy định việc dùng các loại nậm, chén bằng vàng, bạc hoặc bằng thau, thiếc với
thứ bậc khác nhau nhƣng chƣa có thêm quy định về các loại biên, đậu, đăng, hình,
phủ, quỷ là những loại đồ đựng chuyên dùng cho nghi lễ, có nguồn gốc điển tích từ
Trung Quốc. Năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi các đài chén vàng (đƣợc đặt quy
chế từ thời Gia Long) để dùng loại quả bầu vì “theo Lễ ký, đồ dùng bằng chất sành
và quả bầu, là để tượng tính chất của Trời Đất” [79, II; tr. 834], chế thêm thứ nậm
to bằng sứ để đặt ở Viên đàn trong lễ tế Giao vì “theo Chu quan thì thái tôn là nậm
đời thái cổ bằng sành” [79, II; tr. 834]. để “một phen tham khảo bắt chước đời xưa
mà làm, để cho giữ được đại ý của lễ nhạc” [79, II; tr. 833]. Theo đó, ở án chính vị
và phối vị trên Viên đàn đều dùng chén làm bằng chất bầu, trong lót vàng; nậm sứ

1
Hán Vũ Đế (từ 156TCN - 87 TCN)

113
bịt vàng. Ở 8 án tòng tự trên Phƣơng đàn dùng nậm chén bằng sứ bịt bạc. Ngoài ra
còn làm thêm một số loại vật đựng khác nhƣ cái biên và cái phỉ đan bằng trúc, 1 cái
đăng, 2 cái hình, cái phủ vuông, cái quỉ tròn và cái đậu, tất cả đều bằng sứ [PL.4.2:
Một số vật đựng dùng trong nghi lễ đại tự triều Nguyễn].
Việc phân biệt màu sắc theo ý nghĩa thờ Trời, thờ Đất cũng thể hiện rõ ràng
trong việc dùng màu xanh cho án thờ Trời, dùng màu vàng cho án thờ Đất, thể hiện
ở màu sắc của nhà lợp vải, màn che và các loại tàn hoặc quần bàn. [74, IV; tr.343].
Các loại vật đựng lễ phẩm hoặc ngọc để tế Trời cũng đƣợc vua Minh Mạng quy
định rõ ràng về màu sắc và hình dáng với những ý nghĩa tƣơng ứng: “theo Chu
quan thì ngọc bích sắc xanh để lễ Trời, ngọc tông sắc vàng để lễ Đất, bích hình
tròn, tượng Trời, tông hình vuông, tượng Đất” hoặc “theo Lễ ký, đồ dùng bằng chất
sành và quả bầu, là để tượng tính chất của Trời Đất” [79, II; tr.835].
Hai năm sau, năm 1831, ông tiếp tục quy định việc sử dụng các loại đồ đựng
theo mùa, đặc biệt đối với 5 lễ hưởng ở các miếu đều có các vật đựng riêng: mùa
Xuân dùng Hy tôn (cái nậm hình con trâu), mùa Hạ dùng Tƣợng tôn (cái nậm hình
con voi), mùa Thu dùng Trƣớc tôn (cái nậm làm không có chân để xuống đất), mùa
Đông dùng Hồ tôn (cái cái hồ làm nậm), lễ Cáp tế dùng Sơn tôn (nậm nhƣ hình cái
núi). Các vật đựng này đều làm bằng đồng, mạ vàng, chén dùng thứ men vàng1 vẽ
rồng mây. Đối với các ngày kỵ ở các miếu và tiết Chính đán, tiết Đoan dƣơng, ngày
sóc ngày vọng hàng tháng hoặc khi có việc cần làm lễ cáo ở miếu thì dùng các thứ
nậm, chén, khay làm bằng vàng bạc đã đƣợc làm từ trƣớc với những quy định về số
lƣợng mỗi loại đồ đựng đặt ở mỗi án, để tỏ ra có phân biệt” [74, IV; tr. 343]. Việc sử
dụng các loại vật đựng liên quan đến các quan niệm từ thời cổ đại đều có ý nghĩa nhất
định, nhƣ Lê Quý Đôn giải thích: “Chu Tử nói: “Những đồ dùng như cái biên, cái đậu,
cái phủ, cái quỹ là của người xưa đã dùng cho nên lễ cúng tế lúc bấy giờ phải có những
đồ dùng ấy. Nay lấy yên khí2 thay thế tế khí3, lấy món ăn thường thay thế trở nhục4, lấy

1
Một thứ men dùng để mạ hoặc vẽ trang trí trên đồ sứ, đồ kim loại nhƣ đồng, thiếc
2
Yên khí, những vật dùng lúc ở yên nhƣ gậy để chống đi, nón để che nắng, quạt để phẩy mát
3
Tế khí, những dụng cụ dùng lúc cúng tế
4
Trở nhục, vật hy sinh để nguyên con trên giá gỗ mà cúng tế

114
tiền giấy thay thế ngọc và lụa cũng là ý lấy những đồ vật bình sinh vẫn dùng mà cúng tế,
như thế gọi là tùng nghi.” [38, II; tr. 20].
Trang phục của những ngƣời chấp sự tham gia việc tế lễ đàn Nam Giao cũng
đƣợc xem xét để theo đúng thể chế về mặt ý nghĩa: “phép chế áo xiêm theo nghĩa
qu Càn, qu Khôn, mà màu sắc rực rỡ là để tỏ rõ điều văn v . Cho nên trên từ
thiên tử, dưới đến chư hầu quan khanh, k sĩ, áo mũ đều có cấp bậc khác nhau”[79;
III, tr. 216].
Việc vua Minh Mạng cố ý theo điển chế cổ để cho chế các loại áo cổn, mũ miện
và các vật đựng dùng trong nghi lễ là một việc” chưa từng thấy ở các đời Đinh, Lý, Trần,
Lê nước ta, mà lại còn hơn cả thể chế đương thời của Bắc triều” [79; III, tr. 216] thể
hiện sự hiểu biết sâu xa và am hiểu văn hóa, triết lý Nho giáo, đồng thời mang nhiều ý
nghĩa về mặt nghi thức tâm linh.
Ngay cả trong việc thui trâu, nghé ở lễ tế Trời cũng mang một ý nghĩa triết lý đặc
biệt theo điển lễ của Nho giáo: “Sách Lễ ký có nói: Đốt củi ở Thái Đàn1 để tế Trời. Sách
Chu Lễ có nói: tế Trời thì thui con vật hy sinh. Đấy đều là ý nghĩa cầu thần. Đời sau
không đốt củi mà đốt hương là để được trong sạch yên lặng…Nay người ta cúng tế
Khổng Phu Tử, cúng tế thần Xã Tắc, sau khi làm lễ rước thần và trước khi làm lễ dâng
lụa đều phải ba lần đốt hương” [38, II; tr. 7].
Bên cạnh đó, tính triết lý trong nghi lễ tế tự còn đƣợc thể hiện ở nhạc lễ.
Dƣới thời quân chủ, việc tế Giao, thay chính sóc hay đổi màu sắc mũ áo đều thuộc
phạm trù lễ chế, phối hợp với lễ nhạc vì Tác dụng của âm nhạc còn có thể làm xúc
động Trời Đất quỷ thần, điều tiết âm dương mưa gió, do vậy thánh nhân hành lễ
làm nhạc, có thể làm cho âm dương hài hòa, muôn vật sinh sôi”[72; tr. 282] và “Âm
nhạc vĩ đại hòa cùng Trời Đất, lễ nghi vĩ đại cùng tiết độ với Trời Đất. Do vậy, lễ
nhạc được dùng để tế lễ Trời Đất quỷ thần và tông miếu” [72; tr. 281]. Với những
giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, âm nhạc học, năm 2003, Nhã nhạc - âm nhạc
cung đình triều Nguyễn đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại.

1
Thái đàn, ngƣời xƣa đắp đất làm Thái đàn, chất củi lên rồi đặt ngọc và con vật hy sinh lên trên mà đốt tế để hơi khí bốc lên Trời

115
4.2 Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị đàn miếu và nghi lễ đại tự triều
Nguyễn ở Huế
4.2.1 Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các đàn miếu đại tự triều
Nguyễn ở Huế từ năm 1945 đến nay
4.2.1.1 Hoạt động bảo tồn và trùng tu đàn Nam Giao từ năm 1945 đến nay
Sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, Huế không còn giữ vai trò
kinh đô của cả nƣớc nhƣ dƣới thời quân chủ. Các công trình kiến trúc cung đình ở
Huế trở nên điêu tàn, trong đó có các đàn miếu đại tự. Từ năm 1945-1975, các di
tích lịch sử triều Nguyễn tại Huế cũng đƣợc chính quyền Sài Gòn ghi là "cổ tích liệt
hạng"1. Chiến tranh, con ngƣời và khí hậu khắc nghiệt đã phá hoại hầu hết các di
tích của triều Nguyễn, trong đó có đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ tổ
tiên của triều Nguyễn. Nhiều tự vật quý giá cũng bị cƣớp phá2, không gian nghi lễ
nơi đàn, miếu đại tự vốn rất thâm nghiêm đã trở nên hoang tàn, đổ nát.
Đầu năm 1947, khi Pháp trở lại Việt Nam, quân đội Pháp đã trú tại đồn Nam
Giao, cách Giao đàn khoảng 1 km. Quân Pháp đã cho xe cam nhông đến phá, lấy đá
ở thành ngoài để đem về xây công sự phòng thủ; chặt thông lấy củi, phá Thần trù,
Thần khố để lấy cột, đòn tay, rui...Hai bình phong ở cửa Đông và cửa Nam bị hƣ nát
gần hết vì ngƣời Pháp dùng để dựng bia tập bắn. Dân chúng mạnh ai nấy phá, chặt
thông lấy củi, lấy cắp các đồ thờ ở Trai cung, Thần khố, Thần trù [75; tr.168-169].
Vào đầu năm 1955, Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích đã trùng tu Trai cung chính
điện và một số hạng mục khác nhƣ: bậc cấp, lan can của Viên đàn và Phƣơng đàn
và 4 bức bình phong ở 4 cửa.
Sau năm 1975, đàn Nam Giao trở thành nơi xây đài tƣởng niệm liệt sĩ vào
năm 1977 ngay trên nền Viên đàn. Khu vực Trai cung trở thành kho chứa lƣơng
thực và trạm xay xát lúa gạo của Công ty Lƣơng thực thành phố. Cuối năm 1992,
đài tƣởng niệm liệt sĩ đƣợc dời đi nơi khác nhƣng khu vực phía Nam đàn Nam Giao
1
Phiếu trình số 692/VKC/BTCT của Viện Khảo Cổ gửi ông Đổng lý Văn phòng Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hóa về việc
Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc xin cấp ngân khoản tu bổ Hƣng Miếu và mua sắm đồ tự thần tự khí, do Giám đốc Viện
Nguyễn Bá Lăng ký ngày 13/12/1972 [129].
2
Báo cáo của ông Nguyễn Bá Chí, ngƣời đƣợc Giám đốc Viện Bác Cổ (Hà Nội) cử vào Trung Bộ tháng 9/1947 (chỉ hai năm sau
khi vua Bảo Đại thoái vị) để xem xét tình hình các cung điện ở Huế cho thấy vào thời điểm này, "những đồ quý báu ở trong đã
mất cả". Tài liệu của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc ngày 17/5/1964 cũng xác nhận nhiều đồ tự khí quý giá tại miếu thờ vua
ở các lăng và Hoàng thành Huế (kể cả Thế Miếu) đã bị kẻ gian lấy cắp hoặc quân của Ngô Đình Cẩn chiếm đoạt.

116
trở thành bãi tập lái xe của trƣờng Trung học Giao thông Vận tải đóng ở gần đó cho
đến tháng 5 năm 2005, khi tƣờng rào bao quanh đàn Nam Giao đƣợc tu bổ, hai trụ
cổng phía Bắc của đàn đƣợc xây mới.
Các di tích nhà Quan Cƣ, Khoản Tiếp đều không còn dấu vết. Khu vực Thần
trù ở góc Đông Bắc của Giao đàn cũng trở thành nơi ở của tƣ gia, chỉ còn lại hai cái
cổng xây bằng gạch với mức độ hƣ hỏng là 30%. Khu vực Thần khố cũng hầu nhƣ
không còn lại gì.
Từ năm 1994 trở về sau, khu vực Trai cung đƣợc nghiên cứu bảo tồn, tu bổ
nhiều lần vào những năm 1994-1996, 1997-2000, phục hồi diện mạo nguyên gốc
của công trình và tu bổ sân vƣờn, cải tạo hệ thống thoát nƣớc, bảo vệ dấu tích của
các công trình khác trong khu vực...
Trong đợt tu bổ Trai cung kéo dài từ tháng 6-1994 đến tháng 12-1995, một
số di chỉ và hiện vật bị vùi lấp lâu năm dƣới các lớp đất đá đã đƣợc phát hiện, bao
gồm: nền móng của các ngôi nhà Tả Túc, Hữu Túc, phòng Thƣợng Trà, sở Thƣợng
Thiện; di chỉ của 4 lộ đài hình đuôi cá ở bên trong 4 góc của vòng tƣờng thành Trai
cung. Cũng trong đợt này, một số mảnh vỡ của các khánh đá thuộc bộ nhạc khí tế
Giao cũng đƣợc xuất lộ cùng hơn 200 mảnh vỡ của những tấm biển nhỏ bằng đá
(thẻ bài) xƣa đƣợc treo trên các cây thông trồng ở khu vực đàn Nam Giao ghi tên
ngƣời trồng cây.
4.2.1.2 Hoạt động bảo tồn và trùng tu các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn
từ năm 1945 đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến sự nổ ra ác liệt ở Huế. Báo cáo
của ông Nguyễn Bá Chí ngày 14/9/1947 về tình hình các cung điện nhà vua ở Huế
gửi Giám đốc Viện Bác Cổ (Hà Nội) cho thấy 19/30 công trình kiến trúc đƣợc liệt
kê đã bị phá huỷ, trong đó có 12 công trình đã bị "phá thành bình địa"; 3 trong 5
miếu thờ của triều Nguyễn trong Hoàng thành bị phá huỷ hoàn toàn [20; tr. 77].
Trong những năm sau đó, trong số các công trình đƣợc tu sửa bằng ngân sách của
chính quyền Sài Gòn có Thế Miếu (1957, 1962), Hiển Lâm Các (1957), Triệu Miếu
(1961) [62; tr. 16-18].

117
Sau 1975, Triệu Miếu còn đƣợc tu sửa thêm nhiều lần vào các năm 1983 -
19851, 1996, 2014-20162. Những công trình phối thuộc cũng dần đƣợc phục hồi nhƣ
điện Long Đức (2007-2008), điện Chiêu Kính (2010-2012)3.
Riêng Thái Miếu đƣợc làm lại vào khoảng những năm 1971-1972. Bà con
trong Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc, chủ yếu là bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại),
đã đóng góp tiền của và công sức để làm lại ngôi miếu này nhƣng với quy mô chỉ
nhỏ bằng khoảng 1/2 tòa nhà cũ và làm bằng vật liệu kém chất lƣợng, nhất là phần
gỗ nên hiện nay, công trình này đang ở trong nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Hƣng Miếu đã bị đốt cháy vào năm 1947 và đƣợc dựng lại năm 1951 từ một
ngôi nhà rƣờng khác nhƣng với quy mô nhỏ hơn. Ngày 13/12/1972, Hội đồng Trị sự
Nguyễn Phúc Tộc đã xin chính quyền cấp ngân khoản tu bổ Hƣng Miếu và mua
sắm đồ tự thần tự khí, Hƣng Miếu cũng đƣợc tu sửa nhiều lần từ năm 1975 đến nay,
lần gần đây nhất là năm 1996 - 19974. Riêng nhà Thần khố và điện Canh Y hiện nay
đã trở thành phế tích.
Năm 19595, các án thờ của ba vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đƣợc
đƣa vào thờ tại Thế Miếu 6 [7; tr. 92]. Từ đó đến nay, Thế Miếu có 10 án thờ vua
Nguyễn.
Sau năm 1975, Thế Miếu đã đƣợc tu sửa nhiều lần vào các năm 1985, 1989,
1990, 1996 - 2000, 2001-2005. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây Nhà nƣớc và các tổ
chức quốc tế đã hỗ trợ nhiều kinh phí để phục hồi toàn diện cụm di tích này7. Những
công trình khác thuộc cụm di tích Thế Miếu cũng đƣợc bảo tồn, trùng tu đồng bộ. Hiển

1
Đợt trùng tu này do Công ty Quản lý Di tích Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn và Tu sửa di tích quốc gia (thuộc Bộ Văn
hóa) thực hiện.
2
Gần đây, ngôi miếu này đƣợc bảo tồn, trùng tu tổng thể bằng ngân sách của Quỹ Đại sứ Bảo tồn Văn hóa Hoa Kỳ (700,000
USD cho phần Tiền điện của công trình) và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (cho phần chính điện và các hạng mục còn lại).
Dự án trùng tu đƣợc thực hiện từ 2014-2016.
3
Hoạt động phục hồi các công trình này thuộc chƣơng trình hợp tác với đại học Waseda (Nhật Bản).
4
Dự án tu bổ Hƣng Miếu đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Thái Lan tài trợ 20.000 USD.
5
Theo nhà nghiên cứu Vĩnh Cao, thời điểm này là tháng 10/1958
6
Các vị Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và sau này có vua Bảo Đại khi mất không có nghi thức tang lễ
dành cho vua, tức là không có nghi thức “Thăng phụ” nên không có thần chủ thờ trong Thế Tổ Miếu, án thờ ba vị vua yêu nƣớc
đƣợc đƣa vào thờ sau này hiện chỉ có thánh vị chứ không có thần chủ [126]
7
Trong giai đoạn 1997 - 1998, Thế Miếu đã đƣợc đầu tƣ tu bổ từ nguồn kinh phí đƣợc trích từ quỹ Xử lý nợ giữa nƣớc CHXHCN
Việt Nam và Chính phủ Ba Lan (900.000USD) với sự hợp tác về kỹ thuật của các chuyên gia Xí nghiệp Bảo tồn Tài Sản Văn hóa
Ba Lan (PKZ). Ngoài ra, năm 1996 Đại sứ Anh và 10 công ty Anh tại Việt Nam tài trợ 35.000 USD cho Dự án làm mới ba án thờ
các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.

118
Lâm Các đã đƣợc tu sửa lớn vào những năm 1985-1986, 1987, 1996-19981. Hữu Tùng
Tự (Tây Phối Điện) tu bổ vào năm 2002 - 2003. Sùng Công Môn, Tuấn Liệt Môn tu bổ
năm 2001. Nhà Thổ Công tu bổ năm 2001 - 2003. Nhà Thần trù tu bổ năm 2001 -
2002. Ngoài ra, các hạng mục khác (tƣờng bao, các cổng, sân đƣờng, vƣờn cây cảnh,
hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nƣớc và xử lý chống mối) cũng đƣợc thực hiện
trong giai đoạn này [Ảnh 4.10: Thế Miếu nhìn từ thềm Hiển Lâm Các và Cửu đỉnh].
4.2.1.3 Hoạt động bảo tồn và trùng tu đàn Xã Tắc từ năm 1945 đến nay
Từ đầu thế kỷ XX, bức ảnh của tác giả Philippe Eberhardt chụp đàn Xã Tắc
năm 1914 và đăng trong cuốn “Guide de l’Annam” (Hƣớng dẫn Du lịch Trung kỳ) đã
cho thấy tình trạng bắt đầu xuống cấp của đàn Xã Tắc với vòng la thành bằng đá xung
quanh đã bị sụp đổ vài đoạn [151; tr. 129]. Đến khoảng 1960, tác giả cuốn “Cố đô
Huế” ấn hành vào thời kỳ này nhận xét: “Đàn Xã Tắc hiện nay vẫn còn nhưng điêu tàn
lắm” [58; tr. 41].
Trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1975, mặt bằng của khu vực
đàn Xã Tắc đƣợc sử dụng làm khu gia binh trực thuộc sự quản lý của quân đội Việt
Nam Cộng Hòa. Kể từ thời điểm này hầu hết phần đất từ vòng thành thứ 2 đến la
thành ngoại đƣợc trƣng dụng làm nhà ở. Sau ngày đất nƣớc giải phóng, chính quyền
tỉnh Bình Trị Thiên cũ trƣng dụng khu gia binh trên, đồng thời cho xây thêm một số
dãy nhà mới làm khu ở tập thể cho cán bộ công nhân viên thuộc một số cơ quan
đóng trên địa bàn Thừa Thiên. Đã từng có hơn 40 dãy nhà với khoảng 500 hộ cƣ trú
chung quanh khu vực vòng thành thứ 2 và thứ 3 trong tổng thể kiến trúc đàn Xã
Tắc. Năm 2008, khu vực chính của đàn Xã Tắc đƣợc di dời, giải tỏa để tái thiết dựa
trên những tƣ liệu lịch sử và kết quả khảo cổ học 2, dựng lại tấm bia “Thái Xã chi
thần” 3 (kích thƣớc 1,29m x 0,74m x 0,25m) ở phía Nam của đàn. [Ảnh 4.11: Khảo
cổ đàn Xã Tắc ở Huế, 2008] [Ảnh 4.12: Tấm bia Thái Xã Chi Thần]. Cũng trong
1
Năm 1996 - 1997, hãng Rhone Polenc, Pháp tài trợ thiết bị bảo quản và tƣ vấn kỹ thuật chống mối mọt cho công trình này với
trị giá 1.000.000 USD.
2
Ngày 07 tháng 9 năm 2007, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 362/QĐ-BVH-TT-DL cho phép Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành thám sát khảo cổ học khu di tích đàn Xã Tắc với
diện tích thám sát 1.500m2.
3
Theo nhà nghiên cứu Vĩnh Cao, tấm bia “Thái Xã chi Thần” này đúng với mô thức của Xã chủ theo quy chế của Trung Quốc.
Xã chủ (thần chủ của Xã) đƣợc chôn trong đất, lộ một phần trên mặt đất, làm bằng đá trắng, cao 5 thƣớc, rộng 2 thƣớc, phía trên
gọt nhƣ chuông, chôn một nửa trong đất ở sát phía nam của Đàn, xây về hƣớng Bắc. Tắc không dùng Thần chủ. Hậu thổ phối tế
với Xã, Hậu tắc phối tế với Tắc, hai tấm Thần vị dùng gỗ trắng cây dẻ viết chữ đen. Dùng cây thông làm Xã thụ ở phía nam của
hai đàn Xã và Tắc mỗi nơi một cây. Đấy là cách dùng cây làm Chủ). (Kết quả phỏng vấn ngày 20/12/2008). Khi đàn Xã Tắc
đƣợc phục hồi, tấm bia này đã đƣợc chôn lại ở chô cũ.

