You are on page 1of 4

TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT ÔN KIỂM TRA TX1 – HKI

BÀI 1. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


*1. Dao đông cơ là gì? Dao động tuần hoàn là gì? Lấy ví dụ.
Câu 1: Chuyển động nào sau đây không được coi là dao động cơ?
A.Dây đàn ghi ta rung động. B. Chiếc đu đung đưa.
C. Pit tông chuyển động lên xuống trong xi lanh. D.Một hòn đá được thả rơi.
Câu 2: Dao động của vật nào sau đây là dao động tuần hoàn?
A. Dao động của cành cây khi có gió. B. Dao động của chiếc võng.
B. Dao động của con lắc đồng hồ. D. Dao động của dây đàn ghi ta.
*2. Dao động điều hòa là gì? Viết phương trình của dao động điều hòa, tên các đại lượng trong
phương trình.
Câu 3: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (ω >0). Tần số góc của dao động

A. A. B.ω. C.φ. D.x.
Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0). Biên độ dao động của
vật là A. A. B.φ. C.ω. D.x.
Câu 5: Vật dao động điều hòa với biên độ, tần số và pha ban đầu lần lượt là A, f, φ. Đại lượng luôn
dương trong ba đại lượng trên là
A.f, φ. B.A, f. C.A, f, φ. D.A, φ.
Câu 6: Trong dao động điều hòa thì nhóm đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?
A.Li độ và thời gian. B.Biên độ và tần số góc.
C. Li độ và pha ban đầu. D.Tần số và pha dao động.
Câu 7: Tần số góc có đơn vị là
A.Hz. B. cm. C. rad. D.rad/s.
*3. Đồ thị của dao động điều hòa có dạng hình gì? Quỹ đạo của con lắc đơn có dạng hình gì? Quỹ
đạo của con lắc lò xo có dạng hình gì?
Câu 8: Đồ thị sự phụ thuộc của li độ theo thời gian của dao động điều hòa là
A. một đường hình sin. B. một đường thẳng.
C. một đường elip. D. một đường parabol.
Câu 9: Quỹ đạo của con lắc lò xo khi dao động điều hòa có dạng
A. một đường hình sin. B. một đoạn thẳng.
C. một đường elip. D. một đường parabol.

BÀI 2. MÔ TẢ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


*1. Li độ x là gì? Biên độ A là gì? (minh họa bằng hình vẽ).
Câu 10: Độ dịch chuyển từ vị trí cân bằng đến vật tại thời điểm t gọi là
A. Biên độ. B. Tần số. C. Li độ. D. Pha ban đầu.
Câu 11: Độ lệch cực đại so với vị trí cân bằng gọi là
A. Biên độ. B. Tần số. C. Li độ. D. Pha ban đầu.
Câu 12: Khoảng cách giữa vật và vị trí cân bằng gọi là
A. Biên độ. B. Độ lớn vận tốc C. Độ lớn li độ. D. Độ lớn gia tốc.
*2. Nêu định nghĩa và đơn vị của chu kì, tần số của dao động? Công thức liên hệ giữa tần số góc
với
Câu 13: Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần gọi là
A. tần số. B.chu kì. C. biên độ. D. tần số góc.
Câu 14: Đại lương cho biết số dao động mà vật thực hiện được trong 1 s gọi là
A. pha dao động. B.tần số. C. tần số góc. D. li độ.
Câu 15. Chu kì của dao động điều hòa là
A. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
B. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một phút.
C. là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.
D. là khoảng thời gian vật thực hiện được một số dao động toàn phần.
*3. Pha ban đầu  cho ta biết điều gì? Có giá trị nằm trong khoảng nào? Pha ban đầu phụ thuộc
vào yếu tố nào?
Câu 16: Chọn phương án đúng nhất. Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào
A. gốc thời gian. B. trục tọa độ.
C. biên độ dao động. D. gốc thời gian và trục tọa độ.
*4. Độ lệch pha của hai dao động cùng tần số góc (cùng chu kì, cùng tần số).
Câu 17: Hai dao động nào sau đây là hai dao động cùng pha?
   
