You are on page 1of 98

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN VĂN KHẢI (Chủ biên)


ĐẶNG DUY LỢI – NGUYỄN TRỌNG SỬU – NGÔ THỊ QUYÊN

Giáo dục ứng phó


với biến đổi khí hậu
trong môn Vật lí
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(TÀI LIỆU DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC)

Hà Nội, năm 2012

[1]
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDPT: Giáo dục phổ thông


BĐKH: Biến đổi khí hậu
DHTH: Dạy học tích hợp
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
GV: Giáo viên
HS: Học sinh

[2]
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 5
Lời giới thiệu 7
Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Kiến thức cơ bản về BĐKH 9
1. Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự BĐKH toàn cầu 9
2. Tác động của sự BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người 10
3. Ứng phó với BĐKH 11
4. Hành động ứng phó với BĐKH 11
5. Giáo dục, tuyên truyền, các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phương 13
II. Giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 14
1. Vai trò, nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH 14
2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 14
3. Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 15
4. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 15
Phần II. TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
TRONG MÔN VẬT LÍ CẤP THPT
1. Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí 19
2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Vật lí 20
3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí 38
4. Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn Vật lí cấp THPT 47
5. Giới thiệu một số giáo án DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH
trong môn Vật lí 71
6. Giới thiệu một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí
cấp THPT 125
Tài liệu tham khảo 129

[3]
LỜI GIỚI THIỆU
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự
BĐKH toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống
của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên
Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu
cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu
quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Thủ tướng Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với
BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015".
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với BĐKH tích hợp vào các môn học cấp THPT: Vật
lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ. Mỗi tài liệu có cấu trúc gồm hai phần chính:
Phần I. Những vấn đề chung. Phần này làm rõ một số kiến thức cơ bản về BĐKH và những
quan niệm về giáo dục BĐKH trong trường THPT.
Phần II. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn học. Phần này làm rõ mục tiêu về
giáo dục ứng phó với BĐKH, về khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, giới thiệu những địa chỉ
tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, những gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH,
minh họa một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và giới thiệu một số câu hỏi và
bài tập tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn học.
Đây là tài liệu có tính định hướng và gợi ý cho các thầy, cô giáo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục,
soạn các giáo án lên lớp cho HS. Trong quá trình triển khai, rất cần sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ
thể của các địa phương để nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH đạt được các hiệu quả cao nhất. Trong quá trình
biên soạn, các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý quý báu của các thầy, cô giáo để tài liệu được hoàn thiện hơn.
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

[4]
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BĐKH
1. Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của BĐKH toàn cầu
1.1. Khái niệm về BĐKH
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự
nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội
nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janero (Braxin - năm 1992). Nói một cách khác, BĐKH là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian
dài, thường là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn.
1.2. Những biểu hiện của BĐKH
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ năm 1850 đến nay nhiệt độ
trung bình đã tăng 0,740C; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình
toàn cầu. Theo dự báo, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,4 0C tới năm 2100, đạt mức
chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua.
Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,7 0C. Dự
báo, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070.
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển, xóa
sổ nhiều đảo trên biển và đại dương.
Trong thế kỷ XX, trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm; chỉ riêng thập kỷ
vừa qua là 3,1mm/năm. Dự báo trong thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm.
Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008) tương
đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển trong các đại dương thế giới. Dự báo đến giữa thế kỷ XXI,
mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với
thời kỳ 1980 - 1999.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và
các sinh vật trên Trái Đất.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão, mưa lớn, hạn
hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
1.3. Đặc điểm của BĐKH toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự sống và
hoạt động của con người;
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình.
1.4. Nguyên nhân của BĐKH
- Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra trong quá trình hình
thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây, như sự tương tác giữa vận động của Trái Đất
và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO 2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng
hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần đây và đặc
biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển, sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lượng
thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm.

[5]
- Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, chặt phá rừng và
cháy rừng... cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ sóng dài
khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên
của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn sinh vật...
- Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những BĐKH hiện nay trên
Trái Đất.
2. Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người
2.1. Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh
học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, cây trồng.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên dẫn tới nguy cơ đe
dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại mùa màng, có ảnh
hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch...
- Tuy nhiên, con người cũng có thể tận dụng những hệ quả sự nóng lên của Trái Đất.
2.2. Tác động của nước biển dâng
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các đô thị, các công
trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven
biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái
nông nghiệp.
2.3. Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe con người, gia súc
và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
3. Ứng phó với BĐKH
Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó.
3.1. Giảm nhẹ
Theo Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là sự can thiệp của con người
nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các bể chứa khí nhà kính.
3.2. Thích ứng
Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi
của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc
tận dụng những cơ hội.
4. Hành động ứng phó với BĐKH
4.1. Trên thế giới và Việt Nam
- Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường Trái Đất, gần đây đã có sự đồng
thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại do BĐKH toàn cầu.
Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp,
chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM,
APEC, ASEAN... một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại song phương
hoặc đa phương gắn liền với vấn đề BĐKH luôn nhận được sự tán thành và hợp tác.
- Những cam kết quốc tế được cụ thể hoá vào năm 1997 khi Nghị định thư Kyoto ra đời và chính
thức có hiệu lực vào năm 2005 liên quan đến Chương trình khung về vấn đề BĐKH mang tầm quốc tế
của Liên hợp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.

[6]
- Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 quốc gia kí kết tham gia chương trình này. Nghị định thư
Kyoto cũng ràng buộc 37 quốc gia phát triển đến năm 2012 phải cắt giảm khí thải xuống 5% so với mức
của năm 1990. Nghị định thư cũng được khoảng 137 quốc gia đang phát triển tham gia kí kết trong đó có
Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ vốn là những nền kinh tế mới nổi và có lượng khí phát thải cao. Sự kiện
chính phủ Nga, quốc gia chiếm 17% lượng khí thải, phê chuẩn Nghị định thư vào năm 2004 và chính phủ
Ôxtrâylia ký kết Nghị định thư vào năm 2007, đã gây sức ép buộc Mĩ (quốc gia chiếm 25% lượng khí thải )
- hiện là quốc gia phát triển duy nhất không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto - phải thay đổi quan điểm trong
thời gian gần đây. Thế giới hi vọng thái độ tích cực và sự tham gia có trách nhiệm của Mĩ sẽ được thể hiện
khi Chính phủ của Tổng thống Obama tham gia Hội nghị Copenhagen. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình
này vẫn chưa có gì sáng sủa hơn, chưa có bước tiến triển mang tính đột phá trong cuộc chiến ứng phó với
BĐKH toàn cầu
Như vậy, Nghị định thư Kyôtô được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây
hiệu ứng nhà kính. Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có
thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng
sâu sắc của môi trường”. Trong những năm tới, xu thế chung của hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó
với vấn đề BĐKH sẽ được tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và
đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới.
Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sự khác biệt về lợi
ích giữa các quốc gia trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề BĐKH (cơ bản là việc
giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng kinh tế của nhiều quốc gia), việc sản xuất theo Chương trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean
Development Mechanism-CDM) đòi hỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp...
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH. Ngày 12/01/2009, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi
trường chính thức công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH. Mục tiêu chiến lược
của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa
phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả
với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước,
tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong
nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất.
4.2. Hành động của chúng ta
Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp
hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi
trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân.
Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng
lượng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hoặc nơi làm việc
là góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu năng lượng và các chi phí phải trả.
Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của sự BĐKH để vận dụng
trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những người “ra quyết định”. Ví dụ: Bạn là người có
quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết phải nói không với “công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều
nhiên liệu và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính”.
Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong hiện thực cuộc sống là sự
đóng góp thiết thực nhất của chúng ta. Hiện nay, trên thế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng
những nguồn năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, sức gió, sóng biển... để tạo ra những sản phẩm thân
thiện với môi trường. Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái, trong du lịch đã xuất hiện nhiều hơn
sản phẩm du lịch sinh thái... đây đều là những hướng đi tích cực.

[7]
Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi, chuyện trò với gia
đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trường (như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc
cây xanh, đi xe đạp ở những cự ly thích hợp hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng,
hạn chế và tiến tới không dùng túi ni lông, cố gắng sử dụng nước sạch tiết kiệm...). Việc tuyên truyền,
trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng.
Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đưa
vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn.
5. Giáo dục, tuyên truyền các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phương
- Có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra là giải
pháp giảm nhẹ BĐKH và giải pháp thích ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội,
giảm thiểu những thiệt hại của thiên tai do BĐKH gây ra.
Điều đáng chú ý là các giải pháp này rất đa dạng, phong phú, song phải phù hợp với tình hình cụ
thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của từng địa phương. BĐKH có thể dẫn đến những
hậu quả khác nhau đối với mỗi khu vực. Bão lớn có sức tàn phá mạnh ở vùng ven biển trực tiếp gây sạt lở
bờ biển, tràn ngập nước mặn, phá hủy công trình xây dựng, nhà cửa... Đối với vùng núi, chúng lại gây
mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đường... gây nên những tổn thất và thiệt hại to lớn không kém.
- Vì vậy việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm cụ thể của các địa phương có
hoàn cảnh tương tự là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực.
- Cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tinh thần tích cực, chủ động
đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính.
II. GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG THPT
1. Vai trò, nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH
1.1. Vai trò của GDPT trước những thách thức của BĐKH
- Số lượng HS đông, năm học 2011-2012 số HS của GDPT là 14,7 triệu (Trong đó, HS tiểu học:
7,1 triệu, THCS: 4,9 triệu, THPT: 2,7 triệu). Nếu tính riêng, số lượng HS trung học chiếm gần 1/10 dân
số nước ta và có liên quan đến hàng triệu hộ gia đình.
- HS phổ thông là lực lượng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các
em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp phần làm thay
đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng BĐKH.
- HS phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về
ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với
BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để
ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy việc đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống
GDPT nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế
nhất và bền vững nhất.
1.2. Nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH
Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định cho từng cấp học, thì
trước những thách thức của BĐKH còn có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về BĐKH,
tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người; những giải pháp
nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực
trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH.
2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
2.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp THPT
trong từng giai đoạn cụ thể;
- Trang bị kiến thức, kĩ năng, hành vi cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp THPT để ứng phó với
BĐKH, góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

[8]
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về BĐKH và ứng phó với BĐKH;
- Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản lý, GV, HS cấp
THPT về BĐKH và ứng phó với BĐKH trên toàn cầu, khu vực và trong nước.
- Đưa các nội dung giáo dục về ứng phó với BĐKH tích hợp vào các môn học Sinh học, Địa lí,
Vật lí, Hóa học, Công nghệ.
3. Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
- Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH vào nội dung môn học trong tiết học chính khóa
hoặc ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, hành vi ứng
xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH.
- Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống giữa các khối
kiến thức, kĩ năng, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học. Kiến thức và kĩ năng về BĐKH còn phải
đảm bảo được tính phù hợp với các đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau trên cả nước.
- Ứng phó với BĐKH cần có sự hợp tác, liên kết giữa các trường học trên phạm vi quốc gia, quốc tế
về thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rủi ro trong những trường hợp cụ thể, cả về nhân lực và tài chính.
- Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thể tham gia giải quyết
những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra. Do đó, mỗi HS được giáo dục ứng phó BĐKH không chỉ có thêm
nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó BĐKH, mà còn phải biết vận dụng các các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trường mình, cho cộng đồng,
nghĩa là giáo dục ứng phó BĐKH phải được tiến hành thông qua các hành động thực tiễn.
- Trong giáo dục về ứng phó với BĐKH, cần phát triển các kĩ năng hợp tác: thày-trò; trò - trò;
thầy trò - xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
4. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
4.1. Quan niệm về DHTH
Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, đặc
biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin,... Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại
thành một tổng thể" (tiếng Pháp là intégration, tiếng Anh là integration). Tư tưởng tích hợp đã được vận
dụng trong nhiều giải pháp công nghệ thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay DHTH, đã được vận dụng tương
đối phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, hoạt động giáo dục quan tâm vận dụng
tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục (như tích hợp các nội dung của
các môn Sinh học, Địa lí, Lịch sử,... hoặc đưa các nội dung giáo dục vào các môn học như giáo dục bảo
vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục dân số, giáo dục giới tính vào các môn
học).
Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp như sau: "Khoa sư phạm
tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình
thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các
quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập HS vào cuộc sống lao động".
"Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào
việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần định hướng các hoạt động
dạy học trong nhà trường.
Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta cũng thường sử dụng
thuật ngữ "DHTH". Trong tài liệu này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "DHTH" để chỉ quá trình dạy học,
trong đó, HS phải huy động nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các
nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện được

[9]
những năng lực cần thiết. Một quá trình dạy học như vậy cũng đòi hỏi GV phải nghiên cứu vận dụng phối
hợp các phương pháp và phương tiện dạy học.
4.2. Lí do phải thực hiện DHTH
- DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.
+ Vận dụng DHTH là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ
thông. Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc". Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là thể
hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực
hiện mục tiêu giáo dục nêu trên.
+ Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ
bão. Trong khi, quỹ thời gian cũng như số năm học để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, không thể
đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay
người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức và kĩ năng về an toàn
giao thông, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, về định hướng
về nghề nghiệp,...) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường.
Vì vậy, DHTH là giải pháp quan trọng.
+ Chương trình GDPT và sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các
mục tiêu nêu trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS. Vì vậy, trong quá trình dạy
học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung tri thức trên một cách cụ thể cho từng môn học và phù
hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau.
- Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học
Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ
thống làm xuất hiện các liên ngành (như sinh thái học, tự động hóa,...). Vì vậy, xu thế dạy học trong nhà
trường là phải làm sao cho tri thức của HS xác thực và toàn diện. Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng
hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế "tư duy cơ giới cổ điển" bằng "tư duy hệ thống". Theo Xavier
Rogiers, nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho HS các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở
HS các "suy luận theo kiểu khép kín", sẽ hình thành những con người "mù chức năng", nghĩa là những người
đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
- Góp phần giảm tải học tập cho HS
Giảm tải học tập không chỉ là giảm thiểu khối lượng kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho
việc dạy học một nội dung kiến thức theo qui định. Phát triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như
một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của
các kiến thức cần tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc
sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua
các khó khăn về nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của HS.
4.3. Phương thức, hình thức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong các môn học
cấp THPT
a) Các phương thức tích hợp:
- Nội dung GDPT đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn
với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học,
nên việc đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội
dung các môn học trong trường phổ thông cần phải tìm các phương thức dạy học phù hợp. Thực tế cho
thấy thực hiện phương thức tích hợp các nội dung nêu trên trong dạy học các môn học là khả thi nhất
trong bối cảnh hiện nay.

[10]
- Các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể được tích hợp vào các môn học ở các
mức độ khác nhau. Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một
môn học, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thể
hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học. Điều này giúp ta
tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học làm quá tải hoạt động học tập của HS.
- Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một
bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH.
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học hoặc bài học có nội
dung về giáo dục ứng phó với BĐKH.
+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung
của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung
của bài học. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội
dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường xảy ra.
b) Các hình thức tổ chức DHTH:
- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này GV thực hiện các
phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của GV có thể bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các
mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường cụ thể cần
tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH,
giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp. Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp
nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục bảo vệ môi
trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, cần quan tâm sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan
và hứng thú học tập của HS (như sử dụng các thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip,...).
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể các hoạt động của HS,
các hoạt động trợ giúp của GV.
- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển khai như một hoạt động
độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan,
ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài (phù
hợp với HS). Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung
giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách
vận dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, huy động được kiến thức từ
nhiều môn học hơn.

[11]
Phần II
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG
MÔN VẬT LÍ CẤP THPT
1. Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí
1.1. Mục tiêu chung
Qua dạy học môn vật lí trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính,
BĐKH hiện tại và quá khứ, nguyên nhân và hậu quả. Mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên, BĐKH và
ứng phó BĐKH, để mỗi HS trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương
về BĐKH đồng thời có ý thức tham gia đóng góp vào các hoạt động phù hợp ở địa phương làm giảm
thiểu tác động của BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong tương lai.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức
+ Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH, nguyên nhân
và hậu quả, mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và những cơ sở khoa học vật lí của các hiện tượng
đó;
+ Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH, ứng phó với BĐKH và cơ sở khoa học vật lí
của các quá trình đó.
- Kĩ năng
+ Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí để giải thích cơ sở khoa học của
các hiện tượng khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên;
+ Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí để giải thích cơ sở khoa học về
BĐKH, ứng phó với BĐKH trên cơ sở đó phát triển các kĩ năng thuyết phục, tuyên truyền về BĐKH và
ứng phó với BĐKH trong cộng đồng.
- Thái độ
+ Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức vật lí trong giải thích các hiện tượng BĐKH, môi
trường và ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng).
+ HS có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua học tập môn vật lí để tham gia các
hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù
hợp với lứa tuổi.
+ Hình thành hoài bão ước mơ học tập, nghiên cứu học công nghệ để xây dựng một tương lai xanh,
phát triển bền vững trên hành tinh Trái Đất.
2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Vật lí
Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức về BĐKH và giáo dục ứng phó với
BĐKH, bởi vì hầu hết các quá trình liên qua tới môi trường sống trên Trái Đất, BĐKH đều liên quan trực
tiếp tới môi trường vật lí, tức là các điều kiện vật lí cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Do vậy,
khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn vật lí là khá phong phú. Muốn thực hiện được
điều đó, người GV trên cơ sở đã hình thành cho HS các kiến thức khoa học vật lí vững chắc, đồng thời có

[12]
nhiệm vụ làm rõ các nội dung sau: Thứ nhất, làm rõ vai trò của các tác nhân vật lí trong cấu trúc của môi
trường sinh thái, trong quá trình dẫn đến BĐKH; Thứ hai, làm rõ vai trò của các quá trình vật lí trong các
hiện tượng môi trường và BĐKH.
2.1. Làm rõ vai trò của các tác nhân vật lí trong cấu trúc môi trường sinh thái và BĐKH
Làm rõ vai trò của các tác nhân vật lí trong các hiện tượng liên quan tới môi trường sinh thái có ý
nghĩa quyết định đến hiệu quả giáo dục môi trường, giáo dục về BĐKH qua dạy học bộ môn vật lí. Trong
mục này sẽ phân tích để làm rõ vai trò của các tác nhân vật lí trong các hiện tượng môi trường sinh thái.
2.1.1. Cấu trúc môi trường
- Môi trường là gì?
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam).
- Một số định nghĩa khác về môi trường:
1. Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lí, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể
hay cả cộng đồng. (Theo UNEP - United Nation Environment Program).
2. Môi trường nói chung là những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật
tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy. (Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng - TT
từ điển học, 1997)
- Thành phần của môi trường tự nhiên gồm:
+ Các yếu tố vô cơ: đất, nước, không khí...
+ Các yếu tố hữu cơ: sinh vật (bao gồm cả con người)…
+ Các yếu tố vật lí: nhiệt độ, ánh sáng...
- Môi trường con người (còn gọi là môi trường địa lí):
"Môi trường con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
trong đó con người sống và bằng lao động của mình, khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người." (UNESCO - 1981).
2.1.2. Một số khái niệm môi trường sinh thái liên quan tới vật lí
- Thạch quyển (lithosphere) còn gọi là địa quyển hay môi trường đất, gồm vỏ Trái Đất với độ sâu
60 - 70 km trên phần lục địa và 20 - 30 km dưới đáy đại dương. Môi trường đất (soil environment) thuộc
vỏ phong hoá từ lớp đá mẹ lên mặt đất và bề mặt Trái Đất, sâu khoảng 2 - 3 m, (bazalte ~ 10 m).
- Sinh quyển (biosphere) hay môi trường sinh học, gồm những phần của sự sống từ núi cao đến đáy
đại dương, cả lớp không khí có ôxi trên cao và những vùng địa quyển. Đặc trưng cho hoạt động sinh
quyển là các chu trình trao đổi vật chất và trao đổi năng lượng.
Mô hình môi trường sinh thái chung, lấy con người và hoạt động của con người làm trọng tâm.
Ba bộ phận thuộc môi trường con người: Môi trường tự nhiên; Môi trường nhân tạo (thành phố,
làng mạc, ruộng đồng, đường xá...); Môi trường kinh tế - xã hội (các tổ chức xã hội và kinh tế...).

[13]
Hình 1. Sinh quyển của Trái Đất
- Khí quyển (atmosphere) còn gọi là môi trường không khí: lớp không khí bao quanh địa cầu. Khí
quyển gồm nhiều tầng: Tầng đối lưu (troposphere ): từ 0  12km, trong tầng này nhiệt độ và áp suất giảm
theo độ cao, đỉnh tầng đối lưu nhiệt độ khoảng -50 oC  -80oC; Tầng bình lưu (stratosphere): độ cao 10 
50 km, trong tầng này nhiệt độ tăng dần và đạt 0oC ở 50 km, không khí rất loãng. Ở đỉnh tầng bình lưu có
một lớp khí đặc biệt là ôzôn, có khả năng che chắn mạnh các tia tử ngoại và hạn chế các tia này xuyên
xuống mặt đất giết hại sinh vật. Tầng trung lưu (menosphere): từ 50  90 km, nhiệt độ ở tầng này giảm
dần và đạt khoảng -90oC  -100oC; Tầng ngoài (thermosphere): từ 90 km trở lên, trong tầng này không
khí cực loãng và nhiệt độ tăng dần theo độ cao.

[14]
Tầng đối lưu có ảnh hưởng quyết định đến môi trường sinh thái địa cầu. Không khí trong khí quyển
có thành phần gần như không thay đổi: 78% nitơ; 20,95% ôxi; 0,93% agon ; 0,03% CO 2 ; 0,02% Ne ;
0,005% He, ngoài ra còn có hơi nước, một số vi sinh vật.

Hình 2. Khí quyển của Trái Đất


- Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước bao gồm tất cả các phần nước của Trái Đất
(hồ ao, sông ngòi, đại dương, băng tuyết, nước ngầm...). Thủy quyển là một thành phần không thể
thiếu được của môi trường sinh thái toàn cầu. Nước duy trì sự sống, có ý nghĩa quyết định cho sự vận
chuyển, trao đổi trong môi trường.
Sự phân chia cấu trúc các quyển như trên chỉ là tương đối. Thực tế, trong lòng mỗi quyển đều có
mặt các thành phần quan trọng của quyển khác, chúng bổ sung và tương tác lẫn nhau, liên hệ mật thiết với
nhau.
- Hệ sinh thái (ecosystem) là tập hợp các quần xã sinh vật (có thể là động vật, thực vật hay vi sinh vật)
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, có độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều
kiện ngoại cảnh nhất định...
- Cân bằng sinh thái (ecological balance) là trạng thái các quần xã sinh vật, các hệ sinh thái ở tình
trạng cân bằng khi số lượng tương đối của các cá thể, của các quần thể sinh vật vẫn giữ được ở thế ổn
định tương đối.
- Ô nhiễm môi trường (pollution) là sự làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lí, sinh học, hoá học... của môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định mà những thay
đổi đó gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật
trong môi trường đó. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng như
nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc
cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
+ Chất ô nhiễm: Là những chất hoặc những "tác nhân" có tác dụng biến môi trường đang trong
lành, an toàn trở nên độc hại hoặc sẽ trở nên độc hại.

[15]
+ Nguồn gây nhiễm: Nguồn thải ra (hoặc nguồn tạo ra) các chất (các "tác nhân") gây ô nhiễm. Chia
nguồn gây nhiễm theo tính chất hoạt động: do quá trình sản xuất; do quá trình giao thông vận tải; do sinh
hoạt; do tự nhiên. Sự lan truyền và tác động của các chất ô nhiễm thể hiện trên hình 3.
+ Sự cố môi trường: Là những biến cố rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của con người, hoặc sự biến cố bất thường của thiên nhiên mà quá trình đó đã làm suy thoái môi trường
nghiêm trọng. Một số sự cố môi trường như gió bão, hoả hoạn, lũ lụt, động đất…
Môi trường bên ngoài
Môi trường trung gian MT bên trong Tác động
Hệ hô hấp trong cơ thể
Nguồn Hệ tiêu hoá
ô nhiễm Hệ thần kinh
Di truyền gen
Chuyển tải ô nhiễm Ngộ độc
(không khí, nước, đất) Hệ tuần hoàn Bài tiết

Các yếu tố ảnh hưởng: *nhiệt độ *gió *độ ẩm *ánh sáng *dòng chảy
Hình 3. Sơ đồ về sự lan truyền các chất ô nhiễm môi trường
2.2. Làm rõ vai trò của các quá trình vật lí trong các hiện tượng môi trường và BĐKH
2.2.1. Làm rõ vai trò của rừng - Các hiện tượng vật lí liên quan
- Vai trò của rừng.
+ Rừng cung cấp lâm sản... Rừng điều hoà lượng nước trên mặt đất... Rừng là "lá phổi xanh" của
Trái Đất (1 ha rừngnăm đưa vào khí quyển  16 tấn O2). Một nghiên cứu tại Anh cho thấy các cánh rừng
nhiệt đới đang hấp thụ 20% khí thải CO2 từ khí quyển, giúp con người tiết kiệm khoảng 13 tỉ USD mỗi
năm. Rừng hạn chế sự sói mòn đất. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá ...