119
năm này, đàn Xã Tắc và lễ tế đàn Xã Tắc đƣợc phục dựng. Nghi lễ này tiếp tục
đƣợc tổ chức hàng năm vào tháng [Ảnh 4.13: Đàn Xã Tắc ở Huế, năm 2014].
Nhìn chung, các công trình đàn miếu đại tự ở Huế sau một thời gian dài bị hƣ
hỏng, xuống cấp bởi sự tác động của chiến tranh, của điều kiện tự nhiên và sự xâm
hại của con ngƣời nay lại đƣợc phục hồi và ghi nhận các giá trị văn hóa, lịch sử ở
cấp quốc gia và quốc tế…
4.2.1.4 Hoạt động nghi lễ tại các đàn miếu đại tự từ năm 1945 đến nay
Cùng chịu sự tác động của những bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau, đặc
biệt là khi triều đại quân chủ không còn tồn tại, mất đi chủ thể của các nghi lễ đại tự
vốn chỉ dành cho “Thiên tử”, các hoạt động nghi lễ tại các đàn miếu đều bị hủy bỏ,
có chăng cũng chỉ là những hình thức cúng tế mang ý nghĩa tâm linh trong phạm vi
hẹp và hoàn toàn không mang tính đại diện cho quốc gia hay quyền lực chính trị.
Chỉ riêng lễ cúng tế ở miếu vẫn giữ nguyên ý nghĩa theo truyền thống thờ cúng tổ
tiên trong phạm vi dòng họ.
Ngày 21 tháng 3 năm 19721 Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã đứng ra tổ
chức một lễ tế Giao, hay nói đúng hơn là lễ tế cáo Trời Đất với mục đích “cầu quốc
thái dân an” và lễ tạ khi hoàn tất đợt trùng tu một phần Đại Nội sau những đổ nát vì
thời gian và vì biến cố Mậu Thân [75; tr. 175]. Tuy nhiên, lễ tế này không sử dụng Trai
cung, Thần trù, Thần khố, Liệu sở, Ế sở, không có 9 khúc ca chƣơng và không có tế
tam sinh, chỉ tế rƣợu, trầu, trà, hoa quả với nghi thức đơn giản hơn nhiều. Đặc biệt, bà
Từ Cung (tức mẹ cựu hoàng Bảo Đại) cũng nhƣ vị chủ tế đều quỳ ở Phƣơng đàn để lạy
vọng lên Viên đàn, nơi có thiết đủ các án thờ Trời Đất và các án phối, vì đàn tròn là nơi
chỉ dành riêng cho vua mà thôi. Số ngƣời xem chƣa đến 100, kể cả phụ nữ [75; tr. 175-
176].
Sau năm 1975, các di tích lịch sử của triều Nguyễn để lại nhƣ Hoàng thành,
các điện miếu và công trình kiến trúc trong Hoàng thành là "những công trình văn
hoá của dân tộc, là tài sản chung của nhân dân phải được tôn trọng và nghiêm

1
Tức ngày 7 tháng 2 năm Nhâm Tý

120
chỉnh bảo vệ"1. Tuy nhiên, dƣới tác động của một số chính sách văn hóa đƣợc thực
hiện trong giai đoạn này, hoạt động tế tự tại các đàn miếu nói trên vẫn tạm thời bị
gián đoạn cho đến khi Nhà nƣớc bắt đầu thi hành chính sách đổi mới (1986). Sau
một thời gian bị quên lãng, sự thay đổi trong nếp sống văn hóa theo chiều hƣớng
phục hồi những nghi lễ truyền thống sau thời kỳ đổi mới không chỉ diễn ra ở Huế
mà gần nhƣ trên khắp cả nƣớc, trở thành một hiện tƣợng đáng nghiên cứu ở Việt
Nam [136; tr. 168]; [55; tr. 480]. Ở Huế, những hoạt động lễ nghi cũng dần dần
đƣợc phục hồi, thậm chí đƣợc tổ chức rất quy mô, nhƣ lễ Cầu Ngƣ (làng An
Truyền, Huế), lễ hội điện Hòn Chén (Hải Cát, Huế).
Cũng vào năm 1989, Nguyễn Phúc Tộc tổ chức lễ Cung nghinh an vị và kỵ
Triệu tổ Nguyễn Kim, tổ của 9 chúa Nguyễn, vào ngày 23 tháng 6 năm 1989 tại
Triệu Miếu (Hoàng Thành Huế).
Ngày 11 tháng 12 năm 1993, quần thể di tích Huế, trong đó có các công trình
đàn miếu phục vụ các lễ đại tự của triều Nguyễn, đã đƣợc UNESCO vinh danh là Di
sản Văn hóa Thế giới, Các nghi lễ đại tự nhƣ lễ tế Giao, tế đàn Xã Tắc đƣợc nghiên
cứu phục hồi nhằm “tái hiện một nghi thức văn hóa của cung đình Huế” [10], “giới
thiệu với khán giả những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam;
quy mô hoành tráng, trang nghiêm của một lễ hội cung đình Huế xưa kia” [16; tr. 2].
Tuy nhiên, do chủ thể quân quyền cũng nhƣ vƣơng quyền của lễ tế Giao không còn
nữa nên hoạt động phục dựng lễ tế Giao còn khá lúng túng giữa việc đảm bảo tính chân
xác của lịch sử và ý nghĩa tâm linh của nghi lễ, đặc biệt là trong việc chọn ngƣời đóng
vai vua để làm chủ lễ [167], [165], [70; tr. 10],[160]…
Lễ tế Giao lần đầu tiên đƣợc phục dựng năm 2004 và từ đó đến nay, cứ hai
năm một lần, lễ tế Giao lại đƣợc tổ chức trong dịp Festival Huế vào những năm
ch n. Tuy nhiên, quy mô và thời gian tổ chức không phải năm nào cũng giống nhau.
Lực lƣợng chính để tham gia lễ tế này là các nghệ sĩ, nghệ nhân và võ sinh, bộ đội,
học sinh, sinh viên các trƣờng nghệ thuật đóng vai các nhân vật quan, lính…, với
lực lƣợng nòng cốt là nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, kể

1
UBND Cách mạng Bình Trị Thiên (bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hiện nay) đã ra Quyết định ký ngày
19 tháng 5 năm 1976 về việc xác nhận tạm thời các cơ sở văn hoá công cộng.

121
cả nhân vật chính là vua [Ảnh 4.14: Lễ tế Giao 2008]. Lễ tế cũng có đủ tam sinh,
bao gồm 1 con nghé non, 1 con heo và 1 con dê. Cả ba “con sinh” này đều đã đƣợc
đặt quay từ trƣớc và đem đến đặt trên bàn tế cùng với các lễ phẩm khác chứ không
có nghi thức “Phần sài” và “Ế mao huyết” (thiêu các con sinh bằng củi quế và chôn
lông, huyết) nhƣ xƣa. Các loại xôi, quả phẩm, bánh trái cũng đƣợc đặt làm từ trƣớc
bằng các loại nguyên liệu phổ biến trên thị trƣờng chứ không có sự phân biệt về
nguồn gốc gạo nếp, gạo tẻ. Các loại ngọc, lụa chỉ đƣợc dâng cúng theo động tác và
có tính chất tƣợng trƣng chứ không có thật. Ngoài ra không có các lễ phẩm thuộc
loại đồ nấu nhƣ “thái canh”, “hòa canh”…của nghi lễ truyền thống. Đồ đựng lễ
phẩm cũng không có các loại mang tính chất điển chế nhƣ biên, đậu, đăng, hình,
v..v..mà chỉ có các loại đèn đồng, lƣ hƣơng và chân nến bằng đồng hoặc các bát
hƣơng bằng gốm sứ. [Ảnh 4.15: Lễ vật tam sinh tại lễ tế Giao 2014].
Ngày 18/2 (ÂL) năm Giáp Ngọ - 2014, lần đầu tiên lễ tế Xã Tắc đƣợc thực
hiện với vai trò chủ tế của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp theo, lễ tế Giao năm
2014 cũng có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh với vai trò chủ tế, không tổ chức đoàn
ngự đạo làm lễ rƣớc vua xuất cung hay hồi cung nhƣ những năm trƣớc mà chỉ tập
trung phần nghi thức tế, bao gồm: lễ Thƣớng hƣơng; Nghinh thần, Điện ngọc bạch;
Sơ hiến; Độc chúc; Phân hiến; Á hiến; Chung hiến; Triệt soạn; Phần hoá và Tống
thần. [Ảnh 4.16: Lễ tế Xã Tắc năm 2014]
Xét về vai trò và tính chính thống của ngƣời chủ tế, có thể nói sự thay đổi
này là một chuyển biến quan trọng trong nhận thức của chính quyền địa phƣơng, thể
hiện sự nhìn nhận nghiêm túc đối với ý nghĩa tâm linh của các nghi lễ và vai trò của
nghi lễ trong đời sống cộng đồng. Việc phục dựng lễ tế Giao hiện nay đã chuyển
hƣớng từ mục đích “phục dựng, tái hiện những nội dung văn hóa của lễ hội Nam
Giao, không làm phần thiêng liêng” [10] sang thể hiện nghi thức truyền thống
nhƣng có phần đơn giản hóa (năm 2014).
Trong nghi lễ tế Giao đƣợc phục dựng hiện nay, các bài vị thờ đƣợc đặt cả ở
Viên đàn và Phƣơng đàn với những đối tƣợng nhƣ dƣới thời Nguyễn nhƣng có bổ
sung thêm “Việt Nam Nguyễn triều lịch đại Đế vƣơng”, “Việt Nam lịch đại Đế
vƣơng”, “Việt Nam lịch đại huân công anh hùng liệt sĩ”, v..v. [Ảnh 4.17: Một số bài

122
vị đặt ở Viên đàn trong lễ tế Giao 2014]. Điều này cho thấy lễ tế Giao hiện nay
đang có xu hƣớng kết hợp với tín ngƣỡng dân gian theo ý nghĩa “uống nƣớc nhớ
nguồn”, tƣởng nhớ và tôn vinh những ngƣời có công với nƣớc với dân đã đƣợc xã
hội hiện đại công nhận, đƣa đối tƣợng là anh hùng, liệt sĩ vào thờ ở Viên đàn. Lễ tế
Giao đã không còn quá cách biệt với dân chúng nhƣ dƣới thời quân chủ mà đang trở
thành nghi lễ của cộng đồng, ngày càng gần gũi với tất cả mọi ngƣời, nhƣ Kertzer
đã nhận xét: “quyền lực của nghi lễ, xuất phát không chỉ từ ma trận xã hội mà còn
từ nền tảng tâm lý. Thực ra, đây là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách
rời. Sự tham gia vào nghi lễ liên quan đến sự kích thích về mặt sinh lý, khuấy động
cảm xúc; nghi lễ tác động thông qua các giác quan để hình thành nên cảm giác của
chúng ta về thực tại và hiểu biết về thế giới xung quanh chúng ta” [135; tr. 10]. Ai
cũng có thể đến xem và tham dự, kể cả phụ nữ [Ảnh 4.18: Sự quan tâm của cộng
đồng và vai trò của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong lễ tế Giao 2014]. Trƣớc lễ tế
cũng không có qui định phải giữ trai giới. Việc lựa chọn những ngƣời tham gia
nhiệm vụ bồi tế, chấp sự cũng không dựa vào mối quan hệ với hoàng tộc hoặc không
cần phải là những ngƣời có chức vụ trong chính quyền mà chỉ là những ngƣời có kinh
nghiệm và thông thạo việc nghi lễ1. Tham gia quá trình thực hành nghi thức còn có
hai ban nhạc gồm hai nhóm Đại nhạc và Tiểu nhạc cùng với chiêng, trống nhƣng lễ tế
năm 2014 không có hát Thài và đội múa Bát dật nhƣ trƣớc. Chính vì vậy, có ngƣời
cho rằng nghi lễ tế Giao năm 2014 chỉ tƣơng đƣơng với lễ tế trong dân gian2. Tuy
nhiên, lễ tế vẫn thu hút nhiều ngƣời dân địa phƣơng và cả một số khách du lịch đến
tham gia, mặc dù buổi lễ diễn ra vào lúc 3g sáng.
Trang phục của ngƣời tham dự cũng không phân biệt đẳng cấp thông qua chi
tiết trang trí nhƣ qui định của triều đình xƣa. Ngƣời đóng vai chủ tế đƣợc mặc áo màu
vàng, những ngƣời đóng vai chấp sự hoặc bồi tự để phục vụ các nghi lễ mặc áo dài
xanh, khăn đóng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ngƣời mặc Âu phục tham gia phận sự ở
vòng ngoài, chƣa kể rất nhiều ngƣời đến dự xem lễ mặc thƣờng phục, thậm chí còn
có nhiều phụ nữ cũng lên đàn tế - việc không đƣợc phép làm trong những nghi lễ thời

1
Hiện nay, những ngƣời đảm trách nhiệm vụ này là viên chức của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế-đơn vị chủ trì thực hiện
lễ tế Giao dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
Ý kiến của TS. Barley Norton, giảng viên chính về âm nhạc dân tộc học, Đại học London (trao đổi với tác giả ngày 7/4/2014)

123
quân chủ. Hơn nữa, khác với nghi thức xƣa, các lễ tế Giao đƣợc phục dựng hiện nay
đều có khoảng thời gian dành cho ngƣời dân vào thắp hƣơng, làm lễ [Ảnh 4.19:
Ngƣời dân dâng hƣơng tại lễ tế Giao 2014].
Kể từ khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới, một trong những chuyển biến rõ
rệt về đời sống văn hóa, tinh thần là sự phục hồi của sinh hoạt lễ nghi với nhiều hình
thức khác nhau: các lễ tế đình làng, các lễ hội dân gian, lễ tổ nghề hoặc các nghi thức
cúng tế thƣờng xuyên tại nhà vào các dịp kỵ giỗ, lễ tết, thậm chí tại các đình chùa còn
có lễ cầu an, cầu siêu, trai đàn chẩn tế, bạt độ giải oan, v.v.. Theo số liệu thống kê của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nƣớc có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội
dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm
6,28%). Lễ tế Trời Đất không chỉ đƣợc thực hiện ở Huế mà còn ở một số địa phƣơng
khác1.
Tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên một hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh với
chủ đề “Vì sự phát triển bền vững” đã đƣợc tổ chức tại Ninh Bình. Việc tổ chức Hội
nghị này là sáng kiến của Tổng Thƣ ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb
Rifai sau khi đến thăm Việt Nam. Theo đánh giá của UNWTO, du lịch tâm linh là
loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực Châu Á - Thái
Bình Dƣơng, trong đó có Việt Nam.
Có thể thấy trong chuỗi các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian trong vòng
chƣa tới 10 năm trở lại đây, sự ghi nhận chính thức của các cấp lãnh đạo đối với
những hoạt động nghi lễ ngày càng rõ nét, thể hiện qua các hoạt động tổ chức gián
tiếp rồi trực tiếp, hoặc sự tham gia vào quá trình thực hành nghi lễ từ thấp đến cao.
Dân gian Việt Nam có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tâm lý ấy
khiến ngƣời ta tin rằng một khi thắp nén hƣơng lên là có quỷ thần chứng giám. Vì
vậy, nghi lễ, cho dù là phục dựng, vẫn đem lại những tác động nhất định về mặt tâm
linh cả với ngƣời tham gia lẫn ngƣời quan sát. [Ảnh 4.20: Ngƣời dân làm lễ ở
Phƣơng đàn trong lễ tế Giao ngày 17/4/2014]. Chính vì có niềm tin, mặc dù không

1
Ngày 26/2/2013 (tức ngày 17 tháng Giêng), Ban Tổ chức Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức lễ tế Trời Đất trên núi Ngũ
Nhạc (tỉnh Hải Dƣơng).Núi Ngũ Nhạc nằm ở phía Đông Bắc chùa Côn Sơn, trên có 5 cái miếu thờ sơn thần gọi là Ngũ Nhạc
linh từ. Tƣơng truyền đây là 5 vị thần cai quản đất trời, ban phát phúc lành cho dân. Tại Trung Nhạc miếu, lễ tế Trời Đất diễn ra
trang nghiêm, theo đúng nghi thức truyền thống với sự tham gia của đại diện chính quyền, các vị tăng, ni, đội tế, đội múa lân,
đội nhạc lễ cùng đông đảo du khách thập phƣơng. Kết thúc lễ tế, lãnh đạo tỉnh đã trao ngũ cốc tƣợng trƣng cho 12 huyện, thành
phố, thị xã, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và nhân dân [161].

124
phải dân chúng ở Huế ai cũng tham gia lễ tế Giao và cho dù xét về tính chính thống,
sự hiện diện của vị “vua” diễn viên là “thiếu nghiêm trang”, nhƣng đàn Nam Giao
và lễ tế Giao vẫn là những nghi lễ nhận đƣợc sự quan tâm nhất định của cộng đồng.
Lễ tế Giao năm 2008 đƣợc ghi nhận: Các con đường lân cận đàn Nam Giao thì tắc
nghẽn ngay từ buổi chiều... Nhiều cụ già dù ở xa nhưng vẫn bảo con cháu chở đến
tận nơi để được đắm mình vào không gian thiêng liêng của lễ tế, hay một số người
dân thậm chí đã trải chiếu cùng quỳ lạy khấn vái để ước nguyện của mình hòa cùng
với ước nguyện của bao người” [160].
Điều này cũng nhƣ nhận xét của một nhân chứng khi tham gia lễ tế Giao
đƣợc thực hiện ngày 21 tháng 3 năm 19721: “Tuy họ hy vọng một cách vô căn cứ
như vậy nhưng cái tâm lý đó đủ chứng minh được rằng cuối thế kỷ 20 nầy vẫn còn
có người tin ở năng lực của việc tế Giao” [75; tr.171].
Thông qua cách biểu đạt nội dung, trình tự nghi thức và các hệ thống biểu
tƣợng, quyền năng của nghi lễ đƣợc phản ánh ở mức độ ảnh hƣởng của nó đến tâm
lý xã hội và sức mạnh của sự đồng thuận từ nhiều đối tƣợng tham gia, ít nhất là
trong quá trình thực hành nghi lễ2. Có thể thấy nghi lễ tế Giao ngày nay cho dù chƣa
hội tụ đủ những ý nghĩa biểu tƣợng về hình dáng, màu sắc v.v.., cũng không có múa
và Thài, trình tự nghi thức đã đƣợc đơn giản hóa tối đa nhƣng ở một chừng mực nào
đó không vì thế mà làm giảm tác động tâm lý đối với công chúng, nhƣ nhận xét của
một nhà nghiên cứu Huế: “..vì lễ hội diễn ra trong quá trình vận động và phát triển
của cuộc sống nên lễ hội không phải là một khái niệm bất biến, nó luôn luôn được
điều chỉnh, bổ sung những giá trị văn hóa qua từng thời kỳ lịch sử” [75; tr. 430]. Lễ
tế Giao năm 2014 không còn là hình thức quảng diễn nhằm phục vụ du lịch mà với
sự tham gia trực tiếp của các cấp chính quyền, với trình tự nghi thức tập trung vào

1
Theo Ban tổ chức của cuộc lễ thì họ chỉ làm lễ tế cáo Trời Đất với mục đích cầu quốc thái dân an và đồng thời để tạ ơn Trời Đất
về việc họ đã trùng tu đƣợc một phần Đại nội sau những đổ nát vì thời gian và vì biến cố Mậu Thân. Trƣớc tế độ 1 tuần, Ban tổ
chức cho dựng Thanh ốc (nhỏ hơn Thanh ốc khi xƣa rất nhiều) và Hoàng ốc, đèn điện đƣợc thắp sáng chung quanh hai tầng trên
của Giao đàn, khắp nơi cắm cờ đại và cờ đuôi nheo. Buổi lễ không có 9 khúc ca chƣơng, không tế tam sinh, chỉ tế rƣợu, trầu, trà,
hoa quả, nghi chú đều giống nhƣ nghi chú tế Giao trƣớc đây nhƣng đơn giản hơn nhiều. Trong Thanh ốc có 2 án thờ, bên tả sắc
xanh che 2 lọng xanh để thờ Trời, án bên hữu sắc vàng che 2 lọng vàng, thờ Đất. Hai bên tả hữu có 2 án phối chung cho các vua
chúa triều Nguyễn. Chính giữa có một cái bàn thờ nhỏ thấp, đặt một thanh trƣờng kiếm phủ khăn lụa màu vàng và một cái
gƣơng soi cùng 1 chai nƣớc hoa nhỏ hiệu Jabu. Phƣơng đàn đặt 8 án thờ thần đặt trong Hoàng ốc và 2 bàn thờ khác đặt trong rạp
ở phía Tây nam. Tất cả độ vài chục ngƣời tham dự, trong đó có đức Từ Cung và những ngƣời trong Nguyễn Phúc Tộc (trong đó
có ông Tỉnh trƣởng Thừa Thiên). Một số tạm trú ở một nơi gần Giao đàn, số khác ở lại ngay trên Viên đàn. Bà Từ Cung và
những ngƣời tham gia chỉ quỳ lạy ở Phƣơng đàn, lạy vọng lên Viên đàn-nơi có thiết đủ các án thờ Trời Đất và các án phối, chi
dành riêng cho vua mà thôi. Ngƣời xem mặc áo dài đen, đội khăn đóng, tất chƣa đến 100, bao gồm cả phụ nữ [75; 175-176].
2
Về vấn đề này, Kertzer (1988) cũng có nhiều nhận định sâu sắc trong tác phẩm của mình.

125
phần lễ, hoạt động này đã trở thành một sinh hoạt văn hóa dƣới hình thức nghi lễ
tâm linh thuần túy với lễ rƣớc bài vị từ Trai cung sang đàn tế và thực hành các nghi
thức lễ tế tại đàn Nam Giao.
Bên cạnh đó, các lễ kỵ (giỗ) tại những miếu thờ trong hoàng cung của
Nguyễn Phúc Tộc cũng dần dần đƣợc phục hồi. So với trình tự nghi lễ tế miếu dƣới
thời Nguyễn, lễ tế miếu hiện nay có thêm phần đọc Tiêu phổ (tiểu sử của vị vua đã
mất) và phần Phân ban dành cho bà con Nguyễn Phúc Tộc đều có thời gian vào làm
lễ. Tuy nhiên, lễ tế miếu hiện nay không có nghi thức dâng lụa và uống rƣợu phƣớc,
vì thế mặc dù số lƣợng các bƣớc nghi thức không giảm nhƣng nội dung thì có khác
[124] [Ảnh 4.21: Lễ kỵ ở Thế Miếu do Nguyễn Phúc Tộc tổ chức năm 2006]. Trong
không gian kiến trúc cung đình Huế, đây là hoạt động duy nhất còn đƣợc giữ gìn và
tiếp tực thực hành bởi chính các chủ thể văn hóa là con cháu của Nguyễn Phúc Tộc
với nhiều nét đặc trƣng về nghi lễ cung đình, thể hiện bản sắc văn hóa Huế với
những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Sự điển chế hóa các sinh hoạt nghi lễ chốn cung đình đƣợc duy trì và có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến sinh hoạt nghi lễ dân gian vùng Huế. So với nghi lễ cung đình,
lễ tế đình làng ở dân gian cũng có đủ các nghi thức cơ bản bao gồm: chuẩn bị, đón
thần, 3 lần dâng rƣợu, đọc chúc văn, tạ thần (tống thần), đốt chúc văn trƣớc khi kết
thúc lễ. Có thể nói lễ tế dân gian là sự đơn giản hóa của nghi thức tế lễ cung đình để
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của các địa phƣơng và địa vị của các đối
tƣợng thờ cúng. Qua thời gian, những ảnh hƣởng ấy trở nên đậm nét đến nỗi một
chuyên gia sau khi nghiên cứu về lễ hội dân gian Việt Nam đã cho rằng tế lễ trong
dân gian mô phỏng quá nhiều phong cách cung đình Huế và nêu vấn đề là lễ hội dân
gian có nên duy trì nghi thức tế mang đậm tính cung đình phong kiến này nữa hay
không, nếu xóa bỏ nó thì thay vào bằng cái gì để có thể biểu đạt đƣợc ý nghĩa của tế
lễ [100; tr.339].
4.2.2 Đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giá trị đàn miếu và nghi lễ đại tự
triều Nguyễn ở Huế
Xét về nền tảng tƣ tƣởng của các nghi lễ đại tự, các vua triều Nguyễn tin vào
các đấng siêu nhiên (Trời, Đất và các vị thần linh), tin rằng tấm lòng thành của

126
mình sẽ đƣợc đền đáp: “Thờ Trời cốt ở hết lòng thành…phàm kính gặp ngày tế
Giao, đều hết lòng thành kính cẩn trọng, thân làm việc, chưa từng có thay đổi, tấm
lòng thành kính chắc đã được Trời soi xét” [79, V; tr. 265]. Nói cách khác, chính
niềm tin của họ (thể hiện qua việc cẩn trọng chọn ngày lành, giờ tốt, lựa chọn phẩm
vật ý nghĩa và tự mình tuân thủ chặt chẽ các quy định về lễ nghi…) đã làm nên
“tính thiêng” của nghi lễ. Mọi chi tiết của cuộc lễ: thời gian, trình tự nghi lễ, ngƣời
tham gia, trang phục, lễ phẩm, âm nhạc…đều đƣợc điển chế hóa một cách chặt chẽ
và đƣa vào luật để thi hành. Với tất cả những quy định nghiêm ngặt về việc tế tự
thời bấy giờ và việc phân loại “Đại tự” dành cho nghi lễ quốc gia, có thể nói lễ tế
Giao và tế Xã Tắc thời Nguyễn là “tuyên ngôn” của các vua Nguyễn về tƣ tƣởng
“Thiên mệnh” mang đậm ảnh hƣởng của Nho giáo Trung Quốc. Mặt khác, bằng
việc tham gia các nghi lễ tế tự ấy trong vai trò của “Thiên tử”, là ngƣời đại diện toàn
dân để dâng lên Trời Đất và các vị thần linh những phẩm vật của dân chúng, cầu
mong ngƣời và vật đều đƣợc Trời “ban phúc”, các vua Nguyễn cũng khẳng định
quyền lực và tính chính thống của dòng họ mình ở cƣơng vị đứng trên trăm họ. Vì
vậy, có thể nói các nghi lễ đại tự là những nghi lễ cung đình tiêu biểu nhất của triều
Nguyễn, vừa thể hiện rõ nét tƣ tƣởng quân chủ của các vua Nguyễn, vừa phản ánh
truyền thống văn hóa và tƣ duy nông nghiệp của ngƣời Việt Nam qua nghi lễ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi tính chính thống của tƣ tƣởng quân
chủ không còn nữa, vấn đề đặt ra là nên tổ chức các nghi lễ thuộc hàng “Đại tự”
trƣớc đây nhƣ thế nào để giải quyết những yêu cầu giữa hình thức và nội dung (bản
chất) của nghi lễ một cách thỏa đáng.
Về mặt hình thức, vấn đề nên có vai “vua” hay không nên có “vua” làm chủ
tế cũng cần có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng để tránh những cách hiểu không đúng về
nghi lễ phục dựng. Về mặt bản chất, nghi lễ cung đình hiện nay chắc chắn không
đại diện cho quyền lực của ngƣời chủ lễ hoặc của đơn vị tổ chức. Vì vậy, điều quan
trọng là phải xác định rõ mục đích của việc phục dựng. Cần xác định mục tiêu,
phƣơng pháp thực hiện một cách nhất quán để tránh sự nhập nhằng giữa nguyên gốc
và phục dựng, giữa “tính thiêng” của nghi lễ và việc “diễn” của diễn viên sân khấu.

