You are on page 1of 15

CHỦ ĐỀ 5:

PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN

1
CHỦ ĐỀ 5: PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN

1. Tài sản

2. Quyền sở hữu

3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

2
1. TÀI SẢN

Điều 105 (BLDS):


1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Ví dụ:

3
PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Bất động sản và động sản (Điều 107 BLDS 2015);


Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 108 BLDS 2015);
Tài sản gốc, hoa lợi và lợi tức (Điều 109 BLDS 2015);
Vật chính và vật phụ (Điều 110 BLDS 2015);
Vật chia được và vật không chia được (Điều 111 BLDS 2015);
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 112 BLDS 2015);
Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113 BLDS 2015);
Vật đồng bộ (Điều 114 BLDS 2015);
Quyền tài sản (Điều 115 BLDS 2015).
4
2. QUYỀN SỞ HỮU

5
QUYỀN CHIẾM HỮU
Điều 179 BLDS. Khái niệm chiếm hữu
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người
không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập
quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232,
233 và 236 của Bộ luật này.
4. Chiếm hữu hợp pháp - Chiếm hữu bất hợp pháp
6
CHIẾM HỮU HỢP PHÁP

Chiếm hữu hợp pháp (có căn cứ pháp luật):


Là sự nắm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu.
Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu
được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền sở
hữu của chủ sở hữu.

Ví dụ: Thuê, mướn tài sản, nhận cầm cố, ký gửi tài sản, thế chấp…

7
CHIẾM HỮU BẤT HỢP PHÁP

Chiếm hữu bất hợp pháp (không có căn cứ pháp luật):


Là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên
những căn cứ của pháp luật quy định (hay nói cách khác là chiếm hữu
không phù hợp với quy định của pháp luật).

Ví dụ: Trộm cắp tài sản, mua tài sản do hành vị trộm cắp, lấn chiếm,
cưỡng đoạt…

8
CHIẾM HỮU BẤT HỢP PHÁP
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, ngay tình: Đó là việc chiếm hữu
của một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết
(pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như
mua nhầm tài sản của kẻ gian mà không biết, …

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không ngay tình: Đó là việc
chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật và người đó biết là không
có căn cứ hoặc là tuy không biết nhưng pháp luật buộc phải biết việc chiếm hữu
của họ là không có căn cứ. Ví dụ như người mua biết của gian nhưng vẫn mua vì
giá rẻ, …
9
CHIẾM HỮU BẤT HỢP PHÁP
Ví dụ:

Anh A thực hiện việc trộm cắp tài sản đem đi bán lấy tiền, số tiền bán
được anh A dùng để mua hàng hóa tại cửa hàng của chị B. Tuy số tiền mà
anh A dùng để mua hàng hóa của chị B là bất chính nhưng cơ quan công
an điều tra, hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thể bắt chị B trả
lại số tiền đó. Bởi lẽ căn cứ theo quy định pháp luật về Quyền chiếm hữu
tại Bộ luật dân sự 2015 thì chị B hoàn toàn ngay tình.

10
QUYỀN SỬ DỤNG

Điều 189 BLDS. Quyền sử dụng


1.Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản.
2.Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

11
QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
Điều 192 BLDS. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản.
Điều 195 BLDS. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở
hữu hoặc theo quy định của luật.
Điều 196 BLDS. Hạn chế quyền định đoạt
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản
văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
12
QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

- Quyền đối với bất động sản liền kề;


- Quyền hưởng dụng.
- Quyền bề mặt.

13
CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

14
3. CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Điều 221 – 236 BLDS 2015
Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ.
Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác.
Thu hoa lợi, lợi tức.
Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
Được thừa kế.
Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được
chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ
quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của BLDS.
Trường hợp khác do luật quy định.
15

You might also like