[16]
Chống xói mòn
Hình 4. Vai trò của rừng (Nguồn: Encarta Encyclopedia)
- Tư liệu về vai trò của rừng trong cuộc sống.
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỉ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là
64%) thì rừng chiếm 37 tỉ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỉ tấn (hay 44%) dưỡng khí để
phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov,
1976). Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với
con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra ôxi, điều hòa nước, nơi cư trú động
thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Một hecta rừng hằng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 -
500 kg, 16 tấn ôxi (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 tương
ứng với lượng ôxi do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng
đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các
loài động thực vật quý hiếm.Vì vậy tỉ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi
trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45%
tổng diện tích).
- Các hiện tượng vật lí liên quan tới vai trò của rừng.
+ Hiện tượng mao dẫn:
Hiện tượng chất lỏng trong ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hoặc hạ xuống so với mực chất lỏng
trong bình. Các ống có tiết diện nhỏ, trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn, gọi là ống mao dẫn
hay mao quản. Bằng những lí luận và phép tính phức tạp người ta có thể giải thích được hiện tượng
mao dẫn bằng lực căng bề mặt và khả năng làm dính ướt thành ống của chất lỏng, đồng thời tính

được độ dâng h của mặt thoáng chất lỏng trong ống mao dẫn theo công thức . Trong đó σ là

hệ số căng bề mặt của chất lỏng; D là khối lượng riêng của chất lỏng; g là gia tốc trọng
trường và d là đường kính bên trong của ống. Trong trường hợp chất lỏng hoàn toàn không làm dính
ướt ống thì công thức trên cho ta độ hạ mặt thoáng trong ống mao dẫn. Có thể làm thí nghiệm đo độ
dâng mặt thoáng h và nghiệm lại công thức. Trong tự nhiên có rất nhiều vật có cấu tạo giống nhau như
một hệ thống các ống mao dẫn. Rễ cây và thân cây có một hệ thống các ống dẫn có đường kính nhỏ
hơn một phần trăm milimet. Giấy thấm gồm một mạng lưới các sợi giấy ghép sát nhau tạo thành những
ống mao dẫn. Bấc đèn cũng có một hệ thống các ống dài rất nhỏ do các sợi vải tạo nên... Nhờ có hệ
thống các ống mao dẫn này mà những vật nói trên có khả năng hút một số chất lỏng lên cao.
+ Hiện tượng quang hợp, chu trình cácbon:

[17]
Sự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng do diệp lục hấp thụ (trừ một nhóm nhỏ vi khuẩn
có thể quang tổng hợp từ các hợp chất vô cơ) ở tất cả các cây xanh, một số sinh vật nhân sơ (tảo lam, một
số vi khuẩn). Ở cây xanh, quang hợp xảy ra trong lục lạp của lá. Quang hợp là nguồn cung cấp cacbon và
năng lượng cho tất cả các sinh vật (trừ sinh vật hoá tự dưỡng). Cơ chế quang hợp rất phức tạp, gồm hai
giai đoạn: phản ứng sáng, phản ứng tối. Phản ứng chung của quang hợp ở cây xanh có thể tóm tắt bằng
phương trình:
(năng lượng ánh sáng)
6CO2 + 6H2O       6(CH2O) + 6O2
diệp lục (cây xanh)
Trong phản ứng sáng, năng lượng ánh sáng được chất diệp lục và các sắc tố khác hấp thụ và bắt đầu
một chuỗi các phản ứng hoá học mà trong đó, nước và ôxi được giải phóng. Hiđrô từ nước đính với các
phân tử khác và được sử dụng để khử cacbon đioxit thành cacbon hiđrat trong phản ứng tiếp theo. Phản
ứng sáng liên quan đến sự chuyển ADP thành ATP trong quá trình photphoryl hoá. Quá trình này xảy ra
cùng phản ứng chuyển điện tử, bắt nguồn từ hai hệ thống: sắc tố và quang hoá I và II. Mỗi hệ thống có sự
tham gia của các dạng clorophin a, các sắc tố phụ và các chất mang điện tử được sắp xếp chặt chẽ. Các
phân tử sắc tố giải phóng ra các điện tử khi được hoạt hoá do năng lượng ánh sáng và các điện tử từ các
sắc tố kích thích chuyển đến các phân tử diệp lục đặc biệt, hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài và hoạt
động như những chiếc bẫy năng lượng. Tên các bẫy năng lượng đặt theo tên bước sóng ánh sáng mà nó
hấp thụ (tính bằng nanomét), vd. P680 trong hệ thống quang hoá II, P700 trong hệ thống quang hoá I. Những
điện tử đó chuyển đến các chất nhận điện tử. Quá trình quang photphoryl hoá có thể diễn ra theo chu trình
vòng kín hoặc vòng hở. Trong quang photphoryl hoá vòng hở thì nước đóng vai trò chất cho điện tử ở chỗ
hở của vòng. Các sản phẩm của chu trình này là ôxi, ATP và NADPH. Ion hiđro từ nước cuối cùng sẽ kết
hợp với điện tử để khử NADP. Hai hệ thống sắc tố đó đều có liên quan với nhau. Trong quá trình
photphoryl hoá vòng, sản phẩm độc nhất là ATP chỉ liên quan đến hệ thống quang hoá I. Đó có thể là quá
trình được sử dụng để tạo thêm ATP.
Trong quá trình thực hiện các phản ứng tối, ATP và NADPH sinh ra trong các phản ứng sáng được
sử dụng để khử cacbon đioxit thành hiđrat cacbon. Các phản ứng này xảy ra trong dung dịch. Ở sinh vật
nhân chuẩn, nó xảy ra trong cơ chất của lục lạp. Cacbon đioxit trước tiên được cố định do phối hợp với
đường 5 cacbon ribulozơđiphotphat (RUDP) để tạo nên hai phân tử acid photphoglixeric (PGA) là sản
phẩm đầu tiên của QH. PGA bị khử thành photphoglixeranđehit (triozophophat) do sử dụng NADPH và một
số ATP. Một số triozophophat và ATP còn lại được dùng trong phục hồi chất nhận cacbon đioxit và
RUDP và qua một phức hệ chu trình gồm photphat đường 3, 4, 5, 6 và 7 cacbon. Các triozophotphat còn
lại được sử dụng để tổng hợp hiđrat cacbon, protein và những chất khác. Chu trình này do  Canvin (M.
Calvin; nhà hoá sinh học Hoa Kì) phát hiện khi nghiên cứu tảo lục Chlorella,  sử dụng đồng vị phóng xạ
14
C và sắc kí trên giấy để xác định hợp chất trung gian. Hiện nay, chu trình này được gọi là chu trình
Canvin.

[18]
Hình 5. Chu trình cacbon
Chu trình cacbon: Chu trình mà cacbon luân chuyển trong môi trường được gọi là chu trình cacbon.
Trong những điều kiện của Trái Đất, sự chuyển hóa từ một đồng vị sang một đồng vị khác là rất hiếm. Vì
thế, đối với các mục đích thực tiễn, khối lượng của cacbon trên Trái Đất có thể coi là một hằng số. Vì vậy
các quá trình sử dụng cacbon phải thu nhận nó từ một nơi nào đó và giải phóng nó ở một nơi nào khác. Ví
dụ, thực vật lấy cacbon điôxit từ môi trường và sử dụng nó để tạo ra khối lượng sinh học. Một số trong
khối lượng sinh học này được động vật ăn, ở đó một phần chúng cuối cùng lại được thải ra dưới dạng
cacbon điôxit. Chu trình cacbon trong thực tế phức tạp hơn nhiều so với ví dụ nhỏ này; ví dụ, một phần
cacbon điôxít bị hòa tan trong nước biển; các động thực vật chết có thể trở thành đá trầm tích v.v… Hàng
năm, trên Trái Đất nhờ quang hợp của thực vật đã tạo ra 150 tỉ tấn chất hữu cơ, tiêu thụ 300 tỉ tấn điôxit
cacbon và phát thải 200 tỉ tấn ôxi. Quá trình sinh lí này của thực vật rất quan trọng đối với sự sống của
con người (mỗi người cần 400 kg ôxi/năm, tính ra cần có 0,1 - 0,3 ha rừng). Trong điều kiện của những
khu công nghiệp tập trung, khói bụi và không khí chứa nhiều hoá chất thì quá trình sinh lí của cây không
được diễn ra bình thường, do đó khả năng quang hợp của cây giảm đi nhiều.
Năng suất quang hợp của rừng phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây. Ở rừng kín rậm ôn đới
khả năng hấp thụ CO2 khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm và thải ra
15 - 18 tấn oxi/ha/năm, tạo ra 14 - 18 tấn/ha/năm chất hữu cơ. Ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh, mức
hấp thụ điôxit cacbon khoảng 150 tấn/ha/năm, thải 110 tấn ôxi/ha/năm, tạo ra 40 tấn/ha/năm chất hữu cơ.
Ngược lại, chất hữu cơ nói chung và những hợp chất tạo thành thực vật nói riêng khi bị phân giải do bị
đốt cháy, thuỷ phân hay bị vi sinh vật... tác động là nguồn phát thải khí CO 2 và các khí khác trong thành
phần khí nhà kính. Khi rừng bị cháy, trong khói tạo ra không chỉ điôxit cacbon mà còn có các loại khí
khác do xác động vật sản sinh ra. Khi rừng bị chặt phá thì quá trình phân giải của thực vật còn lại trong
rừng cũng phát thải điôxit cacbon và các khí khác tuy ở mức độ thấp hơn cháy rừng. Khi một diện tích
rừng bị mất thảm thực vật thì tác hại xảy ra trên hai khía cạnh: Mất khả năng hấp thụ điôxit cacbon mặt
khác, sinh khối bị phân giải là nguồn phát thải khí nhà kính. Khả năng hấp thụ điôxit cacbon hay phát thải
khí nhà kính phụ thuộc chủ yếu vào thảm thực vật rừng.
+ Thế năng dòng nước.
Có thể tính được thế năng của dòng nước theo công thức: giả sử chiều cao của thác nước h, lưu
lượng của dòng chảy trong một đơn vị thời gian m/t, m là khối lượng nước, thì công suất của dòng chảy
sẽ là: N = mgh/t. Dòng chảy này có thể gây ra tác hại sói mòn đất, nếu dòng chảy lớn (như lũ ống) có thể
cuốn trôi hoa màu, nhà cửa hoặc phá hoại các công trình. Cũng có thể khai thác thế năng dòng nước để
sản suất điện năng (thủy điện).
2.2.2. Ô nhiễm nước

[19]
- Vai trò của nước đối với sự sống: Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các
sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết
định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi
nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại
dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6% là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực
và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước
uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập
niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận
Đông. Ở Việt Nam: lượng nước dồi dào, gấp 3 lần bình quân trên thế giới (17.000 m 3/năm - 1 người).
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà
máy thủy điện), là chất trao đổi nhiệt. Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một
trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ hành
của triết học cổ Trung Hoa.

Hình 6. Biểu đồ phân bổ nước trên Trái Đất (Nguồn: Wikipedia)


- Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lí - hoá học - sinh học
của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người
và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu
ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Phú dưỡng là hiện tượng nồng độ các
chất dinh dưỡng, đặc biệt là N, P tăng quá cao! Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá
dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng
ôxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các
đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ
các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng
mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải
sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
- Tình hình ô nhiễm nước: Ở châu Âu: Tổng lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào nước mặn là:
140 triệu m3/ngày ở Pháp, 34 triệu tấn/ngày ở Hà Lan... nhiều con sông hồ bị ô nhiễm. Hoa Kỳ: hàng năm
hơn 90 tỉ m3 nước thải công nghiệp, 400 tấn thuỷ ngân dùng trong thuốc trừ sâu, cỏ dại. Ở Việt Nam,
công nghiệp phát triển, dân số tăng nhanh, đô thị hoá mạnh nên nhiều con sông bị ô nhiễm: Sông cầu Thái
Nguyên, sông Tô lịch Hà Nội, sông Thị Vải Thành phố Hồ Chí Minh,…
- Các dạng ô nhiễm nguồn nước:
Ô nhiễm hoá học: Chất hữu cơ phân huỷ trong nước; Hoá chất vô cơ: axit, kiềm, các ion kim loại nặng
(chì Pb2+, đồng Cu2+; ion Nhôm Al3+; Thuỷ ngân Hg; ion Nitorat NO; ion phốt phát PO43-...), thuốc trừ sâu

[20]
Ô nhiễm Vật lí: Ô nhiễm nhiệt nguồn nước do chất thải nước đục, đổi màu  giảm ôxi hoà tan 
phân huỷ yếm khí tăng  thoát ra chất độc hại;
Ô nhiễm sinh - lí học: Chất thải trong nước làm cho nước có mùi và vị bất thường;
Ô nhiễm sinh học: Nước thải cống rãnh, bệnh viện  nhiều vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm, kí sinh
trùng  nhiều bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm.
- Các hiện tượng vật lí liên quan tới nước và sự ô nhiễm nước:

Hình 7. Sơ đồ vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên (Nguồn: Wikipedia)


Vòng tuần hoàn nước (Hình 7) trong tự nhiên gắn liền với nhiều hiện tượng vật lí (Sự chuyển thể:
bốc hơi, sự ngưng tụ hơi nước, băng tan; thế năng của nước, giáng thủy, hiện tượng mao dẫn,…) và có
liên quan nhiều tới sự ô nhiễm nước. Giáng thủy là tên gọi chung các hiện tượng nước thoát ra khỏi
những đám mây dưới các dạng lỏng (mưa) và dạng rắn (mưa tuyết, mưa đá), nhằm phân biệt với các hiện
tượng nước tách ra từ không khí (sương, sương băng).

[21]
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong
bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái
khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ
năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể
sống được nếu không có nước. Có thể mô tả vòng tuần hoàn nước sơ lược như sau: Vòng tuần hoàn nước
không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt Trời điều khiển vòng
tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí.
Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước
bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu,
những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy
(mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước
đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và
chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương;
hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong
sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.
Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không
phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng
nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới
dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng
nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn
và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bão hoà), nơi mà một lượng nước
ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời
gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc”... và lại bắt đầu.
Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước
là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các đại dương, biển, hồ và sông cung cấp gần 90% độ ẩm của khí
quyển qua bốc hơi, với 10% còn lại do thoát hơi của cây. Nhiệt (năng lượng) là nhân tố cần thiết cho
bốc hơi xuất hiện. Năng lượng được sử dụng để bẻ gãy những liên kết giữa các phân tử nước, nó là
nguyên nhân tại sao nước có thể dễ dàng bốc hơi tại điểm sôi (212°F, 100°C) nhưng bốc hơi rất chậm
tại điểm đóng băng. Khi độ ẩm tương đối không khí đạt 100%, tức là ở trạng thái bão hoà hơi nước, bốc
hơi không thể tiếp tục diễn ra. Quá trình bốc hơi nước tiêu thụ nhiệt năng từ môi trường, đó là nguyên
nhân tại sao nước bốc hơi từ da làm bạn mát. Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính để nước được
luân chuyển vào trong khí quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của
Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương) cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra. Trên
phạm vi toàn cầu lượng nước bốc hơi cũng bằng với lượng giáng thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước
bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo vùng địa lí. Thông thường trên các đại dương lượng bốc hơi
nhiều hơn lượng giáng thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá lượng bốc hơi. Phần
lớn lượng nước bốc hơi từ các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình giáng thủy. Chỉ khoảng
10% của nước bốc hơi từ các đại dương được vận chuyển vào đất liền và rơi xuống thành giáng thuỷ. Khi
bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày. Mặc dù khí quyển không là kho
chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu xa lộ” để luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí
quyển luôn luôn có nước: những đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, trong
không khí cũng chứa đựng nước - những phần tử nước này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được. Thể tích
nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào khoảng 12900 km3. Nếu tất cả lượng nước trong khí
quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt Trái Đất với độ dày 2,5 cm.

[22]
Sự ngưng tụ hơi nước: Trong khí quyển luôn có hơi nước ngay cả khi bầu trời trong xanh không
một gợn mây. Trong khí quyển nước tồn tại dưới hình thức hơi nước và những giọt nước li ti không thể
nhìn thấy được. Những phân tử nước kết hợp với những phân tử nhỏ bé của bụi, muối, khói trong khí
quyển để hình thành nên các hạt nhân mây (giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), nó gia tăng khối lượng và phát
triển thành những đám mây. Khi những giọt nước kết hợp với nhau, gia tăng về kích thước, những đám
mây có thể phát triển và mưa có thể xảy ra.
1.2.3. Ô nhiễm không khí
- Vai trò của không khí: Không khí là một hỗn hợp tự nhiên của các chất khí, chủ yếu là nitơ và ôxi,
hình thành nên khí quyển Trái Đất. Dưới tác dụng của không khí và của nước trên bề mặt Trái Đất xảy ra
các quá trình hình thành nên thời tiết và khí hậu. Không khí là nguồn cung cấp ôxi cần thiết cho hoạt
động bình thường của các sinh vật trên Trái Đất. Vì có ôxi nên không khí là tác nhân hóa học trong các
quá trình phân hủy vỏ Trái Đất cũng như các vật liệu khác. Là nguyên liệu công nghiệp quan trọng để
khai thác ôxi, nitơ và các khí trơ. Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất
và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxi (20,9%), với
một lượng nhỏ acgon (0,9%), cacbon đioxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất
khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của
Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bầu khí quyển không có ranh giới rõ
ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba
phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh.
- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu,
giảm tầm nhìn xa (do bụi). Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.

[23]
Nguồn tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Các đám
cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như
tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió
mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và
cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối
rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự
nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối, v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không
khí.
Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công
nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống
khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và
trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài
bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật
liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà
máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
- Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: Các loại oxit như: nitơ ôxit (NO, NO 2), nitơ
đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brôm, iôt). Các hợp chất flo. Các chất tổng hợp
(ête, benzen). Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol
khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa. Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm,
niken, thiếc, cađimi... Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB 2N, NOX, anđehyt, etylen... Chất thải phóng xạ,
nhiệt độ, tiếng ồn. Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua điôxit sinh ra do
đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này
lại liên kết với ôxi và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H 2SO4) rơi xuống đất cùng với
nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh
vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO 2 với nước. Cũng có
những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô
nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc
vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động. Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người
và khí quyển Trái Đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO 2); Điôxit sunfua (SO2).; Cacbon monoxit
(CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).
- Hậu quả của ô nhiễm không khí: Tăng các bệnh hô hấp, tim mạch, mắt da... Đưa Trái Đất đến các
thảm hoạ: BĐKH do hiệu ứng nhà kính, mưa axit (do CO 2 , SO2...), lỗ thủng tầng Ôzôn tăng (do các khí
thải CFC, HCFC (khí nhân tạo dùng chất làm lạnh, cách ly...) và Metan (từ rác, vùng nông nghiệp, đầm
lầy).

[24]
- Một số hiện tượng vật lí liên quan tới ô nhiễm không khí: Hiệu ứng nhà kính, do Jean Baptiste
Joseph Fourier (Pháp) đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt Trời
xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không
khí bên trong nhà, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong nhà chứ không chỉ ở những chỗ
được chiếu sáng. Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các nhà kính trồng cây ở nơi khí hậu lạnh. Nó cũng
được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng Mặt Trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm
nhà ở. Trong khí quyển cũng xảy ra hiện tượng tương tự gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Khi các tia
bức xạ sóng ngắn (chẳng hạn tia cực tím) từ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản
xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt, một số phân tử trong khí quyển (trong đó chủ yếu là đioxit các bon
(CO2) và hơi nước) có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và nhờ đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.
Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, với sự xuất hiện của thảm thực vật trên Trái Đất, quá trình quang hợp
của cây cối lấy đi một phần khí CO 2 trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định trên
Trái Đất. Tuy nhiên, từ khoảng 100 năm nay, con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm giữa
năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào Vũ trụ. Sự thay đổi
nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm trở lại đây: đioxit cácbon tăng 20%, mêtal tăng 90%,
…) đã làm tăng nhiệt độ Trái Đất lên 2oC. Tới cuối thế kỉ XXI nhiệt độ tăng thêm từ 1,4 oC – 4oC (gọi là
hiệu ứng nhà kính nhân loại, tức là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra). Người ta đã xác định được
các khí gây ra hiệu ứng nhà kính là: Hơi nước, CO 2, CH4, N2O, O3, CFC. Người ta ước tính, các khí góp
vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính theo tỉ lệ như sau: CO 2: 50%; CH4: 16%; N2O: 6%; O3: 8%; CFC: 20%.
Hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự BĐKH trên Trái Đất và có thể gây ra các hậu quả sau:
- Với nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước cho tưới tiêu, cho kỹ nghệ và các
nhà máy điện, các loài thuỷ sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng mưa rào lớn, bởi sự tăng khí
bốc hơi. Mưa bão tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Các tài nguyên bờ biển: mực nước biển dâng
cao, nhiều vùng đất ven biển bị ngập (dự báo cuối thế kỉ XXI mực nước biển dâng thêm 28 đến 43cm);
mưa tăng trong vòng 50 - 100 năm qua trung bình là: 1,8mm/năm, 12 năm trở lại đây: 3mm/năm.

Hình 8. Minh họa sự tạo thành hiệu ứng nhà kính. (Nguồn: climatechange)
- Với sức khoẻ con người: Số người chết vì nóng có thể tăng. Nhiều bệnh tật truyền nhiễm phát
sinh. Các quá trình chuyển hoá sinh học cũng như hoá học trong cơ thể sống có thể bị mất cân bằng.
- Với lâm nghiệp: nạn cháy rừng dễ xảy ra;
- Năng lượng: nhiệt độ cao sẽ làm tăng nhu cầu làm lạnh, nhu cầu các thiết bị điều hoà, mức tiêu
thụ năng lượng sẽ tăng lên đáng kể.

[25]
Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả của sự BĐKH Trái Đất đã bộc lộ ngày càng rõ: thời biết bất
thường, bão lũ và khô hạn thường xuyên hơn, chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường. Hiện
tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực
ngang gây sụt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở hai bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Về mùa khô
hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày
càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng úng ngập do thủy triều.

[26]
Hiện tượng suy giảm ôzôn tầng bình lưu do ô nhiễm không khí: Ôzôn (O 3) là một dạng thù hình
của ôxi, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxi thay vì hai như thông thường. Trong điều kiện
nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh nhạt. Ôzôn hóa lỏng màu xanh
thẫm ở -112°C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193°C. Ôzôn có tính ôxi hóa mạnh hơn ôxi nhưng nó
kém bền hơn ôxi, dễ bị phân hủy thành ôxi thường theo phản ứng: 2O 3 → 3O2. Ôzôn là một chất độc có
khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỉ lệ
nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví
dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường năng lượng cao. Một
số thiết bị điện có thể sản sinh ra ôzôn mà con người có thể ngửi thấy dễ dàng (ở các thiết bị sử dụng
điện cao áp, như ti vi và máy photocopy. Các động cơ điện sử dụng chổi quét cũng có thể sản
sinh ôzôn do sự đánh lửa lặp lại bên trong khối. Các động cơ lớn, ví dụ những động cơ được sử dụng
cho máy nâng hay máy bơm thủy lực, sản sinh nhiều ôzôn hơn các động cơ nhỏ. Mật độ tập trung
cao nhất của ôzôn trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu (khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất), trong
khu vực được biết đến như là tầng ôzôn. Tại đây, nó lọc phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời, là tia
có thể gây hại cho phần lớn các loại hình sinh vật trên Trái Đất. Ôzôn do Christian Friedrich
Schonbein phát hiện năm 1840. Sự suy giảm tầng ôzôn là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng
bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990, lượng ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng
5%. Ôzôn trong bầu khí quyển Trái Đất nói chung được tạo thành bởi tia cực tím, tia cực tím phá vỡ
các phân tử O2, tạo thành ôxi nguyên tử. Ôxi nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử ôxi chưa bị phá vỡ
để tạo thành O3. Trong một số trường hợp ôxi nguyên tử kết hợp với N2 để tạo thành các nitơ ôxít; sau
đó nó lại bị phá vỡ bởi ánh sáng nhìn thấy để tái tạo ôzôn. Khi tia cực tím chiếu vào ôzôn, nó chia
ôzôn thành phân tử O2 và nguyên tử của ôxi nguyên tử, quá trình liên tục này được gọi là chu trình
ôzôn - ôxi. Chu trình này có thể bị phá vỡ bởi sự có mặt của các nguyên tử clo, flo hay brôm trong
khí quyển; các nguyên tố này tìm thấy trong những hợp chất bền vững, đặc biệt là
clorofluorocacbon (CFC) là chất có thể thấy ở tầng bình lưu và được giải phóng dưới tác động của
tia cực tím. Chu trình nitơ ôxít để tạo thành ôzôn cũng có thể bị phá vỡ do sự có mặt của hơi nước trong
khí quyển vì nó làm biến đổi các nitơ ôxít thành các dạng bền vững hơn. Vì lớp ôzôn ngăn cản phần lớn
các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, sự suy giảm ôzôn đang được quan
sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc
công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản
xuất các hợp chất cácbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy
giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon) và
methylchloroform. Sự suy giảm ôzôn thay đổi tùy theo vùng địa lí và tùy theo mùa. Lỗ thủng ôzôn
dùng để chỉ sự suy giảm ôzôn nhất thời hằng năm ở hai cực Trái Đất, những nơi mà ôzôn bị suy giảm
vào mùa xuân (cho đến 70% ở 25 triệu km2 của Nam Cực và cho đến 30% ở Bắc Cực) và được tái tạo
trở lại vào mùa hè. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi các khí CFC và các khí khác
do loài người sản xuất ra bị phân hủy, chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm này. Hậu quả của giảm
sút ôzôn: Mặc dầu chỉ là một thành phần nhỏ của khí quyển, ôzôn có vai trò chính trong việc hấp thụ phần
lớn tia bức xạ cực tím. Lượng bức xạ cực tím xuyên qua lớp ôzôn giảm theo hàm mũ với độ dày đặc của
lớp ôzôn. Do đó việc giảm ôzôn trong không khí được dự đoán sẽ cho phép tăng mức độ các tia cực tím ở
gần mặt đất một cách đáng kể. Việc tăng các bức xạ của tia cực tím trên bề mặt Trái Đất vì lỗ thủng ôzôn
chỉ có thể suy ra một phần từ các mô hình tính toán di chuyển nhưng chưa có thể tính toán từ các đo
lường trực tiếp vì thiếu các dữ liệu lịch sử (thời kỳ trước lỗ thủng) đáng tinh cậy của tia cực tím mặc dù
có nhiều chương trình mới đo lường quan sát tia cực tím trên bề mặt.

