You are on page 1of 2

1. Phân biệt các khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá phẩm chất, năng lực.

- Phẩm chất có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là tư cách và tính cách của một con người. Phẩm
chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm.
- Đánh giá phẩm chất là đánh giá thông qua hành vi đạo đức trong ứng xử hoặc thông qua các hành
động học tập của học sinh. Ở mỗi phẩm chất, đều có những yêu cầu cần đạt riêng..

- Năng lực là khả năng và thực lực mà một tác nhân phải thực hiện các hành động khác nhau để đạt
được kết quả. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với những yêu
cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả
- Đánh giá năng lực của học sinh thì tập trung vào khả năng tổng thể của học sinh, bao gồm cả khả
năng học tập và khả năng phát triển cá nhân. Đánh giá năng lực thường được thực hiện thông qua các
bài kiểm tra.
Quan điểm hiện đại về đánh giá trong giáo dục:
- Đánh giá kết qủa học tập: Xác nhận kết quả học tập của người học để phân loại, đưa ra
quyết định về việc lên lớp
- Đánh giá vì học tập: Cung cấp thông tin cho các quyết định dạy học tiếp theo của GV;
cung cấp thông tin cho người học nhằm cải thiện thành tích học tập.
- Đánh giá là học tập: Sử dụng kết quả đánh giá để cải thiện việc học của chính người học.

2. Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kiểm tra và đánh giá trong giáo dục.
+ Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành có hệ thống, để xác định mức độ đạt được
về trình độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng trình độ phát triển tư duy và trình độ được giáo
dục của người học trong quá trình dạy học.
+ Kiểm tra là một hoạt động nhằm cung cấp dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh
giá. Đánh giá bản chất là 1 quá trình bao gồm: thu thập, tổng hợp, sau đó là phân tích, xử lí,
diễn giải về thông tin thu thập từ đối tượng cần đánh giá. Nếu chỉ có hoạt động kiểm tra mà
không đánh giá thì hoạt động kiểm tra là vô nghĩa hoặc chỉ để cho học sinh tự biết thực lực.
Còn nếu chỉ có hoạt động đánh giá mà không có hoạt động kiểm tra thì lấy gì để mà đánh giá.
VD: Giáo viên phải kiểm tra để thu thập thông tin. Kiểm tra có thể bằng các câu hỏi liên
quan đến bài học, từ những thông tin thu thập, giáo viên so sánh chúng với mục tiêu ban đầu
giáo viên đề ra, từ đó đánh giá xem bạn học sinh đó đã có thể coi là hiểu bài hay chưa hiểu
bài.

3. Tại sao nói kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh quá trình
dạy học và học? Cho ví dụ cụ thể.
- Kiểm tra, đánh giá là một phần quan trọng trong quá trình dạy và học. Chúng giúp giáo viên
và học sinh điều chỉnh phương pháp dạy và học để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Đối với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ hơn về mức độ nắm bắt kiến
thức, kỹ năng của học sinh sau mỗi bài học, chương trình học. Từ đó, giáo viên có thể điều
chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung bài học, hoặc tập trung hơn vào những phần mà học
sinh còn gặp khó khăn. Ví dụ, sau khi kiểm tra, giáo viên nhận thấy học sinh chưa hiểu rõ về
các mối liên hệ giữa các đại lượng trong định luật, giáo viên có thể dành thêm thời gian để
giảng dạy lại phần này.

2. Đối với học sinh: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh nhận biết được những điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân trong quá trình học tập. Từ đó, học sinh có thể điều chỉnh phương pháp học,
tập trung nâng cao những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh. Ví dụ, sau khi kiểm tra,
học sinh nhận ra mình gặp khó khăn trong việc thực hiện bài tập thí nghiệm, học sinh có thể
dành thêm thời gian để ôn tập và thực hành thêm về phần này.

You might also like