You are on page 1of 21

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-UBND Bình Định, ngày tháng năm 2023

DỰ THẢO

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Kế hoạch triển khai chương trình phát triển hệ thống
phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050
trên địa bàn tỉnh Bình Định

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết
tật; Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
người khuyết tật;
Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn
2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của các Sở: Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và
Đào tạo, Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai chương trình phát
triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở Y tế, Lao động - Thương
binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chinh, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và
Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Y tế và Thủ trưởng các dơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
kể từ ngày ký./.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


- Như điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các hội, đoàn thể liên quan;
- Lưu: VT.
2

…..

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

KẾ HOẠCH
Phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2023
của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần thứ I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHCN
GIAI ĐOẠN 2014-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. Thông tin chung


1. Thông tin tóm tắt về địa phương
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên
6.025km2, Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai,
Đông giáp Biển Đông. Các đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An
Nhơn, thị xã Hoài Nhơn và 8 huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, Tây
Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
Dân số trung bình tỉnh Bình Định là 1.487.900 người. Mật độ dân số trung bình
245,1 người/km2, bằng 89.4% mật độ trung bình của cả nước (274 người/km²); tỷ lệ dân
số thành thị chiếm 40,3%, nông thôn chiếm 59,7%; dân số nam chiếm 49,3%, dân số nữ
chiếm 50,7%. (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định năm 2020)
Bình Định có dân tộc Kinh (chiếm 98%), ngoài ra còn có các dân tộc khác cùng
sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các
huyện miền núi và trung du.
Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, mật độ dân số toàn tỉnh là 245,1
người/km2; dân cư tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Quy Nhơn (mật độ dân số
trung bình 1014,5 người/km2), tiếp đến là tại thị xã An Nhơn (mật độ trung bình
719,1 người/km2), huyện Hoài Nhơn (mật độ trung bình 494,6 người/km2); thấp nhất là
huyện Vân Canh với 31,6 người/km2.
Hệ thống Y tế Bình định gồm 23 đơn vị trực thuộc Sở; trong đó có 17 cơ sở khám
chữa bệnh (KCB); 6 đơn vị KCB tuyến tỉnh gồm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa
khoa Khu vực Bồng Sơn, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện
Lao & Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Mắt và 11 Trung tâm Y tế huyện.
Hệ thống tổ chức PHCN bao gồm Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức
năng (YHCT&PHCN) là bệnh viện chuyên khoa hạng III, tuyến tỉnh, quy mô 210 giường
3

bệnh, thực hiện chức năng KCB về Phục hồi chức năng (PHCN), chỉ đạo tuyến, đào tạo
tập huấn và hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới. Bệnh viện đa khoa tỉnh có Khoa PHCN độc
lập, Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn và 8/11 Trung tâm Y tế có khoa ghép
YHCT&PHCN, 01 khoa ghép Nội - Nhi - YHCT và PHCN (Trung tâm Y tế Vân Canh),
01 đơn vị chỉ có Tổ PHCN (Trung tâm Y tế Vĩnh Thạnh) và 01 đơn vị chưa có tổ, bộ
phận PHCN (Trung tâm Y tế An Lão).
Về cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành PHCN, toàn ngành có 13/17 cơ sở
KCB cung cấp DVKT PHCN, trong đó có 4/17 đơn vị KCB cung cấp DVKT PHCN theo
hướng đa ngành (bao gồm Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Dụng cụ
trợ giúp) gồm Bệnh viện YHCT&PHCN, Trung tâm Y tế Tây Sơn, An Nhơn, Phù cát,
09/17 cơ sở KCB cung cấp DVKT từ 01-03 chuyên ngành của PHCN. Các cơ sở KCB
cung cấp DVKT theo hướng đa ngành thực hiện được trên 50% DVKT theo phân tuyến
chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
2. Tình hình chung về người khuyết tật
Theo kết quả khảo sát một số nội dung liên quan đến người khuyết tật (NKT) tại
thời điểm 31/7/2023, toàn tỉnh Bình Định có 33.794 NKT, chiếm tỷ lệ 2,25 % dân số (số
liệu khảo sát việc triển khai thực hiện công tác PHCN trên địa bàn tỉnh từ ngày 31/7 đến
15/8/2023 của Bệnh viện YHCT&PHCN và Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, PHCN
người khuyết tật (NKT) của Bộ Y tế).
Về giới tính có 20.234 người (59,87%) là nam; 13.560 người (40,13%) là nữ. Về độ
tuổi có 332 trẻ dưới 6 tuổi (0,98%); 1.196 trẻ từ 6 - dưới 15 tuổi (3,54%); 16.424 người
từ 16 - 59 tuổi (48,6%); 15.842 người từ 60 tuổi trở lên (46,88%). khuyết tật về vận động:
16.508 người (48,85%); khuyết tật về nghe, nói: 3.052 (9,03%); khuyết tật về nhìn: 3.496
người (10,35%); khuyết tật về thần kinh, tâm thần: 4.503 người (13,32%); khuyết tật về
trí tuệ: 3.246 người (9,61%); khuyết tật khác: 3.549 người (10,5%) (một NKT có thể có
nhiều khuyết tật khác nhau). Nguyên nhân khuyết tật 11,9% là do bẩm sinh; 48,8% là do
mắc phải và 39,3% chưa xác định được nguyên nhân (Phụ lục 1: Tình hình người khuyết
tật và phân loại khuyết tật đính kèm).
Về nhu cầu về hỗ trợ y tế: 29.083 người (87,23%), trong đó 5.744 người có nhu cầu
khám xác định khuyết tật ở tuyến trên (từ tuyến huyện trở lên) (19,75%); 4.639 người
(15,95%) có nhu cầu khám bệnh ở tuyến trên; 2.183 người (7,51%) nhu cầu cấp kinh phí
khám, điều trị; 8.096 người (27,84%) nhu cầu cấp thẻ BHYT; 3.008 người (10,34%) có
nhu cầu tập PHCN; 89 người (0,31%) có nhu cầu PHCN được BHYT chi trả; 5.194
người (17,86%) có nhu cầu dụng cụ PHCN; 18 người (0,06%) cần phẫu thuật chỉnh hình;
112 người (0,39%) có nhu cầu khác về y tế (Phụ lục 2: Nhu cầu trợ giúp về y tế của
người khuyết tật đính kèm).
II. Thực trạng công tác Phục hồi chức năng và kết quả triển khai thực hiện
Kế hoạch Quốc gia phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020
1.Thực hiện các chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành
Thực hiện Kế hoạch phát triển PHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020
theo Quyết định số 3499/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh. Chỉ thi số 39-
CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT; Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020
4

