You are on page 1of 6

Hành vi sai phạm trong BCTC của doanh nghiệp

1. Tổng quan về công ty


Gỗ Trường Thành là Tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực chế biến gỗ tại Việt Nam với hệ thống nhà máy được
trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu.
Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) là nhà sản xuất chuyên cung cấp, lắp đặt, thi
công nội - ngoại thất được thành lập từ năm 1993 tại Đăk Lăk. TTF gồm 11 công ty con trải dài từ Bình
Dương, Đăk Lăk, Bình Định, Phú Yên, chủ yếu hoạt động trong ngành nội thất, chế biến gỗ và trồng rừng.
Sản phẩm của TTF hiện cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ
và các nước châu Âu... như Crate & Barrel, Four Hands, Natuzzi, Williams Sonoma, Restoration
Hardware, Asahi...
Trong nước, TTF là đơn vị cung ứng nội thất lớn cho các nhà phát triển bất động sản hàng đầu như:
Vingroup, Novaland, Sun Group, Vạn Thịnh Phát... Các dòng sản phẩm của TTF được ứng dụng rộng rãi
trong trang trí nội thất hiện đại cho các khu căn hộ, villa, trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao
cấp…

2. Hành vi gian lận

a. Quá trình phát hiện ra hành vi gian lận

Từng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gỗ, trước năm 2010. TTF vay nợ rất
nhiều để kinh doanh gỗ TEAK (một loại gỗ cao cấp). Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế, xu hướng tiêu dùng
chuyển sang phân khúc trung bình. TTF sa lầy trong các khoản nợ và hàng tồn kho, kì hạn vay thì liên tục
đến gần trong khi tiền mặt lại không đủ để trả. Năm 2011-2012, các khỏan nợ phải trả gấp 4 lần VCSH,
công ty đứng trước nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên cuộc tái cơ cấu cuối năm 2013, đem lại hy vọng cho TTF với một loạt các biện pháp được đưa
ra như phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, bán nợ xấu, được ngân hàng xóa lãi vay cùng với việc một
công ty con của Vingroup mua lại 49,9% cổ phần và 1200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi khiến múc giá từ
5000đ/CP năm 2013 đến 18/7/2016 cổ phiếu TTF đạt mức kỷ lục 43.600đ/CP

Ngày 19/7/2016, cổ đông của TTF nhận được thông báo Vingroup tạm dừng chuyển đổi khoản vay trị giá
1200 tỷ đồng do phát hiện một số “sai lệch nghiêm trọng” giữa thông tin, số liệu thực tế với thông tin, số
liệu được công bố.
Ngày 2/8/2016, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành công bố BCTC quý 2/2016 với khoản lỗ bất
ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Cổ phiếu TTF đã giảm sàn 13 phiên liên tiếp.
Ngày 31/8/2016, công ty kiểm toán E&Y đã công bố báo cáo soát xét BCTC hợp nhất giữ niên độ của
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành. Một số khoản mục phải điều chỉnh hồi tố đáng chứ ý như sau
- CP lãi vay điều chỉnh tăng 23,9 tỷ đồng
- Dự phòng phải thu khó đồi của năm 2014 và 2015 tăng lần lượt 132,7 và 224,7 tỷ đồng. Tương
ứng tăng chi phí quản lý năm 2015 thêm 92 tỷ đồng
- Phân loại lại 598,7 tỷ đồng từ “Vay chuyển đổi dài hạn” sang “Vay chuyển đổi ngắn hạn”
- Loại trừ lãi chưa thực hiện từ việc thanh lý khoản đầu tư có giá trị 36 tỷ đồng

è Về nguyên tắc, điều chỉnh hồi tố nhằm mục đích đảm bảo số liệu phản ánh đúng thực tế tài sản tại thời
điểm quá khứ. Điều này dấy lên nghi vấn rằng những số liệu về các khoản phải thu và hàng tồn kho mà
Ban giám đốc của Gỗ Trường Thành lập ra và được công ty DFK kiểm toán tại thời điểm 31/12/2015 “có
vấn đề”
- Trong bản BCTC của TTF đột ngột xuất hiện khoản mục “Hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm
kê” lên tới 980 tỷ đồng đã dẫn đến việc Công ty E&Y phải điều chỉnh thẳng vào chi phí giá vốn quý
2/2016 của TTF làm cho giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên 1.763 tỷ đồng – cao gấp
đôi doanh thu. Do đó, TTF lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng.

