You are on page 1of 45

CHƯƠNG 10: KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG

THADS; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ


LÝ VI PHẠM TRONG THADS

LÊ HOÀI NAM
Bố cục

1. Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự

2. Khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự

3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự

2
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.1. Khái niệm
Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự là việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân thông qua việc kiểm sát từng
giai đoạn của quá trình thi hành án từ giai đoạn cấp, chuyển giao, giải thích bản
án, quyết định đến khi áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án và
giai đoạn sau thi hành án xong theo quy định pháp luật thi hành án dân sự và pháp
luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân.

3
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung
Nhiệm vụ, quyền hạn

bản án, quyết định của Tòa án;

Yêu cầu Chấp hành viên, Cơ quan thi hành án dân sự cùng
cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định
về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra
việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm
sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ
sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo
quy định;

4
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của Cơ quan
Nhiệm vụ, quyền hạn

thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các
cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận
kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát

Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi
hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát
biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân

5
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Nhiệm vụ, quyền hạn

Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành
án có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của Toà án, Cơ quan
thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục
vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan,
tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý
khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và
áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

6
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Nhiệm vụ, quyền hạn

Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành
viên Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu
đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm
dứt hành vi vi phạm pháp luật.

7
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.3. Kháng nghị về THADS
Kháng nghị về thi hành án dân sự là hoạt động của Viện kiểm sát theo quy định
của pháp luật phản đối các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi
hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên; đề nghị
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét lại quyết định,
hành vi vi phạm đó.

8
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.3. Kháng nghị về THADS
ü Đối tượng bị kháng nghị: Các quyết định, hành vi vi
phạm pháp luật trong THADS của Thủ trưởng
CQTHADS và Chấp hành viên.
ü Thẩm quyền kháng nghị: VKS cùng cấp và cấp trên

Điều 160 Luật THADS, trực tiếp.


Điều 24 Luật Tổ chức ü Thời hạn kháng nghị: 15 ngày đối với VKS cùng cấp;
VKSND
30 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp, kể từ ngày nhận
được quyết định về THA hoặc phát hiện hành vi vi phạm.
9
1. Kiểm sát hoạt động THADS
1.3. Kháng nghị về THADS

Giải quyết kháng nghị


về THADS

10
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.1. Khái niệm khiếu nại
Khiếu nại về thi hành án dân sự là hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự theo thủ tục do luật
định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi
của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong quá trình thi hành
án dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

11
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.2. Đối tượng bị khiếu nại
- Các quyết định, hành vi của Thủ trưởng CQTHA và Chấp hành viên thực hiện
trong quá trình THA.

12
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.3. Thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại

13
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.3. Thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại

14
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.3. Thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Lưu ý:

Đối với vụ việc có tính chất phức tạp hoặc ở vùng sâu,
vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn thì thời hạn giải
quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày,
kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

15
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.4. Chủ thể có quyền khiếu nại

Người được thi hành án

Người phải thi hành án

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến


việc THA

16
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.4. Chủ thể bị khiếu nại

Thủ trưởng Cơ quan THADS

Chấp hành viên

17
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.5. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Thủ trưởng CQTHADS: quyết định hành vi


của CHV thuộc cơ quan mình bị khiếu nại

Thủ trưởng CQTHADS cấp trên trực tiếp:


quyết định hành vi của Thủ trưởng
CQTHADS cấp dưới bị khiếu nại

18
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.6. Thủ tục giải quyết khiếu nại

B1: Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện
khiếu nại trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hoặc khiếu nại theo hình thức bằng văn bản;

Điều 147 Luật THADS B2: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý
để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu
nại, trừ các trường hợp không được thụ lý giải quyết;
19
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.6. Thủ tục giải quyết khiếu nại
B3: thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ cần thiết cho việc
giải quyết khiếu nại;
B4: ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 1;
B5: người khiếu nại có quyền khiếu nại hai nếu người khiếu
Điều 147 Luật THADS nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì có
quyền tiếp tục khiếu nại lần 2,trừ quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm
thi hành án; 20
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.1.6. Thủ tục giải quyết khiếu nại
B6: ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2;

B7: Xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực thi hành bị xem xét lại bởi Bộ trưởng Bộ tư pháp và Bộ
Điều 147 Luật THADS trưởng Bộ quốc phòng (Khoản 4, Điều 38 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP).

21
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.2.1. Khái niệm tố cáo
Tố cáo về thi hành án dân sự là hoạt động của công dân theo thủ tục do pháp luật
quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và
công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.

22
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.2.2. Đối tượng bị khiếu nại
- Hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp
hành viên thi hành án dân sự khi có căn cứ cho rằng hành vi của các chủ thể đó
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan tổ chức.

- Hành vi vi phạm pháp luật nào của các công chức làm công tác thi hành án.

23
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.2.3. Chủ thể có quyền tố cáo

Tất cả cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền


tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá
trình thi hành án.

Quyền và nghĩa vụ người tố cáo: Điều 155


Luật THADS

24
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.2.4. Chủ thể bị tố cáo

Thủ trưởng Cơ quan THADS

Chấp hành viên, công chức


khác làm công tác THA

25
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.2.5. Chủ thể có quyền giải quyết tố cáo

Người bị tố cáo thuộc CQTHADS nào thì thủ trưởng CQTHADS đó


giải quyết

Nếu người bị tố cáo là thủ trưởng thì thủ trưởng CQTHADS cấp
trên trực tiếp hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý thuộc BTP giải quyết

Nếu người bị tố cáo là thủ trưởng CQTHA cấp quân khu thì thủ trưởng
cơ quan quản lý THA thuộc BQP giải quyết

26
2. Khiếu nại, tố cáo trong THADS
2.2.6. Thủ tục giải quyết tố cáo

ü Thời hạn: 60 hoặc 90 ngày kể từ ngày thụ lý;


ü Hình thức tố cáo: văn bản, trực tiếp;
ü Thời hạn thụ lý đơn tố cáo: 10 ngày, kể từ ngày nhận
được đơn tố cáo;
ü Xác minh, thu thập chứng cứ;
ü Kết luận về nội dung tố cáo.

