You are on page 1of 12

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ: CẨM NANG CHỌN NGHỀ


Loại hình tổ chức: Hoạt động theo chủ đề - Lớp 11 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi tham gia các hoạt động, HS có khả năng:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với cuộc sống:
+ (1) Xác định được các nhóm nghề cơ bản.
+ (2) Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của từng nhóm nghề
+ (3) Thể hiện được tư duy độc lập
+ (4) Giải quyết vấn đề của bản thân.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo:
+ (5) Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với
ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
+ (6) Xác định rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin
khác nhau.
+ (7) Vận dụng được vốn sống và quan niệm của học sinh để giải quyết vấn
đề.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ (8) Nhiệt tình tham gia các công việc của nhóm.
+ (9) Thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ (10) Trung thực trong việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các học
sinh.
II. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học .
- Máy tính.
- Máy chiếu.
- Bài giảng điện tử PPT
- Phiếu thăm
- Trang web Mentimenter.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các thiết bị điện tử có thể truy cập vào web.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Thời Các hoạt Hoạt động của Hoạt động của Thiết bị,
lượng động giáo dục giáo viên học sinh đồ dùng
giáo dục

1. KHỞI ĐỘNG

3 phút Hoạt động 1: -Lời dẫn (a) - HS lắng nghe - Trang


Khởi động - Trình chiếu - HS sử dụng web
Mục tiêu: (3), slide trên Menti, điện thoại/ laptop Mentim
(7), (9). cung cấp đường truy cập trang enter.
link, mã QR và web. - Các
mã Code để học thiết bị
sinh truy cập và điện tử
hoạt động trên có thể
web. truy cập
- Đặt câu hỏi (b) - HS có thể điền vào web.
tên một hoặc - Máy
nhiều ngành tính.
nghề trong vòng - Máy
1 phút 30 giây. chiếu,...
- Đánh giá , dẫn - HS lắng nghe.
dắt vào hoạt động
tiếp theo.

2. KHÁM PHÁ
20 phút Hoạt động 2: - GV dẫn vào trò - HS lắng nghe - Máy
Trò chơi “Tam chơi (c) chiếu
sao thất bản” - GV chia lớp - HS thực hiện - PPT
Mục tiêu: (1), thành 7 nhóm (5 chia nhóm theo - Phiếu
(3), (4), (5), HS/nhóm) sự phân công của thăm .
(6), (7), (8), GV.
(9), (10). - GV phổ biến - HS lắng nghe
luật chơi (luật và quan sát luật
chơi được chiếu chơi trên màn
trên màn chiếu) chiếu.
(d)
- GV cho từng - HS bóc thăm để
nhóm lên trên chọn nhóm nghề
bục giảng tham nghiệp cần diễn
gia trò chơi theo tả và tham gia trò
thời gian quy chơi.
định.
-GV công bố kết - HS lắng nghe
quả mỗi nhóm
đạt được thông
qua trò chơi
“Tam sao thất
bản”.
- GV yêu cầu học - HS trả lời câu
sinh trả lời câu hỏi của GV
hỏi (e)
- GV nhận xét - HS lắng nghe.
câu trả lời của
học sinh và chốt
lại các nhóm
nghề đã được
phân loại
10 phút Hoạt động 3: - Sau khi phân - HS lắng nghe Máy
Liệt kê các yêu biệt được các tính,
cầu nhóm ngành, máy
Mục Tiêu: nghề. GV dẫn chiếu,
tiếp qua hoạt bảng,
(3), (4), (5),
động phân tích, phấn, đồ
(7), (8), (9)
liệt kê các yêu lau
cầu (f) bảng.
- GV vẫn chia - HS hoạt động
nhóm giống HĐ theo nhóm của
2. Cho thời gian HĐ2 và tiến hành
các nhóm thảo thảo luận các từ
luận nhanh 3 phút khoá về các phẩm
về những đức chất, năng lực cần
tính, phẩm chất có của mỗi nhóm
năng lực cần có ngành nghề.
của mỗi ngành
nghề.
- GV mời các - HS đại diện
nhóm một bạn trình bày các từ
đại diện lên trên khoá đã thảo luận
bục giảng tham nhóm trong 30
gia hoạt động giây. Các nhóm
theo thời gian khác lắng nghe ý
quy định là 30 kiến trình bày.
giây liệt kê các từ
khoá về nội dung
đã tìm hiểu.
- GV công bố các - HS lắng nghe.
yêu cầu cần đạt
của mỗi nhóm
ngành nghề.
- GV yêu cầu học - HS trả lời câu
sinh trả lời câu hỏi của GV.
hỏi (g)
- GV nhận xét - HS lắng nghe.
câu trả lời của HS
và chốt lại (h)

3. LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH

7 phút Hoạt động 4: - GV dẫn vào trò - HS lắng nghe. - Máy


Trò chơi: “Lật chơi (i) chiếu,
mảnh ghép” - GV phổ biến - HS lắng nghe. laptop.
- Mục tiêu: luật chơi cho HS
(2),(3), (k)
(5),(6),(7) - GV vẫn chia - HS làm theo
theo nhóm giống hướng dẫn của
ở các HĐ trước. GV
- GV chọn 1 - HS lắng nghe
nhóm nghề để
cho HS ôn lại.
- GV cho các - HS tham gia trò
nhóm giơ tay chơi.
giành quyền chọn
mảnh ghép.
- Qua hoạt động - HS lắng nghe
GV tổng kết
nhóm cao điểm
nhất và nhận xét
câu trả lời của HS
(l)

4. VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

5 phút Hoạt động 5:


Vận dụng - Sau khi học sinh - HS lắng nghe.
Mục tiêu: ôn tập lại một
(2), (3), (4), ngành nghề. GV
(7) dẫn tiếp qua hoạt
động vận dụng
(m).
- GV cho HS - HS làm theo
hoạt động cá hướng dẫn của
nhân. giáo viên.
- Giáo viên đặt - HS trả lời câu
câu hỏi cho HS hỏi của giáo
(n). viên.
- GV đánh giá,
đưa ra nhận xét
chung cho HS
(o).
IV. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU CHỦ ĐỀ
* GV đánh giá
PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
I. Thông tin chung

Ngày đánh giá:. .....................................................................................................................

Lớp:.....................................................Nhóm:.......................................................................

Họ và tên: .............................................................................................................................

II. Đánh giá chấm điểm

Giáo viên đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đánh giá (đánh dấu x) các mức
chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T).

Kết quả xếp loại


Tiêu chí
CĐ Đ K T

Hoạt Động 1: Khởi Động

Tiêu chí 1: Kể tên được ít nhất 2 nghề

Tiêu chí 2: Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu

Hoạt động 2: Trò chơi “Tam sao thất bản”

Tiêu chí 1: Tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm

Tiêu chí 2: Thể hiện được sự sáng tạo, tư duy độc lập

Tiêu chí 3: Trung thực trong việc đánh giá kết quả

Tiêu chí 4: Phân loại được các nhóm nghề cơ bản

Hoạt động 3: Liệt kê các yêu cầu

Tiêu chí 1: Vận dụng được vốn sống để giải quyết vấn đề

Tiêu chí 2: Hoàn thành tốt hoạt động được giao

Tiêu chí 3: Thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với nhóm

Tiêu chí 4: Mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân

Tiêu chí 5: Biết được các yêu cầu cần đạt của từng nhóm nghề
Hoạt động 4: Trò chơi “Lật mảnh ghép”.

Tiêu chí 1. Chủ động, tích cực giơ tay trả lời câu hỏi.

Tiêu chí 2. Tham gia hoạt động nhóm tích cực.

Tiêu chí 3. Nhớ được thông tin của từng nhóm nghề.

Tiêu chí 4. Phân loại được các nhóm nghề cơ bản.

Tiêu chí 5. Sử dụng các gợi ý trả lời chính xác nhóm nghề được nêu.

Hoạt động 5: Vận dụng.

Tiêu chí 1. Chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở thích.

Tiêu chí 2. Nêu được phương thức rèn luyện cho nhóm nghề đã chọn.

* HS Tự đánh giá
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
I. Thông tin chung

Ngày đánh giá:. .....................................................................................................................

Lớp:.....................................................Nhóm:.......................................................................

Họ và tên: .............................................................................................................................

II. Đánh giá chấm điểm

Học sinh tự đánh giá bản thân (đánh dấu x) các mức chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt
(T).
Tiêu chí CĐ Đ K T
1. Em biết hỗ trợ người tham gia hoạt động chung.
2. Em biết cách rèn luyện để trở thành người có trách
nhiệm trong công việc.
3. Em thể hiện được trách nhiệm trong công việc.
4. Em nhận diện được một số phẩm chất cần có của ngành
nghề mà em lựa chọn.
5. Em nhận diện được một số yêu cầu của ngành nghề mà
em chọn.
6. Em biết cách rèn luyện để trở thành con người phù hợp
với ngành nghề mà em chọn.
* Đánh giá đồng đẳng
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM ………….
I. Thông tin chung
Lớp: ...................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn: .......................................................................................
II. Đánh giá chấm điểm

Xếp loại đánh giá theo cấp độ sau:


1- Chưa đạt 2- Đạt 3- Khá 4- Tốt

Tiêu chí Sự Tinh Tham Đóng Hiểu Hiệu


nhiệt thần gia tổ góp được quả
tình hợp chức, trong phẩm công
khi tác, tôn quản lý việc chất việc
Tên tham trọng, nhóm hoàn nghề
STT
thành gia lắng thành nghiệp,
viên công nghe các phân
nhóm việc nhiệm loại
vụ nghề
nghiệp
1

