You are on page 1of 7

5.2.

LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

5.2.1. Khái luận về lợi ích kinh tế

Khái niệm

- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thoả mãn nhu cầu này phải được nhận thức và
đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó.

- (Từ đó ta suy rộng hơn về định nghĩa) Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất,lợi ích thu được khi thực hiện
các hoạt động kinh tế của con người. Xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội
thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã
hội

Bản chất lợi ích kinh tế

- Để tồn tại và thực hiện các hoạt động, trước hết, con người cần được thoả mãn các nhu cầu
vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại...
- Các nhu cầu vật chất của con người cần được thoả mãn trên cả hai góc độ:

1 : mức độ (số lượng, chất lượng, cơ cấu các hàng hóa và dịch vụ mà con người có được để thỏa mãn
các nhu cầu vật chất)

2: phương thức thoá mãn các nhu cầu đó (hoặc là cách thức thỏa mãn các nhu cầu).

Số lượng dân cư ngày càng tăng, nhu cầu vật chất của con người ngày càng cao nên không thể chỉ
dựa vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên, mà phải tiến hành quá trình sản xuất. Chính những
kết quả của quá trình sản xuất là cơ sở, điều kiện để thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người. Vì
vậy, nền sản xuất càng phát triển, sản phẩm và dịch vụ càng dồi dào và chất lượng càng cao, việc thỏa
mãn các nhu cầu vật chất của con người càng tốt.

Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người trước hết tuỳ thuộc vào trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất vì lực lượng sản xuất quyết định không chỉ số lượng, chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, mà cả phương thức con người tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ
đó.

Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của mỗi người do kết quả tương tác giữa con
người và tự nhiên quyết định. Như thế, để thoả mãn nhu cầu của mình, con người phải quan hệ với
tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên.

Do vậy, trong nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chưa có lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích.

Các nhu cầu vật chất của con người được thoả mãn không chỉ bằng quan hệ giữa con người với tự
nhiên, mà còn tùy thuộc vào quan hệ giữa con người với nhau trong sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng.

Trong cơ chế thị trường, phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của mỗi người do
mức thu nhập của họ quyết định Mức thu nhập mỗi người nhận được không chỉ căn cứ vào đóng
góp của họ, mà còn tùy thuộc vào điều kiện thị trưởng, vào quan hệ với các chủ thể khác... Thu nhập
của người lao động là tiền lương, thu nhập của chủ doanh nghiệp là lợi nhuận; thu nhập của nhà
nước là thuế...
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến nhất.

Ở đó, thu nhập mỗi người nhận được không chỉ tùy thuộc vào đóng góp lao động, mà còn tuỳ thuộc
vào địa vị của họ đối với các nguồn lực.

Tại một thời điểm nhất định, kết quả của quá trình sản xuất là một lượng xác định. Phần mỗi người
nhận được từ kết quả đó nhiều ít khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu và trước hết vào địa vị của họ đối với
các nguồn lực.

Chủ sở hữu các nguồn lực sẽ được phân phối thu nhập theo đóng góp của nguồn lực mà họ sở hữu.

Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người được quy định bởi trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của họ trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội; được
đo lường và thể hiện ở mức thu nhập mà mỗi chủ thể tham gia thị trường nhận được là nội hàm cơ
bản của khái niệm “lợi ích kinh tế”.

Những đặc trưng của lợi ích kinh tế

Nội hàm của khái niệm “lợi ích kinh tế” trên đây bao hàm những đặc trưng chủ yếu sau:

1- Lợi ích kinh tế mang tỉnh khách quan.

Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,
địa vị của các chủ thể kinh tế, truyền thống, văn hoá... Những nhân tố đó mang tính khách quan nên
lợi ích kinh tế mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con
người..

Tính khách quan đòi hỏi lợi ích kinh tế phải được tôn trọng; giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế phải xuất
phát từ các điều kiện khách quan

2- Lợi ích kinh tế trực tiếp phụ thuộc vào quan hệ phân phối:

Trong cơ chế thị trường, mức thu nhập trực tiếp quyết định phương thức và mức độ thoả mãn nhu
cầu của các chủ thể nên thu nhập là biểu hiện, là thước đo việc thực hiện các lợi ích kinh tế. Vì thế,
phân phối công bằng, hợp lý là yêu cầu khách quan trong thực hiện các lợi ích kinh tế. Nói cách khác,
phân phối công bằng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của các hoạt động kinh tế.