[27]
Bởi vì cũng chính những tia cực tím chiếm vị trí đầu tiên trong việc tạo thành ôzôn trong lớp ôzôn ở
tầng bình lưu bằng ôxi, giảm bớt ôzôn ở tầng bình lưu sẽ tạo ra xu hướng gia tăng các quá trình quang
hóa sản xuất ôzôn ở tầng thấp hơn (tầng đối lưu). Các tác động sinh học do tăng cường tia cực tím: Mối
quan tâm chính của dư luận về lỗ thủng ôzôn là các sác động của ôzôn đến sức khỏe con người. Khi lỗ
thủng ôzôn trên Nam Cực tăng to đến mức bao phủ các phần phía nam của Úc và New Zealand, những
người bảo vệ môi trường lo rằng các tia cực tím trên bề mặt Trái Đất có thể gia tăng đáng kể. Các tia bức
xạ cực tím có năng lượng cao được coi là một yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác tính (ung thư
da). Thí dụ như theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có năng lượng cao được liên kết và tăng
19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ. Cho đến nay thâm thủng ôzôn ở phần lớn các địa
điểm tiêu biểu chỉ vào khoảng vài phần trăm. Nếu sự thâm thủng ở mức độ cao được quan sát thấy ở lỗ
thủng ôzôn trở thành chung cho toàn cầu, các tác động thực chất có thể sẽ tăng nhiều hơn nữa. Thí dụ như
một nghiên cứu mới đây đã phân tích cho thấy việc tiêu hủy rộng lớn các phiêu sinh vật 2 triệu năm trước
đây trùng khớp với một sao băng đến gần. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hủy diệt được gây ra bởi vì
lớp ôzôn suy yếu đi trong thời gian này khi các bức xạ từ sao băng tạo thành các ôxit của nitơ làm chất
xúc tác phá hủy ôzôn (các phiêu sinh vật đặc biệt rất nhạy đối với tác động của tia cực tím và rất quan
trọng trong dây chuyền thức ăn dưới biển. Tăng cường bức xạ tia cực tím có thể cũng ảnh hưởng đến mùa
màng. Sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố
định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực
tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng. Bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực
tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím trên bề mặt sẽ làm gia tăng lượng ôzôn ở tầng đối lưu. Ở mặt đất
ôzôn thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính thể
theo tính chất ôxi hóa mạnh. Vào thời điểm này ôzôn trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng
của bức xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ.

Hình 9. Hình chụp lỗ thủng ôzôn ở Nam Cực vào tháng 9 năm 2000
1.2.4. Các vấn đề môi trường do sản xuất và sử dụng năng lượng

[28]
Việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch làm gia tăng hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chủ
yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái Đất ở quy mô lớn.
Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất, vì vậy việc khai thác chúng
thường phải xây dựng các hầm lò (như trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm quy mô lớn (như
khai thác dầu khí). Khai thác than sâu trong lòng đất phải xây dựng các hầm lò, phải chặt cây rừng, bóc
lớp đất đá. Khai thác lộ thiên phải làm đường cho các phương tiện khai thác, vận chuyển đi lại ở một quy
mô lớn, thường dẫn đến các vấn đề về môi trường sinh thái. Việc khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên
biển, hoặc tại các mũi khoan có thể xảy ra các sự cố tràn dầu. Việc khai thác các nguồn nhiên liệu hoá
thạch có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái càng lớn nếu các công ty khai thác
không quan tâm thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Người ta đã chứng kiến sự huỷ hoại
môi trường sinh thái, sự xói mòn và lở đất tại những nơi có các mỏ khai thác nói chung, trong đó có khai
thác than. Những vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các sự cố tràn dầu của các phương tiện vận chuyển
hủy hoại môi trường cả một vùng biển rộng lớn.
- Các nhà máy điện và môi trường sinh thái: Các nhà máy nhiệt điện là nguồn phát thải CO 2 chính.
Cứ 10 tấn CO2 phát tán vào khí quyển Trái Đất thì các nhà máy nhiệt điện chiếm tới 4 tấn. Thí dụ, theo
báo cáo của cơ quan năng lượng quốc tế IEA năm 2006, các nhà máy nhiệt điện đã thải ra khoảng 1900
nghìn tỉ tấn khí CO2 mỗi năm trên toàn thế giới. Đứng ở góc độ gây ô nhiễm môi trường sinh thái thì các
nhà máy nhiệt điện ngoài việc phát thải CO 2, than nhiệt điện còn có nguy cơ thải ra khí thuỷ ngân và một
số khí độc khác SO2, NOx (nitrogen ôxit) vào bầu khí quyển. Theo ước tính, hằng năm, công nghệ than
nhiệt điện của Hoa Kỳ thải vào không khí 48 tấn thuỷ ngân. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã bắt
đầu đưa ra định mức hạn chế lượng thuỷ ngân do công nghệ than nhiệt điện gây ra (38 tấn vào năm 2010,
xuống còn 15 tấn vào năm 2018). Để tránh nguy cơ trên, người ta đề xuất: cần giảm thiểu việc sử dụng
năng lượng từ than, nếu tiếp tục sử dụng thì cần chuyển đổi công nghệ than nhiệt điện bằng một công
nghệ sạch hơn để hạn chế lượng khí thải vào không khí. Nhà máy thuỷ điện mặc dù không phát thải nhiều
khí nhà kính như công nghệ nhiệt điện, song nó cũng gây ra một số vấn đề môi trường sinh thái. Nước sau
khi ra khỏi tuabin thường chứa ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ
sông, làm thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Nước chảy ra từ các tuabin thường lạnh
hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi sự cân bằng hệ động vật thuỷ sinh. Các hồ
chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh và giải phóng một lượng lớn khí CH 4
và CO2 vào khí quyển (do xác thực vật mới bị lũ quét, các vùng tái bị lũ tràn ngập, mục nát tạo thành).
Theo báo cáo của Uỷ ban Đập nước thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn hơn so với công suất phát
điện (ít hơn 100w/1km2 diện tích bề mặt), khí gây ra hiệu ứng nhà kính từ đập có thể cao hơn những nhà
máy nhiệt điện thông thường. Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay thực tế phổ biến là nhà máy nhiệt điện
chuyển đổi nhiệt năng thu được từ phản ứng phân huỷ hạt nhân thành điện năng. Đa số các nhà máy này
thực hiện phản ứng dây chuyền có điều khiển trong lò phản ứng phân huỷ hạt nhân với nguyên liệu ban
đầu là đồng vị U235, sản phẩm thu được sau phản ứng thường là pluton, các nơtron và lượng năng lượng
nhiệt lớn. Nhiệt lượng này, theo hệ thống làm mát khép kín (để tránh phóng xạ rò rỉ ra ngoài), qua các
máy trao đổi nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước ở áp suất cao làm quay các tuabin hơi nước, quay máy
phát điện sinh ra điện năng. Công nghệ điện hạt nhân an toàn hiện nay ít gây ô nhiễm môi trường hơn các
nhà máy nhiệt điện đốt than hay khí thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và xử lí chất thải hạt
nhân vẫn chứa đựng các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu để rò rỉ các chất phóng xạ. Sự cố ở
nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Ukraina) là một ví dụ. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
ngày nay đang là xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, từ các quốc gia phát triển đến các
quốc gia đang phát triển; các nước có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào cũng như các nước khan hiếm
nguồn tài nguyên năng lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cũng là yêu cầu cấp thiết của
mỗi quốc gia và cũng là một trong các biện pháp quan trọng để góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu
hiện nay, trước hết đó là vấn đề môi trường, vấn đề phát triển bền vững. Các lí do cụ thể (phải sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả) có thể nêu lên là:
[29]
- Các nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ và
khí thiên nhiên là có hạn, đang bị khai thác với một tốc độ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế,
đang dần bị cạn kiệt;
- Những vấn đề môi trường gây ra do các hoạt động của con người, trong đó việc khai thác, sử dụng
các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hoá thạch, đóng góp phần chủ yếu;
- Sử dụng năng lượng, tiết kiệm và hiệu quả đóng góp vào việc thực hiện các nguyên tắc phát triển
bền vững của Trái Đất cũng như của mỗi quốc gia.
3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí
3.1. Địa chỉ trong SGK theo chương trình Chuẩn
Địa chỉ tích hợp Mức độ
STT Nội dung tích hợp
(Chương, bài, mục) tích hợp
Lớp 10 cơ bản
1 Chương II. Động lực học - Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma Tích hợp bộ
chất điểm. sát đến sự ô nhiễm môi trường. phận
Bài 13. Lực ma sát Cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đó.
I. Lực ma sát trượt - Tìm hiểu ảnh hưởng của thời
II. Lực ma sát lăn tiết đến lực ma sát khi nó có ích từ
III. Lực ma sát nghỉ đó tìm cách khắc phục.
2 Chương III: Cân bằng và - Tìm hiểu cách ứng phó với Tích hợp bộ
chuyển động của vật rắn. những trận động đất nhỏ thông qua phận
Bài 20. Các dạng cân bằng. sự hiểu biết về các mức vững vàng
Cân bằng của một vật có của cân bằng.
mặt chân đế.
III. Cân bằng của một vật
có mặt chân đế.
3 Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu sự ảnh hưởng khí thải Liên hệ
bảo toàn của động cơ phản lực ảnh hưởng
Bài 23. Động lượng. Định đến sự ô nhiễm môi trường, tạo
luật bảo toàn động lượng hiệu ứng nhà kính và cách giảm
II. Định luật bảo toàn động thiểu nó.
lượng
4 Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Liên hệ
bảo toàn công suất hao phí đến sự ô nhiễm
Bài 24. Công và công suất môi trường, tạo tiếng ồn tạo hiệu
II. Công suất ứng nhà kính.
- Tìm hiểu các cách giảm công
suất hao phí.
5 Chương IV: Các định luật - Ảnh hưởng của cách tạo ra các Liên hệ
bảo toàn hồ nước để chạy các nhà máy thủy
Bài 26. Thế năng điện đến môi trường, đến tầng
I. Thế năng trọng trường ôzôn.
- Tìm hiểu về các nguồn năng
lượng sạch.
6 Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu ảnh hưởng của việc Liên hệ
bảo toàn thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ
Bài 27. Cơ năng chứa nước tới môi trường khí hậu.
I. Cơ năng của vật chuyển - Tìm hiểu sự biến đổi từ thế năng
động trong trọng trường. thành động năng trong các hiện
tượng như lũ quét, lũ ống và những
ảnh hưởng của nó tới con người.
[30]
7 Chương V. Chất khí - Tìm hiểu về không khí ô nhiễm Tích hợp bộ
Bài 28. Cấu tạo chất. và so sánh giữa không khí ô nhiễm phận
Thuyết động học phân tử và không khí không bị ô nhiễm.
chất khí - Tìm hiểu cách giảm thiểu sự ô
I. 3. Các thể rắn, lỏng, khí nhiễm không khí và cách ứng phó
với không khí ô nhiễm.
8 Chương V. Chất khí - Tìm hiểu tác dụng của khí Liên hệ
Bài 32. Nội năng và sự biến quyển Trái Đất, của tầng ôzôn
thiên nội năng trong việc giữ ổn định nhiệt độ của
II. Các cách làm thay đổi Trái Đất.
nội năng
9 Chương V. Chất khí - Tìm hiểu mối liên quan giữa Liên hệ
Bài 33. Các nguyên lí của động cơ nhiệt và vấn đề ô nhiễm
nhiệt động lực học môi trường.
II.3. Vận dụng nguyên lí thứ - Tìm các phương án giảm thiểu
hai của nhiệt động lực học khí thải máy lạnh để giữ tầng ôzôn
10 Chương VI: Chất rắn và - Tìm hiểu sự hình thành băng tại Liên hệ
chất lỏng. Sự chuyển thể Bắc Cực, Nam Cực và các nguyên
Bài 34. Chất rắn kết tinh. nhân gây ra hiện tượng băng tan.
Chất rắn vô định hình. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hiện
I. Chất rắn kết tinh tượng băng tan ở Bắc Cực tới khí
hậu, tới con người.
11 Chương VI: Chất rắn và - Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn Tích hợp bộ
chất lỏng. Sự chuyển thể trong các rễ cây từ đó tìm hiểu các phận
Bài 37. Các hiện tượng bề lợi ích trong việc trồng cây để bảo Liên hệ
mặt của chất lỏng vệ môi trường, ổn định khí hậu.
III. Hiện tượng mao dẫn
12 Chương VI: Chất rắn và - Giải thích về sự BĐKH và các Tích hợp bộ
chất lỏng. Sự chuyển thể hiện tượng như hạn hán, ngập lụt. phận
Bài 38. Sự chuyển thể của - Tìm hiểu thế nào là mưa axit và
các chất ảnh hưởng của mưa axit tới cây
I. Sự nóng chảy cối, công trình xây dựng và đời
II. Sự bay hơi sống con người.
13 Chương VI: Chất rắn và - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí Tích hợp bộ
chất lỏng. Sự chuyển thể hậu đến độ ẩm của không khí và phận
Bài 39. Độ ẩm của không ngược lại.
khí
III. Ảnh hưởng của độ ẩm
không khí
Lớp 11 cơ bản
1 Chương I: Điện tích. Điện - Sự hình thành tầng điện li. Tích hợp bộ
trường - Tác dụng của tầng điện li. phận
Bài 1. Điện tích. Định luật - Mối quan hệ giữa tầng điện li với
Cu-lông sự BĐKH Trái Đất.
I. Sự nhiễm điện của các
vật. Điện tích. Tương tác
điện
2 Chương I: Điện tích. Điện - Ứng dụng hiện tượng tĩnh điện Tích hợp bộ
trường vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi phận
Bài 5. Điện thế. Hiệu điện trường.
thế. - Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh

[31]
II. Hiệu điện thế điện được sử dụng trong các nhà
máy.
3 Chương II: Dòng điện - Tìm hiểu các phương án giảm Tích hợp bộ
không đổi công suất hao phí, tiết kiệm điện phận
Bài 8. Điện năng. Công suất năng tiêu thụ nhằm sử dụng tiết
điện. kiệm năng lượng và hiệu quả,
I. Điện năng tiêu thụ và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi
công suất điện. trường.
II. Công suất tỏa nhiệt của
vật dẫn khi có dòng điện
chạy qua
4 Chương III: Dòng điện - Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu Tích hợp bộ
trong các môi trường đến sự tạo thành dòng điện trong phận
Bài 15. Dòng điện trong chất khí. Cách ứng phó với dòng
chất khí điện trong chất khí.
III. Bản chất dòng điện - Tìm hiểu ảnh hưởng của hồ
trong chất khí quang điện đến môi trường.
IV. Hồ quang điện và điều
kiện tạo ra hồ quang điện
5 Chương IV: Từ trường - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của từ Tích hợp bộ
Bài 19. Từ trường trường ngoài đến từ trường Trái Đất. phận
III. Từ trường - Tìm hiểu về bão từ (nguyên
nhân gây ra bão từ, các đặc điểm
của bão từ, ảnh hưởng của bão từ)
từ đó tìm các phương án ứng phó.
6 Chương VI: Khúc xạ ánh - Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng Liên hệ
sáng Mặt Trời đối với Trái Đất.
Bài 26. Khúc xạ ánh sáng - Tìm hiểu ánh sáng khúc xạ qua
I. Sự khúc xạ ánh sáng tầng ôzôn và tác dụng của tầng
ôzôn.
7 Chương VII: Mắt. Các - Tìm hiểu tác hại của tia tử ngoại Liên hệ
dụng cụ quang. tới mắt.
Bài 31. Mắt - Tìm hiểu tác dụng của tầng
IV. Các tật của mắt và cách ôzôn đến việc ngăn cản tia tử
khắc phục ngoại từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Lớp 12 cơ bản
1 Chương I: Dao động cơ - Tìm hiểu ảnh hưởng của động đất Liên hệ
Bài 4. Dao động tắt dần, đến các công trình xây dựng từ đó
dao động cưỡng bức tìm ra các phương án ứng phó.
IV. Hiện tượng cộng hưởng
2 Chương II: Sóng cơ và sóng - Tìm hiểu hiện tượng giao thoa Liên hệ
âm giữa các sóng mặt nước trong thực
Bài 8. Giao thoa sóng tế như thế nào? Tìm hiểu ảnh
I. Hiện tượng giao thoa của hưởng của sóng thần và các
hai sóng trên mặt nước. phương án ứng phó với nó.
3 Chương II: Sóng cơ và sóng - Tìm hiểu cách sử dụng các đặc Tích hợp bộ
âm trưng vật lí của âm để xác định, dự phận
Bài 10. Đặc trưng vật lí của đoán sóng thần, động đất.
âm
II. Những đặc trưng vật lí
của âm
4 Chương II: Sóng cơ và sóng - Tìm hiểu cách sử dụng các đặc Tích hợp bộ
âm trưng vật lí, sinh lí của âm để xác phận

[32]
Bài 11. Đặc trưng sinh lí định tàu ngầm, các vật trôi dạt, các
của âm đàn cá, độ sâu đáy biển và sử dụng
III. Âm sắc trong việc lập bản đồ và tìm hiểu tiếp
việc dự đoán động đất sóng thần.
- Từ việc hiểu các đặc trưng của
âm, tìm các phương án giảm thiểu
ô nhiễm tiếng ồn.
5 Chương IV: Dao động và - Tìm hiểu tác dụng của tầng điện Tích hợp bộ
sóng điện từ li đối với sự phát và thu sóng điện phận
Bài 22. Sóng điện từ từ.
II. Sự truyền sóng vô tuyến - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của sự
trong khí quyển BĐKH toàn cầu tới tầng điện li.
6 Chương V: Sóng ánh sáng - Tìm hiểu hiện tượng tán sắc Tích hợp bộ
Bài 24. Tán sắc ánh sáng ánh sáng khi qua khí quyển, qua phận
III. Giải thích hiện tượng tầng ôzôn.
tán sắc ánh sáng
Chương V: Sóng ánh sáng - Tìm hiểu tác dụng của tầng ôzôn Tích hợp bộ
7 Bài 27. Tia hồng ngoại và đối với sự hấp thụ tia tử ngoại. phận
tử ngoại - Tìm hiểu tác dụng của tia tử ngoại
IV. Tia tử ngoại đối với sinh vật và con người.
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây
ra lỗ thủng tầng ôzôn, tìm hiểu tác
hại của lỗ thủng đó từ đó tìm ra
các phương án giảm thiểu.
8 Chương VI: Lượng tử ánh - Tìm hiểu cách sử dụng năng Tích hợp bộ
sáng lượng Mặt Trời thay thế cho các phận
Bài 31. Hiện tượng quang dạng năng lượng khác làm giảm
điện trong thiểu sự ô nhiễm môi trường cũng
III. Pin quang điện như tiết kiệm được năng lương.
3.2. Địa chỉ trong SGK theo chương trình Nâng cao
Địa chỉ tích hợp Mức độ
STT Nội dung tích hợp
(Chương, bài, mục) tích hợp
Lớp 10 nâng cao
1 Chương II. Động lực học - Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát Tích hợp bộ
chất điểm. đến sự ô nhiễm môi trường. Cách phận
Bài 20. Lực ma sát giảm thiểu sự ảnh hưởng đó.
1. Lực ma sát nghỉ - Tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết
2. Lực ma sát trượt đến lực ma sát khi nó có ích từ đó
3. Lực ma sát lăn tìm cách khắc phục.
2 Chương III: Tĩnh học của - Tìm hiểu cách ứng phó với những Tích hợp bộ
vật rắn. trận động đất nhỏ thông qua sự hiểu phận
Bài 26. Cân bằng của vật về các mức vững vàng của cân bằng.
rắn dưới tác dụng của hai
lực. Trọng tâm
6. Cân bằng của vật rắn trên
giá đỡ nằm ngang
3 Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí thải Liên hệ
bảo toàn của động cơ phản lực ảnh hưởng đến
Bài 32. Chuyển động bằng sự ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng
phản lực. Bài tập về định luật nhà kính và cách giảm thiểu nó.

[33]
bảo toàn động lượng
2. Động cơ phản lực, tên lửa.
4 Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của công
bảo toàn suất hao phí đến sự ô nhiễm môi
Bài 33. Công và công suất trường, tạo tiếng ồn tạo hiệu ứng nhà
2. Công suất kính.
- Tìm hiểu các cách giảm công suất
hao phí.
5 Chương IV: Các định luật - Ảnh hưởng của cách tạo các hồ Liên hệ
bảo toàn nước để chạy các nhà máy thủy điện
Bài 35. Thế năng. Thế năng đến môi trường, đến tầng ôzôn.
trọng trường - Tìm hiểu về các nguồn năng lượng
3. Thế năng trọng trường sạch.
6 Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu ảnh hưởng của việc thay Liên hệ
bảo toàn đổi vị trí hoặc tăng các hồ chứa nước
tới môi trường khí hậu.
Bài 37. Định luật bảo toàn - Tìm hiểu sự biến đổi từ thế năng
cơ năng thành động năng trong các hiện
1. Thiết lập định luật tượng như lũ quét, lũ ống và những
ảnh hưởng của nó tới con người.
7 Chương VI. Chất khí - Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và Tích hợp bộ
Bài 44. Thuyết động học so sánh giữa không khí ô nhiễm và phận
phân tử chất khí. Cấu tạo không khí không bị ô nhiễm.
chất. - Tìm hiểu cách giảm thiểu sự ô
2. Cấu trúc của chất khí nhiễm không khí và cách ứng phó
với không khí ô nhiễm.
- Tìm hiểu tác dụng của khí quyển
Trái Đất, của tầng ôzôn trong việc
giữ ổn định nhiệt độ của Trái Đất.
8 Chương VII: Chất rắn và - Tìm hiểu sự hình thành băng tại Liên hệ
chất lỏng. Sự chuyển thể Bắc cực, Nam cực và các nguyên
Bài 50. Chất rắn nhân gây ra hiện tượng băng tan.
I. Chất rắn kết tinh và chất - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hiện
rắn vô định hình tượng băng tan ở Bắc cực tới khí
hậu, tới con người.
9 Chương VII: Chất rắn và - Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn trong Tích hợp bộ
chất lỏng. Sự chuyển thể các rễ cây từ đó tìm hiểu các lợi ích phận
Bài 54. Hiện tượng dính ướt trong việc trồng cây để bảo vệ môi Liên hệ
và không dính ướt. Hiện trường, ổn định khí hậu.
tượng mao dẫn
2. Hiện tượng mao dẫn
10 Chương VII: Chất rắn và - Giải thích về sự BĐKH và các hiện Tích hợp bộ
chất lỏng. Sự chuyển thể tượng như hạn hán, ngập lụt. phận
Bài 55. Sự chuyển thể. Sự - Tìm hiểu thế nào là mưa axit và
nóng chảy và đông đặc ảnh hưởng của mưa axit tới cây cối,
3. Sự nóng chảy và đông công trình xây dựng và đời sống con

[34]
đặc người.
11 Chương VII: Chất rắn và - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí hậu Tích hợp bộ
chất lỏng. Sự chuyển thể đến độ ẩm của không khí và ngược phận
Bài 56. Sự hoá hơi và sự lại.
ngưng tụ
4. Độ ẩm không khí
12 Chương VIII. Cơ sở của - Tìm hiểu mối liên quan giữa động Liên hệ
nhiệt động lực học cơ nhiệt và vấn đề ô nhiễm môi
Bài 60. Nguyên tắc hoạt trường.
động của động cơ nhiệt và - Tìm các phương án giảm thiểu khí
máy lạnh. Nguyên lí II thải máy lạnh để giữ tầng ôzôn.
nhiệt động lực học
1. Động cơ nhiệt
2. Máy lạnh
Lớp 11 nâng cao
1 Chương I: Điện tích. Điện - Sự hình thành tầng điện li. Tích hợp bộ
trường - Tác dụng của tầng điện li. phận
Bài 1: Điện tích. Định luật - Mối quan hệ giữa tầng điện li với
Cu-lông sự BĐKH Trái Đất.
I. Hai loại điện tích. Sự
nhiễm điện của các vật.
2 Chương I: Điện tích. Điện - Ứng dụng hiện tượng tĩnh điện vào Tích hợp bộ
trường việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. phận
Bài 4. Công của lực điện. - Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Hiệu điện thế. được sử dụng trong các nhà máy.
2. Hiệu điện thế
3 Chương II: Dòng điện - Tìm hiểu các phương án giảm công Tích hợp bộ
không đổi suất hao phí, tiết kiệm điện năng tiêu phận
Bài 12: Điện năng và công thụ nhằm sử dụng tiết kiệm năng
suất điện. Định luật Jun- lượng và hiệu quả, giảm thiểu sự ảnh
Len-xơ hưởng đến môi trường.
3. Công suất của các dụng
cụ tiêu thụ điện
4 Chương III: Dòng điện - Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu Tích hợp bộ
trong các môi trường đến sự tạo thành dòng điện trong phận
Bài 22. Dòng điện trong chất khí. Cách ứng phó với dòng
chất khí điện trong chất khí.
4. Các dạng phóng điện - Tìm hiểu ảnh hưởng của hồ quang
trong không khí ở áp suất điện đến môi trường.
bình thường - Tìm hiểu về sự phóng điện với vai
trò xúc tác tạo thành ôzôn
5 Chương IV: Từ trường - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của từ Tích hợp bộ
Bài 26. Từ trường trường ngoài đến từ trường Trái Đất. phận
2. Từ trường - Tìm hiểu về bão từ (nguyên nhân
gây ra bão từ, các đặc điểm của bão
từ, ảnh hưởng của bão từ) từ đó tìm

[35]
các phương án ứng phó.
6 Chương VI: Khúc xạ ánh - Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng Liên hệ
sáng Mặt Trời đối với Trái Đất.
Bài 44. Khúc xạ ánh sáng - Tìm hiểu ánh sáng khúc xạ qua
3. Chiết suất của môi trường tầng ôzôn và tác dụng của tầng ôzôn.
7 Chương VII: Mắt. Các - Tìm hiểu tác hại của tia tử ngoại Liên hệ
dụng cụ quang. tới mắt.
Bài 51. Các tật của mắt và - Tìm hiểu tác dụng của tầng ôzôn
cách khắc phục đến việc ngăn cản tia tử ngoại từ
Mặt Trời đến Trái Đất.
Lớp 12 nâng cao
1 Chương II: Dao động cơ - Tìm hiểu ảnh hưởng của động đất Liên hệ
Bài 11. Dao động cưỡng đến các công trình xây dựng từ đó
bức. Cộng hưởng tìm ra các phương án ứng phó.
2. Cộng hưởng
2 Chương III: Sóng cơ - Tìm hiểu hiện tượng giao thoa giữa Liên hệ
Bài 16. Giao thoa sóng các sóng mặt nước trong thực tế như
1. Sự giao thoa của hai sóng thế nào? Tìm hiểu ảnh hưởng của
trên mặt nước. sóng thần và các phương án khắc
phục nó.
3 Chương III: Sóng cơ - Tìm hiểu cách sử dụng các đặc Tích hợp bộ
Bài 11. Sóng âm. Nguồn trưng vật lí của âm để xác định, dự phận
nhạc âm đoán sóng thần, động đất.
- Những đặc trưng của - Tìm hiểu cách sử dụng các đặc
âm trưng vật lí, sinh lí của âm để xác định
tàu ngầm, các vật trôi dạt, các đàn cá,
độ sâu đáy biển và sử dụng trong việc
lập bản đồ và tìm hiểu tiếp việc dự
đoán động đất sóng thần.
4 Chương IV: Dao động và - Tìm hiểu tác dụng của tầng điện li Tích hợp bộ
sóng điện từ đối với sự phát và thu sóng điện từ. phận
Bài 25. Truyền thông bằng - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của sự
sóng điện từ BĐKH toàn cầu tới tầng điện li.
3. Sự truyền sóng điện từ
quanh Trái Đất
5 Chương VI: Sóng ánh sáng - Tìm hiểu hiện tượng tán sắc ánh Tích hợp bộ
Bài 35. Tán sắc ánh sáng sáng khi qua khí quyển, qua tầng phận
3. Giải thích hiện tượng tán ôzôn.
sắc ánh sáng
6 Chương VI: Sóng ánh sáng - Tìm hiểu tác dụng của tầng ôzôn Tích hợp bộ
Bài 40. Tia hồng ngoại và đối với sự hấp thụ tia tử ngoại. phận
tử ngoại - Tác dụng của tia tử ngoại đến con
3. Tia tử ngoại người và sinh vật.
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra
lỗ thủng tầng ôzôn, tìm hiểu tác hại
của lỗ thủng đó từ đó tìm ra các

[36]
phương án giảm thiểu.
7 Chương VI: Lượng tử ánh Tìm hiểu cách sử dụng năng lượng Tích hợp bộ
sáng Mặt Trời thay thế cho các dạng năng phận
Bài 31. Hiện tượng quang lượng khác làm giảm thiểu sự ô
điện trong. Quang trở và nhiễm môi trường cũng như tiết
pin quang điện kiệm được năng lượng.
3. Pin quang điện
8 Chương IX: Hạt nhân - Tìm hiểu ảnh hưởng của phóng xạ Liên hệ
nguyên tử trong phản ứng phân hạch đến môi
Bài 56. Phản ứng phân hạch trường.
4. Nhà máy điện hạt nhân - Tìm hiểu cách ứng phó của các nhà
máy điện nguyên tử trước những
trận động đất, sóng thần.
9 Chương IX: Hạt nhân - Tìm hiểu những tác dụng khi sử Liên hệ
nguyên tử dụng năng lượng trong phản ứng
Bài 57. Phản ứng nhiệt phân hạch.
hạch - Tìm hiểu về nguồn nhiên liệu vô
3. Thực hiện phản ứng nhiệt tận trong phản ứng nhiệt hạch.
hạch trên Trái Đất
4. Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí cấp THPT
4.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học hay DHTH đã phổ
biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào
quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
Những năm gần đây DHTH đã được sử dụng khi giáo dục về môi trường, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả,… Vì thế trong giáo dục ứng phó với BĐKH ta cũng sử dụng phương thức
DHTH.
DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH cần đạt được những mục tiêu sau:
- Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các
hoàn cảnh (tình huống) để HS nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội. Trong
quá trình học tập như vậy, các kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS đều được huy động và gắn với thực tế
cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Mục tiêu này đòi hỏi phải lựa chọn kiến thức, kỹ
năng cốt yếu xem là quan trọng đối với quá trình học tập của HS và dành thời gian cũng như các giải
pháp hợp lí cho chúng.
- Dạy HS sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh cụ thể:
+ Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã học.
+ Tạo tình huống học tập để HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực vào việc ứng phó với
BĐKH.
- Hình thành và rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống và học tập.
4.2. Các phương thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn học Vật lí
Do đặc điểm cấu trúc chương trình môn vật lí ở trường THPT hiện nay hướng đến tính hệ thống
chặt chẽ của nội dung, tính khoa học của bộ môn tương đối sâu nên việc đưa giáo dục ứng phó với BĐKH
vào môn vật lí cũng phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu của môn học.
Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
- Tích hợp toàn phần.

