You are on page 1of 8

A410 1/8

CÔNG TY Tên Ngày


Người thực hiện
Tên khách hàng: Công ty TNHH CPA Cộng
Người soát xét 1
Ngày kết thúc kỳ kế toán:
Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU, THU TIỀN Người soát xét 2

A. MỤC TIÊU
(1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng;
(2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình KD này;
(3) Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không;
(4) Giúp thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.

B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

1. Hiểu biết về các khía cạnh KD chủ yếu liên quan tới bán hàng, phải thu và thu tiền
Các thông tin về khía cạnh kinh doanh liên quan chủ yếu tới bán hàng, phải thu và thu tiền, có thể bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin
sau:
(1) Các sản phẩm và dịch vụ chính của DN:
- Các loại xi măng chuyên dụng xây trát
- Các loại xi măng khác theo đơn đặt hàng
- Clinker
- Gạch bê tông
- Đá xây dựng
- Các vật liệu xây dựng khác

(2) Cơ cấu các loại doanh thu của từng loại sản phẩm, dịch vụ trên tổng doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2017: 3.151.281.716.400 (VND)
Trong đó:
Doanh thu bán hàng
- Xi măng: 2.896.642.357.444 (VND) chiếm 92%
- Clinker: 210.858.700.800 (VND) chiếm 6.7%
- Sản phẩm khác: 43.780.658.156 (VND) chiếm 1.3%

(3) Phương thức bán hàng chủ yếu của DN và các kênh phân phối (bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả góp, trao đổi hàng,
bán hàng thu tiền ngay, bán qua đại lý):
Bán qua các hệ thống phân phối và bán hàng trực tuyến qua website Công ty

(1) Thị phần của sản phẩm và dịch vụ, mức độ cạnh tranh và các kênh phân phối:
Công ty TNHH CPA Cộng trực thuộc khối doanh nghiệp VICEM có thị phần xi măng dẫn đầu toàn ngành, bên cạnh
các khối doanh nghiệp liên doanh và địa phương - tập đoàn
Năm 2017, tiêu thụ xi măng trong nước khó khăn do nguồn cung lớn hơn nguồn cầu. Xuất khẩu chỉ là giải pháp
ngắn hạn, hiệu quả tổng thể không cao, trong khi lãng phí quá lớn nguồn tài nguyên.
Tranh giành thị phần tiêu thụ xi măng khốc liệt giữa các nhà sản xuất, do các dự án xi măng mới đưa vào hoạt
động.

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 2/8
(2) Quy mô và loại khách hàng, mức độ phụ thuộc vào khách hàng lớn, hạn mức tín dụng áp dụng cho khách hàng:
Quy mô: Các tỉnh thành trên toàn quốc và phục vụ cho xuất khẩu
Loại khách hàng: Một số nhóm khách hàng mục tiêu
1. Khách hàng xây dựng dân dụng: Các cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở, công trình dân dụng như biệt thự,
nhà chung cư, và công trình thương mại nhỏ.
2. Khách hàng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng: Các công ty xây dựng công nghiệp và các dự án cơ
sở hạ tầng, như nhà máy, cảng biển, và đường cao tốc, là khách hàng lớn của doanh nghiệp xi măng và vật
liệu xây dựng.
3. Khách hàng thương mại và nhà hàng: Khách sạn, nhà hàng, và các dự án thương mại khác
4. Khách hàng xuất khẩu: Khách hàng quốc tế.
5. Khách hàng chính phủ và dự án công: Các dự án chính phủ và công trình công cộng.

(3) Tính thời vụ của hàng hóa, sản phẩm:


Trong phạm vi toàn quốc, quý II và quý IV hàng năm nhu cầu tiêu thụ xi măng và các vật liệu xây dựng có xu
hướng tăng so với quý I và quý III, điều này thể hiện tính quy luật chung của thị trường.
Năm 2017 thị trường nội địa diễn biến không bình thường, sản lượng tiêu thụ thấp do nguyên nhân thiếu cát xây
dựng từ tháng 4/2017 dẫn đến giá cát tăng quá cao, các dư án xây dựng bị đình trệ; Sau đó ngành xây dựng lại
chịu tác động nặng nề của bão lụt liên miên rộng khắp 3 miền (16 cơn bão), ảnh hưởng đến tiến độ thi công, khiến
việc tiêu thụ xi măng trở nên chậm lại.
(4) Chính sách giá bán, giảm giá, chiết khấu, khuyến mại, hoa hồng bán hàng và tín dụng:

