You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

TIỂU LUẬN MÔN MẠNG VIỄN THÔNG

Đề tài: Tìm hiểu công nghệ chuyển mạch nhãn đa gia thức
MPLS và khả năng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Linh


Lớp: D14DTVT
Mã sinh viên: 19810510012

Năm 2021
MỤC LỤC
Chương I: Giới thiệu công nghệ mạch nhãn đa gia thức MPLS............................1
1.1. Giới thiệu MPLS..................................................................................................1
1.2. Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS..........................................1
Chương II: Các thành phần trong MPLS.................................................................2
2.1. Nhãn......................................................................................................................2
2.2. LSR ngược và LSR xuôi......................................................................................4
2.3. Gói tin dán nhãn...................................................................................................4
2.4. Ấn định và phân phối nhãn.................................................................................4
2.5. Các thuộc tính của việc kết hợp nhãn................................................................4
2.6. Các giao thức phân phối nhãn............................................................................4
2.7.Công nghệ phân phối nhãn Downstream-on-demand và Unsolicited
Downstream.................................................................................................................5
2.8. Chế độ nhớ nhãn..................................................................................................5
2.9. Tập nhãn...............................................................................................................6
2.10. Lối vào gửi chuyển tiếp nhãn hop tiếp theo (NHLFE)...................................6
Chương III: Các giao thức sử dựng trong MPLS....................................................7
3.1. Các giao thức định tuyến....................................................................................7
3.2. Giao thức phân phối nhãn LDP..........................................................................7
Chương 4: Các ứng dụng của MPLS........................................................................8
KẾT LUẬN..................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................11
Chương I: Giới thiệu công nghệ mạch nhãn đa gia thức MPLS
1.1. Giới thiệu MPLS
Với sự phát triển nhân chống của internet, internet đã trở nên phổ biến và đã trở
thành công cụ hiệu quả phục vụ cho giáo dục, thương mại giải trí, thông tin liên lạc lạc
giữa các cộng đồng các ứng dụng mới phục vụ cho thông tin liên lạc cũng ngày càng
phát triển cùng với đó là nhu cầu về truyền thống phục vụ cho các ứng dụng mới ngày
càng cao như yêu cầu về đường truyền tốc độ cao, yêu cầu về chất lượng dịch vụ... do
đó tài nguyên hạ tầng của mạng internet hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu đỏ,
Do đó yêu cầu cấp thiết cần phải có một công nghệ mạng thế hệ mới đáp ứng
được yêu cầu đó.
Mạng MPLS ra đời cung cấp một nền tảng công nghệ cho quá trình tạo ra mạng
đa người dùng, đa dịch vụ, hiệu năng cao, tốc độ cao, khả năng mở rộng mạng lớn,
nhiều chức năng cải tiến và đáp ứng được nhiều yêu cầu chất lượng dịch vụ chuyên
mạch nhân là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình mở rộng mạng internet, nó cung
cấp những ứng dụng quan trọng trong xử lý chuyên tiếp gọi bằng cách đơn giản hoá
quá trình xử lý, hạn chế tạo ra các bản sao mào đâu tại mỗi bước trong đường dân, tạo
ra một môi trường có thể hỗ trợ cho điều khiến chất lượng dịch vụ phát triển của
MPLS cho phép tích hợp IP và ATM, hỗ trợ hội tụ dịch vụ cà cung cấp những cơ hội
mới cho điều khiển lưu lượng và mạng riêng ảo, hiệu năng sử lý gói có thể cải tiến
bằng cách thêm nhãn có kích thước CỔ định vào các gối, điều khiến chất lượng dịch
vụ có thể được cung cấp dễ dàng hơn và có thể xây dựng các mạng công cộng rất lớn
MPLS là kỹ thuật mới được mong đợi sẽ phát triển phổ biến trên phạm vi rộng ở cả
các mạng IP riêng và công cộng mở đường cho việc hội tụ các dịch vụ mạng, video và
thoại.
Tóm lại MPLS sẽ đóng vai trò quan trọng trong định tuyến, chuyển mạch và
chuyển tiếp gọi cho mạng thế hệ sau cũng như giải quyết các vấn đề liên quan tới mở
rộng cấp độ mạng có thể hoạt độn với các mạng hiện có như ATM, Frame Relay để
đáp ứng nhu cầu càng tăng cao của người sử dụng.
1.2. Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS.

