You are on page 1of 7

Chiếu slide “tên đề tài”

Kính thưa Thầy (Cô), em xin phép trình bày tóm tắt nội dung Luận văn Cao học
của em.

Kính thưa Thầy (Cô), Trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới gặp rất nhiều khó
khăn, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng phức tạp thì hoạt động M&A đang trở
nên quan trọng trên toàn thế giới. M&A có thể tạo ra giá trị tăng thêm nhờ giảm chi
phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Đồng thời,
M&A còn có thể góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chiếu slide “tổng quan các nghiên cứu trước đây”

Hiện nay, có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến chủ đề M&A được thực
hiện, mà nổi bật là các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động M&A đến khả năng
sinh lợi của các công ty mục tiêu. Tuy nhiên, đã có những tranh luận trái chiều về các
kết quả nghiên cứu như:
Ramaswamy & Waegelein (2003) đã nhận định rằng có sự cải thiện trong hiệu
quả tài chính sau khi xảy ra sáp nhập so với trước khi sáp nhập ở những công ty hoạt
động trong các ngành công nghiệp khác nhau mà cụ thể là khả năng sinh lợi của tài sản
được điều chỉnh theo ngành đối với mẫu được chọn.

Bên cạnh đó thì, Singh & Mogla (2010) đã nhận định rằng lợi nhuận của các
công ty đã sụt giảm đáng kể sau khi mua lại và khả năng sinh lợi của các công ty mục
tiêu cũng giảm trong cùng khoảng thời gian.
Ngoài ra thì, Abdul Rashid, Nazia Naeem (2016) nhận định rằng các thỏa thuận
mua lại không có bất kỳ tác động đáng kể nào đến khả năng sinh lợi, thanh khoản và vị
thế đòn bẩy tài chính của các công ty.

Chiếu slide thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam
Tại Việt Nam theo thống kê, đã có 4.353 thương vụ, với tổng giá trị M&A đạt
48,8 tỷ USD được thực hiện trong giai đoạn 2009-2018. Riêng nửa đầu năm 2019,
tổng giá trị các thương vụ mua lại đạt gần 5,43 tỷ USD. Nhìn vào hoạt động mua lại
năm 2019, tuy giá trị giảm so với năm 2018 và năm 2017 nhưng vẫn có những yếu tố
tích cực. Trong 6 tháng cuối năm 2019, nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà
đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tư nhân đã xuất hiện.
2

Từ những dữ liệu trên em muốn đi vào tìm hiểu:” Ảnh hưởng của hoạt động mua
lại đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết Việt Nam” trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2019 theo kỳ vọng là hoạt động mua lại sẽ làm gia tăng khả năng sinh
lợi cho các công ty phi tài chính ở Việt Nam.

Chiếu slide “Dữ liệu nghiên cứu của đề tài”


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì bài nghiên cứu của em sử dụng dữ liệu bao
gồm 30 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2019 với
tổng cộng 330 mẫu quan sát, được thu thập trên các trang web như
www.cophieu68.com, www.vietstock.vn, ...
Chiếu slide mô hình nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của mình, em đã kế thừa bài nghiên cứu của
Rashid & Naeem (2016) với bốn mô hình nghiên cứu.
Mô hình 1 gồm có biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và biến độc
lập tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu, tỷ số thanh toán hiện hành, quy mô công ty, tuổi công
ty và biến giả D.
Mô hình 2 gồm có biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và biến độc
lập là khả năng thanh toán lãi vay, tỷ số thanh toán nhanh, quy mô công ty, tuổi công
ty và biến giả D.
Mô hình 3 gồm có biến phụ thuộc là lợi nhuận biên và biến độc lập tỷ lệ nợ trên
vốn chủ sỡ hữu, tỷ số thanh toán hiện hành, quy mô công ty, tuổi công ty và biến giả
D.
Mô hình 4 gồm có biến phụ thuộc là lợi nhuận biên và biến độc là khả năng
thanh toán lãi vay, tỷ số thanh toán nhanh, quy mô công ty, tuổi công ty và biến giả D.
Chiếu slide về cách tính biến
Liên quan đến khả năng sinh lợi, em sử dụng hai thước đo là ROA và PM:
Chỉ tiêu khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đại diện cho khả năng sinh
lợi của các doanh nghiệp và được tính bằng lãi ròng chia cho tổng tài sản.
Chỉ tiêu về lợi nhuận biên (PM) đại diện cho khả năng sinh lợi của các doanh
nghiệp và được tính bằng lãi ròng chia cho doanh thu.
Biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) được đo lường bằng tổng nợ chia cho
vốn chủ sở hữu.
3