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW; Công văn
số 1906/UBND-VX, ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh Bình Định V/v tổ chức triển khai
thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; Kết quả thực hiện các chính
sách pháp luật và phối hợp liên ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe NKT trên địa
bàn tỉnh đã đạt được các mục tiêu quan trọng.
Vai trò, trách nhiệm của các Sở, Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ
chức “vì, của” NKT trong việc thực hiện chính sách pháp luật và phối hợp liên ngành
trong gông tác hỗ trợ NKT được phát huy rõ nét. Chủ động phối hợp với các tổ chức
trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ
năm 2016 đến nay, tỉnh Bình Định được tiếp nhận nhiều dự án liên quan đến PHCN và
NKT từ các tổ chức trong nước và quốc tế đã có những hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực
PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng và hỗ trợ NKT của tỉnh.
Về công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về NKT được
đấy mạnh, thông qua các các văn bản chỉ đạo, cuộc họp, hội nghị, trên phương tiện thông
tin đại chúng tại địa phương, các hoạt động truyền thông được tổ chức nhân Ngày NKT
Việt Nam (18/4) và Ngày NKT thế giới (3/12).
Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT
theo kết quả đánh giá chung hơn 10 năm thi hành Luật NKT trên địa bàn tỉnh được nâng
cao. Sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương cơ bản đã triển khai thực hiện tốt Luật
NKT. Nhiều dự án hỗ trợ NKT của các tổ chức phi chính phủ đang triển khai tại Bình
Định từng bước góp phần xóa bỏ rào cản, cải thiện việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi
của NKT, tạo động lực để họ phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập xã hội.
Nhìn nhận của xã hội về NKT đã thay đổi, họ không còn bị kỳ thị, bị mặc cảm về
khiếm khuyết của mình, một số NKT đã tự tin hơn, vươn lên tự học tập, tự học nghề, tự
kiếm sống, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Gia đình đã phát huy tốt vai trò nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ NKT, đồng thời
nhiều NKT đã nỗ lực vượt qua mặc cảm, vươn lên và góp phần phát triển kinh tế địa
phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, NKT vẫn còn những khó khăn, hạn chế như đời
sống còn nhiều khó khăn, đa số NKT thuộc hộ nghèo, cận nghèo, một số NKT chưa được
tiếp cận đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc
làm…việc tiếp cận giao thông vẫn là rào cản lớn nhất hiện nay, nhất là ở những vùng khó
khăn, vùng nông thôn; các công trình xây dựng từ trước chưa được cải tạo đảm bảo tiếp
cận cho NKT; NKT còn khó tiếp cận các hoạt động văn hóa, giải trí, thể dục thể thao ở
cơ sở; mức trợ cấp xã hội cho NKT còn thấp...
2. Triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Công tác Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) trong thời gian
qua được Ngành Y tế chú trọng, các địa phương đã gắn trách nhiệm chỉ đạo chương trình
PHCN và PHCNDVCĐ trong Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương.
5

Hàng năm Sở Y tế đều phân bổ kinh phí tập huấn PHCN và PHCNDVCĐ cho 159/159
xã, phường, thị trấn và 11/11 TTYT huyện thị xã, thành phố của tỉnh. Song song với việc
hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thì các nguồn lực hỗ trợ liên quan đến NKT trong
thời gian qua cũng được tận dụng để làm tốt hơn công tác PHCNDVCĐ.
Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng là đơn vị đầu mối, chỉ đạo và
hỗ trợ chuyên môn về PHCN và PHCNDVCĐ cho tuyến dưới, hàng năm đều làm tốt
công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ PHCN và PHCNDVCĐ cho
tuyến y tế cơ sở.
Thực hiện Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 về việc ban hành “Bộ
tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020”, 100% Trạm Y tế xã, phường,, thị trấn
của tỉnh Bình Định đều đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã trong đó có tiêu chí 7 về khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT. Công tác PHCN và PHCNDVCĐ được
các Trạm y tế xã và địa phương chú trọng triển khai, các nội dung quản lý và chăm sóc
sức khỏe NKT tại cộng đồng như lập danh sách quản lý sức khỏe NKT bằng sổ Quản lý
sức khỏe NKT, triển khai phần mềm quản lý NKT theo Quyết định 3815/2017/QĐ-BYT,
thường xuyên cập nhật di biến động và thực hiện thống kê báo cáo theo quy định. NKT
được phân loại theo dạng và mức độ khuyết tật (vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng trí
tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác, tàn tật khác), nhu cầu và kết quả PHCN, NKT
được thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần.
Từ năm 2017-2022, được sự hỗ trợ từ các Tổ chức phi chính phủ thuộc các Dự án
hỗ trợ NKT tại tỉnh, đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành PHCN như Bác sỹ;
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và dụng cụ trợ giúp.
Nhiều đơn vị đã bước đầu đảm bảo nguồn nhân lực các chuyên ngành để triển khai các
dịch vụ PHCN đơn ngành và PHCN theo hướng đa ngành. Hỗ trợ kỹ năng chăm sóc và
PHCN cho NKT, hỗ trợ dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày, dụng cụ trợ giúp vận
động, giúp cho việc triển khai PHCNDVCĐ một cách tốt hơn trên diện rộng so với các
năm trước. Các dự án hỗ trợ NKT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là Dự án “Ch ăm
sóc sức khỏe và PHCN đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin” của Bộ Y tế được triển
khai từ năm 2018-2022, tại huyện Phù Cát và thị xã Hoài Nhơn; Dự án Hỗ trợ NKT vận
động (Dự án Vượt lên tất cả) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỷ (USAID) tài trợ
thông qua Tổ chức Trung tâm Quốc tế (IC) giai đoạn tháng 01/2017 - 3/2023; Dự án “Hỗ
trợ chăm sóc PHCN bền vững và đa chuyên ngành cho NKT nặng tại tỉnh Bình Định”
(gọi tắt là Hold My Hand (HMH)/Hãy nắm tay tôi), giai đoạn 2018-2023 do Tổ chức
PHAD (Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển) và CRS (Catholic Relief Services) thực
hiện với sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID), Dự án “Hỗ trợ cải
thiện chất lượng sống của NKT tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tại tỉnh Bình
Định (Dự án “Hòa nhập II”), do USAID tài trợ qua Trung tâm hành động quốc gia khắc
phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (Tên giao dịch bằng tiếng Anh: National
Action Centre for Toxic Chemicals and Environmental Treatment - viết tắt là NACCET)
giai đoạn 2022-2026.
3. Tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế gồm có 17 cơ sở KCB công lập (Bệnh viện Đa khoa
tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn; Bệnh viện YHCT&PHCN, Bệnh viện Lao
và Bệnh Phổi, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Mắt và 11 Trung tâm Y tế huyện, thị xã,
6

