You are on page 1of 9

VẬT LÝ – LÝ SINH

(MODULE 1: TỪ PHÂN TỬ ĐẾN TẾ BÀO)

Câu 1) Giá trị hiệu điện thế ghi được trên vol kế sẽ như thế nào nếu ta đặt hai vi điện cực
ở cùng phía của màng tế bào neuron mực ống?
A. Bằng 0
B. – 70 mV
C. – 90 mV
D. Thay đổi liên tục từ – 70 mV đến + 30 mV
Key: A. Khi đặt hai vi điện cực ở cùng phía của màng, không có chênh lệch về điện thế à hiệu
điện thế ghi được trên vol kế bằng 0
Câu 2) Giai đoạn trơ sau pha đảo cực của điện thế hoạt động có ý nghĩa gì?
A. Để tăng số lần xuất hiện điện thế hoạt động ở neuron trong 1s
B. Để bắt đầu sự khử cực tiếp theo
C. Để mở các kênh K+ khôi phục trạng thái nghỉ của màng
D. Để đảm bảo điện thế động chỉ được lan truyền theo 1 chiều
Key: D.
Câu 3) Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho trạng thái chuyển động quay của vật rắn về
mặt động học?
A. Động lượng
B. Vecto vận tốc
C. Vecto động lượng
D. Vecto động năng
Key: B. Về mặt ĐỘNG HỌC, đại lượng đặc trưng cho trạng thái chuyển động quay của vật rắn
là vecto vận tốc. Lưu ý, ý C.: Vecto động lượng (moment động lượng) là đại lượng đặc trưng
cho trạng thái chuyển động quay của vật rắn về mặt ĐỘNG LỰC HỌC.
Câu 4) Khi sử dụng phương pháp chẩn đoán gõ ở vị trí tương ứng với các tạng thì các
tạng sẽ dao động và phát ra âm. Âm phát ra khi gõ ở ổ bụng sẽ như thế nào?
A. Tần số cao, âm sắc phong phú, thời gian dư âm dài
B. Tần số cao, âm sắc nghèo nàn, hầu như không có họa âm
C. Tần số thấp, cường độ nhỏ, thời gian dư âm ngắn
D. Tần số thấp, cường độ nhỏ, thời gian dư âm dài
Key: B.
Câu 5) Người ta cung cấp cho một xilanh khí nằm ngang nhiệt lượng 10J. Khí nở ra đẩy
pittong đi một đoạn 5cm bằng một lực có độ lớn 60N. Độ biến thiên nội năng của khối khí
bằng bao nhiêu?
A. -2J

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 1


B. -3J
C. 3J
D. 2J
Key: D. Hệ nhận nhiệt Q= 5J Hệ sinh công A= −60.5.10−2=−3 J Vậy độ biến thiên nội năng
của khối khí là: ∆U=A+Q=(-3)+5=2 J
Câu 6) Lan là một sinh viên UMP. Lan đang trong trạng thái tập trung cho việc ôn thi
kết thúc học phần Hóa đại cương. Sóng điện não nào có thể ghi được ở vùng trước não
của Lan lúc này?
A. Sóng Delta
B. Sóng Beta
C. Sóng Theta
D. Sóng Alpha
Key: B. Sóng não beta thường gặp trong trạng thái tỉnh táo, tập trung hay căng thẳng. Sóng này
được coi là đặc trưng cho vùng trước của não (trán và thái dương).
Câu 7) Tổng năng lượng tim tiêu hao để co bóp trong một ngày đêm là 0,0392 kwh và
công của tim trong một lần co bóp là 1,4J. Hỏi tim co bóp bao nhiêu lần trong một phút?
A. 66
B. 70
C. 68
D. 72
Key: B Năng lượng tim tiêu hao để co bóp trong một ngày đêm là: 0,0392 kwh = 141120 (K)
Năng lượng tim tiêu hao để co bóp trong một phút: 141120/(24.60) = 98 (J) Số lần co bóp của
tim trong một phút: 98/1,4 = 70 (lần)
Câu 8) Ở tế bào neuron thần kinh, các ion quan trọng nhất quyết định đến điện thế màng
là:
A. Na+, K+, Cl-
B. Na+, Mg2+, Cl-
C. K+, Cl-, Mg2+
D. Na+, K+, Mg2+
Key: A.
Câu 9) Sóng điện não xuất hiện ở đa số người lớn khoẻ mạnh trong điều kiện thư giãn về
giác quan và tinh thần có tần số là:
A. 1-3 Hz
B. 4-7 Hz
C. 8-13 Hz
D. 14-30 Hz
Key: C

