You are on page 1of 2

Câu hỏi kiểm tra vấn đáp

1. Nêu những thành phần cấu tạo nguyên tử và chỉ ra được đặc điểm của các
kim loại.
Thành phần cấu tạo nguyên tử bao gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ
nguyên tử chứa electron.
Nguyên tử hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2
hoặc 3e).
2. Có bao nhiêu mạng tinh thể kim loại thường gặp, theo em, kiểu mạng tinh thể
nào kém bền nhất? Hãy giải thích.
Thường gặp 3 kiểu mạng tinh thể:
+ Mạng tinh thể lục phương
+ Mạng tinh thể lập phương tâm diện
+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Trong các kiểu mạng tinh thể kim loại, kiểu mạng có cấu trúc lập phương tâm khối,
mật độ electron tự do thấp, điện tích ion nhỏ nên liên kết kim loại kém bền vững.
Điều này được lí giải ở nhiệt độ nóng chảy thấp, mềm của các kim loại kiềm.
3. Kim loại có những tính chất vật lý nổi bật nào và tại sao kim loại có những
tính chất đó? Những tính chất nào có ở kim loại mà không có ở phi kim?
Tính chất chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim do các electron tự do gây
ra.
Tính chất có ở kim loại mà không có ở phi kim: Đa số có ánh kim và có tính dẻo.
4. Tính chất hóa học của các kim loại chủ yếu là? Cho ví dụ
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(a) Tác dụng với phi kim oxit hoặc muối
(b) Tác dụng với nước → Bazơ + H2↑
(c) Tác dụng với axit
+ Với HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2↑
- Kim loại phải đứng trước H; muối tạo thành kim loại có hóa trị thấp.
+ Với HNO3, H2SO4 đặc → Muối + sp khử + H2O
- Trừ Au, Pt; muối tạo thành kim loại có hóa trị cao.
(d) Tác dụng với bazơ
- Một số kim loại tạo hợp chất lưỡng tính: Al, Zn, … tác dụng được với dung dịch
bazơ.
(e) Tác dụng với muối → Muối mới + kim loại mới
- Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi muối.

5. Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, làm thế nào để một phản ứng có
thể xảy ra? Cho ví dụ.
Để xác định một phản ứng xảy ra được dựa trên quy tắc α và dãy hoạt động hóa học.
Nếu kim loại ở dạng khử/ oxi hóa của kim loại này đứng trước dạng khử/ oxi hóa kim
loại kia thì phản ứng có thể xảy ra.
Theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu,
Fe3+/Fe2+, Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
6. Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, em hãy cho biết vị trí các kim loại?
- Kim loại thuộc nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ B) và một phần nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nguyên tố nhóm B.

You might also like