You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Danh sách sinh viên

ST MSSV Họ và tên Chuyên ngành theo học


T

1 21041531 Hồ Thị Thuý Ngân Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản

2 Trần Thị Kim Cúc Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
21041502

Ngôn ngữ và Văn hóa


3 Bùi Thị Hương Giang
 Ả Rập

Môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Giang
Hà Nội, tháng 03 năm 2023

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................................1

3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3

4. Đối tượng và khách thể............................................................................................3

5. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................3

6. Mẫu nghiên cứu: khảo sát sách nào, công trình gì?..................................................3

7. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................3

8. Giả thuyết khoa học................................................................................................4

9. Dự kiến luận cứ........................................................................................................4

10. Phương pháp chứng minh luận điểm...................................................................4

Tài liệu tham khảo:......................................................................................................5


1. Lý do chọn đề tài

Mặc dù xuất phát điểm là những sinh viên cùng học và tìm hiểu về ngôn ngữ,
nền văn hoá của các quốc gia trên thế giới mà cụ thể ở đây là Nhật Bản và Ả Rập
nhưng chúng tôi nhận thấy rằng khi muốn biết rõ về văn hoá của một quốc gia khác thì
trước nhất mình phải hiểu và phải yêu nền văn hoá mình. Như Bác Hồ đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, vậy nên khía cạnh
“Văn hoá Việt Nam” chính là nền tảng để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đều là những sinh viên sinh năm
2003- người đang trong độ tuổi sinh nở và lập gia đình nên những phong tục tập quán
liên quan đến văn hoá và nhất là liên quan đến việc dựng vợ gả chồng rất được các
thành viên trong nhóm quan tâm và yêu thích lựa chọn.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thảo luận và thống nhất đi đến đề tài nghiên cứu “Đám
cưới Việt Nam xưa và nay”. Đây là một đề tài nghiên cứu quen thuộc nhưng chưa bao
giờ cũ và lỗi thời. Bởi lẽ những điều thiên về văn hoá luôn có sự biến thiên, thay đổi
theo thời gian và tùy theo cách nhìn nhận của mỗi người mà có những góc nhìn khác
nhau đối với đề tài này. Cũng vì nguyên do đó, nghiên cứu chủ đề này, chúng tôi sẽ có
thể có một cái nhìn mới mẻ về đặc trưng đám cưới của ông bà bố mẹ mình ngày trước
và những đặc trưng đám cưới ngày nay. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi được tìm
hiểu về những cái hay, cái tinh tuý trong đám cưới dân tộc mình xưa và nay, từ đó góp
phần bồi đắp thêm tình yêu của cá nhân mình đối với văn hoá Việt Nam. Rộng hơn, có
thể lan tỏa tình yêu này đến với nhiều người hơn, đặc biệt là với những người trẻ. Từ
đó, góp phần giữ gìn, và phát huy bản sắc đậm đà của dân tộc.

2. Lịch sử nghiên cứu

Phong tục cưới hỏi ở Việt Nam xưa, đã được ghi chép, nghiên cứu qua rất nhiều
cuốn sách viết về văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam. Theo trình tự thời gian, tiêu
biểu có thể kể đến những cuốn sách như:

 - “Việt Nam phong tục”- Phan Kế Bính (NXB TP.HCM-1990).

 - “Gia lễ xưa và nay”- Phạm Côn Sơn (NXB Thanh Niên-1999) đây là cuốn
sách gồm 5 chương: chương 1: Lễ nghĩa và tương lai của gia đình; chương 2:
1
Lễ nghi hôn nhân; chương 3: Tang lễ; chương 4: Thờ phụng tổ tiên; chương 5:
chiều hướng gia lễ ngày nay. Trọng tâm nghiên cứu Chương 2 gồm có những
phần chính như: Một số định nghĩa về “hôn nhân”, quy định và tầm quan trọng
của việc nộp cheo cưới cho làng, lục lễ trong văn hoá của người Trung Hoa, khi
du nhập vào nước ta, mang tính “Việt Nam hoá” được giản lược chỉ bao gồm: 
lễ dạm ngõ, lễ hỏi, lễ rước dâu… 

- “Văn hoá phong tục”- Hoàng Quốc Hải (NXB Văn hoá Thông tin-2000).