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 2


Câu 10) Sản phẩm đầu tiên của phản ứng quang hoá phân huỷ rodopsin là:
A. Metarodopsin I
B. Lumirodopsin
C. Metarodopsin II
D. Retinal và Opxin
Key: B. Sản phẩm đầu tiên của phản ứng quang hoá phân huỷ rodopsin là Lumirodopsin. Ở
nhiệt độ bình thường, chất này không tự ổn định nên tự biến đổi qua nhiều giai đoạn để thành
Metarodopsin I, II (màu da cam) rồi cuối cùng bị thuỷ phân thành một hỗn hợp opxin của tế
bào que và trans retinal màu vàng.
Câu 11) Trường hợp nào sau đây là một ví dụ của đòn bẩy loại 2?
A. Trường hợp gấp cẳng tay vào cánh tay.
B. Trường hợp chúng ta đứng nhón cao gót chân.
C. Trường hợp đầu chúng ta được giữ cân bằng trên cột sống.
D. Trường hợp luyện tập thể thao như đấm bóc, chơi bóng, câu cá.
Key: B. Trường hợp chúng ta đứng nhón cao gót chân là thí dụ của đòn bẩy loại 2. Khi ấy điểm
tựa là đầu mút của xương bàn chân, lực cản P là trọng lượng của cơ thể tác dụng qua xương
cẳng chân đặt ở trước điểm đặt của lực phát động; lực phát động này do các cơ dép và sinh đôi
sinh ra đặt ở điểm mà gân Asin bám vào xương gót
Câu 12) Cho biết ở nhiệt độ 37℃ của cơ thể trong phế nang, hơi nước nằm trong điều
kiện bão hoà và luôn luôn chiếm một áp suất riêng phần khoảng 47 torr. Nếu tỷ lệ các
thành phần khí: N2, O2, CO2 trong không khí lần lượt là 80,5%, 13,9%, 5,6%. Áp suất
riêng phần của O2 chứa trong phế nang là? (Biết: khi hít không khí đi vào tận cùng phế
nang, ở đây áp suất trung bình đo được xấp xỉ 1 atm = 760 mmHg hay torr).
A. 99,1 torr
B. 574 torr
C. 112,17 torr
D. 39,9 torr
Key: A. Giải thích:
- Theo định luật Dalton áp suất tổng cộng của N2, O2 và CO2 (trong không khí) chứa trong
phế nang còn: 760 – 47 = 713 (torr)
- Po2 = 713 x = 99,107 (torr).
Câu 13) Hiệu ứng Doppler gây ra hiện tượng gì ?
A. Thay đổi âm sắc của âm khi người nghe chuyển động lại gần nguồn âm.
B. Thay đổi độ cao của âm khi nguồn âm chuyển động so với người nghe.
C. Thay đổi cả độ cao và cường độ âm khi nguồn âm chuyển động.
D. Không thay đổi tần số âm thu được khi máy thu đứng yên và nguồn phát chuyển động
Key B. Khi vật phát chuyển động lại gần nguồn thu, sóng nén lại=> bước sóng nhỏ và tần số
cao hơn => âm nghe được sẽ cao hơn. Đối với vật phát chuyển động xa nguồn thu thì ngược
lại.