thành phố), các cơ sở khám chữa bệnh công lập này đa số có tổ chức khám chữa bệnh về
PHCN.
Bệnh viện YHCT&PHCN được hợp nhất từ Bệnh viện YHCT và Bệnh viện
PHCN của tỉnh theo Quyết định số 4380/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh; là
Bệnh viện chuyên khoa hạng III, tuyến tỉnh với quy mô 210 giường bệnh kế hoạch, 281
giường thực kê, hàng năm thu dung điều trị nội trú từ 7.000 đến 8.000 lượt người bệnh;
tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị chuyên ngành, thực hiện chức
năng khám chữa bệnh, chỉ đạo tuyến, đào tạo tập huấn và hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.
Hệ thống tổ chức PHCN tại các bệnh viện hiện có: 01 khoa độc lập tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh, 09 khoa ghép YHCT&PHCN (gốm Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn,
Trung tâm Y tế Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài
Ân, Tây Sơn), 01 khoa ghép: Nội - Nhi - YHCT và PHCN (Trung tâm Y tế Vân Canh),
01 đơn vị chỉ có Tổ PHCN (Trung tâm Y tế Vĩnh Thạnh) và 01 đơn vị chưa có tổ, bộ
phận PHCN (Trung tâm Y tế An Lão).
Về cung cấp dịch vụ kỹ thuật (DVKT) chuyên ngành PHCN, toàn tỉnh có 13/17 cơ
sở KCB cung cấp DVKT PHCN, trong đó có 4/17 đơn vị KCB cung cấp DVKT PHCN
theo hướng đa ngành (gồm Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Dụng cụ
trợ giúp) là Bệnh viện YHCT&PHCN, Trung tâm Y tế Tây Sơn, An Nhơn, Phù cát; Các
cơ sở KCB này thực hiện được từ 30-60% DVKT PHCN theo phân tuyến chuyên môn kỹ
thuật của Bộ Y tế. Các cơ sở KCB còn lại chỉ cung cấp DVKT từ 01-03 chuyên ngành
của PHCN (Phụ lục 3: Tình hình tổ chức, nhân lực về PHCN tại các bệnh viện công lập
đính kèm).
4. Về nguồn lực
4.1. Về nhân lực PHCN
Từ năm 2016 trở về trước, nguồn nhân lực về PHCN của tỉnh chỉ có 16 người (06
Bác sỹ, 10 Kỹ thuật viên). 08 nhân lực của Bệnh viện PHCN hoạt động đúng chuyên
môn, còn 08 cán bộ của các cơ sở KCB khác được phân công công tác ở lĩnh vực chuyên
môn ngoài PHCN.
Từ năm 2017-2022, được sự hỗ trợ từ các Tổ chức phi chính phủ thuộc các Dự án
hỗ trợ NKT tại tỉnh, đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành PHCN như Bác sỹ;
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và dụng cụ trợ giúp.
Nhiều đơn vị đã bước đầu đảm bảo nguồn nhân lực các chuyên ngành để triển khai các
dịch vụ PHCN đơn ngành và PHCN theo hướng đa ngành. Số lượng nhân lực PHCN đến
31/7/2023 hiện có là 105 người (tăng gấp 6,6 lần), trong đó 31 Bác sỹ, 74 Kỹ thuật viên
PHCN với đầy đủ các chuyên ngành cơ bản như vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn
ngữ trị liệu. Ngoài ra còn có 15 Bác sỹ, Kỹ thuật viên được đào tạo về Công nghệ trợ
giúp từ Tổ chức Công nghệ trợ giúp (ATA) của Úc theo hình thức đào tạo trực tuyến
(Phụ lục 3: Tình hình tổ chức, nhân lực về PHCN tại các cơ sở KCB công lập đính kèm).
Tuy nhiên, nguồn nhân lực về PHCN vẫn còn mỏng và thiếu tại một số đơn vị,
chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa có cán bộ PHCN được đào tạo chuyên sâu
(BSCKI, CKII, Thạc sỹ PHCN). Một số BS sau đào tạo chứng chỉ cơ bản PHCN nhưng
chưa được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn gây khó khăn trong việc triển khai
các dịch vụ kỹ thuật PHCN tại các cơ sở khám chữa bệnh.
4.2. Về dụng cụ, trang thiết bị PHCN
7

9/17 cơ sở KCB được trang bị dụng cụ, trang thiết bị cơ bản về PHCN nhưng số
lượng còn hạn chế, chỉ có Bệnh viện YHCT&PHCN được hỗ trợ từ nhiều nguồn nên
dụng cụ, trang thiết bị tương đối đầy đủ, các đơn vị còn lại chưa đáp ứng nhu cầu cung
cấp DVKT PHCN một cách đa dạng và chất lượng cho nhu cầu người bệnh.
5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển công tác
PHCN tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 – 2020 theo Quyết định số 3499/QĐ-UBND
ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh

Chỉ tiêu
Đánh giá: Lý do
Mục tiêu/Chỉ tiêu đến năm Kết quả thực hiện
Đạt/Không chưa đạt
2020
Mục tiêu a: Củng cố và phát triển mạng lưới PHCN của tỉnh, từng bước hiện đại hóa cơ sở
vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN
Chỉ tiêu 1: Trạm y tế xã/phường/thị
trấn có phân công cán bộ chuyên trách
90% 100% Đạt
công tác PHCN và được đào tạo bồi
dưỡng kiến thức PHCN
Chỉ tiêu 2: Bệnh viện huyện/thị 90,9%
xã/thành phố có KCB PHCN
(Tổ/Khoa/Phòng), có BS, KTV được 90% (10/11 TTYT có tổ Đạt
đào tạo bồi dưỡng kiến thức về chuyên chức KCB PHCN, trừ
ngành PHCN. An Lão)