A. x1  3 cos(2t  ) và x1  3 cos(t  ) B. x1  3 cos(2t  ) và x1  4 cos(2t  )
3 3 3 6
   
C. x1  4 cos(2t  ) và x1  3 cos(2t  ) D. x1  4 cos(2t  ) và x1  4 cos(2t  )
3 3 6 3
 
Câu 18: Cho hai dao động cùng tần số x1  4 cos(2t  ) và x1  4 cos(2t  ) . Phát biểu nào sau
6 3
đây là sai?
A. Hai dao động trên cùng biên độ. B. Hai dao động trên cùng chu kì.
C. Dao động x2 sớm pha hơn dao động x1. D. Dao động x1 sớm pha hơn dao động x2.
BÀI 3. VẬN TỐC, GIA TỐC TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
*1. Viết phương trình vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa?
Câu 19: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?
A. Trong dao động điều hòa li độ và vận tốc luôn trái dấu.
B. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn trái dấu.
C. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu.
D. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng dấu.
Câu 20: Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khi:
A. vật ở vị trí có li độ cực đại B. vận tốc của vật đạt cực tiểu.
C. vật ở vị trí có li độ bằng không D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.
Câu 21: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là
A. amax = ω2A. B. amax = ωA. C. amax = -ωA. D. amax = -ω2A.
*2. So sánh về pha của gia tốc, vận tốc và li độ.
Câu 22: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên
A. cùng tần số và cùng pha với li độ. B. cùng tần số và ngược pha với li độ.
C. khác tần số và vuông pha với li độ. D. khác tần số và cùng pha với li độ.
Câu 23: Tìm phát biểu đúng khi nói về dao động điều hoà:
A. Gia tốc chậm pha π so với li độ. B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.
C. Vận tốc luôn trễ pha π/2 so với gia tốc. D. Vận tốc luôn chậm pha π/2 so với li độ.
Câu 24: Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:
A. Gia tốc sớm pha π so với li độ. B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.
C. Vận tốc luôn trễ pha π/2 so với gia tốc. D. Vận tốc luôn sớm pha π/2 so với li độ.
*3. Vec tơ gia tốc luôn có hướng như thế nào? Độ lớn của gia tốc như thế nào so với độ lớn của li
độ? So sánh chiều của vec tơ gia tốc và vec tơ vận tốc trong quá trình dao động.
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về dao động điều hòa?
A. Trong dao động điều hòa, véctơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của
li độ.
B. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của một vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
C. Dao động điều hòa có tính tuần hoàn.
D. Đồ thị của dao động điều hòa là một đường thẳng.
Câu 26: Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
A. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị dương. B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.
C. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc. D. độ lớn vận tốc tăng và độ lớn gia tốc không thay đổi.
Câu 27: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển
động
A. nhanh dần. B. nhanh dần đều. C. tròn đều. D. chậm dần.
*4. Độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc tại các vị trí đặc biệt.
Câu 28. Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
A. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị dương.
B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.
C. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
D. độ lớn vận tốc tăng và độ lớn gia tốc không thay đổi.
Câu 29: Một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí cân bằng thì:
A. Vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng không. B. Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Vận tốc có độ lớn cực đại, gia tốc có độ lớn bằng không.
D. Vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại.
*5. Giá trị vận tốc và giá trị vận tốc tại các vị trí đặc biệt.
Câu 30: Giá trị gia tốc của vật dao động điều hòa đạt cực đại khi vật
A. ở biên dương. B. ở biên âm. C. qua VTCB theo chiều dương. D. qua VTCB theo chiều âm.
Câu 31: Giá trị vận tốc của vật dao động điều hòa đạt cực đại khi vật
A. ở biên dương. B. ở biên âm. C. qua VTCB theo chiều dương. D. qua VTCB theo chiều âm.
Câu : Giá trị gia tốc của vật dao động điều hòa đạt cực tiểu khi vật
A. ở biên dương. B. ở biên âm. C. qua VTCB theo chiều dương. D. qua VTCB theo chiều âm.
Câu 32: Gia tốc của vật bị triệt tiều khi vật
A. ở biên dương. B. ở biên âm. C. qua VTCB. D. qua vị trí động năng bằng thế năng.
Câu 33: Vận tốc của vật dao động điều hòa bằng không khi vật chuyển động qua
A. Vị trí mà lò xo không bị biến dạng. B. Vị trí vật có li độ cực đại.
C. Vị trí động năng bằng thế năng. D. Vị trí cân bằng.
*6. Các dạng đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa hai đại lượng vật lý.
Câu 34: Vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos(ωt+φ). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận
tốc dao động v theo thời gian t có dạng
A. elip. B. parabol. C. đường thẳng. D. hình sin.
Câu 35: Vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos(ωt+φ). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia
tốc theo li độ x có dạng
A. elip. B. parabol. C. đoạn thẳng. D. hình sin.
Câu 36: Vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos(ωt+φ). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận
tốc dao động v và li độ x có dạng
A. elip. B. parabol. C. đường thẳng. D. đường cong.

BỔ SUNG. MỞ RỘNG (chờ cập nhật nhé).

You might also like