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 3


Câu 14) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có tốc độ lớn thì áp suất tĩnh nhỏ.
B. Đường dòng là những đường không cắt nhau.
C. Áp suất động của chất lưu gây ra phụ thuộc vào vận tốc dòng và bản chất dòng chất lưu
D. Áp suất động là do ngoại lực gây nên và là nguyên nhân gây ra chuyển động của chất lưu
Key: D.
Câu 15) Tổng năng lượng tim tiêu hao để co bóp 1 ngày đêm là 0,0392 kWh và công của
tim trong một lần co bóp là 1,4J. Tim co bóp bao nhiêu lần trong 1 phút?
A. 60
B. 68
C. 70
D. 72
Key: C. Hướng dẫn giải:
Đổi: 0,0392 kWh= 39,2 Wh
Tim co bóp trong 1 phút là: 39,224. 1,4.60=70 (lần)
Câu 16) Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Tồn tại một quá trình nhiệt động mà kết quả duy nhất là sự truyền nhiệt lượng từ vật lạnh
hơn sang vật nóng hơn.
B. Có tồn tại một trường hợp mà nhiệt có thể biến đổi hoàn toàn thành công.
C. Các quá trình nhiệt động xảy ra trong một hệ cô lập không thể làm giảm entropy của hệ.
D. Một động cơ nhiệt vẫn có thể sinh công trong trường hợp nó chỉ trao đổi nhiệt với một
nguồn nhiệt duy nhất.
Key C.
Câu 17) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà khi vật
tại đó mắt còn có thể nhìn rõ được
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà khi vật tại đó mắt còn có thể nhìn
rõ được
C. Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì mắt phải điều tiết cực đại
D. Giới hạn nhìn rõ là khoảng cách từ Cc đến Cv của mắt
Key: C
Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì mắt không phải điều tiết. “ Slide 51 -Quang học-ThS.Phạm
Minh Khang”
Câu 18) Cùng điều kiện áp suất khí, sắp xếp theo thứ tự lượng khí 𝑶𝟐 khuếch tán tăng
dần vào các môi trường: Nước nguyên chất, huyết thanh và hồng cầu ?
A. Nước nguyên chất, huyết thanh, hồng cầu
B. Nước nguyên chất, hồng cầu, huyết thanh

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 4


C. Huyết thanh, hồng cầu, nước nguyên chất
D. Huyết thanh, nước nguyên chất, hồng cầu
Key: D Hệ số khuếch tán của 𝑂2 trong nước nguyên chất là 0,023 Hệ số khuếch tán của 𝑂2
trong huyết thanh là 0,021 Hệ số khuếch tán của 𝑂2 trong hồng cầu là 0,026 => Thứ tự sắp xếp
tăng dần đúng là: Huyết thanh, nước nguyên chất, hồng cầu
Câu 19) Cho một ống hình chữ U được chia làm 2 nhánh A và B bởi một màng bán thấm
chỉ cho nước và muối thấm qua mà không cho Glucose thấm qua. Bên A chứa một dung
dịch 30% muối và 10% Glucose. Trong khi đó, bên B chứa 20% muối và 20% Glucose.
Ban đầu mực chất lỏng ở A và B là bằng nhau. Khi hệ đạt cân bằng thì mực chất lỏng:
A. Ở B sẽ cao hơn ở A
B. Hai nhánh sẽ bằng nhau
C. Ở A sẽ cao hơn ở B
D. Không thay đổi trong suốt quá trình
Key: A
- Màng bán thấm cho muối thấm qua nên khi cân bằng, nồng độ muối ở 2 nhánh A và B sẽ
bằng nhau => Không ảnh hưởng đến mực chất lỏng khi hệ đạt cân bằng.
- Màng bán thấm không cho Glucose thấm qua nên trong suốt quá trình, nồng độ Glucose ở hai
nhánh sẽ luôn không đổi, cụ thể sau khi cần bằng, ở nhánh A vẫn sẽ chứa 10% Glucose và ở
nhánh B vẫn sẽ chứa 20% Glucose. Khi đó theo nguyên tắc thẩm thấu thì nước sẽ được vận
chuyển từ nơi có nồng độ chất hòa tan thấp (nhánh A. sang nơi có nồng độ chất hòa tan cao
(nhánh B. => Mực chất lỏng ở B sẽ cao hơn ở A
Câu 20) Sóng dọc là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang
B. Trùng với phương truyền sóng
C. Vuông góc với phương truyền sóng
D. Thẳng đứng
Key: B
Câu 21) Hãy tính áp suất tuyệt đối p ở độ sâu 1000m dưới mực nước biển. Cho khối lượng
riêng của nước biển là 103kg/m3 và po=1,01.105N/m2 (lấy g=9,8m/𝒔𝟐)
A.9901000 Pa
B.9502000 Pa
C.9102000 Pa
D.9205000 Pa
Key: A
Lời giải:
p=po+𝜌𝑔ℎ = 1,01.105+103.9,8.1000=9901000 (PA.
Câu 22) Đặc trưng nào không phải đặc trưng sinh lí của sóng âm?
A. Tần số

