You are on page 1of 4

1.

Operator &&:
- Hay còn gọi là operator “and”, dùng để kiểm tra xem input có thỏa mãn tất cả các điều kiện được đặt ra hay
không.
- Trong Linux Command Line, operator && được dùng khi ta muốn thực thi câu lệnh thứ 2 sau khi câu lệnh thứ
nhất thực thi thành công.
- Ta có thể dùng lệnh && để nối bao nhiêu lệnh lại với nhau tùy thích, miễn là các lệnh phía trước operator &
thực thi được.

- Khi có 1 lệnh trong dãy lệnh vô nghĩa thì từ vị trí đó trở về sau đều không được thực thi tiếp, còn phái trước vẫn
thực thi bình thường.

2. Operator &:
- Operator & không liên quan tới operator &&.
- Nó là 1 backgroup operator (operator nền).
Ví dụ:
Giả sử ta thực thi một lệnh mất 10 giây. Trong suốt 10 giây này, ta không thể thực thi bất kỳ câu lệnh nào
khác. Tuy nhiên operator & vẫn có thể thực thi một câu lệnh khác mà không cần phải chờ câu lênh kia thực thi xong. Ta
dùng lệnh sleep để tạm đóng băng toàn hệ thống. Nhưng khi thêm lệnh operator & ta có thể thực hiện một loạt các lệnh
khác mà không cần phải chờ hết 30 giây mới được thực thi.

3. Operator $:
- Dùng để gọi một biến trong hệ thống máy tính.
Cú pháp:

$ <tên biến>
 Khi dùng lệnh echo $USER, ta in ra được giá trị được gán với biến USER trong hệ thống Linux.
Nếu không có operator $ ta sẽ chỉ in được chữ USER.
- Tạo và gán giá trị cho biến:

<Tên biến> = <Giá trị cần gán>

Ví dụ: Trong hình ta đã tạo ra 2 biến: hoten và page.


Dùng lệnh echo để in ra giá trị gán cho 2 biến.
- Để thay đổi giá trọ của biến, ta có thể dùng lệnh export (lệnh này chỉ có thể tra cứu bằng glag -help). Ta thay đổi
giá trị cho biến bằng cách:

export <tên biến> = <giá trị mới>

- Ngoài ra, ta cũng có thể tạo biến mới với export:


export <tên biến mới> = <giá trị cần gán>

4. Operator |:
- Hay còn gọi là pipe line.
- Đây là một operator đặc biệt, sử dụng output của command đứng trước làm input cho command đứng sau.
Ví dụ:
 Đầu tiên, ta dùng lệnh ifconfig -a  kiểm tra xem máy Linux hiện tại đang có bao nhiêu network interface
và IP và MAC address của mỗi interface là bao nhiêu.
 Vì thông tin quá nhiều  Để dễ dàng ta dùng operator | để lây output của lệnh ifconfig -a dùng là input
cho lệnh sau grep inet (grep có chức năng tìm từ khóa (ở đây là từ khóa (inet) in ra những dòng chứa từ
khóa.)
 Dựa vào kết quả trả về ta biết  máy hiện có 2 network interfaces.

Ví dụ dễ hiểu hơn là tìm những dòng có từ khóa “hoc” trong file test.txt.
5. Operator ;:
- Hoạt động tương tự operator “or”.
Trong Linux Command Line, operator ; khác với operator && là operator ; không yêu cầu command phía trước
có nghĩa.  Nghĩa là không cần biết command phía trước có nghĩa hay không, command phía sau vẫn được thực thi.

6. Ba thủ thuật căn bản khi dùng giao diện dòng lệnh:
a. Ctrl + C:
- Khi lệnh đang chạy và ta muốn nó dừng lại  Ta bấm tổ hợp phím Ctrl + C.
b. Phím Tab:
- Còn được gọi là phím autocomplete.
- Dùng để gia tăng tốc độ gõ lệnh.
Ví dụ: Khi ta muốn xem nội dung file tuhocnetworksecury.txt ta chỉ cần bấm tu + tab
c. Phím mũi tên lên và xuống:
- Dấu mũi tên lên dùng để truy cập ngược về những command mà ta đã thực thi.
- Dấu mũi tên xuống dùng đẻ đưa ta trở về những câu lệnh gần nhất.

You might also like