- Cùng với hàng tồn kho, một số giao dịch kinh doanh cũng bị E&Y nghi ngờ là "ảo". Báo cáo soát
xét cho biết TTF đã ghi nhận doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng cho một nhóm khách hàng với
tổng số tiền là 520 tỷ đồng, chiếm gần 60% doanh thu. Lớn nhất trong các giao dịch này là giao dịch
với Thương mại và Xây dựng DLC (150,6 tỷ đồng). Đây là một đối tác hợp tác kinh doanh hàng
ngoại thất xuất nhập khẩu với TTF. Dù không phải tổ chức có liên quan tới TTF nhưng được biết,
năm 2015, TTF đã bảo lãnh tất cả các khoản vay của DLC tại VietABank với giá trị tối đa 420 tỷ
đồng. Ngân hàng đã yêu cầu TTF đưa ra phương án xử lý khi hiện DLC đang nợ quá hạn cả gốc lẫn
lãi 90 tỷ đồng.
- Tình hình tài chính hiện nay của TTF với khoản lỗ riêng trong 6 tháng đầu năm 1085 tỷ đồng. Lỗ
lũy kế tới ngày 30/6 đã lên tới 1.211,4 tỷ đồng. Vào ngày 30/6/2016, nợ phải trả ngắn hạn của TTF đã
vượt hơn tài sản ngắn hạn với số tiền là 425 tỷ đồng. “ Có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng
hoạt động liên tục của Nhóm Công ty”

3. Giải thích về hành vi gian lận

- Không thể xác định được thời điểm phát sinh chênh lệch thiếu hàng tồn kho

Trong nửa đầu năm 2016, Ban giám đốc TTF đã ghi nhận khoản chênh lệch thiếu khi
thực hiện kiểm kê hàng tồn kho trong kỳ vào giá vốn hàng bán với giá trị là 1.052 tỷ đồng
và điều chỉnh hồi tố số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2015 là 92 tỷ đồng, do vậy làm
giảm giá trị hàng tồn kho tại ngày 30/6/2016 với tổng số tiền là 1.144 tỷ đồng.
Dựa trên các thông tin hiện có, E&Y không thể xác định được thời điểm phát sinh khoản
chênh lệch thiếu này là trong các kỳ báo cáo trước hay trong kỳ báo cáo hiện hành

- Hơn 520 tỷ doanh thu không thu thập được bằng chứng xác định tính hiện hữu

Về báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán cho biết TTF đã ghi nhận doanh thu từ các
nghiệp vụ bán hàng cho một nhóm khách hàng với tổng số tiền là 520 tỷ đồng trong 6
tháng đầu năm – tương đương gần 60% doanh thu phát sinh trong kỳ (882 tỷ đồng).
Theo thuyết minh BCTC, 520 tỷ đồng doanh thu này phát sinh từ nhóm khách hàng gồm
6 công ty. Khoản doanh thu lớn nhất đến từ Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
DLC với 151 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, doanh thu bán hàng của TTF cho doanh
nghiệp này còn lên tới 441 tỷ đồng (số liệu đã điều chỉnh), tức chiếm tới 33% tổng doanh
thu.

Tương đương với DLC là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lâm Nghiệp Minh
Hoàng với doanh thu 148 tỷ đồng, giảm so với con số 163 tỷ đồng của cùng kỳ năm
trước.

TTF không phát sinh doanh thu với Công ty TNHH Lâm nghiệp Hoàng Nam trong kỳ
này nhưng 6 tháng đầu năm 2015 có khoản doanh thu 868 triệu đồng.

Nói riêng về DLC, đây là đối tác kinh doanh của TTF và được TTF rất ưu ái. Trong hợp
đồng hợp tác kinh doanh hàng ngoại thất xuất khẩu của 2 công ty với Cost Plus
Management Services, TTF đã chấp nhận gánh chịu toàn bộ các khoản lỗ nếu phát sinh.