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 5


B. Âm sắc
C. Độ to
D. Ngưỡng nghe
Đáp án: A ( Các đặc trưng vật lý của sóng âm bao gồm tần số, cường độ, đồ thị dao động, phản
xạ, khúc xạ, nhiễu xạ và hấp thu. Đặc trưng sinh lý bao gồm độ cao âm, âm sắc, độ to, ngưỡng
nghe, ngưỡng chói, miền nghe)
Câu 23) Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường
Đáp án: B “Chuyển động có tính chất tương đối và phụ thuộc vào vật mà ta quy ước đứng yên.”
“ Hệ quy chiếu: vật được chọn làm mốc và xem là đứng yên để xét chuyển động của các vật
khác trong không gian”
Câu 24) Ứng dụng của đòn bẩy loại II?
A. Đổi chiều tác động của lực
B. Thắng một sức cản lớn
C. Tạo ra vận tốc lớn
D. Cải tạo tầm vận động
Đáp án: B Trong đòn bẩy loại II, điểm đặt của lực phát động xa điểm tựa hơn nên nó có thể
cân bằng với một lực cản lớn. Do đó, đòn bẩy loại II còn gọi là đòn sức.
Câu 25) Đối với các ion được phân bố chênh lệch giữa hai phía của màng, sự vận chuyển
của chúng qua màng KHÔNG bị chi phối bởi yếu tố nào sau đây?
A. Lực tác dụng của điện trường
B. Chiều gradient nồng độ
C. Điểm đẳng điện của mô chứa tế bào
D. Tính thấm chọn lọc của màng
Đáp án: C
Đối với các ion được phân bố chênh lệch giữa hai phía của màng, sự vận chuyển của chúng
qua màng bị chi phối bởi 3 yếu tố: xu hướng khuếch tán qua màng theo gradient nồng độ; lực
tác dụng của điện trường lên các phần tử mang điện tích; tính thấm chọn lọc của màng sinh học
đối với từng loại ion.
Câu 26) Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 1,5 độ C thì áp suất khí tăng thêm
1/360 áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí.
A. 540 độ C
B. 276 độ C
C. 267 độ C
D. 450 độ C

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 6


Đáp án: C
Gọi T1 (K) là nhiệt độ ban đầu của khối khí trong quá trình. Nhiệt độ khối khí sau khi đun nóng
là T2 = T1 + 1,5 (K)
Gọi p1 (atm) là áp suất ban đầu của khối khí. Áp suất khối khi sau khi đun nóng là p2 = p1 +
1/360 x p1 = 361/360 x p1 (atm)
Trong quá trình đẳng tích, ta có: p1/T1 = p2/T2
Hay p1/T1 = 361/360 x p1/(T1+1,5)
<=> 1/T1 = 361/360 x 1/(T1+1,5)
<=> T1 = 540 (K) = 267 (độ C.
Câu 27) Đặc tính nào sau đây không phải của chùm siêu âm?
A. Là sóng phẳng
B. Dễ định hướng
C. Có khả năng tập trung năng lượng lớn
D. Hay bị hấp thụ trong chất lỏng
Đáp án: D
Đặc tính của chùm siêu âm:
- Là sóng phẳng nên các tia sóng là những chùm tia song song nên dễ định hướng
- Có bước sóng nhỏ, ít bị nhiễu xạ nên có khả năng tập trung năng lượng lớn
- Ít bị hấp thụ trong chất lỏng
Nguồn: Slide bài giảng “Sóng âm” của thầy Bùi Đức Ánh
Câu 28) Khi vật rắn quay quanh một trục cố định, các điểm trên vật (không nằm trên
trục quay:
A. Ở xa trục quay thì quay chậm hơn
B. Quay nhanh chậm khác nhau
C. Có cùng tốc độ dài và góc quay
D. Có cùng tốc độ góc và góc quay
Đáp án: D
Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định, các chất điểm của vật rắn có cùng góc quay, do
vậy có cùng tốc độ góc ω.
Câu 29) Phát biểu nào sau đây về sự hấp thụ là đúng?
A. Trong miền hấp thụ các chất hấp thụ như nhau với mọi bước sóng.
B. Phổ hấp thụ của một chất có dạng là một parabol, bề lõm hướng lên trên.
C. Độ truyền qua của dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ của dung dịch đó.
D. Đối với dung dịch loãng, mật độ quang là một hàm tuyến tính của nồng độ.
Đáp án: D
Mật độ quang D là một hàm tuyến tính với nồng độ C của một dung dịch (không quá đậm đặC.
có bề dày cố định ứng với một chùm ánh sáng tới đơn sắc có cường độ không đổi.