........................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................
(5) Chính sách và thủ tục liên quan đến hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, phạt do cung cấp sai quy cách, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa:

........................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................
(6) Thông tin về bên liên quan và chính sách bán hàng cho bên liên quan:
- Các bên liên quan của Công ty TNHH CPA Cộng bao gồm: Công ty mẹ, các Đơn vị thành viên của Tổng Công ty.
- Công ty bán hàng cho các bên liên quan theo mức giá bán niêm yết thông thường trừ đi chiết khấu hàng bán
theo chính sách bán hàng của Công ty. Công ty mua hàng từ các bên liên quan theo mức giá thông thường trên thị
trường.

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 3/8

(7) Hình thức thanh toán chủ yếu:


Chuyển khoản, thanh toán qua ngân hàng
(8) Các loại thuế liên quan đến bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế xuất khẩu
- Phí bảo vệ môi trường
- Phí cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước
- Thuế nhà đất, tiền thuê đất và các loại thuế khác
(9) Công tác quản lý nợ phải thu:
Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, quy định lãi suất áp dụng cho các khoản nợ quá hạn thanh
toán theo hợp đồng.
(10) Các quy định pháp lý có liên quan đến bán hàng và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm:
........................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
(11) Các rủi ro liên quan tới quá trình thu tiền bán hàng:
Một vài rủi ro liên quan tới quá trình thu tiền bán hàng của Công ty:
- Xuất hàng khi chưa được phép, xuất không đúng số lượng hoặc loại hàng
- Chuyển hàng không đúng địa điểm hoặc không đúng khách hàng
- Khách hàng chậm thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn
- Rủi ro ngoại tệ: Khi Công ty xuất khẩu xi măng và giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau, rủi ro ngoại tệ có
thể ảnh hưởng đến giá trị thu được khi chuyển đổi về đơn vị tiền tệ chính của doanh nghiệp.
- Quy trình hạch toán và kiểm soát nội bộ không hiệu quả: Nếu hệ thống hạch toán và kiểm soát nội bộ không chặt
chẽ, có thể xảy ra sai sót, dẫn đến mất mát tài chính cho doanh nghiệp.
- Thách thức từ hệ thống thanh toán điện tử: Việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử có thể mang theo rủi
ro về bảo mật thông tin, gian lận thanh toán, hoặc sự không ổn định của các hệ thống thanh toán.

2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng


Các hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng đối với bán hàng, phải thu, thu tiền, có thể bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin
sau:

(1) Cơ sở ghi nhận doanh thu, phải thu:


Doanh thu được ghi nhận khi Công ty có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách
chắc chắn. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
(2) Thời điểm ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán hàng: Được ghi nhận khi các rủi ro trọng yếu và các quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển cho
người mua, thường là trùng với thời điểm chuyển giao hàng hóa.
- Tiền lãi: Doanh thu được ghi khi tiền lãi phát sinh trên cơ sở dồn tích (có tính đến lợi tức mà tài sản đem lại) trừ
khi khả năng thu hồi tiền lãi không chắc chắn.
(1) Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng liên quan đến bán hàng, phải thu (tỷ lệ hoàn thành sản phẩm, tỷ lệ dự
phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng phải thu khó đòi, doanh thu trích trước, chi phí hoa hồng, khuyến mại trích
trước,…):
Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi
Dự phòng phải trả ngắn hạn
Dự phòng phải trả dài hạn

