You are on page 1of 4

Trường : TH-THCS-THPT Việt Úc Khối 10

CHỦ ĐỀ: Mô phỏng máy ném đá mini


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh ôn lại kiến thức về lực đàn hồi, quá trình chuyển hóa và bảo toàn năng lượng, máy cơ
đơn giản.
2. Về kỹ năng
- Lập được kế hoạch chi tiết các dụng cụ thiết bị đủ để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra.
- Tạo ra được sản phẩm “máy ném đá mini”.
3. Về thái độ
- Hợp tác, tích cực trong hoạt động nhóm học tập.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
- Học sinh thấy được giá trị, ý nghĩa, sự liên kết và ứng dụng thực tế của các kiến thức, kỹ năng đã
học thuộc nhiều môn học trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm giải quyết nhiều vấn đề
trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Làm mô hình mẫu trước, dự kiến những khó khăn, lỗi mà học sinh dễ mắc phải.
- Chuẩn bị slide hình ảnh minh họa cho bài giảng.
- Mỗi nhóm:
+ Hai mươi chiếc dây chun.
+ Một chiếc nắp chai.
+ Mười một chiếc que đè lưỡi (hoặc đũa tre)
2. Học sinh :
- Màu nước, đồ trang trí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
Hoạt động 1. ÔN TẬP MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN (7’)
- Giới thiệu sơ lược về máy bắn đá và vai trò của nó trong các cuộc chiến tranh thời Trung Cổ.
- Nhằm ôn tập lại các kiến thức một số nội dung cơ bản GV tổ chức  ‘CHIẾC NÓN KỲ DIỆU’
 Gồm 4 đội, mỗi đội cử 1 đại diện ra trả lời câu hỏi.
 Mỗi người được quyền trả lời 1 lần, 15s vừa suy nghĩ vừa trả lời, trả lời đúng được 10
điểm và được quay tiếp. Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn bên cạnh.
 Điểm của mỗi đội sẽ được tính vào điểm tổng chung cuộc.

Giáo viên: Võ Như Hải


Trường : TH-THCS-THPT Việt Úc Khối 10

 Lượt thi sẽ được sắp xếp bằng trò chơi oản tù tì.
Câu 1. Máy cơ đơn giản nào giúp máy ném đá đưa vật đi xa.
A. Bánh xe và trục.
B. Đòn bẫy.
C. Ròng rọc.
D. Mặt phẳng nghiêng.
Đáp án: B
Câu 2. Lực nào đã xuất hiện giúp thiết bị đưa vật đi xa. Nêu tên định luật liên quan.
Đáp án: Lực đàn hồi. Định luật Hooke
Câu 3. Hãy nêu quỹ đạo chuyển động của viên đá.
Đáp án: quỹ đạo parabol.
Câu 4. Chuyển động của viên đá thuộc dạng chuyển động gì đã học sau đây:
A. Chuyển động nhanh dần đều.
B. Chuyển động chậm dần đều.
C. Chuyển động thẳng đều.
D. Chuyển động không đều.
Đáp án : D
Câu 5. Hãy nêu sự chuyển hóa năng lượng của viên đá trong quá trình bắn.
Đáp án: từ thế năng đàn hồi sang động năng.

Hoạt động 2. Chế tạo “máy ném đá mini” – ( 20 phút)


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và nội
dung

- GV giới thiệu sơ lược lịch sử và công dụng của máy - HS lắng nghe.

ném đá : Máy bắn đá là một trong các loại vũ khí hành
trình cổ đại, có sức sát thương cao và được sử dụng chủ
yếu để công thành trong các cuộc chiến tranh cổ đại

- GV yêu cầu HS nêu các bộ phận chính của máy ném


đá ?

Giáo viên: Võ Như Hải


Trường : TH-THCS-THPT Việt Úc Khối 10

- HS quan sát trả lời :


- GV giới thiệu các nguyên liệu chính làm máy ném đá • 1. Đối trọng.
mini. Dựa vào đó yêu cầu HS nêu cách tiến hành chế • 2. Cánh tay đòn.
tạo 1 máy ném đá mimi. • 3. Giá đỡ.
Học sinh suy nghĩ trả lời.

- GV chiếu video về quá trình chế tạo máy ném đá mini


loại Trebuchet, yêu cầu HS quan sát và nêu các bước
tiến hành.

- Học sinh quan sát :

- GV đưa ra 1 số tiêu chí chấm. Bước 1: tạo giá đỡ.

1. Thẩm mĩ (Hình dáng, màu sắc,….): 10đ Bước 2: làm cánh tay đòn.

2. Dộ bền : 10đ. Bước 3: lắp ráp để tạo đòn bẫy.

3. Thời gian gia công nhỏ hơn hoặc bằng 15 phút :


20đ.
4. Bắn trúng mục tiêu : 50đ.
5. Bắn xa hơn 1m : 30đ.
- Mỗi nhóm được bắn thử 3 lần.
- Yêu cầu HS trong khoảng thời gian 15 phút hoàn
thành máy ném đá dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS thực hành làm máy ném đá
theo nhóm.

Hoạt động 3: Thử tài thiện xạ (12 phút)


Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoàn thành và trưng bày sản phẩm. - Hoàn thành và trưng bày
- Yêu cầu hs lên bảng đánh dấu tên 2 nhóm cho là đẹp - Đánh giá sản phẩm
nhất.
- Hs thử tài thiện xạ: - HS tham gia cuộc thi.
- Thu dọn dụng cụ.
+ Bắn trúng mục tiêu: 50đ.
+ Bắn xa hơn 1m.

Giáo viên: Võ Như Hải


Trường : TH-THCS-THPT Việt Úc Khối 10

- Nhận xét đánh giá giờ học.

IV. Rút kinh nghiệm


……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

V. Nhận xét.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Giáo viên: Võ Như Hải

You might also like