You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI

1. Thương mại là gì? Phân tích các nhiệm vụ chủ yếu của ngành TMVN giai đoạn hiện
nay?
1.1. Khái niệm:
+ Cổ điển (nghĩa hẹp): TM là mua bán goods – service trên thị trường; lĩnh vực lưu
thông phân phối goods.
+ Hiện đại (nghĩa rộng): TM là tất cả HĐKD nhằm mục đích sinh lời.
+ Theo WTO: TM còn bao gồm lĩnh vực đầu tư & sở hữu trí tuệ.
1.2. Nhiệm vụ:
+ Tăng cường hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy nhanh CNH-HĐH: Hiện nay, hiệu quả KD
chưa cao  phát triển hiệu quả KD; chuyển dịch cơ cấu nền KT nông -> công, thực hiện
mục tiêu CNH-HĐH, phát triển đất nước, đưa nước ta phát triển phồn vinh, thịnh vượng.
+ Đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi wants thiết yếu của sản xuất & tiêu dùng: Nhiệm vụ rất
quan trọng! Ng.cứu rõ wants về sản xuất & tiêu dùng, TM thông qua chức năng của
mình đáp ứng đủ wants của XH, đảm bảo mọi hoạt động thuận lợi, phát triển đất nước,
nâng cao mức sống & điều kiện sống của dân.
+ Góp phần giải quyết các vấn đề KT-XH quan trọng của đất nước như: Vốn, thất
nghiệp, công nghệ hiện đại, sử dụng hợp lí & hiệu quả tài nguyên QG,… Khi TM phát
triển nhanh  Thu hút vốn  Giải quyết tình trạng thiếu vốn, nhất là vốn ngoại tệ 
phát triền sức mạnh nội lực cho ĐN; phát triển hoạt động TM-DV, thúc đẩy các ngành #
phát triển theo  tạo việc làm, giảm thất nghiệp. Mua bán quốc tế nhanh tiếp cận
công nghệ hiện đại trên TG. Phải bảo vệ & khai thác hiệu quả nguồn TN hạn hẹp của ta.
+ Ko ngừng hoàn thiện bộ máy quản lí & mạng lưới KDTM: Phải đơn giản bộ máy cho
gọn nhẹ, hiệu quả, tạo ĐK cho DN phát triển. Mạng lưới phân phối goods có ý nghĩa
quan trọng, góp phần tiêu thụ goods nhanh, tiện cho NTD & mag hiệu quả cao cho nhà
KD  Đáp ứng wants ngày càng phát triển của XH & thực tiễn HĐKD là 1 trong những
nhiệm vụ quan trọng của TM.
+ Đảm bảo sự thống nhất KT-CT trong hoạt động TM: Để đảm bảo hoạt động TM có sự
gắn kết vs tất cả các hoạt động khác trong quá trình phát triển nền KT QG, đòi hỏi hoạt
động TM ko đc trái vs các chủ trương, CS của Đảng & Nhà nước. Đây là n.vụ khó khăn,
TM phải lấy h.quả KT làm thước đo h.động, phải chấp hành chủ trương, CS của Đảng &
Nhà nước, ko đc trái PL.
2. Phân tích các cơ hội & thách thức của TMVN khi hội nhập vs KTTG:
2.1. Cơ hội:
+ Là thời cơ để các DN nước ta phát triển nhanh vì thị trường đc mở rộng khắp TG. PT:
Các DN VN sẽ có thị trường rộng hơn, có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như
bán hàng trong nước.
+ Cơ hội cho các DN tiếp cận phương thức quản lý khoa học & hiện đại.
+ Học tập kinh nghiệm của các tập đoàn lớn trên TG.
+ DN cải tiến h.động KD; tạo năng suất, hiệu quả cao để vừa phát triển, vừa cạnh tranh.