[37]
Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết kiến thức của môn học hoặc nội dung của bài học cụ
thể cũng chính là kiến thức về khí hậu, về BĐKH hay ứng phó với BĐKH.
Ví dụ: Trong chương trình SGK Vật lí 10 có bài 39 “Độ ẩm của không khí”; Trong trường hợp này
GV chỉ cần đề cập tới khía cạnh mối liên hệ giữa khí hậu với độ ẩm của không khí và ảnh hưởng của
BĐKH đối với độ ẩm của không khí.
Tích hợp toàn phần cũng có thể được thực hiện khi ta xây dựng được đề tài thích hợp, cho phép HS
giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, xây dựng đề
tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức HS,…
- Tích hợp bộ phận.
Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về sự BĐKH.
Ví dụ: Trong SGK Vật Lí 10, trong bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học có mục “Vận dụng
nguyên lí II nhiệt động lực học” đề cập đến nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt. Ở đây GV
có thể tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH khi giảm tối đa khí thải của động cơ nhiệt.
- Hình thức liên hệ.
Liên hệ là một hình thức đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan đến
vấn đề BĐKH hoặc ứng phó với BĐKH song không nêu rõ trong nội dung bài học. Trong trường hợp này
GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với nội dung ứng phó với BĐKH. Đây là trường
hợp thường xảy ra.
Ví dụ: Trong bài 26 “Thế năng”, không thể hiện rõ các nội dung liên quan đến ứng phó sự BĐKH,
trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ thực tế sự ảnh hưởng của việc tạo
ra các nhà máy thủy điện dựa trên sự biến đổi của thế năng trọng trường đến sự BĐKH.
Việc đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn học vật lí nhằm phát huy vai trò tích
cực chủ động của HS, GV cần định hướng các hoạt động theo các pha sau đây:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, kích thích hứng thú nhận thức của HS, phát triển vấn đề. Đối
với mỗi nội dung cần tích hợp GV cần nêu rõ mục tiêu của phần đó từ đó HS có thể đề xuất phương pháp
học tập. Trong quá trình thực hiện đề xuất sẽ có những khó khăn, trao đổi, thảo luận phương án giải pháp
khắc phục. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tìm được các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề
Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, sau khi GV nêu vấn đề HS tự chủ khám phá kiến thức. Dưới sự
hướng dẫn của GV HS tiến hành các hoạt động độc lập cá nhân và hợp tác theo nhóm. Trong quá trình
thực hiện, HS hình thành các kỹ năng, trao đổi thảo luận theo nhóm, chia sẻ những thông tin của mình và
nhóm thu được. Đồng thời cũng trong quá trình này HS sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề về kiến
thức, hiểu sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH cũng như việc ứng phó với BĐKH. Ở đây đòi hỏi GV
nắm vững các kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng hướng dẫn HS thảo luận.
Dưới sự hướng dẫn của GV, hành động của HS được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức
khoa học. Qua quá trình dạy học cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề, với những gợi ý của
GV, HS sẽ tiệm cận đến việc tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề nêu ra. Ở đây, GV cần hiểu và vận dụng
những quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, lôgic hình thành các kiến thức vật lí, những hành
động thường gặp trong quá trình nhận thức vật lí, những phương pháp nhận thức vật lí phổ biến để hoạch
định những hành động, thao tác cần thiết hoặc việc vận dụng kiến thức của HS.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Dưới sự chỉ dẫn của GV, HS thảo luận các phương án, các nội dung kiến thức và các giải pháp
nhằm ứng phó với BĐKH. GV nêu lên các tình huống liên quan đến sự BĐKH để HS có thể vận dụng các
kiến thức, kỹ năng, phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu sự BĐKH và ứng phó với sự biến đổi đó.
Pha thứ tư: Thể chế hóa, vận dụng, mở rộng kiến thức

[38]
GV bổ sung, khẳng định các nội dung kiến thức mới, thể chế hóa nó, HS chính thức ghi nhận tri
thức mới và vận dụng vào tình huống mới. Ở đây GV cần hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi mở, nghiên
cứu tìm hiểu tiếp những kiến thức có liên quan và liên hệ với thực tiễn nhằm thực hiện bốn trụ cột trong
giáo dục thế kỉ XXI là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định; học để chung sống với mọi
người”.
4.3. Gợi ý về tổ chức DHTH các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn Vật lí
Gợi ý 1: Bài 13 - Lực ma sát - Vật lí 10
Ở bài này ta sử dụng hình thức tích hợp bộ phận. Địa chỉ tích hợp là tác dụng của lực ma sát trượt,
ma sát nghỉ, ma sát lăn.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm - Sau khi học xong ba loại lực ma sát, em
trưởng, thư ký. hãy tìm mối liên quan giữa chúng đến sự
- Các nhóm trao đổi để chọn một trong ba BĐKH?
loại lực ma sát để tìm hiểu.
Pha thứ hai: HS trong các nhóm tự chủ khám phá kiến thức giải quyết vấn đề.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm hiểu - GV hướng dẫn HS thảo luận trong nhóm
về ích lực và tác hại của lực ma sát trong kỹ để giúp HS mỗi nhóm tự đưa ra kết quả
thuật và trong đời sống hằng ngày. hoạt động của nhóm mình.
Ảnh hưởng của thời tiết đối với lực ma sát.
VD: + Mưa quá nhiều, nước biển dâng.
 Lực ma sát nhỏ  Giao thông không
thuận tiện.
+ Trời quá nắng nóng  ảnh hưởng đến
việc đi lại của các phương tiện giao thông
trên đường đèo, dốc,…  tìm ra cách
khắc phục.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm cử đại diện - Lần lượt cho các nhóm báo cáo.
nhóm mình báo cáo kết quả đã thống nhất. - Yêu cầu, khuyến khích các nhóm nhận
- Thành viên trong từng nhóm nhận xét, xét, tham gia góp ý kiến cho báo cáo của
tham gia góp ý kiến cho báo cáo của các các nhóm.
nhóm khác.
Pha thứ tư: Thể chế hóa, vận dụng, mở rộng kiến thức
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS chính thức ghi nhận tri thức mới mà - GV bổ sung và khẳng định những kiến
GV vừa bổ sung và khẳng định. thức mà HS trong các nhóm đã đưa ra.
- HS nhận nhiệm vụ GV giao. - GV giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm phần
kiến thức về lực ma sát về ứng phó với
BĐKH.
Gợi ý 2: Bài 20. Các dạng cân bằng - Vật lí 10
Ở bài này ta dùng hình thức liên hệ từ điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế liên hệ đến việc
chuẩn bị ứng phó với BĐKH.

[39]
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS củng cố kiến thức về điều kiện cân - Làm rõ mục tiêu phần kiến thức cần tích
bằng của vật có mặt chân đế. hợp;
- Thảo luận tìm ra mối liên hệ giữa điều - Hướng dẫn HS tìm mối liên hệ giữa điều
kiện cân bằng và sự ứng phó với BĐKH. kiện cân bằng và sự ứng phó với BĐKH.
- Chuyển giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS:
+ Nhóm 1: Phương án dọn đồ đạc ở phòng
học riêng của mình.
- Nhận nhiệm vụ của GV giao. + Nhóm 2: Phương án dọn đồ đạc ở lớp
Ví dụ: Tìm phương án cho việc dọn dẹp đồ học, trường học.
đạc trước khi có trận động đất nhỏ xảy ra. + Nhóm 3: Phương án dọn đồ đạc ở phòng
khách.
+ Nhóm 4: Phương án dọn đồ đạc ở nhà bếp.
Pha thứ hai: HS trong các nhóm tự chủ tìm phương án, giải quyết vấn đề.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các thành viên trong mỗi nhóm tìm ra - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu phương án.
phương án. - Hướng dẫn giúp đỡ các nhóm tìm phương
- Thảo luận nhóm để tìm ra phương án tối án tối ưu.
ưu. - Điều khiển thảo luận trong nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo phương án - Tổ chức các nhóm báo cáo phương án
mà mình đã lựa chọn. nhóm mình đưa ra và thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, thảo luận và - Yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, thảo
đưa ra ý kiến bổ sung. luận, đưa ra các ý kiến bổ sung.
Pha thứ tư: Kết luận, giao nhận nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kiến thức và các phương - Xác nhận những phương án tối ưu.
án mà GV đã xác nhận. - Giao nhiệm vụ về nhà hoàn thiện phương
- Nhận nhiệm vụ về nhà. án đã nêu.
Gợi ý 3: Bài 23 - Động lượng, định luật bảo toàn động lực - Vật lí 10. Trong bài này tích hợp ứng
phó với BĐKH ở hình thức liên hệ.
Gợi ý 4: Bài 24 - Công và công suất - Vật lí 10. Hình thức tích hợp ứng phó với BĐKH là tích hợp
bộ phận.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ tìm hiểu về công và công suất vô ích sẽ ảnh hưởng đến môi
trường như thế nào.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận nhiệm vụ GV giao: - Chia nhóm HS.
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về công và công suất - Chuyển giao nhiệm vụ tìm hiểu về công
vô ích ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? và công suất vô ích ảnh hưởng đến môi
+ Nhóm3, 4: Tìm các phương án để giảm trường như thế nào? Cách giảm công và
công và công suất vô ích. công suất vô ích.
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức để thu được kết quả tìm hiểu.

[40]
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên tìm hiểu theo phương - Yêu cầu từng thành viên của nhóm tìm hiểu
án nhóm đã lựa chọn. theo phương án nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm - Điều khiển cho mỗi nhóm thảo luận.
vụ tìm hiểu về sự ảnh hưởng của công,
công suất vô ích đến môi trường và
cách giảm thiểu chúng.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Tổ chức các nhóm báo cáo và thảo luận kết
tìm hiểu. quả.
- Thảo luận, phân tích kết quả tìm hiểu - Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận về kết
được. quả tìm hiểu mà mỗi nhóm đưa ra.
Pha thứ tư: Kết luận và giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã kết - Xác nhận những kết quả tìm hiểu đúng.
luận. - Mở rộng các hướng tìm hiểu tiếp và giao
- Nhận nhiệm vụ về nhà nhiệm vụ cho HS.
Gợi ý 5: Bài 26 - Thế năng - Vật lí 10.
Mức độ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài thế năng (Vật Lí 10) ở hình thức liên hệ.
Sau khi HS đã hiểu về khái niệm thế năng, trong phần liên hệ cách sử dụng thế năng trong các nhà máy
thủy điện việc tạo ra các hồ nước nhân tạo sẽ ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái? Ảnh hưởng đến
tầng ôzôn như thế nào?
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: - Liên hệ giữa kiến thức về thế năng trong bài,
+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu cách sử dụng sự GV giao nhiệm vụ tìm hiểu cách sử dụng sự biến
biến đổi thế năng trong các nhà máy đổi thế năng trong các nhà máy thủy điện.
thủy điện. - Giao nhiệm vụ tìm hiểu sự ảnh hưởng của
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các hồ nước nhân tạo đến môi trường sinh
các hồ nước nhân tạo đến môi trường thái, đến tầng ôzôn.
sinh thái, đến tầng ôzôn.
- Thảo luận, báo cáo tìm ra phương án
của nhóm.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm tìm hiểu theo phương án - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
nhóm đã lựa chọn. nhóm lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Điều khiển cho mỗi nhóm thảo luận.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả về - Tổ chức các nhóm báo cáo và thảo luận kết quả.
các vấn đề đã nêu ở hoạt động 1. - Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận, cùng
- Thảo luận phân tích kết quả tìm hiểu tìm ra kết quả.
được.

[41]
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm hiểu của các nhóm.
xác nhận. - Giao nhiệm vụ tìm hiểu tiếp về nhà.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Gợi ý 6: Bài 27 - Cơ năng (Vật lí 10).
Tương tự như gợi ý 5, tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài cơ năng (Vật lí 10) cũng ở
hình thức liên hệ.
Địa chỉ tích hợp vào nội dung “Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường”. Các hoạt động
tương tự như gợi ý 5 để GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc thay đổi vị trí hoặc tăng các
hồ chứa nước ảnh hưởng đến môi trường khí hậu như thế nào? Sự biến đổi năng lượng từ thế năng thành
động năng trong các hiện tượng như lũ quét và cách ứng phó, cách khắc phục. Tìm hiểu sự biến đổi cơ
năng trong thiết bị “cọn nước” và các ứng dụng của nó trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của các đồng
bào vùng cao.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: - Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ cho các
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu sự biến đổi cơ nhóm tìm hiểu sự biến đổi cơ năng trong các
năng trong các hiện tượng như lũ quét hiện tượng như lũ quét và cách ứng phó, cách
và cách ứng phó, cách khắc phục. khắc phục. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc
+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ chứa nước ảnh
việc thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ hưởng đến môi trường khí hậu như thế nào?
chứa nước ảnh hưởng đến môi trường Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng trong thiết bị
khí hậu như thế nào? “cọn nước”
+ Nhóm 4: Tìm hiểu sự biến đổi cơ
năng trong thiết bị “cọn nước”.
- Thảo luận, báo cáo tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm tìm hiểu theo phương án - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
nhóm đã lựa chọn. nhóm lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm - Điều khiển cho mỗi nhóm thảo luận.
vụ.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo và thảo luận kết
- Thảo luận phân tích kết quả tìm hiểu quả.
được. - Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận, cùng
tìm ra kết quả.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm hiểu của các
xác nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ tìm hiểu tiếp về nhà.

[42]
Gợi ý 7: Bài 28 - Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử - Vật lí 10.
Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài này ở hình thức tích hợp bộ phận. Địa chỉ tích hợp
là “Các thể rắn, lỏng, khí”. Từ đặc điểm của thể khí GV hướng dẫn HS tìm hiểu và so sánh giữa không
khí ô nhiễm và không khí không bị ô nhiễm, cách giảm thiểu ô nhiễm đó.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của thể khí GV
hiểu. giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về không khí ô
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: nhiễm và so sánh giữa không khí ô nhiễm và
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về không khí ô không khí không bị ô nhiễm.
nhiễm và so sánh giữa không khí ô - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu cách giảm
nhiễm và không khí không bị ô nhiễm. thiểu ô nhiễm không khí và cách ứng phó với
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu cách giảm thiểu không khí ô nhiễm.
ô nhiễm không khí và cách ứng phó với
không khí ô nhiễm.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Hai nhóm tìm hiểu, so sánh giữa - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
không khí ô nhiễm và không khí không hai nhóm đã lựa chọn.
ô nhiễm. - Điều khiển nhóm thảo luận.
- Hai nhóm tìm hiểu các phương án
giảm thiểu ô nhiễm không khí và cách
“ứng phó với” không khí ô nhiễm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hoá kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã - Xác nhận những kết quả về sự phân biệt giữa
xác nhận về sự phân biệt giữa không không khí ô nhiễm với không khí bị ô nhiễm
khí ô nhiễm với không khí bị ô nhiễm với không khí không bị ô nhiễm.
với không khí không bị ô nhiễm, những - Xác nhận những phương án giảm thiểu ô
phương án giảm thiểu ô nhiễm không nhiễm không khí và phương án ứng phó với
khí và phương án ứng phó với không không khí ô nhiễm.
khí ô nhiễm. - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS tìm hiểu.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Gợi ý 8: Bài 32 - Nội năng và sự biến thiên nội năng - Vật lí 10.
Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài này ở mức độ liên hệ. Sau khi tìm hiểu các cách
làm thay đổi nội năng, GV hướng dẫn HS tìm hiểu và tìm hiểu tác dụng của khí quyển đối với việc giữ
nhiệt độ ổn định, thích hợp với sự sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Ngoài ra, GV

[43]
hướng dẫn các nhóm HS tìm hiểu các phương án ứng phó với sự nóng lên toàn cầu cũng như cách giảm
thiểu lượng khí CO2 một trong những tác nhân gây thủng tầng ôzôn.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:

Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ


Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: - Từ kiến thức về các cách làm thay đổi nội
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác dụng của khí năng như quá trình truyền nhiệt GV phân công
quyển đến việc giữ nhiệt độ Trái Đất ổn nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu về tác
định. dụng của khí quyển đến việc giữ nhiệt độ Trái
+ Nhóm 2: Tìm phương án ứng phó Đất ổn định và các phương án ứng phó với sự
với sự nóng lên toàn cầu. nóng lên toàn cầu cũng như cách giảm thiểu
+ Nhóm 3: Tìm hiểu các cách giảm khí CO2.
thiểu khí CO2 tác nhân của việc gây - Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho
thủng tầng ôzôn. từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận tìm ra phương án
thống nhất.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
hiện nhiệm vụ của nhóm mình. của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả - Điều khiển nhóm thảo luận.
chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả tối ưu.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm được của các
xác nhận. nhóm.
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận - Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để tiếp
nhiệm vụ về nhà. tục tìm hiểu.
Gợi ý 9: Bài 33 - Các nguyên lí của nhiệt động lực học - Vật lí 10
Hình thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH ở mức liên hệ. Sau khi HS được học phần vận
dụng nguyên lí thứ hai. Nhiệt động lực học, GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của khí thải máy lạnh
đền tầng ôzôn, tác động của khí thải động cơ nhiệt đến sự ô nhiễm môi trường. Từ sự tìm hiểu đó GV
hướng dẫn HS tìm ra phương án giảm thiểu sự ảnh hưởng của khí thải của động cơ nhiệt môi trường.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của khí thải

[44]
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu tác động của khí máy lạnh đền tầng ôzôn, tác động của khí thải
thải máy lạnh đền tầng ôzôn, tác động động cơ nhiệt đến sự ô nhiễm môi trường.
của khí thải động cơ nhiệt đến sự ô - Hướng dẫn HS tìm ra phương án giảm thiểu
nhiễm môi trường. sự ảnh hưởng của khí thải của động cơ nhiệt
+ Nhóm 3, 4: Tìm phương án giảm môi trường.
thiểu sự ảnh hưởng của khí thải của - Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho
động cơ nhiệt môi trường. từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
hiện nhiệm vụ của nhóm mình. của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả - Điều khiển nhóm thảo luận.
chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả tối ưu.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm được của các
xác nhận. nhóm.
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận - Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để tiếp
nhiệm vụ về nhà. tục tìm hiểu.
Gợi ý 10: Bài 34 - Chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình - Vật lí 10.
Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài này ở hình thức liên hệ. Sau khi HS hiểu các đặc
điểm của chất rắn kết tinh, hiểu về nhiệt độ nóng chảy GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng băng ở
Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc cực làm ảnh hưởng đến
sự BĐKH sẽ làm mực nước biển tăng quá cao gây nên nạn hồng thủy, từ đó tìm ra các phương án giảm
thiểu và ứng phó.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: - Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng băng ở
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hiện tượng Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân
băng ở Nam cực, băng ở Bắc cực và các gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc cực làm ảnh
nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan hưởng đến sự BĐKH sẽ làm mực nước biển
ở Bắc cực tăng quá cao gây nên nạn hồng thủy, từ đó tìm
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hiện tượng băng ra các phương án giảm thiểu và ứng phó.
tan ở Bắc cực làm ảnh hưởng đến sự - Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho
BĐKH sẽ làm mực nước biển tăng quá từng nhóm.
cao gây nên nạn hồng thủy, từ đó tìm ra
các phương án giảm thiểu và ứng phó.
- Các nhóm thảo luận tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ

[45]
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
hiện nhiệm vụ của nhóm mình. của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả - Điều khiển nhóm thảo luận.
chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu; Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra
kết quả tối ưu.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm được của các
xác nhận. nhóm.
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận - Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để tiếp
nhiệm vụ về nhà. tục tìm hiểu.
Gợi ý 11: Bài 37 - Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng - Vật lí 10
Địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là phần ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
GV có thể sử dụng hình thức tích hợp bộ phận. Từ kiến thức về hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và tác
dụng của cây xanh đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất nhằm ứng phó với BĐKH.
Gợi ý 12: Sự chuyển thể các chất - Vật lí 10
Địa chỉ tích hợp ứng phó với BĐKH trong bài là sự nóng chảy và sự bay hơi. Hình thức tích hợp ở
đây là tích hợp bộ phận. Sau khi đề cập đến kiến thức về sự nóng chảy, GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp
hiện tượng băng tan ở Bắc cực và trong phần kiến thức sự bay hơi, GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên
nhân gây ra những trận mưa axit và tác hại của mưa axit đến các sinh vật sống trên Trái Đất cũng như đến
các công trình xây dựng từ đó tìm ra phương án giảm thiểu các hiện tượng này.
Gợi ý 13: Bài 39. Độ ẩm của không khí - Vật lí 10
Hình thức tích hợp ứng phó với BĐKH trong bài là hình thức liên hệ. Địa chỉ tích hợp là phần “III.
Ảnh hưởng của độ ẩm không khí”. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm
của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. GV hướng
dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Chia nhóm HS.
hiểu. - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về sự ảnh
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí;
+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt
của khí hậu đến độ ẩm của không khí; và độ ẩm của không khí khi đó. GV hướng dẫn
tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, HS tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm của không
ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. khí đến vật dụng, đến con người.
+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của
độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến

[46]
con người.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Thành viên trong mỗi nhóm độc lập - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
suy nghĩ để tìm ra kết quả tìm hiểu. hai nhóm đã lựa chọn.
- Từng nhóm tự thảo luận để tìm ra kết - Điều khiển nhóm thảo luận.
quả chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã - Xác nhận những kết quả về sự ảnh hưởng của
xác nhận về sự ảnh hưởng của khí hậu khí hậu đến độ ẩm của không khí; về nguyên
đến độ ẩm của không khí; về nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của
nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm không khí khi đó.
của không khí khi đó. - Xác nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của không
- Ghi nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của khí đến vật dụng, đến con người.
không khí đến vật dụng, đến con người. - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.

Gợi ý 14: Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông - Vật lí 11


Địa chỉ tích hợp của bài là “Sự nhiễm điện. Điện tích - tương tác điện”. Hình thức tích hợp ở đây là
hình thức tích hợp bộ phận. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự hình thành tầng điện ly và tác dụng của
tầng điện ly đối với Trái Đất. Ngoài ra GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu mối liên hệ giữa sự thay đổi ở
tầng điện ly với các trận động đất trên mặt đất đây cũng chính là một ứng dụng nữa của tầng điện ly.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát biểu vấn đề.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Các nhóm HS tìm ra phương án tìm hiểu. - Từ những kiến thức về sự nhiễm điện của
- Các nhóm nhận nhiệm vụ của nhóm các vật.
mình. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm
hiểu sự hình thành tầng điện ly, tác dụng
của tầng điện ly.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tự chủ - Yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm tự
khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu.
của nhóm. - Điều khiển nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận nhóm thể tìm ra kết quả. quả và phương án tối ưu.