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 4/8

(2) Các thay đổi chính sách kế toán và các ước tính kế toán:
Không có thay đổi
(3) Các chính sách kế toán khác:
Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty (VND) được hạch toán theo
tỷ giá giao dịch thực tế vào ngày phát sinh nghiệp vụ theo nguyên tác sau:
- Nghiệp vụ làm phát sinh các khoản phải thu được hạch toán theo tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Công
ty chỉ định khách hàng thanh toán.
- Nghiệp vụ làm phát sinh các khoản phải trả được hạch toán theo tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Công ty
dự kiến giao dịch
- Giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phi được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản
phải trả) được hạch toán theo tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Công ty thực hiện thanh toán.
Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giữ lại theo tỷ gia giao dịch thực tế
tại ngày của bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc sau:
- Các khoản mục tiền tệ được phân loại là tài sản được đánh giá lại theo tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi
Công ty thường xuyên có giao dịch
- Các khoản mục tiền tệ được phân loại là nợ phải trả được đánh giá lại theo tỷ giá bán của ngân hàng thương mại
nơi Công ty thường xuyên có giao dịch.
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong năm và chênh lệch do đánh giá lại số dư tiền tệ có gốc ngoại
tệ cuối năm được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Mô tả chu trình “bán hàng, phải thu, thu tiền”
Sử dụng phương pháp trần thuật (narrative) hoặc sơ đồ (flowchart) để mô tả lại chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền của DN.
Khi mô tả chu trình, cần lưu ý các thông tin sau: (1) các loại nghiệp vụ trọng yếu của chu trình từ giai đoạn thực hiện nghiệp vụ, ghi
chép nghiệp vụ và bảo vệ các tài sản liên quan; (2) các thủ tục kiểm soát chính của DN đối với chu trình này; (3) thẩm quyền phê duyệt
của các bộ phận, phòng ban đối với các khâu trong chu trình; (4) các tài liệu và báo cáo chính được sử dụng cho mục đích kiểm soát
trong chu trình; (5) lưu ý về việc phân công phân nhiệm trong chu trình, đảm bảo ghi nhận việc một người đảm nhiệm nhiều khâu trong
một chu trình (nếu có).
Nếu sử dụng phương pháp trần thuật để mô tả thì có thể áp dụng bảng sau:

Tài liệu
Mô tả các nghiệp vụ Người thực Thẩm quyền
STT Thủ tục kiểm soát kèm
chính của chu trình hiện phê duyệt
theo
1 Nhận, xử lý đơn hàng và ký hợp đồng - Xác minh thông Nhân viên bán Trưởng bộ
(bao gồm cả thủ tục đánh giá khách tin tín dụng, của hàng, dịch vụ phận, kế toán
hàng để bảo đảm khách hàng có khả khách hàng trước khách hàng, kế trưởng
năng chi trả trước khi chấp nhận đơn khi chấp nhận đơn toán
hàng và ký hợp đồng, nếu có). hàng
- Phiếu xuất kho chỉ
được lập khi đơn
hàng và lệnh xuất
kho đã được phê
duyệt
2 Bàn giao hàng hóa và dịch vụ - Lập Phiếu xuất Nhân viên bán Trưởng bộ
kho thành nhiều hàng phận
liên dựa trên Đơn
hàng và có phê
duyệt của Thủ kho
- Lập Biên bản giao
nhận hàng hóa
thành nhiều liên và
có xác nhận của
khách hàng
3 Xuất hóa đơn bán hàng, ghi nhận Có sự kiểm tra lại Nhân viên bán Trưởng bộ
doanh thu và thời điểm chuyển giao với Đơn hàng, hàng, Kế toán phận, Kế toán
quyền lợi và rủi ro liên quan đến hàng Phiếu xuất kho, trưởng
hóa và dịch vụ. Biên bản giao nhận
và các chính sách

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 5/8

giá bán,bán chịu


trước khi xuất hóa
đơn
4 Hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán - Xây dựng chính Nhân viên bán Trưởng bộ
sách về trả lại và hàng phận
giảm giá hàng bán
- Có sự kiểm tra,
xác minh trước khi
chấp nhận hàng trả
lại của Nhân viên
bán hàng và Thủ
kho
5 Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ - Kiểm tra lại Đơn Nhân viên bán Trưởng bộ
hàng, Phiếu xuất hàng phận
kho, Biên bản giao
nhận và các chính
sách giá bán, bán
chịu trước khi xuất
hóa đơn
6 Phải thu khó đòi (bao gồm cả việc - Đánh giá khả Kế toán trưởng Giám đốc
đánh giá lại hạn mức tín dụng của năng thanh toán
khách hàng, nếu có). của khách hàng
trước khi bán chịu.
- Thường xuyên
kiểm tra hạn mức
tín dụng của các
khách hàng và
đánh giá khả năng
thanh toán.
7 Quy trình chăm sóc khách hàng sau Thiết lập quy trình Bộ phận dịch vụ Trưởng bộ
bán hàng (bao gồm bảo hành, kiện xử lý các yêu cầu khách hàng phận
tụng,…), nếu có. bảo hành, kiện tụng
8 Các khoản điều chỉnh cuối kỳ. Đối chiếu giữa các Kế toán Kế toán trưởng
tài liệu có liên quan
9 Tìm hiểu các thông tin về bán hàng Kế toán Kế toán trưởng
được ghi nhận vào sổ chi tiết như thế
nào? (bao lâu ghi nhận 1 lần, ai là
người ghi nhận, ghi nhận dựa vào tài
liệu nào, ai kiểm tra, đối chiếu,…).
10 Tìm hiểu hệ thống CNTT có ảnh Nhân viên bán Trưởng bộ
hưởng đến chu trình bán hàng và việc hàng, nhân viên phận, kế toán
ghi nhận doanh thu. IT trưởng

4. Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính

Tham chiếu
Có kiểm
Thủ tục đến tài liệu Tham chiếu
KSNB đã tra tính
KSNB có “walk- giấy làm việc
được hữu hiệu
Các sai sót có được through thử nghiệm
Mô tả kiểm soát chính (1) thiết kế của hoạt
thể xảy ra thực test” và các kiểm soát
phù hợp động
hiện giấy làm (nếu thực
chưa? kiểm soát
không? việc liên hiện)
không?
quan khác
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Mục tiêu kiểm soát (1): “Tính hiện hữu”: Doanh thu, phải thu đã ghi nhận là có thật.

Doanh thu và Hợp đồng/đơn đặt hàng phải


khoản phải thu được người có thẩm quyền phê
đã ghi nhận trên duyệt. [KS1]
x x x
sổ là giả (không Phiếu xuất kho chỉ được lập khi
có thật) đơn hàng và lệnh xuất kho đã
được phê duyệt. [KS2]
Doanh thu ghi Phiếu xuất kho phải được ký xác x x x
nhận nhưng nhận bởi người giao hàng và
chưa giao hàng người nhận hàng. [KS4]
hóa hoặc chưa

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 6/8

Tham chiếu
Có kiểm
Thủ tục đến tài liệu Tham chiếu
KSNB đã tra tính
KSNB có “walk- giấy làm việc
được hữu hiệu
Các sai sót có được through thử nghiệm
Mô tả kiểm soát chính (1) thiết kế của hoạt
thể xảy ra thực test” và các kiểm soát
phù hợp động
hiện giấy làm (nếu thực
chưa? kiểm soát
không? việc liên hiện)
không?
quan khác
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

cung cấp dịch vụ


Hóa đơn bán Đối chiếu độc lập giữa phiếu
hàng bị ghi nhận xuất kho với hóa đơn đồng thời
trùng đóng dấu “đã xuất hóa đơn” trên
phiếu xuất kho để đảm bảo rằng x x x
một nghiệp vụ bán hàng không
bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế
toán nhiều lần. [KS3]

… Các thủ tục khác: [mô tả:………]

Mục tiêu kiểm soát (2): “Tính đầy đủ”: Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận đầy đủ.

Hàng hóa đã Chứng từ vận chuyển, đơn đặt


bán nhưng chưa hàng, phiếu xuất hàng phải
được ghi nhận được đánh số thứ tự để kiểm
doanh thu, hoặc soát, so sánh với hóa đơn về số
chưa xuất hóa lượng xuất, thời gian xuất. [KS5]
đơn [Hàng ngày], đối chiếu số liệu
của kế toán với báo cáo bán
hàng của bộ phận bán hàng.
[KS6]
[Định kỳ], phải tiến hành đối x x x
chiếu công nợ với khách hàng.
Các chênh lệch phải được điều
tra, xử lý. [KS7]
Cuối kỳ kế toán, kế toán rà soát
lại tất cả các giao dịch đã giao
hàng nhưng chưa xuất hóa đơn
nhằm kiểm tra doanh thu đã
được ghi nhận đủ hay chưa.
[KS8]

Doanh thu ghi Giá bán trên hóa đơn được


nhận trên sổ kế [người có thẩm quyền] kiểm tra,
toán chỉ là một đối chiếu với bảng giá và được
phần của doanh cộng lại trước khi chuyển cho
thu thực tế (ví dụ khách hàng. [KS9] x x x
giá bán thực tế
Bảng giá bán hoặc bất kỳ thay
cao hơn giá bán
đổi nào về giá bán phải được
trên hóa đơn)
người có thẩm quyền phê duyệt.

