You are on page 1of 74

1

Chương 3.
Lý thuyết lựa chọn
của người tiêu dùng

2
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Giải thích cách thức người tiêu dùng phân bổ hợp lý thu nhập cho các hàng
hóa và dịch vụ khác nhau để tối đa hóa thỏa mãn của họ.
• Phân tích phương án tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng.
• Giải thích sự hình thành đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường.

3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

4
Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng

• Mô tả cách thức người tiêu dùng phân bổ thu nhập cho các hàng
hóa và dịch vụ khác nhau để tối đa hóa thỏa mãn/hữu dụng của họ

✫ Cân bằng tiêu dùng:


• Là trạng thái người tiêu dùng đạt được mức thoả
mãn tối đa khi tiêu dùng một số lượng các loại sản
phẩm và dịch vụ nào đó.
• Không còn động cơ thay đổi

5
Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng

Tối đa hóa thỏa Thu Giá


mãn (TUmax) nhập cả

MỤC ĐÍCH GIỚI HẠN

Chọn phương án tiêu dùng tối


ưu có TUmax
6
7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
① Hữu dụng (Utility - U)

② Tổng hữu dụng (Total Utility - TU)

③ Hữu dụng biên (Marginal Utility - MU)

④ Quy luật hữu dụng biên giảm dần

8
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

1. Hữu dụng – U (Utility)

Là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm
hay dịch vụ nào đó.

• Hữu dụng mang tính chủ quan


• Đơn vị đo lường là đơn vị hữu dụng (đvhd)

9
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

2. Tổng hữu dụng – TU (Total Utility)


Là tổng mức thỏa mãn mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng một số lượng
sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.

• TU phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng:


• Ban đầu Q↑ → TU↑
• Sau đó Q↑ → TUmax
• Tiếp tục Q↑ → TU↓

10
11
12
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

3. Hữu dụng biên, MU (Marginal Utility)

 là phần hữu dụng tăng thêm trong tổng hữu dụng


 khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm
 trong mỗi đơn vị thời gian
 với điều kiện các yếu tố khác không đổi
∆TU
MUx =
∆X
dTU
• Nếu hàm TU là liên tục, thì MU là đạo hàm bậc nhất của TU MUx =
dX

• Trên đồ thị, MU là độ dốc của đường TU


13
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

3. Hữu dụng biên, MU (Marginal Utility)

Ví dụ:

a/ Hàm tổng hữu dụng có dạng: TU = X2 + 5X


• MUx = TU’x = ?

b/ Hàm tổng hữu dụng có dạng: TU = X(Y - 3)


• MUx = TU’x = ?
• MUy = TU’y = ?

14
Biểu 3.1 Tổng hữu dụng (TU) và hữu dụng biên (MU)

Qx (đv: miếng) TUx (đvhd) MUx (đvhd)


0 0
1 4
2 7
3 9
4 10
5 10
6 9
7 7

15
Biểu 3.1 Tổng hữu dụng (TU) và hữu dụng biên (MU)

Qx TUx MUx
Nhận xét: (miếng) (đvhd) (đvhd)
Hữu dụng biên có quy luật 0 0
giảm dần
1 4 4
2 7 3
3 9 2
MU > 0 → TU tăng 4 10 1
MU = 0 → TU cực đại 5 10 0
MU < 0 → TU giảm 6 9 -1
7 7 -2

16
TU Điểm bảo hòa (cân bằng tiêu dùng)
E Δ𝑇𝑈
TUmax = 10 F 𝑀𝑈 =
9 Δ𝑄
B
7
A ∆TU TU
4
MU là độ dốc của
∆Q
đường TU
0 Q
1 2 3 5 6
MU

4 A Hữu dụng biên giảm dần


B
3

0 E Q
-1 1 2 3 5 F
MU
17
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

4. Qui luật hữu dụng biên giảm dần


(Diminishing Marginal Ultility)

 Khi sử dụng ngày càng nhiều số lượng sản phẩm X,


 trong khi số lượng các sản phẩm khác được giữ nguyên
 trong mỗi đơn vị thời gian,
 thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm dần.