127
Nhƣ một số học giả đã nhận định: “Bối cảnh văn hóa thay đổi sẽ tạo nên
những bối cảnh mới cho thực hành văn hóa tồn tại và phát triển” [70; tr. 7], các
nghi lễ cung đình phục dựng trong bối cảnh xã hội hiện đại dân chủ hiện nay nhƣ lễ
tế Giao chắc chắn không còn là những nghi lễ mang tầm quốc gia và cũng sẽ không
có đủ những yếu tố triết lý trong nghi thức nhƣng vẫn không ngoài mục đích cầu
mong quốc thái dân an, mƣa thuận gió hòa. Vì vậy, có thể thấy các nghi lễ đại tự
ngày nay cho dù chƣa hội tụ đủ những ý nghĩa biểu tƣợng về hình dáng, màu sắc
v.v.., trình tự nghi thức đã đƣợc đơn giản hóa tối đa nhƣng ở một chừng mực nào đó
không vì thế mà làm giảm tác động tâm lý đối với ngƣời tham dự. Trong các lễ tế
gần đây nhất tại đàn Nam Giao (2014) và đàn Xã Tắc (năm 2015), sự tham gia trực
tiếp của lãnh đạo chính quyền địa phƣơng với trình tự nghi thức tập trung vào phần
lễ đã cho thấy hoạt động này chỉ mang tính chất của nghi lễ tâm linh thuần túy,
không có sự quảng bá rầm rộ trong ngành du lịch hoặc trên các phƣơng tiện thông
tin đại chúng. Sự lựa chọn định hƣớng bảo tồn theo khuynh hƣớng duy trì hoạt động
tâm linh ở các di tích đàn miếu đại tự cho thấy việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hóa Huế ở khía cạnh nghi lễ cung đình đang chú trọng phần nhiều vào ý nghĩa tâm
linh chứ chƣa khai thác ở khía cạnh phát triển du lịch.
Mặt khác, đây là những hình thức thực hành văn hóa mang đậm bản sắc địa
phƣơng, đƣợc tổ chức trong không gian diễn xƣớng nguyên thủy còn đƣợc bảo tồn
khá nguyên vẹn là các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế. Sự tồn tại của các công
trình kiến trúc đàn miếu đại tự và các hoạt động nghi lễ có mối quan hệ chặt chẽ
trong một thể thống nhất mang những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo.
Chính những hoạt động này đem lại sức sống cho di tích các đàn miếu và ngƣợc lại,
các công trình kiến trúc đàn miếu vì thế duy trì đƣợc chức năng vốn có, tiếp tục
“sống” trong xã hội hiện đại và đƣợc bảo tồn, phát huy một cách bền vững không
chỉ với tƣ cách là những di sản văn hóa mang tầm di tích cấp quốc gia đặc biệt mà
còn là những di sản văn hóa của cả nhân loại. Vì thế, việc tìm hiểu các đàn miếu và
nghi lễ đại tự đƣợc phục hồi ngày nay cũng là một nhu cầu rất lớn của du khách
muốn có cơ hội trải nghiệm khi đến Huế.

128
Để duy trì và cân bằng việc bảo tồn và phát triển các đàn miếu đại tự ở Huế cần
có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng đối với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, có lịch trình công
bố từ trƣớc khi tổ chức lễ ít nhất 6 tháng để những ngƣời muốn quan tâm tìm hiểu từ
trong và ngoài nƣớc có thể sắp xếp thời gian đến tham dự.
Các thông tin về nghi lễ tế Giao hoặc tế Xã Tắc cần đƣợc giới thiệu đầy đủ
dƣới nhiều hình thức: tập gấp, hình ảnh tƣ liệu, phim, triển lãm...v...v...để khách
hiểu rõ nội dung và mục đích của cuộc lễ. Đồng thời cũng cần có những thông tin
về quá trình phục dựng, mục đích và ý nghĩa của nghi lễ hiện nay để tránh đƣa
thông tin sai lạc mà vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu phải thể hiện những nét đặc sắc của
nghi lễ cung đình Huế.
Việc lựa chọn ngƣời làm chủ lễ là vấn đề nan giải cho ban tổ chức trong thời
gian qua. Vì thế, cần xác định rõ tiêu chí của việc lựa chọn và vai trò của ngƣời chủ
lễ hiện nay cũng nhƣ việc nên khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần trong
xã hội để hoạt động này mang tính cộng đồng cao. Cho dù ở bất cứ thời đại nào,
nƣớc luôn lấy dân làm gốc. Với mục tiêu đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về
một đất nƣớc hòa bình, thịnh vƣợng; đồng thời, phát huy bản sắc văn hóa cung đình
Huế trong đời sống đƣơng đại thông qua hình thức một nghi lễ cung đình song song
với việc tôn trọng ý nghĩa tâm linh, ngƣời chủ lễ vẫn phải là ngƣời có đủ tƣ cách đại
diện cho quần chúng nhân dân. Trong xã hội dân chủ hiện đại ngày nay, ngƣời đủ tƣ
cách đại diện cho nhân dân chính là ngƣời đƣợc dân bầu ra tại các kỳ đại hội, là
lãnh đạo chính quyền ở các cấp trung ƣơng và địa phƣơng.
Bên cạnh đó, nên duy trì các nghi thức tấu nhạc và hát Thài kết hợp với múa
Bát dật trong quá trình thực hiện phục dựng lễ tế Giao và lễ tế Xã Tắc, bởi đây
không chỉ là một trong những hình thức biểu đạt của nghi lễ cung đình mà còn là di
sản văn hóa phi vật thể đang đƣợc bảo tồn và phát huy hiệu quả trong môi trƣờng
diễn xƣớng nguyên thủy của nó.
Riêng đối với hoạt động kỵ giỗ ở tông miếu hoàng gia triều Nguyễn do
Nguyễn Phúc Tộc tổ chức, nhƣ trên đã nói, đây là hình thức tiếp nối truyền thống của
gia tộc đƣợc duy trì từ thời Nguyễn cho đến ngày nay. Xét trên tiêu chí của UNESCO
tại điều 2 của Công ƣớc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại [142; tr. 2],

129
lễ kỵ giỗ của Nguyễn Phúc Tộc có thể cung cấp cơ sở để thực hiện một hồ sơ đề cử
của nghi lễ tế miếu (lễ Hưởng) triều Nguyễn cho việc công nhận là Di sản Văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại với đầy đủ những giá trị văn hóa, lịch sử phản ánh
tập quán xã hội và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, nghệ thuật trình diễn âm nhạc, múa
cung đình (múa Bát dật) và trang phục cung đình1.

Tiểu kết chƣơng 4

Những đặc trƣng về quy hoạch và kiến trúc đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở
Huế thể hiện qua việc quy hoạch vị trí xây dựng, kiến trúc và trang trí mỹ thuật; tính
điển chế, tính chính danh và ý nghĩa triết lý Nho giáo trong nghi lễ đại tự dƣới triều
Nguyễn chứa đựng nhiều thông điệp văn hóa sâu sắc. Vì vậy, các đàn miếu và nghi
lễ đại tự không chỉ mang giá trị tinh thần to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của
triều đại, mà còn có ý nghĩa chính trị đặc biệt khi ngƣời ta tin rằng có sự giao hòa
giữa vƣơng quyền và thần quyền mà trong đó, vua có khả năng giao tiếp với thần
linh trong quá trình thực hành nghi lễ.
Với nhiều quy chế, điển lệ khắt khe, đàn miếu và nghi lễ đại tự dƣới triều
Nguyễn đã trở nên khác biệt về nhiều mặt so với các nghi lễ của các triều đại trƣớc đó
trong lịch sử Việt Nam và trong dân gian cả về hình thức, quy hoạch kiến trúc, ý nghĩa
triết lý trong cách lựa chọn đồ dâng cúng và trình tự nghi lễ. Xét ở tầm quốc tế, những
đàn miếu đại tự ở Huế cũng có nhiều khác biệt, thể hiện chiều sâu văn hóa và tinh thần
tự tôn dân tộc của các vua triều Nguyễn. Những đặc trƣng này đã tạo nên một bản sắc
riêng cho văn hóa cung đình Huế nhìn từ kiến trúc đàn miếu và nghi lễ đại tự.
Dƣới tác động của những bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau, các đàn
miếu và nghi thức đại tự triều Nguyễn ở Huế hiện nay không còn là những hình thức
thể hiện vƣơng quyền thời quân chủ theo tƣ tƣởng “Thiên mệnh”. Tuy nhiên, với
những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, các đàn miếu và nghi lễ
đại tự triều Nguyễn mang đậm bản sắc văn hóa cung đình Huế đã và đang đƣợc bảo tồn

1
Hình thức tƣơng tự ở Hàn Quốc (lễ tế Tông Miếu) và nhạc lễ cung đình Hàn Quốc đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản Văn
hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại từ năm 2001.

130
và phát huy giá trị thông qua các hoạt động bảo tồn, trùng tu kiến trúc và phục dựng lễ
hội. Chính những hoạt động này là những nội dung chủ đạo để giới thiệu văn hóa Huế
trong các kỳ Festival hiện nay.
Đƣợc ghi nhận ở tầm quốc gia và quốc tế cả ở góc độ di sản văn hóa vật thể
(Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới) và phi vật thể (Nhã nhạc-Nhạc
cung đình Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), các đàn miếu
và nghi lễ đại tự càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa xã hội
tại địa phƣơng. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy giá trị các đàn miếu và nghi lễ đại tự
cần đƣợc nhìn nhận trong một thể thống nhất, không thể tách rời.

131
KẾT LUẬN

1. Lịch sử hình thành và phát triển của các đàn miếu và nghi lễ đại tự của các
triều đại quân chủ ở Việt Nam cho thấy việc xây dựng các đàn miếu và thực hành
nghi lễ tế Giao, miếu, Xã Tắc đã có từ rất sớm và mang nhiều ảnh hƣởng của tƣ
tƣởng triết lý Trung Quốc. Triều Nguyễn đã có những nét riêng thể hiện tính độc
lập của triều đại mình trong quá trình vận dụng mô hình điển chế của Trung Quốc
vào việc xây dựng, quy hoạch kiến trúc và thiết lập hệ thống lễ nghi đại tự trên cơ
sở cân nhắc sự hợp tình hợp lý, đảm bảo đủ ý nghĩa trong lễ nghi, phù hợp với hoàn
cảnh kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện
qua cách quy hoạch đàn miếu, lựa chọn vị trí, quyết định số lƣợng và đặc biệt là
thực hiện nghi thức tế tự. Mặt khác, các tông miếu hoàng gia triều Nguyễn đƣợc
xây dựng trƣớc cả đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, cho thấy triều Nguyễn đặc biệt coi
trọng việc thờ cúng tổ tiên, duy trì và xiển dƣơng đạo hiếu cho con cháu dòng họ và
dân chúng noi theo.
Đặc biệt, nét nổi bật của triều Nguyễn là tinh thần tự tôn dân tộc đƣợc thể
hiện qua việc thiết lập các đàn miếu đại tự, xây dựng các điển lệ về nghi lễ và tự
mình tế Trời, đựng đàn Xã Tắc với đầy đủ “ngũ sắc”, khẳng định vị thế “hoàng đế”
của một quốc gia độc lập.
2. Thực tế lịch sử cho thấy tùy theo sự lựa chọn hệ tƣ tƣởng của tầng lớp
thống trị ở mỗi thời kỳ, nghi lễ và quyền lực có những tác động qua lại, chi phối lẫn
nhau ở những mức độ khác nhau. Nói cách khác, nghi lễ thực ra chỉ là một công cụ
của quyền lực chính trị thời quân chủ. Dƣới thời Nguyễn, các đàn miếu đại tự
đƣợc xây dựng từ những năm đầu triều đại. Điều này cho thấy vua Gia Long đã
có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng về mặt tƣ tƣởng và xác định quan điểm chính trị rõ ràng,
nhất quán trong đƣờng lối “trị dân bằng đạo hiếu”. Tƣ tƣởng “kính thiên, pháp
tổ” đƣợc tiếp tục duy trì dƣới các đời vua kế vị sau này, đặc biệt là thời vua
Minh Mạng. Theo đó, việc chú trọng hoàn bị các đàn miếu và nghi lễ đại tự
không chỉ nhằm mục đích giáo hóa dân chúng mà còn nhằm xây dựng ý thức về
quyền lực, tính tôn ti trật tự, niềm tin tuyệt đối vào nhà vua và khẳng định tính

132
chính thống của địa vị hoàng đế thông qua nghi lễ. Đây cũng là những hình thức
thể hiện rõ nhất tƣ tƣởng “Thiên mệnh” thời quân chủ ở Việt Nam thông qua
những quy định từ quá trình chuẩn bị, lựa chọn lễ phẩm, thành phần tham dự
(quan trọng nhất vẫn là các thành viên trong hoàng tộc), trang phục, số lƣợng,
chất liệu, màu sắc, phƣơng hƣớng, âm nhạc, múa v.v.. Quá trình thực hiện các
nghi lễ từ khi chuẩn bị cho đến khi kết thúc đã huy động sự tham gia của gần
nhƣ cả bộ máy triều đình, thậm chí cả quan lại từ các địa phƣơng lân cận. Tất cả
đều thể hiện ý nghĩa triết lý sâu sắc và tính điển chế cao. Nói cách khác, các
đàn miếu và nghi lễ đại tự đƣợc các vua Nguyễn xây dựng và tiến hành một cách
có chủ đích trong quá trình củng cố vƣơng quyền; sử dụng văn hóa, đặc biệt là
nghi lễ, làm công cụ. Sự tồn tại và quá trình phát triển của các đàn miếu và nghi
thức tế đại tự dƣới triều Nguyễn phản chiếu sự hƣng thịnh hoặc suy tàn của triều
đại.
Đặc biệt, những quy định nghiêm ngặt về nghi lễ tế đại tự thời quân chủ
cho thấy sự phân biệt mang tính đẳng cấp giữa cung đình và dân gian. Trong
môi trƣờng thực hành văn hóa tâm linh, điều này có tác động nhất định đến tâm
lý xã hội, để lại những dấu ấn ảnh hƣởng sâu sắc trong văn hóa dân gian vùng
Huế và lan tỏa đến nhiều nơi khác tại Việt Nam.
3. Trong số các đàn miếu đại tự thời quân chủ, đàn Xã Tắc có lịch sử lâu đời
nhất, ra đời trƣớc tiên dƣới thời Lý (1048) và trƣớc khi có đàn Nam Giao (năm
1154) đến hơn một thế kỷ. Dƣới triều Trần không thấy sử liệu ghi việc lập đàn Nam
Giao và làm lễ tế Giao nhƣng vẫn có việc tế đàn Xã Tắc và gia phong thần Xã, thần
Tắc. Điều này cho thấy đàn Xã Tắc có vai trò quan trọng nhất định đối với các triều
đại này, có lẽ bởi ý nghĩa của nó đối với cƣ dân nông nghiệp. Dƣới triều Nguyễn,
mặc dù có sự kế thừa từ các triều đại trƣớc nhƣng việc lập ra những định chế về
nghi lễ với thứ tự Giao-miếu-Xã Tắc và sự phân biệt hơn kém trong số lƣợng lễ vật
hoặc nhạc chƣơng, quy mô và thành phần tham dự, v..v.. của lễ tế Xã Tắc cho thấy
nghi lễ này dƣới thời Nguyễn không đƣợc chú trọng bằng lễ tế Giao và lễ tế miếu-
hai nghi lễ gắn với tính chính thống của vƣơng quyền và với chân mệnh “Thiên tử”
của ngƣời thuộc dòng dõi đế vƣơng. Nói cách khác, triều Nguyễn chú trọng việc

133
khẳng định và đề cao các nghi lễ đại tự phục vụ cho lợi ích của nhà vua và dòng họ
hơn là nghi lễ vì lợi ích của dân chúng. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình phát
triển của các đàn miếu và nghi lễ đại tự ở Huế, đặc biệt trong giai đoạn cuối
Nguyễn. Ngay cả khi triều đình Huế đã mất thực quyền, lễ tế Giao cũng vẫn đƣợc
gắng gƣợng duy trì để thể hiện chút uy danh của “Thiên tử” trong khi lễ tế Xã Tắc
bị giản lƣợc bớt rồi đi đến hủy bỏ hẳn từ cuối thế kỷ XIX.
4. Các đàn miếu và nghi lễ đại tự của triều Nguyễn là những hình thức
biểu đạt tƣ tƣởng của thời quân chủ còn lại nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Đây
cũng là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã đƣợc thế giới ghi nhận giá
trị nổi bật toàn cầu, mang tính đại diện của văn hóa nhân loại, bao gồm quần thể
di tích cố đô Huế (trong đó có các đàn miếu đại tự, đƣợc công nhận là Di sản
Văn hóa Thế giới năm 1993) và di sản Nhã nhạc-nhạc cung đình Việt Nam (đƣợc
công nhận là Tuyệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại
năm 20031). Vì thế, việc bảo tồn và phát huy giá trị các đàn miếu đại tự cần gắn
với việc tổ chức phục dựng các nghi lễ liên quan để đảm bảo tính toàn vẹn về
mặt ý nghĩa nhân văn của di sản và duy trì nét đẹp văn hóa trong đời sống của
cộng đồng, góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa Huế nói riêng và văn hóa Việt
Nam nói chung trong quá trình hội nhập và phát triển.
Kết quả quan sát, nghiên cứu quá trình bảo tồn phục dựng của các nghi lễ đại
tự hiện nay cho thấy tính đại diện về mặt quyền lực của nghi lễ đại tự, đặc biệt là lễ
tế Giao, có thể mất đi khi Nho giáo không còn là hệ tƣ tƣởng chi phối, nhƣng ý
nghĩa tâm linh của hoạt động tín ngƣỡng thì vẫn còn. Thông qua quá trình phục
dựng trong 8 kỳ Festival, nghi lễ đại tự ở Huế hiện nay đang dần chuyển hƣớng về
mặt bản chất. Những tác động về mặt tâm lý xã hội của nghi lễ đã đem lại cho con
ngƣời niềm tin vào “tính thiêng”. Bằng sự tác động về mặt tâm lý trƣớc nhu cầu về
một cuộc sống bình yên, no ấm, một nghi lễ đƣợc phục dựng để quảng diễn đã dần
dần có đƣợc ý nghĩa về mặt tâm linh, tác động đến tâm lý xã hội của cộng đồng.
Nói cách khác, mặc dù thiếu vắng những yếu tố mang tính triết lý và không còn đại
diện cho quyền lực hay sự hồi tƣởng ánh hào quang của vƣơng quyền, sự tham gia
1
Năm 2005, danh hiệu này đƣợc đổi thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

134
thực hành nghi lễ dựa trên nền tảng tâm lý hƣớng thiện của ngƣời dân đã góp phần
tái tạo niềm tin vào nghi lễ nhƣ một sự thích ứng văn hóa trong bối cảnh mới.
5. Mặc dù các nghi thức tế tự triều Nguyễn đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn,
hiện đƣợc coi là chuẩn mực để phục hồi nhiều nghi lễ ở các địa phƣơng khác,
nhƣng khi tham khảo để phục hồi nghi lễ cần chú ý đến những đặc trƣng của từng
vùng miền, từng thời kỳ, triều đại trong lịch sử. Các sinh hoạt văn hóa luôn chịu sự
chi phối của hoàn cảnh kinh tế-xã hội và sự tác động của môi trƣờng sống. Mỗi
vùng đất đều có những phong tục, tập quán khác nhau. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi
triều đại có những định hƣớng tƣ tƣởng mang đặc trƣng riêng. Vì thế không nên áp
đặt, sao chép nguyên mẫu khi phục dựng nghi lễ trong tổ chức lễ hội. Điều này làm
ảnh hƣởng đến việc giữ gìn sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc và rối loạn
nhận thức lịch sử trong giới trẻ từ góc độ truyền thống văn hóa và phong tục, tập
quán, nghi lễ.

135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Huỳnh Thị Anh Vân (2010), “Heritage Tourism in Hue: Impacts and Threats”
(Du lịch di sản ở Huế: Những tác động và mối đe dọa), Perspectives on
Heritage Tourism (Những cách nghĩ về du lịch di sản), published by
SEAMEO- SPAFA, Thailand 2010, tr. 51-66, (ISBN: 978-974-7809-36-7).
2. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Phát triển du lịch thông qua hình thức phục dựng
nghi lễ cung đình Huế và vấn đề thể hiện bản sắc”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ”, 15/4/2012, tr. 204-
210.
3. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Văn hóa cung đình Huế nhìn từ vấn đề bản sắc qua
các miếu thờ vua Nguyễn tại Huế và nghi lễ tế miếu”, Hội thảo Việt Nam học
lần thứ IV, Hà Nội, 11/2012.
4. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Những nét đặc trƣng trong hệ thống miếu thờ tổ
tiên của các vua nhà Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triền, số 2 (91).
2012, tr. 3-11, ISSN 1859-0152.
5. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Hiểu thêm về cách gọi tên miếu, điện thờ vua
Nguyễn tại Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay số 110 (3-4/2012), tr. 104-110,
ISSN 1858-2163.
6. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Vài nét về nghi lễ tế miếu của triều Nguyễn”, Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử số 11 (439), tr. 19-36, ISSN 0866-7497
7. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Quần thể di tích Huế với tác động của biến đổi
khí hậu”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 7 (96), tr. 83-92, ISSN 1859-
0152.
8. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Đôi điều cần bàn thêm về định hƣớng phát triển du
lịch thông qua hình thức phục dựng nghi lễ cung đình”, Di sản văn hóa Huế,
nghiên cứu & Bảo tồn, tập II, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản,
Huế(2012), tr. 435-441.