2.2. Thách thức:
+ Cạnh tranh khốc liệt, ko những DN trong nước mà còn nước ngoài. Cạnh tranh ngoài
chất lượng goods-service tốt, giá phù hợp,… mà còn cạnh tranh bằng nhiều n.dung, hình
thức đa dạng,…  tạo uy tín, thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN lẫn
QG. PT: VN là một trong những nước có nền kinh tế kém phát triển nhất, các DN VN
đứng trước 5 thách thức là cạnh tranh về hàng hóa, cạnh tranh về dịch vụ, cạnh tranh về
thu hút đầu tư, đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu với chất
lượng hàng hóa cũng như phương thức kinh doanh ngày càng cao.
+ Thực hiện các cam kết vs QT: Buộc DN lẫn Nhà nước phải cải tổ nhiều mặt như bổ
sung hệ thống pháp luật, đổi CS, cách kinh doanh cho hợp vs thông lệ quốc tế. PT:
Nhiều CS còn chậm được sửa đổi và ban hành; việc quan tâm, tìm hiểu và đề ra các
bước đi thích hợp của rất nhiều DN về KTTG còn rất ít, nhiều người còn rất mơ hồ về
AEC và TPP.
+ Năng lực cạnh tranh yếu, CSHT chưa hiện đại, đầy đủ: DN có năng lực cạnh tranh
phải nhanh củng cố để tồn tại & phát triển, chấp nhận thực trạng có phá sản. DN như
Nhà nước phải có chiến lược đầu tư xd CSHT để phục vụ cho TM.
+ Thiếu nhân lực: Đây là khó khăn lớn nhất của nước ta  phải có nhiều tgian,
phương thức đột phá để có đội ngũ l.động phù hợp yêu cầu của tình hình mới. PT:
Người lao động VN có năng suất làm việc và kỷ luật lao động thuộc tốp thấp nhất trong
khu vực. Thiếu lao động có trình độ, kỹ năng cao.
3. Tại sao phải quản lý Nhà nước về TM? Phân tích các ưu, nhược điểm của biện pháp
quản lý Nhà nước về TM hiện nay?
3.1. Phải quản lý Nhà nước về TM vì:
+ Là 1 tất yếu khách quan để đảm bảo cho đất nước phát triển cân đối, nhanh chóng, bền
vững.
+ TM có ảnh hưởng sâu đến tất cả mọi lĩnh vực KT-XH  Phải có sự quản lý của Nhà
nước.
+ Nhà nước là ng định hướng phát triển KT nói chung & phát triển TM nói riêng theo
định hướng XHCN: Đảm bảo ổn định CT-XH; thiết lập hệ thống PL; tạo đk cho h.động
của nền KT.
+ Nhà nước phải điều tiết để nền KT phát triển bền vững, ổn định; ngăn chặn mọi hành
vi gây ra tác động xấu đến sự phát triển của đất nước.
+ Nước ta là nhà nước CD, DD, VD theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng
nên Nhà nước phải coi trọng chức năng quản lý trog việc thực hiện mục tiêu, chiến lược
phát triển thương mại theo đúng đường lối, chủ trương.
+ Nhà nước hạn chế mọi tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối thu nhập quốc dân
công bằng, tăng trưởng KT phải đi đôi vs tiến bộ, an sinh XH.
3.2. Ưu, nhược của các biện pháp:
3.2.1. Biện pháp hành chính – tổ chức:
* Ưu:
- Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định 
Duy trì kỷ cương trật tự cho TM.
- Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo
hiệu quả.
* Nhược:
- Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý.
- Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu.
- Các cấp, bộ phận phải phụ thuộc cấp trên.
3.2.2. Biện pháp KT:
* Ưu:
- Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý,
tạo ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.
- Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý
mình.
- Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn
cảnh và trong nhiều lĩnh vực.
* Nhược:
- Không có sự đảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc.
- Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức,
truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống…
3.2.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục: (quan trọng nhất)
* Ưu:
- Bền vững.
- Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đối tượng cảm thấy được quan tâm
nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái.
* Nhược:
- Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn
cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác.
- Phương pháp này yêu cầu điều kiện và có thời gian vì ý thức là của tự mỗi ng chấp
hành.
