You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên giảng dạy : Phạm Thị Lý


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Cẩm Giang
MSSV : 87222020098
Mã lớp học phần : 22DPOL51002508

TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098


BÀI LÀM
Câu 1:
Phân tích nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ
mệnh lịch sử? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam.
- Nhân tố có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, trước hết là bản thân giai cấp nhân viên phải phát triển về số lượng, chất lượng
và sự phù hợp về cơ cấu; phải có bước chuyển mình từ tự phát sang tự giác. Cùng với đó,
Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo
cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư cách
là giai cấp cách mạng, và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của các tầng lớp nhận dân đấu tranh
xóa bỏ chế độ áp lực, bóc lột, bất công; xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp - xã hội cộng
sản chủ nghĩa, là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng
lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
- Là giai cấp đại diện tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, chất lượng giai cấp công
nhân còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện
đại, nhất là trong điều kiện hiện nay.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan; song, để biến khả
năng khách quan thành hiện thực thì phải thông chủ nhân tố chủ quan. Trong các nhân tố
chủ quan thì bản thân giai cấp công nhân phải phát triển về số lượng, chất lượng; đặc biệt
là đời của Đảng Cộng sản, đại diện trung thành với sự nghiệp cách mạng, với lợi ích của giai
cấp công nhân và quần chúng nhân dân có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho giai cấp nhân
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
- Đảng cộng sản là sản phẩm của chủ nghĩa kết hợp Mác - Lê nin với phong trào công nhân
trong công cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
- Vì vậy, để làm tròn sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân phải tự xây dựng thành chính
đảng, phải có chiến lược, sách lược và phương pháp mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh cụ thể, phải lôi cuốn, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đi
theo Đảng để làm cách mạng. Chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân mới
chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, độc lập về mặt chính trị. C.Mác đã nhấn
mạnh rằng, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự tổ chức thành một tổ chức độc lập của mình, thì
mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp được.

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098


- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng,
làm cho Đảng mang bản chất giai cấp công nhân trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu
chiến đấu của giai cấp. Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công
nhân, của dân tộc và xã hội. Sức mạnh của Đảng không chỉ thể hiện ở bản chất giai cấp công
nhân mà còn ở mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, với quần chúng lao động đông
đảo trong xã hội, thực hiện cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo để giải phóng giai cấp và giải
phóng xã hội.
(Nguồn: giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ biên: GS.TS Hoàng Chí Bảo)
**Thực tiễn ở Việt Nam:
- Hiện nay, giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đối với quá trình từng bước
nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp
và sản phẩm đóng góp to lớn nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước.
- Không những vậy khi nhắc tới giai cấp công nhân chúng ta còn biết tới họ với bản lĩnh
cách mạng và tính tích cực chính trị – xã hội thật sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn
dân trên cơ sở liên minh công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng và qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật
tự, an toàn xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
- Trong thực tế, quan hệ giữa công nhân với nông dân và trí thức đã hình thành nên khối
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh, liên
kết giữa các giai tầng xã hội. Thông qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng, chất
lượng lao động, để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh
tế – xã hội.
-Như vậy đối với sự phát triển như hiện nay ta thấy giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng
định được tầm cỡ và vị trí của chính họ, để có thể xứng đáng là bộ phận của giai cấp công
nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng. Ngày nay, công nhân Việt Nam chủ động tham gia giải quyết các vấn đề là thu hút
sự quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các vấn đề đó có tính
thời sự cao như dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực…. Giai cấp công nhân

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098


là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận chế
độ đa đảng, đa nguyên chính trị.
Câu 2:
Phân biệt các khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Phân tích quan điểm
của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo. Qua nghiên cứu vấn đề
tôn giáo hãy cho biết quan điểm của Anh/chị về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?
**Phân biệt:
+Giống:
 Những người có tôn giáo, tín ngưỡng hay mê tín dị đoan đều tin vào những điều mang
tính chất thần bí (Những Chúa Trời, Đức Phật hay cụ kỵ, tổ tiên đều không hiện hình
ra bằng xương bằng thịt và con người cũng không được nghe bằng chính giọng nói
của các đấng linh thiêng đó nhưng vẫn tin).
 Đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con
người với xã hội, với cộng đồng.
+Khác:
 Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ,
thì các loại hình tín ngưỡng và mê tín dị đoan không có.
 Trong một thời điểm cụ thể, một người chỉ có thể có một tôn giáo, nhưng với tín
ngưỡng và mê tín dị đoan thì một người có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng
khác nhau, có thể đi xem bói ở nhiều nơi khác nhau.
 Các tôn giáo có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ (như các bộ kinh của Phật giáo,
Kinh Thánh của Thiên chúa giáo, Kinh Cô-ran của Hồi giáo...), các loại hình tín
ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ Thành hoàng), bài khấn (đối
với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu), còn mê tín dị đoan thì không có.
 Nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời,
thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên
nghiệp cả. Mê tín dị đoan có thể chuyên nghiệp nhưng không thể theo nghề suốt đời
và mục đích chính cũng chỉ là trục lợi không trong sáng.
 Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, chùa, từ đường, miếu,
phủ…), còn hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó
của những cơ sở thờ tự để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
4

