You are on page 1of 10

Tố Tụng Hành Chính

Bài 1: Khái quát


Phần 1, 2, 5
1.1 Tài phán hành chính
Là hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính theo trình tự, thủ tục chặt chẽ
Tài phán và tố tụng là đồng nhất => sai, vì tố tụng là một bộ phận của tài phán
1.2 Vụ án hành chính
*Quyết định hành chính
*Hành vi hành chính
*Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
*Danh sách cử tri
*Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước của cơ quan nhà
nước
Điều kiện phát sinh vụ án hành chính: có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan và tổ
chức; việc khởi kiện được Toà án thụ lý giải quyết
Người dân không cần quan tâm đúng sai, chỉ cần bị tác động là đã được kiện
Nhận định: nếu như không có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì không
có vụ án hành chính phát sinh => đúng, điều kiện cần và đủ
Vì sao người bị kiện luôn là CQNN: Đối tượng tranh chấp là tính hợp pháp của hình thức
quản lý nhà nước, chỉ có CQNN mới có quyền ban hành các khiếu kiện này
Tranh chấp tính hợp pháp
Điều số 7 Luật TTHC: có thể đồng thời yêu cầu
2. Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cần phân biệt như sau:
a) Trường hợp Toà án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải
quyết vụ án hành chính mà phần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng
cáo hoặc kháng nghị hoặc bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm huỷ để
xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các
trường hợp này là một phần của vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết đối với phần quyết
định về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị huỷ để xét xử sơ thẩm hoặc
phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Luật TTHC;
Ví dụ: Trường hợp chỉ có phần quyết định của bản án hành chính sơ thẩm của Toà án
nhân dân huyện N, tỉnh P về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo thì Toà hành chính Toà án
nhân dân tỉnh P sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính; trường hợp phần
quyết định của bản án hành chính sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện N, tỉnh P về bồi
thường thiệt hại bị Toà án nhân dân tỉnh P huỷ để xét xử sơ thẩm lại thì Toà án nhân dân
huyện N sẽ thụ lý và xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục tố tụng hành chính.
b) Trường hợp Toà án tách phần giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau
bằng một vụ án dân sự khác thì thủ tục giải quyết được thực hiện theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự.

Yêu cầu bồi thường không được độc lập, thiệt hại do quyết định hành chính đó gây ra

Người khởi kiện là CQNN có được khởi kiện vụ án hành chính không? Điều 5, Khoản 11
Điều 3 => Vẫn được quyền khởi kiện

Vì sao CQNN không kiện lẫn nhau?


Các quyết định hành chính là giữa các CQHC cấp trên và cấp dưới (mang tính nội bộ),
Khoản 1 Điều 30: Nội bộ không cho phép kiện => Giải quyết nội bộ, sẽ tiến hành điều
chỉnh

Muốn ban hành một quyết định hành chính dù đã thua kiện: phải căn cứ trên cái biên bản
cũ (đã thua kiện) ghi nhận hành vi vi phạm, chứ không được lập biên bản mới.

Yêu cầu bắt buộc phải có: yêu cầu đề nghị Toà án huỷ bỏ QĐHC/tuyên bố HVHC trái
pháp luật
Nếu chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại thì là án dân sự

Thuận lợi:
+ Khắc phục hậu quả
+ Tính chuyên môn, chuyên sâu với lĩnh vực tranh chấp
+ Vị thế khác biệt (địa vị pháp lý): Thẩm phán mà xử run tay vì bắt buộc là Đảng viên,
mang tính chính trị. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, muốn thăng tiến phải thông qua
Đảng. *Đổi mới tổ chức Toà án
+ Sự hỗ trợ của các cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan: huy động các cơ quan hỗ trợ
+ Sự khắc phục thiếu sót sai lầm nhanh chóng: thoả thuận rút đơn
+ Việc nắm giữ chứng cứ: các loại giấy tờ, tài liệu
+ Di chuyển khi tham gia tố tụng
Thách thức:
+ Lĩnh vực quản lý nhà nước quá rộng: đặt ra áp lực, phải hầu toà tham gia các lĩnh vực
khác nhau
+ Nắm vững và chuyên sâu về pháp luật
+ Kinh phí thuê người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: trong ngân sách cung cấp cho
cơ quan không có khoản cho thuê luật sự, không có đội ngũ luậ sự công
+ Uy tín, xử lý trách nhiệm của người ban hành/thực hiện sai

Trong án hành chính: phương pháp bình đẳng là quan trọng nhất, theo nguyên tắc lẽ công
bằng, tránh tình trạng lạm quyền