Thậm chí, DLC đã được TTF bảo lãnh tất cả các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Việt Á
chi nhánh Bình Dương với cam kết không hủy ngang, giá trị tối đa là 420 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vào ngày 5/8/2016, Việt Á Bank đã gửi thư mời đến Gỗ Trường Thành để yêu
cầu đưa ra phương án xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến các khoản nợ vay đã
quá hạn, trong đó khoản cho DLC vay với tổng số tiền gốc và lãi quá hạn lần lượt là 88 tỷ
đồng và 3,4 tỷ đồng. Cho đến ngày lập báo cáo tài chính soát xét bán niên, 2 bên vẫn
đang trong quá trình đàm phán.

3. Nguyên nhân gian lận của công ty gỗ Trường Thành


- Dự định chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp

Quay trở lại năm 2005, đây là giai đoạn TTF đạt kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể trong 3 năm, từ 2005 -
2007, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của TTF đều tăng trưởng trên 100%.
Cũng trong giai đoạn này, đồ gỗ ngoại thất và nội thất lần lượt chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu 4 nhóm
sản phẩm của Công ty: 64,6% và 20,92%. Doanh thu nhóm đồ gỗ ngoại thất tăng vì nguyên liệu chủ yếu
làm bằng gỗ Teak, có giá trị cao gần gấp đôi gỗ khác nên khi tăng sản lượng dòng hàng làm bằng nguyên
liệu này tác động mạnh đến doanh thu của TTF.
Mục đích chuyển sang gỗ Teak của TTF cũng nhằm vào việc hạn chế đối thủ cạnh tranh (thay vì sử dụng
gỗ hương). Do xuất khẩu vẫn tốt và châu Âu là thị trường chủ lực nên việc lựa chọn phân khúc sản phẩm
này thời điểm đó là phù hợp.
Khi thị trường bước vào khủng hoảng, nhu cầu về đồ gỗ đã thay đổi đáng kể ,tỷ lệ gỗ Teak sử dụng trên
thực tế (căn cứ trên doanh thu xuất khẩu) liên tục giảm từ 23% xuống còn 5% do 65% có nhu cầu dùng
hàng ngày làm bằng gỗ nguyên liệu có giá trị thấp. Nếu trước đây, châu Âu là thị trường chiếm đến 60%
sản lượng xuất khẩu của TTF và sản phẩm ngoại thất cao cấp chiếm tỷ trọng lớn thì khi kinh tế khủng
hoảng, nhu cầu về hàng nội thất trung bình và giá rẻ tăng cao. Do vậy, việc dự trữ một lượng lớn những
loại gỗ đắt tiền dành cho xuất khẩu khiến TTF chịu mất mát. Khách hàng không còn chuộng sản phẩm đắt
đỏ, mà quay sang lựa chọn các dòng rẻ tiền hơn, khiến TTF bị chôn vốn, không có tiền để chuyển sang
những mặt hàng rẻ hơn phục vụ thị trường, và sau đó phải bán lỗ số gỗ quý.
- Thiếu hụt nguồn tiền trả nợ do lượng hàng gỗ cao cấp ứ đọng

Để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu mới, TTF phải nhập thêm các loại gỗ mà trước đây Công ty chưa
có sự chuẩn bị như: cao su, tràm,...
Lượng nợ vay tăng mạnh quá các năm trong khi vốn chủ sở hữu gần như không đổi, cùng với lượng Gỗ
Teak ứ đọng đến mức năm 2011,ban lãnh đạo TTF quyết bán hàng tồn kho mà công ty đã nhập dự trữ
trước đó ở mức 250 - 300 tỷ đồng và chấp nhận lỗ lên đến 20% để giải quyết nguồn vốn ngắn hạn cho sản
xuất và giải tỏa bớt áp lực về chi phí lãi vay.
Các khoản mục đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực bất động sản, y tế, thủy sản... trong năm 2008 và đều
đặn chi tiền tỷ để đầu tư vào kênh này trong những năm tiếp theo. Đầu tư ngoài ngành với số tiền lớn
trong nhiều năm nhưng chưa thể ghi nhận nguồn thu, Gỗ Trường Thành rơi vào cảnh nợ bủa vây và mất
khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn. Vào giữa năm 2013, lượng tiền mặt của công ty lúc ấy chỉ còn
vỏn vẹn 2 tỷ đồng nhưng phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có áp lực biến động tăng gấp 2 thậm chí
là gấp 3 lần của lãi suất tiền vay từ các ngân hàng.
- Nhu cầu thị trường chuyển sang loại gỗ giá rẻ nhưng công ty trở tay không kịp và thiếu hụt vốn