3
4

5
6
7

V. PHỤ LỤC:
(a) : Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung trải nghiệm ngày hôm nay, chúng ta sẽ bắt
đầu với một hoạt động khởi động.
(b) : Hãy kể tên một số ngành nghề mà bạn biết?
(c) : Thông qua hoạt động liệt kê nghề nghiệp mà các em đã thực hiện đầu giờ, cả
lớp chúng ta đã được biết thêm nhiều nghề nghiệp nhưng chưa phân loại được nghề
đó thuộc nhóm nghề nào. Vì vậy để chúng ta có thể phân loại được các nhóm nghề
nghiệp lớp chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi mang tên Tam sao thất bản .
(d) : Cả lớp chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm 5 người, lần lượt các nhóm được đánh
số từ 1 đến 7. Mỗi nhóm lần lượt bốc thăm chọn chủ đề, bao gồm: nghề thuộc lĩnh
vực hành chính, nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người, nghề thợ (công nhân),
nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật, nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học,
nghề tiếp xúc với thiên nhiên, nghề có điều kiện lao động đặc biệt. Lưu ý: nhóm 1 bốc
thăm xong sẽ bắt đầu tham gia trò chơi, sau khi kết thúc phần của nhóm 1 thì nhóm
2 mới bắt đầu bốc thăm và tham gia, tương tự như vậy cho đến hết các nhóm. Mỗi
nhóm sẽ đứng thành một hàng dọc, quay mặt về cùng một phía. Bắt đầu trò chơi,
người đứng cuối sẽ nhìn vào gợi ý, trong đó có những ngành thuộc nhóm ngành mà
nhóm đã bốc thăm, sau đó diễn tả cho người đứng trước từng nghề thông qua ngôn
ngữ cơ thể, lần lượt từng người truyền đạt thông tin cho đến người đứng đầu tiên, sau
đó người đứng đầu sẽ đọc kết quả. Kết quả chính xác sẽ được cộng 1 điểm. Mỗi nhóm
sẽ có 2 phút 30 giây để thực hiện trò chơi.
(e) : Qua hoạt động vừa tham gia, có thể cho thầy/cô biết các em đã biết được bao
nhiêu nhóm nghề?
(f) : Sau khi các em biết được các nhóm ngành nghề, bây giờ chúng ta sẽ đi qua
phần tiếp theo là liệt kê các phẩm chất, năng lực cần có của mỗi nhóm ngành nghề?
(g) : Qua hoạt động vừa tham gia có thể cho thầy/cô biết năng lực phẩm chất nào
quan trọng nhất cần có ở mỗi nhóm ngành nghề không?
(h) : Thật ra thì phẩm chất năng lực nào cũng quan trọng cả, việc của các em bây
giờ là cố gắng rèn luyện, trau dồi năng lực phẩm chất nhiều nhất có thể, để sau này
khi các em tham gia vào bất ký ngành nghề nào. Chúng ta vẫn có đủ các yêu cầu cần
đạt của ngành nghề đó.
(i) : Sau khi phân loại được các nhóm nghề cơ bản, chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu
của từng nhóm nghề, giờ cả lớp sẽ cùng nhau ôn lại thông tin của một vài nhóm nghề
thông qua trò chơi mang tên Lật mảnh ghép
(k) : Thầy/cô sẽ đưa ra 1 bức hình đã bị che khuất bởi 7 mảnh ghép tương đương
với 7 đặc điểm của nhóm nghề đó, các em chọn mảnh ghép bất kì sẽ hiện ra câu hỏi,
câu trả lời chính xác là 1 trong những đặc điểm của nhóm nghề đó. Nhóm giơ tay
chọn mảnh ghép bất kì và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng sẽ được 1 điểm nhóm, nếu trả
lời sai các nhóm khác sẽ giơ tay giành quyền trả lời. Nhóm nào đoán được nhanh
nhất nhóm nghề được nhắc tới sẽ được cộng 2 điểm nhóm.
(l) : Vậy là qua trò chơi mảnh ghép, các em đã nhớ hơn về cách phân loại cũng
như là các đặc điểm của từng nhóm nghề.
(m) : Qua các hoạt động vừa rồi, các em cũng đã hiểu được phần nào các nhóm
nghề nghiệp mà mình sẽ lựa chọn sau này. Tiếp theo, cô/thầy cùng các em sẽ đến với
hoạt động vận dụng. Các em sẽ vận dụng những hiểu biết của mình để thực hiện hoạt
động này.
(n) : Theo các bạn, để đạt được yêu cầu của ngành nghề mà các bạn sẽ chọn, thì
bạn cần phải rèn luyện những gì ?
(o) : Thật ra, để đạt được những yêu cầu đó trước tiên các em cần nổ lực học tập
thật tốt, trau dồi đạo đức, và những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống để khi các em
chọn bất cứ ngành nghề nào thì các em cũng phù hợp với những yêu cầu của ngành
nghề đó.

You might also like