4. Phân tích vai trò, chức năng & n.vụ của 1 DN KDTM:
4.1. Vai trò:
+ Giúp NSX tiêu thụ đc s.p: DN thông qua h.động mua bán, tiêu thụ s.p cho NSX, giúp
sản xuất phát triển. NSX chỉ cần tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu
cho hợp thị trường. Các DN sẽ tổ chức tiêu thụ s.p  H.động sx có đk phát triển cao.
+ Đáp ứng wants của NTD: Ng.cứu wants để đáp ứng đủ cho NTD theo đúng thị hiếu,
tập quán.
+ Giao dịch, mua bán vs DN nước ngoài: Thúc đẩy mối quan hệ mậu dịch quốc tế giữa
nước ta vs các nước trên TG  Mở rộng quan hệ KTQT.
+ Thúc đẩy KT phát triển mạnh mẽ : Trong quá trình KD, tạo ra thu nhập quốc dân, tích
lũy, đầu tư  thúc đẩy CN-NN phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH.
4.2. Chức năng:
+ Ng. cứu wants về goods: phát hiện những wanst mới & thỏa mãn các wants đó.
+ Luôn nâng cao trình độ thỏa mãn wants của KH  nâng cao hiệu quả KD.
+ Lưu thông goods, thực hiện value of goods.
+ Tăng lực lượng goods: Tự tổ chức sx, gia công, chế biến, phân loại, chia nhỏ, đóng gói
goods để cung cho thị trường.
+ Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính, CSVC kĩ thuật,
+ Giải quyết mối quan hệ nội bộ & vs DN bên ngoài.
4.3. Nhiệm vụ:
+ Ng. cứu nắm vững wants của thị trường: Đề ra kế hoạch KD phù hợp vs từng KH.
+ Tổ chức nguồn hàng tốt: Khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn hàng  tạo đk thuận lợi
cho HĐKD.
+ Đảm bảo đủ hàng chất lượng tốt, giá hợp lý .
+ Tổ chức tốt quá trình mua dự trữ , bảo quản, bán hàng  Tối đa hóa lợi nhuận KD.
+ Tự tổ chức tạo thêm nguồn hàng bằng sx, gia công goods.
+ Phát triển các loại hình dịch vụ TM.
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý & mạng lưới KD.
+ Quản lý tốt l.động, vốn.
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm vs XH.
+ Tuân thủ nghiêm PL.
5. Các ng.tắc cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu trong KD:
- Nhận thức & nắm đc wants của thị trường để đáp ứng đủ: Biết đc wants của market  đưa
ra đc chiến lược KD phù hợp.
- Sx & KD những goods, service có chất lượng tốt: Ng.tắc có tính quyết định  tạo ra uy tín
cho DN, cũng như văn minh TM, đạo đức KD.
- Lôi cuốn KH mới nghĩ đến cạnh tranh: Thỏa mãn wants của KH là mục tiêu 1st, ko vì cạnh
tranh mới lo.
- Đôi bên cùng có lợi: Là quan điểm hiện đại. Tạo ra mqh bền vững vs KH, lợi cho mình lẫn
KH.
- Find market tiềm năng & nhanh chóng chiếm lĩnh: Tạo vị thế trog market chưa đc đáp ứng
đủ wants.
- Quan tâm việc đào tạo, thu hút & sử dụng nhân tài: Con ng là yếu tố quyết định  Đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực để có đội ngũ nhân viên tài năng là ng.tắc mag lại success trong
KD. DN nào có nhiều nhân tài hơn thì có khả năng cạnh tranh cao hơn  Buộc DN phải
luôn find, đào tạo, use & có cách giữ ng tài ở lại.
6. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ goods của DNKDTM? Phân tích biện pháp
đẩy mạnh h.động tiêu thụ goods?
6.1. Yếu tố ảnh hưởng:
- Gía cả goods.
- Chất lượng goods & bao bì.
- Mặt hàng & CS mặt hàng KD.
- Dịch vụ trong & sau khi bán hàng.
- Mạng lưới phân phối của DN.
- Vị trí điểm bán.
- PR.
- H.động của những người bán hàng & đại lý.
- Nhân tố #.