- “Tục cưới hỏi” - Bùi Xuân Mỹ- Phạm Minh Thảo (NXB Văn hoá Thông tin
Hà Nội-2006).

- “Đám cưới người Việt xưa và nay”- Bùi Xuân Mỹ (NXB Hồng Đức-2021).
Cuốn sách gồm 3 phần: 

+ Phần 1 “Phong tục cưới hỏi truyền thống” trình bày các nội dung như:
Hôn nhân là gì? Những hình thức hôn nhân sớm nhất của loài người (tạp
hôn, quần hôn,..); Tập tục cưới hỏi từ thời Hùng Vương? Nguồn gốc chữ
song hỷ trong đám cưới; Đạo lý vợ chồng theo quan niệm Nho giáo;
Pháp chế hôn nhân thời phong kiến;... Trong phần này cũng đề cập đến
các nghi lễ trước đám cưới như: Thách cưới; Chọn giờ tốt, ngày lành;
Dạm ngõ và ăn hỏi; Các tục sau lễ ăn hỏi; Chuẩn bị những nghi thức
trong lễ cưới; Cưới chạy tang; Quy định về nghi thức hôn lễ trong thời
vua Lê Thánh Tông; Chính sách về hôn lễ của nhà Nguyễn; Hôn lễ và
các tập tục (lễ vu quy, lễ xin dâu, lễ rước dâu và đưa dâu, lễ cưới và cỗ
cưới, tục lệ chuẩn bị phòng tân hôn, lễ thành hôn và lễ hợp cẩn); Các tập
tục sau đám cưới (lễ đặt nồi, mâm cơm mời bố mẹ chồng, lễ Lại mặt, tục
kiêng kỵ khi gặp chồng,…); Những đám cưới đặc biệt (tái giá, tục
huyền, cưới vợ lẽ, nàng hầu, nô tỳ, thú phạt, tráo hôn, hai lần kết hôn,
cưới lại, minh hôn, cắt tiền duyên, đám cưới cung đình.

+ Phần 2 “Đám cưới ba miền” ghi chép lại tập tục cưới hỏi ở ba miền
Bắc, Trung, Nam qua các nội dung như: Cưới hỏi ở Bắc Bộ xưa; Cưới
hỏi ở Hà Nội qua các thời kỳ; Tục cưới ở Quảng Bình, Huế, Quảng

2
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Cưới hỏi ở Nam Bộ; Món ăn trong tiệc
cưới ở Nam Bộ; Cưới hỏi xứ miệt vườn; Cưới hỏi ở Bến Tre, Trà Vinh;
Những kiêng kỵ trong đám cưới Nam Bộ; Những đám cưới đặc biệt
(đám cưới tại chùa, hôn lễ của tín đồ Công giáo, hôn phối của tín đồ đạo
Cao Đài, đám cưới tập thể, lễ tuyên hôn, đám cưới phương xa, hôn nhân
với người nước ngoài). 

+ Phần 3 “Đám cưới thời nay” viết về những điều cần thiết để có một
đám cưới hoàn hảo như: Chủ động trong cưới hỏi; Hiểu về luật hôn nhân
và việc đăng ký kết hôn; Những việc nên thận trọng trước ngày cưới;
Những việc cần lưu ý khi chuẩn bị cưới (chọn địa điểm, thực đơn và dự
tính số khách, thiệp mời, hoa cưới, áo cưới, bánh cưới, phòng tân hôn,
tuần trăng mật…).

 Ngoài ra, ở phần phụ lục còn ghi chép về đám cưới người Việt ở nước
ngoài, nghi lễ hôn nhân người Việt ở Trung Quốc, Nga, Mỹ.

3. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi muốn nghiên cứu về đặc trưng đám cưới giữa ngày xưa và ngày nay.
Từ đó so sánh, đối chiếu để thấy rõ những nét kế thừa và sự khác biệt trong đám cưới
xưa và nay.

