You are on page 1of 25

Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình.

1. Thể thơ
1.1.Thể thơ lục bát
Trong các loại thể thơ của Việt Nam, lục bát được xem là một trong những
thể thơ được sử dụng phổ biến nhất. Đây cũng là thể thơ lâu đời nhất của dân tộc.
Quy luật sử dụng thể thơ lục bát được xét dựa trên các thanh bằng (B), trắc (T) ở
các câu thơ:
Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh
Câu 2, 4 và 6: Câu lục phải tuân theo quy luật luật B – T – B, câu bát phải
tuân theo luật B – T – B – B
Cách nhận biết thể thơ lục bát rất đơn giản: chỉ cần nhìn vào số lượng chữ
trong từng câu thơ và quy luật gieo vần. Các câu lục và câu bát sẽ đan xen với nhau
tạo thành một đoạn thơ, hoặc bài thơ hoàn chỉnh.
Thể thơ lục bát có cách gieo vần vô cùng linh hoạt. Khi viết, người ta có thể
gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục. Tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu
của câu bát. Sau đó, tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục
tiếp theo. Ta tiếp tục lặp lại cách gieo vần như vậy cho đến hết bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ lục bát là:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Cày đồng đang buổi ban trưa,


Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
(Ca dao)

“Mình về mình có nhớ ta?


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)

1.2. Thể thơ song thất lục bát


Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ độc đáo. Đây là thể thơ do dân tộc ta
sáng tạo nên. Về quy luật sử dụng, thể thơ này có những nét khác biệt so với thơ
lục bát:
Câu 7 chữ ở trên: Chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ tuân theo quy luật T – B – T
Câu 7 chữ ở dưới: Đối lập với câu ở trên, chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ tuân theo quy
luật B – T – B
Cách nhận biết thể thơ này là dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ của
mỗi đoạn thơ. Cấu trúc mỗi đoạn thơ sẽ bao gồm hai câu 7 chữ kết hợp với một
cặp lục – bát. Thể thơ này không giới hạn số lượng câu trong một bài thơ.
Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát như sau: Tiếng cuối của câu 7
chữ ở trên sẽ hiệp vần với tiếng thứ 5 của câu 7 chữ ở dưới. Tiếng cuối của câu 7
chữ ở dưới tiếp tục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục. Tiếng cuối của câu lục
hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tương tự, tiếp tục gieo vần cho đến hết bài
thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ song thất lục bát là:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm)
“Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.”
(Đôi mắt – Lưu Trọng Lư)

“Em nhớ mãi chiều thu lá đổ


Mình bên nhau cạn tỏ nguồn cơn
Chạnh lòng anh vọng lời thương
Xa xa vẳng tiếng nghe dường nỉ non.”
(Thuyền neo bến đậu – Hoàng Mai)

1.3. Thể thơ bốn chữ


Trong các loại thể thơ của nước ta, thể thơ bốn chữ có thể được xem là một
trong những thể thơ đơn giản nhất. Quy luật sử dụng thể thơ này cũng tuân theo
luật bằng trắc như các thể thơ khác: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu thơ có sự
luân phiên giữa T – B hoặc B – T.
Về cách nhận biết, ta có thể xem xét số lượng chữ trong một câu thơ và quy
luật bằng trắc. Đây là thể thơ mà mỗi câu chỉ có 4 chữ. Thể thơ này không giới hạn
số lượng câu trong một bài.
Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần rất linh hoạt. Tùy theo dụng ý, mục đích
của mình mà người viết có thể gieo vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, hay
vần lưng… Điều này sẽ tạo nên điểm nhấn về nhịp điệu trong từng câu thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bốn chữ là:
“Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất
(Hoa cỏ – Tế Hanh)

“Em bước vào đây


Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi cạnh.”
(Chị em – Lưu Trọng Lư)

1.4. Thể thơ năm chữ


Tương tự như thể thơ bốn chữ, thể thơ năm chữ có quy luật sử dụng tuân
theo luật bằng trắc: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong mỗi câu thơ đều có sự luân phiên
giữa T – B hoặc B – T.
Để nhận biết thể thơ năm chữ, ta dựa vào số lượng chữ và luật bằng trắc
trong mỗi câu thơ. Thể thơ năm chữ không giới hạn cụ thể về số lượng câu trong
một bài thơ. Dung lượng của bài thơ tùy thuộc vào ý đồ của người viết.
Về cách gieo vần, thể thơ này giống với thể thơ bốn chữ. Có thể gieo vần
linh hoạt như: Vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Ngoài ra, bạn
cũng có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau ngay trong một bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ năm chữ là:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