6.2. Biện pháp đẩy mạnh bán ra:
- Đ/v XH: Đẩy mạnh bán ra, tăng d.thu bán hàng  thỏa mãn wants tiêu dùng goods cho
XH, giúp cân đối cung cầu, ổn định giá market, mở rộng giao lưu KT vs các vùng, nước.
- Đ/v DN: Là đk để thực hiện tốt chức năng KD, thu hồi vốn nhanh, bù đắp chi phí
SXKD, thực hiện tốt nghĩa vụ vs Nhà nước.
- Muốn vậy, cần:
+ Xđ giá hợp lí (giá hàng đó & hàng thay thế, hàng bổ sung). S.lg hàng là nhân tố chủ
quan, giá là khách quan . DN cần tác động đến NSX để luôn nâng cao c.lg. PT: Khi một
sản phẩm mới tung ra thị trường, thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng là lúc doanh
nghiệp định ra giá bán cao để tăng doanh thu. Lúc này giá cao hơn một chút cũng không
cản trở khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng một khi sản phẩm đã
bước vào giai đoạn bão hòa, doanh nghiệp phải hạ giá xuống mức trung bình, đến khi
sản phẩm lỗi thời thì doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn để đẩy mạnh tiêu thụ, thu
hồi vốn nhanh. Chính sách giá của doanh nghiệp phải luôn linh hoạt phù hợp theo tình
hình thị trường thì mới gây được sự bất ngờ cho khách hàng và đẩy mạnh được quá trình
tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng phải đồng thời áp dụng các phương thức thanh
toán một cách đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng nhằm tạo tâm
lý thoải mái đối với người mua.
+ DN phải có CS về mặt hàng KD đúng. 1 mặt hàng có wants lớn & thường xuyên thì số
lượng bán ra nhiều, d.thu tăng & ngược lại.
+ Mở rộng & đa dạng hóa h.động trước, trong & sau khi bán; tổ chức mạng lưới phân
phối của DN hợp lí. PT: Hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng mà họ lần
đầu nhìn thấy hoặc nghe nói đến. Bạn sẽ mất nhiều khách hàng nếu như bạn không kiên
trì “chăm sóc” những đối tượng khách hàng tiềm năng đó. Chăm sóc ở đây có thể chỉ
đơn giản là việc thường xuyên giao tiếp với họ bằng cách thức nào đó (tiếp xúc trực tiếp,
gửi thư thông báo, gửi thông tin định kỳ…) với những mời chào mới.
+ Giành lợi thế trong cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ bằng hạ giá là 1 biện pháp quan trọng
để nâng cao hiệu quả tiêu thụ.
7. Dự trữ goods? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển goods?
7.1. Dự trữ goods: Là những goods đc tích lũy lại chờ đợi sử dụng về sau nhằm đảm bảo
cung cấp dần theo s.lg & tgian mong muốn cho wants của DN.
7.2. Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Sản xuất: Trình độ chuyên môn hóa cao  cung ứng goods thuận lợi, giảm tgian lưu
thông goods  Phải phân bố sx hợp lí, thúc đẩy CNH, nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Đk GTVT: Mạng lưới GT tiện  tgian chuyển hàng nhanh. Phương tiện v.chuyển
hiện đại  giữ đc value use của goods. Speed fast, safe  tiêu thụ goods nhanh, giảm
tgian lưu thông goods, giảm cost v.chuyển…
+ Bố trí mạng lưới: hợp lí, khoa học.
+ Trình độ tay nghề & khả năng KD của staff cao.
+ CSVC kĩ thuật h.đại, phù hợp tay nghề,…
+ Khác: đk cung ứng, tình hình văn hóa XH: dân số, tình trạng job, tâm lí,…
8. NSLĐ trong TM? Các yếu tố ảnh hưởng & các biện pháp để nâng cao NSLĐ?
8.1. NSLĐ trong TM: Là mức tiêu thụ goods bình quân của 1 sell-staff trong 1đ.vị tgian.
8.2. Các yếu tố ảnh hưởng:
8.2.1. Chủ quan:
A) Nhóm l.quan đến con người:
+ Trình độ CT, VH, KHKT, nghiệp vụ chuyên môn & ý thức trách nhiệm của NLĐ:
Tốt  tăng NSLĐ. Yếu tố basic tạo nên success của DN: Con người!
