You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----------

BÀI TIỂU LUẬN


VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Tên đề tài : XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ MỘT BỘ HỒ SƠ
ĐỂ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM
CHO MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT

Giáo viên hướng dẫn:ĐỖ MAI NGUYÊN PHƯƠNG


Sinh viên thực hiện:Nhóm 9
Lê Trần Anh Thư-2006210089
Đồng Viết Khá – 2006210031
Trần Hoàng Minh Quân – 2006210476
Trần Thị Kim Xuyến – 2006210070
Đặng Công Quang-2006210098

Tp.Hồ Chí Minh,ngày 26 tháng 02 năm 2023


Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

Mục lục

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................3


I. Khái quát chung về giấy phép an toàn thực phẩm....................................4
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ( giấy phép vệ sinh an toàn
thực phẩm) là gì?.....................................................................................4
2. Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm?......................................................................................................4
3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.......5
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm:......................................................................................................5
5. Điều kiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. .6
a. Điều kiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
6
b. Điều kiện về bảo quản thực phẩm...................................................6
c. Điều kiện về vận chuyển thực phẩm................................................7
d. Điều kiện về chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh, sản xuất.......7
6. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm......8
a. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của bộ y tế và sở y tế..................8
b. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của bộ công thương và sở công
thương.....................................................................................................9
c. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn................................................................................................9
II Một số văn bản luật quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:. 10
1. Số:43/2018/TT-BCT...........................................................................10
3. Luật số: 55/2010/QH12......................................................................18
III Hồ sơ minh họa xin giấy phép an toàn thực phẩm..............................19
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
19
2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền.........................................................................................21
3. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.................................23

2
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.....................................24


5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy
định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.......................................................25

3
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công
nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn Vệ sinh an toàn
thực phẩm vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đỗ Mai Nguyên Phương đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Vệ sinh an toàn của cô, em đã
có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Vệ sinh an toàn thực phẩm là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả
năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức
nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”

4
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

I. Khái quát chung về giấy phép an toàn thực phẩm


1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ( giấy phép vệ
sinh an toàn thực phẩm) là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ( phép vệ sinh an toàn thực
phẩm) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ
kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ
sở đủ điều kiện VSATTP theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm?
Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất
tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn
thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC),
Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương
còn hiệu lực.
Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm tương ứng.

5
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

(Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ
các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm
có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo
quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm*
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối
thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn
thực phẩm)

6
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

5. Điều kiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn


thực phẩm
a. Điều kiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn
gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực
phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói,
bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị,
dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng,
chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về
nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ
quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
b. Điều kiện về bảo quản thực phẩm
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo
quản thực phẩm sau đây:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo
quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an
toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật,
bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng;
có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu
khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu
cầu của từng loại thực phẩm;

7
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.
c. Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau
đây:
a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không
làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển
theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây
nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
d. Điều kiện về chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh,
sản xuất
Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu quan trọng nhất là
không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh
truyền nhiễm. Việc quy định này không có nghĩa là trước khi vào làm ở cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm người lao động và chủ cơ sở phải khám
sức khỏe xác định không mắc các bệnh này mà trong quá trình sản xuất,
kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh này thì phải được
đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được
trở lại sản xuất, kinh doanh. Trách nhiệm thuộc về chủ cơ sở, nếu để người
mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì
chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.
- Điều kiện chung
Bên cạnh việc tuân thủ Thông tư 15/2012/TT-BYT thì chủ cơ sở và người
sản xuất/kinh doanh trực tiếp phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn
thực phẩm còn hiệu lực do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương do Bộ
Công Thương chỉ định thực hiện.
Đồng thời, chủ cơ sở phải tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người
trực tiếp tham gia sản xuất/kinh doanh theo định kỳ ít nhất 01 lần trong 01
năm tại các cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Hồ sơ theo dõi sức khỏe của chủ

8
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

cơ sở và người sản xuất/kinh doanh trực tiếp của cơ sở phải được lưu trữ
đầy đủ tại cơ sở sản xuất/kinh doanh.
Chủ cơ sở phải ban hành các quy định vệ sinh cơ sở, đảm bảo an toàn thực
phẩm và phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh trực tiếp những quy định
để thực hiện.
6. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực
phẩm
a. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của bộ y tế và sở y
tế
 Bộ y tế và sở y tế ( cục an toàn thực phẩm )
Sau khi đăng ký hình thức kinh doanh như doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá
thể ... có ngành nghề sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liệt kê tại mục 1 thì
doanh nghiệp, hộ kinh doanh ...tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp phép
VSATTP theo quy trình thủ tục sau:
Quy trình, thủ tục gồm 02 bước:
Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ lên Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi Cục tùy vào
ngành nghề đang hoạt động.
Bước 2: Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước tiến hành Thẩm định cơ sở
Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm
Cơ quan giải quyết: Cục An toàn thực phẩm hoặc chi Cục An toàn thực
phẩm tùy thuộc vào ngành nghề đang hoạt động, cụ thể
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản
cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
- Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu
cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ
quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.

