You are on page 1of 15

Thống kê mô tả

(kèm file thongkemota1.sav, thongkemota2.sav)

1. Lập bảng tần số (xem trong file Chủ đề 1 HD Vi du ve Recode.docx)


2. Lập bảng tần số đồng thời tính toán các đại lượng thống kê mô tả
Việc lập bảng tần số đồng thời tính toán các đại lượng thống kê mô tả chỉ áp dụng cho biến định
lượng.
B1: Từ menu, chọn Analyze > Descriptive Statistics > Frequencies. Chọn biến định lượng c3 và
đưa biến này vào ô Variables.

B2: Nhấn nút Statistics… để tiếp tục mở hộp thoại tính các đại lượng thống kê mô tả như hình sau:

B3: Trong hộp thoại này, nhấp chuột vào các ô vuông để chọn các đại lượng thống kê cần tính như:

1
Liên quan đến Central Tendency (đo lường mức độ tập trung) có 4 mục chọn:
- Mean: Trung bình cộng
- Median: Trung vị
- Mode: Mốt
- Sum: Tổng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu
Liên quan đến Dispersion (đo lường độ phân tán) có 4 mục chọn:
- Standard deviation (Std. Deviation): Độ lệch chuẩn
- Variance: Phương sai
- Range: Khoảng biến thiên
- Minimum: Giá trị nhỏ nhất
- Maximum: Giá trị lớn nhất
- Standard Error mean (S.E. mean): Sai số chuẩn khi ước lượng giá trị trung bình
Liên quan đến Distribution (Phân phối) có hai mục chọn:
- Kurtosis: Là thước đo độ rộng hình chóp của một phân phối, phân phối chuẩn có Kurtosis
bằng 3.
- Skewness: Là thước đo mức độ không đối xứng của một phân phối. Phân phối chuẩn có
Skewness bằng 0.
B4: Bấm nút Continue để trở lại hộp thoại trước, rồi bấm nút OK. Bảng kết quả các đại lượng thống
kê mô tả của biến c3 sẽ xuất hiện trên cửa sổ Output.
B5: Để vẽ biểu đồ tần số, bấm vào nút Charts… trong hộp thoại Frequencies: Charts sẽ xuất hiện:

Trong đó,
- Bar charts: Biểu đồ dạng thanh, dùng cho biến có các giá trị rời rạc, biến của dữ liệu định
tính.
2
- Pie charts: Biểu đồ hình tròn, được dùng để mô tả cấu trúc của hiện tượng.
- Histograms: Biểu đồ phân phối tần số dùng cho biến dữ liệu liên tục.

3
3. Thống kê mô tả với thủ tục Explore
(file Chay lenh Explore.sav)
Khi nào bạn sử dụng thủ tục Explore?
- Cần tính toán các đại lượng thống kê mô tả cho tất cả các trường hợp trong dữ liệu hoặc cho
các nhóm con của chúng (chẳng hạn biến gtinh tạo thành hai nhóm nam và nữ, biến tp tạo thành hai
nhóm là Hà Nội và Tp HCM, trong tình huống này biến gtinh và biến tp được gọi là các biến nhân
tố).
- Nhận diện các giá trị khác biệt, kiểm tra những giá trị khác biệt này là do ngoại lệ hay là do
nhầm lẫn trong quá trình thu thập, nhập dữ liệu.
- Tạo biểu đồ nhằm cung cấp thông tin về phân phối của dữ liệu.
Thực hiện thủ tục Explore như thế nào?
B1: Từ menu, chọn Analyze > Descriptive Statistics > Explore, mở hộp thoại Explore.
Chọn một hay nhiều biến định lượng trong danh sách biến bên trái mà bạn muốn so sánh các khác
biệt trong các đại lượng thống kê mô tả của chúng theo nhóm và đưa chúng sang khung Dependent
List. Ở ví dụ này ta chọn biến tuoi.
B2: Chọn một hay nhiều biến mà bạn muốn sử dụng làm điều kiện để phân tách biến định
lượng để so sánh. Biến phân tách này phải ở dạng Categorical với ít nhóm giá trị thì sự so sánh và
phân tách của bạn mới có ý nghĩa. Ở đây ta chọn biến gtinh.
4
B3: Chọn nút Statistics … để chọn hộp thoại Explore: Statistics. Sau đó chọn Continue.