136
9. Huỳnh Thị Anh Vân (2013),“The Hue Monuments complex under the impact of
climate change” (Quần thể di tích Huế dƣới tác động của biến đổi khí hậu),
Museum & Cultural Heritage-Facing Climate Change (Bảo tàng & Di sản văn
hóa- Đối mặt với Biến đổi khí hậu), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế do Viện Nghiên
cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học tổ
chức, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 498-507, ISBN 978 6049 02
1787.
10. Huỳnh Thị Anh Vân (2013), “Hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến di sản
thế giới hiện nay và trƣờng hợp của Huế”, Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu &
Bảo tồn, tập III, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế, tr. 510-
514.
11. Huỳnh Thị Anh Vân (2014), “Văn hóa cung đình Huế nhìn từ nghi lễ tế tự: tính
điển chế và ý nghĩa biểu tƣợng”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Huế-Đặc điểm lịch
sử và vấn đề bảo tồn, phát triển, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế,
12/2014, tr. 70-81.
12. Huỳnh Thị Anh Vân (2014), “Từ câu chuyện của L. Cadièrre, bàn tiếp về sự
khủng hoảng ở Đàng Trong vào thế kỷ XVIII”, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học 100
năm BAVH và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông-Tây đầu thế kỷ XX, Phân viên
Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế, 12/2014.
13. Huỳnh Thị Anh Vân (2014), “Triết lý Nho giáo trong nghi lễ tế tự triều Nguyễn
(1802-1945), Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 126 (11-12/2014), tr. 59-69, ISSN
1858-2163.
14. Huỳnh Thị Anh Vân (2014), “Lễ tế Giao ở Huế: phục dựng nghi lễ và tái tạo
niềm tin”, Di sản văn hóa trong xã hội Việt nam đương đại, Tủ sách Khoa học
xã hội, chuyên khảo về Di sản văn hóa do viện Harvard Yenching tài trợ, Nxb.
Tri thức, Hà Nội, tr. 155-192.
15. Huỳnh Thị Anh Vân (2014), “Cải cách của Võ vƣơng Nguyễn Phúc Khoát thế
kỷ XVIII và con đƣờng đến với Nho giáo ở Đàng Trong”, Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo số 11 (137), (tr. 62-77), ISSN 1859-0403

137
16. Huỳnh Thị Anh Vân (2015), “Nghiên cứu văn hóa cung đình Nguyễn qua cách
gọi tên miếu, điện”, Tạp chí Văn hóa Dân gian số 1 (157), tr. 47-50, ISSN
0866-7284.
17. Huỳnh Thị Anh Vân (2015), “Nghi thức tang lễ cung đình châu Á nhìn từ triều
Nguyễn Việt Nam và triều Joseon Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số
7 (473), tr. 52-67, ISSN 0866-7497
18. Huỳnh Thị Anh Vân (2015), “Văn hóa cung đình Huế nhìn từ trang phục lễ nghi
thời Nguyễn qua tƣ liệu”, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, tập VII.

138
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1]. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[2]. Phan Thuận An (2006), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb. Đà N ng.
[3]. Phan Thuận An (2007), Quần thể di tích Huế, Nxb. Trẻ.
[4]. Phan Thuận An (2013), “Các đàn tế thời Nguyễn ở Huế: đàn Xã Tắc, đàn Tiên
Nông, đàn Sơn Xuyên”, Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập III,
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[5]. Lê Vĩnh An (2013), “Nghiên cứu tái thiết Chiêu Kính Điện (Thái Miếu-Hoàng
thành Huế), Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập III, Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[6]. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh-
Khoa Sử trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh.
[7]. Huệ Anh (1998), “Thử bàn về việc thờ các vị vua trong Thế Miếu”, Huế Xưa
& Nay số 13/1998, Huế.
[8]. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2009), Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị
ngày 25/5/2009 về Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế
đến năm 2020.
[9]. Ban Hán Nôm (1978), Tuyển tập văn bia Hà Nội, T.2, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
[10]. Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa Ban chấp hành Trung ƣơng (2006), Công văn về việc
tổ chức Lễ hội Nam Giao - estival Huế 2006.
[11]. Đỗ Bang và các tác giả (1986), Nguyễn Huệ Phú Xuân, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[12]. Đỗ Bang (1997), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn:
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới của đất nước hiện nay”, Đề tài
khoa học cấp Nhà nƣớc, mã số KX-ĐL:94-16.

139
[13]. Đỗ Bang (2015), ”Lời mở đầu”, Biến cố Kinh đô Huế và Phong trào Cần
Vương (1885-1896), Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh
Thừa Thiên Huế xuất bản.
[14]. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (2002), Nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư phạm và phổ thông,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội.
[15]. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Hội nghị-Hội thảo về lễ hội. Vụ Văn hóa quần
chúng và Thƣ viện, Hà Nội
[16]. Bộ Văn hóa-Thông tin (2006), Thông báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Lê
Tiến Thọ tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về chương trình Nghệ
thuật và lễ hội lớn tại estival Huế 2006.
[17]. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[18]. Nguyễn Tiến Bình, Mai Xuân Hiến (2013), “Nghiên cứu phục hồi Mục Tƣ
Điện”, Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập III, Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[19]. Cadière, Leopold (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt,
Đỗ Trinh Huệ dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, Nxb. Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
[20]. Nguyễn Bá Chí (1948), "Tƣờng trình về tình trạng Hoàng cung ở Huế đến
ngày 14 tháng 9 năm 1947", Dân Việt Nam số 1 (5/1948), Trƣờng Viễn Đông
Bác Cổ xuất bản, Hà Nội.
[21]. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí,T.1-2, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
[22]. Thiểu Chửu (2009), Hán Việt từ điển, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[23]. Công báo Nam kỳ (1881), Nghị định số 276 ngày 26 tháng 9 năm 1881.
[24]. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1990), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Nxb
Pháp lý, Hà Nội.
[25]. Nguyễn Cƣ (1924), “Mấy lời bàn về sự thờ Trời tế Giao ở nƣớc Nam ta”, Tạp
chí Nam Phong số 86.

140
[26]. Chƣơng Dân (1918), “Bàn về tế Giao”, Tạp chí Nam Phong số 10.
[27]. Phạm Đức Duật (2003), “Kinh đô Huế qua hồi ký chữ Nôm “Đàn Viên ký ức
lục””, Nghiên cứu Huế, tập 5, Trung tâm Nghiên cứu Huế xuất bản, Huế.
[28]. Cao Xuân Dục (1972), Quốc triều chính biên toát yếu, Nhóm nghiên cứu Sử -
Địa Việt Nam xuất bản, Lê Bắc, Doãn Vƣợng, Công Đệ chuyển sang ấn bản
điện tử.
[29]. Phan Tiến Dũng (2005), Vai trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế
dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Sử
học, Hà Nội.
[30]. Nguyễn Việt Dũng (2007), “Quy hoạch khu di tích đàn Xã Tắc-thực trạng và
giải pháp”, Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập I, Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[31]. Đại học Huế - Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và giao lƣu văn hóa (1998),
Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập II, năm Minh Mệnh 6 (1825) và 7 (1826),
Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
[32]. Tiên Đàm (1942), “Lƣợc khảo về tế Nam Giao”, Tạp chí Tri Tân số 39.
[33]. Thời Đàm (1933), “Lễ Nam Giao”, Tạp chí Nam Phong số 182, tháng 3.
[34]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
V, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
[35]. Nguyễn Văn Đăng (2002), “Vài nét về lễ tết trong cung đình Huế”, Tuyển tập
Những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi
trƣờng Thừa Thiên Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[36]. Nguyễn Văn Đăng (2002), Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Hà Nội.
[37]. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1992), Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa
Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[38]. Lê Quý Đôn (1995), Vân đài loại ngữ, tập 2, Nxb. Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.

141
[39]. Lê Quý Đôn (2006), Kiến văn tiểu lục, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[40]. Nguyễn Đôn (1997), “Triều phục của bá quan văn võ và trang phục các vị
khoa bảng”, Những người bạn cố đô Huế tập III, 1916, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[41]. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb. Thế giới & Công ty Văn hóa
và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội.
[42]. Phƣơng Hà (2012), “Một số lễ nghi liên quan đến nông nghiệp dƣới triều
Nguyễn”, Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập II, Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[43]. Phan Thanh Hải (2002), Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
[44]. Phan Thanh Hải (2010), “Hệ thống đàn miếu tại kinh đô Huế thời Nguyễn”,
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 (78), Sở Khoa học và Công nghệ Thừa
Thiên Huế.
[45]. Đặng Đức Diệu Hạnh (2003), Lễ tế Nam Giao tại Huế dưới triều Nguyễn,
Luận văn Cao học, Đại học Khoa học Huế.
[46]. Lê Thị An Hòa (2003), Một số lễ nghi liên quan đến nông nghiệp dưới triều
Nguyễn tại kinh đô Huế, Luận văn Cao học, Đại học Khoa học Huế.
[47]. Lê Thị An Hòa (2012), “Lễ hội cung đình Nguyễn-giải pháp bảo tồn và phát
huy giá trị phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và phát triển du lịch bền
vững trong bối cảnh hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Di sản văn hóa Huế,
nghiên cứu & Bảo tồn, tập II, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản,
Huế.
[48]. Hồng Hoài Lê Văn Hoàng (1972), Lễ tế Nam Giao, bản in ronéo.
[49]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Biên niên sự kiện lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam (5.1975-12.1995), Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
[50]. Phạm Đình Hổ (1972), Vũ trung tuỳ bút, Nxb Văn học, Hà Nội.
[51]. Phạm Khắc Hòe và Trần Huy Liệu (2011), Những ngày cuối cùng của triều
đình nhà Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

142
[52]. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
[53]. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Thuận Hóa-Phú Xuân
Thừa Thiên Huế-700 năm hình thành và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
[54]. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Văn hóa Huế, đặc điểm lịch sử
và vấn đề bảo tồn, phát triển, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Huế.
[55]. Lƣơng Văn Hy (1994), “Cải cách kinh tế và tăng cƣờng lễ nghi tại hai làng ở
miền Bắc Việt nam (1980-1990)”, trong Ljunggren, Börje (chủ biên), Những
thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương. Viện phát triển quốc tế
Harvard, Đại học Harvard, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
[56]. Phan Huy ch (1978), Thơ văn Phan Huy ch, tập III: “Dụ Am ngâm lục”,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[57]. Bửu Kế (1964), “Lễ tế Giao”, Tạp chí Đại học số 37, 38.
[58]. Thái Văn Kiểm (1960), Cố đô Huế-Lịch sử-Cổ tích-Thắng cảnh, Nha Văn
hóa-Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn.
[59]. Nguyễn Văn Kiệm (2002), “Nguyễn Ánh (Gia Long) đối với đạo Thiên chúa”,
Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam (Nhiều tác giả), Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Tạp chí Xƣa & Nay xuất bản, Huế.
[60]. Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
[61]. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam sử lược, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[62]. Nguyễn Bá Lăng (1967), "Vấn đề bảo tồn cổ tích", Tạp chí Khảo cổ, bộ mới,
số 1, Bộ Văn Hóa xuất bản, Sài Gòn.
[63]. Từ Lâm (1942), “Trai Cung”, Tạp chí Tri Tân số 39.
[64]. Phan Huy Lê (chủ biên, 2005), Ðịa bạ cổ Hà Nội, Tập I, Nxb. Hà Nội.
[65]. Phan Huy Lê (2008), “Chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn trong lịch sử Việt
Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn
và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX,
Nxb. Thế giới, Hà Nội.

143
[66]. Hà Xuân Liêm (2000), Những ngôi chùa Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[67]. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1993), Đại Việt sử kỷ toàn thư, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[68]. Dƣơng Lực (2002), Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa, tập II, IV, Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[69]. Lê Nguyễn Lƣu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa cung đình,
Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[70]. Lê Hồng Lý và các tác giả (2010), “Vai trò của môi trƣờng thực hành văn hóa
trong việc bảo tồn di sản: Bài học từ các dự án bảo tồn di sản cồng chiêng và
nhã nhạc”, tài liệu Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ
truyền trong đời sống xã hội đương đại, trường hợp hội Gióng”, Hà Nội.
[71]. Nguyễn Phong Nam (chủ biên) và các tác giả (1997), Những vấn đề lịch sử và
văn chương triều Nguyễn, Nxb. Giáo dục.
[72]. Nguyễn Tôn Nhan (2005), Nho giáo Trung Quốc, Nxb. Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
[73]. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam,
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Tạp chí Huế-Xƣa & Nay xuất bản,
Huế.
[74]. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập I-VIII,
Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[75]. Lê Văn Phƣớc (1973), Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế,
Luận văn Cao học sử, Đại học Văn khoa, Viện Đại học Sài Gòn.
[76]. Nguyễn Phan Quang (1986), Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội
[77]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Nxb. Thuận Hóa,
Huế.
[78]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

144
[79]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập I- V, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
[80]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục
biên, tập I-II, Viện sử học-Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
[81]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục
biên, tập III-IV, Viện sử học-Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[82]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập VI-X, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
[83]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, T. 1, T.2, T.3,
Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[84]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục
biên, tập V-VI, Viện sử học-Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[85]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2009), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục
biên, tập VII-VIII, Viện sử học-Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất
bản, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[86]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2010), Đồng Khánh- Khải Định chính yếu, Nxb.
Thời Đại và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[87]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên - Đệ lục kỷ
phụ biên, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
[88]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục Chính biên đệ thất kỷ, Nxb.
Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
[89]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên,
tập IX-X, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[90]. Ngô Thì Sĩ (2012), Ðại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Hồng Bàng - Trung tâm Văn
hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

145
[91]. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
[92]. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng Thừa Thiên Huế-Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế (2002), Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn,
Huế.
[93]. Trần Đức Anh Sơn (2004), Huế-triều Nguyễn, một cái nhìn, Nxb. Thuận Hóa,
Huế.
[94]. Trần Đức Anh Sơn (2011), “Lễ hội cung đình Huế và vấn đề bảo tồn, phát huy giá
trị để phục vụ nhân dân và phát triển du lịch Huế”, Hội thảo khoa học do Hội Văn
nghệ dân gian Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 26.6.2011, Huế.
[95]. Tana, Li (1999), Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và
18, Nxb. Trẻ.
[96]. Cao Tự Thanh (2012), “Nội dung và giá trị của Chính biên Đệ lục kỷ Phụ
biên”, Đại Nam thực lục chính biên - Đệ lục kỷ phụ biên, Nxb. Văn hóa - Văn
nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
[97]. Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia
Long), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[98]. Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
[99]. Ngô Đức Thịnh (1999), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền”, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật số 11.
[100]. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa và Nhà
xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội
[101]. Nguyễn Xuân Thọ, “Cuộc bạo hành tại Huế ngày 5-7-1885. Vụ cƣớp phá
hoàng cung-cuộc đề kháng của vua Hàm Nghi và triều Đồng Khánh”, Tập san
Sử Địa số 14-15/1969. Sài Gòn.
[102]. Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lƣu, Huỳnh Đình Kết (1998), Đàn Nam Giao
cuối thế kỷ XVII, Tư liệu điền dã vùng Huế về thời kỳ Tây Sơn, Nxb. Thuận
Hóa, Huế.

146
[103]. Lê Văn Thuyên (2002), “Lễ hội ở Huế dƣới thời Nguyễn”, Tuyển tập Những
bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng Thừa
Thiên Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[104]. Lê Văn Thuyên (chủ biên), Lê Nguyễn Lƣu, Huỳnh Đình Kết (2008), Văn bản
Hán Nôm làng xã vùng Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[105]. Ngô Tất Tố (dịch và chú giải, 2003), Kinh Dịch, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[106]. Thu Trang (2013), “Kỳ vĩ Thái Bạch Sơn”, Tạp chí Heritage số tháng 11/2013
[107]. Phan Thúc Trực (2009), Quốc sử di biên, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[108]. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2007), Di sản văn hóa Huế-Nghiên cứu
& Bảo tồn, tập I, Huế.
[109]. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2012), Di sản văn hóa Huế-Nghiên cứu
& Bảo tồn, tập II, Huế.
[110]. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2013), Di sản văn hóa Huế-Nghiên cứu
& Bảo tồn, tập III, Huế.
[111]. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2015), Bảo tồn và phát huy giá trị hệ
thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Huế.
[112]. Quảng Tuệ (2002), Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam,
Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
[113]. Từ điển Từ Hải (1962), Tập Ngọ, Nxb. Đài Bắc Thị trƣờng, Đài Loan.
[114]. Từ điển Từ Hải (1972), Nxb. Đài Bắc Trung Hoa Thƣ Cục
[115]. Từ điển Từ Hải (1989), Nxb. Thƣợng Hải Từ Thƣ
[116]. Từ Lâm (1942), “Trai Cung”, Tạp chí Tri Tân số 39.
[117]. Hoàng Lan Tƣờng (2003), “Lƣợc khảo quy hoạch thành thị Huế, quốc đô Việt
Nam thế kỷ XIX”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2
[118]. Nguyễn Minh Tƣờng (2012), Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[119]. UBND thành phố Huế (1999), Phú Xuân-Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại, Nxb.
Thuận Hóa, Huế.

147
[120]. UBND thành phố Huế (2003), Kỷ yếu Hội nghị chuyên gia Đánh giá quỹ
kiến trúc đô thị Huế”, Huế.
[121]. UBND tỉnh Thanh Hóa và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX, Nxb. Thế Giới, Hà Nội.
[122]. Ủy ban Quốc gia Thập kỷ Phát triển Văn hóa (1994), “Một số vấn đề văn hóa và
phát triển ở nƣớc ta”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 3 (117).
[123]. Nguyễn Hoài Văn (2002), Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê
Thánh Tông đến Minh Mệnh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[124]. Huỳnh Thị Anh Vân (2007) “Vấn đề bản sắc qua nghi lễ tế miếu, một cách
tiếp cận nhân học”, Di sản văn hóa Huế-Nghiên cứu và Bảo tồn, tập I, Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[125]. Huỳnh Thị Anh Vân (2010), Hệ thống miếu thờ vua Nguyễn và nghi lễ tế miếu
tại Huế (1802-1945), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Huế.
[126]. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Nghi thức tang lễ cung đình châu Á nhìn từ triều
Nguyễn Việt Nam và triều Joseon Hàn Quốc”, Tạp chí Huế Xưa & Nay số 112
(2012), Huế.
[127]. Thúy Vân-Tiến Đặng (2012), “Phụng Tiên-điện thờ của hoàng tộc Nguyễn”,
Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập II, Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế xuất bản, Huế.
[128]. Viện Đại học Huế - Ủy ban phiên dịch sử liệu học (1960), Mục lục châu bản
triều Nguyễn, tập 1, triều Gia Long, Huế.
[129]. Viện Khảo cổ (1972), Phiếu trình số 692/VKC/BTCT
[130]. Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
thành phố Hồ Chí Minh (1992), Những vấn đề văn hóa-xã hội thời Nguyễn,
Nxb. Khoa học Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.
[131]. Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
thành phố Hồ Chí Minh (1995), Những vấn đề văn hóa-xã hội thời Nguyễn,

148
Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ hai về thời Nguyễn, Nxb. Khoa học Xã hội,
Tp. Hồ Chí Minh.
[132]. Viện Nghiên cứu tƣơng tác văn hóa -Đại học Kansai & Khoa Lịch sử-Đại học
Khoa học Huế (2010), Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và
quan hệ với bên ngoài, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[133]. Viện Quốc sử (2012), Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), Nxb. Hồng Bàng,
Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông-Tây
[134]. Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
TIẾNG ANH
[135]. Kertzer, David I. (1988), Ritual, Politics & Power (Nghi lễ, chính trị & Quyền
lực), Yale University Press, New Haven and London.
[136]. Kleinen, John (1999), Facing the Future, Reviving the past-A study of social
change in a Northern Vietnamese Village (Đối diện với tƣơng lai, phục hồi lại
quá khứ-Một nghiên cứu về thay đổi ở một làng Bắc Việt Nam), Institute of
Southeast Asian Studies, Singapore
[137]. Myung-ho, Shin (2004), Joseon Royal Court Culture: Ceremonial and Daily
Life (Văn hóa cung đình hoàng gia Joseon: đời sống nghi lễ và thƣờng ngày),
Dolbegae Publishers, Korea.
[138]. Osborne, Milton (1997), Southeast Asia-an introduction history (Giới thiệu
lịch sử Đông Nam Á), Silkworm Books, ChiangMai, Thailand.
[139]. Tana, Li (1998), “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the
Seventeenth and Eighteenth Centuries” (Một Việt Nam khác? Vƣơng quốc của
họ Nguyễn vào thế kỷ 17 và 18), Journal of Southeast Asian Studies (Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á) số 29, National University of Singapore.
[140]. Rey, Le (1821), Voyage from France to Cochin-China (Chuyến du hành từ
Pháp đến xứ Đàng Trong), London.
[141]. The Preservation Society of the Jongmyo Royal Ancestral Rite (2005), Jongmyo
Royal Ancestral Shrine-Jongmyo Royal Ancestral Rite (Tông miếu hoàng gia-
Nghi lễ tông miếu hoàng gia), Seoul, Korea.

149
[142]. UNESCO (2003), Convention for Safeguarding Intangible Cultural Heritage
(Công ƣớc Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể), Paris.
[143]. Whitmore, John K. (2009), Religion and Ritual in the Royal Courts of Đại Việt
(Tôn giáo và nghi lễ trong các triều đình Đại Việt),Asia Research Institute
Working Paper Series No. 128, National University of Singapore, Tháng
12/2009.
[144]. Woodside, Alexander Barton (1971), Vietnam and the Chinese Model, A
Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the
Nineteenth Century (Việt Nam và mô hình của Trung Hoa: một nghiên cứu đối
sánh về chính quyền Việt Nam và Trung Hoa vào nửa đầu thế kỷ 19), Harvard East
Asean Monographs (Tạp chí chuyên khảo về Đông Á của đại học Harvard), United
States of America.
[145]. Zheng Zhihai and Qu Zhijing (1993), The Forbidden City of Beijing (Tử Cấm
Thành Bắc Kinh), China Today Press, Beijing.
TIẾNG PHÁP
[146]. Borri, Christophoro (1931), “Relation de la nouvelle Mission des Pères de la
Compagnie de Jesus au Roiyaume de la cochinchine” (Bản tƣờng trình về sứ
mạng mới ở vƣơng quốc Đàng Trong), BAVH.
[147]. Cadière, L. (1914), “Documents historiques sur le Nam Giao” (Tƣ liệu lịch sử
về Nam Giao); “Les pins du Nam Giao: Note historique” (Những cây thông ở
Nam Giao: ghi chú lịch sử), BAVH, No.1.
[148]. Cadière, L. (1915), “Le cortège” (Ngự đạo); “La disposition des lieux” (Bài trí, liệt
ban); “Le rituel du Sacrifice” (Nghi lễ tế), BAVH No.2/1915.
[149]. Cadière, L. (1936), “Le sacrifice du Nam Giao: le cortège” (Ngự đạo); “Le
sacrifice du Nam Giao: La disposition des lieux” (Lễ tế Nam Giao: Bài trí, liệt
ban); “Le sacrifice du Nam Giao: Le rituel du sacrifice” (Lễ tế Nam Giao:
Nghi lễ), BAVH No.1/1936.
[150]. Eberhardt, Philippe (1914), Guide de l’Annam (Hƣớng dẫn ở An Nam), Nxb
Augustin Challamel, Paris.