9
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

- Nội dung thẩm định cơ sở:


Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theoquy định; thẩm định điều kiện
an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bbản
• Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cf
• Giấy phép về sinh an toàn thực phẩm đối với nước đóng chai, nước
đá
• Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn
• Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn
b. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của bộ công thương
và sở công thương
 Bộ công thương( vụ khoa học và công nghệ,)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 58 của Luật
khoa học và công nghệ liên quan đến doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng với các đối tượng sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa
học và công nghệ;
b) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp
khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà
nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
• Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở bánh gạo.
• An toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh sữa và sản phẩm từ
sữa.
• Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi.

10
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

c. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của bộ nông nghiệp


và phát triển nông thôn
Bộ Nông Nghiệp là một trong các cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn
thực phẩm có quyền hạn đối với những sản phẩm nông nghiệp. Bộ Nông
nghiệp ủy quyền cho các cơ quan đơn vị như sau:
– Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp: Các cơ
sở sản xuất và kinh doanh, thu gom giết mổ, vận chuyển, bảo quản các sản
phẩm có nguồn gốc động thực vật.
– Cục thú y cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp: Các cơ sở nuôi
trồng thủy sản do trung ương quản lý,…
– Chi cục thú y cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho
những cơ sở sản xuất và kinh doanh gia cầm tươi sống.
• Giấy tờ đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh rau củ
quả
• Đăng kí vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất cà phê bột và cà
phê hòa tan
• Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè
• Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất đậu
nành, đậu phộng, mè….

II Một số văn bản luật quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực
phẩm:
1. Số:43/2018/TT-BCT
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC
TRÁCH NHIỆM BỘ CÔNG THƯƠNG
Điều 4: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:
1. Trường hợp đề nghị cấp lần đầu
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này;

11
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất),
Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b
(đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư này;
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe
của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y
tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy
xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
2. Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh
doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi
Giấy chứng nhận hết hiệu lực
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không
thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt
hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản
sao có xác nhận của cơ sở).
5. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi
tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh
doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này;

12
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản
sao có xác nhận của cơ sở);
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên
cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy
xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận
của cơ sở).
Điều 5. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Thông tư này có trách
nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở
và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ
tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Trường hợp cấp lần đầu
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có
thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo
và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu
bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại
cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau
khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm
định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng
nhận.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định
thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít
nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn
thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản

13
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên
gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu
trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan
có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn
thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn
thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất thực phẩm theo Mẫu số 03a, Biên bản thẩm định điều kiện an toàn
thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số 03b hoặc gộp
cả hai Mẫu số 03a và Mẫu số 03b đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh
doanh thực phẩm theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng
nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được
đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi
vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong
Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối
đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ
sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để
tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này. Thời hạn thẩm
định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận
được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả
khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn
thiện” không còn giá trị;
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ
sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo
bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở
không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

14
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như
nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.
đ) Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ
sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo
Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh
doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ,
căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét
và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ
sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết
hiệu lực
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều này.
4. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở,
địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ,
căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét
và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
5. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở,
địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ,
căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét
và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do.

15
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

6. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có tăng, giảm về cơ sở


kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại
khoản 3 Điều này đối với cơ sở được tăng, giảm đó.
7. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc quy định tại
khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02
năm 2018 của Chính phủ thì việc thẩm định điều kiện cơ sở thực hiện theo
các quy định đối với ngành, lĩnh vực tương ứng.
Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
b) Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa
hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp
luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa
bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất
thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này.
d) Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản
xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản
này.
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại
khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng

16
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp
Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn
các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của
thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi
siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị
mini theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất
thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại
khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02
năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm
quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.

3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận


a) Cơ quan có thẩm quyền cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất,
kinh doanh quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Công Thương cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương cấp 01 Giấy chứng nhận cho chuỗi siêu thị mini và cửa hàng tiện
lợi theo quy định pháp luật có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy
định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở kinh doanh bán buôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có
thực hiện hoạt động bán lẻ và cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm d
khoản 1 Điều này được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận.

17
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

Điều 7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận


1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp
tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy
chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải
nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 2,
khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng
nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp
trước đó.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 3
Điều 4 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03
năm kể từ ngày cấp lại.
Điều 8. Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 của
Thông tư này và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau
cấp Giấy chứng nhận.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có
thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
3. Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm.
Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các
trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
c) Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
d) Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

18
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do
cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.
2.

19
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

3. Luật số: 55/2010/QH12


LUẬT
AN TOÀN THỰC PHẨM
Chương V
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 34: Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình
sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 35: Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý.
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm:
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

20
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;


c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo
quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối
thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

III Hồ sơ minh họa xin giấy phép an toàn thực phẩm


1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm

21
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

22
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền

Mẫu số 02a
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN THUYẾT MINH


Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất)

I. THÔNG TIN CHUNG

- Đại diện cơ sở:................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng:...........................................................................................