Hình 1.2 Tổng quan về mạng MPLS


Chuyển mạch nhân đa giao thức - MPLS MultiProtocol Label Switching) là một
biện pháp linh hoạt để giải quyết những vấn đề gặp nhiều khó khăn trong mạng hiện
1
nay như : tốc độ, quy mô, chất lượng dịch vụ QoS), quản trị và kỹ thuật lưu lượng
MPLS thể hiện một giải pháp thông minh để đáp ứng những đòi hỏi dịch vụ và quản lý
giải thông cho mạng IP thế hệ sau - dựa trên đường trục. MPLS giải quyết những vấn
đề liên quan đến tỉnh quy mô và định tuyến (dựa trên QoS và dạng chất lượng dịch vụ)
và có thể tồn tại trên mạng ATM phương thức truyền không đồng bộ - Asynchronous
Transfer Mode ) và mạng Frame Relay đang tồn tại.
MPLS thực hiện một số chức năng sau:
- Xác định cơ cấu quản lý nhiều mức độ khác nhau của các luồng lưu lượng , như
các luồng giữa các cơ cấu, phần cứng khác nhau, thậm chí các luồng giữa những ứng
dụng khác nhau
- Duy trì sự độc lập của các giao thức lớp 2 và lớp 3
- Cung cấp phương pháp ánh xạ địa chỉ IP với các nhân đơn giản , cổ độ dài cố
định được sử dụng bởi các công nghệ chuyển tiếp gói và chuyển mạch gọi khác nhau.
- Giao diện Vải giao thức định tuyến hiện có như giao thức đặt trước tài nguyên
RSVP) và giao thức mở rộng theo mở rộng theo phương thức ưu tiên tuyến đường
ngắn nhất (OSPF)
- Hỗ trợ IP, ATM và giao thức lớp 2 Frame Relay.

Trong MPLS, việc truyền dữ liệu thực hiện theo các đường chuyển mạch nhãn
(LSP). Các đường chuyển mạch nhãn là dãy các nhãn tại mỗi nút và tại tất cả các nút
dọc theo tuyến đường từ nguồn tới đích. LSP được thiết lập hoặc là trước khi truyền
dữ liệu hoặc trong khi dò luồng dữ liệu. Các nhãn được phân phối sử dụng giao thức
phân phối nhãn LDP hoặc RSVP hoặc dựa trên các giao thức định tuyến như giao thức
BGP và OSPF. mỗi gói dữ liệu nén và mang các nhãn trong quá trình đi từ nguồn tới
đích. Chuyển mạch tốc độ cao có thể chấp nhận được vì các nhãn với độ dài cố định
được chèn vào vị trí đầu của gói tin hoặc tế bào và có thể được phần cứng sử dụng để
chuyển mạch các gói tin một cách nhanh chóng giữa các đường liên kết.

Chương II: Các thành phần trong MPLS

2.1. Nhãn

Nhãn là một thực thể có độ dài ngắn, Cố định không có cấu trúc bên trong, và
thường có ý nghĩa cục bộ. Nhân được gắn vào một gói tin cụ thể sẽ đại diện cho FEC
là gói tin đó được ấn định. Việc gắn nhấn cho gói tin và xác định đường đi cho gói tin
qua mạng phải được thực hiện trược khi chuyển gói tin qua mạng
vị trí và dạng của nhân đính kèm vào gói tin phụ thuộc vào công nghệ truyền tải
được sử dụng ở lớp 2. Trong mạng ATM nhận chứa trong các trường VCI/VPI, tương
tự trong mạng Frame Relay Thần chính là trường DLCI. Đối với các Công nghệ lớp 2
không hỗ trợ trường nhân như Ethernet, token ring FDDI, Point-to-Point thì phải được

2
chèn vào giữa lớp 2 và lớp 3. Nhân được thêm vào giữa phần nào đầu lớp 2 và lớp 3
Còn được gọi với tên khác là shim header.