* Có trình độ CT  Chấp hành nghiêm chủ trương, CS của Đ&NN, đặc biệt là hàng
nhạy cảm, ở thời điểm đặc biệt  Ổn định market, giá, đời sống n.dân, củng cố
lòng tin của dân vào Đ&NN.
* Trình độ VH, KHKT: NLĐ hiểu goods, use hiệu quả thiết bị phụ vụ KD.
* Trình độ nghiệp vụ chuyên môn & ý thức trách nhiệm: hoàn thành công việc best
(phân biệt goods tốt-xấu, thật-giả, biết bảo quản, tránh hao hụt, biết bán hàng, ứng
xử vs KH,…)
+ Trình độ tổ chức & QLKD, QLLĐ: NLĐ trong DN ko phải h.động alone mà là
group. Biết bố trí đúng ng đúng việc, phối hợp các cá nhân, bộ phận vs nhau, phát
huy khả năng của cá nhân & tập thể.
+ Tiền lương, tiền thưởng & các hình thức # khuyến khích lợi ích vật chất- động
viên tinh thần NLĐ: Lương là thu nhập giúp NLĐ duy trì & nâng cao chất lượng
sống của bản thân & gia đình họ. Lương thỏa đáng, thưởng…  kích thích NLĐ
làm việc nhiệt tình.
+ Tình trạng tâm lí, sinh lí, sức khỏe NLĐ: Tiếp xúc nhiều KH #; cường độ LĐ cao
(giờ, ngày cao điểm)  tâm lí, sinh lí, sức khỏe ổn định thì tăng NSLĐ.
B) Nhóm l.quan CSVC:
+ Hệ thống nhà cửa, kiến trúc: Đủ d.tích; bảo đảm tính kĩ thuật, mĩ thuật, vị trí thuận
lợi.
+ Hệ thống máy móc thiết bị: Đủ thiết bị, vị trí tốt; đổi mới quy trình công nghệ.
C) Nhóm l.quan đến đối tượng LĐ:
+ Goods KD: Đủ s.lượng, loại hàng đáp ứng wants KH mọi lúc mọi nơi; Goods đa
dạng, giá & c.lượng đảm bảo  KH nhiều lựa chọn.
+ Service: Hoàn thiện dịch vụ trước, trog & sau khi bán hàng.
8.2.2. Khách quan:
+ CT: 1 nước có tình hình CT ổn định  thu hút nhà đầu tư trong & ngoài nước bỏ
vốn vào.
+ KT: Sự phát triển or kém phát triển của nền KT ảnh hưởng đến sự phát triển
ngành, mức thu nhập của dân.
+ XH: Ảnh hưởng d.thu, NSLĐ tùy thuộc từng loại goods, địa điểm, tgian…
+ Tự nhiên: Tính thời vụ, GTVT, đi lại mua sắm của KH,…
8.3. Các biện pháp nâng cao NSLĐ:
8.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn & ý thức trách nhiệm cho
NLĐ: Cử đi học; Mời chuyên gia về DN giảng dạy; Ng có kinh nghiệm chỉ ng mới
vào; Tạo đk cho NLĐ tự học…
8.3.2. Phân công lao động khoa học, hợp lí & có định mức lđ: Đưa yêu cầu hợp vs
khả năng, trình độ, sức khỏe của NLĐ.
8.3.3. Hợp lí hóa tgian làm việc của DN & use hiệu quả tgian làm việc của NLĐ: Xđ
tgian làm việc trog ngày của NLĐ, tgian mở cửa phục vụ KH.
8.3.4. Tăng cường kỉ luật lđ, tổ chức thi đua giữa cá nhân, bộ phận vs nhau: Tổ
chức thi đua theo ndung thiết thực. Kết thúc đợt thi đua có khen thưởng.