- Địa chỉ cơ sở sản xuất:....................................................................................

- Địa chỉ kho (nếu địa chỉ khác):..................................................................

- Điện thoại:.................................................................. Fax..............................

- Mặt hàng sản xuất:..........................................................................................

- Công suất thiết kế:...........................................................................................

- Tổng số công nhân viên:.................................................................................

- Tổng số công nhân viên trực tiếp sản xuất:....................................................

- Tổng số công nhân viên đã được xác nhận kiến thức/tập huấn kiến
thức về an toàn thực phẩm:.....................................................................................

23
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

- Tổng số công nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ theo quy
định:...................

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng sản xuất........ m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản


xuất:..........................................................................

- Kết cấu nhà xưởng:..........................................


...................................................

- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL:...............


...........................................

- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng:........................


......................................................

2. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất

Thực trạng hoạt động


Số của trang thiết bị, Ghi
TT Tên trang, thiết bị
lượng dụng cụ chú
Tốt Trung bình Kém
I Trang thiết bị, dụng cụ hiện có
1 Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất
2 Dụng cụ bao gói sản phẩm
Trang thiết bị vận chuyển sản
3
phẩm
4 Thiết bị bảo quản thực phẩm
5 Thiết bị khử trùng, thanh trùng
6 Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ
7 Thiết bị giám sát
Phương tiện rửa và khử trùng
8
tay

24
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

Dụng cụ lưu mẫu và bảo quản


9
mẫu
Phương tiện, thiết bị phòng
10 chống côn trùng, động vật gây
hại
Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc
11 trực tiếp với nguyên liệu, thực
phẩm
II Trang thiết bị, dụng cụ dự kiến bổ sung
1
2
3

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG


Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng
yêu cầu an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo quy định chưa?
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy
định, cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã
nêu tại mục II của Bảng kê trên); ghi cụ thể thời gian hoàn thiện.
Cam kết của cơ sở:
1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật
và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.
2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm theo
quy định./.
Địa danh, ngày... tháng... năm 20...

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

25
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh


Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phòng đăng ký kinh doanh Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----------------------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Số .................................................
1. Tên công ty: (ghi bằng chữ in hoa).........................................................................
Tên giao dịch:..........................................................................................................
Tên viết tắt:.............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................
Điện thoại:.................................. Fax:.............. Email: ............................................
3. Ngành, nghề kinh doanh:.......................................................................................
4. Vốn điều lệ: .........................................................................................................
5. Danh sách thành viên góp vốn:..............................................................................
6. Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: ............................................................................................................
Họ và tên: ........................................................... Nam/Nữ......................................
Sinh ngày .........../........../.......... Dân tộc: ............Quốc tịch:...................................
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:................................................................
Ngày cấp: ........./ .........../ ............ Nơi cấp: ...........................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .............................................................................
Chỗ ở hiện tại: .......................................................................................................
Chữ ký: .................................................................................................................
7. Tên, địa chỉ chi nhánh: ........................................................................................
8. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: ..........................................................................

26
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

............., ngày....tháng....năm.....
Trưởng phòng đăng ký kinh doanh
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực
phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
 Đối với cá nhân:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu 01. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

GIẤY XÁC NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Số: /20…/XNTH-ký hiệu viết tắt của đơn vị xác nhận

Căn cứ Thông tư số …/TT-BCT …………………………………..

…(tên đơn vị xác nhận)…. xác nhận các ông/bà thuộc tổ chức:

Tên đơn vị xác nhận: …………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cấp
ngày……………. nơi cấp: ……………………………

Điện thoại: ………………………. Fax: ……………………………..

Xác nhận các ông/bà (có tên trong danh sách kèm theo) đã được tập huấn kiến thức về
an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

Giấy này có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.

27
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9
Vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương

…., ngày……tháng …. năm ….


CHỦ CƠ SỞ XÁC NHẬN
(ký tên/ đóng dấu)

 Đối với tập thể:

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT, CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA V


KINH DOANH Độc lập – Tự do – Hạnh phú
—————

Mẫu 02. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm (Đối với tập thể)

GIẤY XÁC NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Số: /20…/XNTHKTATTP

Căn cứ Thông tư số …/TT-BCT ngày …. tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong
một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ kết quả kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định tại Quyết định
Số…./QĐ-BCT ngày…tháng…năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc….

Tên Cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………

Địa chỉ: ………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy
chứng nhận đầu tư (nếu có) số: ….. cấp ngày: ….. nơi cấp: ……….………

Điện thoại: …………………… Fax: ………………………………..

Xác nhận các ông/bà có tên theo danh sách kèm theo đã được tập huấn kiến thức về an
toàn thực phẩm và đã đạt kết quả kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm tại buổi kiểm
tra ngày… tháng…. năm ….. theo quy định hiện hành.

Giấy này có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.

Địa danh, ngày……tháng …. năm….

CHỦ CƠ SỞ XÁC NHẬN

(ký tên/đóng dấu)

28
HKII 2022-2023 Sinh viên thực hiên: Nhóm 9

You might also like