Cấu trúc của nhãn MPLS:

Mô tả các trường trong nhãn:


- Label: độ dài 20 bits, chứa giá trị của nhãn.
- CoS: độ dài 3 bits được sử dụng để phân chia lớp dịch vụ.
- S có độ lớn 1 bit chỉ định nhãn cuối của ngăn xếp nhãn, nhãn cuối stack
- S có giá trị 1.
TTL (Time to Live) có độ dài 8 bits, xác định thời gian tồn tại của gói tin tính |
băng giấy để tránh tình trạng một gói tin luận quân trên mạng Thời gian được cho bởi
trạm gửi và giảm đi một đơn vị khi qua mỗi router của liên mạng.
* Gói tin được gán nhãn: là gói tin mà nhãn đã được mã hoá, đính kèm vào
phần đầu của gói tin.
* Ngăn xếp nhãn: nhiều nhân có thể đính kèm trong một gói tin và được tổ
chức theo nguyên tắc vào sau ra trước được gọi là ngăn xếp nhãn. Ngăn xếp nhận
được sử dụng để chuyển tải thông tin về nhiều FEC và các LSP tương ứng là gói tin sẽ
đi qua. Các LSR dọc đường đi của gói tin Có thể thêm vào (Push), lấy ra pop) hoặc
hoán chuyển (Swap) nhãn ở đỉnh của ngăn xếp để phục vụ cho việc chuyển tiếp gói tin
trên mạng.
3
2.2. LSR ngược và LSR xuôi

Xem rằng Ru và Rd thoả thuận kết hợp nhãn L với FEC F cho việc gửi gói tin từ
Ru tới Rd. Sau đó về phương diện kết hợp, Ru là LSR ngược và Rd là LSR xuôi.

Để có thể nói một nút là xuôi hay ngược với khía cạnh liên kết nghĩa là một nhãn
cụ thể đại diện cho một FEC cụ thể được truyền từ nút ngược tới nút xuôi. Điều này
không ngụ ý là các gói tin trong FEC được gửi từ nút ngược tới nút xuôi.

2.3. Gói tin dán nhãn

Một gói tin dán nhãn là một gọi tin mà nhãn được mã hoá trong đó. Trong một
vài trường hợp, nhãn nằm trong mào đầu của gói tin dành riêng cho mục đích dán
nhãn. Trong các trường hợp khác, nhãn có thể dược đặt chung trong mào đầu lớp
mạng và lớp liên kết dữ liệu miễn là ở đây có trường có thể dùng được cho mục đích
dán nhãn. Công nghệ mã hoá được sử dụng phải phù hợp với cả thực thể mã hoá nhãn
và thực thể giải mã nhãn.

2.4. Ấn định và phân phối nhãn

Trong kiến trúc MPLS, quyết định để kết hợp một nhãn L cụ thể với một FEC F
cụ thể là do LSR xuôi thực hiện. LSR xuôi sau khi kết hợp sẽ thông báo với LSR
ngược về kết hợp đó. Do vậy các nhãn là được LSR xuôi ấn định và các kết hợp nhãn
được phân phối theo hướng từ LSR xuôi tới LSR ngược.

Nếu một LSR được thiết kế để cho nó chỉ có thể tìm kiếm các nhãn trong một
phạm vi cố định, thì khi đó nó đơn thuần chỉ cần đảm bảo rằng nó chỉ kết hợp các nhãn

2.5. Các thuộc tính của việc kết hợp nhãn

Việc kết hợp nhãn L với FEC F, được phân phối từ Rd tới Ru, có thể có các
thuộc tính liên kết. Nếu Ru, đóng vai trò là LSR xuôi, cũng phân phối một kết hợp của
một nhãn với FEC F, khi đó dưới điều kiện cụ thể, nó có thể cũng yêu cầu phân phối
các thuộc tính đáp ứng mà nó nhận được từ Rd.

2.6. Các giao thức phân phối nhãn

Một giao thức phân phối nhãn là một tập các thủ tục mà nhờ đó một LSR thông
báo cho các LSR khác các kết hợp nhãn/FEC mà nó thực hiện. Hai LSR sử dụng giao
thức phân phối nhãn để trao đổi thông tin kết hợp nhãn/FEC được gọi là hai LSR phân
phối nhãn ngang cấp xét theo khía cạnh thông tin kết hợp mà nó trao đổi. Nếu hai LSR

4
là hai LSR phân phối nhãn ngang cấp, chúng sẽ đề cập đến ‘label distribution
adjacency’ giữa chúng.