8.3.5. Chế độ lương thỏa đáng, khuyến khích lợi ích vật chất & tinh thần đ/v NLĐ:
Trả lương hợp vs tình hình thực tế DN & đảm bảo yêu cầu basic cho NLĐ. Ngoài ra
thưởng vượt plan; tổ chức tham quan du lịch; tặng hoa, quà nhân ngày đặc biệt của
NLĐ…
8.3.6. Cải tiến các khâu nghiệp vụ, tạo thành 1 dây chuyền liên tục & hợp lí: 3
nghiệp vụ basic: mua, dự trữ, bán kết hợp vs nhau.
8.3.7. Cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện trang thiết bị: Bảo quản goods tốt hơn, hạn chế
hư, hao hụt.
8.3.8. Mở rộng mặt hàng KD, xd mặt hàng hợp lí, hoàn thiện dịch vụ nhằm thỏa
mãn wanst tiêu dùng, đẩy mạnh bán ra: Thêm hàng mới, bỏ hàng ko phù hợp
wants.
9. Tiền lương & ưu, nhược điểm của các hình thức trả lương trong DNTM hiện nay?
9.1. Tiền lương: Là khoản thu nhập bằng tiền mà người sử dụng LĐ phải trả cho NLĐ.
9.2. Ưu, nhược:
9.2.1. Trả lương theo tgian (giờ, ngày, tháng):
* Ưu: Đơn giản, dễ tính, thu nhập của NLĐ tương đối ổn định.
* Nhược: Ko làm cho NLĐ phát huy ideas…
9.2.2. Trả lương khoán:
A) Lương khoán theo d.thu:
*Ưu: Khuyến khích NLĐ cải tiến kĩ thuật, nâng cao NSLĐ & c.lượng phục vụ KH;
Mng tự nổ lực & nhắc nhở nhau cùng làm tốt; Gắn lợi ích cá nhân vs bộ phận.
* Nhược: Biến động theo giá cả.
B) Lương khoán theo TNDN:
*Ưu: NLĐ lẫn tập thể phải q.tâm đến tgian, c.lượng LĐ, có ý thức trách nhiệm cao;
Tiết kiệm chi phí.
* Nhược: Tỉ lệ phân chia ko đều gây mất đoàn kết nội bộ.
10. CPKD trong DNTM? Biện pháp giảm tỉ suất chi phí?
10.1. CPKD trong DNTM: Là biểu hiện bằng tiền của những hao phí LĐXH phát sinh
trong quá trình KD của DN.
10.2. Biện pháp:
+ Đẩy mạnh bán ra – tăng d.thu.
+ Xđ giá bán, dịch vụ hợp lí.
+ Tăng cường khai thác nhà cung cấp.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho NLĐ.
+ Tăng CSVCKT.
+ Thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí trong KD.
11. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhận & biện pháp tăng lợi nhuận trong DNTM?
11.1. Yếu tố ảnh hưởng:
+ Chu kì sống của s.p.
+ Lợi thế TM, uy tín & danh tiếng của DN trên thương trường.
+ Hình thức bán hàng.
+ Phương thức thanh toán.
+ Chiến lược KD.
+ CS thuế của NN
+ Hệ thống thông tin của DN.
11.2. Biện pháp tăng lợi nhuận:
+ Phát huy lợi thế TM, xđ mục tiêu, chiến lược KD hợp lí.
+ Ng, cứu wants, nắm bắt đủ, kịp các thông tin từ thị trường & KH.
+ Xđ mặt hàng KD hợp lí.
+ Chọn nhà cung cấp tốt.
+ Lựa chọn phương tiện vận chuyển.
+ Method bán hàng tiến bộ.
+ Đa dạng phương thức thanh toán.
+ Chọn PR thích hợp.
+ Tổ chức giảm giá, khuyến mãi…
+ Hạ thấp chi phí.
+ Tăng quản lí tài sản của DN.
+ Chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất.