“Anh đội viên nhìn Bác


Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm…”

(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)

“Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

1.5. Thể thơ sáu chữ


Trong các loại thể thơ, thể thơ sáu chữ được nhiều người yêu thích vì có âm
điệu nhẹ nhàng, dễ gieo vần và rất dễ thuộc. Về quy luật nhận biết, ta dựa vào quy
luật bằng trắc tương tự với thể thơ bốn chữ và năm chữ.
Về cách nhận biết, thể thơ sáu chữ chỉ bao gồm 6 chữ trong mỗi câu thơ.
Thể thơ này cũng không giới hạn về số lượng câu trong cả bài thơ, nên được nhiều
người lựa chọn để sáng tác.
Cách gieo vần trong thể thơ sáu chữ là vần ôm hoặc vần chéo. Bạn cũng có
thể kết hợp cả hai cách gieo vần này để tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ sáu chữ là:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

1.5. Thể thơ bảy chữ


Thể thơ bảy chữ cũng rất phổ biến trong các loại thể thơ của dân tộc. Đây là một
thể thơ khá đơn giản. Về quy luật sử dụng, ta có thể dựa vào quy luật bằng trắc linh
hoạt, tương tự như thể thơ bốn chữ, năm chữ và sáu chữ.
Về cách nhận biết thể thơ bảy chữ, ta dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ.
Các câu đều có bảy chữ và cả bài thơ không bị giới hạn về số lượng câu cụ thể.
Cách gieo vần của thể thơ bảy chữ cũng rất linh hoạt. Bạn có thể kết hợp nhiều
cách hiệp vần khác nhau như vần chân, vần ôm, vần lưng,…
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bảy chữ là:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang – Huy Cận)

“Vô tình để gió hôn lên má

Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm!…

Em sợ lang quân em biết được

Nghi ngờ tới cái tiết trinh em..”

(Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử)

1.6. Thể thơ tám chữ


Trong thể thơ tám chữ, mỗi câu thơ chỉ bao gồm 8 chữ. Tương tự với các thể thơ
nêu trên, thể thơ tám chữ không giới hạn về số lượng câu trong một bài. Quy luật
sử dụng thể thơ này là theo luật bằng – trắc: Tiếng cuối và tiếng thứ 3 có vần trắc
thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6 là vần bằng. Ngược lại, nếu tiếng cuối và tiếng thứ 3
có vần bằng thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6 phải có vần trắc.

Cách nhận biết thể thơ tám chữ vô cùng đơn giản. Ngoài số lượng chữ trong câu,
bạn có thể dựa vào quy luật bằng trắc ở trên để phân biệt với thể thơ khác.

Về cách gieo vần, thể thơ tám chữ sử dụng các loại vần như: Vần ôm, vần tiếp và
vần chéo.

Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ tám chữ là:
“Ta rắp nâng lời chào ngày mới mẻ,

Vì Đông, Thu, hay Hạ cũng như Xuân;

Cũng có tình riêng với lòng thi sĩ.

Ta vui ca trông ngày tháng xoay vần.”

(Khúc ca hoài xuân – Thế Lữ)

“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

Tôi sẽ trách – cố nhiên, nhưng rất nhẹ

Nếu trót đi, em hãy gắng quay về…

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề

Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở

Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ

Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…”

(Ngập ngừng – Hồ Dzếnh)


Thể thơ tám chữ
Thể thơ tám chữ có thể gieo vần ôm, vần tiếp và vần chéo
1.7. Thể thơ tự do
Trong các loại thể thơ, thể thơ tự do được xem là thể thơ hiện đại và được
nhiều bạn đọc yêu thích. Lý do là vì thể thơ thể hiện được sự phong cách, cái tôi
cá nhân, vượt ra mọi khuôn khổ trong thi ca. Quy luật sử dụng cũng rất linh hoạt.
Người viết có thể tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm, cảm xúc cá nhân mà không bị
gò bó bởi luật bằng – trắc, hiệp vần như nhiều thể thơ khác. Trong thể thơ tự do
không giới hạn cụ thể về số chữ trong một câu và số lượng câu trong cả bài thơ.
Thể hiện cảm xúc phóng khoáng, mang tính cá thể hóa cao độ
Về cách nhận biết thể thơ này, có thể quan sát dung lượng chữ và dung lượng câu.
Một bài thơ tự do không có tính quy luật cụ thể, số lượng chữ trong các câu có thể
không giống nhau.