150
[151]. Nguyễn Đình Hoè (1914), “Note sur les pins du Nam Giao” (Ghi chú về những cây
thông ở Nam Giao); “Enumération des temples et lieux de culte de Hué” (Liệt kê
đền miếu và các nơi thờ tự ở Huế), BAVH No. 1/1914.
[152]. Laborde, A., (1928) “Les palais de Hue” (Hoàng thành Huế), BAVH.
[153]. Orband, R. (1915), “Préliminaires et préparatifs” (Việc chuẩn bị);
“L’invocation ou prière” (Chúc văn); “Officiants et ministres” (Chánh tế, bồi
tế và trợ tế); “Les Danses” (Vũ điệu); “Détail des offrandes et des objets de
culte” (Lễ phẩm), BAVH No.2/1915.
[154]. Orband, R. (1916), “Les fêtes à Hué” (Lễ hội ở Huế), BAVH No.2/1916.
[155]. Orband, R. (1936), “Le sacrifice du Nam Giao: L’invocation ou prière” (Lễ tế
Nam Giao: cầu đảo hay cầu nguyện); “Le sacrifice du Nam Giao: Officiants et
Ministres” (Lễ tế Nam Giao: các vị tƣ tế và thừa hành); “Le sacrifice du Nam
Giao: Les danses” (Lễ tế Nam Giao: các vũ điệu), BAVH No.1/1936
[156]. Orband, R. et L. Cadière (1936), “Le sacrifice du Nam Giao” (Lễ tế Nam
Giao), BAVH No. 1/1936.
[157]. Pirey, H. De (1914), “Le Vieux Hué d’après Duc Chaigneau: le Nam Giao”
(Huế xƣa theo Đức Chaigneau: Nam Giao), BAVH No.1/1914
[158]. Sallet, A. và Nguyễn Đình Hòe (1914), “Enumération des temples et lieux de
culte de Hué” (Liệt kê đền miếu và các nơi thờ tự ở Huế), No. 1, 2, 4/1914.
TÀI LIỆU INTERNET
[159]. Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, Hệ đo lường cổ Việt Nam
[160]. BBT Netcodo (2012), “Lễ tế Nam Giao: Chân xác đến từng chi tiết”
(http://www.hue.vnn.vn/festival, ngày truy cập: 27/6/2008)
[161]. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Hải Dƣơng (2013), “Lễ tế trời đất trên núi Ngũ
nhạc”, (http://www.haiduong.gov.vn, ngày truy cập: 27/2/2013)
[162]. Trần Anh Dũng (2012), Đàn Nam Giao một công trình kiến trúc quan trọng
của Kinh thành Thăng Long, (http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-
hoa-viet-nam/van-hoa-co-trung-dai-o-viet-nam/2247-tran-anh-dung-dan-nam-
giao-mot-cong-trinh-kien-truc-quan-trong-cua-kinh-thanh-thang-long-.html,
ngày truy cập: 3/12/2012)

151
[163]. Đức Kế (2012), Chuyện về bộ xương "khủng" giữa tường thành Đàn tế Nam
Giao (http://m.nguoiduatin.vn/chuyen-ve-bo-xuong-khung-giua-tuong-thanh-
dan-te-nam-giao-a57177.html, ngày truy cập: 27/12/2012)
[164]. Phan Huy Lê (2012), Ðược mùa đàn Nam Giao,
(http://www.ivce.org/magazinedetail.php?magazinedetailid=MD00000304,
ngày truy cập: 3/11/2012)
[165]. Quỳnh Thi - Trần Quang Liêm(2012), “Lễ tế Giao lại có “vua” và chẳng mấy
trang nghiêm” (kienthuc.net.vn)
[166]. Vũ Kim Thủy, Hoàng Trọng Hảo, “Đơn vị đo thể tích” (2014), Hà Nội
mới online, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Thieu-nhi/661339/don-vi-do-the-
tich, ngày truy cập: 9/2/2014)
[167]. Minh Tự (2010), “Vua giả mà dân chúng thì thật”, Tuổi Tr Online
(http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/376704/vua-gia-ma-dan-chung-thi-
that!.html, ngày truy cập: 4/5/2010)
[168]. VTC (2014), “Đàn tế nghìn năm dƣới nhà quốc hội độc đáo cỡ nào”,
(http://vtc.vn/dan-te-nghin-nam-duoi-nha-quoc-hoi-doc-dao-co-
nao.2.513810.htm, ngày truy cập: 5/11/2014)
[169]. Lý Tế Xuyên (1959), Việt điện u linh tập, dịch giả: Lê Hữu Mục. Ấn bản
điện tử.

152
BẢNG CHÚ GIẢI MỘT SỐ TỪ VỰNG

Ẩm phúc (飲福)
Uống phần rƣợu đã cúng để lấy phúc
Bái vị (拜位)
Vị trí để lạy (Trƣớc án thờ thƣờng đặt hai chiếc chiếu theo chiều dài. Khi
xƣớng “Nghệ hƣơng án tiền” (đến trƣớc hƣơng án), thì ngƣời hành lễ bƣớc
vào chiếc chiếu thứ nhất, sau đó tiến lên trƣớc ở chiếc chiếu thứ hai, vị trí
này gọi là “Bái vị”).
Bát bảo (八寶)
Tám vật quý, biểu tƣợng cho tám điều tốt lành, tùy theo quan niệm của từng
tôn giáo mà có những hình thức thể hiện khác nhau. Bát bảo Phật giáo bao
gồm: cái lọng, đôi cá, hoa sen, tù và ốc, nút huyền bí, cái tán (hoặc lá cờ
cuốn), Pháp luân. Bát bảo Đạo giáo là tám vật dụng của 8 vị tiên, gồm quạt
(của Hán Chung Ly/Chung Ly Quyền), thanh gƣơm và phất trần (của Lữ
Đồng Tân), bầu rƣợu (của Lý Thiết Quỳ), cặp sanh (của Tào Quốc Cửu), giỏ
hoa (của Lâm Thái Hòa), Ống tiêu (của Hàn Tƣơng Tử), Cây gậy/roi (của
Trƣơng Quả Lão), bông sen (của Hà Tiên Cô). Bát bảo mang biểu tƣợng ảnh
hƣởng Nho giáo bao gồm: quả bầu, thanh gƣơm, pho sách, cây bút, cuốn thƣ,
cây đàn (thƣờng là đàn nguyệt, đàn tỳ bà hoặc đàn tranh), cái quạt và phất
trần.
Biên (籩)
Đồ đan bằng tre/trúc dáng tròn chân cao, có nắp, trong lót đồng, sơn màu
vàng, núm và vành sơn son thếp vàng để đựng quả.
Bồi tế (陪祭)
Là ngƣời đứng lễ ở án phụ, đứng lễ ở án chính là Chánh tế.
Bồi tự (陪祀)
Bồi có nghĩa là phụ giúp. Bồi tự là những ngƣời trợ giúp cho ngƣời chánh tế,
giúp niêm hƣơng, dâng rƣợu, sửa sang áo quần của chánh tế.
Can (干)
Cái khiên/cái mộc dùng để chống đỡ tên đạn hoặc vật nhọn
Chánh hiến (正獻)
Lúc cử hành buổi lễ, chủ tế ở chinh điện dâng rƣợu, dâng lụa, ngọc
Chấp sự (執事)
Các quan tham gia vào việc cúng tế.
Chính điện (正殿)/Chính doanh (正楹)
Chỉ phần gian chính của nhà (Doanh là hàng cột của nhà rƣờng truyền thống
ở Huế)
Đại tự (大祀)
Lễ tế lớn
Đăng (豋)

153
Đồ đựng dáng tròn có chân cao và có nắp, làm bằng sứ hoặc pháp lam tráng
men vàng, vẽ rồng mây, lòng trong màu trắng, miệng bịt vàng, để đựng canh
Đậu (豆)
Đồ đựng tiện bằng gỗ, có hình dáng gần giống cái đăng, sơn son thếp vàng
vẽ rồng mây, trong lót thau, để đựng thức ăn có nƣớc, nhƣ dƣa, tƣơng và đồ
nấu.
Đầu đao (頭刀)
Đầu đao là cái đòn tay (hoành) hình chữ nhật, đặt nghiêng trên vì kèo ở sát
diềm mái và hớt cong lên ở các góc mái, trên có gắn thêm mảnh ván hình
chữ nhật, để đỡ hàng ngói cuối cùng. Từ ngoài nhìn vào, hình dáng hớt cong
lên giống nhƣ lƣỡi “đao”, một thứ vũ khí lợi hại thuở xƣa.
Điển lễ (典禮)
Điển là phép tắc, lễ là khuôn mẫu để định phép tắc. Điển lễ là phép tắc về
nghi lễ.
Đình liệu (庭燎)
Liệu là đốt lửa, Đình là sân. Đình liệu là đốt lửa giữa sân để soi sáng khi tế
lễ. Trong các lễ tế Giao hay tế Xã Tắc thƣờng có “Trụ liệu” tức là những cây
cột có cắm đuốc để soi sáng.
Đồng nhân (銅人)
Tƣợng bằng đồng dùng trong nghi thức Trai giới trƣớc khi vua tế lễ.
Đường quan (堂官)
Quan đứng đầu các nha,bộ hoặc phủ, thƣờng là từ tòng Tam phẩm trở lên.
Hình (鉶)
Đồ đựng bằng đồng chạm rồng mây, mạ vàng hoặc bằng sứ, hình dáng nhƣ
cái chum đựng nƣớc
Hoàng đệ (皇弟)
Em trai của vua
Hoàng Thân Công (皇親公)
Ngày xƣa các Hoàng tử ban đầu nhận tƣớc đều là tƣớc “Công”, nên Hoàng
Thân Công thời Nguyễn là chỉ các Hoàng tử thuộc nhiều đời, đối với vua tại
vị hoặc trƣớc hoặc sau.
Hoàng tử (皇子): con trai của vua
Liên hoa/ba (聯華)
Hoa có nghĩa rực rõ, đi với danh từ thì chỉ trang sức bên ngoài cho rực rỡ.
Liên là nối liền. Liên hoa chỉ những tấm trang sức bên ngoài nối liền nhau,
trong kiến trúc cung đình Huế là những mảng gỗ trang trí nối liền giữa các
cột. Vì Hoa là tên của mẹ vua Thiệu Trị nên đọc thành Ba.
Long đình (龍亭 ):
Cái bàn sơn son thếp vàng, phía trên nhƣ cái đình, dùng để rƣớc Thần hay
sắc chỉ của vua. Long chỉ vua, đình là nhà mà bốn phía không có vách
Lỗ bộ (鹵 簿)
Lỗ là cái mộc để đỡ tên đạn, mộc dần đầu toàn bộ khí giới. Bộ là sổ sách. Các
khí giới này đƣợc kê vào sổ sách. Lỗ bộ là những thứ binh khí thƣờng làm

154
bằng gỗ nhƣ siêu đao, xà mâu, trái đấm, tấm bảng có hai chữ "hồi tị"...đƣợc
cắm trên giá, đặt tại cung điện, đình chùa hay các công thự.
Miếu hiệu (廟號)
Vua sau khi mất đƣợc thờ ở miếu và đƣợc đặt một tên hiệu, gọi là Miếu hiệu.
Nghi chương (儀章)
Chƣơng trình cho buổi lễ
Nghi tiết (儀節)
Nghi là phép tắc, Tiết là đốt tre, chỉ từng phần, từng đoạn. Nghi tiết là những
hoạt động diễn ra trong lễ tế theo trình tự.
Nghi trượng (儀杖)
Nghi để chỉ "buổi lễ"; Trượng chỉ chung các khí giới. Nghi trượng chỉ các
khí giới đƣợc dàn hầu trong những lễ lớn để tăng thêm long trọng..
Nhiếp tế (攝祭)
Thay thế để cúng tế.
Phân hiến (分獻)
Phân là chia, Hiến là dâng. Ở những nơi thờ phụng có nhiều án thờ, ngƣời
chủ tế dâng lễ cúng ở án chính; ngƣời làm nhiệm vụ Phân hiến dâng lễ ở các
án khác.
Phần sài (焚柴)
Thiêu vật tế (chất củi để đốt các đồ cúng tế nhƣ bò, lợn và lụa, cho cháy hết
bốc khói lên cao, để tế Trời).
Phủ (簠)
Làm bằng gỗ (hoặc bằng tre, bằng sứ tráng men) dáng chữ nhật, hình lập
phƣơng có đế và nắp, sơn son thếp vàng, vẽ rồng mây, trong lót thau ngoài
vuông trong tròn, để đựng xôi
Phúc tộ (福胙)
Thịt phúc (sau khi đã cúng thần linh)
Phúc tửu (福酒)
Rƣợu phúc (sau khi đã cúng thần linh)
Quần bàn (裙盤)
Miếng vải quây xung quanh để che phần chân bàn
Quỹ (簋)
Đồ đựng bằng gỗ, dáng tròn, chân thấp, có nắp, cũng để đựng xôi cúng tế
Tả chiêu hữu mục (左昭右穆)
Theo phép tắc của Tông miếu các triều đại quân chủ ngày xƣa ở Trung Quốc,
Thủy tổ thờ ở chính giữa, phía dƣới hàng Cha gọi là Chiêu, hàng con gọi là
Mục. Chiêu ở bên trái, Mục ở bên phải.
Tế khí (祭器)
Những dụng cụ dùng cho việc cúng tế
Tế thống (祭統)
Thống là cái gốc. Ghi lấy nguồn gốc của tế tự gọi là tế thống.
Thần chủ (神主)

155
Tức là Mộc chủ, lập ở tông miếu để thần hồn nƣơng tựa (Ngƣời chết, trƣớc
hết đƣợc chiêu hồn về nhập ở hồn bạch (tức dải lụa thắt hình ngƣời treo trƣớc
quan tài hoặc đặt trên ngực). Khi chôn cất có lễ Đề chủ để hồn nhập vào
Thần chủ, đƣa về thờ trong miếu. Thần chủ làm bằng gỗ, gồm hai phần: Phấn
diện (Phần có phấn trắng dày một lớp ở phía trƣớc, ghi lên trên tƣớc vị cùng
thụy hiệu) và Hãm trung (phần phía sau, đục lõm vào bên trong, ở đó ghi rõ
tên húy, ngày tháng năm sinh mất).
Thần khám (神龕)
Khám vốn là cái tháp. Sau này dùng để chỉ nơi chứa những bài vị ngƣời đã
mất.
Thần khố (神庫)
Kho cất giữ đồ tế khí
Thần trù (神廚)
Nhà bếp chuẩn bị đồ tế lễ
Thần vị (神位)
Vị là từ tôn xƣng, chỉ ngƣời nào đó. Ngƣời đã mất dù hiển linh hay không
đều đƣợc gọi là Thần. Thần vị chỉ bài vị thờ ngƣời đã chết
Thích (刺)
Mũi giáo
Thông tán (通讚)
Thông là suốt (từ nơi này đến nơi khác), Tán là những lời ngợi ca, chỉ những
lời trang trọng. Thông tán là những ngƣời truyền lại lời xƣớng trong khi lễ
(Trong lễ tế số ngƣời tham dự đông mà ở xa án thờ, không thể nghe đƣợc
những lời xƣớng, phải có những ngƣời lập lại những lời xƣớng cho ở xa
đƣợc rõ).
Thừa tế (承祭)
Ngƣời chịu trách nhiệm cúng tế.
Thược (龠)
Cây sáo
Thượng ty (上司)
Đơn vị cấp trên
Thụy hiệu (諡號)
Là tên dành cho vị vua hoặc hoàng hậu đã băng hà, bao gồm những chữ tốt
đẹp ca ngợi công đức. Tên này đƣợc đặt để sau này không gọi danh (tên cha
mẹ đặt) hoặc tự (tên đặt khi trƣởng thành) vì kỵ húy.
Tiền điện (前殿)/ Tiền doanh (前楹)
Chỉ phần nhà ở phía trƣớc Chính điện Chính doanh
Tòng tự (從祀)
Đƣợc thờ theo (Thờ vua thì thờ các quan dã từng theo vua)
Trai giới (齋戒)
Tắm gội, thay áo ra nằm nhà ngoài, không uống rƣợu, không ăn thức ăn mặn,
không đi thăm ngƣời ốm, không đi viếng đám ma, không nghe nhạc, không
làm việc hình án.

156
Trở nhục (俎肉)
Trở là cái khay, nhục là thịt. Chỉ con vật dâng cúng để trên khay
Trùng lương trùng thiềm (重梁重簷)/ Trùng thiềm điệp ốc (重簷叠屋)
Trùng lƣơng là xà chồng, trùng thiềm là mái chồng. Nhà kiểu “Trùng lƣơng
trùng thiềm” là kiểu nhà có nhiều mái.
Vọng liệu (望燎)
Nhìn về chỗ đốt đồ lễ. Khi tế lễ xong, trƣớc phần “Lễ tất” là phần Vọng liệu,
Chủ tế đứng ở vị trí trƣớc án, quay nhìn về phía đốt vàng mã và các vật cúng.
Vũ (羽)
Vũ làm bằng đuôi chim trĩ, đƣợc gắn vào một cây gậy để cầm khi múa, gọi là
“can vũ”
Yên khí (燕器)
Yên là làm an thân thể, Khí là vật dụng. Yên khí là những vật dùng để phục
vụ nhu cầu của cơ thể nhƣ gậy để chống, nón để che, quạt để phẩy mát.

157
PHỤ LỤC

158
PHỤ LỤC 2.1

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC ĐÀN MIẾU TRONG


QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

CHÚ THÍCH: 1. Vị trí đàn Nam Giao;


2. Vị trí các miếu; 3. Vị trí đàn Xã Tắc
[Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế]

P.1
PHỤ LỤC 2.2

SƠ ĐỒ ĐÀN NAM GIAO VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỐI THUỘC (1915)

1. Tầng nhất (Viên-đàn) 7. Thần-khố


2. Tầng nhì (Phương-đàn) 8. Bình-phong
3. Tầng ba 9. Nhà Quan-cư
4. Tầng tư 10. Nhà Khoản-tiếp
5. Trai-cung 11. Hương án các làng
6. Thần-trù
[Nguồn: BAVH 1915]

P.2
PHỤ LỤC 2.3

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ QUY HOẠCH CÁC MIẾU THỜ TỔ TIÊN


TRIỀU NGUYỄN TRONG HOÀNG THÀNH HUẾ

Điện Thái
Điện Phụng Hòa
Tiên

Triệu Miếu
Hưng Miếu

Thái Miếu
Thế Miếu

[Nguồn: trích từ phim Phục dựng Hoàng thành bằng kỹ thuật số (chương trình hợp tác giữa
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường Đào tạo Công nghệ Văn hóa sau đại học –
viện KAIST, Hàn Quốc, 2007-2008]

P.3
PHỤ LỤC 2.4

BẢN VẼ KIẾN TRÚC TRIỆU MIẾU (2015)

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

P.4
P.5
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
PHỤ LỤC 2.5

NỘI DUNG VĂN BIA THÁI MIẾU

Nguyên văn:
歲 辛 酉 仲 夏 兊 復 神 京, 壬 戌 進 取 北 河, 天 下 大 定. 甲 子 春 營 治
都 邑, 先 建 太 廟 于 皇 城 为 之 左, 特 命 臣 工 監 董 其 事. 以 三 月 十
五 日 甲 辰 起 功. 冬 十 月 初 六 日 辛 酉 告… 昭 明 焄 ... 於 焉, 攸 萃 于
以 奠 鐘 簴 於 億 萬 斯 年 而 永 昌 矣.

嘉 隆 萬 萬 年 之 三. 歲 在甲子 孟 冬 榖 旦
欽 差 掌 神 武 軍 監 神 策 軍 謙 郡 公 臣 范 文仁
神策軍肅直营侍中都統制謙和侯臣阮文謙
監督
功部貴良糇侯臣陳文添
董飭
神策軍左營副都統制智信侯臣鄭玉智
肅 直 营 侍 中 右 二 衞 正 衞 慰 祥光 侯 臣 黎 文 祥
肅直营侍候一衞正慰川清侯臣陳文川

内直衞正慰鳳祥侯臣張文鳳
欽差該奇副管中侯各隊船安仁侯臣阮文安
神武軍左坉章武衞副衞慰珠光侯臣阮文珠
神策武軍左营正衞慰懭日侯 臣阮文懭
飭.

P.6
Phiên âm:

Tuế Tân Dậu trọng hạ khắc phục thần kinh, Nhâm Tuất tiến thủ Bắc Hà, thiên
hạ đại định. Giáp tý xuân doanh trị đô ấp, tiên kiến Thái Miếu vu Hoàng thành nội
chi tả, đặc mệnh thần giám đồng kỳ sự. Dĩ tam nguyệt thập ngũ nhật Giáp Thìn khởi
công, Đông thập nguyệt sơ lục nhật Tân Dậu cáo thuyên. Chiêu minh huân hách ư
yên, du tụy vu dĩ điện chung cự ư ức vạn tư niên nhi vĩnh xương hỹ.
thời
Gia Long vạn vạn niên chi tam, tuế tại Giáp Tí Mạnh Đông cốc đán
Khâm sai chưởng Thần Vũ quân kiêm giám Thần Sách quân Khiêm Quận
Công thần Phạm Văn Nhân Thần sách quân Túc trực dinh Thị trung Đô Thống Chế
Khiêm Hòa Hầu thần Nguyễn Văn Khiêm
“Giám đốc”
Công Bộ Quý Lương Hầu thần Trần Văn Thiêm
“Đổng sức”
Thần Sách quân Tả dinh Phó Đô Thống chế Trí Tín Hầu thần Trịnh Ngọc Trí
Túc dinh Thị trung Hữu nhị vệ Chánh vệ úy Tường Quang Hầu thần Lê Văn Tường.
Túc Tực dinh Thị trung Hậu nhất vệ Chánh Vệ úy Xuyên Thanh Hầu thần Trần Văn
Xuyên
“phân”
Nội trực vệ Chánh Vệ úy Phụng Tường Hầu thần Trương Văn Phụng
Khâm sai Cai cơ Phó Quản Trung Hầu các đội thuyền An Nhân Hầu thần
Nguyễn Phúc An
Thần vũ Quân Tả đồn Chương Vũ vệ Phó Vệ úy Châu Quang Hầu thần
Nguyễn Văn Châu
Thần sách quân Tả dinh Chánh Vệ úy Khoáng Nhật Hầu thần Nguyễn Phúc
Khoáng
“sức”

Dịch nghĩa:

Tháng 5 năm Tân Dậu lấy lại đất thần kinh, năm Nhâm Tuất tiến quân lấy Bắc
Hà, định yên thiên hạ. Mùa xuân năm Giáp Tý xây dựng sửa sang kinh đô. Trước
hết xây Thái Miếu ở bên trái trong Hoàng thành, lệnh cho các quan trông coi công
việc xây cất này. Chọn ngày 15 tháng 3 khởi công, đến ngày mồng 6 Tân Dậu tháng
10 thì hoàn thành. Công lao hiển hách (đời trước) càng sáng tỏ nơi đây mà mà thờ
phụng đến ức vạn năm cho mãi được hưng thịnh.
Vào năm Gia Long thứ 3 (1804), tháng 10 năm Giáp Tý ngày tốt.

P.7
Khâm sai chưởng Thần Vũ quân kiêm giám Thần sách quân, tước Khiêm Quận
Công, thần Phạm Văn Nhân.
Đô Thống chế đội Thị trung của dinh Túc trực thuộc quân Thần Sách, tước
Khiêm Hòa Hầu, thần Nguyễn Văn Khiêm.
Cùng trông coi điều khiển công tác
Quý Lương Hầu, thần Trần Văn Thiêm thuộc bộ Công
Các quan đứng ra trực tiếp cắt đặt mọi việc
Phó Đô Thống chế của Tả dinh thuộc quân Thần sách, tước Trí Tín Hầu, thần
Trịnh Ngọc Trí
Chánh Vệ úy vệ Hữu nhị Thị trung thuộc dinh Túc trực, tước Tường Quang
Hầu, thần Lê Văn Tường
Chánh Vệ úy vệ Hậu nhất Thị trung thuộc dinh Túc Trực, tước Xuyên Thanh
Hầu, thần Nguyễn Phúc Xuyên.
Giao cho thực hiện:
Chánh Vệ úy vệ Nội Trực, thần Trương Văn Phụng
Khâm sai, Phó Cai cơ, tước Quản Trung Hầu các đội thuyền An Nhân Hầu,
thần, Nguyễn Phúc An.
Phó vệ úy vệ Chương Vũ của Tả đồn thuộc quân Thần Vũ, tước Châu Quang
Hầu, thần Nguyễn Văn Châu
Chánh Vệ úy của Tả dinh thuộc quân Thần Sách, tước Khoáng Nhật Hầu, thần
Nguyễn Phúc Khoáng.

[Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Người dịch: Võ Khắc Vãng. Hiệu
đính: Nguyễn Minh Tường]

P.8
PHỤ LỤC 2.6

NỘI DUNG VĂN BIA HOÀNG KHẢO MIẾU


(Thời Gia Long-1804)

1. Nguyên văn:
辛酉夏師復京城壬戌進取北河戎功大定甲子春營治都邑先建
太廟于皇城內之左奉別建皇考廟于皇城內之右特命臣工監督其事以
三月十五日甲辰起工冬十月初六日辛酉告成於以對越時
嘉隆萬萬年之三歲在甲子孟冬穀旦
監督
欽差左軍副將勁德侯臣潘文勁
水軍右水營統制兊金侯臣阮工俄
左軍欽差屬內掌奇正統中屯統德侯臣阮文統
分飭
工部左參知玩理侯臣阮玉玩
肅直營侍中左一衛副衛尉厚德侯臣黎文厚
神策軍左營耀武衛副衛尉權政侯臣阮文權

2. Phiên âm:
Tân Dậu hạ sư phục Kinh thành. Nhâm Tuất tiến thủ Bắc Hà, nhung công
đại định. Giáp Tý xuân dinh trị đô ấp. Tiên kiến Thái Miếu vu Hoàng Thành nội
chi tả, phụng biệt kiến Hoàng Khảo Miếu vu Hoàng Thành nội chi hữu. Đặc
mệnh thần công giám đốc kỳ sự. Dĩ tam nguyệt thập ngũ nhật giáp thìn khởi
công. Đông thập nguyệt sơ lục nhật Tân Dậu cáo thành. Ư dĩ đối việt thời.
Gia Long vạn vạn niên chi tam tuế tại Giáp Tý mạnh Đông cốc đán.
Giám đốc:
Khâm sai Tả quân Phó tướng Kính Đức Hầu, thần Phan Văn Kính.
Thuỷ quân Hữu thuỷ dinh Thống chế Khắc Kim Hầu, thần Nguyễn Công Nga.
Tả quân Khâm sai thuộc nội Chưởng cơ Chính thống Trung đồn Thống
Đức Hầu, thần, Nguyễn Văn Thống.
Phân sức:
Công bộ Tả tham tri Ngoạn Lý Hầu, thần Nguyễn Ngọc Ngoạn.
Túc trực dinh Thị trung Tả nhất vệ Phó vệ uý Hậu Đức Hầu, thần Lê Văn Hậu.
Thần sách quân Tả dinh Diệu vũ vệ Phó vệ uý Quyền Chính Hầu, thần
Nguyễn Văn Quyền.

P.9
3. Dịch nghĩa:
Vào mùa hạ năm Tân Dậu, quân ta đánh chiếm lại Kinh thành. Vào năm
Nhâm tuất, tiến quân ra lấy Bắc Hà, dẹp yên được khắp nơi. Vào mùa xuân năm
Giáp Tý, trong khi xây dựng đô thành, trước hết xây dựng Thái Miếu ở phía trái
bên trong Hoàng Thành, và kính cẩn xây dựng riêng Hoàng Khảo Miếu ở phía
phải bên trong Hoàng Thành.
Giao cho các quan điều khiển công việc xây dựng. Khởi công vào ngày
Giáp thìn, 15 tháng 3 và hoàn tất vào ngày Tân Dậu, mồng 6 tháng 10 mùa Đông
năm ấy.
Một buổi sáng tốt lành của tháng 10 năm Giáp Tý, tức là năm Gia Long
thứ 3.
Các quan đứng ra điều khiển công tác:
Khâm sai Phó tướng Tả quân, tước Kính Đức Hầu, thần Phan Văn Kính.
Thống chế Hữu Thuỷ dinh, Thuỷ quân, tước Khắc Kim Hầu, thần Nguyễn
Công Nga.
- Chưởng cơ Chính thống Trung đồn, Tả quân Khâm sai Thuộc nội, tước
Thống Đức Hầu, thần Nguyễn Văn Thống.
Các quan đứng ra trực tiếp cắt đặt mọi việc:
Tả Tham tri bộ Công, tước Ngoạn Lý Hầu, thần Nguyễn Ngọc Ngoạn.
Phó vệ uý đơn vị Thị trung Tả Nhất vệ thuộc dinh Túc trực, tước Hậu Đức
Hầu, thần Lê Văn Hậu.
Phó Vệ uý vệ Diệu Vũ của Tả dinh thuộc quân Thần Sách, tước Quyền
Chính Hầu, thần Nguyễn Văn Quyền.

[Bản dịch của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Người dịch: Võ Khắc Vãng.
Hiệu đính: Nguyễn Minh Tường]

P.10
PHỤ LỤC 2.7
NỘI DUNG VĂN BIA HƯNG MIẾU
(thời Minh Mạng - 1821)

1. Nguyên văn:
御製
興祖廟碑
嘉隆甲子天下大定我皇考世祖高皇帝初建廟社別建皇祖考廟
於皇城內之右肇祀于今有年兹光紹鴻圖遹追來孝營建世祖廟仍改建
皇祖考廟於其北上廟號曰興祖廟
特命欽差掌象軍领象政郡公阮德川工部右參知陳文性董其事
蠲吉以二月二十日鳩工三月十五日告成于以萃聚昭享垂宗祀
於無窮矣時
明命二年辛巳春三月穀旦

2. Phiên âm:
Ngự chế
Hưng Tổ Miếu bi.
Gia Long giáp tý, thiên hạ đại định, ngã Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng
đế sơ kiến miếu xã, biệt kiến Hoàng Tổ Khảo Miếu ư Hoàng Thành nội chi hữu,
triệu tự vu kim hữu niên. Tư quang thiệu hồng đồ duật truy lai, hiếu dinh kiến
Thế Tổ Miếu, nhưng cải kiến Hoàng Tổ Khảo Miếu u kỳ Bắc, thượng miếu hiệu
viết Hưng Tổ Miếu.
Đặc mệnh Khâm sai Chưởng Tượng quân lãnh tượng chính Quận công
Nguyễn Đức Xuyên, Công bộ Hữu Tham tri Trần Văn Tính đổng kỳ sự.
Quyên cát dĩ nhị nguyệt nhị thập nhật cưu công. Tam nguyệt thập ngũ
nhật cáo thành. Vu dĩ tuỵ tụ chiêu hưởng thuỳ tôn tự ư vô cùng hỹ thời.
Minh Mạng nhị niên Tân tỵ xuân tam nguyệt cốc đán.

3. Dịch nghĩa:
Bài ngự chế bia Hưng Tổ Miếu
Vào năm Giáp Tý niên hiệu Gia Long, khi đã dẹp yên được trong nước
rồi, phụ thân của ta là đức Thế Tổ Cao Hoàng đế trong khi bắt đầu xây dựng đền
miếu, đã xây dựng riêng Hoàng Tổ Khảo Miếu ở phía phải bên trong Hoàng
Thành, thờ tự ở đó đã lâu năm.

P.11
Hiện nay, noi theo kế hoạch lớn lao ngày trước và nhớ đến chữ hiếu, cho
nên xây dựng Thế Tổ Miếu và dời dựng Hoàng Tổ Khảo Miếu về phía Bắc, dâng
miếu hiệu là Hưng Tổ Miếu.
Sai viên quan đứng đầu Tượng quân thống lãnh công việc Tượng Chính là
Quận Công Nguyễn Đức Xuyên, và viên quan Hữu Tham tri bộ Công là Trần
Văn Tính điều khiển công việc.
Chọn ngày tốt là ngày 20 tháng 2 họp thợ khởi công. Đến ngày 15 tháng 3
thì hoàn thành. Làm ra để thờ tự mãi mãi về sau.
Một buổi sáng tốt lành thuộc tháng 3, mùa xuân năm Tân Tỵ, niên hiệu
Minh Mệnh thứ 2.

[Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Người dịch: Võ Khắc Vãng. Hiệu
đính: Nguyễn Minh Tường]

P.12
PHỤ LỤC 2.8
BẢN VẼ KIẾN TRÚC THẾ MIẾU (MẶT ĐỨNG, HƯỚNG ĐÔNG, 1997)

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

P.13
PHỤ LỤC 2.9

SƠ ĐỒ ĐÀN XÃ TẮC

[Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế]

P.14
PHỤ LỤC 3.1
Châu bản thời Minh Mạng năm thứ 22 (1841):
Phủ Tôn nhân khải về điển lễ cúng tế

Nội dung: “Phủ Tôn nhân khải về điển lễ cúng tế”.


Niên đại: Ngày 19 tháng giêng năm Minh Mệnh 22 (1841).
Hình thức Ngự phê:
Châu phê: “Chỉnh lý ngự phục trước sĩ hậu lánh hữu chỉ. Dư điển lễ các
khoản trước tuân tiền dụ biện lý / Việc chỉnh lý ngự phục truyền cho đợi
chỉ riêng. Các khoản ghi về điển lễ thờ cúng truyền tuân theo dụ trước
đây mà làm”.
[Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I]

P.15
PHỤ LỤC 3.2
Châu bản thời Minh Mạng năm thứ 7 (1826)
về việc định ngày tế Giao

Nội dung: “Khâm thiên giám tấu về việc định ngày tế lễ Nam Giao”.
Niên đại: Ngày 9 tháng Giêng năm Minh Mệnh 7 (1826).
Hình thức Ngự phê:
Châu khuyên vào 3 chữ Hán “thập ngũ nhật / ngày 15” .
[Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I]

P.16
PHỤ LỤC 3.3

NHẬT KỲ DÂNG LỄ TẠI CÁC MIẾU TRONG


HOÀNG THÀNH HUẾ

STT TÊN LỄ THỜI GIAN (ÂL) GHI CHÚ


Nhà vua phải
01 Lễ tế hưởng mùa xuân 8/1
trai giới
02 Lễ tế hưởng mùa hạ 1/4
Nhà vua phải
03 Lễ tế hưởng mùa thu 1/7
trai giới
04 Lễ tế hưởng mùa Đông 1/9
05 Lễ tế cáp hưởng 22/12
Lễ kỵ (giỗ) hàng năm tuỳ theo ngày mất của vua
06
sau khi hết tang hoặc hoàng hậu
tuỳ theo ngày sinh của vị
07 Lễ đản
vua đã khuất
Tiết chính đán/ nguyên
08 đầu năm mới
đán
giữa mùa Đông, tuỳ theo
09 Tiết Đông chí
lịch mỗi năm
10 Ngày sóc Ngày 1 hàng tháng
11 Ngày vọng Ngày 15 hàng tháng
12 Tiết Thượng nguyên1 15/1
13 Tiết Thanh minh 15/ 2
14 Tiết Đoan dương2 5/5
15 Tiết Thất tịch3 7/7
16 Tiết Trung nguyên1 15/7

1
Theo các nhà thuật số thì đ ây là ngày vía Thiên Quan, ngư ời ta làm lễ cúng sao, giải trừ tai ách trong
nă m [98; tr. 460]
2
Còn gọi là tết Đoan Ngọ, Đoan Ngũ hay Trùng Ngũ. Có nhiều nguồn gốc lý giải sự tích ngày tết này khởi
nguồn từ Trung quốc. Nhưng nói chung, đối với dân Việt Nam, tết Đoan Ngọ là ngày lễ giữa năm, vào đúng
mùa hè nóng nực, người Việt Nam có nhiều hoạt động để phòng bệnh, trừ tà và làm cỗ cúng gia tiên [98, tr.
150-151]
3
Có xuất xứ từ huyền thoại Ngưu Lang-Chức Nữ của Trung Quốc. Chức Nữ là con gái Ngọc Đế, Ngưu Lang
là một chàng trai chăn trâu có tâm hồn thi sĩ. Hai người yêu nhau và được Ngọc Đế tác thành vợ chồng, song
vì quá đắm say nhau nên sao nhãng công việc, bị Ngọc Đế đày hai người ở hai bờ sông Ngân. Mỗi năm họ chỉ
được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 [98; tr. 424-425]. Dân gian Việt Nam coi đây là câu chuyện đẹp của tình
cảm vợ chồng chung thuỷ.

P.17
17 Tiết Trung thu2 15/8
18 Tiết Trùng dương3 9/9
19 Tiết Hạ nguyên4 15/10
20 Lễ dựng cây nêu5 30/12
Tuỳ theo ngày tháng được
21 Lễ Đăng quang
chọn cho vị vua sắp lên ngôi
22 Lễ Vạn thọ tuỳ theo ngày sinh của vua
Tuỳ theo thời gian do nhà
23 Lễ sách lập hoàng thái tử
vua ấn định
24 Lễ sách lập hoàng hậu Như trên
Thường tổ
chức trước khi
nhà vua được
chôn cất.
Trong trường
hợp vợ vua
Lễ dâng tôn hiệu, thuỵ Tuỳ theo thời gian do nhà
25 mất trước, việc
hiệu và miếu hiệu vua ấn định
dâng tôn thụy
và miếu hiệu
cũng phải được
thực hiện sau
nghi thức này
của vua.
Lễ Ninh lăng (lễ chôn Tuỳ theo thời gian do triều
26
cất) đình ấn định
Kỵ (giỗ) một năm sau khi
27 Lễ Tiểu tường
vua mất
28 Lễ Đại tường Kỵ (giỗ) hai năm sau khi
1
Còn gọi là ngày Xá tội vong nhân hay ngày lễ Vu Lan, có xuất xứ từ một câu chuyện của đạo Phật. Theo đó,
vào ngày rằm tháng Bảy, các tội nhân ở cõi âm được tha tội một ngày nên người dương gian làm cỗ bàn để
cúng gia tiên và cúng thị thực cho cô hồn. Hiện nay, ở Huế, lễ Vu Lan chủ yêu được tổ chức tại chùa, những
người mộ đạo Phật lấy ngày này để báo hiếu cha mẹ.
2
Lễ Trung Thu được tổ chức vào đêm rằm tháng Tám. Trăng đêm rằm tháng Tám được coi là to và trong
sáng nhất trong năm. Dịp này, người ta thường tổ chức nhiều hoạt động và làm trò chơi dành cho trẻ em.
3
Còn gọi là tết Trùng cửu, có xuất xứ từ một truyền thuyết đời Hán ở Trung Quốc. Có người tên Hoàn Cảnh
theo Phi Tràng Phòng học phép tiên. Một ngày nọ, Phi Tràng Phòng bảo Hoàn Cảnh vào ngày 9 tháng 9 sắp
tới, gia đình của Cảnh có họa lớn. Nếu họ lên núi uống rượu, họ sẽ thoát được tai họa. Cảnh làm y lời, rồi ông
thấy tất cả gia súc trong nhà đều đã chết khi ông trở lại. Phòng bảo đó là chúng chết thay chủ. Vì câu chuyện
này, hàng năm người ta tổ chức một cuộc lễ và lên núi thưởng ngoạn. [98, tr.460]
4
Theo lịch xưa, một năm được chia làm tam nguyên: thượng nguyên (rằm tháng Giêng, trùng với dịp cúng
sao giải hạn), trung nguyên (rằm tháng Bảy, trùng với dịp lễ Vu Lan) và hạ nguyên (rằm tháng Mười).
5
Dựng cây nêu để trừ ma quỷ quấy phá vào dịp Tết

P.18
vua mất
Tổ chức sau lễ Đại tường
29 Lễ tế đàm (đoạn tang) một thời gian ngắn (khoảng
dưới 2 tuần)
Sau lễ tế đàm, tuỳ theo thời
30 Lễ Thăng phụ1
gian do triều đình ấn định
Các lễ cáo với tổ tiên
Tuỳ theo thời gian do triều
31 trước khi tế đàn Nam
đình ấn định
Giao, Xã Tắc

(Những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thì nhà vua thân hành đến Thế
Miếu làm lễ. Những năm còn lại trong 12 con giáp: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Hợi thì
nhà vua đến làm lễ tại Thái Tổ Miếu. Tất cả các lễ tế hưởng đều có nhạc và
múa Bát dật).

[Nguồn: Tổng hợp từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam thực lục]

1
Lễ rước thần chủ vào thờ chung ở miếu. Lúc mới chết, vua được thờ riêng, khi đoạn tang mới rước thần chủ
vào thờ chung trong miếu

P.19
PHỤ LỤC 3.4
NHẬT KỲ TẾ ĐẠI TỰ Ở HUẾ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

ST ĐỊA
LỄ TẾ THỜI GIAN TỔ CHỨC GHI CHÚ
T ĐIỂM
Đầu triều Gia Long tế trong
tháng 2 (ÂL) nhưng chưa chọn
ngày nhất định.
Từ năm 1840, bắt đầu chọn
ngày từ tháng 15/3 (AL) trở về
trước
Đàn Nam
1 Tế Giao Bắt đầu từ năm 1849, chọn
Giao
ngày tốt tháng trọng xuân (tức
tháng 2 ÂL) hàng năm làm lễ tế
Giao
Từ năm 1890 bắt đầu đổi lại 3
năm tế Giao một lần vào ngày
tốt trong tháng 2 (ÂL)
Các miếu
trong
Hoàng Năm GL thứ 19, lễ
thành cáp hưởng lấy ngày
Xuân hưởng: ngày 8 tháng
Huế trừ tịch cuối năm.
Lễ Giêng
(Thái Đến năm 1845, vua
hưởng Hạ hưởng, Thu hưởng, Đông
2 Miếu, Thiệu Trị chọn ngày
các hưởng: ngày mồng 1 tháng đầu
Triệu 22 tháng Chạp làm
miếu mùa
Miếu, lễ cáp hưởng để
Cáp hưởng: ngày 22 tháng 12
Thế tránh ngày kỵ vua
Miếu, Minh Mạng
Hưng
Miếu)
Tháng trọng Xuân lấy ngày
Thời Đồng Khánh
trung Mậu, giữa tháng trọng
(1888) chỉ còn tổ
Thu lấy ngày Mậu thượng tuần.
chức thu tế. Thời
Tế Xã Từ năm 1839, chọn ngày Mậu Đàn Xã
3 Thành Thái, sau lễ tế
Tắc thượng tuần tháng 2 (ÂL) Tắc
năm 1894 không
Năm 1848, vua Tự Đức chọn
thấy nhắc đến tế Xã
ngày Mậu trung tuần sau khi tế
Tắc nữa
Giao đến tế đàn Xã Tắc

[Nguồn: tổng hợp từ Đại Nam thực lục và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ]

P.20
PHỤ LỤC 3.5

CÁC LOẠI VẬT ĐỰNG CHÍNH TRONG LỄ TẾ ĐẠI TỰ THỜI NGUYỄN

STT TÊN ĐẶC ĐIỂM SỐ LƯỢNG CHỨC NĂNG LỄ


Dùng vào lễ
Nậm hình con trâu, có nắp, bằng 01 cho mỗi gian thờ
01 Hy tôn Đựng rượu hưởng mùa
đồng mạ vàng. trong miếu1
Xuân ở miếu
Dùng vào lễ
Tượng Nậm hình con voi, có nắp, bằng
02 Như trên Như trên, hưởng mùa Hạ ở
tôn đồng mạ vàng.
miếu
Dùng vào lễ
Trước Nậm không có chân, có nắp, bằng
03 Như trên Như trên, hưởng mùa Thu
tôn đồng mạ vàng.
ở miếu
Dùng vào lễ
Nậm hình cái bầu rượu, có nắp,
04 Hồ tôn Như trên Như trên, hưởng mùa
bằng đồng mạ vàng.
Đông ở miếu
Sơn Nậm hình núi, có nắp, bằng đồng mạ Dùng vào lễ cáp
05 Như trên Như trên,
tôn vàng. hưởng ở miếu
Thời vua Gia Long, lễ ở Viên đàn Trước mỗi án ở miếu Đặt ở Viên đàn
Nam Giao dùng 4 nậm vàng, ở đặt 1 cái (năm 1831, và Phương đàn
Phương đàn dùng 8 nậm bạc. Năm vua Minh Mạng cho (đàn Nam Giao),
06 Nậm Đựng nước lã
1829, vua Minh Mạng cho đổi dùng chế thêm mỗi án thờ ở miếu vào các
đồ sứ, duy cái đầu mũi của tôn thì đế, hậu ở các miếu mỗi ngày kỵ, tiết
làm hình đầu thú, bốn cái nậm ở chỗ thêm 3 ch n 1 dĩa, chính đán, đoan

1
Năm 1831, vua Minh Mạng qui định mỗi gian thờ đặt 5 nậm mỗi thứ 1 cái. Các hạng nậm mỗi thứ 36 cái đều bằng đồng mạ vàng, đủ cả khăn phủ màu vàng
cùng cái giuộc [79, III; tr.178]

P.21
Viên đàn thì bịt vàng (ở án thờ Trời cộng là 72 ch n, 24 dĩa dương, ngày
thì sứ màu xanh, ở án thờ Đất thì sứ đều bằng sứ và pha lê sóc, ngày vọng
màu vàng), 8 cái ở Phương đàn thì tráng màu vàng, vẽ hàng tháng và
bịt bạc. Lễ đàn Xã Tắc thì dùng đồ rồng mây); ở chính vị các lễ kính cáo
làm bằng sứ màu vàng. Lễ ở miếu đàn Xã Tắc trước mỗi khi có sự kiện;
vẫn dùng nậm bằng vàng và bạc1. vị đặt 1 cái; Viên đàn đặt ở chính vị
Các nậm bằng sứ ở vị thờ Trời thì Nam Giao 4 nậm. đàn Xã Tắc,
dùng sắc xanh, ở vị thờ Đất thì dùng Phương đàn đặt 8 nậm
sắc vàng; ở phối vị tả hữu và các vị
tòng tự tả nhất, hữu nhất, tả nhị, tả
tam, tả tứ, tất cả 5 án đều sắc xanh ;
hữu nhị, hữu tam, hữu tứ tất cả 3 án
đều sắc vàng2.
Đặt 4 nậm lớn ở Viên
đàn Nam Giao, 3 chiếc
Bằng sứ. Năm 1829, vua Minh Mạng màu xanh, 1 chiếc màu Đựng rượu3 trong
cho đặt thêm nậm to ở Viên đàn, vàng (không đặt ở nhưng không rót,
Nậm Lễ đàn Nam
07 dùng theo như thứ nậm của họ Hữu Phương đàn Nam Giao chỉ để theo lễ nghi
lớn Giao
Ngu thời cổ; lễ đàn Xã Tắc thì dùng để tỏ nghĩa hơn k m); thời cổ
đồ làm bằng sứ màu vàng đặt ở chính vị đàn Xã
Tắc, trước mỗi vị đặt 1
cái
Lễ ở miếu dùng ch n bằng sứ và pha Trước mỗi án ở miếu
lê tráng màu vàng, vẽ rồng mây; lễ ở đặt 3 cái; trước chính
08 Chén Các lễ Đại tự
đàn Xã Tắc thì dùng đồ làm bằng sứ vị đàn Xã Tắc đặt 3
màu vàng; lễ ở chính vị hoặc phối vị cái; Viên đàn Nam
1
Năm 1831, vua Minh Mạng quy định “Mỗi vị thờ có 1 cái nậm đựng rượu để ở trước thần vị, dùng để rót dâng. Còn như ngày giỗ, mồng một tết, mồng 5 tháng
5, ngày rằm mồng một và khi nhân có việ mà cáo lễ, vẫn dùng nậm đĩa, ch n cũ bằng bạc.” [79, III; tr.178]
2
Ngoài ra, các đồ thờ chế trước như thìa bằng vàng bạc, bát nước bằng sứ thì cứ bày đặt như cũ [79, II;tr. 834]
3
Thực lục II ghi là “đựng nước lã, bày mà không rót. Theo Chu quan thì thái tôn là nậm đời thái cổ bằng sành” [79, II; tr. 834]

P.22
ở Viên đàn Nam Giao đặt ch n dùng Giao đặt 12 ch n vàng;
chất quả bẩu, trong lót vàng. Thời Phương đàn đặt 12
vua Gia Long dùng ch n làm bằng ch n bạc
chất bầu, phía trong ch n, hai trụ,
miệng rót cùng ba chân đều theo kiểu
cổ, dùng chất vàng, vẫn đặt trên đài
vàng. Năm 1829, vua Minh Mạng
cho làm bằng chất bầu trong lót vàng
có đài, đặt trên cái đĩa làm bằng gỗ
bạch đàn hương, hình dáng hơi giống
ch n. Các ch n bằng sứ ở vị thờ Trời
thì dùng sắc xanh, ở vị thờ Đất thì
dùng sắc vàng; ở phối vị tả hữu và
các vị tòng tự tả nhất, hữu nhất, tả
nhị, tả tam, tả tứ, tất cả 5 án đều sắc
xanh ; hữu nhị, hữu tam, hữu tứ tất cả
3 án đều sắc vàng.
Thời vua Gia Long, dùng 12 đài ch n
bằng vàng ở Viên đàn, 24 đài ch n
bằng bạc ở Phương đàn. Năm 1829,
vua Minh Mạng cho đổi 12 đài ch n
vàng sang dùng quả bầu vì theo Lễ
ký, đồ dùng bằng chất sành và quả mỗi nơi 12 cái 12 cái ở Đặt ở Viên đàn
Đài
09 bầu là để tượng tính chất của Trời, Viên đàn, 24 cái ở Đặt ch n và Phương đàn
chén
Đất. Ch n có hai cái trụ chỗ rót và Phương đàn trong lễ tế Giao
chân đều đều theo thức cũ làm bằng
vàng và đặt lên bộ đài vàng. 24 đài
ch n bạc ở Phương đàn thì đổi dùng
đồ sứ pháp lam, đều theo thức cũ lót
bạc bên trong, và đặt lên đài bạc.