[47]
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo. - Tổ chức các nhóm báo cáo về sự hình
- Thành viên trong các nhóm khác nêu ý thành tầng điện ly cũng như tác dụng của
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm tầng điện ly.
hiểu về tầng điện ly. - Tổ chức các nhóm thảo luận để tìm ra
phương án kết quả tin cậy.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác - Xác nhận những kết quả tìm được của các
nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ về nhà cho HS tìm hiểu
tiếp về tầng điện ly và những tác dụng của
tầng điện ly.
Gợi ý 15: Bài 5. Điện thế. Hiệu điện thế - Vật lí 11
Địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài trong phần hiệu điện thế. Hình thức tích hợp
ở đây là hình thức liên hệ. GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo và ứng dụng của các thiết bị lọc bụi tĩnh
điện với môi trường.
Gợi ý 16: Bài 8. Điện năng - Công suất điện - Vật lí 11
Hình thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là tích hợp bộ phận. Địa chỉ tích hợp ở
các phần điện năng tiêu thụ, công suất điện; công suất tỏa nhiệt. GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách giảm
thiểu điện năng tiêu thụ nhằm bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu sự BĐKH.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát biểu vấn đề
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận nhiệm vụ GV giao. - Chia nhóm HS.
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu - Từ công thức tính điện năng tiêu thụ. GV
của nhóm. giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu
+ Nhóm 1 + 2: Tìm phương án tiết kiệm các phương án tiết kiệm điện năng.
điện năng. - Hướng dẫn HS liên hệ giữa điện năng tiêu
+ Nhóm 3 + 4: Vẽ bản đồ tư duy để tìm thụ, công suất tỏa nhiệt với các kiến thức về
mối liên hệ giữa điện năng tiêu thụ với các BĐKH bằng bản đồ tư duy.
kiến thức về BĐKH.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
hiểu. án của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
hiểu chung cho nhóm
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của - Tổ chức hai nhóm báo cáo về các cách tiết
nhóm mình. kiệm điện năng.

[48]
- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý - Tổ chức hai nhóm còn lại trình bày về bản
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm đồ tư duy của nhóm mình để tìm ra mối liên
hiểu. hệ giữa điện năng tiêu thụ, công suất tỏa
nhiệt với các kiến thức về BĐKH.
- Điều khiển các nhóm thảo luận.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác - Xác nhận những kết quả tìm được của các
nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp về sự
giảm thiểu điện năng hao phí và các cách
tiết kiệm điện năng.
Gợi ý 17: Bài 15. Dòng điện trong chất khí - Vật lí 11
Hình thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là hình thức tích hợp bộ phận. Trong
phần “Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực” GV hướng
dẫn HS tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí hậu đến sự tạo thành dòng điện trong chất khí. Trong phần “Hồ
quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện”, ngoài ứng dụng của hiện tượng quang điện GV hướng dẫn
HS tìm hiểu những nguy hiểm của hồ quang điện và ảnh hưởng của hồ quang điện đối với môi trường
sống.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát biểu vấn đề
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận nhiệm vụ GV giao. - Chia nhóm HS.
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
của nhóm.
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của
khí hậu đến sự tạo thành dòng điện trong
chất khí
+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu những nguy hiểm
của hồ quang điện và ảnh hưởng của hồ
quang điện đối với môi trường sống.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
hiểu. án của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
hiểu chung cho nhóm
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của - Tổ chức hai nhóm báo cáo về sự ảnh
nhóm mình. hưởng của khí hậu đến sự tạo thành dòng
- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý điện trong chất khí.
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm - Tổ chức hai nhóm còn lại trình bày về
hiểu. những nguy hiểm của hồ quang điện và ảnh

[49]
hưởng của hồ quang điện đối với môi
trường sống.
- Điều khiển các nhóm thảo luận.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác - Xác nhận những kết quả tìm được của các
nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp
những vấn đề liên quan.

Gợi ý 18: Bài 19. Từ trường Trái Đất - Vật lí 11


Hình thức giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là tích hợp bộ phận. Sau khi HS được học về từ
trường. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về từ trường Trái Đất và ảnh hưởng của bão từ đến từ trường Trái
Đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người từ đó tìm ra các phương án ứng phó.
Gợi ý 19: Bài 26. Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11
Hình thức GĐ ứng phó với BĐKH trong bài là hình thức liên hệ. Địa chỉ tích hợp là phần “Sự khúc
xạ ánh sáng”. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của ánh sáng Mặt Trời đối với Trái Đất; tìm hiểu sự
khúc xạ ánh sáng qua tầng ôzôn, qua bầu khí quyển Trái Đất từ đó tìm phương án ứng phó với sự nóng
lên của Trái Đất.
Gợi ý 20: Bài 31. Mắt - Vật lí 11
Hình thức tích hợp là hình thức liên hệ. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác hại của tia tử ngoại tới mắt
từ đó tìm ra các phương án giảm thiểu tia tử ngoại tới mắt; Tìm hiểu tác dụng hấp thụ tia tử ngoại của
tầng ôzôn, tìm ra các phương án “vá” tầng ôzôn bị thủng.
Gợi ý 21: Bài 4. Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức - Vật lí 12
Hình thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là hình thức liên hệ. Sau khi HS hiểu về
dao động tắt dần, dao động cưỡng bức GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ảnh hưởng của động đất đến các
công trình xây dựng từ đó tìm ra các phương án để ứng phó với nó, ngoài ra GV hướng dẫn HS tìm hiểu
về “độ Richter” và mức độ ảnh hưởng của động đất tính theo “độ Richter” .
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát biểu vấn đề
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận nhiệm vụ GV giao. - Chia nhóm HS
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS:
của nhóm. + Tìm hiểu về ảnh hưởng của động đất đến
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của các công trình xây dựng từ đó tìm ra các
động đất đến các công trình xây dựng từ phương án để ứng phó với nó.
đó tìm ra các phương án để ứng phó với + Tìm hiểu về “độ Richter” và mức độ ảnh
nó. hưởng của động đất tính theo “độ Richter”.
+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu về “độ Richter”
và mức độ ảnh hưởng của động đất tính
theo “độ Richter”.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
hiểu. án của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
hiểu chung cho nhóm.

[50]
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của - Tổ chức từng nhóm báo cáo.
nhóm mình. - Điều khiển các nhóm thảo luận.
- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm hiểu.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác - Xác nhận những kết quả tìm được của các
nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp
những vấn đề liên quan.
Gợi ý 22: Bài 8. Giao thoa sóng - Vật lí 12
Hình thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài ở hình thức liên hệ. Sau khi học xong bài
giao thoa sóng GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sóng thần, nguyên nhân gây ra, các đặc điểm cũng như các
dấu hiệu từ đó tìm ra các phương án cảnh báo, ngăn chặn hoặc giảm bớt hiệu ứng của nó như xây dựng
các bức tường chắn sóng thần (như ở Nhật Bản những bức tường chắn sóng thần với chiều cao 4,5m)
trước những vùng bờ biển nhiều dân sinh sống; hoặc cây trồng dọc bờ biển…
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát biểu vấn đề
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận nhiệm vụ GV giao. - Chia nhóm HS.
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS:
của nhóm. +Tìm hiểu về sóng thần, nguyên nhân gây
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu về sóng thần, ra, các đặc điểm cũng như các dấu hiệu để
nguyên nhân gây ra, các đặc điểm cũng phát hiện sóng thần.
như các dấu hiệu để phát hiện sóng thần. +Tìm các phương án cảnh báo, ngăn chặn
+ Nhóm 3 + 4: Tìm các phương án cảnh hoặc giảm bớt hiệu ứng của sóng thần.
báo, ngăn chặn hoặc giảm bớt hiệu ứng
của sóng thần.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
hiểu. án của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
hiểu chung cho nhóm

Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo


Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của - Tổ chức từng nhóm báo cáo.
nhóm mình. - Điều khiển các nhóm thảo luận.
- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm

[51]
hiểu.

Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác - Xác nhận những kết quả tìm được của các
nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp
những vấn đề liên quan.
Gợi ý 23: Bài 10. Đặc trưng vật lí của âm - Vật lí 12
Hình thức tích hợp trong bài ở hình thức tích hợp bộ phận sau khi HS hiểu về đặc trưng vật lí của
âm, GV hướng dẫn HS hiểu ứng dụng các đặc trưng này trong việc xác định, dự báo được các trận động
đất, sóng thần.
Gợi ý 24: Bài 11. Đặc trưng sinh lí của âm - Vật lí 12
Hình thức tích hợp ứng phó với BĐKH trong bài là hình thức tích hợp bộ phận. GV hướng dẫn HS
từ đặc trưng sinh lí của âm tìm hiểu phương án xác định và dự báo sóng thần, động đất. Hướng dẫn HS
tìm hiểu cách sử dụng sóng siêu âm trong việc xác định tàu ngầm, các vật trôi dạt, các đàn cá; Xác định
độ sâu đáy biển ứng dụng trong việc lập bản đồ.
Gợi ý 25: Bài 22. Sóng điện từ - Vật lí 12
Hình thức tích hợp là tích hợp bộ phận. Địa chỉ tích hợp là phần “Sự truyền sóng vô tuyến trong khí
quyển”. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của tầng điện ly đối với sự phát và thu sóng điện từ, tìm
hiểu sự ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu đến tầng điện ly.
Gợi ý 26: Bài 27. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại - Vật lí 12
Hình thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là hình thức tích hợp bộ phận. Địa chỉ
tích hợp là “tia tử ngoại”. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của tầng ôzôn với sự hấp thụ tia tử ngoại
từ đó giúp HS nhận biết sự cần thiết của tầng ôzôn đối với người cũng như động thực vật trên Trái Đất.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ôzôn, tìm hiểu tác hại của lỗ thủng đó và
tìm ra các phương án giảm thiểu nó.
Gợi ý 27: Bài 31. Hiện tượng quang điện trong - Vật lí 12
Hình thức tích hợp trong bài là hình thức tích hợp bộ phận. Địa chỉ tích hợp là “Pin quang
điện”. GV hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng năng lượng Mặt Trời sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường, sự BĐKH toàn cầu và tiết kiệm năng lượng.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu. - Chia nhóm HS.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: - Chuyển giao nhiệm vụ cho HS tìm
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng hiểu việc sử dụng năng lượng Mặt
năng lượng Mặt Trời đối với việc bảo vệ môi Trời sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường, giảm thiểu sự BĐKH toàn cầu. trường, sự BĐKH toàn cầu và tiết
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu các phương án, cách kiệm năng lượng.
thức để sử dụng năng lượng Mặt Trời hiệu quả.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên mỗi nhóm suy nghĩ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
tìm hiểu. hai nhóm đã lựa chọn.

[52]
- Các nhóm tự thảo luận nhóm để tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
phương án và kết quả tối ưu cho nhóm
mình.

Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo


Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã - Xác nhận những kết quả về tìm hiểu việc sử
xác nhận về tìm hiểu việc sử dụng năng dụng năng lượng Mặt Trời sẽ giảm thiểu sự ô
lượng Mặt Trời sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, sự BĐKH toàn cầu và tiết
nhiễm môi trường, sự BĐKH toàn cầu kiệm năng lượng.
và tiết kiệm năng lượng, những phương - Xác nhận những phương án cách thức để sử
án cách thức để sử dụng năng lượng dụng năng lượng Mặt Trời hiệu quả.
Mặt Trời hiệu quả. - Giao nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu cho HS.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Gợi ý 28: Bài 20. Lực ma sát - Vật lí 10 nâng cao
Ở bài này ta sử dụng hình thức tích hợp bộ phận. Địa chỉ tích hợp là tác dụng của lực ma sát
trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. GV dùng phương pháp hoạt động nhóm hướng dẫn HS tìm hiểu mối
liên hệ giữa lực ma sát với sự BĐKH.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS tự chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm - Sau khi học xong ba loại lực ma sát tìm
trưởng, thư ký. mối liên quan giữa chúng đến sự BĐKH.
- Các nhóm trao đổi để chọn một trong ba
loại lực ma sát để tìm hiểu.
Pha thứ hai: HS trong các nhóm tự chủ khám phá kiến thức giải quyết vấn đề.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm hiểu - GV hướng dẫn HS thảo luận trong nhóm
về ích lực và tác hại của lực ma sát trong kỹ để giúp HS mỗi nhóm tự đưa ra kết quả
thuật và trong đời sống hàng ngày. hoạt động của nhóm mình.
Ảnh hưởng của thời tiết đối với lực ma sát.
VD: + Mưa quá nhiều, nước biển dâng.
 Lực ma sát nhỏ  Giao thông không
thuận tiện.
+ Trời quá nắng nóng  ảnh hưởng đến
việc đi lại của các phương tiện giao thông
trên đường đèo, dốc,….  tìm ra cách
khắc phục.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

[53]
- Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm cử đại - Lần lượt cho các nhóm báo cáo.
diện nhóm mình báo cáo kết quả. - Yêu cầu, khuyến khích các nhóm nhận
- Thành viên trong từng nhóm nhận xét, xét, tham gia góp ý kiến cho báo cáo của
tham gia góp ý kiến cho báo cáo của các các nhóm.
nhóm khác.
Pha thứ tư: Thể chế hóa, vận dụng, mở rộng kiến thức
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS chính thức ghi nhận tri thức mới mà - GV bổ sung và khẳng định những kiến thứ
GV vừa bổ sung và khẳng định. mà HS trong các nhóm đã đưa ra.
- HS nhận nhiệm vụ tìm hiểu thêm phần - GV giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm phần
kiến thức về lực ma sát về ứng phó với kiến thức về lực ma sát về ứng phó với
BĐKH. BĐKH.
Gợi ý 29: Bài 54 - Hiện tượng dính ướt, hiện tượng mao dẫn - Vật lí 10 nâng cao
Địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong bài là phần ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
GV có thể sử dụng hình thức tích hợp bộ phận. Từ kiến thức về hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và tác
dụng của cây xanh đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất nhằm ứng phó với BĐKH.
Tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Chia nhóm HS.
hiểu. - Chuyển giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và tác dụng
về hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và của cây xanh đến việc bảo vệ môi trường, bảo
tác dụng của cây xanh đến việc bảo vệ vệ Trái Đất nhằm ứng phó với BĐKH.
môi trường, bảo vệ Trái Đất nhằm ứng
phó với BĐKH.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên mỗi nhóm suy nghĩ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
tìm hiểu. hai nhóm đã lựa chọn.
- Các nhóm tự thảo luận nhóm để tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
phương án và kết quả tối ưu cho nhóm
mình.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã - Xác nhận những kết quả mà các nhóm HS
xác nhận như: Phương án cách thức để tìm hiểu
bảo vệ môi trường, ứng phó với sự - Xác nhận những phương án cách thức để bảo
BĐKH. vệ môi trường, ứng phó với sự BĐKH.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu cho HS.

[54]
Gợi ý 30: Bài 55 - Sự chuyển thể, sự nóng chảy, sự đông đặc - Vật lí 10 nâng cao
Địa chỉ tích hợp ứng phó với BĐKH trong bài là sự nóng chảy và sự bay hơi. Hình thức tích hợp ở
đây là tích hợp bộ phận. Sau khi đề cập đến kiến thức về sự nóng chảy, GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp
hiện tượng băng tan ở Bắc cực và trong phần kiến thức sự bay hơi, GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên
nhân gây ra những trận mưa axit và tác hại của mưa axit đến các sinh vật sống trên Trái Đất cũng như đến
các công trình xây dựng từ đó tìm ra phương án giảm thiểu các hiện tượng này.
Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Chia nhóm HS.
hiểu. - Chuyển giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: hiện tượng băng tan ở Bắc cực và trong phần
kiến thức sự bay hơi, GV hướng dẫn HS tìm
hiểu nguyên nhân gây ra những trận mưa axit
và tác hại của mưa axit đến các sinh vật sống
trên Trái Đất cũng như đến các công trình xây
dựng từ đó tìm ra phương án giảm thiểu các
hiện tượng này.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Từng thành viên mỗi nhóm suy nghĩ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
tìm hiểu. hai nhóm đã lựa chọn.
- Các nhóm tự thảo luận nhóm để tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
phương án và kết quả tối ưu cho nhóm
mình.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã - Xác nhận những kết quả mà các nhóm HS
xác nhận về phương án cách thức để tìm hiểu.
bảo vệ môi trường, ứng phó với sự - Xác nhận những phương án cách thức để bảo vệ
BĐKH. môi trường, ứng phó với sự BĐKH.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu cho HS.
5. Giới thiệu một số giáo án DHTH giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí cấp THPT
Tiết 21: Bài 13 - LỰC MA SÁT - Vật lí 10
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, nghỉ, lăn.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt.
- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
- Hiểu được mối quan hệ giữa lực ma sát với thời tiết, khí hậu, với môi trường.

[55]
2. Kĩ năng
- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học.
- Giải thích được vai trò phát động của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe
cộ.
- Bước đầu đề xuất giả thuyết hợp lí và đưa ra được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.
- Hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của lực
ma sát với môi trường và sự ảnh hưởng của khí hậu đến lực ma sát.
3. Thái độ: Có ý thức với ảnh hưởng của ma sát với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: khối hình hộp chữ nhật (bằng gỗ, nhựa…), có một mặt khoét các lỗ để
đựng quả cân, một số quả cân, một lực kế và một máng trượt.
2. Học sinh
Ôn lại những kiến thức về lực ma sát đã học ở lớp 8.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Ôn lại kiến thức về lực ma sát
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tái hiện lại kiến thức, trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi để HS ôn tập và nhận xét câu
- Có những loại lực ma sát nào? Khi nào trả lời.
xuất hiện?
Hoạt động 2 (...phút): Tìm hiểu lực ma sát trượt
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Chỉ ra hướng của lực ma sát trượt tác
dụng lên vật trượt trên mặt phẳng.
- Thảo luận tìm cách đo độ lớn lực ma sát - HD: Xét vật trượt đều trên mặt phẳng
trượt tác dụng lên vật. ngang.
- Thảo luận nhóm, trả lời C1 SGK. - Tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết
- Ghi nhận kết quả thí nghiệm và rút ra kết về các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn lực ma
luận. sát trượt.
- Viết biểu thức độ lớn của lực ma sát trượt. - Đưa ra đại lượng hệ số ma sát trượt.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu về lực ma sát lăn
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Lấy ví dụ về tác dụng của lực ma sát lăn
lên vật.
- Trả lời C2 SGK. - Giới thiệu số ứng dụng làm giảm ma sát
- So sánh độ lớn lực ma sát lăn và ma sát bằng cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát
trượt. lăn.
Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu về lực ma sát nghỉ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Quan sát thí nghiệm của GV. - Tiến hành thí nghiệm nhận biết ma sát
nghỉ.
- Rút ra các đặc điểm của lực ma sát nghỉ. - HD: Vật đứng yên dưới tác dụng của lực
kéo và ma sát nghỉ.
- So sánh độ lớn của lực ma sát nghỉ cực
đại và ma sát trượt.
- Lấy các ví dụ về cách làm tăng ma sát có - Giới thiệu về vai trò của ma sát nghỉ.

[56]
ích.
Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: - Giao nhiệm vụ - Sau khi học xong ba loại lực ma sát tìm
- HS tự chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm mối liên quan giữa chúng đến sự BĐKH.
trưởng, thư ký.
- Các nhóm trao đổi để chọn một trong ba
loại lực ma sát để tìm hiểu.
Pha thứ hai: - HS trong các nhóm tự chủ - GV hướng dẫn HS thảo luận trong nhóm
khám phá kiến thức giải quyết vấn đề. để giúp HS mỗi nhóm tự đưa ra kết quả
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm hiểu hoạt động của nhóm mình.
về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong kỹ
thuật và trong đời sống hàng ngày.
Ảnh hưởng của thời tiết đối với lực ma sát.
VD: + Mưa quá nhiều, nước biển dâng.
 Lực ma sát nhỏ  Giao thông không
thuận tiện.
+ Trời quá nắng nóng  ảnh hưởng đến
việc đi lại của các phương tiện giao thông
trên đường đèo, dốc,….  tìm ra cách
khắc phục.
Pha thứ ba: - Thảo luận, trình bày báo cáo - Lần lượt cho các nhóm báo cáo.
- Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm cử đại - Yêu cầu, khuyến khích các nhóm nhận
diện nhóm mình báo cáo kết quả đã thống xét, tham gia góp ý kiến cho báo cáo của
nhất. các nhóm.
- Thành viên trong từng nhóm nhận xét,
tham gia góp ý kiến cho báo cáo của các
nhóm khác. - GV bổ sung và khẳng định những kiến
Pha thứ tư: Thể chế hóa, vận dụng, mở thức mà HS trong các nhóm đã đưa ra.
rộng kiến thức - GV giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm phần
- HS chính thức ghi nhận tri thức mới mà kiến thức về lực ma sát về ứng phó với
GV vừa bổ sung và khẳng định. BĐKH.
- HS nhận nhiệm vụ GV giao.
Hoạt động 6 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.
Bài 20 - CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ - Vật lí
10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt ba dạng cân bằng.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
- Tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện cân bằng và sự ứng phó với BĐKH.
2. Kĩ năng
- Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền.
- Xác định được mặt chân đế của một vật đặt trên một mặt phẳng đỡ.
- Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
- Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.

[57]
- Biết cách dọn đồ đạc khi chuẩn bị có những trận động đất nhỏ.
3. Thái độ: Có ý thức cộng đồng đối với môi trường và đời sống con người khi thiến tai, biến
đổi khí hậu xảy ra.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị các thí nghiệm theo các hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 và 20.6 SGK.
- Chuẩn bị cho hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH.
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức về mômen lực.
3. Gợi ý sử dụng CNTT
Mô phỏng các dạng cân bằng của các vật như trong hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 và 20.6 và một số ví
dụ để HS phân tích; biểu diễn mặt chân đế của các vật khác nhau.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu các dạng cân bằng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Quan sát vật rắn được đặt ở các điều kiện - Bố trí các thí nghiệm hình 20.2, 20.3,
khác nhau, rút ra đặc điểm cân bằng của 20.4.
vật trong mỗi trường hợp. - Phát biểu định nghĩa các dạng cân bằng.
Hoạt động 2 (... phút): Xác định điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tìm hiểu và trả lời C1 SGK. - Giới thiệu khái niệm mặt chân đế.
- Quan sát hình 20.6 SGK, nhận xét về - HD: Xét tác dụng của mômen của trọng lực.
dạng cân bằng của mỗi vật. - Phát biểu điều kiện cân bằng của vật có
mặt chân đế.
- Vận dụng để xác định dạng cân bằng của - Lấy một số ví dụ về các vật có mặt chân
các vật trong ví dụ của GV. đế khác nhau.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu về mức vững vàng của cân bằng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận xét về mức độ vững vàng của các
vị trí cân bằng trong hình 20.6 SGK.
- Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới mức
vững vàng của cân bằng.
- Lấy các ví dụ về cách làm tăng mức
vững vàng của cân bằng.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Làm rõ mục tiêu phần kiến thức cần tích
- HS củng cố kiến thức về điều kiện cân hợp;
bằng của vật có mặt chân đế. - Hướng dẫn HS tìm mối liên hệ.
- Thảo luận tìm ra mối liên hệ giữa điều - Chuyển giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS.
kiện cân bằng và sự ứng phó với BĐKH. + Nhóm 1: Phương án dọn đồ đạc ở phòng
học riêng của mình.
+ Nhóm 2: Phương án dọn đồ đạc ở lớp
học, trường học.
- Nhận nhiệm vụ của GV giao. + Nhóm 3: Phương án dọn đồ đạc ở phòng
Ví dụ: Tìm phương án cho việc dọn dẹp đồ khách.

[58]
đạc trước khi có trận động đất nhỏ xảy ra. + Nhóm 4: Phương án dọn đồ đạc ở nhà
Pha thứ hai: HS trong các nhóm tự chủ bếp.
tìm phương án, giải quyết vấn đề.
- Các thành viên trong mỗi nhóm tìm ra - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu phương án.
phương án. - Hướng dẫn giúp đỡ các nhóm tìm phương
- Thảo luận nhóm để tìm ra phương án tối án tối ưu.
ưu. - Điều khiển thảo luận trong nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo.
- Đại diện các nhóm báo cáo phương án
mà mình đã lựa chọn.
- HS các nhóm khác nhận xét, thảo luận và - Tổ chức các nhóm báo cáo phương án
đưa ra ý kiến bổ sung. nhóm mình đưa ra và thảo luận.
Pha thứ tư: Kết luận, giao nhận nhiệm vụ - Yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, thảo
về nhà luận, đưa ra các ý kiến bổ sung.
- Ghi nhận những kiến thức và các phương
án mà GV đã xác nhận. - Xác nhận những phương án tối ưu.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ về nhà hoàn thiện phương
án đã nêu.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.
Bài 24. CÔNG. CÔNG SUẤT - Vật lí 10 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp
đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng).
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất.
2. Kỹ năng
- Tính công và công suất của một lực trong một số trường hợp đặc biệt.
- Vận dụng kiến thức tìm hiểu sự ảnh hưởng của công và công suất vô ích tới môi trường
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của công vô ích do tác động của BĐKH với môi trường
và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lí 8.
- Chuẩn bị cho hoạt động nhóm tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH.
2. Học sinh
- Khái niệm công ở lớp 8 THCS.
- Vấn đề phân tích lực.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động 1 (... phút): Ôn tập kiến thức về công
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhắc lại khái niệm và công thức tính - Nêu câu hỏi và nhận xét câu trả lời.
công đã học ở THCS. - Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực
- Lấy ví dụ về lực sinh công. cùng hướng và vuông góc với dịch chuyển.
Hoạt động 2 (... phút): Xây dựng biểu thức tính công tổng quát
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

[59]
- Phân tích lực tác dụng lên vật thành hai - Đưa ra bài toán tính công trong trường
thành phần: cùng hướng và vuông góc với hợp tổng quát.
hướng dịch chuyển của vật. - HD: Thành phần nào tạo ra chuyển động
- Nhận xét khả năng thực hiện công của không mong muốn?
hai lực thành phần. - HD: sử dụng công thức đã biết: A = F.s
- Tính công của lực thành phần cùng - Nhận xét công thức tính công tổng quát do
hướng với dịch chuyển của vật. Đưa ra HS đưa ra.
công thức tính công tổng quát.
Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng công thức tính công
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Làm bài tập 6 trang 150 SGK. - Lưu ý cách sử dụng thuật ngữ về công.
- Phát biểu định nghĩa đơn vị của công (Jun).