Biến hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Cov) bằng lợi nhuận trước thuế và lãi
vay (EBIT) chia cho lãi vay.
Biến tỷ số thanh toán hiện hành (CR) được đo lường bằng tài sản ngắn hạn chia
cho nợ ngắn hạn.
Biến tỷ số thanh toán nhanh (QR) được đo lường bằng tổng của tiền mặt, các
khoản tương đương tiền và chứng khoán thị trường chia cho nợ ngắn hạn.
Biến giai đoạn được mua lại (D) là một biến giả có giá trị bằng 0 đối với giai
đoạn trước khi được mua lại, và bằng 1 đối với giai đoạn sau khi được mua lại.
Biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE) trong bài nghiên cứu này được tính bằng
logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản.
Biến Độ tuổi của doanh nghiệp (AGE) được lấy từ ngày niêm yết của công ty
trên Sở giao dịch chứng khoán cho đến khi được mua lại.
Chiếu slide tổng hợp kỳ vọng dấu các biến độc lập
-Đối với biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) cho biết về mức độ nợ và vốn
chủ sở hữu mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động của công ty. Em kỳ vọng biến
tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tương quan âm với khả năng sinh lợi của các công ty
mục tiêu.
-Biến hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Cov) cho biết mức độ lợi nhuận trước
thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi vay của một công ty. Em kỳ vọng biến hệ số
khả năng thanh toán lãi vay có tương quan dương với khả năng sinh lợi của các công
ty mục tiêu.
-Biến tỷ số thanh toán hiện hành (CR) thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản
ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Em kỳ vọng biến tỷ số thanh toán hiện hành có tương quan
dương với khả năng sinh lợi của các công ty mục tiêu.
Biến tỷ số thanh toán nhanh (QR): Cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn
bằng tiền, các khoản tương đương tiền và chứng khoán thị trường để thanh toán ngay
cho một đồng nợ ngắn hạn. Em kỳ vọng biến tỷ số thanh toán nhanh có tương quan
dương và tương quan âm với khả năng sinh lợi của các công ty mục tiêu.
Biến giai đoạn được mua lại (D): Giai đoạn được mua lại là một biến giả có giá
trị bằng 0 đối với giai đoạn trước khi được mua lại, và bằng 1 đối với giai đoạn sau khi
được mua lại. Em kỳ vọng biến giai đoạn được mua lại có cả tương quan dương và
tương quan âm với khả năng sinh lợi của các công ty mục tiêu.
4

Biến quy mô công ty (SIZE): Em kỳ vọng biến quy mô công ty có thể có cả mối
tương quan dương và mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của công ty được mua
lại.

Biến tuổi công ty (AGE): Em kỳ vọng biến tuổi công ty có thể có tương quan âm
và tương quan dương với khả năng sinh lợi của các công ty được mua lại.

Chiếu slide tóm tắt tiến trình nghiên cứu

Kính thưa Thầy (Cô), để đạt được mục tiêu nghiên cứu, em đã sử dụng phần
mềm Stata phiên bản 15.0 để thực hiện các công việc là: Thống kê mô tả nhằm mô tả
đặc tính của dữ liệu; phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình; tiếp theo là
kiểm tra các khuyết tật của mô hình, thực hiện hồi quy bằng phương pháp ước lượng
bình phương bé nhất – OLS và nếu như có hiện tượng phương sai thay đổi hoặc hiện
tượng tự tương quan xảy ra khi sử sụng phương pháp OLS, thì em sẽ thực hiện hồi quy
mô hình theo phương pháp Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi – FGLS
để các kết quả ước lượng thu được có độ tin cậy cao hơn.
Chiếu bảng mô tả thống kê toàn mẫu
Đây là kết quả thống kê mô tả các dữ liệu trong bài nghiên cứu của em.
Chiếu bảng ma trận hệ số tương quan
Tiếp theo em xin trình bày kết quả phân tích tương quan giữa các biến sử dụng
trong mô hình. Các biến Cov, CR, QR và SIZE có tương quan dương với biến ROA và
có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (ngoại trừ SIZE có mức ý nghĩa thống kê 5%); có
tương quan âm với biến DE và có ý nghĩa thống kê (ngoại trừ biến SIZE). Biến DE có
mối tương quan âm với biến ROA và có mức ý nghĩa thống kê 1%. Trong bài nghiên
cứu có tồn tại tương quan giữa CR và QR lớn hơn 0,5 (0,810) nên có thể xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, hai biến này được hồi quy lần lượt ở hai mô hình
khác nhau nên hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy của kết
quả hồi quy của các mô hình.

Chiếu bảng kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Qua kết quả ước lượng nhân tử phóng đại phương sai (VIF) cho từng biến độc lập của
cả bốn mô hình hồi quy thì tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 đồng nghĩa là không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong cả bốn mô hình.
5

Chiếu bảng kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Em sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để kiểm tra hiện tượng phương sai thay
đổi của mô hình. Kết quả giá trị p-value có được từ kiểm định Breusch-Pagan cho cả
bốn mô hình hồi quy điều thấp hơn 0,05 nên chứng tỏ có hiện tượng phương sai thay
đổi xảy ra trong cả bốn mô hình.