Năm 2010, trong khi tỷ trọng sử dụng gỗ Teak chỉ còn 8% thì nhu cầu về đồ gỗ làm từ gỗ cao su bỗng
nhiên tăng vọt đến 43%. Giá nguyên liệu tăng mạnh do phía Trung Quốc, thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn
thứ hai khu vực châu Á (Việt Nam đứng thứ 2) nhập khẩu ồ ạt.
Ngược lại, đến năm 2011 - 2012, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ cao su chỉ còn 18%; tràm, keo, xoan đào...
"đảo ngược" tình thế với 60% vì một lý do đơn giản là xu hướng hàng giá rẻ vẫn tồn tại, thậm chí lớn hơn
trước. Tuy nhiên, với thị trường nội địa, đang chiếm khoảng 40% doanh thu của TTF lại chuộng gỗ
cherry, gỗ đỏ, hương... để sử dụng để trang trí nội thất. Vì lẽ đó, TTF phải duy trì tồn kho nguyên liệu gỗ
giá trị ở mức cao nhưng lại cần thời gian và vốn để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho những nhu cầu mới.

4. Giải thích về hành vi gian lận


Theo thuyết minh BCTC, 520 tỷ đồng doanh thu này phát sinh từ nhóm khách hàng gồm
6 công ty. Khoản doanh thu lớn nhất đến từ Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
DLC với 151 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, doanh thu bán hàng của TTF cho doanh
nghiệp này còn lên tới 441 tỷ đồng (số liệu đã điều chỉnh), tức chiếm tới 33% tổng doanh
thu.
Tương đương với DLC là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lâm Nghiệp Minh
Hoàng với doanh thu 148 tỷ đồng, giảm so với con số 163 tỷ đồng của cùng kỳ năm
trước.

Các công ty còn lại bao gồm Công ty TNHH Tịnh Tiến Đăk Nông với doanh thu 123 tỷ
đồng (cùng kỳ là 130 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Xây dựng Nông Lâm Nghiệp Trường Sơn
với doanh thu 63,5 tỷ đồng và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Sơn Hải với
doanh thu 36 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 59 tỷ đồng).

TTF không phát sinh doanh thu với Công ty TNHH Lâm nghiệp Hoàng Nam trong kỳ
này nhưng 6 tháng đầu năm 2015 có khoản doanh thu 868 triệu đồng.

4. Hậu quả của hành vi gian lận

a. Với doanh nghiệp


Kết thúc năm 2016 “kinh hoàng”, Gỗ Trường Thành báo lỗ ròng 1.271 tỷ đồng, tổng nợ phải trả lên đến
3.453 tỷ đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu còn vỏn vẹn 132 tỷ đồng.
Cổ phiếu TTF đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cha con người sáng lập – ông Võ Trường Thành – đã
phải đắng cay từ nhiệm sự nghiệp cả đời của mình và đối mặt với việc đền bù thiệt hại đã gây ra cho công
ty.

b. Với nhà đầu tư


Thông tin được công bố, giá cổ phiếu của TTF đang từ mức hơn 43.700 đồng/cổ phiếu (ngày 19/7), giảm
giá một mạch đến 19/8 chỉ còn 8.100 đồng/CP. Cổ phiếu TTF mất giá đột ngột tới 80% đã khiến nhiều
nhà đầu tư không kịp trở tay, bức xúc vì bị thua lỗ nặng.
Giá cổ phiếu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, cổ phiếu giảm thê thảm khiến các nhà
đầu tư đang nắm giữ hai cổ phiếu này thua lỗ nặng. Ngoài ra, các cổ đông lớn còn đối mặt với nỗi lo phá
sản của công ty.

You might also like