4. Đối tượng và khách thể

a, Đối tượng nghiên cứu:


- Các đặc trưng của đám cưới Việt Nam xưa và nay ( các nghi lễ cưới
hỏi,...).
- Sự giống và khác nhau.
- Những sự kế thừa của đám cưới ngày nay từ đám cưới xưa.
b, Khách thể nghiên cứu
- Phong tục Văn hóa Việt Nam xưa và nay.

5. Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu về các đặc trưng đám cưới xưa tính từ khi nào đến bây giờ?

3
6. Mẫu nghiên cứu: khảo sát sách nào, công trình gì?

- Nghiên cứu công công trình nghiên cứu của người Việt.
- Định tính.

7. Câu hỏi nghiên cứu

a. Đặc trưng của đám cưới Việt Nam xưa như thế nào?
b. Đặc trưng của đám cưới Việt Nam ngày nay như thế nào?
c. Đặc trưng đám cưới Việt Nam ngày xưa và nay có sự thay đổi, khác biệt như
thế nào?

8. Giả thuyết khoa học

a. Đám cưới Việt Nam xưa mang đậm bản sắc văn hoá, còn nặng về lễ nghi, phụ
thuộc vào quan niệm của gia đình hai bên và định kiến xã hội.
b. Đám cưới Việt Nam ngày nay được đơn giản hoá hơn nhiều so với ngày xưa,
quyền quyết định phụ thuộc vào đôi trẻ chứ không bị chi phối bởi gia đình hay
xã hội.
c. Đặc trưng đám cưới Việt Nam xưa và nay có sự thay đổi, khác biệt khá rõ rệt
trên hầu hết các khía cạnh: nghi lễ, trang phục, mâm cỗ, điều kiêng kỵ.

9. Dự kiến luận cứ

( Cấu trúc dự kiến gồm 3 phần chính )


CHƯƠNG I: Đặc trưng đám cưới Việt Nam xưa và nay
1. Đặc trưng đám cưới Việt Nam ngày xưa:
- Cách thức tiến hành tổ chức đám cưới.
- Trang phục.
- Mâm cỗ.
- Điều lưu ý, kiêng kỵ.
2. Đặc trưng đám cưới Việt Nam ngày nay:
- Cách thức tiến hành tổ chức đám cưới.
- Trang phục.
- Mâm cỗ.
- Điều lưu ý, kiêng kỵ.
CHƯƠNG II: Sự thay đổi của đặc trưng đám cưới Việt Nam giữa xưa và nay

4
1. Nét kế thừa đặc trưng giữa đám cưới xưa và nay.
2. Sự khác biệt của đám cưới Việt Nam xưa và nay.

10. Phương pháp chứng minh luận điểm

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Mục đích của phương pháp: thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết
của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố để tổng hợp, phân
tích, đối chiếu, từ đó đưa ra kết luận.
- Các bước nghiên cứu tài liệu:
+ Thu thập tài liệu: thu thập tài liệu chủ yếu từ các tác phẩm sách có liên quan
đến đề tài.
+ Phân tích tài liệu: từ những tài liệu đã thu thập, rút ra những thông tin liên
quan đến đặc trưng đám cưới Việt Nam xưa và nay để làm dự liệu phục vụ cho
đề tài nghiên cứu.
+ Trình bày tổng hợp nội dung các tài liệu đã nghiên cứu: Tìm ra những đặc
điểm nổi bật của đám cưới xưa và nay, từ đó có những kết luận cụ thể về điểm
khác biệt giữa hai thời kỳ.

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Xuân Mỹ & Phạm Minh Thảo. (2006). Tục cưới hỏi. NXB Văn hoá Thông tin
Hà Nội
2. Bùi Xuân Mỹ. (2021). Đám cưới người Việt xưa và nay. NXB Hồng Đức
3. Phạm Côn Sơn. (1999). Gia lễ xưa và nay. NXB Thanh Niên
4. Hoàng Quốc Hải. (2000). Văn hoá phong tục. NXB Văn hoá Thông tin
5. Phan Kế Bính. (1990). Việt Nam phong tục. NXB Thành phố Hồ Chí Minh

You might also like