Chiếu bảng kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

Em sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan có xảy
ra trong các mô hình hồi quy hay không. Kết quả là giá trị p-value của 4 mô hình lớn
hơn 0,05 đồng nghĩa với việc không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong 4 mô hình.

Chiếu bảng kết quả hồi quy

Kết quả hồi quy mô hình (1) cho thấy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
có tương quan dương với tỷ số thanh toán hiện hành (CR). Điều này cho thấy, khi các
công ty mục tiêu gia tăng nắm giữ tài sản ngắn hạn và hạn chế sử dụng nợ ngắn hạn thì
sẽ làm gia tăng khả năng sinh lợi dựa trên tổng tài sản của công ty. Kết quả hồi quy
cũng cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) và tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản, điều này đồng nghĩa với việc các công ty mục tiêu sử dụng
nợ càng nhiều, sẽ làm giảm đi khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của công ty theo đúng
kỳ vọng của nghiên cứu. Ngoài ra thì, quy mô công ty (SIZE) với tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản có mối tương quan dương. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tuổi công ty
(AGE) của các công ty Việt Nam có mối tương quan âm. Kết quả thực nghiệm này
phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Rashid & Naeem (2016).

Kết quả hồi quy mô hình (2) cho thấy giữa tỷ số thanh toán nhanh (QR) và tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản có mối tương quan dương, điều này hàm ý là khi gia tăng
tỷ số thanh toán nhanh hay gia tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền
nắm giữ, các công ty mục tiêu có xu hướng gia tăng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.
Hơn nữa, kết quả hồi quy cho thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Cov) và tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản có mối tương quan dương, điều này đồng nghĩa các công ty
mục tiêu hầu như sử dụng rất ít nợ vay nên tác động không đáng kể đến khả năng sinh
lợi trên tổng tài sản của công ty theo đúng kỳ vọng của nghiên cứu. Cuối cùng, kết quả
hồi quy cũng chỉ ra mối tương quan âm giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tuổi
6

công ty (AGE) của các công ty Việt Nam. Những phát hiện này cho thấy các công ty
mục tiêu tương đối lớn tuổi thường sụt giảm khả năng sinh lợi. Kết quả thực nghiệm
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rashid & Naeem (2016).

Kết quả hồi quy mô hình (3) cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu (DE) và lợi nhuận biên (PM), điều này đồng nghĩa các công ty mục tiêu sử
dụng nợ càng nhiều dẫn đến chi phí lãi vay cao, sẽ làm giảm đi khả năng sinh lợi trên
doanh thu của công ty. Quy mô công ty (SIZE) và lợi nhuận biên của các công ty mục
tiêu Việt Nam có mối tương quan dương. Kết quả hàm ý rằng công ty mục tiêu có quy
mô lớn hơn thường có khả năng sinh lợi trên doanh thu cao hơn. Cuối cùng, kết quả
hồi quy cũng chỉ ra mối tương quan âm giữa lợi nhuận biên và tuổi công ty (AGE) của
các công ty Việt Nam. Mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng những phát hiện này
cho thấy các công ty mục tiêu tương đối lớn tuổi thường sụt giảm khả năng sinh lợi.
Kết quả thực nghiệm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rashid & Naeem
(2016).

Kết quả hồi quy mô hình (4) có hệ số hồi quy của các biến đều không có ý nghĩa
thống kê, do đó, với mô hình 4, em chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động của
khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán lãi vay đến khả năng sinh lợi của
các công ty mục tiêu trong mẫu nghiên cứu.

Chiếu slide kết luận và kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động mua lại đã làm gia tăng khả năng sinh
lợi cho các công ty phi tài chính được mua lại ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty Việt Nam sau khi được mua lại có
xu hướng gia tăng khả năng sinh lợi, hàm ý rằng các nhà quản trị của các công ty mua
lại nên chú trọng gia tăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của công ty để từ đó
làm gia tăng hiệu quả tài chính, cắt giảm các chi phí không cần thiết.

Chiếu slide hạn chế của đề tài


Khi nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động mua lại đến khả năng sinh lợi của các
công ty phi tài chính được mua lại đang niêm yết tại thị trường Việt Nam, bài nghiên
cứu của em vẫn còn một số hạn chế:
7

Thứ nhất, dữ liệu các thương vụ mua lại ở Việt Nam còn khá ít và chưa đầy đủ.
Thứ hai, ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động mua lại đến
khả năng sinh lợi của các công ty phi tài chính được mua lại đang niêm yết vẫn còn
hạn chế.

Nội dung trình bày của em đến đây là hết. Em kính mong các Thầy (Cô) góp ý,
chỉ bảo cho em để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài luận văn của em.
Em xin chân thành cám ơn Thầy (Cô)./.

You might also like