You are on page 1of 1

Hưng 18 tuổi, thi đậu đại học nên được bố mẹ mua cho xe máy để đi học.

Một hôm, Hưng lái xe


trong tình trạng vừa không đội mũ bảo hiểm vừa mới sử dụng bia. Khi đi đến ngã ba đầu phố,
Hưng bị chú Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Qua kiểm tra giấy tờ, nồng độ cồn, chú cảnh
sát lập biên bản xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật của Hưng.
Hỏi: Chủ thể thực hiện pháp luật trong tình huống trên là ai? Thuộc hình thức thực hiện pháp
luật gì? Trong những trường hợp nào thì hình thức thực hiện pháp luật đó được sử dụng.
Bài làm
 Chủ thể thực hiện pháp luật trong tình huống trên là cảnh sát giao thông.
 Thuộc hình thức thực hiện pháp luật: Áp dụng pháp luật.
 Các trường hợp áp dụng pháp luật:
- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể pháp luật không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu
sự can thiệp của Nhà nước.
Ví dụ: Nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi  muốn trở thành quan hệ hôn nhân phải được Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai bên công nhận
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia qua hệ pháp luật mà
các bên không thể tự mình giải quyết được.
Ví dụ: Tranh chấp hợp đồng kinh tế về điều khoản chất lượng, nếu có yêu cầu của một trong hai
bên thì Tòa Kinh tế sẽ giải quyết.
- Khi cần áp dụng những chế tài đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
Ví dụ: Một người đi xe gắn máy (110 phân khối) không có bằng lái bị cảnh sá giao thông xử phạt
hành chính  căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, na quyết định xử phạt.
- Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng, Nhà nước cần tham gia để kiểm tra giám sát việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không
tồn tại một sự kiện thực tế cụ thể nào đó.
Ví dụ: Tòa án tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích; Nhà nước phê chuẩn điều lệ hợp tác xã
sản xuất nông nghiệp; chứng thực thế chấp v.v....

You might also like