P.23
01, để trên mỗi án ở
10 Đĩa Bằng đồng
miếu
Dáng tròn có chân cao và có nắp, làm
bằng sứ hoặc pháp lam tráng men
Trên mỗi án ở miếu đặt
vàng, vẽ rồng mây, lòng trong màu
1 cái; Viên đàn Nam Đựng thái canh Dùng cho lễ đàn
trắng, miệng bịt vàng; lễ ở đàn Xã
Giao đặt 4 cái; Phương (lấy tim con trâu Nam Giao, 5 lễ
Tắc thì dùng đồ làm bằng sứ màu
11 Đăng đàn đặt 8 cái, mỗi án 1 đổ nước nấu chín hưởng ở các
vàng, lễ ở đàn Nam Giao dùng màu
cái; ở chính vị đàn Xã dùng làm thái miếu và lễ đàn
xanh ở án thờ Trời, màu vàng ở án
Tắc trước mỗi vị đặt 2 canh) Xã Tắc
thờ Đất ((3 màu xanh, 1 màu vàng);
cái
Phương đàn đặt 5 màu xanh, 3 màu
vàng.
Trên mỗi án ở miếu và
Đựng hoà canh
8 án ở Viên đàn Nam Dùng cho lễ đàn
(lấy thịt lợn mỗi
Làm bằng đồng chạm rồng mây, mạ Giao đặt mỗi án 2 cái, Nam Giao, 5 lễ
miếng 3 tấc, hoà
12 Hình vàng hoặc bằng sứ; lễ ở đàn Xã Tắc Phương đàn Nam Giao hưởng ở các
muối, các thứ rau
thì dùng đồ làm bằng sứ màu vàng mỗi án đặt 1 cái1; ở miếu và lễ đàn
và ngũ vị dùng
chính vị đàn Xã Tắc Xã Tắc
làm hoà canh)
trước mỗi vị đặt 1 cái
Làm bằng gỗ dáng chữ nhật hình lập
Trên mỗi án ở miếu đặt
phương có đế và nắp, làm bằng gỗ,
1 cái (tất cả có 12 cái);
sơn son thếp vàng, vẽ rồng mây,
ở chính vị đàn Xã Tắc
13 Phủ trong lót thau; lễ ở đàn Xã Tắc thì Đựng xôi Các lễ Đại tự
trước mỗi vị đặt 1 cái,
dùng đồ làm bằng sứ màu vàng và 1
lễ đàn Nam Giao dùng
cái phủ bằng trúc, trong bằng gỗ sơn
12 cái
màu vàng; lễ ở đàn Nam Giao thì

1
Mục Lễ lớn ở đàn Nam Giao ở ội diển tập IV (2005) lại ghi: đàn vuông đặt 8 cái đăng, 12 cái hình [74; IV, tr.238]. Thực lục ghi 12 hình có 6 màu xanh, 6 màu
vàng [79, II; tr. 834]

P.24
dùng 12 cái bằng sứ. Năm 1831, vua
Minh Mạng quy định phủ dùng để
thờ ở miếu sơn son, bịt vàng, vẽ rồng
mây, trong lót thau.
Trên mỗi án ở miếu đặt
Như trên, dáng tròn, chân thấp, có 1 cái (tất cả có 12 cái);
Quỹ/ nắp; lễ ở đàn Xã Tắc thì dùng đồ làm ở chính vị đàn Xã Tắc
14 Đựng cơm Các lễ Đại tự
Quỉ bằng sứ màu vàng, lễ ở đàn Nam trước mỗi vị đặt 1 cái;
Giao thì dùng 12 cái bằng sứ. lễ đàn Nam Giao dùng
12 cái
12 cái để trên mỗi án ở
các miếu (tổng cộng có Dùng cho lễ đàn
144 cái biên); 4 án ở Nam Giao, 5 lễ
Đối với lễ ở miếu dùng loại đan bằng Viên đàn Nam Giao hưởng ở các
tre, dáng tròn, chân cao, có nắp, đặt mỗi án 12 cái; vị miếu và lễ đàn
trong lót đồng, sơn màu vàng, núm tòng tự tả nhất, hữu Xã Tắc. Số
Đựng các thứ quả
15 Biên và vành sơn son thếp vàng; đối với lễ nhất 2 án, mỗi án đều lượng lễ vật
và bánh nướng
ở đàn Xã Tắc dùng đồ làm bằng trúc, 10 cái ; tả nhị, tả tam, đựng bằng Biên
trong lót thau; lễ ở Viên đàn, Phương tả tứ, hữu nhị, hữu tam, ở 8 án trên
đàn dùng Biên đang bằng trúc hữu tứ 6 án, mỗi án Phương đàn
đều 8 cái; Phương đàn Nam Giao giảm
đặt 8 cái; chính vị đàn dần theo vị trí
Xã Tắc đặt 12 cái
Trên mỗi án ở miếu đặt Dùng cho lễ đàn
Tiện bằng gỗ, có hình dáng gần 12 cái (cộng có 144 cái Nam Giao, 5 lễ
giống cái đăng, sơn son thếp vàng vẽ đậu); Viên đàn Nam hưởng ở các
đựng các loại dưa
16 Đậu rồng mây, trong lót thau; lễ ở đàn Xã Giao 4 án đặt 48 cái, miếu và lễ đàn
muối
Tắc và đàn Nam Giao dùng loại bằng Phương đàn đặt 8 cái, Xã Tắc. Lễ vật
sứ án các vị tòng tự đặt 68 đựng bằng đậu ở
cái; chính vị đàn Xã 8 án trên

P.25
Tắc đặt 12 cái Phương đàn
Nam Giao giảm
dần theo vị trí
Trên mỗi án ở miếu đặt
Hình tròn, bằng trúc, bên trong bằng
12 cái; ở chính vị đàn
17 Khay gỗ; lễ ở đàn Xã Tắc thì dùng đồ làm
Xã Tắc đặt 3 cái trước
bằng sứ màu vàng
mỗi vị
Mỗi án Nam
Giao đều phải
Đàn Nam Giao: đ ng
đủ bộ ngũ sự
Kỷ, thần ngự mỗi án 4 cái,
18 Bàn gỗ thấp bằng thiếc, bộ
đ ng kỷ chấp sự mỗi án 2
tam sự bằng
cái.
đồng, đài đốt
nến và tàn, lọng.

[Nguồn: tổng hợp từ Đại Nam thực lục và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ]

P.26
PHỤ LỤC 3.6

CÁC LOẠI LỤA TẾ TRONG LẼ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN

ĐỐI TƯỢNG
STT LOẠI LỤA MÀU SẮC SỐ LƯỢNG
CÚNG TẾ
12 tấm hạng
1
1 Giao tự chế bạch Tê trời Xanh nhất (dài 9
thước)
1 tấm hạng
2 Giao tự chế bạch Tế đất Vàng
nhất
Tế các vị phối
1 tấm mỗi án,
3 Phụng tiên chế bạch hưởng ở hai Trắng
hạng nhất
bên tả hữu
1 mảnh, hạng
Tế thần Đại
Trị thần chế bạch Đỏ nhì (dài 7
minh
thước)
Tế thần Dạ 1 tấm, hạng
4 Lễ thần chế bạch Trắng
minh nhì
11 tấm (mỗi
màu 1 tấm,
Tế thần sao Xanh, đỏ,
riêng màu
5 Lễ thần chế bạch ngôi khắp bầu vàng, đen,
trắng 7 tấm),
trời trắng
hạng ba (dài
5 thước)
Tế thần làm 4 tấm (mỗi
Xanh, trắng,
6 Lễ thần chế bạch mây mưa gió màu 1 tấm),
đen, vàng
sấm hạng ba
Tế thần Thái
13 tấm, hạng
7 Lễ thần chế bạch tuế và Nguyệt Trắng
ba
tướng
Tế thần núi,
4 tấm, hạng
8 Lễ thần chế bạch biển, sông, Trắng
ba
chằm
Tế các vị thần 4 tấm, hạng
9 Lễ thần chế bạch Trắng
núi ba

1
Tên các loại lụa tế đều được viết bằng mực ở đầu tấm lụa để phân biệt. Đàn Nam Giao, các miếu, đàn Xã
Tắc, phải viết vào chế bạch, hạng 1 dùng chữ viết sắc vàng, hạng 2, 3 đều dùng chữ viết sắc bạc, duy có hạng
2 ở Vũ miếu đều dùng sắc son. [74, IV; tr. 223-224]

P.27
Tế các thần ở
3 tấm, hạng
10 Lễ thần chế bạch nơi gò đống Trắng
ba
bến bãi
Tế các vị thần
1 tấm loại 3,
11 Lễ thần chế bạch kỳ trong cả Trắng
hạng ba
nước
Hưởng tự các
1 tấm hạng
12 Phụng tiên chế bạch miếu và các Trắng
nhất
hậu phi
Tế thần Xã tắc mỗi vị 1 tấm,
13 Lễ thần chế bạch Đen
chính phối loại 1
Tế các vị lịch 5 án chính,
14 Lễ thần chế bạch Trắng
đại đế vương mỗi án 1 tấm
1 tấm án
15 Lễ thần chế bạch Tế Tiên sư1 Trắng chính vị,
hạng 1
1 tấm mỗi án,
16 Lễ thần chế bạch Tế Tứ phối2 Trắng
hạng 2
1 tấm ở án
17 Lễ thần chế bạch Tế Vũ miếu Trắng chính vị,
hạng 2

Về tổng số các loại lụa tế và số nguyên liệu, hực lục ghi rõ:
Hằng năm, các lễ tế Giao, tế Miếu đều dùng :
a. Lụa hạng nhất 135 tấm, mỗi tấm dài 9 thước, tất cả là 1.215 thước ; mỗi
thước dệt hết 3 đồng cân 6 phân, tơ công cần dùng 27 cân 5 lạng 4 đồng cân tơ,
do Nội vụ chiếu lĩnh tơ trong kho, thuê thợ dệt thành lụa. Năm 1832, vua Minh
Mạng quy định lại: riêng đối với lụa tế ở đàn tròn Nam Giao, dùng lụa hạng nhất
15 tấm, mỗi tấm tơ nặng 2 lạng, 3 đồng cân 4 phân; ở các miếu dùng lụa hạng
nhất 120 tấm, mỗi tấm nặng 2 lạng 6 đồng cân, 1 phân.
b. Lụa hạng nhì 42 tấm, mỗi tấm dài 7 thước, tất cả là 294 thước, mỗi thước
dùng 3 đồng cân 2 phân tơ.
c. Lụa hạng ba, 96 tấm, mỗi tấm dài 5 thước, tất cả là 480 thước, mỗi thước
dùng 2 đồng cân 8 phân tơ; cộng phải dùng 13 cân 7 lạng 4 đồng cân 8 phân tơ.
[Hai hạng lụa này] vẫn do Bắc Thành theo mẫu mà làm nộp.

[Nguồn: 79, III, tr. 224-225 , 281-282]

1
Tức Khổng Tử
2
Nhan Uyên, Tăng Sâm, Khổng Cáp, Mạnh Nha, 4 học trò của Khổng Tử

P.28
PHỤ LỤC 3.7
CÁC LỄ VẬT CHÍNH TRONG LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN

STT TÊN SỐ LƯỢNG ĐẶC ĐIỂM


01 Lụa "phụng Mỗi vị 1 tấm, dài 9 thước1 Đựng trong hộp ngoài
tiên" màu trắng thếp vàng, trong sơn
son, m p và chân viền
vàng, lễ xong đem đốt
Ngọc bích 01 Màu xanh, hình tròn,
tượng trưng cho trời,
để tế Trời, đàn Nam
Giao, lễ xong cất đi
Ngọc tông 01 Màu vàng, hình vuông,
tượng trưng cho đất, tế
Đất, đàn Nam Giao
Ngọc khuê vàng 01 Màu vàng, tế nền Xã
Ngọc khuê xanh 01 Màu xanh, tế nền Tắc
02 Trâu Viên đàn: chính án dùng trâu non; Lễ tam sinh (trâu, dê,
Phương đàn dùng trâu đực; tổng lợn); 5 lễ hưởng ở
cộng có 4 trâu non, 8 trâu đực; miếu: mỗi án đều dùng
Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng lễ tam sinh, riêng chính
Miếu: mỗi gian 1 con. Thế Miếu: án Thái Miếu, chính án
mỗi gian 3 con Thế Miếu và tả án hữu
án đều đặt thêm 1 trâu
non
03 Dê Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng
Miếu mỗi gian 1 lợn. Thế Miếu:
mỗi gian 3 dê.
Án 2,3,4 bên trái; án 2,3,4 bên
phải Phương đàn Nam Giao mỗi
án 1 con;
Chính án đàn Xã Tắc 1 con
04 Lợn Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng
Miếu mỗi gian 1 lợn. Thế Miếu:
mỗi gian 3 lợn
Chính án Nam Giao:
Án 2,3,4 bên trái; án 2,3,4 bên
phải Phương đàn Nam Giao mỗi
án 1 con;
Chính án đàn Xã Tắc 1 con

1
Xấp xỉ 0.6m [159]

P.29
05 Xôi Viên đàn: 30 mâm, Phương đàn
40 mâm; Triệu Miếu, Thái Miếu,
Hưng Miếu mỗi gian 1 mâm xôi
to, 2 mâm thau đơm xôi lúc Tịch
điền. Thế Miếu mỗi gian 3 mâm
lớn
06 Xôi lúa Tịch Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng
điền Miếu và Thế Miếu mỗi gian 2
mâm
07 Cỗ nấu Tuỳ theo lễ1, mỗi mâm
Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng
Miếu mỗi gian 1 cỗ nấu hạng
có thể gồm khoảng 161
nhất. món nếu là cỗ hạng lớn
Ở Thế Miếu: mỗi gian 03 cỗ nấu
hoặc ít hơn tùy theo
hạng nhất. hạng cỗ, chủ yếu gồm
có các loại thái canh2,
hòa canh3, xôi gạo nếp
và cơm gạo tám4, các
loại quả và bánh
nướng, các loại gừng,
cải trám đen, trám
trắng, củ cải tráng muối
dưa, các loại thịt lợn
nuôi và thịt thú rừng.
Năm 1838, lễ ở chính
vị và phối vị đàn Xã
Tắc đều được đặt thêm
một thái canh và một
huyền tửu, canh được
đựng vào hai cái hình,
thêm 12 cái biên đậu, 1
phủ và 1 quỷ, nhưng
bớt giấy vàng bạc, trầu
nươc và các loại quả.
08 Giấy vàng giấy Khoảng trên 2000 tờ các loại, Được chia làm các
bạc dâng cúng trong dịp tiết Chính hạng lớn, vừa và nhỏ
đán và Trung nguyên, ngày mồng
3 lễ xong thì hoá.
09 Đồ mã của vua Mỗi vị 01 bộ Gồm có mũ, áo, hài,
và hoàng hậu đai, khăn bịt chân tóc,

1
Những lễ lớn là lễ hưởng, tiết chính đán, đoan dương, ngày sinh, ngày kỵ
2
Dùng tim trâu đổ nước nấu chín
3
Lấy thịt lợn mỗi miếng 3 tấc, hòa muối nấu với các thứ rau và ngũ vị
4
Dùng gạo nếp gạo tẻ ở ruộng Tịch Điền, gạo nếp ở Bắc Thành

P.30
xiêm, giày, hòm
đựng...
10 Nhà táng giấy 01
11 Các loại trầm Tuỳ theo lễ Thái ra từng phiến, trộn
hương, tốc đều rồi đốt trong lư
hương, bạch hương và con lân đồng
đàn hương
12 Các thứ quả 1-5 mâm đặt ở mỗi gian, tuỳ theo
lễ
13 Bánh chưng, 1-2 đôi hạng nhất và hạng nhì, đặt
nem thịt ở mỗi gian, chủ yếu vào các dịp
tiết dựng cây nêu, chính đán,
thượng nguyên...
14 Đèn lồng Xung quanh Viên đàn dùng đ n Căng sa hạng lớn và
lồng hạng nhỏ; các cửa đàn dùng hạng vừa. Năm 1830, ở
đ n lồng hạng lớn và đ n mãn 4 góc thành thứ 3 Giao
đường; xung quanh Phương đàn đàn chế thêmm mỗi
dùng đ n bài. Thế Miếu: khoảng góc đểu 1 cái đ n có
24 cái, treo trên sân và 3 tầng gác cần hạng lớn, bên tả
Hiển Lâm, đốt đ n đuốc suốt đêm Thần trù đặt thêm Thần
khi có lễ để tỏ ý tôn kính. khố làm nơi để bản
văn, ngọc lụa và cái
biên, cái đậu.

Các con sinh (trâu, dê, lợn) được chăn nuôi 3 tháng, cấp thêm 18 cái lọng đỏ,
thừng gai đỏ 18 sợi, bắt dân phu Thừa Thiên thường ngày đem trâu, dê ra tắm rửa.
Trước một ngày sai hoàng tử tước công mặc triều phục cùng quan bộ Lễ và quan
phủ Thừa Thiên đến nhà Thần trù xem x t.
Trên các loại lụa tế đều được viết bằng mực ở đầu tấm lụa để phân biệt. Buổi
đầu mới áp dụng tế ngọc và lụa, triều đình quy định trên mỗi đầu tấm lụa viết mực
màu đen. Năm 1831, vua Minh Mạng đổi lại: chế bạch hạng 1 dùng chữ viết sắc
vàng, hạng 2, 3 đều dùng chữ viết sắc bạc, duy có hạng 2 ở vũ miếu đều dùng sắc
son.

[Nguồn: tổng hợp từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ]

P.31
PL. 3.8

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC ÁN THỜ TRONG LỄ TẾ GIAO (1915)

[Nguồn: Tác giả tổng hợp thông tin từ BAVH 1915 và mô tả của sử liệu.
Lê Phước Tân và Hoàng Ngọc Sơn thực hiện bản vẽ]

P.32
CHÚ THÍCH SƠ ĐỒ 3.8

1. Thần ngự -lộ


2. Ngự-lộ
3. Đại-thứ
4. Liệu-sở
5. Ế-sở
6. Liệu-trụ
7. Hoàng-ốc
8. Ấn thờ Trời
9. Ấn thờ Đất
10. Lò đốt đồ
11. Án thờ chúa Nguyễn-Hoàng
12. Án thờ vua Gia-Long
13. Án thờ vua Minh-Mạng
14. Án thờ vua Thiệu-Trị
15. Án thờ vua Tự-Đức
16. Lò đốt
17. Ghế chấp-sự
18. Lư trầm
19. Chúc-án
20. Nội hương-án
22. Tiểu-thứ
23. Án thờ thần Mặt trời
24. Án thờ thần Mặt trăng
25. Án thờ thần Tinh-tú trên bầu trời
26. Án thờ thần Núi Sông
27. Án thờ thần Mây-Mưa-Gió-Sấm-Sét
28. Án thờ thần Gò Đống Mồ mã
29. Án thờ thần Năm tháng
30. Án thờ các vị thần trong thiên hạ.
a. Ngự lập vị.
b. Chỗ vua dâng lễ và lạy.
c. Bái vị.
d. Chính hiến vị.
e. Phúc ẩm vị.
f. Lập vị.
g. Vọng liệu vị.