Chỉ tiêu 3: Đầu tư phát triển Bệnh viện Bệnh viện với 210
PHCN theo mô hình bệnh viện chuyên giường, nguồn nhân
khoa hạng III, quy mô 70 giường bệnh, lực, TTB tương đối Đạt
có đầy đủ trang thiết bị và kỷ thuật đáp ứng nhu cầu theo
chuyên môn theo quy định quy định.
Chỉ tiêu 4: Bệnh viện đa khoa tỉnh, đa
100% 100% Đạt
khoa khu vực có tổ chức khoa PHCN

25% Khó khăn


Chỉ tiêu 5: Bệnh viện chuyên khoa có
80% Không đạt về nguồn
tổ chức KCB PHCN (BV YHCT&PHCN) nhân lực
Mục tiêu b: Đẩy mạnh công tác PHCN dựa vào cộng đồng, chú trọng công tác phòng ngừa
khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật để góp phần cải thiện chất lượng
cuộc sống của NKT.
Chỉ tiêu 1: Có 100% các cơ sở PHCN
có hoạt động tuyên truyền về phòng
ngừa khuyết tật, PHCN và
100% 100% Đạt
PHCNDVCĐ, góp phần nâng cao nhận
thức về các nội dung này cho lãnh đạo
các cấp và cộng đồng
8/11 huyện
Chỉ tiêu 2: Triển khai và duy trì
đã triển
chương trình PHCNDVCĐ
khai, trừ
- Tại các xã, phường thị trấn của tỉnh 40% 62,2% số xã Đạt An Lão,
- Tại các huyện, thị xã, thành phố
70% 72,72% Đạt Vĩnh
8

Thạnh, Vân
Canh
Chỉ tiêu 3: Số trẻ em từ sơ sinh đến 6
Thiếu
tuổi được sàng lọc phát hiện sớm một
18,2% (Số liệu của nguồn lực
số khuyết tật bẩm sinh và rối loạn phát 70% Không đạt
Chi cục DS-KHHGĐ) để triển
triển và can thiệp sớm các dạng khuyết
khai
tật
Chỉ tiêu 4: Số huyện đạt chỉ tiêu về
NKT có nhu cầu được tiếp cận với các
80% 81,81% Đạt
dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập
cộng đồng
Mục tiêu c: Nâng cao năng lực các đơn vị chuyên ngành PHCN
Trường đã có Bộ môn
Chỉ tiêu 1: Trường Cao đẳng Y tế Bình
YHCT&PHCN; Giảng
Định có khoa hoặc bộ môn PHCN; đào
viên có 4 thạc sỹ và 01
tạo hoặc liên kết đào tạo các chức danh Thiếu
Cử nhân Điều dưỡng
chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế: nguồn lực
có chứng chỉ PHCN Chưa đạt
Y sỹ chuyên khoa PHCN, Kỹ thuật viên để triển
nhưng chưa triển khai
vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên hoạt động khai
hoặc liên kết đào tạo
trị liệu, Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu,
các chức danh chuyên
Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.
môn theo kế hoạch.
Chỉ tiêu 2: Bệnh viện PHCN, Bệnh
viện Đa khoa tỉnh đảm bảo triển khai Đạt
đào tạo liên tục về PHCN
Chỉ tiêu 3: Bệnh viện PHCN có đầy đủ
chức danh chuyên môn theo quy định
Đạt
của Bộ Y tế, đáp ứng chỉ tiêu theo kế
hoạch.
Chỉ tiêu 4: Giám đốc và trưởng các Đào tạo
khoa, phòng thuộc Bệnh viện PHCN 100% 30% Chưa đạt theo kế
được đào tạo về Quản lý bệnh viện hoạch

III. Đánh giá chung, hạn chế tồn tại và nguyên nhân
a) Đánh giá chung
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển công tác PHCN trên địa
bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định số 3499/QĐ-UBND ngày
08/10/2015 của UBND tỉnh đã đạt hầu hết các chỉ tiêu quan trọng, công tác PHCN trên
địa bàn tỉnh đã có bước phát triển vượt bật, đáp ứng phần lớn nhu cầu KCB PHCN cho
người dân.
- Việc củng cố và phát triển mạng lưới PHCN của tỉnh đã được tổ chức rộng khắp
tại đa số các cơ sở KCB so với trước năm 2015, các cơ cở khám chữa bệnh từng bước mở
rộng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị và nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN
theo hướng đơn ngành hoặc đa ngành.
9

- Chỉ tiêu về NKT có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa
nhập cộng đồng vượt kế hoạch đề ra (81% so với 80% của kế hoạch).
- Bệnh viện YHCT&PHCN, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đảm bảo triển khai đào tạo
liên tục về PHCN. Trong đó Bệnh viện YHCT&PHCN có đầy đủ chức danh chuyên môn
theo quy định của Bộ Y tế, triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật mới theo hướng đa ngành,
đáp ứng nhu cầu KCB của người dân về PHCN.
b) Những mặt tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
- Nguồn nhân lực PHCN tại một số cơ sở KCB còn thiếu và mỏng nên cần đào tạo
bổ sung để làm tốt công tác KCB.
- Bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh
viện Mắt) chưa tổ chức KCB PHCN do thiếu nguồn nhân lực.
- Trường Cao đẳng Y tế đã có Bộ môn YHCT&PHCN, có giảng viên nhưng chưa
triển khai hoặc liên kết, phối hợp đào tạo các chức danh chuyên môn về PHCN theo kế
hoạch.
- Tỷ lệ đào tạo về Quản lý bệnh viện cho Ban giám đốc và trưởng các khoa, phòng
của Bệnh viện YHCT&PHCN chưa đạt 100% do đào tạo theo kế hoạch.
- Một số Bác sỹ được đào tạo chứng chỉ về PHCN nhưng ở từng thời điểm theo
quy định của Bộ Y tế thì chưa đảm bảo các tiêu chí để bổ sung phạm vi hoạt động chuyên
môn, do đó chưa được chỉ định các DVKT PHCN.
- Cán bộ chuyên trách Trạm Y tế cần được đào tạo kiến thức cơ bản về PHCN với
thời gian dài hơn (01-03 tháng).
- Công tác tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật và PHCNDVCĐ tại một số địa
phương còn hạn chế hoặc chỉ lồng ghép triển khai với các dự án hỗ trợ NKT trên địa bàn.
- Việc sàng lọc trẻ em từ sơ sinh từ 0 đến 6 tuổi để phát hiện sớm khuyết tật bẩm
sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật đạt tỷ lệ khá thấp
(18,2%), việc tổ chức phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật chưa được tổ chức thực
hiện nên hiệu quả chưa cao.