Chú ý rằng hai LSR có thể là hai LSR phân phối nhãn ngang cấp xét theo phương
diện một vài tập kết hợp nhưng sẽ không phải là hai LSR phân phối nhãn ngang cấp
xét theo phương diện một vài tập kết hợp khác.

Giao thức phân phối nhãn cũng bao gồm các thủ tục đàm phán mà hai LSR phân
phối nhãn ngang cấp phải thực hiện để học các khả năng MPLS của nhau.

Kiến trúc mạng không đòi hỏi chỉ có một giao thức phân phối nhãn. Trong thực
tế, một số các giao thức phân phối nhãn đang được chuẩn hoá. Các giao thức đã có
đang được mở rộng để cho việc phân phối nhãn có thể thực hiện trên nó(như [MPLS-
BGP], [MPLS-RSVP], [MPLS-RSVP-TUNNELS]). Các giao thức mới cũng được
định nghĩa cho mục đích phân phối nhãn như [MPLS-LDP], [MPLS-CR-LDP].

2.7. Công nghệ phân phối nhãn Downstream-on-demand và Unsolicited


Downstream

Trong kiến trúc MPLS cho phép một LSR yêu cầu trực tiếp việc kết hợp nhãn
cho một FEC từ hop tiếp theo của FEC đó. Công nghệ này được gọi là công nghệ phân
phối nhãn Downstream-on-Demand.

Kiến trúc MPLS cũng cho phép một LSR phân phối các kết hợp nhãn/FEC của
nó tới các LSR không yêu cầu các kết hợp đó. Công nghệ này được gọi là công nghệ
phân phối nhãn unsolicited Downstream.

Một vài nhà vận hành MPLS sẽ chỉ cung cấp cơ chế phân phối nhãn
Downstream-on-Demand, một vài nhà vận hành khác chỉ cung cấp cơ chế phân phối
nhãn unsolicited Downstream, và một số khác cung cấp cả hai. Cơ chế nào được cung
cấp có thể phụ thuộc vào các đặc tính của các giao diện mà chúng được các nhà vận
hành hỗ trợ. Tuy nhiên cả hai công nghệ này có thể được sử dụng trong cùng một
mạng tại cùng một thời điểm. Nhưng trong hai LSR kế cận thì LSR xuôi và LSR
ngược phải thoả thuận loại công nghệ nào được sử dụng.

2.8. Chế độ nhớ nhãn

Một LSR Ru có thể nhận hoặc đã nhận một kết hợp nhãn/FEC từ một LSR Rd,
cho dù Rd không phải là hop tiếp theo của Ru với FEC đó. Ru sau đó lựa chọn xem
liệu giữ các kết hợp như vậy hay loại bỏ những kết hợp đó. Nếu Ru giữ những kết hợp
như vậy, sau đó nó có thể sử dụng kết hợp đó ngay lập tức khi Rd trở thành hop tiếp

5
theo của FEC đang xem xét. Nếu Ru loại bỏ kết hợp đó thì khi Rd trở thành hop tiếp
theo của Ru thì kết hợp đó sẽ phải được thực hiện lại.

Nếu một LSR hỗ trợ ‘chế độ nhớ nhãn tự do’, nó duy trì các kết hợp giữa một
nhãn và một FEC nó nhận từ LSR không phải là hop tiếp theo của nó cho FEC đó. Nếu
một LSR hỗ trợ ‘chế độ nhớ nhãn bảo thủ’, nó loại bỏ những kết hợp như vậy.

‘Chế độ nhớ nhãn tự do’ cho phép tương thích nhanh hơn với những thay đổi
trong định tuyến, nhưng ‘chế độ nhớ nhãn bảo thủ’ chỉ đòi hỏi LSR duy trì ít nhãn hơn
nhiều.

2.9. Tập nhãn

Trước đây, chúng ta thường cho rằng gói tin dán nhãn chỉ mang một nhãn duy
nhất. Nhưng chúng ta thấy rằng sẽ tiện ích hơn nhiều nếu có một mô hình tổng quan
trong đó gói tin dán nhãn mang một số nhãn được tổ chức thành một tập xắp xếp theo
chế độ last-in, first-out. Chúng ta gọi đó là tập nhãn.

