You are on page 1of 8

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường: …………………………………. Họ và tên giáo viên:


Tổ: ………………………………………. …………………………………………..
TÊN CHỦ ĐỀ: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
TÊN BÀI DẠY: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP
Môn Khoa học tự nhiên; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hóa

Phẩm
chất

Năng lực khoa học tự nhiên

Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết. [1]Thư

Nhận thức
khoa học
tự nhiên Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà [2]Phi
tan trong nước.

Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không [3]Ngân
đồng nhất.

Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt [6]Ngân
được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

Tìm hiểu Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung [4]Thư
tự nhiên
dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
Vận dụng Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong [5]Phi
kiến thức,
kĩ năng đã
nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan
học và không hòa tan trong nước.
Năng lực chung và phẩm chất chủ yếu

Năng lực
chung
Phẩm chất

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị:

- Học liệu:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú của HS về nội dung bài học.

2. Nội dung

- GV đặt ra một số câu hỏi để gợi mở bài học.


- HS lắng nghe và suy nghĩ về những câu hỏi của GV để tạo hứng thú học tập.

3. Sản phẩm

- Sự hứng thú của HS.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Bước 4. Kết luận, nhận định, đánh giá.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (thời gian dự kiến)

HOẠT ĐỘNG 2.n. TÌM HIỂU VỀ CHẤT TINH KHIẾT VÀ HỖN HỢP

1. Mục tiêu dạy học: Giúp HS nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết chất.

2. Nội dung hoạt động:

- GV phát phiếu học tập cho HS.


- HS thảo luận và điền vào phiếu học tập.

3. Sản phẩm:

- Phiếu học tập 1

Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung sau đây:


Sản Nước cất Bình oxygen Đường tinh Muối ăn Bột canh Nước khoáng
phẩm luyện thiên nhiên

1.Số 1 chất 1 chất 1 chất 1 chất Nhiều Nhiều chất


lượng chất
chất có
trong
mỗi sản
phẩm

2.Trạng Lỏng Lỏng Rắn Rắn Rắn Lỏng


thái của
chất

3. Chất Chất tinh Chất tinh Chất tinh Tinh khiết Hỗn hợp Hỗn hợp
tinh khiết khiết khiết
khiết hay
hỗn hợp

Kết luận:

Chất tinh khiết được tạo ra từ 1 chất.

Hỗn hợp được tạo ra từ hai hay nhiều chất.

- HS ghi nhận xét vào vở

- Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất.


- Hỗn hợp được tạo ra từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu HS cho HS, mỗi bàn 1 phiếu, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoạt động nhóm.

- HS hình thành nhóm, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận


- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.

- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP 1

Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung sau đây:

Sản Nước cất Bình oxygen Đường tinh Muối ăn Bột Nước khoáng
phẩm luyện canh thiên nhiên

1.Số
lượng
chất có
trong
mỗi sản
phẩm

2.Trạng
thái của
chất

3. Chất
tinh
khiết hay
hỗn hợp

Kết luận:

Chất tinh khiết được tạo ra từ ………………………………………………….

Hỗn hợp được tạo ra từ…………………………………………………………….

HOẠT ĐỘNG 2.n. THÍ NGHIỆM VỀ HỖN HỢP (20 phút)

1. Mục tiêu dạy học: Giúp HS phân biệt được hỗn hợp đồng chất và hỗn hợp không đồng chất.

2. Nội dung hoạt động

- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm.


- Nhóm HS tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét.
3. Sản phẩm

- Kết quả thí nghiệm của HS: 1 cốc chứa hỗn hợp đồng nhất và 2 cốc chứa hỗn hợp không
đồng nhất.
- Đáp án câu trả lời của HS.

Câu 1: Cốc chứa đường trong suốt trở lại. Cốc chứa dầu ăn có giọt dầu lơ lửng trong nước.
Cốc chứa bột sắn dây trở nên trắng đục.

Câu 2: Sau 7 phút để yên, cốc chứa đường vẫn trong suốt, cốc chứa dầu ăn có dầu nổi trên
mặt cốc, cốc còn lại có bột sắn dây lắng xuống đáy cốc, phần phía trên dần trong suốt lại.

Câu 3:

Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mỗi vị trí trong hỗn hợp.
Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp là hỗn hợp có thành phần khác nhau trong toàn bộ
hỗn hợp.

Câu 4: Cốc chứa đường là hỗn hợp đồng chất. Cốc chứa dầu ăn và cốc chứa bột sắn dây là
hỗn hợp không đồng chất.