Phần thứ II
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHƯC NĂNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2023 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

I. MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU


1. Mục đích:
a) Triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Quyết
định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình
phát triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm củng cố
kiện toàn hệ thống PHCN trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe, PHCN cho người bệnh và NKT.
b) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ,
10

chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và xác
định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện
các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
NKT, thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong
công tác nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ NKT và các đối tượng chính
sách cần trợ giúp xã hội.
b) Đề ra các giải pháp thực hiện sát với tình hình thực tế và điều kiện nguồn lực
của địa phương. Ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách tăng cường công tác
huy động nguồn lực để triển khai, thực hiện các hoạt động của kế hoạch.
c) Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, địa phương, tổ chức, đơn vị phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Đối tượng triển khai: Các bệnh viện phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức
năng, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, trạm y tế xã, phường, thị trấn; người khuyết
tật và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng.
2. Phạm vi thực hiện: trên toàn tỉnh.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm cho NKT, người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ PHCN có chất lượng,
toàn diện, liên tục nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống để NKT được hòa nhập và tham
gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của NKT góp
phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân, đảm bảo an sinh xã
hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can
thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng.
- 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai công tác phòng ngừa khuyết tật
trước sinh và sơ sinh, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật.
- Trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp
sớm khuyết tật;
- Trên 90% các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình PHCNDVCĐ.
b) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở PHCN.
b.1. Tuyến xã: có ít nhất 90% chuyên trách PHCN Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN.
b.2. Tuyến huyện: có ít nhất 90% trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thành
lập khoa YHCT&PHCN hoặc tổ/bộ phận PHCN trực thuộc khoa chuyên môn khác.
b.3. Tuyến tỉnh:
11

b.3.1. Bệnh viện YHCT&PHCN:


- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng Bệnh viện YHCT&PHCN theo mô
hình bệnh viện chuyên khoa hạng II theo lộ trình: đến năm 2025 đạt bệnh viện hạng II,
quy mô 250 giường bệnh; đến năm 2030 là bệnh viện hạng II, quy mô 300 giường bệnh).
- Phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu về PHCN, đủ khả năng thực hiện
trên 80% danh mục kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; Có đầy đủ trang thiết bị theo
hướng hiện đại; Có đầy đủ các chức danh nghề nghiệp theo qui định của Bộ Y tế về chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở PHCN.
- Phấn đấu đến năm 2025 phát triển các kỹ thuật chuyên sâu về:
* PHCN Ngoại khoa (PHCN sau phẫu thuật, sau chấn thương);
* Đơn nguyên PHCN đột quỵ;
- Phấn đấu đến năm 2030 phát triển các kỹ thuật chuyên sâu về:
* PHCN Nhi khoa PHCN (Bại não, Rối loạn phát triển, Rối loạn phổ tự kỷ);
* Đơn nguyên kiểm soát đau;
* PHCN hô hấp, thần kinh, tim mạch;
* Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ;
* Ứng dụng Công nghệ thông minh trong PHCN (Công nghệ trợ giúp, Robot trị
liệu);
* Xưởng sản xuất nẹp chỉnh hình bằng nhựa thông minh.
b.3.2. Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh:
- Đến năm 2025:
* 100% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thành lập khoa PHCN, bao gồm điều trị nội
trú và ngoại trú;
* 100% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh triển khai các kỹ thuật chuyên sâu về PHCN
Ngoại khoa, PHCN đột quỵ
- Phấn đấu đến năm 2030 phát triển các kỹ thuật chuyên sâu về:
* PHCN hô hấp, thần kinh, tim mạch;
b.3.3. Có ít nhất 50% các bệnh viện chuyên khoa khác có tổ chức khám chữa bệnh
PHCN (khoa, phòng, tổ PHCN).
b.3.4. Trường Cao đẳng Y tế Bình Định:
Thành lập khoa hoặc bộ môn PHCN có đủ nguồn nhân lực, đào tạo hoặc liên kết
đào tạo các chức danh chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế: Điều dưỡng chuyên khoa
PHCN, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, Kỹ thuật viên ngôn
ngữ trị liệu.
* Đến năm 2025: đào tạo hoặc liên kết đào tạo chuyển đổi từ Y Sỹ, Điều dưỡng
Trung học sang Cao đẳng PHCN (01 năm chuyển đổi KTV PHCN+1,5 năm thành CĐ
PHCN).
12