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098


 Những người có sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở
thờ tự (ngày sóc, ngày vọng, ngày giỗ, lễ, tết…), còn mê tín dị đoan hoạt động không
định kỳ, vì người ta chỉ đi xem bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra.
 Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận, còn
hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không thừa nhận.
**Phân tích quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo:
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đảng ta khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự khẳng định đó mang tính chất khoa học và cách mạng, hoàn
toàn khác với cách nhìn nhận chủ quan, tả khuynh khi cho rằng có thể bằng các biện pháp
hành chính, hay khi trình độ dân trí cao, đời sống vật chất được bảo đảm là có thể làm cho
tín ngưỡng, tôn giáo mất đi hoặc duy tâm, hữu huynh khi nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là
hiện tượng bất biến, độc lập, thoát ly với mọi cơ sở kinh tế-xã hội, thể chế chính trị.
Vì vậy, thực hiện nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, quyền sinh hoạt
tín ngưỡng, tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, nghiêm cấm mọi hành vi chia
rẽ, vì phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, thông qua quá
trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, hoạt động xã hội thực tiễn,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nân cao trình độ kiến thức…để tăng cường sự đoàn
kết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, để cùng nhau xây
dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn
giáo, đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh
những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước,
kích hoạt chia rẽ dân tộc, chia rẽ dân tộc, gây rối, phạm vi an ninh quốc gia.

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098


- Nội dung cốt lõi của các công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng đẩy mạnh
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bào theo các tôn giáo, nhằm nâng cao trình độ,
đời sống mọi mặt cho đồng bảo, làm cho quần áo của chúng tôi nhân dân nhận thức đầy đủ,
đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực, nghiêm chỉnh
thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, trong đó có chính sách, pháp luật về tôn giáo, tôn
giáo
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo liên quan
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn, liên quan đến chính
sách đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Công tác tôn giáo không chỉ liên quan đến
quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo, mà còn gắn liên với công tác đấu tranh với âm
mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích tổ quốc, dân tộc.
-Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có các quyền tự điều hành đạo tại gia đình
và cơ sở hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận hoạt động theo pháp luật và được bảo hộ pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo
đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật; không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người
truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và
pháp luật.
(Nguồn: giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ biên: GS.TS Hoàng Chí Bảo)
** Quan điểm cá nhân:
Như đã phân tích ở trên, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định và tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người nhưng quyền này phải nằm trong khuôn khổ của pháp
luật. Đây là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với đó, đồng
bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam không có
xung đột tôn giáo, các tôn giáo hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau. Cho nên, ở Việt Nam hiện nay
vấn đề tôn giáo trên phương diện quản lí nhà nước đang được thực hiện rất tốt. Trên cơ sở
đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân cũng được thực hiện một cách nghiêm
túc. Mỗi tôn giáo đều có một tín ngưỡng, đức tin riêng nhưng nhìn chung các tôn giáo đều
hướng con người đến những đích đến tốt đẹp trong cuộc sống. Trong thời đại đất nước ta
đang chuyển mình mạnh mẽ hướng đến một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, thì áp lực công việc và cuộc của mỗi cá nhân công dân cũng tăng lên dễ khiến con

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098


người lệch lạc trong tư tưởng. Khi đó, tôn giáo sẽ góp phần dẫn dắt con người đi đúng
hướng và tin yêu những giá trị cuộc sống mang lại.
Trong môi trường làm việc của bản thân tôi, mặc dù mỗi người mỗi tôn giáo khác nhau,
nhưng trong công việc mọi người điều bình đẳng với nhau, không phân biệt tôn giáo mà
ngược lại mọi người rất đoàn kết với nhau. Điều đó càng khẳng định thêm tầm quan trọng
của tôn giáo. Tuy nhiên, ngoài những điều tốt đẹp ở trên mà tôn giáo mang lại ở trên thì
vẫn còn một số tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo để chống phá đảng và nhà nước ta hoặc
lợi dụng lòng tin vào tôn giáo của mỗi người để lừa đảo tiền bạc, tinh thần...
Tóm lại, vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đang được thực hiện rất tốt. Đó là nhờ vào sự quan
tâm và hỗ trợ rất lớn từ đảng và nhà nước ta. Góp phần xây dựng một đất nước xã hội chủ
nghĩa phát triển với đa tôn giáo.

*****

Nguyễn Thị Cẩm Giang- 87222020098

You might also like