18
Câu hỏi trắc nghiệm

1. Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng giải thích cách thức:

a. Doanh nghiệp đưa ra quyết định để tối đa hoá lợi nhuận

b. Người tiêu dùng ra quyết định để tối đa hoá hữu dụng

c. Tiền lương được xác định trong thị trường lao động cạnh tranh

d. Giá được xác định trong thị trường hàng hoá cạnh tranh

19
NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

① Mục đích của người tiêu dùng

② Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng

③ Đường đẳng ích

④ Đường ngân sách

⑤ Nguyên tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa hữu dụng

20
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

1. Mục đích của người tiêu dùng

• Dựa vào sở thích, với thu nhập có giới hạn người tiêu dùng sẽ phân bổ
chi tiêu cho các loại sản phẩm và dịch vụ sao cho đạt được mục đích là:

 tổng mức thỏa mãn đạt được là cao nhất

 hay đạt được trang thái cân bằng tiêu dùng

21
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

2. Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng

02 Thích có nhiều hơn là


có ít hàng hóa

03 Sở thích có tính bắc cầu


01
Sở thích có
tính hoàn chỉnh
22
Sở thích của người tiêu dùng

Giả sử người tiêu dùng chỉ mua 2 mặt hàng: Kem (X) và bánh ngọt (Y)
Rổ hàng A: 1 ly kem + 5 chiếc bánh ngọt
Rổ hàng B: 2 ly kem + 2 chiếc bánh ngọt
Có 3 cách sắp xếp thứ tự ưu tiên các rổ hàng:
1. Nếu thích ăn bánh ngọt: Rổ hàng A được ưa thích hơn rổ hàng B: UA>UB
2. Nếu thích ăn kem: Rổ hàng B được ưa thích hơn rổ hàng A: UB>UA
3. Nếu thích cả kem & bánh ngọt: Hai rổ hàng được ưa thích như nhau: UA=UB

23
Sở thích của người tiêu dùng

Giỏ hàng hóa Sản phẩm X Sản phẩm Y


A 3 7
B 4 4
C 5 2
D 6 1
E 3 2
G 7 6

24
 Các giỏ HH trong vùng II
Y được ưa thích hơn giỏ (2) Thích có
hàng B. nhiều HH hơn
A G
7 • •  Giỏ hàng B được ưa
là có ít HH

6 thích hơn các giỏ HH


Vùng II trong vùng I
5
B
4 ●  G được ưa thích hơn B
(3) Sở thích có
E  B được ưa thích hơn E tính bắc cầu
3 •
C → G được ưa thích hơn E
2
Vùng I •
1 •D Sắp xếp lựa chọn theo thứ
0 tự ưu tiên: (1) Sở thích có
X tính hoàn
1 2 3 4 5 6 7 1. G; 2. B; 3. E chỉnh

do UG > UB >UE
25
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan U – Indifference curve)


Giả sử có 4 rổ hàng có cùng mức thỏa mãn U1
UA = UB = UC = UD → U1

Giỏ hàng hóa Số lượng sản Số lượng sản phẩm


phẩm X (kem) Y (bánh ngọt)
A 3 7
B 4 4
C 5 2
D 6 1

26
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan U – Indifference curve)


Khái niệm:
Y
Đường đẳng ích là tập hợp các phối hợp
7 A khác nhau giữa 2 sản phẩm cùng mang lại
một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng
4 B

C
2
D
1 U1

0 X
3 4 5 6
27
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan U – Indifference curve)

• Sở thích của người TD có thể được mô tả


bằng một tập hợp các đường đẳng ích tương ứng với các mức thỏa mãn
khác nhau.
• Các đường đẳng ích càng xa gốc O thì mức thỏa mãn càng cao.
• Tập hợp các đường đẳng ích trên một đồ thị được gọi là sơ đồ đẳng ích.

28
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG
3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan U – Indifference curve)

Y
 3 đặc điểm của đường đẳng ích:

1. Dốc xuống về bên phải


2. Không cắt nhau

3. Lồi về phía gốc O


U3
U2
U1
X
H.3.4: Sơ đồ đẳng ích
29
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan U – Indifference curve)


• Lồi về phía gốc O:
 Tỷ lệ thay thế biên, MRS (Marginal Rate of Substitution).
 Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSXY) là số lượng sản phẩm Y mà
người TD sẵn sàng từ bỏ để có thêm 1 đơn vị sản phẩm X, mà tổng hữu
dụng không thay đổi.
Δ𝑌
𝑀𝑅𝑆𝑋𝑌 =
Δ𝑋

 Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là độ dốc của đường đẳng ích


 Tỷ lệ thay thế biên âm và giảm dần  đường đẳng ích lồi về phía gốc O

30
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan – Indifference curve)