* Đến năm 2030: có Bộ môn PHCN, đủ điều kiện đào tạo KTV Cao đẳng các
chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu.
c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật PHCN.
- Bệnh viện Y học cổ truyền và PHCN tỉnh đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo
tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, thực hiện trên 80% danh mục DVKT PHCN theo
quy định của Bộ Y tế, củng cố và nâng cao chất lượng cung cấp DVKT theo hướng đa
ngành.
- 100% các cơ sở khám chữa bệnh PHCN đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ
thuật các chuyên ngành PHCN như vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu.
60% các cơ sở khám chữa bệnh PHCN cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo hướng đa ngành.
d) Phát triển nguồn nhân lực PHCN
- Đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực PHCN tối thiểu 01 người/10.000
dân (chỉ tiêu theo QĐ 569/QĐ-TTg là 0,5/10.000 dân).
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện YHCT&PHCN đảm bảo nguồn nhân lực,
năng lực triển khai đào tạo liên tục về PHCN.
- Các cơ sở khám chữa bệnh PHCN có đầy đủ nguồn lực và chức danh chuyên
môn theo quy định của Bộ Y tế.
(Phụ lục 4: Nhu cầu đào tạo nhân lực PHCN đến năm 2030)
e) Dụng cụ, trang thiết bị PHCN:
- Dụng cụ PHCN cơ bản từng chuyên ngành theo nhu cầu phát triển chuyên môn
kỹ thuật của cơ sở có tổ chức KCB PHCN.
- Trang thiết bị PHCN phấn đấu trên 80% danh mục trang thiết bị theo Quyết định
số 53/2019/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh cho từng cơ sở KCB.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
a) Công tác PHCN được phát triển tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ PHCN toàn diện,
liên tục, chất lượng.
b) Đẩy mạnh hoạt động PHCNDVCĐ trở thành biện pháp chiến lược để giải quyết
vấn đề khuyết tật trong tỉnh; tiếp tục triển khai và duy trì mô hình PHCNDVCĐ ở tất cả
các xã, phường, thị trấn; các quận, huyện, thị xã trong toàn tỉnh và được tích hợp nhiều
dịch vụ khác ngoài cơ sở y tế công lập.
c) Bệnh viện YHCT&PHCN được đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô giường
bệnh tương ứng với nhu cầu PHCN của người dân, NKT. Được bổ sung dụng cụ, trang
thiết bị theo hướng hiện đại. Có đủ năng lực thực hiện trên 90% danh mục DVKT theo
quy định. Có đầy đủ các chức danh nghề nghiệp theo qui định của Bộ Y tế về chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở PHCN.
d) Mọi người dân, nhất là trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tuổi đều được tiếp cận với các dịch
vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật PHCN thiết yếu, phù
hợp theo nhu cầu.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
13

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến công
tác PHCN
a) Tiếp tục rà soát nghiên cứu, tham gia đề nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các
quy định của pháp luật về PHCN cho NKT đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đảm bảo
cho NKT, người dân trong tỉnh có nhu cầu được chăm sóc, PHCN.
b) Tham gia góp ý xây dựng chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với NKT sử dụng
dụng cụ PHCN, công nghệ trợ giúp, thiết bị, vật liệu PHCN, trang thiết bị y tế đặc thù cá
nhân và hoạt động PHCNDVCĐ.
c) Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục - Đào
tạo, Sở Tài chính xây dựng, hướng dẫn triển khai chương trình PHCN và PHCNDVCĐ.
2. Thực hiện chương trình PHCNDVCĐ
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức PHCNDVCĐ đối với lãnh đạo các cấp chú
trọng đầu tư đúng mức công tác PHCN và PHCNDVCĐ, thông qua các hoạt động chính:
hội thảo, tập huấn; tham quan, học tập mô hình PHCNDVCĐ tại các cơ sở PHCN trong
nước nhằm xây dựng, phát triển chương trình PHCNDVCĐ trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh,
phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.
c) Phát triển mạng lưới PHCNDVCĐ và triển khai mô hình PHCNDVCĐ trên
phạm vi toàn tỉnh.
d) Tổ chức PHCNDVCĐ cho NKT là các đối tượng đặc biệt: người có công với
cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, dioxin, người cao tuổi, người tâm thần và trẻ tự
kỷ.
3. Duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống PHCN và phát triển chuyên
môn kỹ thuật PHCN
a) Chỉ đạo các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành
phố đào tạo cán bộ chuyên ngành PHCN, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thành lập
khoa PHCN hoặc khoa lồng ghép, có đầy đủ các chuyên ngành (vật lý trị liệu, hoạt động
trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, công nghệ trợ giúp). Khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở
PHCN ngoài công lập.
b) Củng cố và phát triển trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo cung cấp dịch vụ
PHCN theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và PHCNDVCĐ.
c) Phấn đấu trước năm 2027, Bệnh viện YHCT&PHCN tỉnh trở thành bệnh viện
chuyên khoa hạng II với quy mô 250 giường bệnh, để thực hiện tốt công tác PHCN cho
NKT, người bị bệnh nghề nghiệp và các đối tượng khác có nhu cầu; là đơn vị đầu mối
trong công tác PHCN và PHCNDVCĐ của tỉnh.
d) Phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ
thuật mới theo hướng hiện đại, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh
vực PHCN; thực hiện các chương trình, đề án, dự án về PHCN, trong đó chú trọng phòng
ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật.
e) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ
sở PHCN ngoài công lập và hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước.
14

4. Đảm bảo nguồn nhân lực


a) Trường Cao đẳng Y tế Bình Định thành lập khoa hoặc bộ môn PHCN có đủ
nguồn nhân lực đào tạo hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn theo quy định
của Bộ Y tế: Điều dưỡng chuyên khoa PHCN, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên
hoạt động trị liệu, Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.
b) Tăng cường tuyển dụng, cử cán bộ đào tạo về PHCN để đáp ứng với nhiệm vụ
chuyên môn về PHCN cho từng bệnh viện; khuyên khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán
bộ chuyên môn về PHCN, đặc biệt về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngử trị liệu.
c) Tăng cường công tác đào tạo liên tục nguồn nhân lực về PHCN cho các bệnh
viện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 46/2013/TT-BYT và Thông tư 24/2021/TT-
BYT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở PHCN; có chính sách khuyến
khích, hỗ trợ các Bác sĩ học tập nâng cao trình độ lên chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc sỹ
và Tiến sỹ về PHCN.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN cho cán bộ chuyên trách
công tác PHCN tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn thường xuyên hàng năm.
e) Bệnh viện YHCT&PHCN, khoa PHCN thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh xây dựng
chương trình, kế hoạch và thực hiện đào tạo liên tục, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
cho tuyến dưới theo chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn về PHCNDVCĐ cho đội ngũ cán bộ y tế các tuyến
phù hợp với mức độ, phạm vi triển khai Chương trình.
5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sức khỏe người khuyết tật kết nối
với hệ thống thông tin quản lý sức khỏe cá nhân
a) Quản lý thông tin về NKT theo Quyết định số 3815/QĐ-BYT ngày 21/8/2017
của Bộ Y tế về việc triển khai hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe và PHCN cho NKT ở
tất cả các địa phương, đơn vị. Tuân thủ các quy định về quản lý sử dụng hệ thống thực
hiện đúng mục đích, thẩm quyền theo quy định.
b) Nghiên cứu kết nối hệ thống thông tin quản lý sức khỏe NKT với hệ thống
thông tin quản lý sức khỏe cá nhân để thuận lợi trong việc theo dõi, cập nhật, trích xuất
báo cáo, thống kê.
6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác với các Tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ hoạt động về lĩnh vực PHCN và NKT.
b) Nghiên cứu, đánh giá cung cấp bằng chứng khoa học mô hình: phát hiện sớm,
can thiệp sớm khuyết tật trẻ em từ 0 đến 6 tuổi và trẻ tự kỷ; can thiệp sớm PHCN người
bệnh tại trung tâm, khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa đột quỵ, khoa chấn thương
chỉnh hình; PHCN theo nhóm đa chuyên ngành trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
nghiên cứu đề xuất chi trả bảo hiểm y tế đối với kỹ thuật PHCN.
7. Tăng cường truyền thông và vận động xã hội
a) Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân
trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về
PHCN, các khuyến cáo về phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.
15

b) Xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về PHCN; đa
dạng hóa phương thức, cách thức trên các kênh truyền thông.
c) Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triển
khai thực hiện các chương trình hỗ trợ NKT.
8. Kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo, đánh giá
a) Tăng cường tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động PHCN, trong phòng ngừa
khuyết tật, tiến độ thực hiện chương trình và các chính sách liên quan của các địa
phương, đơn vị.
b) Hằng năm tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình, đánh giá mô
hình, kịp thời đề xuất bổ sung, sửa đổi chương trình phù hợp.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch được huy động từ các nguồn:
1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch
đầu tư công trung hạn hàng năm của tỉnh; Các chương trình mục tiêu quốc gia, các
chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của chương trình
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Đặc biệt là sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của NKT
tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tại tỉnh Bình Định (Dự án “Hòa nhập II”), do
USAID tài trợ qua Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và
môi trường (Tên giao dịch bằng tiếng Anh: National Action Centre for Toxic Chemicals
and Environmental Treatment - viết tắt là NACCET) giai đoạn 2022-2026.
3. Nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu phí khác của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
4. Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5. Các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh và các địa phương lập dự toán ngân sách
hàng năm để thực hiện chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp
luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế:
a) Là cơ quan đầu mối, giúp UBND tỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện, điều hành
hoạt động của kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, hội, đoàn thể, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, đơn vị, cơ sở liên quan triển khai thực
hiện các nội dung của Kế hoạch.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được
giao, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của sở, ngành và địa phương.
16

d) Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; hàng
năm xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định cấp
kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
e) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố phối
hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, triển khai
Đề án 1816 về chăm sóc sức khỏe và PHCN cho tuyến dưới theo chương trình được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
g) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực
hiện; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với
tình hình thực tế, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của
PHCN và PHCNDVCĐ, triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện
sớm và quản lý điều trị, PHCN cho người lao động thuộc phạm vi quản lý.
b) Chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố
triển khai thực hiện Quyết định số 1942/QD-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có
công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, NKT và các đối tượng cần trợ giúp xã hội
giai đoạn 2021-2030.
c) Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân
tiếp nhận NKT vào làm việc; tạo điều kiện trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với các
cơ sở sản xuất dành riêng cho NKT.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò,
tầm quan trọng của PHCN và PHCNDVCĐ; triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe,
dự phòng, phát hiện sớm và quản lý PHCN cho trẻ em khuyết tật tại các trường học.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa trẻ khuyết tật (các giác
quan bình thường) ở độ tuổi đi học vào học các trường, lớp bình thường như mọi trẻ
khác; mở các lớp học dành riêng cho người khiếm thị; tham gia các hoạt động của
Chương trình PHCNDVCĐ.
4. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí được bố trí
trong dự toán chi ngân sách hàng năm để thực hiện kế hoạch trong khả năng cân đối ngân
sách tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh
phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy
định liên quan để thực hiện Chương trình.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương
đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động NKT tham gia bảo hiểm y tế.
b) Phối hợp Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn chi
trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ PHCN theo quy định hiện hành nhằm mở rộng diện
17

bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho NKT khi tham gia bảo hiểm y
tế.
7. Các Sở, ban ngành liên quan: Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ có kế
hoạch lồng ghép các nội dung về PHCNDVCĐ vào các hoạt động của ngành để phối hợp
triển khai thực hiện Kế hoạch.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch này; chỉ đạo các đoàn, hội cơ sở đẩy mạnh truyền thông, lồng ghép công tác tuyên
truyền, giáo dục tư vấn pháp luật, chính sách đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp
nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, vận động hội viên và nhân dân tham gia thực hiện
chương trình phát triển hệ thống PHCN và nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức
khoẻ NKT; đồng thời phối hợp với các ngành vận động các tổ chức, cá nhân tham gia
ủng hộ quỹ giúp đỡ NKT.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất
lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em,
NKT và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021-2030 và hàng năm
phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương.
b) Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện lồng ghép Kế hoạch này với các
chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án khác để triển khai thực hiện tại địa phương.
c) Chỉ đạo Trung tâm Y tế triển khai Chương trình PHCNDVCĐ theo hướng dẫn
của Sở Y tế; đưa mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
d) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
PHCNDVCĐ; tạo điều kiện để cơ quan tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động
PHCNDVCĐ.
đ) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện;
tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với tình
hình thực tế, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế).
VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương căn cứ mục
tiêu, nhiệm vụ liên quan để ban hành Kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình phát
triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Định kỳ báo cáo kết
quả thực hiện hàng năm (trước ngày 15/11) hoặc báo cáo đột xuất (nếu có) về Sở Y tế để
tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển hệ thống PHCN giai đoạn
2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các
sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