P.33
PHỤ LỤC 3.9
SƠ ĐỒ QUY HOẠCH THẾ TỔ MIẾU VÀ VỊ TRÍ CÁC ÁN THỜ
HIỆN NAY

CHÚ THÍCH: Thứ tự các án thờ trong Thế Tổ Miếu


1. Án thờ vua Gia Long (sinh 1762- mất 1820)
2. Án thờ vua Minh Mạng (sinh 1791- mất 1841)
3. Án thờ vua Thiệu Trị (sinh 1807- mất 1847)
4. Án thờ vua Tự Đức (sinh 1829- mất 1883).
5. Án thờ vua Kiến Phúc (sinh 1869- mất 1884).
6. Án thờ vua Đồng Khánh (sinh 1864- mất 1889).
7. Án thờ vua Khải Định (sinh 1885- mất 1925).
8. Án thờ vua Hàm Nghi (sinh 1871, làm vua đến 11/1885, mất 1943)
9. Án thờ vua Duy Tân (sinh 1900, làm vua đến 4/1916, mất 1945)
10. Án thờ vua Thành Thái (sinh 1879, làm vua đến 6/1907, mất 1954)
[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ sử liệu]

P.34
PHỤ LỤC 3.10
SƠ ĐỒ THẾ THỨ CÁC VUA NGUYỄN (1802-1945)

6 4

8 7 9 5

12 10

13 11

[Nguồn: Tác giả cập nhật thông tin dựa trên sơ đồ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế]

P.35
PHỤ LỤC 3.11
SO SÁNH TRÌNH TỰ NGHI THỨC CÁC LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN
(1802-1945)

LỄ TẾ XÃ
STT NGHI THỨC LỄ TẾ GIAO LỄ TẾ MIẾU
TẮC
Lễ quán tẩy (rửa
1
tay)
Phần sài, ế mao
huyết (thui con
2 x 0 x
sinh1 và chôn
lông, huyết)
Lễ thượng hương2, Tấu bài
3 Tấu bài An Thành Tấu bài Hàm Hòa
nghinh thần Diên Phong
Nghi thức
này và nghi
Lễ tế Miếu chỉ
Lễ Điện ngọc bạch thức Sơ hiến
Tấu bài Triệu dâng lụa, không
4 (Dâng ngọc và lễ có chung
Thành dâng ngọc.
lụa) một lần tấu
Tấu bài Gia Hòa.
nhạc, tấu bài
Tuy Phong3
Nghi thức
Dâng cỗ tế Tấu bài Đăng Nghi thức này
5 này không
(Lễ tấn/tiến trở) Thành không tấu nhạc
tấu nhạc
Dâng tuần rượu Múa Bát dật võ, Múa Bát dật võ. Tấu bài Tuy
6
đầu (Sơ hiến lễ) tấu bày Mỹ Thành Tấu bài Thọ Hòa4 Phong (sau

1
Con vật tế
2
Trước đó, hai lễ Phần sài và Thướng hương có hai bài Hiển thành và Cảnh thành, năm 1830, vua Minh
Mạng cho bỏ bớt để đủ chín khúc nhạc [79, III; tr. 120]
3
Năm 1855, vua Tự Đức đổi lại là Hưng Phong
4
Năm 1839, vua Minh Mạng đổi lại là ường hòa

P.36
này là Hưng
Phong), múa
Bát dật võ
Độc chúc (đọc Tất cả yên
7 Tất cả yên lặng Tất cả yên lặng
chúc văn) lặng
Tấu bài Thụy Tấu bài Tư
Dâng tuần rượu Múa Bát dật văn
8 Thành. Múa Bát Phong, múa
thứ hai (Á hiến lễ) Tấu bài Dự Hòa
dật văn. Bát dật văn
Dâng tuần rượu Tấu bài Vĩnh Tấu bài Mậu
Múa Bát dật văn
9 thứ ba (Chung Thành. Phong, múa
Tấu bài Ninh Hòa
hiến lễ) Múa Bát dật văn. Bát dật văn
Nghi thức
Dâng trà Nghi thức này
10 Tấu bài Mỹ Hòa này không
(Hiến trà) không tấu nhạc
tấu nhạc
Tấu bài Doãn Tấu bài Hòa
11 Triệt soạn (hạ cỗ) Tấu bài Túc Hòa
Thành Phong
Nghi thức
Nghi thức này
12 Tạ thần Tấu bài An Hòa này không
không tấu nhạc
tấu nhạc
Nghi thức này và
Tấu bài Tuy nghi thức đốt văn
Tấu bài Dụ
13 Tống thần Thành, sau đổi là tế có cùng chung
Phong
Hi Thành một lần tấu nhạc,
tấu bài Ứng Hòa
Tấu bài
Đốt văn tế
14 Tấu bài Hựu Thành Tấu bài Ứng Hòa Khánh
(Phần hóa)
Phong

P.37
Ngoài ra, khi lễ tế Giao kết thúc, nhà vua hồi cung, nhạc tấu bài Khánh Thành.
Cụ thể, diễn biến chính của các cuộc lễ có thể tóm tắt như sau:
Lễ tế Giao
Để chuẩn bị cho lễ tế Giao, ba ngày trước khi tế, triều đình làm lễ đại triều ở
điện Thái Hòa để các quan thề trai giới. Hai ngày trước khi tế sẽ có lễ tế cáo yết ở
Thái miếu để dâng hương và báo với tổ tiên về việc tế Trời.
Một ngày trước khi tế, nhà vua sẽ cử một vị quan làm thủ hộ Kinh thành trong
thời gian vua xuất cung đi tế Trời. Hữu ty chuẩn bị lỗ bộ đại giá. Đến giờ, vua lên
kiệu ra cửa Hữu Túc, điện Càn Nguyên nổi chuông nổi trống. Khi vua ra đến cửa
Kinh thành, phát chín tiếng ống lệnh. Quan thủ thành mặc phẩm phục quỳ đưa. Khi
kiệu qua sông đến bờ Nam, chuông trống ngừng. Đến cửa Bắc của đàn, quan bồi tế
mặc phẩm phục quỳ đón. Ở Trai cung nổi chuông cho đến khi vua đến Trai cung thì
chuông ngừng. Đoàn ngự đạo rước vua đi tế Nam Giao có khi lên đến hơn 1000
người với voi, ngựa và nhiều loại cờ xí, binh khí, lọng, liễn, âm nhạc, v.v..được sắp
xếp theo đội hình rất quy củ.
Khi đoàn ngự đạo rước vua đến Trai cung, Hữu ty chịu trách nhiệm đặt lỗ bộ
pháp giá theo nghi thức. Chánh phó sứ phù liễn mỗi chức một người; từ đô thành
đến Trai cung có lính giữ trật tự dọc đường (lính vệ tất); đặt nhã nhạc nhưng không
cử nhạc; khi xa giá đến, trăm quan quỳ đón ở bên trái đường.
Đến ngày tế, trước khi mặt Trời mọc 7 khắc, Khâm thiên giám báo giờ. Ở Trai
cung nổi chuông. Đến ngày tế, vua đội mũ cửu long, mặc áo bào vàng, đai ngọc,
xiêm vàng, lên đàn làm lễ. Các quan dự tế đều mặc triều phục.
Thượng thư tước quận công giữ việc dâng rượu ở hai tòng vị tả hữu; các quan
tam phẩm trở lên bồi tế được đứng ở tầng thứ ba, từ quan tứ phẩm trở xuống đúng ở
nền vuông dưới cùng.
Tầng thứ ba: ở trước bày tàn tròn màu vàng 12 cái các loại.
Hai bên các lối bậc cấp ở Viên đàn dựng cờ tứ sắc.
Ở các lối bậc cấp ở Phương đàn thì dựng cờ tứ sắc hạng lớn, mỗi cửa hai lá,
màu cờ được chọn theo phương hướng [79, I; tr. 692]
Tầng thứ hai, Đông và Tây mỗi bên đặt một bộ âm nhạc của dàn Tiểu nhạc,
mỗi bộ 8 người. Tầng thứ ba, Đông và Tây mỗi bên đặt một chuông lớn và một
trống lớn. Người đánh chuông đánh trống thì dùng hai quản vệ Thị trung. M dưới
chuông trống mỗi bên đặt một bộ đại nhạc trống k n, mỗi bộ 7 người.
Trình tự nghi thức tế Giao thường gồm: Quán tẩy (vua rửa tay), Phần sài - Ế
mao huyết (chôn lông và huyết của con sinh), Thượng hương (dâng hương), Nghinh
thần (đón thần) (được tiến hành ở Phương đàn), Điện ngọc bạch (dâng ngọc và lụa),
Tấn trở (dâng cỗ), Sơ hiến (dâng rượu lần đầu), Độc chúc (đọc văn tế), Phân hiến
(làm lễ ở các án), Á hiến (dâng rượu lần hai), Chung hiến (dâng rượu lần ba), Tứ
phúc tộ (ban rượu, thịt) (được tiến hành ở Viên đàn), sau đó vua xuống Phương đàn
và tiếp tục các nghi thức Triệt soạn (hạ cỗ), Tống thần (tiễn thần) và Phần hoá (đốt
văn tế, lụa tế). Trong quá trình tế, ngoài phần tấu nhạc còn có múa Bát dật văn và
Bát dật võ. Tất cả đều áo mũ sẵn sàng chia nhau đứng ở phía Nam đàn Nam Giao ở
cấp thứ ba, hai bên Đông, Tây cùng hướng vào nhau.

P.38
Khi làm lễ, ở tuần rượu lễ đầu (sơ hiến lễ), khi người giữ chuông đánh 3 tiếng
chuông lớn, âm nhạc cử lên; vũ sư ở hai bên Đông, Tây đều giơ cờ tinh lên dẫn vũ
sinh tới trên thềm, chia ra hai bên trái, phải đứng sau hàng ca công, đều quay mặt về
phía Bắc, dàn làm 8 hàng múa mộc và búa. Ca công tấu bản nhạc xong thì người giữ
khánh đánh 3 tiếng khánh lớn, vũ sư dẫn vũ sinh lui về chỗ cũ.
Ở tuần rượu lễ thứ nhì (á hiến lễ), vũ sư ở hai bên Đông và Tây đều giơ cờ tiết
lên dẫn vũ sinh tới hàng, múa ống sáo và cờ vũ, trình tự cũng như tuần rượu đầu.
Tuần rượu sau cùng, cũng múa như tuần thứ nhì, rồi đều lui đứng chỗ cũ.
Làm lễ xong, vua trở về Trai cung, trăm quan làm lễ khánh thành, rồi vua hồi
loan. Lúc này mới cử nhã nhạc, trăm quan quỳ đưa ở bên đường. Các quan làm lễ
khánh thành. Khi kiệu trở về, ở Trai cung nổi chuông cho đến khi vua ra đến cửa
Bắc của đàn. Các quan đều quỳ đưa. Khi vua về đến Kinh thành, phát chín tiếng ống
lệnh, nổi chuông nổi trống cho đến khi vua vào đến Tử Cấm Thành. [79, II; tr. 240]
Sẽ có một lễ cáo ở Thái miếu như lúc đầu về việc tế Trời đã hoàn tất.
Kết thúc lễ tế Giao, ngoài chín nhạc chương tấu trong quá trình làm lễ, còn có
một nhạc chương được tấu khi lễ thành và tiễn vua hồi cung.
Lễ tế miếu
Ngày làm lễ, đầu canh năm, quan Hữu tư và ty Từ Tế đến miếu để bày các lễ
phẩm. Biền binh bày lỗ bộ, nghi trượng. Ca sinh, nhạc sinh đều đến trước sân đứng
ở hai bên trái, phải. Các thành viên được tham dự lễ tế với những nhiệm vụ khác
nhau đều mặc triều phục đến miếu chờ. Các quan văn lục phẩm, võ ngũ phẩm trở
xuống đều mặc phẩm phục đến quỳ ở hai bên đường gạch hồ Thái Dịch để chờ đón
vua đi qua. Thị vệ được xếp hàng để dẹp đường cho vua đi. Kiệu vua đặt sẵn ở dưới
thềm gian giữa điện Cần Chánh. Hai bên điện bày các loại cờ, quạt, phất trần theo
đúng nghi thức. Lọng vàng và nhã nhạc đều chờ ở hai bên trái, phải trước sân.
Vua đội mũ cửu long, áo hoàng bào, đai ngọc, cầm ngọc trấn khuê lên ngai ở
điện Cần Chánh. Kiệu được đưa lên thềm gian chính giữa điện. Khi nhà vua bắt đầu
lên kiệu, lầu Ngọ Môn nổi chuông trống. Kiệu vua ra ngoài Đại Cung Môn, bắn 7
tiếng ống lệnh. Theo nghi thức, các quan bộ Lễ đi trước kiệu vua. Khi đoàn rước đến
đoạn rẽ sang miếu, chuông trống nghỉ.
Nếu có lễ ở Thế miếu, hai bên trong cửa trên thềm Hiển Lâm Các trải chiếu lễ,
đợi rước nhà vua đến bái vị1, thì hoàng tử hoàng thân làm bồi tự đều ở trong cửa
gác, các quan văn tứ phẩm, võ tam phẩm trở lên đều ở trên thềm ngoài cửa gác, chia
ra đứng chực hai bên trái và bên phải, đến giờ đều theo ban lần lượt tuỳ bái, dẫn
đường, chầu hầu, nghi tiết đều chực hầu ở trên thềm gác Đông gác Tây điện (tức
thềm gác chuông và gác trống hai bên trái và phải Hiển Lâm Các) làm chấp sự; các
quan văn tứ phẩm, ngũ phẩm, võ tứ phẩm trở xuống, đều phải quỳ hai bên đường
đón đưa nhà vua khi đi và khi về. Còn các viên tập ấm và văn vũ tứ ngũ phẩm làm
hậu bái tại các ban tòng tự. Cho dù trong trường hợp mưa gió, mọi thành viên vẫn
phải theo những quy định trên mà tiến hành theo đúng nghi lễ.

1
Vị trí nhà vua làm lễ

P.39
Trước khi tiến hành làm lễ, nhà vua làm nghi thức “quán tẩy” (rửa tay) do một
viên thị vệ dâng nước lên. Rửa tay xong, vua lên thềm phía Đông của miếu và thực
hiện các nghi thức theo trình tự đã nêu ở trên.
Các vũ sinh chia hàng đứng ở phía dưới chỗ treo nhạc khí ở hai bên Đông, Tây
hướng vào nhau. Khi dâng tuần rượu thứ nhất, người giữ chuông đánh 3 tiếng
chuông to, nhạc cử lên thì vũ sư về điệu võ cầm cờ tinh dẫn vũ sinh đến chỗ lát gạch
bên trái và bên phải trước sân miếu, quay mặt phía Bắc [hướng vào trong miếu]
đứng thành 8 hàng, múa khiên và búa. Khi ca sinh tấu bản nhạc xong, người giữ
khánh đánh 3 tiếng khánh to, thì những người múa đều trở về đứng chỗ cũ. Đến tuần
rượu thứ hai, vũ sư về điệu văn cầm cờ tiết dẫn vũ sinh vào hàng, múa sáo tre và cờ
vũ. Tuần rượu cuối cùng cũng được thực hiện cũng như tuần rượu thứ hai.

Lễ tế Xã Tắc
Dù có vua thân hành đến tế hay không thì trước lễ một ngày, tất cả các quan bồi
tự, chấp sự đều phải đến đàn tế để tập dượt các nghi tiết. Những quan viết chữ tốt ở
viện Hàn Lâm cũng phải đến đó ngày trước lễ để tối hôm ấy mặc lễ phục làm lễ đề tên
bài vị. Cũng như lễ tế Giao và tế miếu, tất cả mọi người tham dự lễ tế Xã Tắc đều phải
trai giới trước ngày cử hành cuộc lễ. Chính bản thân nhà vua phải trai giới một ngày ở
trong cung, các quan bồi tự thì cũng phải trai giới ở công thự. (74, IV; tr. 349]. Đối
với lễ tế Xã Tắc ở các trực tỉnh, các quan tỉnh cũng phải giữ chay sạch từ trước.
Vào đầu chiều hôm ấy, Thái thường tự rước văn tế đến điện Cần Chánh xin phê
duyệt. Hộ vệ Ty loan nghi sắp đủ long đình, tán lọng nghi trượng đem đến đàn Xã
Tắc. Tam sinh và vật phẩm dùng làm tế thần cũng được các quan kiểm tra kỹ lưỡng.
Đêm ấy, nhân viên Bộ lễ và Hàn lâm viện đều có mặt tại Xã Tắc để viết bài vị.
Sau khi đồ ngự giá, lỗ bộ đã bày trước Đại Cung Môn, đúng giờ, các quan bộ
lễ tâu mời vua xuất cung. Nhà vua đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào, đai ngọc,
cầm trấn ngọc khuê từ điện Cần Chánh ra ngồi trên ngai. Vị quản vệ ty Loan giá mời
vua lên ngự liễn. Quan quân thị vệ dàn đi trước, một số theo hầu sau. Nhã nhạc bày
ra nhưng không nổi nhạc. Khi vua ra khỏi Đại cung môn, bảy phát súng lệnh ở Kỳ
Đài bắn lên, lầu Ngọ Môn nổi chuông trống.
Diễn tiến cũng như lễ tế Giao và tế miếu, cũng có những Lễ cáo, trai giới và
phần chính buổi lễ là: Nghênh thần, Điện ngọc bạch, Hiến tước, Tứ phúc tộ, Tống
thần. Trong đó Hiến tước dâng ba tuần rượu và có múa Bát dật nhưng lụa ngọc đều
dùng màu đen. Khi dâng tuần rượu đầu có múa vũ sinh. Khi dâng tuần rượu thứ hai
và tuần lễ cuối cùng thì múa văn sinh.
Thường thì trước khi có lễ, hội đồng bộ Lễ sẽ đưa bản văn chúc đã được viết sẵn
dâng lên vua, chính tay nhà vua sẽ tự điểm lấy rồi cho đưa đến đặt ở nơi tế. Các văn
chúc về lễ tế tự hưởng đều điền tên vua trước 1 ngày. Văn chúc về ngày kỵ thì 3 tháng 1
lần điền tên vua vào; Đối với những lễ do chính nhà vua thân hành đến làm lễ, việc đọc
chúc sẽ do một quan Tam phẩm thuộc Thái Thường Tự đảm nhận;

[Nguồn: Tổng hợp từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam thực lục]

P.40
PHỤ LỤC 4.1
SƠ ĐỒ ĐÀN XÃ TẮC ĐƯỢC TÔ MÀU MẶT NỀN
(giả định theo sử liệu)

HỒ XÃ TẮC

Thủy Kim
Mộc

Thổ

Hỏa

[Nguồn: Tác giả tổng hợp thông tin từ sử liệu]

P.41
PHỤ LỤC 4.2
MỘT SỐ VẬT ĐỰNG DÙNG TRONG NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN
Ở HUẾ

1.& 2. Soạn bàn (bằng gỗ); 3. Đậu (bằng gỗ) 4. Biên (bằng tre) 5. Phủ (bằng gỗ).
6. Quỹ (bằng gỗ) 7. Đăng (bằng sứ mạ vàng). 8. Hình (bằng đồng mạ vàng)
[Nguồn: BAVH 1915 và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục]

P.42
Ảnh 2.1: Bia Nam giao điện bi ký tại Bảo tàng
Lịch sử quốc gia, Hà Nội
(Nguồn: tác giả chụp ngày 12/8/2013)

Ảnh 2.2: Di chỉ đàn Nam Giao nhà Hồ ở Thanh Hóa


Nguồn: Nguyễn Hoài Nam(Trung tâm Bảo tồn Di sản
thành Nhà Hồ)

P.43
Ảnh 2.3: Đàn tế Trời của nhà Tây Sơn ở Bình Định được phục dựng
năm 2011-2012 (Nguồn: Internet)

Ảnh 2.4: Núi Bân


(Nguồn: tác giả chụp ngày 13/3/2015)

P.44
Ảnh 2.5: Dấu vết gạch và nền móng cũ ở núi Bân (Huế)
(Nguồn: tác giả chụp ngày 20/1/2013)

Ảnh 2.6: Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh


(xây dựng lại năm 1989) (Nguồn: Internet)

P.45
Ảnh 2.7: Đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng ở
Thanh Hóa, xây dựng năm 2011 (Nguồn: Internet)

Ảnh 2.8: Ô thơ trên điện Thái Hòa

Phiên âm:
Khai cơ toàn võ lược,
Cầu trị xiển văn công.
Vạn tính đồng chiêm ngưỡng,
Quang thiên hóa nhật trung.

Dịch nghĩa:
Mở mang cơ đồ bằng võ và mưu lược
Trị nước xin đề cao nghiệp văn
Muôn dân cùng chiêm ngưỡng
Bầu trời sáng lên vì có mặt trời.

P.46
Ảnh 2.9: Đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 3/10/2015)

Ảnh 2.10: Thẻ bằng đồng treo cây thông ở đàn Nam Giao Huế
(Nguồn: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế)

P.47
Ảnh 2.11: Triệu Miếu
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 7/9/2011)

Ảnh 2.12: Thái Miếu


(Nguồn: Tác giả chụp ngày 31/7/2015)

P.48
Ảnh 2.13: Hưng miếu (Hoàng thành Huế)
(Nguồn: Hoàng Ngọc Sơn)

Ảnh 2.14: Bia Thái Miếu


(Nguồn: Tác giả chụp ngày 31/7/2015)

P.49
Ảnh 2.15: Hai tấm bia ở Hưng Miếu
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 31/7/2015)

Ảnh 2.16: Thế Miếu (khoảng 1919-1925)


(Nguồn: Internet)

P.50
Ảnh 2.17: Một góc Thế Miếu và nhà thờ Thổ Công nhìn
từ Cửu đỉnh (khoảng đầu thế kỷ 20)
(Nguồn: Internet)

Ảnh 2.18: Vị trí đàn Xã Tắc ở góc tây bắc trong Kinh thành Huế
(Nguồn: Internet)

P.51
Ảnh 2.19: Đàn Xã Tắc Huế năm 1914
(Nguồn: Internet)

Ảnh 3.1: Phủ Tôn Nhân và Hội đồng Tôn Nhân


Phủ cũng các quan chức Pháp (1929)
(Nguồn: AAVH, online)

P.52
Ảnh 3.2: Lễ Bộ Đường triều Nguyễn
(Nguồn: Internet)

Ảnh 3.3: Đoàn ngự đạo rước vua đi tế Nam Giao năm 1915
(Nguồn: BAVH 1915)

P.53
Ảnh 3.4: Tượng Đồng nhân (phục chế)
(Nguồn: tác giả chụp ngày 15/9/2015)

Ảnh 3.5: Một nhóm nhạc công trong lễ tế Giao 1924


(Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)

P.54
Ảnh 3.6: Múa Bát dật trong lễ tế Nam Giao, 1915
(Nguồn: BAVH 1915)

Ảnh 3.7: Vua Khải Định trong trang phục tế Giao (1924)
(Nguồn: Internet)

P.55
Ảnh 3.8: Một bộ trang phục tế Giao đầy đủ của vua Nguyễn (1915)
(Nguồn: BAVH 1915)

P.56
Ảnh 3.9: Lễ tế Giao năm 1924
(Nguồn: Internet)

Ảnh 3.10: Sân Thế Miếu-Hiển Lâm Các trước


kỳ lễ, khoảng đầu thế kỷ XX
(Nguồn: Internet)

P.57
Ảnh 3.11 Trang trí một gian thờ tại
Thế Tổ Miếu
(Nguồn: tác giả chụp ngày 18/5/2009)

Ảnh 4.1: Thái Miếu Trung Quốc


(Nguồn: Zheng Zhihai and Qu Zhijing (1993), The
Forbidden City of Beijing, China Today Press, Beijing).

P.58
Ảnh: 4.2: Tông miếu triều Joseon Hàn Quốc
(Nguồn: The Preservation Society of the Jongmyo Royal
Ancestral Rite (2005), Jongmyo Royal Ancestral Shrine-
Jongmyo Royal Ancestral Rite, Seoul, Korea),

Ảnh 4.3: Đàn Xã Tắc Trung Quốc


(Nguồn: Internet)

P.59
Ảnh 4.4: Hoàng khung vũ đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 28/9/2013)

Ảnh 4.5: Trống đá ở đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 28/9/2013)

P.60
Ảnh 4.6: Đàn Xã Tắc triều Joseon, Hàn Quốc
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 28/9/2013)

Ảnh 4.7: Trang trí hồ lô trên nóc Thế Miếu


(Nguồn: tác giả chụp ngày 5/9/2011)

P.61
Ảnh 4.8: Trang trí thơ văn trên kiến trúc Thế Miếu
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 8/12/2013)

Ảnh 4.9 Trang trí đầu máng xối


trên nóc Thế Miếu
(Nguồn: tác giả chụp ngày 5/9/2011)

P.62
Ảnh 4.10 Thế Miếu nhìn từ thềm Hiển Lâm Các
và Cửu đỉnh
(Nguồn: tác giả chụp ngày 23/8/2041)

Ảnh 4.11: Khai quật khảo cổ đàn Xã Tắc ở Huế, 2008


(Nguồn: Tác giả chụp ngày 10/9/2008)

P.63
Ảnh 4.12: Bia Thái Xã Chi Thần
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 8/12/2008)

Ảnh 4.13: Đàn Xã Tắc triều Nguyễn ở Huế sau


khi phục hồi
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 1/4/2010)

P.64
Ảnh 4.14: Lễ tế Giao 2008
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 4/6/2008)

Ảnh 4.15: Lễ vật tam sinh tại lễ tế Giao 2014


(Nguồn: Tác giả chụp ngày 17/4/2014)

P.65
Ảnh 4.16: Lễ tế Xã Tắc 2014
(Nguồn: tác giả chụp ngày 18/3/2014)

Ảnh 4.17: Một số bài vị đặt ở Viên đàn trong


lễ tế Giao 2014
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 17/4/2014)

P.66
Ảnh 4.18: Sự quan tâm của cộng đồng và vai trò của
lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong lễ tế Giao
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 17/4/2014)

Ảnh 4.19: Người dân dâng hương tại lễ tế Giao 2014


(Nguồn: Tác giả chụp ngày 17/4/2014)

P.67
Ảnh 4.20: Người dân làm lễ ở Phương đàn trong
lễ tế Giao 2014
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 17/4/2014)

Ảnh 4.21: Một lễ kỵ ở Thế Miếu do Nguyễn Phúc Tộc


tổ chức (năm 2006)
(Nguồn: Tác giả chụp ngày 6/2/2006)

P.68

You might also like