Tiết 2
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu trường hợp công cản
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Tái hiện lại kiến thức, trả lời câu hỏi: - HD: Xét các đại lượng trong phương trình
- Trường hợp nào lực sẽ sinh công âm? 24.3.
- Đưa ra trường hợp của trọng lực khi vật
lên dốc.
- Nhận xét về tác dụng của các thành phần - Nói rõ ý nghĩa của trường hợp lực sinh
của trọng lực đối với chuyển động của vật. công âm.
- Trả lời C2 SGK.
- Làm bài tập ví dụ.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu khái niệm công suất
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự đọc và trình bày về khái niệm và đơn - Nhận xét trình bày của HS.
vị của công suất.
- Trả lời C3 SGK.
Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Làm bài tập 7 trang 150 SGK. - HD: Lực tối thiểu để nâng vật lên có độ
- Đọc phần: “Em có biết”. lớn bằng trọng lượng của vật.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm HS.
tìm hiểu về công và công suất vô ích sẽ - Chuyển giao nhiệm vụ tìm hiểu về công và
ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. công suất vô ích ảnh hưởng đến môi trường
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm như thế nào? Cách giảm công và công suất vô
hiểu. ích.
- Nhận nhiệm vụ GV giao:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về công và công
suất vô ích ảnh hưởng đến môi trường
như thế nào?
+ Nhóm 3, 4: Tìm các phương án để
giảm công và công suất vô ích.

[60]
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám - Yêu cầu từng thành viên của nhóm tìm hiểu
phá kiến thức để thu được kết quả tìm theo phương án nhóm đã lựa chọn.
hiểu. - Điều khiển cho mỗi nhóm thảo luận.
- Từng thành viên tìm hiểu theo phương
án nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm
vụ tìm hiểu về sự ảnh hưởng của công,
công suất vô ích đến môi trường và
cách giảm thiểu chúng. - Tổ chức các nhóm báo cáo và thảo luận kết
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo quả.
cáo - Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận về kết
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả quả tìm hiểu mà mỗi nhóm đưa ra.
tìm hiểu.
- Thảo luận, phân tích kết quả tìm hiểu
được. - Xác nhận những kết quả tìm hiểu đúng.
Pha thứ tư: Kết luận và giao nhiệm vụ - Mở rộng các hướng tìm hiểu tiếp và giao
về nhà nhiệm vụ cho HS.
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã kết
luận.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 26. THẾ NĂNG - Vật lí 10 (2 tiết)


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (hay thế năng hấp
dẫn). Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi.
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức tính thế năng để tính giá trị thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của
lực đàn hồi hoặc chịu tác dụng của trọng lực.
- Hiểu và liên hệ với việc bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng nguy cơ bão lụt, thủy điện do tác động của BĐKH với
môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các ví dụ thực tế để minh hoạ: vật có thế năng có thể sinh công (thế năng trọng trường, thế năng
đàn hồi).
- Chuẩn bị hoạt động nhóm trong phần tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH.
2. Học sinh
Ôn lại những kiến thức sau:
- Khái niệm thế năng đã học ở lớp 8 THCS.
- Các khái niệm trọng lực và trọng trường.
- Biểu thức tính công của một lực.
3. Gợi ý sử dụng CNTT:

[61]
Sử dụng video minh họa các vật có thế năng có thể sinh công. Ví dụ: nước ở hồ thủy điện, con lắc
lò xo.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu khái niệm trọng trường
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Tái hiện lại kiến thức - Giới thiệu khái niệm trọng trường và
- Nhắc lại các đặc điểm của trọng lực. trọng trường đều.
- Trả lời C1 SGK.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu thế năng trọng trường
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận xét về khả năng sinh công của vật ở
độ cao z so với mặt đất.
- Lấy ví dụ vật có thế năng có thể sinh công. - Trình bày ví dụ trong SGK.
- Tính công của trọng lực khi vật rơi từ độ
cao z xuống mặt đất. - HD: sử dụng công thức tính công.
- Trả lời C3 SGK. - Phát biểu định nghĩa và đưa ra biểu thức
- Phát biểu về mốc thế năng. tính thế năng trọng trường.
Hoạt động 3 (... phút): Xác định liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tính công của trọng lực theo độ cao so với - Sử dụng biểu thức tính công; quãng đường
mốc thế năng của vị trí đầu và cuối một quá được tính theo hiệu độ cao.
trình khi vật rơi (công thức 26.4 SGK).
- Xây dựng công thức 26.5 SGK. - HD: sử dụng biểu thức thế năng.
- Phát biểu liên hệ giữa biến thiên thế năng - Nhận xét về ý nghĩa các vế trong 26.5
và công của trọng lực. SGK.
- Rút ra các hệ quả có thể. - Xét dấu và ý nghĩa tương ứng của các đại
- Trả lời C4 SGK. lượng trong 26.5 SGK.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV


Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Liên hệ giữa kiến thức về thế năng trọng
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: trường, GV giao nhiệm vụ tìm hiểu cách sử
+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu cách sử dụng sự dụng sự biến đổi thế năng trong các nhà máy
biến đổi thế năng trong các nhà máy thủy điện.
thủy điện. - Giao nhiệm vụ tìm hiểu sự ảnh hưởng của
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các hồ nước nhân tạo đến môi trường sinh thái,
các hồ nước nhân tạo đến môi trường đến tầng ôzôn.
sinh thái, đến tầng ôzôn.
- Thảo luận, báo cáo tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám
phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
- Các nhóm tìm hiểu theo phương án nhóm lựa chọn.
nhóm đã lựa chọn. - Điều khiển cho mỗi nhóm thảo luận.
- Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm
vụ.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo

[62]
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả về - Tổ chức các nhóm báo cáo và thảo luận kết
các vấn đề đã nêu ở hoạt động 1. quả.
- Thảo luận phân tích kết quả tìm hiểu - Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận, cùng
được. tìm ra kết quả.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm hiểu của các
xác nhận. nhóm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà. - Giao nhiệm vụ tìm hiểu tiếp về nhà.

Tiết 2
Hoạt động 5 (... phút): Tính công của lực đàn hồi
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhắc lại về lực đàn hồi của lò xo. - Yêu cầu tính công lực đàn hồi của lò xo
khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về
- Tự đọc phần chứng minh công thức 26.6 trạng thái không biến dạng.
SGK. - Yêu cầu trình bày và nhận xét.
Hoạt động 6 (... phút): Tìm hiểu thế năng đàn hồi
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận xét về mốc và độ lớn của thế năng - Giới thiệu khái niệm và biểu thức tính thế
đàn hồi. năng đàn hồi.
Hoạt động 7 (... phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Làm bài tập: 2, 4, 5 trang 160 SGK. - HD: chỉ rõ mốc thế năng của bài toán.
Hoạt động 8 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 27. CƠ NĂNG - Vật lí 10 (1 tiết)


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.
- Viết được công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của
lò xo.
2. Kĩ năng
- Thiết lập được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.
- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số
bài toán đơn giản.
- Hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH nhằm tìm mối liên hệ giữa kiến thức về
cơ năng với các hiện tượng ảnh hưởng của khí hậu, môi trường sinh thái với con người.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của cơ năng, các hiện tượng vật lí do tác động của
BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Một số thiết bị trực quan (con lắc đơn, con lắc lò xo, sơ đồ nhà máy thuỷ điện).
2. Học sinh

[63]
Ôn lại các bài: Động năng, thế năng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1 (...phút): Viết biểu thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tái hiện lại kiến thức và nhắc lại khái
niệm cơ năng ở THCS. - Phát biểu định nghĩa cơ năng trọng
- Viết biểu thức cơ năng của vật chuyển trường.
động trong trọng trường.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trình bày bài toán xét một vật chuyển
động từ vị trí M đến vị trí N bất kì trong
trọng trường.
- Tính công của trọng lực theo hai cách. - HD: Áp dụng quan hệ về biến thiên thế
năng.
- Xây dựng công thức liên hệ giữa cơ năng - Xét trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của
của vật tại hai vị trí (công thức 27.4). trọng lực.
- Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng. - HD: M, N là hai vị trí bất kì và vật chỉ
chịu tác dụng của trọng lực.
- Rút ra quan hệ giữa động năng và thế
năng của vật chuyển động trong trọng
trường. - HD: Lực căng dây không sinh công nên
- Trả lời C1 SGK. có thể xem con lắc đơn chỉ chịu tác dụng
của trọng lực.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu về định luật bảo toàn cơ năng đàn hồi
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Viết biểu thức cơ năng đàn hồi. - Nêu định nghĩa cơ năng đàn hồi.
- Ghi nhận định luật bảo toàn cơ năng đàn - Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng cho
hồi. vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Hoạt động 4 (... phút): Xét trường hợp cơ năng không bảo toàn
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trả lời C2 SGK. - HD: Tính cơ năng của vật tại đỉnh và chân
dốc.
- Tìm quan hệ giữa cơ năng của vật tại hai - HD: Sử dụng quan hệ về biến thiên động
vị trí. năng.
- Rút ra quan hệ giữa độ biến thiên cơ
năng và công của các lực cản.
Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ cho các
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: nhóm tìm hiểu sự biến đổi cơ năng trong các
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu sự biến đổi cơ hiện tượng như lũ quét và cách ứng phó, cách
năng trong các hiện tượng như lũ quét khắc phục. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc
và cách ứng phó, cách khắc phục. thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ chứa nước ảnh

[64]
+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hưởng đến môi trường khí hậu như thế nào?
việc thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng trong thiết bị
chứa nước ảnh hưởng đến môi trường “cọn nước”.
khí hậu như thế nào?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu sự biến đổi cơ
năng trong thiết bị “cọn nước”
- Thảo luận, báo cáo tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám
phá kiến thức thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm tìm hiểu theo phương án - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
nhóm đã lựa chọn. nhóm lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm - Điều khiển cho mỗi nhóm thảo luận.
vụ.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo
cáo - Tổ chức các nhóm báo cáo và thảo luận kết
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả về quả.
các vấn đề đã nêu ở hoạt động 1. - Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận, cùng
- Thảo luận phân tích kết quả tìm hiểu tìm ra kết quả.
được.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà - Xác nhận những kết quả tìm hiểu của các
- Ghi nhận những kết quả của GV đã nhóm.
xác nhận. - Giao nhiệm vụ tìm hiểu tiếp về nhà.
- Trả lời câu hỏi: Tạo sao người ta nói
cọn nước, cối giã gạo nước lại đóng góp
vào giảm thiểu sự BĐKH?
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động 6 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 28
CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
Vật lí 10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhắc lại được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác
phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.
- Hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH để tìm hiểu về không khí ô nhiễm. Tìm
hiểu cách khắc phục, cách giảm thiểu và cách ứng phó với không khí ô nhiễm.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của ô nhiễm chất khí, các hiện tượng vật lí do tác động
của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ

[65]
1. Giáo viên
- Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.3 SGK.
- Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức đã học về cấu tạo chất ở THCS.
3. Gợi ý sử dụng CNTT
Mô phỏng lực tương tác phân tử theo mô hình của SGK kèm theo đồ thị phụ thuộc của độ lớn lực
tương tác với khoảng cách giữa các phân tử.
Mô phỏng các đặc điểm cấu tạo của chất khí, chất rắn và chất lỏng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Ôn lại về cấu tạo chất
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhắc lại về những đặc điểm cấu tạo chất - Nêu câu hỏi.
đã học ở THCS. - Nhận xét câu trả lời.
- Lấy ví dụ minh họa về các đặc điểm cấu
tạo chất.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về lực tương tác phân tử
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề - Đặt vấn đề: tại sao các vật vẫn giữ được
do GV đặt ra. hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu
tạo nên vật luôn chuyển động.
- Trả lời C1 SGK. - Giới thiệu về lực tương tác phân tử.
- Trả lời C2 SGK. - Trình bày về lực hút và lực đẩy phân tử
trên mô hình.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu đặc điểm của các trạng thái cấu tạo chất
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nêu các đặc điểm về thể tích và hình - Trình bày các đặc điểm về khoảng cách
dạng của vật chất ở thể khí, lỏng và rắn. phân tử, chuyển động và tương tác phân tử
của các trạng thái cấu tạo chất.
- Giải thích các đặc điểm trên.
Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự tìm hiểu các nội dung cơ bản của - Nhận xét nội dung HS trình bày.
thuyết động học chất khí. Một HS trình
bày.
- Giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên
thành bình chứa.
Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu khái niệm khí lí tưởng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận xét về những yếu tố bỏ qua khi xét - Đưa ra khái niệm khí lí tưởng.
bài toán khí lí tưởng.
Hoạt động 6 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của thể khí, GV
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về không khí ô

[66]
hiểu. nhiễm và so sánh giữa không khí ô nhiễm và
- Các nhóm nhận nhiệm vụ. không khí không bị ô nhiễm.
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về không khí ô - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu cách giảm
nhiễm và so sánh giữa không khí ô thiểu ô nhiễm không khí và cách ứng phó với
nhiễm và không khí không bị ô nhiễm. không khí ô nhiễm.
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu cách giảm thiểu
ô nhiễm không khí và cách ứng phó với
không khí ô nhiễm.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám
phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
- Hai nhóm tìm hiểu, so sánh giữa hai nhóm đã lựa chọn.
không khí ô nhiễm và không khí không - Điều khiển nhóm thảo luận.
ô nhiễm.
- Hai nhóm tìm hiểu các phương án
giảm thiểu ô nhiễm không khí và cách
“ứng phó với” không khí ô nhiễm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
cáo hiểu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. quả và các phương án hợp lí nhất.

Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao


nhiệm vụ về nhà - Xác nhận những kết quả về sự phân biệt giữa
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã không khí ô nhiễm với không khí bị ô nhiễm
xác nhận về sự phân biệt giữa không với không khí không bị ô nhiễm.
khí ô nhiễm với không khí bị ô nhiễm, - Xác nhận những phương án giảm thiểu ô
với không khí không bị ô nhiễm, những nhiễm không khí và phương án ứng phó với
phương án giảm thiểu ô nhiễm không không khí ô nhiễm.
khí và phương án ứng phó với không - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS tìm hiểu.
khí ô nhiễm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động 7 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 32. NỘI NĂNG VÀ SỰ THAY ĐỔI NỘI NĂNG - Vật lí 10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng của một vật quan hệ với nhiệt độ và thể tích.
- Nêu được các ví dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra, nêu được tên và đơn vị của các đại
lượng có mặt trong công thức.
2. Kĩ năng
- Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng.
- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
- Từ kiến thức về các cách làm thay đổi nội năng như quá trình truyền nhiệt tìm hiểu về tác dụng
của khí quyển đến việc giữ nhiệt độ Trái Đất ổn định và các phương án ứng phó với sự nóng lên toàn cầu
cũng như cách giảm thiểu khí CO2.

[67]
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của nhiệt độ làm Trái Đất nóng lên, các hiện tượng vật
lí do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Thí nghiệm ở các hình 32.1a và 32.1c SGK.
2. Học sinh
Ôn lại các bài 22, 23, 24, 25, 26 trong SGK Vật lí 8.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu về nội năng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Giới thiệu khái niệm nội năng của vật.
- Trả lời C1 SGK. - HD: Xác định sự phụ thuộc của động năng
phân tử và thế năng tương tác phân tử vào
nhiệt độ và thể tích.
- Trả lời C2 SGK. - Nhắc lại định nghĩa khí lí tưởng.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu các cách làm thay đổi nội năng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Thảo luận tìm cách thay đổi nội năng của - Đưa ra một vật cụ thể (ví dụ: miếng kim
vật. loại), yêu cầu tìm cách thay đổi nội năng
của vật.
- Nhận xét các cách do HS đề xuất và thống
nhất thành hai cách: thực hiện công và
- Lấy ví dụ làm thay đổi nội năng của vật truyền nhiệt.
bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt.
- Nhận xét về sự chuyển hóa năng lượng - HD: xác định dạng năng lượng đầu và
trong quá trình thực hiện công và truyền cuối quá trình.
nhiệt.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt lượng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhắc lại công thức tính nhiệt lượng do - Phát biểu định nghĩa và kí hiệu nhiệt lượng.
một vật thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ - Nhắc lại ý nghĩa của các đại lượng trong
thay đổi. phương trình 32.2.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Từ kiến thức về các cách làm thay đổi nội
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: năng như quá trình truyền nhiệt GV phân công
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác dụng của khí nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu về tác
quyển đến việc giữ nhiệt độ Trái Đất ổn dụng của khí quyển đến việc giữ nhiệt độ Trái
định. Đất ổn định và các phương án ứng phó với sự
+ Nhóm 2: Tìm phương án ứng phó nóng lên toàn cầu cũng như cách giảm thiểu
với sự nóng lên toàn cầu. khí CO2.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu các cách giảm - Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho
thiểu khí CO2 tác nhân của việc gây từng nhóm.
thủng tầng ôzôn.
- Các nhóm thảo luận tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám
phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ

[68]
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
hiện nhiệm vụ của nhóm mình. của nhóm đã lựa chọn.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả - Điều khiển nhóm thảo luận.
chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
cáo hiểu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. quả tối ưu.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà.
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Xác nhận những kết quả tìm được của các
xác nhận. nhóm.
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận - Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để tiếp
nhiệm vụ về nhà. tục tìm hiểu.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 33
CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - Vật lí 10 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu và viết được công thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học (NĐLH); nêu
được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức.
- Phát biểu được nguyên lí thứ hai của NĐLH.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được nguyên lí thứ nhất của NĐLH vào các đẳng quá trình của khí lí tưởng để viết và
nêu ý nghĩa vật lí của biểu thức của nguyên lí này cho từng quá trình.
- Vận dụng được nguyên lí thứ nhất của NĐLH để giải các bài tập ra trong bài học và các bài tập
tương tự.
- Liên hệ tìm hiểu tác động của khí thải máy lạnh đến tầng ôzôn, tác động của khí thải động cơ nhiệt
đến sự ô nhiễm môi trường.
- Tìm được các phương án giảm thiểu sự ảnh hưởng của khí thải của động cơ nhiệt môi trường.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của khí thải động cơ, các hiện tượng vật lí và giảm nhẹ
tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị mô phỏng quá trình chất khí thực hiện công.
2. Học sinh
- Ôn lại bài “Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt” (bài 27, Vật lí 8).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu về nguyên lí I của NĐLH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Phát biểu nguyên lí I.
- Viết biểu thức 33.1. - Trình bày quy ước về dấu của A và Q
- Trả lời C1, C2 SGK. trong biểu thức nguyên lí I.
Hoạt động 2 (... phút): Áp dụng nguyên lí I của NĐLH cho các quá trình biến đổi trạng thái của
chất khí

[69]
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Làm bài tập ví dụ trang 198 SGK. - HD: Lực do chất khí tác dụng có cùng độ
lớn nhưng ngược chiều với lực ma sát.
- Có thể áp dụng cho đẳng quá trình nào? - HD: Có thể áp dụng cho quá trình mà lực
do khí tác dụng không đổi.
- Viết biểu thức nguyên lí I cho quá trình
đẳng áp.
- Quan sát hình 33.2 và chứng minh: - HD: thể tích khí không đổi nên khí không
U  Q trong quá trình đẳng tích. thực hiện công hoặc nhận công.
- Nhận xét về ý nghĩa của biểu thức
nguyên lí I cho quá trình đẳng tích.
Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Làm bài tập 4, 5 trang 202 SGK. - HD: Áp dụng biểu thức nguyên lí I và các
quy ước về dấu.
Hoạt động 4 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau

Tiết 2
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu về nguyên lí II của NĐLH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự đọc và trình bày cách phát biểu - Giới thiệu và phân tích cách phát biểu của
nguyên lí II của Claudiut. Claudiut.
- Trả lời C3 SGK.
- Tự đọc và trình bày cách phát biểu - Giới thiệu và phân tích cách phát biểu của
nguyên lí II của Cácnô. Cácnô.
- Trả lời C4 SGK.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về động cơ nhiệt
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự đọc và trình bày về 3 bộ phận cơ bản - Giải thích nguyên tắc cấu tạo và hoạt động
của động cơ nhiệt. của động cơ nhiệt.
- Đưa ra công thức tính hiệu suất của động
- Giải thích vì sao hiệu suất động cơ nhiệt cơ nhiệt.
luôn nhỏ hơn 100%. - HD: Dựa vào nguyên tắc hoạt động của
động cơ nhiệt.
Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của khí thải
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: máy lạnh đến tầng ôzôn, tác động của khí thải
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu tác động của khí động cơ nhiệt đến sự ô nhiễm môi trường.
thải máy lạnh đền tầng ôzôn, tác động - Hướng dẫn HS tìm ra phương án giảm thiểu
của khí thải động cơ nhiệt đến sự ô sự ảnh hưởng của khí thải của động cơ nhiệt
nhiễm môi trường. môi trường.
+ Nhóm 3, 4: Tìm phương án giảm - Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho
thiểu sự ảnh hưởng của khí thải của từng nhóm.

[70]
động cơ nhiệt môi trường.
- Các nhóm thảo luận tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám
phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực của nhóm đã lựa chọn.
hiện nhiệm vụ của nhóm mình. - Điều khiển nhóm thảo luận.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả
chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
cáo hiểu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. quả tối ưu.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao - Xác nhận những kết quả tìm được của các
nhiệm vụ về nhà. nhóm.
- Ghi nhận những kết quả của GV đã - Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để tiếp
xác nhận. tục tìm hiểu.
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận
nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động 4 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 34
CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
Vật lí 10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính
chất vĩ mô của chúng.
- Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng
hướng.
- Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể,
kích thước tinh thể và cách sắp xếp các tinh thể.
- Kể ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và
đời sống.
2. Kỹ năng
- Tìm hiểu được hiện tượng băng ở Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân gây ra hiện tượng
băng tan ở Bắc cực.
- Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiện tượng trên đến sự BĐKH.
- Tìm ra các phương án giảm thiểu và cách ứng phó với sự tan băng và nước biển dâng.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của tan băng đá và nước biển dâng do tác động của
BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, than chì…
- Bảng phân loại các chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng.
- Chuẩn bị cho hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất.

[71]
3. Gợi ý sử dụng CNTT
Sử dụng hình ảnh các vật rắn có cấu trúc tinh thể và vật rắn vô định hình.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ việc lập bảng phân loại chất rắn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu các khái niệm về chất rắn kết tinh
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Quan sát và nhận xét về cấu trúc của các - Giới thiệu về cấu trúc tinh thể của một số
chất rắn. loại chất rắn.
- Trả lời C1 SGK. - Trình bày khái niệm cấu trúc tinh thể và
quá trình hình thành tinh thể.
- Nêu khái niệm chất rắn kết tinh.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu các đặc tính và ứng dụng của chất rắn kết tinh
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự đọc mục I.2, rút ra các đặc tính cơ bản - Nhận xét trình bày của HS.
của chất rắn kết tinh.
- Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và đa tinh
thể. - HD: giải thích rõ về tính dị hướng và đẳng
- Trả lời C2 SGK. hướng.
- Lấy ví dụ về các ứng dụng của chất rắn - HD: Dựa vào các đặc tính.
kết tinh.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu các đặc điểm của chất rắn vô định hình
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Giới thiệu một số chất rắn vô định hình.
- Trả lời C3 SGK.
- Lấy ví dụ về ứng dụng của chất rắn vô - Nhận xét trình bày của HS.
định hình.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng băng ở
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hiện tượng băng ở nhân gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc cực
Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên làm ảnh hưởng đến sự BĐKH sẽ làm mực
nhân gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc nước biển tăng quá cao gây nên nạn hồng
cực thủy, từ đó tìm ra các phương án giảm thiểu
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hiện tượng băng và ứng phó.
tan ở Bắc cực làm ảnh hưởng đến sự - Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho
BĐKH sẽ làm mực nước biển tăng quá từng nhóm.
cao gây nên nạn hồng thủy, từ đó tìm ra
các phương án giảm thiểu và ứng phó.
- Các nhóm thảo luận tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá
kiến thức, thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực án của nhóm đã lựa chọn.
hiện nhiệm vụ của nhóm mình. - Điều khiển nhóm thảo luận.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả chung
cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
[72]
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao kết quả tối ưu.
nhiệm vụ về nhà.
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác
nhận. - Xác nhận những kết quả tìm được của các
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận nhóm.
nhiệm vụ về nhà. - Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để
tiếp tục tìm hiểu.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 39
ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ - Vật lí 10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng
- Tìm hiểu được về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây
ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó.
- Tìm hiểu được ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của độ ẩm không khí, các hiện tượng vật lí do tác động
của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Các loại ẩm kế: ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương.
2. Học sinh
Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hoà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu các khái niệm về độ ẩm
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Ghi nhận khái niệm độ ẩm tuyệt đối độ - Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị
ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối. của độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ
ẩm tỉ đối.
- Trả lời C1, C2 SGK.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về các loại ẩm kế
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Quan sát và tìm hiểu về hoạt động của - Giới thiệu về các loại ẩm kế.
các loại ẩm kế.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu về ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Lấy ví dụ về các cách chống ẩm. - Trình bày về ảnh hưởng của không khí.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

[73]
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm HS.
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về sự ảnh
hiểu. hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí;
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt
+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng và độ ẩm của không khí khi đó. GV hướng dẫn
của khí hậu đến độ ẩm của không khí; HS tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm của không
tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, khí đến vật dụng, đến con người.
ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó.
+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của
độ ẩm của không khí đến vật dụng, bảo
quản nông lâm thuỷ sản, ảnh hưởng đến
con người.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ hai nhóm đã lựa chọn.
- Thành viên trong mỗi nhóm độc lập - Điều khiển nhóm thảo luận.
suy nghĩ để tìm ra kết quả tìm hiểu.
- Từng nhóm tự thảo luận để tìm ra kết
quả chung cho nhóm. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo hiểu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà - Xác nhận những kết quả về sự ảnh hưởng của
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã khí hậu đến độ ẩm của không khí; về nguyên
xác nhận về sự ảnh hưởng của khí hậu nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của
đến độ ẩm của không khí; về nguyên không khí khi đó.
nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm - Xác nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của không
của không khí khi đó. khí đến vật dụng, đến con người.
- Ghi nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS tìm hiểu.
không khí đến vật dụng, đến con người.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 1. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG - Vật lí 11


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định
luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
2. Kĩ năng
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
- Tìm hiểu sự hình thành tầng điện ly, tác dụng của tầng điện ly.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của các tầng khí quyển Trái Đất, các hiện tượng vật lí
do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.