 Mối quan hệ giữa MRS và MU
• Tổng hữu dụng tăng do tăng sử dụng SP X: ∆TUx= ∆X.MUX
• Tổng hữu dụng giảm do giảm sử dụng SP Y: ∆TUy= ∆Y.MUy
• Để đảm bảo tổng hữu dụng TU không đổi thì:
∆TU = ∆Y.MUY + ∆X.MUX = 0
Δ𝑌 𝑀𝑈𝑋
⇒ =− = 𝑀𝑅𝑆𝑋𝑌
Δ𝑋 𝑀𝑈𝑌
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là tỷ lệ hữu dụng biên của 2 sản phẩm (- MUx/MUy)

31
3. Đường đẳng ích (Đường bàng quan – Indifference curve)

Độ dốc: tgα= =∆Y/∆X =MRSXY < 0


Y U0

7
A  MRS giảm dần
MRS= -3
-3 ∆Y
∆TU = ∆Y.MUY + ∆X.MUX = 0
4 I B
MRS= -2
-2
∆X MRS= -1 Δ𝑌 𝑀𝑈𝑋
2 C ⇒ =− = 𝑀𝑅𝑆𝑋𝑌
-1 D Δ𝑋 𝑀𝑈𝑌
1
+1 +1 +1
U1
0 X
3 4 5 6

32
Các dạng đường đẳng ích đặc biệt

Y Y

MRS = 0 MRS = hằng số

y1 A
A”
y’ B U2
y2 B

y1 A A’ U1

X X
O O x1 x2
x1 x’

X,Y là 2 sản phẩm bổ sung X,Y là 2 sản phẩm thay thế hoàn toàn
33
Các dạng đường đẳng ích đặc biệt

Y Y U1
U1

y1 A

y1 A y2 E

E X X
0
0 x1 x2
x1

Người tiêu dùng chỉ thích sản Người tiêu dùng thích sản phẩm
phẩm X, không thích sản X nhiều hơn sản phẩm Y
phẩm Y

34
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

4. Đường ngân sách (Budget line)


4a. Khái niệm:
Y Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau
giữa 2 SP mà người TD có thể mua được với cùng
I/Py M một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho.
Phương trình đường ngân sách:
X.Px + Y.Py = I
𝑰 𝑷𝒙
Hay 𝒀 = − ∙𝑿
N 𝑷𝒚 𝑷𝒚
O X
I/Px 𝑃𝑥
Độ dốc = −
𝑃𝑦
35
4. Đường ngân sách (Budget line)
Ví dụ: I=1.000$, Px=100$/sp, Py=200$/sp
Y Phương trình đường ngân sách?

I/Py=5 M 100X + 200Y =1.000


1
→X + 2Y =10 ℎ𝑎𝑦 𝑌 = 5 − ∙ 𝑋
A 2
3 𝑃𝑥 1
-1
B Độ dốc: − = −
𝑃𝑦 2
2
+2
N X
0
4 6 10 =I/Px

36
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

4. Đường ngân sách (Budget line)

4b. Đặc điểm


 Là đường thẳng dốc xuống về bên phải
 Độ dốc = -Px/Py phản ánh:
• tỷ lệ đánh đổi giữa 2 SP trên thị trường:
• muốn mua thêm 1 SP này,
• phải giảm tương ứng bao nhiêu SP kia,
• khi thu nhập không đổi
• Giá tương đối của 2 hàng hóa

37
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

4. Đường ngân sách (Budget line)


4c. Tác động của sự thay đổi thu nhập và giá cả đến đường ngân sách:
• X.Px + Y.Py = I
• Đường ngân sách phụ thuộc vào thu nhập và giá các loại hàng hóa.
→ Đường ngân sách sẽ thay đổi khi:
- Thu nhập thay đổi
- Giá hàng hóa thay đổi
- Thu nhập và giá các hàng hóa đều thay đổi

38
Sự dịch chuyển đường ngân sách

Thu nhập tăng: đường Giá sản phẩm X tăng:


ngân sách dịch chuyển đường ngân sách xoay sang trái
song song sang phải trên trục X

I= 1.000$,Py=200$/sp;Px= 100$/sp
Y I= 1.000$,Py=200$/sp;Px= 200$/sp

7 Y
I2=1.400$
5
5 M
3

I1=1.000$
I1=600$
O X
6 10 14 C N X
Px=100$/sp; Py =200$/sp 5 10

39
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

5. Nguyên tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa hữu dụng

• Để đạt tổng hữu dụng tối đa, người tiêu dùng phải chọn giỏ hàng hóa thỏa
mãn 2 điều kiện:

1. Nó phải nằm trên đường ngân sách: nằm trong khả năng thực hiện
của người tiêu dùng.

2. Nằm trên đường đẳng ích cao nhất: lựa chọn rổ hàng được ưa thích
nhất, mang lại mức thỏa mãn cao nhất

40
Nguyên tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa hữu dụng
Với thu nhập I, giá 2 sản phẩm là Px , Py→ Đường ngân sách MN
Y
Phương án tiêu dùng tối ưu
tại E(x1,y1)
M Tại E:
I/Py
A
Độ dốc đường độ dốc đường
đẳng ích U2 ngân sách MN
E
Y1 𝑃𝑥
U3 𝑀𝑅𝑆𝑋𝑌 =−
𝑃𝑦
U2
B U1
O N
X
X1 I/Px
41
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

5. Nguyên tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa hữu dụng

Phối hợp tối ưu là tiếp điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích, tại
đó (E) độ dốc của đường đẳng ích bằng độ dốc của đường ngân sách:

Tại E: 𝑃𝑥
𝑀𝑅𝑆𝑋𝑌 =−
𝑃𝑦
𝑀𝑈𝑋 𝑃𝑥
− =−
𝑀𝑈𝑌 𝑃𝑦
𝑀𝑈𝑋 𝑀𝑈𝑦
Hay = (1)
𝑃𝑥 𝑃𝑦

42
II. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

5. Nguyên tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa hữu dụng
Nguyên tắc: Để đạt tổng hữu dụng tối đa, người tiêu dùng phải chọn
phương án tiêu dùng tối ưu thỏa 2 điều kiện:
1. Người tiêu dùng sẽ mua số lượng các loại sản phẩm sao cho hữu dụng
biên tính trên 1 đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm phải bằng nhau:
𝑀𝑈𝑥 𝑀𝑈𝑦
= (1)
𝑃𝑥 𝑃𝑦
( Nguyên tắc cân bằng biên)
2. Nằm trong khả năng thực hiện của người tiêu dùng:
X.Px + Y.Py = I (2)
43
Giải pháp góc
Giải pháp góc xuất hiện khi người
tiêu dùng chỉ mua 1 loại sản phẩm

Y Y U0 U1
U0
U1

A
Y0 A

E E
O 0 X
X1 X0 X1

Phương án tiêu dùng tối ưu: E(X1,0)

44
SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

① Sự hình thành đường cầu cá nhân của sản phẩm

② Sự hình thành đường cầu thị trường.

45
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

1. Sự hình thành đường cầu cá nhân của sản phẩm X


• Đường cầu cá nhân thể hiện:

Lượng sản phẩm mà mỗi người tiêu dùng sẽ mua ở mỗi mức giá sản
phẩm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

• Để xây dựng đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X, ta cho:

• PX thay đổi

• các yếu tố còn lại (Py, I và sở thích) không đổi.

46
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

1. Sự hình thành đường cầu cá nhân của sản phẩm X


• Đường cầu cá nhân về sản phẩm X:

Khi giá sản phẩm X thay đổi, thu nhập và giá sản phẩm Y không đổi:
→ Sự lựa chọn phối hợp tối ưu sẽ thay đổi.
→ Đường tiêu dùng theo giá (Price Consumption curve):
• Là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm
• khi giá một sản phẩm thay đổi
• các điều kiện còn lại không đổi.

47
Y Khi Px thay đổi

I/Py1 M Đường tiêu


dùng theo
giá
y1 E
y2 F
U1
U0
C N X
x2 x1 I/Px2 I/Px1
PX

PX2 F Đường
E cầu cá
PX1 nhân
dx
X
x2 x1
48
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

2. Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm X


• Giả sử trên thị trường sản phẩm X chỉ có 2 cá nhân người tiêu dùng A và B
• Lượng cầu thị trường là tổng lượng cầu của 2 cá nhân ở mỗi mức giá.

Mức giá sản Lượng cầu Lượng cầu Lượng cầu thị trường
phẩm (P) của A (qA) của B (qB) (QD)=qA + qB
20 10 5 15

30 8 2 10

49
Đường cầu của A Đường cầu của B Đường cầu thị trường

P
M M M
30
N
N N
20

dA
dB D

O Q Q
Q
8 10 2 5 10 15
Đường cầu thị trường (D)
 được tổng hợp từ các đường cầu cá nhân
 bằng cách tổng cộng theo hoành độ các đường cầu cá nhân.
50
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

2. Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm X


Ví dụ:
Hàm cầu của cá nhân A: qA = -1/2.P + 200

Hàm cầu của cá nhân B: qB = - P + 300

•  Hàm số cầu thị trường ?