Mặc dù MPLS hỗ trợ hệ thống phân cấp nhưng xử lý gói tin dán nhãn hoàn toàn
độc lập với cấp mạng. Việc xử lý luôn dựa trên nhãn trên cùng của tập nhãn mà không
xem xét tới khả năng mà một vài nhãn khác có thể ở phía trên nhãn đó trước đây hoặc
một số nhãn khác có thể nằm dưới nó tại thời điểm hiện tại.

Một gói tin không dán nhãn có thể xem như là một gói tin có tập nhãn rỗng.

Nếu một tập nhãn của gói tin có độ lớn là m thì nhãn ở đáy của tập nhãn là nhãn
mức1, nhãn trên nó là nhãn mức 2 và nhãn ở trên cùng là nhãn mức m.

Tiện ích của tập nhãn sẽ được làm rõ khi chúng ta xem xét đến khái niệm LSP
Tunnel và hệ thống phân cấp MPLS.

2.10. Lối vào gửi chuyển tiếp nhãn hop tiếp theo (NHLFE)

NHLFE được sử dụng khi gửi chuyển tiếp gói tin dán nhãn. Nó bao gồm các
thông tin sau:

1. Hop tiếp theo của gói tin.

2. Hoạt động thi hành trên tập nhãn của gói tin. Nó là một trong các hoạt động sau:

- Thay thế nhãn trên cùng của tập nhãn bằng một nhãn mới

- Đẩy tập nhãn đi


6
- Thay thế nhãn trên cùng của tập nhãn bằng một nhãn mới sau đó đẩy một số
nhãn mới vào tập nhãn.

Ngoài ra nó còn gồm các hoạt động sau:

- tóm lược thông tin lớp liên kết dữ liệu để sử dụng khi truyền gói tin.

- Hoạt động mã hoá tập nhãn khi truyền gói tin

- Các thông tin cần thiết để xắp xếp gói tin chính xác.

Chú ý là với một LSR cho trước thì nó có thể nhận được gói tin mà hop tiếp theo
chính là nó. Trong trường hợp đấy nó sẽ đẩy nhãn trên cùng trong label stack sau đó
gửi gói tin đến chính nó. Sau đó nó sẽ đưa ra quyết định gửi chuyển tiếp mới dựa trên
những thông tin còn lại sau khi đẩy tập nhãn. Khi đó có thể gói tin vẫn là gói tin được
dán nhãn hoặc có thể là gói tin IP thông thường. Nghĩa là trong một vài trường hợp
LSR phải dựa vào mào đầu gói tin IP để gửi chuyển tiếp.

Nếu hop tiếp theo của gói tin chính là LSR hiệnt tại thì hoạt động trên tập nhãn
lúc này phải là hoạt động đẩy tập nhãn.

Chương III: Các giao thức sử dựng trong MPLS


3.1. Các giao thức định tuyến
- OSPF
- IS-IS
- RIP
- IRGP
- BGP
- PNNI
3.2. Giao thức phân phối nhãn LDP
Tiêu chuẩn kỹ thuật tuân thủ LDP là một nhóm thiết kế đại diện cho rất nhiều
nhà cung cấp thiết bị, được thành lập sau cuộc họp lần thứ hai của nhóm làm việc
MPLS.Như chúng ta thấy rằng kiến trúc MPLS dựa trên mô hình điều khiển, kết quả là
LDP dựa trên sự hợp nhất của hai giao thức TDP và ARIS.
LDP có các tính chất cơ bản như sau:
1. Cung cấp cơ chế nhận biết LSR cho phép các LSR ngang cấp tìm kiếm nhau
và thiết lập kết nối.