Về cách hiệp vần, tùy theo mục đích và cảm xúc của người viết mà trong bài thơ
đó có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau (vần lưng, vần chân, vần chéo,…)
hoặc không có vần.

Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ tự do là:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng ánh trăng tan,

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,


Đâu những cảnh bình minh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

“Tiếng địch thổi đâu đây.

Cớ sao mà réo rắt?

Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.

Mây bay, gió quyến, mây bay…

Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt

Ánh chiều thu

Lướt mặt hồ thu.


Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.

Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,

Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.

Trong lòng người đứng bên hồ.”

(Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ)

Trong thể thơ tự do, quy luật bằng – trắc, hiệp vần được vận dụng một cách
linh hoạt
Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của
người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số
lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng
trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết.
1.8. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ ra đời vào thế kỉ XII vào thời
nhà Đường ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong thể thơ này, mỗi
bài thơ sẽ có 4 câu, mỗi câu lại có 7 chữ. Về quy luật sử dụng, thứ tự của bốn
câu thơ trong bài phải tuân theo kết cấu: Khai, thừa, chuyển, hợp. Trong thể thơ
này, tiếng thứ 2 của câu thứ nhất sẽ quy định luật cho cả bài thơ. Ví dụ: Nếu tiếng
thứ 2 ở câu thứ nhất có thanh bằng thì luật của cả bài sẽ là luật B.

Cách để nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đó là dựa vào số lượng
chữ trong một câu thơ và số lượng câu trong bài, kết hợp với quan sát quy luật sử
dụng của cả bài thơ.
Đây là một trong những thể thơ Đường luật có cách gieo vần được quy định rõ
ràng và chi tiết. Thể thơ này có thể chỉ dùng một vần duy nhất (độc vận) cho toàn
bài, hoặc kết hợp nhiều vần (liên vận). Đan xen là các thanh bằng – trắc. Thất ngôn
tứ tuyệt Đường luật về luật niêm và vần như sau:

Về niêm: Các câu theo hàng dọc phải niêm với nhau (giống nhau về thanh)
Về gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 trong bài sẽ hiệp vần với nhau ở
chữ cuối=>chuẩn mực, khuôn vàng thước ngọc, nén chặt cảm xúc, cảm giác, ý
nghĩa=>ý tại ngôn ngoại, ngôn tận ý bất tận.
Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng gợi chiều sâu ý nghĩa, mở ra nhiều chiều kích
thực tại.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật là:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)

“Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu

Đôi mình cách trở bởi vì đâu


Canh tàn khắc lụn hồn tê tái

Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu.”

(Hoàng Thứ Lang)

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm, luật
1.9. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ mà mỗi bài có 8 câu, mỗi câu chỉ có 7
chữ. Thể thơ này xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc, đến thời nhà Đường thì mới
được đặt tên gọi và quy định cụ thể. Đây cũng là thể thơ được sử dụng để tuyển
chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến.

Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo quy luật bằng – trắc như sau: “Nhất,
tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Nghĩa là nếu tiếng thứ 2
là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng, và ở câu thơ tiếp
theo thì ngược lại. Cấu trúc của một bài thơ là: Đề, Thực, Luận, Kết.

Cách nhận biết thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là dựa vào số lượng chữ trong
câu, số lượng câu trong một bài và cách sắp xếp các thanh bằng – trắc theo quy luật
như trên.

Về cách gieo vần, thất ngôn bát cú Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm và
vần. Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với nhau.

Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
là:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,


Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà, mỏi miệng cái da da.

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.


Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!”

(Thương vợ – Trần Tế Xương)

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuân theo quy luật “Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh”
1.9. Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ chỉ có 4 câu thơ, mỗi câu gồm 5
chữ. Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo cấu trúc Đề, Thực, Luận, Kết
tương tự với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Trong một bài thơ sẽ có sự luân
phiên giữa các thanh bằng – trắc, hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ 2 và
tiếng thứ 4.

Về cách nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, ta dựa vào số lượng câu
chữ trong bài thơ và quy luật bằng trắc, gieo vần của cả bài.

Về cách gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
Ta sử dụng độc vận (một vần duy nhất) cho cả bài thơ, cùng với phương thức gieo
vần ôm hoặc vần chéo.

Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường
luật là:
“Ngàn năm bên lối nhỏ

Trút niềm đau muộn phiền

Ngàn năm mang hơi thở

Dìu vợi trời tam thiên.”