• Qthị trường= qA +qB =

51
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

2. Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm X

• Có N = 1.000 người TD giống nhau


• Hàm số cầu cá nhân: P = -20q + 500 *
• Hàm số cầu thị trường?
• Từ hàm cầu cá nhân: P = -20q + 500
• → q = -(1/20.)P + 25
• Cầu thị trường: Q = N.q =
• Hay P =

52
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG

2. Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm X

• Có N người tiêu dùng giống nhau


 Nếu cầu cá nhân có dạng: P = a.Q + b
•  hàm cầu thị trường: P = (a/N).Q + b

 Nếu cầu cá nhân có dạng: q = a.P + b


•  hàm cầu thị trường: Q = N.q

53
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

① Đường Engel

② Tác động thay thế và tác động thu nhập.

③ Thặng dư tiêu dùng (CS)

54
IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

1. Đường Engel:

Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu sản phẩm với
sự thay đổi thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Để xây dựng đường Engel, cho thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi.

55
IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

1. Đường Engel:
Trường hợp thu nhập thay đổi
• Khi thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi:

→ Sự lựa chọn phối hợp tối ưu sẽ thay đổi.

→ Đường tiêu dùng theo thu nhập (Income Consumption curve):

• Là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm

• khi thu nhập thay đổi

• giá các sản phẩm không đổi

56
Khi thu nhập thay đổi
Đường
tiêu dùng
Y theo thu
I2/Py M’ nhập

I1/Py M F
y2
E U2
y1 U1
N N’
X
x1 x2 I1/Px I2/Px

Ban đầu, thu nhập là I1 → Phối hợp tối ưu là E(x1, y1)


Thu nhập tăng là I2 → Phối hợp tối ưu mới là F(x2, y2)
Nối các điểm phối hợp tối ưu → ta có đường tiêu dùng theo thu nhập
57
Khi thu nhập thay đổi Y
I2/Py M’
Đường tiêu
dùng theo thu
I1/Py M
F nhập
y2
E
y1 U2
U1
N N’
X
x1 x2 I1/Px I2/Px

I
Đường Engel
F
I2 của sản
phẩm X
I1 E

X
x1 x2
X là SP thiết yếu 58
Đường Đường
Engel của Engel của
SP Y SP Z

I
I
F
F I2
I2
E
E I1
I1

z2 z1 Z
y2 Y
y1

Y là sản phẩm cao cấp Z là sản phẩm cấp thấp


59
IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

2. Tác động thay thế và tác động thu nhập

3. Thặng dư tiêu dùng

SV tự nghiên cứu sách lý thuyết Kinh tế vi mô trang 84-88

60
1. Hữu dụng là gì?
2. Tổng hữu dụng (TU)?
3. Hữu dụng biên (MU) là gì?
4. Quy luật hữu dụng biên giảm dần ?
5. Mối quan hệ giữa MU và TU
6. Đường đẳng ích/bàng quan là gì? Đặc điểm đường đẳng ích. Độ dốc?
7. Đường ngân sách là gì? Phương trình đường ngân sách? Độ dốc?
8. Phương án tiêu dùng tối ưu trên đồ thị?
9. Đường tiêu dùng theo giá?
10. Đường tiêu dùng theo thu nhập?
61
SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ
• Xem câu hỏi: 1 - 6 / trang 56
• Xem bài tập mẫu: bài 1-3/57; bài 5-8/58-59
• Làm bài tập tự giải nhóm/cá nhân: bài 9*,10*,12*,13*, 15*/trang 59-61,6*,7*
trang 73
• Xem phần trắc nghiệm

62
✧ 1. Nghịch lý giữa nước và kim cương
 Nước là thứ thiết yếu của sự sống. Không có nước, sẽ không có sự sống.
 Kim cương không phải là thứ thiết yếu. Không cần có kim cương, cuộc sống
vẫn tốt đẹp.
 Nhưng tại sao giá nước lại quá rẻ, còn giá kim cương lại quá đắt?
Hãy sử dụng quy luật hữu dụng biên giảm dần để giải thích.