[74]
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem SGK vật lí 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
- Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi:
Phiếu học tập 1 (PC 1)
- Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật.
- Biểu hiện của vật bị nhiễm điện.
TL1:
- Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy nhỏ.
- Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ…
Phiếu học tập 2 (PC 2)
- Điện tích điểm là gì?
- Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm?
TL2:
- Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm.
- Nếu kính thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét
thì vật được coi là điện tích điểm.
Phiếu học tập 3 (PC 3)
- Có mấy loại điện tích?
- Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích.
TL3:
- Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện điện tích âm.
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
Phiếu học tập 4 (PC 4)
- Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp:
 

 

 
- Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm?
- Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng ?
TL4:
- Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn hai
điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

- Biểu thức định luật Coulomb:

Phiếu học tập 5 (PC 5)


- Điện môi là gì?
- Hằng số điện môi cho biết điều gì?
TL5:
- Điện môi là chất không cho dòng điện chay qua (không có điện tích tự do bên
trong).
- Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần so
với lực tương tác giữa các điện tích đó trong chân không.
Phiếu học tập 6 (PC 6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong

[75]
1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc; B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
B. Chim thường xù lông về mùa rét;
C. Ô tô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích sắt kéo lê trên mặt đường;
D. Sét giữa các đám mây.
3. Điện tích điểm là
A. Vật có kích thước rất nhỏ. B. Điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. Vật chứa rất ít điện tích. D. Điểm phát ra điện tích.
4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng
sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ
đẩy nhau.
5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì
độ lớn lực Cu-lông.
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần.
6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích
trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
7. Có thể áp dụng định luật Cu-lông để tính lực tương tác trong trường hợp
A. Tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
B. Tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần
nhau.
C. Tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. Tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn đặt gần nhau.
8. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực
tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không.
B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa.
D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
9. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của
A. hắc-in (nhựa đường). B. Nhựa trong. C. Thủy tinh. D. Nhôm.
TL6: Đáp án
Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: A; Câu 6: A; Câu 7: A;
Câu 8: A; Câu 9: A.
Phiếu học tập 7 (PC 7)

[76]
1. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10 -4/3 C đặt cách nhau 1 m trong
parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N.
C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N.
2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau
bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m.
3. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì
hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện
tích đó sẽ
A. hút nhau 1 lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
C. hút nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
4. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng
2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân
không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 1 N. B. 2 N. C. 8 N. D. 48 N.
5. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất
tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81.
Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 9 C. B. 9.10-8 C. C. 0,3 mC. D. 10-3 C.
TL7: Đáp án:
Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: C.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Ôn tập kiến thức về điện tích
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trả lời câu hỏi PC1. - Nêu câu hỏi PC1.
- Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC2, PC3.
câu hỏi PC2, PC3. - Gợi ý HS trả lời.
- Trả lời C1 SGK. - Nêu câu hỏi C1 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của
mục I.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về tương tác giữa hai điện tích điểm
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Xác định phương chiều của lực Cu- - Giao nhiệm vụ cho HS theo PC4.
lông, thực hiện theo PC4. - Theo dõi, nhận xét HS vẽ hình.
- Đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi ý 2, 3 - Nêu câu hỏi ý 2, 3 phiếu PC4.
PC4 về đặc điểm độ lớn của lực Cu-lông.
- Trả lời câu hỏi C2 SGK. - Nêu câu hỏi C2 SGK.
- Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về - Nêu câu hỏi PC5, gợi ý trả lời.
điện môi và hằng số điện môi.
- Trả lời câu hỏi C3 SGK. - Nêu câu hỏi C3 SGK.
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS.
Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu - Cho HS thảo luận theo PC6.

[77]
PC6. - Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức
- Nhận xét câu trả lời của bạn. trong bài.
- Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức
và đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát - Từ những kiến thức về sự nhiễm điện của
biểu vấn đề. các vật GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Các nhóm HS tìm ra phương án. HS tìm hiểu sự hình thành tầng điện ly, tác
- Các nhóm nhận nhiệm vụ của nhóm dụng của tầng điện ly.
mình.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá
kiến thức, thực hiện nhiệm vụ.
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tự chủ - Yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm tự
khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu.
của nhóm. - Điều khiển nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận nhóm thể tìm ra kết quả. quả.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo. - Tổ chức các nhóm báo cáo về sự hình
- Thành viên trong các nhóm khác nêu ý thành tầng điện ly cũng như tác dụng của
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm tầng điện ly.
hiểu về tầng điện ly. - Tổ chức các nhóm thảo luận để tìm ra
phương án kết quả tin cậy.
Pha thứ tư: (2 phút) Thể chế hóa kiến
thức, giao nhiệm vụ về nhà - Xác nhận những kết quả tìm được của các
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác nhóm.
nhận. - Giao nhiệm vụ về nhà cho HS tìm hiểu
- Nhận nhiệm vụ về nhà. tiếp về tầng điện ly và những tác dụng của
tầng điện ly.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 8. ĐIỆN NĂNG - CÔNG SUẤT ĐIỆN - Vật lí 11


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được biểu thức và ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức của công và công suất.
- Phát biểu được nội dung định luật Jun – Lenxơ.
- Trình bày được biểu thức công và công suất nguồn điện, ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức và
đơn vị.
2. Kĩ năng
- Giải các bài toán điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, bài toán định luật Jun - Lenxơ.
- Tìm hiểu các phương án tiết kiệm điện năng.
- Hoạt động nhóm nhằm tìm mối liên hệ giữa điện năng tiêu thụ, công suất tỏa nhiệt với các kiến
thức về BĐKH bằng bản đồ tư duy.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự tiêu thụ điện năng trên Trái Đất, các hiện tượng
vật lí do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên

[78]
- Xem lại SGK Vật lí 9.
- Thước kẻ, phấn màu.
- Chuẩn bị phiếu:

Phiếu học tập 1 (PC 1)


- Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được xác định bằng biểu thức nào? Ý nghĩa
của các đại lượng trong biểu thức?
- Công suất tiêu thụ của đoạn mạch được xác định thế nào?
TL 1:
- Điện năng tiêu thụ trong đoạn mạch: A = Uq = UIt
Trong đó: U: hiệu điện thế hai đầu mạch; I: cường độ dòng điện trong mạch; t: thời
gian dòng điện chạy qua.
- Công suất của đoạn mạch: P = A/t = UI
Phiếu học tập 2 (PC 2)
- Phát biểu định luật Jun – Lenxơ, viết biểu thức và giải thích ý nghĩa các đại
lượng?
- Từ biểu thức nhiệt lượng tỏa ra hãy xác định công suất tỏa nhiệt của vật dẫn?
TL 2:
- Nội dung đinh luật Jun - Len-xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với
điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện trong mạch và với thời gian
dòng điện chạy qua.
Biểu thức: Q = RI2t
Trong đó: R: điện trở của vật dẫn; I: dòng điện qua vật dẫn; t: thời gian dòng điện
chạy qua.
- Công suất tỏa nhiêt: P = RI2
Phiếu học tập 3 (PC 3)
- Từ biểu thức của suất điện động và biểu thức cường độ dòng điện, hãy xác định
biểu thức tính công của nguồn điện?
- Từ biểu thức tính công của nguồn điện, hãy suy ra công thức xác định công suất
của nguồn điện.
TL 3:
- Ta có: E = A/q do đó A = Eq = EIt.
- Png = Ang /t = EI. Vậy Png = EI
Phiếu học tập 4 (PC 4): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với
A. hiệu điện thế hai đầu mạch. B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
C. cường độ dòng điện trong mạch. D. thời gian dòng điện chạy qua mạch.
2. Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được
điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.
3. Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng
2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
4. Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét không
đúng là:
A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.
B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch.

[79]
C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch.
D. Công suất có đơn vị là W.
5. Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm
2 lần thì công suất điện của mạch
A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.
6. Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ
dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.
7. Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa
nhiệt lên 4 lần thì phải
A. tăng hiệu điện thế 2 lần. B. tăng hiệu điện thế 4 lần.
C. giảm hiệu điện thế 2 lần. D. giảm hiệu điện thế 4 lần.
8. Công của nguồn điện là công của
A. lực lạ trong nguồn.
B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài.
C. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra.
D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác.
9. Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút
điện năng tiêu thụ của mạch là
A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J.
10. Một đoạn mạch xác định trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2
giờ tiêu thụ điện năng là
A. 4 kJ. B. 240 kJ. C. 120 kJ. D. 1000 J.
11. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một
năng lượng
A. 2000 J. B. 5 J. C. 120 kJ. D. 10 kJ.
12. Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở
thuần 100 Ω là
A. 24 kJ. B. 24 J. C. 24000 kJ. D. 400 J.
13. Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 10 J, lực lạ
đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là
A. 50 J. B. 20 J. C. 20 J. D. 5 J.
14. Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 1 C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua
o

một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là
A. 10 phút. B. 600 phút. C. 10 s. D. 1 h.
TL4: Đáp án:
Câu 1: B; Câu 2: A; Câu 3: A; Câu 4: C; Câu 5: D; Câu 6: B; Câu 7: A;
Câu 8: A; Câu 9: A; Câu 10: B; Câu 11: C; Câu 12: C; Câu 13: D; Câu 14: A.
2. Học sinh
- Ôn tập kiến thức lớp 9 về công của dòng điện và định luật Jun - Len-xơ.
- Chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(... phút): Ôn tập lại kiến thức cũ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 - 7 bài 7 để kiểm tra.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về điện năng tiêu thụ và công suất điện trên đoạn mạch
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK trang 50, mục I, trả lời phiếu - Dùng phiếu 1 nêu câu hỏi ý PC1.

[80]
PC1 ý 1.
- Trả lời C1 SGK. - Hỏi C1 SGK.
- Trả lời C2 SGK. - Hỏi C2 SGK.
- Trả lời C3 SGK. - Hỏi C3 SGK.
- Trả lời phiếu PC1 ý 2. - Dùng phiếu PC1 nêu câu hỏi ý 2.
- Trả lời C4 SGK. - Hỏi C4 SGK.
Hoạt động 3(5 phút): Nhớ lại định luật Jun – Len-xơ và công suất tỏa nhiệt
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK mục II ý 1, 2 thu thập thông - Dùng phiếu PC2 nêu câu hỏi.
tin trả lời phiếu PC2. - Gợi ý trả lời ý 2 của phiếu PC2.
- Trả lời C5 SGK. - Hỏi C5 SGK.
Hoạt động 4 (... phút): Xây dựng biểu thức tính công và công suất của nguồn điện
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK mục III ý 1, 2 trả lời phiếu 3. - Dùng phiếu 3 hỏi.
- Suy ra các biểu thức theo hướng dẫn. - Hướng dẫn HS rút ra các công thức.
Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo một phần - Cho HS thảo luận theo PC4.
phiếu PC4. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức
- Nhận xét câu trả lời của bạn. trong bài.
Hoạt động 6 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát - Chia nhóm HS.
biểu vấn đề - Từ công thức tính điện năng tiêu thụ. GV
- Nhận nhiệm vụ GV giao. giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu các phương án tiết kiệm điện năng.
của nhóm. - Hướng dẫn HS liên hệ giữa điện năng tiêu
+ Nhóm 1 + 2: Tìm phương án tiết kiệm thụ, công suất tỏa nhiệt với các kiến thức về
điện năng. BĐKH bằng bản đồ tư duy.
+ Nhóm 3 + 4: Vẽ bản đồ tư duy để tìm
mối liên hệ giữa điện năng tiêu thụ với các
kiến thức về BĐKH.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
kiến thức thực hiện nhiệm vụ án của nhóm đã lựa chọn.
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
hiểu.
- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm
hiểu chung cho nhóm
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo - Tổ chức hai nhóm báo cáo về các cách tiết
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của kiệm điện năng.
nhóm mình về các cách tiết kiệm điện - Tổ chức hai nhóm còn lại trình bày về bản
năng và tìm ra mối liên hệ giữa điện năng đồ tư duy của nhóm mình để tìm ra mối liên
tiêu thụ, công suất tỏa nhiệt với các kiến hệ giữa điện năng tiêu thụ, công suất tỏa
thức về BĐKH. nhiệt với các kiến thức về BĐKH.
- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý - Điều khiển các nhóm thảo luận.
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm

[81]
hiểu. - Xác nhận những kết quả tìm được của các
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhóm.
nhiệm vụ về nhà - Giao nhiệm vụ cho HS.
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác
nhận.
- Nhận nhiệm vụ về nhà tìm hiểu tiếp về
sự giảm thiểu điện năng hao phí và các
cách tiết kiệm điện năng.
Hoạt động 7 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 15. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ - Vật lí 11


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được bản chất dòng điện trong chất khí.
- Nêu được nguyên nhân chất khí dẫn điện.
- Nêu được các cách tạo ra hạt tải điện trong quá trình dẫn điện điện tự lực.
- Trả lời được câu hỏi tia lửa điện là gì. Điều kiện tạo ra tia lửa điện và ứng dụng.
- Trả lời được câu hỏi hồ quang điện là gì. Điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng.
2. Kĩ năng
- Nhận ra hiện tượng phóng điện trong chất khí trong thực tế.
- Phân biệt được tia lửa điện và hồ quang điện.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí hậu đến sự tạo thành dòng điện trong chất khí.
- Tìm hiểu những nguy hiểm của hồ quang điện và ảnh hưởng của hồ quang điện đối với môi trường
sống.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự phóng điện trong chất khí, các hiện tượng sấm
sét, chất thải của nó do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Thước kẻ, phấn màu.
- Buzi xe máy.
- Thí nghiệm: Máy Rum-coop.
- Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC 1)
- Vì sao nói chất khí là môi tường cách điện.
TL 1:
- Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa về điện, do
đó trong chất khí không có hạt tải điện.
Phiếu học tập 2 (PC 2)
- Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng gì?
TL 2:
- Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện.
Phiếu học tập 3 (PC 3)
- Bản chất chất dòng điện trong chất khí là gì?
- Quá trình dẫn diện không tự lực là gì?
- Hiện tượng nhân hại tải điện là gì? Giải thích về hiện tượng đó.
TL 3:

[82]
- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm
và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.
- Quá trình dẫn điện không tự lực ở chất khí là quá trình dẫn điện bởi các hạt tải điện
do tác nhân bên ngoài sinh ra. Sự dẫn điện này không tuân theo định luật Ôm.
- Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong môi trường khí do dòng điện chạy qua
gây ra gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện. Nguyên nhân của hiện tượng là do các ion
và electron trong điện trường được tăng tốc và va chạm vào các phân tử khí trung hòa và
chúng bị ion hóa, quá trình diễn ra theo cách thức như vậy liên tiếp làm cho mật độ hạt
tải điện tăng lên rất lớn.
Phiếu học tập 4 (PC 4)
- Quá trình dẫn điện tự lực là gì?
- Nêu các cách chính để tạo ra các hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực trong
chất khí.
TL 4:
- Quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì không cần ta liên tục đưa hạt tải
điện vào, gọi là quá trình dẫn điện tự lực.
- Các cách chính để tạo ra các hạt tải điện trong quá trình dãn điện tự lực trong chất
khí:
+ Dòng điện làm nhiệt độ chất khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.
+ Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến chất khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ
thấp.
+ Catốt bị dòng điện làm nóng đỏ và có khả năng phát ra electron. Các electron bị
phát xạ đi vào trong chất khí và trở thành hạt tải điện.
+ Catốt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào, làm
bứt các electron ra khỏi catốt và trở thành hạt tải điện.
Phiếu học tập 5 (PC 5)
- Tia lửa điện là gì? Điều kiện để tạo ra tia lửa điện?
TL 5:
- Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí giữa hai điện cực khi
điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành các ion dương và các electron
tự do.
- Hiện tượng tia lửa điện có thể xảy ra khi điện trường trong không khí khô vào cỡ
0,3MV/m.
Phiếu học tập 6 (PC 6):
- Hồ quang điện là gì?
- Điều kiện để tạo ra hồ quang điện.
TL 6:
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở điều kiện
thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Hồ quang
điện có thể kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.
- Điều kiện để tạo ra hồ quang điện là: Hai điện cực được làm nóng đỏ để dễ dàng
phát xạ electron. Sau đó xảy ra hiện tượng phóng điện từ lực kèm theo sự tỏa nhiệt và
phát sáng mạnh mẽ.
Phiếu học tập 7 (PC 7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.
B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.

[83]
C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
2. Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
3. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương.B. ion âm.
C. ion dương và ion âm.D. ion dương, ion âm và electron tự do.
4. Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là
A. do tác nhân bên ngoài.
B. do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các
phân tử chất khí gây ion hóa.
C. lực điện trường bứt electron khỏi nguyên tử.
D. nguyên tử tự suy yếu liên kết và tách thành electron tự do và ion dương.
5. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở
chất khí?
A. dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.
B. điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ
thấp.
C. catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron.
D. đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.
6. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. đánh lửa ở buzi; B. sét;
C. hồ quang điện; D. dòng điện chạy qua thủy ngân.
TL7: Đáp án:
Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: B; Câu 5: D; Câu 6: D.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(... phút): Ôn tập lại kiến thức cũ
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 – 7 bài 14 để kiểm tra.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu vì sao chất khí là môi trường cách điện
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời câu - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
hỏi PC1. - Gợi ý HS trả lời.
- Trả lời câu hỏi C1 SGK. - Nêu câu hỏi C1 SGK.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu cách thức để chất khí dẫn điện ở điều kiện thường
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trả lời các câu hỏi PC2. - Nêu câu hỏi PC2.
- Trả lời C2 SGK. - Nêu câu hỏi C2 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn. - Đánh giá ý kiến HS.
Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

[84]
- Trả lời các câu hỏi PC3. - Nêu câu hỏi PC3.
- Thảo luận nhóm, trả lời các ý của PC3. - Hướng dẫn HS trả lời các ý của phiếu PC3.
Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK mục IV, trả lời các câu hỏi - Nêu câu hỏi PC4.
PC4. - Hướng dẫn HS trả lời các ý của phiếu PC4.
- Trả lời các ý của PC4.
Hoạt động 6 (... phút): Tìm hiểu tia lửa điện và cách tạo ra tia lửa điện
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK mục V, trả lời các câu hỏi - Nêu câu hỏi PC5.
PC5. - Hướng dẫn HS tổng kết điều kiện để có tia
- Thảo luận nhóm, thống nhất điều kiện lửa điện.
để có tia lửa điện.
Hoạt động 7 (... phút): Tìm hiểu hồ quang điện và điều kiện để có hồ quang điện
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Đọc SGK mục VI, trả lời các câu hỏi - Nêu câu hỏi PC6.
PC6. - Hướng dẫn HS trả lời PC5.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của - Hỏi C5 SGK.
PC6.
- Trả lời C5 SGK.
Hoạt động 8 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát - Chia nhóm HS.
biểu vấn đề - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- Nhận nhiệm vụ GV giao.
- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu
của nhóm.
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của
khí hậu đến sự tạo thành dòng điện trong
chất khí
+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu những nguy hiểm
của hồ quang điện và ảnh hưởng của hồ
quang điện đối với môi trường sống.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương
kiến thức thực hiện nhiệm vụ án của nhóm đã lựa chọn.
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm - Điều khiển nhóm thảo luận.
hiểu.
- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm
hiểu chung cho nhóm
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo - Tổ chức hai nhóm báo cáo về sự ảnh
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của hưởng của khí hậu đến sự tạo thành dòng
nhóm mình. điện trong chất khí.
- Tổ chức hai nhóm còn lại trình bày về
- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý những nguy hiểm của hồ quang điện và ảnh
kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm hưởng của hồ quang điện đối với môi
hiểu. trường sống.

[85]
- Điều khiển các nhóm thảo luận.

- Xác nhận những kết quả tìm được của các


Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhóm.
nhiệm vụ về nhà - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác những vấn đề liên quan.
nhận.
- Nhận nhiệm vụ về nhà
Hoạt động 9 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 20. LỰC MA SÁT - Vật lí 10 nâng cao


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được những đặc điểm của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ.
- Viết được biểu thức của lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng các biểu thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới ma sát và giải các
bài tập.
- Hoạt động nhóm nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa lực ma sát với sự BĐKH.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của lực ma sát, các hiện tượng vật lí do tác động của
BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị các thí nghiệm ở hình H20.1, H20.2 SGK; một vài loại ổ bi.
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức về lực.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan tới lực ma sát.
- Chuẩn bị một số đoạn video về tác dụng của lực ma sát.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Ôn tập lại kiến thức cũ.
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Trả lời câu hỏi : Thế nào là lực đàn - Nêu câu hỏi.
hồi ? Điều kiện xuất hiện lực đàn hồi ? - Nhận xét câu trả lời và cho điểm.
- Phát biểu định luật Húc. - Yêu cầu HS cho một vài ứng dụng của lực
- Ứng dụng của lực đàn hồi. đàn hồi.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về ba loại lực ma sát: Nghỉ, trượt, lăn và điều kiện xuất hiện của
chúng.
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Xem tranh trong SGK. Giải thích tác - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô tả
dụng của băng truyền vận chuyển than. chuyển động của băng chuyền trên bến than
Cửa Ông.
- Gợi ý lực đã giữ cho than trên băng chuyển
động.
- Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK.

[86]
- Nêu câu hỏi C1 SGK.
- Đọc SGK, phần 1. - Nhận xét câu trả lời.
- Trả lời câu hỏi C1 SGK. - Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK.
- Đọc SGK, phần 2. - Nêu câu hỏi C2 SGK.
- Trả lời câu hỏi C2 SGK. - Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát bảng hệ - số ma sát và
- Xem bảng hệ số ma sát trong SGK rút cho nhận xét.
ra nhận xét. - Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS đọc phần 3 SGK.
- Đọc SGK phần 3, so sánh giữa ma sát - Nêu câu hỏi so sánh giữa ma sát trượt và
trượt và ma sát lăn. ma sát lăn.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 3 (... phút): Vai trò của ma sát trong đời sống
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Đọc SGK, phần 4. - Yêu cầu HS đọc SGK.
- Lấy các ví dụ về lực ma sát. - Nêu câu hỏi yêu cầu HS lấy các ví dụ thực
- Xem hình H.20.3, cho ý kiến nhận xét. tế có liên quan tới 3 loại lực ma sát, ma sát
có lợi, có hại.
- Nhận xét các yêu cầu trả lời của HS.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Giao nhiệm vụ - Sau khi học xong ba loại lực ma sát tìm
- HS tự chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm mối liên quan giữa chúng đến sự BĐKH.
trưởng, thư ký.
- Các nhóm trao đổi để chọn một trong ba
loại lực ma sát.
Pha thứ hai: HS trong các nhóm tự chủ - GV hướng dẫn HS thảo luận trong nhóm
khám phá kiến thức giải quyết vấn đề. để giúp HS mỗi nhóm tự đưa ra kết quả
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm hoạt động của nhóm mình.
hiểu về ích lực và tác hại của lực ma sát
trong kỹ thuật và trong đời sống hằng
ngày.
Ảnh hưởng của thời tiết đối với lực ma sát.
VD: + Mưa quá nhiều, nước biển dâng.
 Lực ma sát nhỏ  Giao thông không
thuận tiện.
+ Trời quá nắng nóng  ảnh hưởng đến
việc đi lại của các phương tiện giao thông
trên đường đèo, dốc,….  tìm ra cách
khắc phục. - Lần lượt cho các nhóm báo cáo.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo - Yêu cầu, khuyến khích các nhóm nhận
- Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm cử đại xét, tham gia góp ý kiến cho báo cáo của
diện nhóm mình báo cáo kết quả. các nhóm.
- Thành viên trong từng nhóm nhận xét,
tham gia góp ý kiến cho báo cáo của các
nhóm khác. - GV bổ sung và khẳng định những kiến

[87]
Pha thứ tư: Thể chế hóa, vận dụng, mở thức mà HS trong các nhóm đã đưa ra.
rộng kiến thức - GV giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm phần
- HS chính thức ghi nhận tri thức mới mà kiến thức về lực ma sát về ứng phó với
GV vừa bổ sung và khẳng định. BĐKH.
- HS nhận nhiệm vụ GV giao.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 54. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN
Vật lí 10 nâng cao
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được hiện tượng dính ướt và không dính ướt: Hiểu được nguyên nhân của các hiện tượng
này.
- Hiểu được hiện tượng mao dẫn và nguyên nhân của nó.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự sống nhờ hiện tượng mao dẫn, các hiện tượng
vật lí do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
2. Kỹ năng
- Giải thích được hiện tượng mao dẫn đơn giản thường gặp trong thực tế.
- Biết sử dụng công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hiện tượng mao dẫn để giải một số bài
tập trong một số trường hợp.
- Hoạt động nhóm để tìm hiểu về hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và tác dụng của cây xanh đến
việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất nhằm ứng phó với BĐKH.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Một số ống mao dẫn có đường kính khác nhau, hai tấm thuỷ tinh.
2. Học sinh
Xem bài, chuẩn bị các câu hỏi trong bài.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- GV có thể biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1-3 SGK.
- Chuẩn bị hình ảnh về hiện tượng mao dẫn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Ôn tập lại kiến thức cũ
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
-Trả lời các câu hỏi: - Nêu câu hỏi.
* Cấu trúc và chuyển động nhiệt của chất - Yêu cầu HS trả lời.
lỏng như thế nào?
* Hiện tượng căng mặt ngoài là gì? - Nhận xét câu trả lời.
* Lực căng mặt ngoài: Phương, chiều,
công thức tính độ lớn?
Hoạt động 2 (... phút): Hiện tượng dính ướt và không dính ướt
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Đọc SGK: và làm thí nghiệm đơn giản về - Yêu cầu HS làm thí nghiệm.
nước làm dính ướt thuỷ tinh, thuỷ ngân
không làm dính ướt thuỷ tinh.
- Đổ nhẹ vài nước lên tầm thuỷ tinh.
- Quan sát hiện tượng. - Quan sát HS làm thí nghiệm.
[88]
- Đổ nhẹ vài giọt thuỷ ngân lên tầm thuỷ tinh. - Nhắc nhở những điều cần chú ý.
- Quan sát hiện tượng.
- So sánh kết quả và rút ra nhận xét.
- Giải thích hiện tượng, xem SGK phần
1b. - Nêu câu hỏi
- Đọc SGK: phần 1c. - Nhận xét câu trả lời.
- Những ứng dụng của hiện tượng, dính - Yêu cầu HS đọc SGK phần 1c.
ướt. - Nhận xét các ví dụ.
- Trả lời câu hỏi C1 SGK.
- Đọc SGK và quan sát hình 54.2. - Nêu câu hỏi C1 SGK.
- Trình bày nhận xét về hình dạng mặt chất - Gợi ý HS quan sát hình 54.2 SGK.
lỏng ở chỗ tiếp xúc với thành bình. - Tìm hiểu dạng mặt chất lỏng.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 3 (... phút): Hiện tượng mao dẫn.
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Hoạt động nhóm - Tổ chức hoạt động nhóm.
- Đọc SGK và làm thí nghiệm về hiện - Yêu cầu HS đọc SGK. Nêu câu hỏi.
tượng mao dẫn. - Hướng dẫn nhắc nhở.
- Cắm vài ống thuỷ tinh hở hai đầu vào - Quan sát HS làm thí nghiệm.
chậu đựng thuỷ ngân và chậu đựng nước. - Làm mẫu.
- Quan sát hiện tượng.
- So sánh mực chất lỏng trong ống và
ngoài ống.
- Rút ra nhận xét.
- Trình bày kết quả nhóm. - Nhận xét kết quả nhóm.
- Hiện tượng mao dẫn?
- Trả lời câu hỏi C2 SGK. - Nêu câu hỏi C2 SGK.
- Đọc SGK, tìm hiểu công thức (54.1) - Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS tìm hiểu và xây dựng công
- Trình bày câu trả lời. thức (54.1).
- Trả lời câu hỏi C3 SGK. - Nhận xét câu trả lời.
- Nêu câu hỏi C3 SGK.
- Tìm hiểu ý nghĩa của hiện tượng mao - Nhận xét câu trả lời.
dẫn. - Nêu câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu ý
nghĩa của hiện tượng mao dẫn.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Nêu câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 trong phần
bài tập.
- Giải bài tập 2, 3 và 4 SGK. - Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
- Trình bày đáp án. - Nhận xét lời giải.
- Ghi nhận kiến thức: Hiện tượng dính ướt
và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn và
công thức tính độ chênh lệch cột chất lỏng. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.

