You are on page 1of 3

Chủ đề 1: Nguồn gốc, thuộc tính, bản chất, vai trò của pháp luật

Câu 1: Pháp luật có luôn tác động tích cực đến kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát
triển hay không? Vì sao?
Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển là ý kiến
SAI. Vì:
- Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế là sự phản ảnh trình độ phát triển của kinh tế, nội
dung các quy định của nó không được cao hơn hoặc thấp hơn trình độ của nền kinh tế
đã sinh ra nó.
- Tuy nhiên, với tính độc lập tương đối của mình, pháp luật có thể tác động trở lại tớ
sự phát triển của kinh tế theo hai chiều hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế.
+ Pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi những quy định của nó phù hợp,
phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế.
+ Ngược lại, khi những quy định của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ
phát triển kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng.

Câu 2: Tính chất giai cấp và tính xã hội luôn có quan hệ mật thiết với nhau, gắn
bó với nhau thành một chỉnh thể và mang lại sự bền vững cho pháp luật. Như
vậy pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Theo bạn thì mức độ
thể hiện của 2 tính chất này có khác nhau và có biến đổi không?Vì sao?
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại thể hiện tính xã hội. Hai tính chất này có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Không có pháp luật chỉ duy nhất thể hiện tính giai cấp cũng như
không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt của hai tính chất đó
của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo
đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị - xã hội trong mỗi nhà nước, ở mỗi thời kỳ
lịch sử

Câu 3: Trong các chức năng cơ bản của phạm luật, có ý kiến cho rằng chức năng
điều chỉnh của pháp luật là chức năng chính và quan trọng nhất, đúng hay sai ?
Giải thích ?
Trong các chức năng cơ bản của pháp luật, chức năng điều chỉnh của pháp luật là
chức năng quan trọng nhất là ĐÚNG. Vì:
- Trong xã hội cần có một trật tự nhất định và sự điều chỉnh nhất định đối với các quan
hệ xã hội – quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực.
- Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật được thực hiện theo hai hướng:
+ Hướng ghi nhận các mối quan hệ chủ yếu của xã hội.
+ Bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.
- Chức năng điều chỉnh sẽ thể hiện rõ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật
- Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới những quan hệ xã hội bằng cách ghi nhận
và củng cố các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng
- Tạo ra hành lang pháp lý để hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự và
ổn định theo mục tiêu mong muốn của nhà nước (phù hợp với tư tưởng của giai cấp
thống trị.)

Câu 4: Pháp luật chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội đúng hay
sai? Vì sao?
Sai. Bởi vì :
+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu,
lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội
Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm
quyền mà nhà nước là đại diện.
- Bản chất xã hội của pháp luật.
+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc
sống đòi hỏi.
+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu,
lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát
triển của xã hội.

Câu 5: Tại sao nói bản chất của pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính
xã hội sâu sắc?
* Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai mặt – hai phương diện cơ bản:
phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay thường được gọi là tính giai cấp và
tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau
và cả hai đều mang tính tất yếu khách quan.
- Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai
cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp
thống trị trong xã hội.
Ví dụ:
+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai cấp
của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong
kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật tư sản mặc dù quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân
chủ, nhưng về cơ bản vẫn thể hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản;
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là
nhà nước của nhân dân lao động. Mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, bảo đảm
thực sự dân chủ và công bằng xã hội…
- Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên
của xã hội thực hiện, vì phát triển của xã hội. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ
thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng
lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau
trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung. Từ đó, pháp luật trở
thành thước đo của hành vi con người, là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện
tượng xã hội.
Ví dụ:
+ Biểu hiện tính xã hội của pháp luật chủ nô, phong kiến còn mờ nhạt và hạn chế, chủ
yếu thể hiện qua vai trò là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trừng trị
tội phạm, bảo vệ các công trình công cộng…
+ Biểu hiện tính xã hội của pháp luật tư sản có sự thay đổi rất lớn, thể hiện sự tiến bộ
hơn so với pháp luật phong kiến. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng để thiết lập
địa vị pháp lý bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội, hướng tới bảo vệ các quyền
con người, quyền công dân.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện tính xã hội rộng rãi và sâu sắc nhất so với tất cả
các kiểu pháp luật trước đó. Pháp luật là công cụ giải phóng con người khỏi mọi áp
bức bất công, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống
tự do, hạnh phúc, trong đó các giá trị con người được thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm,
bảo vệ. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật vì con người, nhằm phục vụ con người,
đảm bảo cho con người có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện

Câu 6: Pháp luật chỉ áp dụng cho các trường hợp rất nghiêm trọng trong khi các
trường hợp khác vẫn có thể được giải quyết bằng các biện pháp khác, đúng hay
sai? Tại sao?
Điều này không chính xác. Pháp luật không chỉ áp dụng cho các trường hợp rất
nghiêm trọng, mà nó áp dụng cho mọi trường hợp. Pháp luật là bộ quy tắc được thiết
lập bởi hệ thống pháp luật để giám sát và điều chỉnh hành vi của mọi người trong xã
hội. Pháp luật có thể có các biện pháp khác nhau để giải quyết các trường hợp khác
nhau. Những trường hợp đặc biệt, nghiêm trọng hơn thường yêu cầu sự can thiệp
mạnh hơn của pháp luật. Nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp khác, không phải là rất
nghiêm trọng, vẫn cần phải áp dụng pháp luật để đảm bảo tôn trọng quyền của các bên
liên quan và đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội.

You might also like