✧ 2. Vào ngày kỷ niệm 10 năm thành lập, tiệm bánh pizza chiêu đãi miễn phí bánh
pizza, khách hàng ăn tùy thích.
Là người duy lý, khách hàng sẽ ăn đến mức nào?
63
Bài 9*. Hãy mô tả sở thích của mỗi người về hai loại nước uống là sinh tố dâu
và cam bằng đồ thị đẳng ích:

a. Hạ Phượng cho rằng uống 1 ly sinh tố dâu cũng chẳng khác gì uống 1 ly
nước cam.

b. Thu Cúc thì chỉ thích uống sinh tố dâu, hoàn toàn không thích nước cam.

c. Đông Đào lại thích uống nước cam nhiều hơn là uống nước dâu.

d. Xuân Mai thích uống nước dâu nhiều hơn là uống nước cam.

64
Bài 12*. Một người tiêu dùng A có mức thu nhập I = 300 đvt để chi mua 2 sản phẩm X
và Y với giá tương ứng: Px = 10 đvt/sp; Py = 20 đvt/sp. Sở thích của người này được thể
hiện qua hàm tổng hữu dụng : TU = X (Y - 2).
a. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được? Tính tỷ lệ thay thế
biên của X cho Y (MRSXY). Minh hoạ trên đồ thị.
b. Nếu thu nhập tăng lên I2 = 600 đvt, giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu
dùng tối ưu mới và tổng hữu dụng tối đa đạt được thay đổi thế nào?
c. Nếu giá sản phẩm Y tăng Py = 30 đvt/sp, các yếu tố còn lại không đổi. Hãy xác định số
sản phẩm X và Y mà người tiêu thụ sẽ mua? Tính tổng hữu dụng tối đa và tỷ lệ thay thế
biên của X cho Y(MRSXY). Minh hoạ trên đồ thị.
d. Từ kết quả câu a và c, hãy vẽ đường cầu của cá nhân A về sản phẩm Y. Còn đường
cầu cá nhân đối với sản phẩm X thì sao?
65
Bài 13*. Giáp đang tiêu dùng 10 sản phẩm A và 8 sản phẩm B, với MUA = 10
đvhd, MUB = 20 đvhd, giá của sản phẩm lần lượt là PA = 20$/sp, PB = 30$/sp.

a. Giáp có đạt được mức thoả mãn tối đa? Hãy giải thích.

b. Theo bạn, Giáp nên điều chỉnh việc chi mua hai sản phẩm này như thế nào
để tối đa hoá thoả mãn?

66
1. Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối các
sản phẩm theo nguyên tắc:
A. Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau: MUx = MUy =...
B. Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: MUx /Px
= MUy /Py = MUz /Pz =...
C. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau.
D. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ.

67
2. Đường tiêu dùng theo giá (Price Consumption curve) là :
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả 1 sản phẩm thay đổi,
các yếu tố khác không đổi
B. Tập hợp những tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách, khi giá
sản phẩm và thu nhập đều thay đổi.
C. Tập hợp các tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách khi thu nhập
thay đổi, các yếu tố khác không đổi.
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay
đổi, thu nhập không đổi
68
3. Đường tiêu dùng theo thu nhập (Income Consumption curve) là :
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay
đổi, thu nhập không đổi
B. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả 1 sản phẩm thay đổi,
các yếu tố còn lại không đổi
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu
tố còn lại không đổi.
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản
phẩm đều thay đổi. 69
4. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa 2 sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách
B. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí
C. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
D. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách.

70
6. Đường ngân sách có dạng: Y = 100 - 2X. Nếu Py = 10 thì:
A. Px = 5, I = 1000
B. Px = 10, I = 2.000
C. Px = 20, I = 2.000
D. Px = 20, I = 1.000

71
7. Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1.000 thì đường ngân sách có dạng

A. Y = 200 – (1/4)X
B. Y = 100 + 4X
C. Y = 50 + (1/4)X
D. Y = 50 -1/4X

72
• Utility - U - Hữu dụng /Thỏa dụng/Lợi ích
• Total Utility – TU- Tổng hữu dụng /Tổng lợi cích
• Marginal Utility – MU - Hữu dụng biên /Lợi ích biên
• Diminishing Marginal Utility - Quy luật hữu dụng biên giảm dần
• Price consumption curve: Đường tiêu dùng theo giá
• Income Consumption curve: Đường tiêu dùng theo thu nhập
• Optimal Consumer choice – Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
• Utility maximization – TUmax – Tối đa hóa hữu dụng
• Indifference curve – U – Đường đẳng ích/Đường bàng quan
• Budget line –Đường ngân sách/ Đường giới hạn khả năng của người tiêu dùng
• Marginal Rate of Substitution – MRS – Tỷ lệ thay thế biên
73
74

You might also like