(Hạt bụi – Sưu tầm)

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu nỗ lực,

Vạn cổ thử gian san.”

(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)


2. Hình ảnh thơ
3. Ngôn ngữ thơ
4. Cấu trúc thơ
1. Nhịp thơ:
Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng
cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình không thể không chủ ý đến
phân tích nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu
thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc
điểm của nhịp điệu câu thơ trong mỗi thể thơ cũng là điều cần thiết. Thường
thường nhịp điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát, nhịp điệu thơ
thất bát cú hài hoà, chặt chẽ, nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng,
phong phú.
Trong thơ trữ tình, cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp cần được xem là một từ đa
nghĩa, một từ đặc biệt trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Chúng ta đều biết
rằng những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặng lắm khi lại
nói được rất nhiều: Khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn
buồn bã., lúc xúc động dâng trào... Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không
được mô tả bằng chữ nghĩa. Sự ngắt nhịplà một trong những phương tiện hữu hiệu
để thể hiện “ sự im lặng không lời” tạo nên “ý tại ngôn ngoại” , tính hàm nghĩa tạo
ra điều không thể nói.
Ví dụ 1: “ Sóng” – Xuân Quỳnh.
Thể thơ 5 chữ các dòng thơ hầu như không ngắt nhịp, như những con sóng gối
nhau liên tiếp. Tạo âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, khi sôi nổi trào dâng, khi sâu
lắng, khi miên man trăn trở. Đó là nhịp điêu sóng biển và cũng là “Sóng lòng”.
Ví dụ 2:
“Ôi Kim Lang! hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
( Trao duyên – Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 6 ngắt nhịp 3-3 đọc lên như nấc nghẹn ngào. Câu 8 nhịp thơ dài như một tiếng
than.
Ví dụ 3:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
( “Tây tiến” – Quang Dũng – Ngữ văn 12 tập 1)
Câu thơ ngắt nhịp giữa dòng như bẻ đôitạo thành hai vế đối diễn tả dốc núi vút
lên, đổ xuống gần như thẳng đứng. Nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm
thẳm. Tất cả như thử thách trí can trường của của người lính Tây tiến.
2. Vần thơ.
Tiếng Việt rất giàu tính nhạc. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ
bản tạo nên tính nhạc của Tiếng Việt nói chung và ngôn ngữ văn học nói riêng. Vì
vậy khi phân tích thơ trữ tình giáo viên cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần.
Mặt khác, tạo nên nhạc tính của thơ thực ra không chỉ có vần và hệ thống âm điệu
mà ngay cả các âm trong mỗi tiếng cũng có những giá trị biểu đạt nhất định. Theo
Đinh Trọng Lạc âm “a” gợi sự vui tươi bao la “ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
( Phạm tiến Duật), âm “r” gợi sự hãi hùng run sợ “ Những luồng run rẩy rung rinh
lá” ( Xuân Diệu), âm “u”. “âu” gợi sự u sầu bâng khuâng “ Cùng trông lại mà cũng
chẳng thấy – Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – Ngàn dâu xanh ngắt một màu
– Lòng càng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ minh hoạ cho tính nhạc của ngôn ngữ Việt trong thơ.
Khi ta phân tích tác phẩm văn học( Nhất là thơ) giáo viên cần hết sức chú trọng
yếu tố này. Khi thấy âm hưởng, nhạc điệu của thơ không bình thường, có sự
chuyển đổi thì hãy tập trung phân tích chỉ ra giá trị, vai trò và tác dụng của chúng
trong việc thể hiện nội dung.
Ví dụ :
(“Tây tiến” – Quang Dũng – Ngữ văn 12 tập 1).
Khi nói về những chựng đường hành quân đầy vất vả và gian truân của người lính
Tây tiến, nhà thơ Quang Dũng sử dụng những câu thơ nhiều vần trắc, đọc lên nghe
vất vả nhọc nhằn:
“Dốc núi khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời... “
Ví dụ 2:
Nhà thơ Xuân Diệu khi viết “Tương tư chiều” đã dùng hai câu thơ toàn thanh bằng
kết hợp sử dụng âm “ƯƠ”, “ ƠI” gợi trạng thái lâng lâng trong tâm hồn nhân vật
trữ tình.
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ.
Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì
mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách nào khác là nhờ
vào hệ thông từ ngữ ấy. Các phương tiện như dấu câu, nhịp điệu, ngữ âm đã nêu ở
trên chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà văn
muốn miêu tả, tái hiện hiên thực phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được nhà
văn viết về những điều đó như thế nào lại cũng phỉa thông qua chữ nghĩa trong văn
bản ‘Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” chính là như vậy. Do tầm quan trọng ấy
mà người ta coi lao động của nhà văn la thứ lao động chữ nghĩa, đặc biệt là trong
tác phẩm thơ trữ tình. Vì thế giáo viên khi dạyk phải chú ý một số điểm sau:
* Phân tích tác phẩm thơ trữ tình không thể thoát ly và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn
phân tích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ ( Nghĩa đen và nghĩa
bóng)
* Hệ thống từ ngữ hình ảnh, cảm giác trong Tiếng Việt rất phong phú, đa dạng.
Khi phân tích cần chú ý đến từ đa nghĩa, từ láy, các từ đặc biệt chứa nội dung ý
nghĩa của câu thơ.
Trở lại với ví dụ trong bài “Tây tiến” – Quang Dũng, ta thấy” : các từ “khúc
khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” là những từ láy tượng hình giúp người đọc hình
dung sự gấp khúc của dốc núi, độ sâu của vực là sự hoang dã của vùng núi Tây
Bắc. Từ đó người đọc thấu hiểu được nỗi vất vả và cục nhọc trên đường hành quân
ma những người Tây tiên phải vượt qua.
Ngôn từ Văn học là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được
nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ
chính là những phương tiện quan trọng để thể thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho
ngôn tữ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu tứ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,
điệp ngữ, điệp cú pháp, đảo ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh.... Tất cả những biện
pháp đó nhằm mục đích giúp người nói, người viết có những cách diễn đạt hay
hơn, đẹp hơn, phonh phú hơn, và do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp
tu từ giáo viên cần chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác
dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đặt chữ không phải đơn thuần chỉ gọi tên
liệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng.
Cách biện pháp tu từ như: ấn dụ, so sánh, hoán dụ, nhân hoá, nói quá ... là những
biện pháp tu từ quen thuộc đối với giáo viên và học sinh. Các em dễ nhận biết
được trong tác phẩm thơ. Tôi chỉ lấy ví dụ một số biện pháp tu từ mà ta hay vô tình
bỏ qua nhưng nó lại rất có ý nghĩa:
ví dụ: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
( “ Thương vợ” – Tú xương – Ngữ Văn 11 – Tập 1)
Biện pháp đảo ngữ “lặn lội thân cò”
Trong ca dao “ Con co lặn lội bờ sông
Gánh gạo theo chồng tiếng khóc nỉ non”
Trong thơ Tú Xương: từ “con cò” thay bằng “thân cò”
Tú Xương đã kế thừa và sáng tạo cách nói dân gian làm cho ý thơ càng như xoáy
sâu sự vất vả,
1.Biện pháp So sánh