- HS ghi nhận xét vào vở


- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại
mỗi vị trí trong hỗn hợp.
- Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp là hỗn hợp có thành
phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS ngồi thành nhóm (GV đã chia ở tiết trước: 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 bạn).
- GV cho HS chuẩn bị dụng cụ: gồm 3 cốc, 3 cái thìa, 1 chai nước lọc, 1 gói nhỏ bột sắn dây,
1 gói nhỏ đường ăn, một chai dầu ăn nhỏ (GV dặn dò HS chuẩn bị ở tiết trước).
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm: Cho nước vào trong cả 2 cốc với lượng nước gần
bằng nhau, sau đó cho vào cốc đầu tiên 1 thìa bột sắn dây, cốc tiếp theo cho 1 thìa đường,
cốc cuối cho 1 thìa dầu ăn, dùng thìa khuấy 3 cốc trong 3 phút và để yên trong 7 phút và
quan sát hỗn hợp.
- GV đưa ra các câu hỏi trên máy chiếu để HS trả lời.

Câu 1: Các cốc có quay lại trạng thái cũ không? Nếu không thì sao?

Câu 2: Sau 7 phút để yên, các em nhận thấy có sự thay đổi gì giữa 3 cốc không?

Câu 3: Điền từ giống nhau và khác nhau vào chỗ trống:

Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần ……………… tại mỗi vị trí trong hỗn hợp.
Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp là hỗn hợp có thành phần ………… trong toàn bộ
hỗn hợp.

Câu 4: Đâu là hỗn hợp đồng nhất và đâu là hỗn hợp không đồng chất?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ


- Nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV trong 15 phút.
- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi.


- Nhóm HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định, đánh giá.

- GV nhận xét về kết quả thí nghiệm của HS.


- GV đưa ra kết luận và cho HS viết vào vở.

HOẠT ĐỘNG 2.m. PHÂN BIỆT DUNG DỊCH, HUYỀN PHÙ VÀ NHŨ TƯƠNG (20 phút)

1. Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương từ việc quan sát một số
hiện tượng trong thực tiễn.

2. Nội dung

- GV phát phiếu học tập cho HS.


- HS quan sát lại thí nghiệm hoạt động 2.n để hoàn thành phiếu học tập.

3. Sản phẩm

- Đáp án phiếu học tập của HS.


- HS ghi khái niệm vào vở.
- Huyền phù là một hỗn hợp không đồng chất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng
trong môi trường chất lỏng.
- Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán
trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.
- Ngược lại với dung dịch, khi để yên một huyền phù thì hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy
tạo một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng
không đồng nhất.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu HS cho HS, mỗi bàn 1 phiếu.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát lại thí nghiệm hoạt động 2.n để hoàn thành phiếu học tập trong 15 phút.
- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi.


- Nhóm HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định, đánh giá.


- GV thu lại phiếu học tập của HS.
- GV nhận xét về quá trình quan sát và đáp án của HS.
- GV đưa ra kết luận và cho HS viết vào vở.

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (thời gian dự kiến)

1. Mục tiêu dạy học

2. Nội dung hoạt động

3. Sản phẩm

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Bước 4. Kết luận, nhận định, đánh giá.

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (thời gian dự kiến)

1. Mục tiêu dạy học

2. Nội dung hoạt động

3. Sản phẩm

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Bước 4. Kết luận, nhận định, đánh giá.

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

Hồ sơ dạy học có thể bao gồm nội dung dạy học cốt lõi, các hồ sơ khác như Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm
vụ, các bảng rubric đánh giá…

PHIẾU HỌC TẬP


Họ và tên học sinh: ………………………………….., …………………………………………..
1. Hoàn thành bảng bên dưới:
Loại Chất Hỗn Hiện tượng khi Hiện tượng Hỗn hợp Tên gọi
cốc cho vào hợp thu khuấy khi để yên sau (đồng nhất,
(rắn, được khuấy không đồng
lỏng) (tan, nhất)
không
tan)

Cốc Dung dịch


cho
đường
vào

Cốc
cho dầu Nhũ tương
ăn vào

Cốc
cho bột Huyền phù
sắn dây
vào

2. Hoàn thành các câu sau với các từ cho trước: không đồng nhất, không tan, hạt lơ lửng,
chất lỏng, phân bố trong nhau.
- Huyền phù là một hỗn hợp ………………………. gồm các …………………..phân tán lơ lửng
trong môi trường chất lỏng.
- Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều ………………..phân tán trong
môi trường chất lỏng nhưng …………………. trong nhau.
- Ngược lại với dung dịch, khi để yên một huyền phù thì ………………sẽ lắng xuống đáy tạo
một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương thì các chất lỏng vẫn ………………nhưng không đồng nhất.
3. Sắp xếp các hỗn hợp sau cho phù hợp: xốt mayonnaise, sông đục ngầu phù sa, lòng đỏ
trứng gà, bột mì và nước, sữa socola, kem chống nắng, nước ép cam.
- Huyền phù: ……………………………………………………………………………………….
- Nhũ tương: ……………………………………………………………………………………….

You might also like