B4: Chọn nút Plots để mở hộp thoại Explore: Plots. Trong hộp thoại này, bạn có thể chọn
dạng biểu đồ Boxplots (hộp), Stem-and-leaf (thân và lá), hoặc Histogram.

5
Nhấp Continue để trở lại hộp thoại trước. Chọn nút Options… để lựa chọn cách thức thủ tục
Explore xử lý các giá trị Missing. Trở lại hộp thoại Explore và nhấp OK. Kết quả được cho ở các
bảng sau:

6
7
4. Lập bảng tổng hợp nhiều biến
4.1. Bảng kết hợp các biến định tính
- Khi cần thông tin của một biến định tính theo sự phân loại của biến định tính khác, chẳng hạn như
muốn biết trong số người có độ tuổi từ 18-25 tuổi của mẫu quan sát có bao nhiêu nam và bao nhiêu
nữ thì ta phải lập bảng phân tổ mà hàng là nhóm tuổi và cột là hai loại giới tính.
Phương pháp thực hiện:
B1: Từ menu, chọn Analyze > Tables > Custom Tables…

8
B2: Đưa biến TUOI_4N vào ô Rows và đưa biến gtinh vào ô Columns.

B3: Sau đó chọn N% Summary Statistics … Trong hộp thoại Statistics chọn Count và Column
Valid N% sang ô Display.

9
B4: Sau đó chọn Apply to Selection, ta được bảng kết quả sau:

- Trong trường hợp, bạn muốn thể hiện thông tin của 3 biến định tính trên một bảng thì ở Bước 2,
đưa biến TUOI_4N vào ô Rows và đưa biến gtinh, biến tp vào ô Columns.

Thực hiện các thao tác tương tự như trên, bạn sẽ được bảng kết quả sau:

10
- Tương tự như trên, bạn sẽ có bảng thể hiện thông tin của biến nghe, biến gtinh, biến tp như sau:

4.2. Bảng kết hợp biến định tính với biến định lượng
Phương pháp thực hiện:
B1: Từ menu, chọn Analyze > Tables > Custom Tables…

11
B2: Đưa biến tp vào ô Rows và đưa biến c3 vào ô Columns.

B3: Sau đó chọn N% Summary Statistics … Trong hộp thoại Statistics chọn Mean, Mode, Std.
Deviation, Valid N sang ô Display.

12
B4: Sau đó chọn Apply to Selection, ta được bảng kết quả sau:

5. Xử lý câu hỏi có thể chọn nhiều trả lời (Multiple Answer-MA)


Đối với những câu hỏi mà người được phỏng vấn có thể chọn nhiều câu trả lời khác nhau, thì một
biến đơn không thể chứa hết thông tin mà người trả lời cung cấp. Do vậy, có nhiều biến được tạo ra
chỉ cho một ý hỏi. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng bảng General Tables để gộp các biến
trong cùng một câu MA lại với nhau nhằm tổng hợp thông tin về câu hỏi bạn đang quan tâm.
Phương pháp thực hiện:
B1: Từ menu, chọn Analyze > Multiple Response Sets

B2: Chúng ta sẽ tiến hành ghép các biến con của câu 2a, tương ứng với các loại báo thường đọc
(c2a1-c2a9)
13
Trong hộp thoại Variables in Set, khai báo các biến của MA. Trong Set Name (tên của biến đã
được ghép), đặt c2a; trong Set Label, đặt Bao thuong doc. Nhấn nút Add để xác nhận, khi đó biến
được ghép sẽ được cập nhật vào ô bên phải có tên là Mult Response Sets.
Liên quan đến khai báo cách mã hóa biến (Variable Coding), chọn Dichotomies nếu biến có hai biểu
hiện (nam hay nữ, mua hay không mua, …); chọn Categories nếu biến có nhiều biểu hiện.
Sau khi định nghĩa biến c2a, ấn nút Save để lưu biến vừa ghép và trở lại hộp thoại ban đầu.
B3: Để tạo bảng vừa ghép, ta thực hiện tương tự như các bước đã trình bày ở phần trước. Chú ý là
biến c2a đưa vào Rows và biến tp đưa vào Column.

14
15

You might also like