–> Tác dụng: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí
tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
B1: chỉ ra biện pháp đó là gì? Nằm ở đâu, ở những từ ngữ nào?
Biện pháp so sánh bông với mây nằm ở hai câu thơ
B2: Qua đó thể hiện được điều gì? Giúp người đọc hình dung được điều gì?
Hình ảnh ruộng bông trắng tinh khôi, mềm mại, bay bổng, gợi không gian lãng
mạn, nên thơ.
B3: Qua đó, tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thông điệp gì
Niềm say mê, sự ấn tượng, choáng ngợp của tác giả trước khung cảnh ngày thu
hoạch bông.

2.Biện pháp Nhân hoá

-> Tác dụng: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn
hơn.
3. Ẩn dụ
–> Tác dụng: Giúp cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao,
gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Tiếc thay một đóa trà mi.
Con ong đã tỏ đường đi lối về.
(Truyện Kiều)
Biện pháp ẩn dụ nằm trong hình ảnh “một đóa trà mi”, đây là hình ảnh ẩn dụ
cho nàng Kiều. Qua đó, gợi nên liên tưởng tới hình ảnh một nàng Kiểu xinh đẹp,
tài hoa, tràn đầy hương sắc như một đóa trà my nhưng lại bị rơi vào tay kẻ buôn
phấn bán hương, bị bóc lột, dày vò. Đằng sau hình ảnh ẩn dụ là sự xót xa, đau đớn
của đại thi hào Nguyễn Du cho một kiếp tài hoa bạc mệnh.
4. Biện pháp hoán dụ
Hoán dụ là viêc dùng tên sự vật hiện tượng này để goi tên sự vật hiện tượng khác
dựa trên những điểm giống nhau, gẫn gũi giữa chúng.