7
2. Định nghĩa bốn lớp bản tin:
- Các bản tin DISCOVERY
- Các bản tin ADJACENCY, để giải quyết vấn đề khởi tạo, duy trì, huỷ bỏ các
phiên giữa hai LSR.
- Các bản tin LABEL ADVERTISEMENT, giải quyết thông báo, yêu cầu, thu
hồi và loại bỏ kết hợp nhãn.
- Các bản tin NOTIFICATION, sử dụng để cung cấp các thông tin trợ giúp và
thông tin lỗi tín hiệu.
3. Chạy trên TCP cung cấp phương thức phân phối bản tin đáng tin cậy (ngoại
trừ các bản tin DISCOVERY)
4. Thiết kế cho phép khả năng mở rộng dễ dàng, sử dụng các bản tin được xác
định như một tập hợp các đối tượng mã hoá TLV(Kiểu, độ dài, giá trị).
Mã hoá LTV nghĩa là mỗi đối tượng bao gồm một trường kiểu biểu thị về loại
đối tượng chỉ định, một trường độ dài thông báo độ dài của đối tượng và một trường
giá trị mà nó phụ thuộc vào trường kiểu. Các khả năng mới được thêm vào với các
định nghĩa về kiểu mới. Hai trường đầu tiên có độ dài cố định và được đặt tại vị trí đầu
tiên của đối tượng, điều này làm cho nó có thể dễ dàng thi hành việc loại bỏ kiểu đối
tượng mà nó không nhận ra. Trường giá trị có một đối tượng có thể gồm nhiều đối
tượng mã hoá TLV hơn.
Chương 4: Các ứng dụng của MPLS
- Cải thiện chất lượng gửi chuyển tiếp gói tin trong mạng
- Hỗ trợ QoS và CoS cho các dịch vụ khác nhau
- Hỗ trợ khả năng mở rộng mạng
- Tích hợp IP và ATM trong mạng
- Xây dựng các mạng interoperable
-MPLSUnicast/MulticastIPRouting...
+ MPLS VPN: Nhà cung cấp dịch cụ có thể tạo VPN lớp 3 dọc theo mạng đường trục
cho nhiều khách hàng, chỉ dùng một cơ sở hạ tầng công cộng sẵn có, không cần các
ứng dụng encrytion hoặc end-user.

8
+ MPLS Traggic Engineer: Cung cấp khả năng thiết lập một hoặc nhiều đường đi để
điều khiển lưu lượng mạng và các đặc trưng thực thi cho một loại lưu lượng.
+ MPLS QoS (Quality of service): Dùng QoS các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung
cấp nhiều loại dịch vụ với sự đảm bảo tối đa về QoS cho khách hàng.
+ MPLS Unicast/Multicast IP routing.

9
KẾT LUẬN
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông cùng với
sự bùng nổ như vũ bão của internet, internet đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời
sống xã hội cùng Vải nó là sự phát triển của các phương tiện truyền thông và nhu cầu
ngày càng tăng cao của người sử dụng với sự hướng phát triển mạng hội tụ cung cấp
các dịch vụ với băng thông lớn và chất lượng dịch vụ theo nhu cầu của người sử dụng
(QoS ) Đã khiến cho nhu cầu phát triển hạ tầng mạng để đáp ứng nhu cầu đó là cấp
thiết.
MPLS là công nghệ có thể đáp thể đáp ứng được nhu cầu đó với khả năng như
chuyển mạch gói tốc độ cao, khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của
người sử dụng, khả năng điều khiển lưu lượng, rồi có thể hoạt động trên nền của tất cả
các mạng hiện tại như mạng IP, mạng ATM, mạng Frame Relay... Vì vậy công nghệ
MPLS đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành triển khai, ở Việt Nam công nghệ
MPLS cũng được Tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (VNPT tiến hành
triển khai cho mạng thế hệ sau NGN) của mình
Vì vậy trong bài tiểu luận này em xin Trình bày tổng quan về công nghệ chuyển
mạch nhãn đa giao thức (MPLS), trong đó em xin nêu ra những khái niệm cơ bản về
công nghệ (MPLS), những thành phần cơ bản của mạng MPLS, các giao thức trong
MPLS, một số ứng dụng của MPLS.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công nghệ chuyển chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS, tổng công ty bad chỉnh
viễn thông việt nam Trung tâm thông tin bưu điện
[2] William Starling High-Speed Network: TCP/IP and ATM design Principles, Prenti
Hall, 1998.
[3] IP and ATM : Current Evolution for integrated Service, IC-techreport-199802,
1998.
[4] http://www.iec.org/online/tutorials/mpls/topicos.html
[5] http://www.iec.org/
[6] http://www.netcraftsmen net/welcher/papers/mplsintro.html

11

You might also like