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 7


Câu 30) Hiện tượng tắt mạch máu do bóng hơi được giải thích dựa trên hiện tượng vật lý
nào sau đây:
A. Do áp suất phụ ngược chiều với áp suất phân tử nên giảm áp lực lên máu
B. Do áp suất phụ cùng chiều với áp suất phân tử nên tăng áp lực lên máu
C. Do áp suất phân tử ngược chiều vứoi chiều chuyển động của máu
D. Do áp suất phụ tổng hợp ngược chiều với chiều chuyển động của máu
Đáp án: D
Câu 31) Tính độ giảm huyết áp của máu chạy qua 1 ĐM bị hẹp có đường kính giảm 2 lần.
Giả sử rằng vận tốc trung bình trong vùng không bị hẹp (bình thường) là 50 cm/s. Biết
KLR máu là 1,05 g/cm3.
A. 2.103 torr
B. 0,019 torr
C. 25,46 torr
D. 14,8 torr
Đáp án: D
Giải
Đổi đơn vị: 1,05 g/cm^3 = 1050 kg/m^3 Phương trình cơ bản: p2 = p1 + ρ.g.z1 (chọn z2 làm
mốc thế năng) p1= 100 torr ρ.g.z1= 1050.9,8.1,25 = 1286,5 N/m^2 ~ 96 torr Vậy ta có p2 =
100 + 96 = 196 torr => D
Câu 32) Bộ phận tán sắc trong máy quang phổ có chức năng gì?
A. Tạo chùm tia đơn sắc
B. Hấp thu ánh sáng
C. Phản xạ ánh sáng
D. Tăng cường độ ánh sáng
Câu 33) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Áp suất tĩnh do ngoại lực gây nên và là nguyên nhân gây ra chuyển động, không phụ thuộc
vào chuyển động của chất lưu
B. Áp suất thủy lực do sự chuyển động của chất lưu gây ra
C. Áp suất động do chiều cao của cột chất lưu gây ra
D. Áp suất áp kế không phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng
Key: A.
Câu 34) Một bệnh nhân được tiếp một dung dịch truyền vào mạch máu ở cánh tay. Dung
dịch truyền có D= 1,0.103 kg/m3 và áp suất bên trong mạch máu là 2,4.103 N/m2 .Cho g=
9,8 m/s. Để chảy được vào mạch máu thì bình dịch truyền phải đặt trên cao cách tay một
khoảng nhỏ nhất bao là bao nhiêu?
A. 0,12m
B. 0,48m
C. 0,24m

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 8


D. 0,36m
Key: C
Hiệu áp suất ∆p = ρgh ó 2,45.103 =1,0. 103. 9,8. h ó h =0,24(m)
Câu 35) Sắc tố cảm thụ ánh sáng ở tế bào que là?
A. rodopsin
B. iodopsin
C. scotopxin
D. retinal
Key: A.
Câu 36) Phát biểu nào sau đây về tật cận thị là chưa chính xác?
A. Để sửa tật cận thị thì sử dụng thấy kính phân kì
B. Ở trạng thái nghỉ, mặt phẳng tiêu nằm trước võng mạc
C. Độ tụ của mắt cận lớn hơn độ tụ của mắt viễn
D. Để sửa tật cận thị thì cần dùng thấu kính nhằm làm tăng độ tụ của mắt
Key: D.
Câu 37) Hệ số hấp thụ phân tử của một dung dịch phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ của dung dịch. Bản chất của dung dịch. Bước sóng ánh sáng tới
B. Nhiệt độ của dung dịch. Nồng độ của dung dịch. Cường độ ánh sáng tới
C. Bản chất của dung dịch. Nồng độ của dung dịch. Bước sóng ánh sáng tới
D. Bản chất của dung dịch. Nồng độ của dung dịch. Cường độ ánh sáng tới
Key: A. Hệ số hấp thụ phân tử 𝜀=𝛼log𝑒. Hệ số này phụ thuộc vào bước song ánh sáng tới với
bản chất và nhiệt độ môi trường.
Câu 38) Người ta ứng dụng hiện tượng nào sau đây để xác định kích thước của các hạt
có mặt trong môi trường:
A. Tán xạ
B. Tán sắc
C. Phản xạ
D. Phản xạ toàn phần
Key: A.

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y 9

You might also like