Để thực hiện công bằng trong phân phối, chỉ dựa vào kinh tế thị trưởng là không đủ, mà phải có sự
can thiệp, điều tiết của nhà nước. Đồng thời, các chủ thể tham gia vào quan hệ phân phối cũng phải
nhận thức và hành động phù hợp với quy luật khách quan. Điều đó cho thấy, giải quyết vấn đề lợi ích
kinh tế phải đặc biệt quan tâm đến phân phối thu nhập.
3- Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội.

Phương thức và mức độ thoá mãn nhu cầu vật chất của mỗi chủ thể kinh tế không chỉ tùy thuộc vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn tùy thuộc địa vị của họ trong hệ thống các quan
hệ sản xuất xã hội. Vì vậy, lợi ích kinh tế của mỗi chủ thể không giản đơn biểu hiện ở mức thu nhập
họ nhận được, mà mức thu nhập đó phải đặt trong quan hệ với thu nhập của những chủ thể khác có
liên quan.

Như thế, lợi ích kinh tế về bản chất là quan hệ giữa con người với con người trong việc thoả mãn các
nhu cầu vật chất. Do đó, giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế chính là giải quyết quan hệ giữa con người
với con người. Tôn trọng lợi ích của nhau, thương lượng, nhân nhượng, đồng thuận... là rất cần thiết
trong giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế.

4- Lợi ích kinh tế mang tính lịch sử.

Mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người cao hay thấp, phương thức thỏa mãn các nhu
cầu đó như thế nào tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Những nhân tố đó không ngừng vận động. biến đổi làm cho lợi ích kinh tế cũng không ngừng vận
động, biến đổi, tức là lợi ích kinh tế mang tính lịch sử.

Tính lịch sử của lợi ích kinh tế đòi hỏi việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề này phải đặt trong những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với trình độ phát triển của nền kinh tế và quan hệ giữa các chủ thể kinh
tế: xem xét trong hiện tại, quá khứ và tương lai.

Từ nội hàm, những đặc trưng chủ yếu của lợi ích kinh tế, có thể thấy rằng: Lợi ích kinh tế là phạm trù
kinh tế xuất hiện khi các hoạt động kinh tế mang tính xã hội; là phương thức và mức độ thoả mãn các
nhu cầu vật chất của con người được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị
của họ trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội; là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phổi và
được thể hiện bằng thu nhập, là động lực của các hoạt động kinh tế khi có sự công bằng, hợp lý và
đồng thuận của các chủ thể tham gia phân phối thu nhập.

Các hình thức lợi ích kinh tế

Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất gắn liền với những chủ thể kinh tế nhất định.

Trong nền kinh tế có các loại chủ thể như cá nhân, tập thể, giai cấp, nhà nước, địa phương, quốc gia,
dân tộc...

Tương ứng với mỗi loại chủ thể đó là một hình thức lợi ích kinh tế: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi
ích giai cấp, lợi ích nhà nước, lợi ích địa phương, lợi ích quốc gia, dân tộc...

Lợi ích cá nhân chính đáng là cơ sở, nền tảng của các lợi ích.

Lợi ích của một chủ thể kinh tế được coi là chính đáng khi lợi ích đó không xung đột với các lợi ích
kinh tế của các chủ thể khác, được các chủ thể khác chấp thuận và nhất là không xung đột với lợi ích
quốc gia, dân tộc.

Trong thực tế, lợi ích kinh tế được coi là chính đảng khi thực hiện không trái với các quy định của
pháp luật.

Lợi ích cá nhân chính đáng là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác vì cá nhân cầu thành tập thể, giai
cấp, nhà nước, quốc gia, dân tộc...
Do đó, lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

1 Các lợi ích kinh tế thống nhất với nhau. Biểu hiện của sự thống nhất lợi ích của các chủ thể đó là
“dân giàu” thì “nước mạnh”; “nước mất” thì “nhà tan”.

2 khi mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu của các chủ thể kinh tế thống nhất với nhau sẽ
làm cho lợi ích của các chủ thể thống nhất với nhau.