… Các thủ tục khác: [mô tả:………]

Mục tiêu kiểm soát (3): “Tính chính xác”: Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận chính xác,
đúng đối tượng.

Số lượng, chủng loại Khi lập hóa đơn bán hàng, [kế x x x
hàng bán trên toán/nhân viên bán hàng] phải

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 7/8

Tham chiếu
Có kiểm
Thủ tục đến tài liệu Tham chiếu
KSNB đã tra tính
KSNB có “walk- giấy làm việc
được hữu hiệu
Các sai sót có được through thử nghiệm
Mô tả kiểm soát chính (1) thiết kế của hoạt
thể xảy ra thực test” và các kiểm soát
phù hợp động
hiện giấy làm (nếu thực
chưa? kiểm soát
không? việc liên hiện)
không?
quan khác
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

hóa đơn khác với kiểm tra, đối chiếu với hợp
hợp đồng, đơn đồng, đơn đặt hàng, phiếu xuất
đặt hàng và thực kho về số lượng, chủng loại
tế xuất kho hàng bán.

Áp sai đơn giá cho Kiểm soát tự động, đơn giá tự


các loại mặt động khớp nối với từng mã hàng x x x
hàng khác nhau khi nhân viên quét mã hàng.

Các nghiệp vụ [Hàng tháng] kế toán lập biên


bán hàng bị ghi bản đối chiếu nợ phải thu với
sai đối tượng phòng kinh doanh.
khách hàng. x x x
[Hàng quý] kế toán thực hiện đối
chiếu nợ phải thu với từng đối
tượng khách hàng.

… Các thủ tục khác: [mô tả:………]

Mục tiêu kiểm soát (4): “Tính đánh giá”: Các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận theo giá trị có thể thu hồi
được.

Không xác định [Người có thẩm quyền] đánh giá


các khoản nợ khả năng thanh toán của khách x x x
không có khả hàng trước khi bán chịu.
năng
thu hồi
Thường xuyên kiểm tra hạn
mức tín dụng của các khách
x x x
hàng và đánh giá khả năng
thanh toán.

Ước tính giá trị [Bộ phận chịu trách nhiệm] lập
có thể thu hồi các báo cáo phân tích tuổi nợ hàng x x x
khoản nợ phải tháng.
thu quá hạn
không chính xác
Các thủ tục khác: [mô tả:………] x x x

Lưu ý:
(1) Các mục tiêu kiểm soát nêu trên phải được KTV xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của khách hàng;
(2) Cột (1) – “Các sai sót có thể xảy ra” chỉ có tính minh họa và phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
khách hàng.
(3) Cột (2) - “Mô tả kiểm soát chính” phải được lựa chọn từ các kiểm soát đã tìm hiểu được tại Mục 3 - “Mô tả chu trình bán hàng,
phải thu, thu tiền”. Nếu quyết định thực hiện thử nghiệm kiểm soát, các kiểm soát chính được xác định ở phần này sẽ là các kiểm
soát được KTV kiểm tra và trình bày kết quả tại phần C - Kiểm tra KSNB.
(4) Các kiểm soát chính chỉ có tính minh họa và phải được sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm thực tế của khách hàng. Một số kiểm
soát có thể được thiết kế để đáp ứng nhiều hơn một mục tiêu kiểm soát hoặc xử lý nhiểu hơn một rủi ro.
Để tăng tính hiệu quả của việc tìm hiểu và kiểm tra KSNB của khách hàng, DNKiT nên nghiên cứu và xây dựng thư viện về các
mục tiêu kiểm soát, thủ tục kiểm soát chính cho các chu trình kinh doanh chính áp dụng cho các nhóm khách hàng phổ
biến (ví dụ: sản xuất, xây lắp, thương mại, bất động sản,…).
Ngoài ra, KTV cần tham khảo thêm thư viện các thủ tục kiểm soát tại A410.1.

C. TỔNG HỢP VÀ KẾT LUẬN


Các rủi ro phát hiện

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)
A410 8/8
KTV cần tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1 - 4 ở
trên và ghi tại A800.

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2020)
(Ban hành theo Quyết định số 496 -2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 của Chủ tịch VACPA)

You might also like