You are on page 1of 2

A : “Sao chán thế nhỉ ! Thời gian trôi qua nhanh thật.


B : ”Ước gì đây mới là ngày đầu kỳ nghỉ…”

Bạn có thấy quen thuộc không ? Đây chắc hẳn là tình cảnh của rất rất nhiều người sau
mỗi kỳ nghỉ dài và phải quay lại cuộc sống thường nhật. Chúng có cái tên “Post -
vacation blue” - hội chứng nỗi buồn hậu kỳ nghỉ. Thoạt nghe tưởng chừng đơn giản
nhưng dưới góc độ tâm lý, hội chứng này ẩn chứa nhiều sự thật thú vị và bổ ích.

1, Post - vacation blue là gì ?

“Post - vacation blue” hay hội chứng nỗi buồn hậu kỳ nghỉ là cảm giác chán nản, hụt
hẫng, mất động lực khi kết thúc kỳ nghỉ và phải trở lại cuộc sống thường ngày. Đây là
thuật ngữ phổ biến ở các quốc gia như Mỹ, Anh, hay Nhật Bản. Cho đến nay, nguồn
gốc của tên gọi này vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, từ “blue” từ lâu đã được dùng với
nghĩa buồn bã, thường gắn với nước mắt hay cảm giác sầu muộn.

2, Dấu hiệu

Dù đa phần xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn nhưng hội chứng này có khá
nhiều dấu hiệu tương tự như trầm cảm, lo âu :
- Chán nản, cô đơn, buồn bã, căng thẳng
- Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, thiếu năng lượng
- Khả năng tập trung và trí nhớ kém
- Không tìm được niềm vui trong cuộc sống, mất hứng thú với các mối quan hệ
- Khó ngủ, chán ăn

3, Tại sao hội chứng này lại phổ biến đến thế ?

- Thuyết điểm đặt :


Theo thuyết điểm đặt (set-point theory), thực chất, hội chứng nỗi buồn hậu kì
nghỉ là một phần trong cơ chế cân bằng của con người. Thuyết này chỉ ra rằng,
cảm giác hạnh phúc và vui vẻ của bạn trong các kỳ nghỉ chỉ tạm thời tăng lên.
Sau khoảng thời gian đó, tất cả sẽ quay về chỉ số bình thường. Vì thế, việc bạn
cảm thấy chán nản, hụt hẫng về cơ bản là quá trình cơ thể dần trở lại với nhịp độ
ban đầu.

- Sự buông thả trong kì nghỉ :


Ăn uống không lành mạnh, giờ giấc sinh hoạt thất thường, vung tiền thỏa
thích… sẽ đem đến cảm giác sảng khoái ngay tại thời điểm đó. Nhưng về sau,
khi những cuộc vui đã tàn, bạn dễ mang trong mình một tâm trạng trầm uất,
buồn bã đến mức không muốn làm bất cứ điều gì. Hơn thế nữa, những hành động
ấy còn có thể gây ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh có mối liên hệ
tới cảm xúc.

- Thay đổi đột ngột trong môi trường :


Hormone hạnh phúc dopamine sẽ được tiết ra trong thời điểm kỳ nghỉ. Tuy
nhiên, một khi những việc giúp bạn vui vẻ đã không còn diễn ra nữa, cơ thể cũng
sẽ ngừng sản xuất dopamine. Và cứ thế, đồng hồ sinh học lệch nhịp : bạn mất
ngủ vào ban đêm và gà gật vào ban ngày. Từ đó sinh ra mệt mỏi, chán nản,
thậm chí là căng thẳng, bực dọc, cáu gắt vô cớ.

- Sự chênh lệch trong nhận thức :


Trạng thái thoát li thực tại (escapism) là cơ sở để não bộ đặt trải nghiệm giữa
lúc đi và lúc về lên bàn cân. Chính điều này khiến bạn lưu luyến những chuyến
đi đã qua, đánh mất động lực, nhiệt huyết để quay trở lại cuộc sống thường nhật.

- Các nhân tố khác :


Ngoài ra, một số nhân tố khách quan khác như điều kiện nhiệt độ, môi trường,
ánh sáng, các mùa trong năm.. cũng góp phần gia tăng nỗi buồn bã, chán nản
hậu kì nghỉ.

4, Cách chữa lành


Để quay trở lại cuộc sống nhanh chóng và dễ dàng hơn, dưới đây là một số giải pháp
đơn giản :
- Duy trì sinh hoạt lành mạnh ngay cả trong những kì nghỉ như ngủ đủ giấc, ăn
uống đầy đủ
- Chuẩn bị, sắp xếp khoảng 1-2 ngày trước khi hết kì nghỉ để bản thân không bị
choáng ngợp
- Lên kế hoạch trước các hoạt động trong ngày nghỉ
- Kết nối với bạn bè và gia đình
- Thử những trải nghiệm mới mẻ chưa từng tham gia trước đây…

Một bộ phim hay, cuốn tiểu thuyết tâm đắc rồi cũng sẽ khép lại. Cuộc vui nào rồi
cũng sẽ có hồi kết. Hãy nghĩ về chúng như một thước phim quay chậm nhuốm
màu kí ức để rồi mỉm cười. Đừng quá luyến tiếc mà chán nản và buông xuôi hiện
tại. Bởi, cuộc đời chắc chắn còn nhiều điều kỳ thú hơn đang chờ đón bạn khám
phá, khai mở và chiếm lĩnh.

Nguồn tham khảo : Vietcetera

You might also like