Án lệ hành chính ở VN: Nghị quyết số 04/2019 => Chỉ là nguồn bổ sung, không phải
nguồn chính thống. Thẩm phán được quyền không áp dụng án lệ.
Có những án lệ được tuyển chọn nhưng không đáp ứng đủ tiêu chí

4. Quá trình hình thành


1945-1975: chưa có LTTHC chính thức
1934: Pháp ban hành bộ LTTHC cho toàn bộ xứ An Nam
1996-nay: LTTHC ra đời, vì những năm 90 VN nộp đơn vô Tổ chức Thương mại Thế
giới bị bác đơn vì nền hành chính chưa sòng phẳng, công bằng => Xây dựng thiết chế tài
phán hành chính vì nhu cầu hội nhập thế giới.
5. Quá trình phát triển
1996-2010: ảm đạm, Luật cho phép kiện nhưng thực tế không ai đi kiện vì:
+ Thủ tục tiền tố tụng (thủ tục phải khiếu nại trước khi đi kiện)
+ 22 lĩnh vực được quyền kiện/hàng ngàn lĩnh vực
+ Quy định thời hiệu khởi kiện 30 ngày
2010-nay: phấn khởi
+ Bỏ thủ tục tiền tố tụng
+ Cho phép kiện mọi loại lĩnh vực
+ Mở rộng thời hiệu từ 30 ngày đến 1 năm
+ Trình độ dân trí phát triển vì ngày xưa ngại kiện tục
6. Các nguyên tắc cơ bản của LTTHC VN
a. CSPL: Điều 5
Không phải được kiện tất cả mọi thứ, mà phải kiện theo Luật này (phạm vị của việc khởi
kiện), thể hiện ý chí của giai cấp ban hành ra Luật này, bảo đảm tính dân chủ

Có nên mở rộng tối đa quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với cá nhân, cơ quan, tổ
chức?
Không, vì;
Hành chính công:
+ Hành chính quản lý, điều hành
+ Tài phán hành chính
Nếu tài phán hành chính can thiệp quá sâu vào hành chính quản lý, điều hành => Nếu cho
phép kiện tất cả thì sẽ ảnh hưởng đến quản lý điều hành (bảo đảm sự ổn định của nền
hành chính công), đứng về góc độ an ninh quốc gia thì sẽ gây nguy hiểm cho nhà nước.
CSPL: Điều 30
b. CSPL: Điều 8
Tại sao nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt không được quy định cho người bị
kiện trong vụ án hành chính?
Người khởi kiện mới là người bị xâm hại lợi ích, chứ người bị kiện không bị xâm hại thì
quyết định, định đoạt cái gì?
Trong án hành chính thì thiệt hại chỉ từ một phía, không được áp dụng quy định phản tố
c. CSPL: Điều 11: Trước đây là nguyên tắc 2 cấp xét xử
Ý nghĩa quan trọng nhất: tạo điểm dừng, tạo điểm kết thúc cho vụ án.
Từ khi LTTHC 2010, Khoản 5 Điều 272, Giám đốc thẩm có quyền sửa án, đưa phán
quyết, như cấp xét xử thứ 3, bản chất 2 cấp xét xử đã thay đổi
d. CSPL: Điều 12
Thẩm phán khác Hội thẩm: chuyên môn, không chuyên nghiệp bằng
Nên bỏ Hội thẩm ở án Hành chính vì những bất cập
e. CSPL: Điều 13
Nguyên tắc này là quan trọng nhất
- Thẩm phán, Hội phẩm phải độc lập
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án
+ Hỏi tại phiên toà
+ Nghị án: Điều 191: Hội thẩm biểu quyết trước, bàn trong phòng riêng
+ Biểu quyết, đưa ra quan điểm
 Thực tế thì Hội thẩm khó độc lập với Toà án vì chuyên môn không bằng, dễ
xuôi theo ý kiến của Thẩm phán
 Chánh án là thủ trưởng cơ quan: phân công, đánh giá thẩm phán => bị đì
 Toà án cấp trên chỉ có thể hướng dẫn chuyên môn, không được bắt Toà cấp
dưới xử theo ý mình
 Mô hình tổ chức Toà án theo lãnh thổ có vấn đề, đổi mới mô hình Toà án
theo khu vực, không bị giới hạn trong địa giới hành chính. Năm 2022, có ý
sẽ đổi mới mô hình theo thẩm quyền
- Tuân theo pháp luật
g. CSPL: Điều 18
Đối với những chứng cứ không thu thập được thì Toà án có thể thu thập giúp, nhưng
cũng không hiệu quả vì không có chế tài
Vì sao luật sự ít tham gia khiếu nại
Bài 2: Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân

1. Khái niệm
- Thẩm quyền: Toà nào thụ lý và giải quyết
2. Các loại thẩm quyền xét xử
- Thẩm quyền theo loại việc: xác định loại khiếu kiện nào được quyền kiện và
không được. CSPL: Điều 30
- Thẩm quyền cấp Toà: xác định xem kiện ở cấp Tỉnh hay cấp Huyện
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: xác định nơi khởi kiện là nơi cư trú, làm việc của
người khởi kiện hay người bị kiện
a. Thẩm quyền theo loại việc: Điều 30
Khiếu kiện = Loại việc = Đối tượng khởi kiện
Một quyết định hành chính muốn kiện được phải thoả mãn nội hàm khoản 1,
khoản 2 Điều 3 và trừ các trường hợp Điều 30
- Văn bản: giấy tờ, tài liệu, tệp tin điện tử (có thể là thông báo, quyết định, công
văn, hướng dẫn….)
- Luật không quan tâm chủ thể ban hành văn bản, chỉ cần thực hiện chức năng quản
lý nhà nước
- Sự khác biệt cơ bản giữa quyết định và hành vi
- Quyết định hành chính phải mang tính cá biệt (trong 3 nội dung: chủ đạo, quy
phạm, cá biệt), chủ đạo, quy phạm là các thông tư, nghị quyết => Không được
kiện vì hướng đến bảo hộ nền quản lý hành chính công, nếu như một nghị định bị
kiện và huỷ bỏ, để có nghị định mới cần rất nhiều thời gian, nếu không có nghị
định sẽ không có văn bản hướng dẫn, không xử được.
- Khoản 2 Điều 6, Toà án không có quyền huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật, chỉ
được kiến nghị => Không diệt được cái gốc, các quyết định vi phạm xuất phát từ
văn bản quy phạm pháp luật, huỷ bỏ cái quyết định này thì từ văn bản quy phạm
pháp luật vẫn cho ra các quyết định vi phạm khác => Người dân tiếp tục kiện, xử
lại từ đầu.
- Luật chỉ cho kiện mảng hành pháp, không được kiện tư pháp và lập pháp
- Hành vi hành chính: ví dụ như quyết định tháo dỡ nhà là đúng, nhưng tháo dỡ
nhầm nhà.
- Quyết định, hành vi của Toà án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử
lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Trong số những biện pháp xử lý hành chính
thì có biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì chủ thể là chủ tịch xã chứ
không phải Toà án => Tất cả các quyết định hành chính của Toà án áp dụng biện
pháp xử lý hành chính là sai => Vì có biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
là không phải quyết định của Toà án

2.3 Đặc điểm quyết định kỷ luật buộc thôi việc


Đặc điểm số 4: thứ nhất https://vksndtc.gov.vn/hoidap/Pages/hoi-dap.aspx?ItemID=617,
thứ hai là chức vụ từ Tổng cục trưởng trở lên thì nắm giữ bí mật nhà nước.

2.4 Danh sách cử tri


Bởi vì ở VN không có Toà Bảo Hiến, phải nhờ Toà hành chính xử đỡ
Vì sao không ai đi kiện? Vì danh sách cử tri thì 5 năm mới có 1 lần, có những nội
dung muốn kiện mà không được kiện (tư cách ứng cử viên, quy trình bầu cử…)

3. Thẩm quyền theo cấp Toà án


- Muốn kiện ở TACH hay CT thì:

- Có một trường hợp ngoại lệ: Khoản 1 Điều 31 (UBND cấp Huyện, Chủ tịch
Huyện), Khoản 4 Điều 32
- Thẩm phán Huyện không dám xử Chủ tịch Huyện, đem Toà tỉnh xử (cái hay)
nhưng đem không hết đối tượng khởi kiện, chỉ có Quyết định và hành vi, còn
quyết định kỷ luật buộc thôi việc vẫn là Toà huyện xử (cái dở). CSPL: Khoản 2
Điều 32
- Theo Khoản 1 Điều 32: Thẩm phán Tỉnh dám xử Chủ tịch Tỉnh, kể cả Trung
Ương
- Toà án Hành chính Tỉnh bị quá tải, Toà án Hành chính Huyện ngồi chơi, tác hại
của Khoản 2 Điều 32 => Muốn độc lập thì phải đổi mới tổ chức Toà án, xây dựng
mô hình theo khu vực

You might also like