Phụ lục 1. Tình hình người khuyết tật và phân loại khuyết tật

Số người khuyết tật theo phân loại khuyết tật

TT Đơn vị
Thần kinh –
Tổng số Vận động Nghe, nói Nhìn Trí tuệ Khác
tâm thần

1 Thành phố Quy Nhơn 1.883 571 228 768 478 1.460
5.388

2 Huyện Tuy Phước 2.053 487 499 590 504 340


4.473

3 Thị xã An Nhơn 1.811 507 471 539 470 423


4.221

4 Huyện Phù Cát 2.292 370 536 648 550 380


4.776

5 Huyện Phù Mỹ 3.925 145 650 546 78 85


5.429

6 Thị xã Hoài Nhơn 2.106 470 519 586 520 368


4.569

7 Huyện Tây Sơn 1.346 266 333 371 322 243


2.881

8 Huyện Hoài Ân 461 54 55 224 121 52


967

9 Huyện Vân Canh 207 51 62 80 45 57


502

10 Huyện Vĩnh Thạnh 192 27 34 102 55 37


447

11 Huyện An Lão 232 105 109 49 103 104


702

Tổng cộng 34.355 16.508 3.053 3.496 4.503 3.246 3.549


19

Phụ lục 2. Nhu cầu trợ giúp về y tế của người khuyết tật

Nhu cầu của người khuyết tật


Khám xác Tập PHCN
TT Đơn vị Khám Cấp kinh Nhu cầu
định khuyết Cấp thẻ Tập được Dụng cụ Phẩu thuật
bệnh tuyến phí khám, khác về y
tật ở tuyến BHYT PHCN BHYT chi PHCN chỉnh hình
trên điều trị tế
trên trả

1 Thành phố Quy Nhơn 597 498 240 1.069 305 8 708 9 19

2 Huyện Tuy Phước 468 432 295 733 319 1 549 0 0

3 Thị xã An Nhơn 679 583 241 793 198 0 750 0 1

4 Huyện Phù Cát 1.429 1.069 210 1.862 925 54 718 3 41

5 Huyện Phù Mỹ 344 308 287 1150 164 0 406 3 23

6 Thị xã Hoài Nhơn 466 806 206 593 274 11 631 2 17

7 Huyện Tây Sơn 757 310 105 833 395 13 546 0 4

8 Huyện Hoài Ân 358 218 163 861 245 0 484 0 0

9 Huyện Vân Canh 345 231 213 28 71 1 196 1 1

10 Huyện Vĩnh Thạnh 230 140 84 59 86 1 89 0 6

11 Huyện An Lão 71 44 139 115 26 0 117 0 0

Tổng cộng 5.744 4.639 2.183 8.096 3.008 89 5.194 18 112


20

Phụ lục 3. Tình hình tổ chức, nhân lực về PHCN tại các cơ sở KCB công lập

Cán bộ y tế có chuyên môn về PHCN


TT Đơn vị Tổ chức PHCN
Tổng số Bác sỹ KTV
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khoa PHCN 10 3 7

2 Bệnh viện ĐKKV Bồng Sơn Khoa YHCT và VLTL – PHCN 7 3 4

3 Bệnh viện YHCT và PHCN Bệnh viện PHCN 32 7 25

4 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Chưa có 0 0 0

5 Bệnh viện Mắt Chưa có 0 0 0

6 Bệnh viện Tâm thần Chưa có 0 0 0

7 Thành phố Quy Nhơn Khoa YHCT và PHCN 8 4 4

8 Huyện Tuy Phước Khoa YHCT và PHCN 6 1 5

9 Thị xã An Nhơn Khoa YHCT và PHCN 4 1 3

10 Huyện Phù Cát Khoa YHCT và PHCN 12 5 7

11 Huyện Phù Mỹ Khoa YHCT và PHCN 6 2 4

12 Thị xã Hoài Nhơn Khoa YHCT và PHCN 6 1 5

13 Huyện Tây Sơn Khoa YHCT và PHCN 9 2 7

14 Huyện Hoài Ân Khoa YHCT và PHCN 3 1 2

15 Huyện Vân Canh Khoa Nội - Nhi - YHCT và PHCN 0 0 0

16 Huyện Vĩnh Thạnh Tổ PHCN thuộc Khoa Nội - Nhi – YHCT 0 0 0

17 Huyện An Lão Chưa có 2 1 1

Tổng cộng 105 31 74


21

Phụ lục 4: nhu cầu đào tạo và tuyển dụng nhân lực PHCN đến năm 2030:
STT Cơ sở khám chữa bệnh Bác sỹ Bác sỹ Bác sỹ Điều KTV Ghi chú
CKI CCCB PHCN dưỡng
CKI KT Vật lý Ngônngữ Hoạtđộng CĐPHCN Bồi dưỡng
Th.S PHCN nhi,ngoại PHCN
PHCN trị liệu trị liệu trị liệu từ Y sỹ, chuyêntrách
(6 tháng)
ĐDTH xã (01tháng)
1 Bệnh viện YHCT&PHCN 3 15 4 20 3 10 4 6 7 0 - Đào tạo
Điều dưỡng
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 2 3 2 10 2 10 2 4 1 0
PHCN 87;
3 Bệnh viện ĐKKV Bồng Sơn 2 2 2 10 1 8 2 2 1 0
- Chuyển đổi
4 Bệnh viên Lao và bệnh phổi 0 1 0 2 0 2 0 0 0 0 từ điều
dưỡng TC,
5 Bệnh viện Tâm thần 0 1 0 2 0 2 2 2 0 0
YS sang CĐ
6 Bệnh viện Mắt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 PHCN >=44;
7 TTYT TP Quy Nhơn 1 2 0 5 0 5 2 2 5 21 - Đào tạo 01
tháng cho
8 TTYT Tuy Phước 1 2 0 5 0 5 1 2 5 13 chuyên trách
9 TTYT Vân Canh 0 1 0 2 0 2 2 2 1 07 QLNKT xã
phát hiện
10 TTYT An Nhơn 1 2 0 5 0 5 1 1 3 15 sớm,
11 TTYT Tây Sơn 1 2 0 5 0 5 1 2 3 15 PHCNDVCĐ
159.
12 TTYT Vĩnh Thạnh 0 1 0 2 0 2 1 1 3 9
Tổng cộng là
13 TTYT Phù Cát 1 2 0 5 0 5 1 1 3 18 190.
14 TTYT Phù Mỹ 1 2 0 5 0 5 1 1 3 19 - Các nhu
15 TTYT Hoài Nhơn 1 2 0 5 0 5 2 1 3 17 cầu nhân lực
đã có mã
16 TTYT Hoài Ân 0 2 0 2 0 3 1 1 3 15 ngành PHCN
17 TTYT An Lão 0 2 0 2 0 2 1 1 3 10 là 201.
Tổng cộng: 14 42 08 87 06 76 24 29 44 159

You might also like