12. Giới thiệu các tổ chức KTTC lớn trên TG: ASEAN, WTO, WB, IMF?
12.1. ASEAN:
+ Chương trình: Tổ chức Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Khi tham gia vào AEC,
kinh tế của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5%, người tiêu dùng có cơ hội
được dùng các loại hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn, dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam hứa
hẹn sẽ nhiều hơn. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn, có thể
bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước. Các thủ tục xuất, nhập
khẩu cũng sẽ bớt rườm rà hơn và việc, tiến tới cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN thông quan hàng hóa sang các thị trường
ASEAN.
12.2. WTO:
+ Mục tiêu:
* Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự
phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
* Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp
thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa
phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các
nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ
những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu
phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập
sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
* Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo
đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
+ Các nguyên tắc pháp lý của WTO:
* Nguyên tắc tối huệ quốc.
* Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
* Nguyên tắc mở cửa thị trường.
* Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
12.3. World Bank:
+ Mục đích và nguyên tắc hoạt động:
* Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được thành lập
năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất
thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho
vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không
hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình
đẳng cũng như cải thiện đời sống. IDA được tài trợ từ nguồn đóng góp của các quốc gia
giàu có trên thế giới và nguồn IBRD và IFC. Ba năm một lần, WB, các nhà tài trợ và
một số các quốc gia đi vay sẽ nhóm họp để quyết định bổ sung nguồn vốn cho IDA. Kể
từ khi thành lập tới nay, IDA đã tổ chức 16 phiên họp để kêu gọi các nhà tài trợ góp vốn
bổ sung cho hoạt động của IDA. Tiêu chuẩn để được vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói
nghèo tương đối của quốc gia đó, được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân
(GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm (hiện
nay ngưỡng này là 1.135 USD).
* Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) là một tổ chức trực thuộc WB,
được thành lập năm 1945. Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói và duy trì sự phát
triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông
qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn. Lãi suất của các khoản
vay được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6 tháng một lần. Thời hạn vay từ 15- 20
năm, có 5 năm ân hạn.
* Công ty Tài chính quốc tế (IFC) là tổ chức được thành lập năm 1956. Mục tiêu hoạt
động của IFC là hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn, đầu
tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn. Lãi suất tính theo lãi suất thị
trường, thay đổi theo từng nước và từng dự án. Thời hạn vay từ 3- 13 năm, có 8 năm ân
hạn.
* Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA) là tổ chức được thành lập năm 1988. Mục
tiêu hoạt động của MIGA nhằm giúp các nước đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài
bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những bảo lãnh đầu tư đối với “ rủi ro
phi thị trường”. Ngoài ra, MIGA còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để phổ biến
thông tin về cơ hội đầu tư…
* Trung tâm Quốc Tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID) là đơn vị được thành lập năm
1966. Mục tiêu hoạt động của ICSID nhằm thúc đẩy nguồn đầu tư quốc tế ngày càng
tăng bằng cách cung cấp phương tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh chấp
giữa các Chính phủ và các nhà đầu tư, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm
trong lĩnh vực luật đầu tư nước ngoài của các nước.
+ Chương trình tại VN: Ngân hàng Thế giới đã thông qua một khoản tín dụng bổ sung
100 triệu đô la Mỹ cho một dự án đang hoạt động nhằm hỗ trợ cải thiện mức sống của
người dân nghèo ở sáu tỉnh Tây Bắc,khu vực nghèo nhất của Việt Nam.
12.4. IMF:
+ Hoạt động: Mục đích được xác định từ đầu của IMF là bảo đảm cho một hệ thống tiền
tệ quốc tế có thể hoạt động hữu hiệu vẫn không thay đổi mặc dù hệ thống tiền tệ quốc tế
hiện nay không còn như khi Quỹ được thành lập. Tương trợ tài chánh khi các nước hội
viên cần được giúp đỡ vẫn là hoạt động chính của Quỹ. Nhưng cách thức kiểm soát, đề
phòng và nhìn trước những khó khăn của các nước hội viên là yếu tố quan trọng trong
bối cảnh một nền kinh tế thế giới ngày càng liên quan mật thiết với nhau (globalization -
mondialisation).

You might also like