Chẳng hạn, để đảm bảo cuộc sống của mình, các cá nhân, hộ gia đình cần cù, chăm chỉ lao động theo
quy định của pháp luật... thì lợi ích của họ và lợi ích xã hội, quốc gia, dân tộc thống nhất với nhau.
Các cá nhân, hộ gia đình làm ăn càng giỏi, cảng giàu có, đất nước càng phồn vinh, hùng cường.

Các lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Khi mục tiêu và phương thức hành động để đạt mục tiêu của các chủ thể kinh tế khác biệt đến mức
đối lập sẽ làm cho các lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Chẳng hạn, vì mục tiêu lợi nhuận, một số doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế... thì
lợi ích của doanh nghiệp sẽ mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Khi đó, các chủ doanh nghiệp cảng thu được nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dùng càng
bị tổn hại, nguồn thu của nhà nước và chất lượng tăng trưởng kinh tế càng bị suy giảm...

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế thường xuyên xuất hiện trong quá trình phân phối.

Chẳng hạn, cùng các điều kiện như nhau, các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp được vay vốn nhiều
ít khác nhau lãi suất cao thấp khác nhau... sẽ dẫn đến thắc mắc, kiện cáo.

Phân phối thu nhập trực tiếp quyết định mức thu nhập của các chủ thể nên mâu thuẫn giữa người
lao động và người sử dụng lao động trong xác định mức lương, thưởng; mâu thuẫn giữa nhà nước và
doanh nghiệp trong xác định mức thuế ... mang tính phổ biến.

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả là việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn
cản, thậm chí làm tổn hại đến các lợi ích khác và đỉnh cao sẽ là sự xung đột giữa các chủ thể kinh tế -
xã hội.

Vì vậy, tạo lập sự thống nhất, đồng thuận trong phân phối, ngăn ngừa và chủ động giải quyết mâu
thuẫn giữa các lợi ích kinh tế theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của xã hội,
của đất nước là yêu cầu khách quan.

Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

- Lợi ích kinh tế là mục tiêu và động lực của các hoạt động kinh tế. Để tồn tại và phát triển, con người
phải thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và
mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình. Trong nền kinh tế thị trưởng, phương thức và mức
độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập: mức thu nhập cảng cao, phương
thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành
động để nâng cao thu nhập của mình. Người lao động phải cần cù, chăm chỉ lao động, hoàn thiện kỹ
năng lao động; nhà quản lý phải không ngừng hoàn thiện tổ chức, đổi mới công nghệ...
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng
hóa và dịch vụ mà xã hội có được, tức là phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Vì vậy,
các chủ thể kinh tế không thể chỉ quan tâm đến thu nhập của mình, mà còn phải có nghĩa vụ, trách
nhiệm đóng góp vào sự phát triển của nền kinh té

- Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động chính trị - xã hội Phương thức và mức độ thỏa mãn các
nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội nên để
thực hiện được lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế còn đấu tranh với nhau để thực hiện quyền sở
hữu tư liệu sản xuất, sở hữu các nguồn lực.

Vì kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính trị - xã hội nên các chủ thể kinh tế còn phải tìm cách nắm
quyền thống trị về chính trị - xã hội. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp
trong lịch sử - một động lực quan trọng của tiến bộ xã hội. “Động lực của toàn bộ lịch sử chính là
cuộc đấu tranh của các giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đề trước
hết là những lợi ích kinh tế mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách phương tiện”. Như vậy,
mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi
ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.

- Lợi ích kinh tế còn là cơ sở thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội. lợi ích văn hóa. Nguyên nhân
quan trọng là đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần; kinh tế quyết định chính trị, văn hóa -
xã hội. Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích
chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa.

Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ đề phát triển kinh tế - xã hội. Karl Marx
đã chỉ rõ, cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của
đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người. Điều cần lưu ý là, chỉ khi có sự đồng thuận,
thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại
việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không chính đảng, không hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành
trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Bài học thành công của đối mới: vì lợi ích của nhân dân

Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích
của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần
trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.(trong sách là nó đóng khung)

(Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội - 2016, tr.69)
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức và xử lý đúng đắn vấn đề lợi ích kinh tế.
“Mọi hoạt động của hệ thống chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi
ích của nhân dân. Giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân". Nhờ đó, lợi ích kinh tế đã trở thành động lực mạnh mẽ trong phát triển nền kinh tế - xã
hội.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

Thứ nhất, trình độ phát triển của nền kinh tế. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
của con người phụ thuộc trước hết vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều đó có nghĩa
là, việc thực hiện các lợi ích kinh tế trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất,
vào năng lực và phương thức cung ứng hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế. Trình độ phát triển của
nền kinh tế càng cao, hàng hóa và dịch vụ có số lượng càng nhiều, chất lượng càng cao, phương thức
thỏa mãn nhu cầu cảng tốt.

Nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi và tăng lên phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu
cầu vật chất của con người cũng đòi hỏi phải được thực hiện ngày càng tốt hơn. Vì vậy, nền kinh tế
phải tăng trưởng, trình độ phải không ngừng được nâng cao. Do đó, phát triển lực lượng sản xuất,
tăng trưởng kinh tế nhanh phải được các chủ thể kinh tế - xã hội quan tâm vì chúng là cơ sở thực
hiện tốt hơn. lợi ích kinh tế của họ.

Thứ hai, địa vị của các chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Trong cơ chế thị trường, địa vị
của chủ thể kinh tế sẽ quyết định mức thu nhập mà họ nhận được. Người lao động (sở hữu sức lao
động) được nhận tiền lương (giá cả thị trường của sức lao động). Người sở hữu vốn được nhận lợi
tức nếu cho vay (giá cả thị trường của vốn), nhận lợi nhuận nếu đầu tư (giá cả thị trường của vốn và
năng lực kinh doanh). Người sở hữu đất đai được hưởng địa tô (giá cả thị trường cho thuê đất đai)...
Tùy theo quy mô và hiệu quả sử dụng. các nguồn lực, người sở hữu chúng sẽ nhận được mức thu
nhập cao thấp khác nhau.

Một chủ thể có thể sở hữu nguồn lực này hoặc nguồn lực khác, có thể sở hữu một hoặc nhiều nguồn
lực nên mức thu nhập của họ sẽ khác nhau. Như vậy, tùy theo quan hệ của các chủ thể trong việc sở
hữu các nguồn lực mà các chủ thể kinh tế thực hiện các lợi ích kinh tế của họ cao thấp khác nhau.

Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: Do khuyết tật của kinh tế thị trường trong lĩnh
vực phân phối và đặc thù của từng quốc gia nên việc nhà nước can thiệp vào lĩnh vực phân phối thu
nhập là tất yếu khách quan. Nhà nước can thiệp bằng nhiều loại công cụ trong đó có các chính sách
phân phối thu nhập: chính sách tiền lương chính sách thuế thu nhập, chính sách trợ cấp cho người
nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt... các chính sách này sẽ làm cho mức thu nhập và tương quan
thụ nhập của các chủ thể kinh tế thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ
thể cũng thay đổi.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế: Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc số là tất yếu trong điều kiện kinh tế
thị trường và toàn cầu hóa. Nhờ. mở cửa, hội nhập, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu
thụ còn phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận; người lao động có thêm việc làm, thu nhập; nền kinh tế
thu hút được các nguồn vốn nước ngoài, nâng cao được trình độ quản lý, trình độ công nghệ, tăng
trưởng nhanh hơn; người tiêu dùng (cho cá nhân và cho sản xuất) có thể mua được hàng hoá nước
ngoài rẻ hơn, chất lượng tốt hơn... Như vậy, lợi ích kinh tế của người dân, nhà doanh nghiệp, đất
nước sẽ được thực hiện tốt hơn.

Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể tác động tiêu cực đến các lợi ích kinh tế. Hàng hóa sản xuất
và tiêu thụ trên thị trường nội địa nếu không cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài thì doanh
nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí bị phá sản, người lao động mất việc làm... Quy mô
khai thác và sử dụng tài nguyên sẽ mở rộng nhanh chóng, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường. Những tác động từ bên ngoài: khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng; khủng hoàng tài chính -
tiền tệ, khủng bố quốc tế, dịch bệnh... sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích người dân, doanh nghiệp và
đất nước".

You might also like