27
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.1. Khái niệm
Vi phạm về thi hành án dân sự là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
với lỗi cố ý, vi phạm các quy định của pháp luật thi hành án dân sự và cản trở, gây
trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự.

28
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2. Các loại xử lý vi phạm

Xử lý kỷ luật Xử lý hành Xử lý dân sự Xử lý hình sự


chính

29
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.1. Xử lý kỷ luật

Các hành vi vi phạm

Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết
định; không tự nguyện thi hành các quyết định về THA

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về


THA

30
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.1. Xử lý kỷ luật

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành
Các hành vi vi phạm
án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật;
phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất
giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên;

Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết


định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp
luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định,
trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp
hành viên.

31
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

ü Đối tượng bị xử phạt: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm


hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự;

ü Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính trong THADS:


Thủ tục Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.

32
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Thủ tục

33
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt Mức xử phạt

Chấp hành viên đang giải quyết việc - Phạt cảnh cáo;
thi hành án - Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân - Phạt cảnh cáo;
sự cấp huyện - Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
Thẩm quyền xử phạt - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân - Phạt cảnh cáo;
sự cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan thi - Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
hành án cấp quân khu - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

34
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt Mức xử phạt

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành - Phạt cảnh cáo;
án dân sự - Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
Thẩm quyền xử phạt
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thanh tra viên Bộ Tư pháp - Phạt tiền đến 400.000 đồng
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành - Phạt tiền đến 28.000.000 đồng.
Bộ Tư pháp
35
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Mức xử phạt Hành vi vi phạm

Phạt cảnh cáo hoặc Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của
phạt tiền từ 500.000 người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến
đồng đến 1.000.000 địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà
đồng không có lý do chính đáng.
Mức xử phạt Phạt tiền từ 1.000.000 Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên
đồng đến 3.000.000 quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu
đồng cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không
có lý do chính đáng.

36
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Mức xử phạt Hành vi vi phạm

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng - Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt
đến 5.000.000 đồng thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết
định;
- Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp
có điều kiện thi hành án;
Mức xử phạt
- Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết
định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
- Cung cấp chứng cứ giả cho Cơ quan thi hành án dân sự.

37
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Mức xử phạt Hành vi vi phạm

- Phạt tiền từ 5.000.000 - Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi
đồng đến 10.000.000 đồng hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
- Biện pháp khắc phục hậu - Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
quả: Buộc khôi phục lại - Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi
tình trạng ban đầu đã bị hành án về việc trừ vào thu nhập.
Mức xử phạt
thay đổi đối với hành vi
làm hư hỏng tài sản để
không thực hiện nghĩa vụ
thi hành án hoặc để trốn
tránh việc kê biên tài sản
38
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính
Mức xử phạt Hành vi vi phạm
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc
đến 20.000.000 đồng để trốn tránh việc kê biên tài sản;
- Biện pháp khắc phục hậu - Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất
quả: Buộc khôi phục lại tình giấu hoặc thi hành ány đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
trạng ban đầu đã bị thay đổi - Hủy hoại tài sản đã kê biên;
đối với hai hành vi tẩu tán tài - Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi
Mức xử phạt sản để không thực hiện nghĩa hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do
vụ thi hành án hoặc để trốn người thứ ba giữ;
tránh việc kê biên tài sản; và Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn
sử dụng trái phép, tiêu dùng, cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải
chuyển nhượng, đánh tráo, thi hành ngay.
cất giấu hoặc thay đổi tình
39
trạng tài sản đã kê biên
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.2. Xử lý hành chính

Mức xử phạt Hành vi vi phạm

Phạt tiền từ 20.000.000 - Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi
đồng đến 30.000.000 đồng hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá
của người phải thi hành án;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi
hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người
Mức xử phạt
phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành
án đang giữ.
Phạt tiền từ 30.000.000 Không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải
đồng đến 40.000.000 đồng thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi
hành án.
40
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.3. Xử lý dân sự

Một là, cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường;
Hai là, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép
buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng,
chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị
kê biên nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
Các hành vi gây thiệt
Ba là, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án
hại phải bồi thường
hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành
đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 41
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.3. Xử lý dân sự

Chủ thể gây thiệt hại trong lĩnh vực thi hành án dân sự mà
là cán bộ, công chức đang thi hành công vụ thì Nhà nước
có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Các hành vi gây thiệt
hại phải bồi thường

42
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.4. Xử lý hình sự

Một là, người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự
nguyện thi hành các quyết định về thi hành án;
Hai là, cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án;
Ba là, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép
buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng,
chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị
Các hành vi xử lý hình
kê biên;
sự
Bốn là, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành
án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành
đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên. 43
3. Xử lý vi phạm trong THADS
3.2.4. Xử lý hình sự

- Chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tố tụng hình sự giải quyết.

- Nếu không khởi tố hình sự, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có
quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phải chuyển hồ sơ cho
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Trình tự, thủ tục

- Ngược lại, nếu khởi tố hình sự thì phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.

44
Cảm ơn đã theo dõi!

45

You might also like