[89]
Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm HS.
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Chuyển giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về
hiểu. hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và tác dụng
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: Tìm hiểu của cây xanh đến việc bảo vệ môi trường, bảo
về hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và vệ Trái Đất nhằm ứng phó với BĐKH.
tác dụng của cây xanh đến việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ Trái Đất nhằm ứng
phó với BĐKH.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ. hai nhóm đã lựa chọn.
- Từng thành viên mỗi nhóm suy nghĩ - Điều khiển nhóm thảo luận.
tìm hiểu.
- Các nhóm tự thảo luận nhóm để tìm
phương án và kết quả tối ưu cho nhóm
mình.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
cáo hiểu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. quả và các phương án hợp lí nhất.

- Xác nhận những kết quả mà các nhóm HS


Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao tìm hiểu
nhiệm vụ về nhà - Xác nhận những phương án cách thức để bảo
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã vệ môi trường, ứng phó với sự BĐKH.
xác nhận như: Phương án cách thức để - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS tìm hiểu.
bảo vệ môi trường, ứng phó với sự
BĐKH.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động 6 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

Bài 55. SỰ CHUYỂN THỂ. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC


Vật lí 10 nâng cao
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Có khái niệm chung về sự chuyển qua lại giữa ba thể rắn, lỏng và khí khi thay đổi nhiệt độ, áp suất
bên ngoài.
- Hiểu được nhiệt chuyển thể và sự biến đổi thể tích riêng khi chuyển thể và vận dụng các hiểu biết
này vào hiện tượng nóng chảy.
- Phân biệt được hiện tượng nóng chảy của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
- Hiểu được nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng .
- Nắm được công thức Q = m., các đại lượng trong công thức.
2. Kỹ năng

[90]
- Phân biệt được các quá trình: nóng chảy, đông đặc, hoá hơi, ngưng tụ, thăng hoa, ngưng kết.
- Giải thích được sự cần nhiệt lượng cung cấp khi nóng chảy, hoá hơi và nhiệt lượng toả ra với quá
trình ngược lại.
- Vận dụng các hiểu biết về hiện tượng nóng chảy để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản
trong đời sống và trong kỹ thuật.
- Vận dụng công thức Q = m để giải bài tập và để tính toán trong một số vấn đề thực tế.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những trận mưa axit và tác hại của mưa axit đến các sinh vật sống
trên Trái Đất cũng như đến các công trình xây dựng từ đó tìm ra phương án giảm thiểu và ứng phó với nó.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự chuyển thể các chất, các hiện tượng vật lí liên
quan do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số thí nghiệm về sự nóng chảy: cốc thuỷ tinh, nước nóng nước đá.
- Tranh vẽ hình trong SGK. Đèn chiếu.
- Đọc kỹ SGK.
2. Học sinh
Tìm hiểu cách chế tạo các vật đúc: Nến chuông thế nào?
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị hình ảnh về các vấn đề trên.
- Chuẩn bị một số đoạn video về các hiện tượng chuyển thể trong tự nhiên.
- Chuyển một số câu hỏi tự luận trong SGK thành câu trắc nghiệm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(... phút): Ôn tập lại kiến thức cũ
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Trả lời các câu hỏi. - Nêu câu hỏi.
- Hiện tượng dính ướt? Không dính ướt ?
Hiện tượng mao dẫn và công thức tính độ - Nhận xét câu trả lời.
chênh lệch cột chất lỏng ?
Hoạt động 2 (... phút): Nhiệt chuyển thể. Sự biến đội thể tích riêng khi chuyển thể
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Đọc SGK và quan sát hình 55.1 SGK. - Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 55.1:
- Lấy ví dụ thực tế về sự chuyển thể. nêu câu hỏi
- Trình bày câu trả lời. - Nhận xét câu trả lời.
- Nhiệt chuyển thể ? - Nêu câu hỏi C1 SGK.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C1 SGK. - Nhận xét câu trả lời.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C2 SGK. - Nêu câu hỏi C2 SGK.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C3 SGK. - Nhận xét câu trả lời.
- Đọc SGK : Thể tích riêng là thể tích ứng - Nêu câu hỏi C3 SGK.
với một đơn vị khối lượng. - Nhận xét câu trả lời.
- Quan hệ giữa thể tích riêng và khối - Yêu cầu HS đọc SGK: Nêu câu hỏi.
lượng riêng? - Gợi ý trả lời.
- Trong quá trình chuyển thể thì thể tích - Nhận xét câu trả lời.
riêng và khối lượng riêng đều thay đổi.
Hoạt động 3 (... phút): Sự nóng chảy và sự đông đặc
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV

[91]
- Đọc SGK phần 3: Sự nóng chảy? - Yêu cầu HS đọc SGK. Nêu câu hỏi.
- Nhiệt độ nóng chảy? - Nhận xét câu trả lời.
- Đọc SGK: Nhiệt nóng chảy riêng? - Yêu cầu HS đọc SGK: Nêu câu hỏi.
- Quan sát bảng nhiệt nóng chảy riêng, so - Yêu cầu HS quan sát bảng nhiệt nóng
sánh nhiệt nóng chảy riêng của các chất. chảy.
- Rút ra công thức Q = m - Nêu câu hỏi.
- Đọc SGK: Sự đông đặc? Nhiệt độ đông - Nhận xét câu trả lời.
đặc. - Yêu cầu HS đọc SGK: Nêu câu hỏi.
- Quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy, so - Yêu cầu HS quan sát bảng nhiệt độ nóng
sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất. chảy.
- Đọc SGK: Sự nóng chảy và đông đặc của - Nêu câu hỏi.
chất rắn vô định hình? - Nhận xét câu trả lời.
- So sánh sự khác nhau trong quá trình - Yêu cầu HS đọc SGK: Nêu câu hỏi.
nóng chảy của chất rắn kết tinh và chất rắn - Nhận xét câu trả lời.
vô định hình. - Yêu cầu HS nêu các ứng dụng thực tế, gợi
- Nêu các ứng dụnh trong thực tế. ý nếu cần thiết.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của GV
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Nêu câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 trong phần
bài tập
- Giải bài tập 2, 3 SGK. - Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
- Trình bày đáp án. - Nhận xét lời giải.
- Ghi nhận kiến thức: Nhiệt chuyển trạng
thái. Sự nóng chảy và sự đông đặc nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt nóng chảy riêng. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm HS.
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Chuyển giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu
hiểu về hiện tượng băng tan ở Bắc cực, tiếp hiện tượng băng tan ở Bắc cực và trong
tìm hiểu nguyên nhân gây ra những trận phần kiến thức sự bay hơi, GV hướng dẫn
mưa acid và tác hại của mưa acid đến các HS tìm hiểu nguyên nhân gây ra những trận
sinh vật sống trên Trái Đất cũng như đến mưa acid và tác hại của mưa acid đến các
các công trình xây dựng. sinh vật sống trên Trái Đất cũng như đến các
- Các nhóm nhận nhiệm vụ. công trình xây dựng từ đó tìm ra phương án
giảm thiểu các hiện tượng này.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá
kiến thức, thực hiện nhiệm vụ. - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án
- Từng thành viên mỗi nhóm suy nghĩ tìm hai nhóm đã lựa chọn.
hiểu. - Điều khiển nhóm thảo luận.
- Các nhóm tự thảo luận nhóm để tìm
phương án và kết quả tối ưu cho nhóm
mình.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm
[92]
- Thảo luận phân tích kết quả tìm được. hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra
kết quả và các phương án hợp lí nhất.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã xác - Xác nhận những kết quả mà các nhóm HS
nhận về phương án, cách thức để bảo vệ tìm hiểu.
môi trường, ứng phó với sự BĐKH. - Xác nhận những phương án, cách thức để
- Nhận nhiệm vụ về nhà. bảo vệ môi trường, ứng phó với sự BĐKH.
- Giao nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu cho HS.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.

VÍ DỤ TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA


Sau khi học xong chương VII "Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể"
(Vật lí 10, THPT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững hơn kiến thức đã học trong hai chương: Chất lỏng - Hơi khô và hơi bão hoà: Đặc điểm
chất lỏng, hiện tượng mao dẫn, độ ẩm của không khí.
- Ảnh hưởng của những yếu tố trên đối với cuộc sống con người và mọi sinh vật khác.
- Hoạt động của con người ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới môi trường xung quanh ta như thế nào.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng quan sát các hiện tượng liên quan đến các vấn đề trên.
- Khả năng phân tích, tổng hợp để thấy được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người tới
môi trường xung quanh.
3. Thái độ
Thấy rõ trách nhiệm của bản thân nhằm góp phần ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường,
giữ gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh và tươi đẹp.
4. Hành vi
Từ những hiểu biết trên, từ ý thức trách nhiệm của bản thân có những cách cư xử, những hành động
và việc làm thiết thực để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh.
II. Phương pháp
Toạ đàm, đối thoại trực tiếp giữa thầy (cô) giáo với HS, HS với HS.
III. Chuẩn bị
- Các tờ rơi với những thông tin cần thiết về tác dụng của nước sạch đối với cuộc sống sinh vật và
tình trạng ô nhiễm nguồn nước; Tác dụng của rừng và diện tích rừng bị chặt phá ở Việt Nam cũng như ở
địa phương nơi trường đóng; Độ ẩm của không khí.
- Phiếu yêu cầu HS tự trả lời ngắn gọn sau khi tham gia thảo luận.
- Chia lớp thành 3 nhóm để các em trình bày ý kiến về ba vấn đề:
* Vai trò của nước đối với sự sống và tình trạng ô nhiễm nước hiện nay? Biện pháp khắc phục.
* Vai trò của rừng, thực trạng về việc bảo vệ rừng ở địa phương em.
* Những hiểu biết về độ ẩm không khí.
Mỗi nhóm chuẩn bị các câu hỏi để hỏi lẫn nhau.
IV. Tổng quan về hoạt động
1. GV giới thiệu mở đầu

[93]
Hiện trạng môi trường sống của chúng ta hiện nay: chúng ta đang sống trong một môi trường ngày
càng bị ô nhiễm, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng như các thế hệ
tương lai sau này. Vậy vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay là rất quan trọng nó là nhiệm vụ chung của tất
cả mọi người. Đặc biệt là HS chúng ta được trang bị các kiến thức khoa học, do vậy các em cần phải suy
nghĩ vận dụng những kiến thức đã học vào làm các công việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của
chúng ta.
2. Hoạt động của HS
* GV gọi nhóm 1 đọc vấn đề về thực trạng nước hiện nay và đặt câu hỏi cho cả lớp (có hình minh
hoạ).
- Hãy nêu biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương em?
HS : Tuyên truyền để mọi người có hành động bảo vệ nguồn nước: không đổ chất thải ra sông, suối,
đánh bắt cá bằng thuốc nổ, bao bì thuốc trừ sâu phải để đúng nơi quy định, hạn chế tối đa việc dùng hoá
chất độc hại, sử dụng nguồn nước ở vùng núi, máng nước cần làm như thế nào để đảm bảo vệ sinh...
- Cần xây dựng các nhà máy nước sạch, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án
cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn, miền núi...
- Tích cực hoạt động dọn vệ sinh tập thể...
* GV gọi nhóm 2 trình bày vai trò của rừng trong cuộc sống và đặt các câu hỏi.
- Tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
+ Rừng là nơi có rất nhiều cây cối, chim, thú... Những tán cây xanh khổng lồ bao phủ mặt đất tránh
ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào đất. Do đó làm giảm sự thoát hơi nước để giữ nước và độ ẩm cho đất,
tránh hạn hán.
+ Rễ cây rừng bám vào đất, giữ đất không bị xói mòn rửa trôi, làm tăng lượng màu mỡ của đất khi
lá cây rụng xuống.
+ Nhờ có cây cối làm cản sức tàn phá của dòng nước, lũ quét, lụt lội hằng năm.
+ Rừng là lá phổi xanh điều hoà khí hậu trái đất, cung cấp lượng ôxi khổng lồ cho Trái Đất...
+ Làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất công nghiệp phục vụ cuộc sống, cung cấp chất đốt...
- Tại sao rễ cây, thân cây lại hút được nước giúp cây sinh trưởng và phát triển?
HS: Nước rất cần cho cây cối. Cây cối sinh trưởng và phát triển được là do cấu tạo đặc biệt của rễ
cây, thân cây. Chúng được cấu tạo bởi hệ thống các ống dẫn có đường kính rất nhỏ ở rễ cây và thân cây.
Đó là hiện tượng mao dẫn, nhờ hiện tượng này mà cây được cung cấp chất lỏng: nước, muối khoáng và
các chất hữu cơ khác để nó có thể sinh trưởng và phát triển được.
- Tại sao chỗ có nhiều giun đất thì cây cối xanh tốt và ngược lại?
HS: Giun đất là loài sinh vật có ích và ở nơi đất ẩm. Chúng di chuyển trong đất làm cho đất tơi xốp
nhờ đó rễ cây dễ dàng bám sâu vào đất để hút nước qua ống rất nhỏ để phát triển xanh tốt. Còn những chỗ
đất cằn, đất khô thì ít giun, cây không có đủ chất dinh dưỡng nên không xanh tốt.
- Khi trồng những cây lâu năm tại sao người ta hay trồng xen những cây thấp trên mặt đất?
HS: Người ta trồng xen những cây thấp trên mặt đất để phủ xanh mặt đất nhanh, hạn chế sự bay hơi
nước, giữ độ ẩm cho đất, tránh không bị xói mòn và rửa trôi bởi nước mưa (VD: Trồng cà phê hay trồng
cỏ).
- Hiện trạng rừng hiện nay trên Trái Đất và cụ thể hơn ở địa phương em?
HS: + Rừng bị tàn phá nặng nề, diện tích ngày càng thu hẹp, diện tích rừng được trồng bù lại quá ít,
chất lượng cây rừng không được tốt. Ví dụ ở Việt Nam:
Năm 1943 có 21 triệu người, 14 triệu ha rừng, che phủ 43,7% mặt đất.
Năm 1975 có 47 triệu người, 9,5 triệu ha rừng, che phủ 29,1% mặt đất.
Năm 1993 có 72 triệu người, 8,6 triệu ha rừng, che phủ 27,7% mặt đất.
Tỉnh Lai Châu trước đây diện tích rừng là 94%, nay chỉ còn khoảng 8%.

[94]
- Hậu quả của việc phá rừng?
+ Gây ra lũ lụt, xói mòn đất đai.
+ Tăng nhiệt độ Trái Đất, gây hiệu ứng nhà kính.
+ Giảm lượng nước ngầm trên Trái Đất.
- Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
+ Có ý thức bảo vệ rừng.
+ Tham gia các phong trào trồng cây xanh.
+ Tuyên truyền cho mọi người biết về tác dụng của cây xanh nói chung hay rừng nói riêng đối với
cuộc sống con người.
* GV gọi nhóm 3 trình bày vấn đề của mình và đặt câu hỏi.
- GV: Nước ta là một nước miền nhiệt đới, sự thay đổi độ ẩm trong không khí rất dễ nhận thấy. Vào
những ngày ẩm độ ẩm lên tới 80% có lúc tới 90%.
Những ngày khô, nắng độ ẩm có thể dưới 70%. Vậy độ ẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
như thế nào?
- Tác dụng của độ ẩm không khí đối với con người và sinh vật.
+ Tạo điều kiện sống để con người tồn tại và phát triển.
+ Độ ẩm phù hợp sẽ là điều kiện thuận lợi để các loài sinh vật sinh sôi phát triển.
+ Độ ẩm thích hợp và ổn định sẽ ít gây ra những tác động xấu đến sức khoẻ của con người như:
bệnh hô hấp, huyết áp...
- Hiện trạng độ ẩm không khí hiện nay:
+ Hiện nay độ ẩm không khí có sự biến đổi lớn theo thời gian trong ngày cũng như theo mùa.
+ Độ ẩm không khí có xu hướng ngày càng giảm xuống do hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Hậu quả của việc thay đổi độ ẩm không khí:
+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
+ Điều kiện sống khắc nghiệt gây ra những xáo động lớn về môi trường. Thảm hoạ về môi trường.
- Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay:
+ Tự ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các tác động xấu của môi trường.
+ Duy trì nhịp sống điều hoà, chọn nơi ở thoáng mát, thông gió, tránh ở nhà kín trong thời gian dài.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường vì sức khoẻ của bản thân và cả cộng đồng.
3. GV kết luận
Như vậy các em thấy được những vấn đề rất gần xung quanh chúng ta rất đáng được quan tâm
tìm hiểu. Qua buổi học hôm nay tôi muốn các em hiểu biết thêm về vai trò của nước, cây cối, không
khí. Từ đó các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường xung quanh ta, để cho cuộc sống quanh ta
ngày càng tươi đẹp hơn. Chúng ta hãy hành động vì một môi trường xanh sạch đẹp, vì hôm nay và
ngày mai.
V. Đánh giá
VI. Tài liệu đọc thêm: Vòng tuần hoàn nước
6. Một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn Vật
lí cấp THPT
Các bài tập vật lí có ý nghĩa quan trọng phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS, nó cũng là
công cụ quan trọng sử dụng trong kiểm tra đánh giá sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS. Các dạng bài
tập liên quan tới môi trường, BĐKH còn ít được sử dụng, vì vậy trong quá trình dạy học GV cần nghiên
cứu xây dựng các dạng bài tập này. Các dạng bài tập này đòi hỏi tích hợp các nội dung giáo dục với các
kiến thức vật lí. Các bài tập có thể là định tính, định lượng, đồ thị mà khi giải chúng HS cần vận dụng cả
sự hiểu biết về môi trường, BĐKH với kiến thức vật lí. Dưới đây là một vài bài tập làm thí dụ.
Bài tập 1: Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven biển

[95]
Những hiện tượng nào nêu dưới đây không phải do thế năng của nước gây ra?
A. Sự nhiễm mặn tăng cường khi mực nước ngầm vùng ven biển bị hạ thấp.
B. Mưa.
C. Sương mù.
D. Hiện tượng sói mòn đất.
Bài tập 2: Hiệu ứng nhà kính1
Hiệu ứng nhà kính: thật hay hư cấu?
Sinh vật sống cần năng lượng để tồn tại. Năng lượng để duy trì sự sống trên Trái Đất đến từ Mặt
Trời, nó bức xạ năng lượng vào không gian bởi vì nó rất nóng. Một tỉ lệ nhỏ của năng lượng này tới Trái
Đất. Bầu khí quyển của Trái Đất hoạt động như một tấm chắn bảo vệ trên bề mặt của hành tinh của chúng
ta, ngăn ngừa sự thay đổi nhiệt độ để có thể tồn tại trong một thế giới không có không khí. Hầu hết các
bức xạ năng lượng từ Mặt Trời đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. Trái Đất hấp thụ một số phần năng
lượng này, và một số được phản xạ trở lại từ bề mặt của Trái Đất. Phần năng lượng phản xạ này được hấp
thụ bởi khí quyển. Như là một kết quả của điều này, nhiệt độ trung bình trên bề mặt của Trái Đất sẽ cao
hơn nếu như không có bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất có tác dụng tương tự như nhà kính, do
đó gọi là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính được cho là đã trở nên rõ rệt hơn trong thế kỉ XX. Đó là
một thực tế là nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của Trái Đất đã tăng. Trên các tờ báo và tạp chí sự
tăng phát thải cácbon điôxit thường được trình bày như là nguồn gốc chính của nhiệt độ tăng trong thế kỉ
XX.
Một HS tên là André bắt đầu quan tâm đến mối quan hệ có thể có giữa nhiệt độ trung bình bầu khí quyển
của Trái Đất và lượng khí cácbon điôxit phát thải trên Trái Đất.
Trong thư viện, André đã tìm được hai đồ thị như hình 10a và 10b dưới đây.

Hình 10a. Sự phát thải cácbon điôxit

Hình 10b. Nhiệt độ trung bình của khí quyển Trái Đất

1
Pisa-Sample Questionary (Nguồn: http: pisaoecd).
[96]
Từ hai đồ thị André kết luận chắc chắn rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của
Trái Đất là do sự gia tăng phát thải cácbon điôxit.
Câu hỏi:
1. Căn cứ vào đâu André đưa ra kết luận trên?
2. Một bạn khác tên là Jeanne không đồng ý với kết luận của André, bạn đó cho rằng một số phần
của đồ thị không phù hợp với kết luận của André. Em hãy chỉ thí dụ phần nào của đồ thị không phù hợp
với kết luận của André và em hãy giải thích điều đó?
3. André bảo vệ kết luận của mình rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của Trái
Đất gây ra bởi sự gia tăng phát thải cácbon điôxit. Nhưng Jeanne nghĩ rằng kết luận của André là quá
sớm. Jeanne nói: "Trước khi chấp nhận kết luận này, bạn phải chắc chắn rằng các yếu tố khác có thể ảnh
hưởng đến hiệu ứng nhà kính là không đổi".
Hãy nêu tên một trong những yếu tố mà Jeanne muốn nói đến?
Greenhouse scoring 5.1
Full credit:
- Responses that refer to the increase of both (average) temperature and carbon dioxide emission. As the emissions
increased the temperature increased.
• Both graphs are increasing.
• Because in 1910 both the graphs began to increase.
• Temperature is rising as CO2 is emitted. The information lines on the graphs rise together.
• Everything is increasing.
• The more CO2 emission, the higher the temperature.
- Responses that refer (in general terms) to a positive relationship between temperature and carbon dioxide emission.
The amount of CO2 and average temperature of the Earth is directly proportional.
• They have a similar shape indicating a relationship.
greenhouse scoring 5.2
Full credit: Responses that refer to one particular part of the graphs in which the curves are not both descending or both
climbing and gives the corresponding explanation, such as:
 In 1900–1910 (about) CO2 was increasing, whilst the temperature was going down.
 In 1980–1983 carbon dioxide went down and the temperature rose.
 The temperature in the 1800’s is much the same but the first graph keeps climbing.
 Between 1950 and 1980 the temperature didn’t increase but the CO2 did. From 1940 until 1975 the temperature
stays about the same but the carbon dioxide emission shows a sharp rise.
 In 1940 the temperature is a lot higher than in 1920 and they have similar carbon dioxide emissions.
greenhouse scoring 5.3
Full credit:
- Responses that give a factor referring to the energy/radiation coming from the Sun.
+The sun heating and maybe the earth changing position.
+ Energy reflected back from Earth. [Assuming that by “Earth” the student means “the ground”.]
- Responses that give a factor referring to a natural component or a potential pollutant.
+ Water vapour in the air.
+ Clouds.
+ The things such as volcanic eruptions.
+ Atmospheric pollution (gas, fuel).
+ The amount of exhaust gas.
+ CFC’s.
+ The number of cars.
+ Ozone (as a component of air).•
Bài tập 3: Cọn nước
Theo báo Nông nghiệp (15/04/2010), "Sáng kiến của nông dân Pắc Nặm (Bắc Kạn): Chống hạn
bằng cọn nước": Cả nước đang hạn hán. Vùng đồng bằng dùng máy bơm chống hạn, nhưng vùng cao lấy
đâu ra máy móc. Vả lại có máy rồi thì kiếm đâu ra dầu "nuôi" máy. Thế là người dân vùng cao của huyện
nghèo Pác Nặm quay về dùng một công cụ truyền thống để lấy nước trồng lúa, đó là cái cọn nước làm
100% bằng tre, gỗ. Hiện nay trên địa bàn huyện Pác Nặm có hơn 100 chiếc cọn nước, thời gian qua đã
chống hạn, cung cấp nước tưới cho hàng trăm ha trên địa bàn. Điều đó cho thấy, đồng bào dân tộc thiểu
số đã phát huy sự sáng tạo và nội lực để khắc phục khó khăn.

[97]
Cùng với cọn nước, đồng bào miền núi còn làm cối giã gạo bằng sức nước.
Trong hình 11a và 11b là hình ảnh của cọn nước và cối giã gạo nước.

Hình 11a. Cọn nước Hình 11b. Cối giã gạo nước
Em hãy quan sát các hình ảnh trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi:
1. Hãy giải thích hoạt động của cọn nước và cối giã gạo dùng sức nước?
2. Dạng năng lượng nào đã giúp cho cọn nước và cối giã gạo nước hoạt động? Sự chuyển hóa năng
lượng diễn ra ở đây như thế nào?
3. Tạo sao người ta nói cọn nước, cối giã gạo nước lại đóng góp vào giảm thiểu sự BĐKH?
4. Em hãy lập bảng so sánh và nêu ưu, nhược điểm của cọn nước và cối giã gạo nước với việc sử
dụng các loại máy dùng động cơ điêzen, động cơ điện để bơm nước, xay sát gạo?
5. Theo em có nên suy nghĩ cải tiến cọn nước, cối giã gạo nước cho hiệu quả hơn, năng suất cao
hơn được không?

Tài liệu tham khảo


[1] Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
[2] Sách giáo khoa (Ban Cơ bản và Nâng cao) môn Vật lí lớp 10, lớp 11, lớp 12. Nhiều tác giả. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3] Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 10, lớp 11, lớp 12. Nhiều tác giả.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[4] Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thay CT-SGK môn Vật lí lớp 10, lớp 11, lớp 12. Nhiều tác giả. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[5] Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 10, lớp 11, lớp 12. Nhiều tác giả. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm.
[6] Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một số môn học cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.
[7] Tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số môn học cấp THPT
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
[8] Một số tài liệu tham khảo của các dự án và trên Internet.

[98]

You might also like