Có 04 hình thức hoán dụ, đó là:

Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể;


Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đưng;
Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sư vât;
Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tương, vô hình.
–> Tác dụng: Giúp sự diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên
tưởng ý vị, sâu sắc
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Việt Bắc-Tố Hữu)
5.Biện pháp Đảo ngữ

–> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt.
Lác đác bên sông rợ mấy nhà"
Đảo ngữ: lác đác được đảo lên đầu câu thơ gây ấn tượng về sự heo hút vắng vẻo
của xóm làng, dân cư nơi đèo Ngang, từ đó càng tô đậm thêm nỗi sầu man, mác,
nỗi cô đơn của người thi sĩ giữa đất trời bao la.
6.Nói giảm, nói tránh

–> Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân
trọng.
Áo bào thay chiếu anh về đất

7.Biện pháp Nói quá

–> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

8.Phép đối

–> Tác dụng: Tạo hiệu quả hài hòa, cân đối trong diễn đạt. Nhấn mạnh về ý, gợi
liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu.
9.Điệp ngữ

–> Tác dụng: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
Thi thoảng còn có tác dụng phép nối giữa các câu các ý trong bài thơ, làm cho cấu
tứ thơ trở nên chặt chẽ
Thi thoảng làm mềm câu thơ, thể hiện nhịp điệu da diết.
10.Câu hỏi tu từ

–> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.(băn khoăn, trăn trở, day
dứt của nhân vật/chủ thể trữ tình trong bài thơ)

11.Liệt kê

-> Tác dụng: Diễn tả cụ thể,phong phú, toàn diện vấn đề bàn luận

4. không gian và thời gian trong thơ trữ tình.


Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả - cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ
tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình. Không gian thường gắn với địa điểm
chỉ nơi chốn: cây đa, bến đò, mái đình, giếng nước. Núi cao, biển sâu, trời rộng,
sông dài... khi đọc tác phẩm văn học, chúng ta cần chú ý xem nhà văn miêu tả
không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung
gì sâu sắc qua không gian đó.
Ví dụ: “ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
(“ Tràng Giang” – Huy Cận – Ngữ văn 11 tập II)
Nghệ thuật đối: Nắng xuống – trời lên
Sông dài – trời rộng
Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp
cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình là
cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy
vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.
Tư tưởng: Những suy nghĩ gắn liền với cảm xúc trong cuộc sống, tác giả truyền tải
cảm xúc gắn liền với suy nghĩ vào trong thơ để lay động người đọc.

- Cảm xúc, tình cảm: Yếu tố quan trọng bậc nhất mà nhà thơ hướng tới, là phần thịt
xương hơn cả của đời sống tâm hồn.
Trong văn học bút pháp được hiểu như cách viết văn sao cho hay, với những lối
viết và phong cách khác nhau như kỹ thuật chấm phá, bút pháp hiện thực,... nhằm
thể hiện các tư tưởng trong tác phẩm văn học sao cho phù hợp.
Bút pháp chấm phá là cách viết văn ngắn gọn chỉ đưa ra vài hình ảnh , vài điểm nổi
bậc để cho người đọc hình dung ra cảnh toàn diện chứ không diễn tả rườm
rà.=>sức gợi rất lớn
Ví dụ:
Cỏ non xa tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Bút pháp ước lệ tượng trựng: Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật
như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... để nói về vẻ
đẹp của con người.
- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí
tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.
Ví dụ: Nguyễn Du không miêu tả đôi mắt Kiều mà gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt bằng
hình ảnh:
"Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh."
- Tùy theo trí tưởng tượng và sự cảm nhận của mỗi người về vẻ đẹp của làn nước
mùa thu, nét núi mùa xuân mà hình dung ra vẻ đẹp đôi mắt của Kiều.
Bút pháp hiện thực
Bút pháp lãng mạn
Phân tích 1 Bài thơ
-Nhận xét được là bài thơ viết theo thể thơ gì, khái quát nội dung
-Chia ra theo mạch ý, mạch cảm xúc để phân tích
-Trong mỗi phần, phân tích các yếu tố nghệ thuật nổi bật, qua các yếu tố đó thể
hiện nội dung gì
-Kết luận cảm xúc của chủ thể trữ tình là gì?

You might also like