You are on page 1of 10

TÌNH HUỐNG DN

Khu dl không có nhân lực tiếp nhận kiến nghị của du khách hoặc giải quyết không kịp thời
kiến nghị của khách dl thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Điều 14 LDL năm 2017 quy định về giải quyết kiến nghị của khách dl như sau:...
Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực
hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách dl trong phạm vi quản lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến
nghị, phản ánh của khách dl trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh.
Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân.
Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối
với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân.

Khách dl bị nhiều người bán hàng tranh giành, nài ép mua hàng hóa, gây phiền hà cho du
khách. Pháp luật có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 LDL năm 2017, hành vi “Phân biệt đối xử với khách dl, thu lợi
bất hợp pháp từ khách dl; tranh giành khách dl, nài ép khách dl mua hàng hóa, dv” là hành vi bị
nghiêm cấm trong hđ dl.
Hành vi tranh giành khách dl, nài ép khách dl mua hàng hóa, dịch vụ là hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động dl. Hành vi này bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và còn áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được (Điểm a khoản 3
và khoản 9 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP). Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-
CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị
định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định
số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì
mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Chế độ báo cáo của DN kinh doanh dịch vụ lữ hành như thế nào và nếu vi phạm thì có bị
xử phạt vi phạm hành chính không?
Điểm h khoản 1 Điều 37 LDL 2017 quy định DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền
và nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp
luật.
Thông tư số 26/2014/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa,Thể thao và Dl quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, DN hoạt
động dl do ngành Dl quản lý, cấp phép. Thông tư này hướng dẫn về biểu mẫu báo cáo thống kê
sử dụng tại các cơ sở, DN về kết quả hoạt động dl trên lãnh thổ Việt Nam, được áp dụng đối với
các cơ sở, DN hoạt động dl do ngành Dl quản lý, cấp phép. Một số nôị dung cụ thể như sau: nội
dung báo cáo, thời hạn báo cáo, kỳ báo cáo thống kê, phương thức gửi báo cáo.
Điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng đối hành vi không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định.
Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân.
Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối
với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân.

Trường hợp xảy ra tai nạn, rủi ro thì DN kinh doanh dịch vụ lữ hành có nghĩa vụ thông
báo cho cơ quan nhà nước không và nếu không thông báo thì bị xử phạt hành chính như
thế nào?
Điểm i khoản 1 Điều 37 LDL năm 2017 quy định DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có
quyền và nghĩa vụ áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách dl;
kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách dl và
có biện pháp khắc phục hậu quả.
Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kịp thời cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách dl.
Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân.
Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối
với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân.

Quá trình tổ chức chuyến đi, đại lý lữ hành K thường xuyên có các trò chơi có thu tiền để
mọi người tham gia, giới thiệu và bán các sản phẩm hàng hóa để thu tiên. Hành vi này của
đại lý lữ hành K bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Khoản 4 Điều 9 LDL năm 2017 quy định hành vi “phân biệt đối xử với khách dl, thu lợi bất hợp
pháp từ khách dl; tranh giành khách dl, nài ép khách dl mua hàng hóa, dịch vụ” là hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động dl.
Điểm c khoản 4, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi “Thu lợi bất hợp pháp từ khách dl”.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hv
vi phạm.
Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân.
Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối
với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân.

Những biện pháp nào bảo đảm an toàn cho khách dl không và trường hợp DN kinh doanh
dịch vụ lữ hành vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Điều 13 LDL năm 2017 quy định về bảo đảm an toàn cho khách dl như sau:...
Điểm i khoản 1 Điều 37 LDL năm 2017 quy định DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có
quyền và nghĩa vụ áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách dl;
kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách dl và
có biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 8, 9, 10 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của LDL quy định như sau:
- Sản phẩm dl có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách dl khi có một hoặc một
số hđ sau đây:
(1) Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
(2) Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt
thác.
(3) Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
(4) Thám hiểm hang động, rừng, núi.
- Biện pháp bảo đảm an toàn khi kd các sản phẩm dl có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sk
của khách dl:
(1) Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi
cung cấp các sản phẩm dl có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách dl.
(2) Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách dl và can thiệp, xử lý, ứng cứu
kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách dl trong
suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
(3) Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, HDV có chuyên môn phù hợp.
(4) Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách dl; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho
khách dl trước khi cung cấp sản phẩm dl.
(5) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách dl.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
(1) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh các sản phẩm dl có nguy cơ ảnh
hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách dl: a) Thực hiện các biện pháp nêu trên; b) Thông báo
bằng văn bản cho Sở Dl, Sở Văn hóa, Thể thao và Dl nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm dl chậm
nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh; c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
(2) Trách nhiệm của Sở Dl, Sở Văn hóa, Thể thao và Dl: a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm dl có nguy cơ ảnh hưởng đến
tính mạng, sức khỏe của khách dl, Sở Dl, Sở Văn hóa, Thể thao và Dl tổ chức kiểm tra và công
bố trên Cổng thông tin điện tử Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo
đảm an toàn nêu trên. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được các biện pháp bảo đảm
an toàn, Sở Dl, Sở Văn hóa, Thể thao và Dl thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện, bổ sung
các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định trên;
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm dl có nguy cơ ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khỏe của khách dl.
(3) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khu dl, điểm dl: a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
các quy định tại Điều 9 Nghị định này của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm dl trong
phạm vi quản lý; b) Tuân thủ quy định của tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh các sản phẩm dl
có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách dl trong trường hợp trực tiếp kinh
doanh các sản phẩm dl; c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức cứu hộ, cứu nạn
trong trường hợp xảy ra rủi ro đối với khách dl.
(4) Trách nhiệm của DN kinh doanh dịch vụ lữ hành: a) Tuân thủ quy định của tổ chức, cn trực
tiếp kd các sp dl có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách dl trong trường hợp
trực tiếp kinh doanh các sản phẩm dl; b) Sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ
chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách dl cung cấp trong trường
hợp không trực tiếp kinh doanh các sản phẩm dl này.

Khoản 5, 6, 7,8 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định:
“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách dl;
b) Không thông báo, chỉ dẫn cho khách dl trong trường hợp khẩn cấp.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách dl.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp
bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách dl.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hđ từ 1-3 tháng đối với hành vi q.định tại các khoản 5, 6
và 7 Điều này.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.

Kháchdl có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian tham gia chương trình dl do DN tổ
chức. DN có trách nhiệm như thế nào trong việc phối hợp với cơ quan chức năng để giải
quyết, nếu thực hiện không đúng thì bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 Luật DN năm 2017, DN kinh doanh dịch vụ lữ hành
nội địa có quyền và nghĩa vụ phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật của khách dl trong thời gian tham gia chương trình dl.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp không kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách dl trong thời gian tham gia chương trình dl.
Điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật của khách dl trong thời gian tham gia chương trình dl.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.

DN có vi phạm pháp luật khi không phổ biến, hướng dẫn khách dl tuân thủ pháp luật của
nơi đến dl?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 LDL năm 2017, DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội
địa có quyền và nghĩa vụ chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách dl tuân thủ pháp luật, quy định
của nơi đến dl; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam
và nơi đến dl.
Điểm b, c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dl quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không phổ biến, hướng dẫn
khách dl tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến dl; c) Không phổ biến, hướng dẫn khách dl
ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến dl”.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.

DN có sử dụng một số HDV dl là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhưng không có
hợp đồng hướng dẫn có bị xử phạt hành chính không?
Điểm c khoản 3 Điều 58 LDL năm 2017 quy định một trong những điều kiện hành nghề của
HDV dl là có hợp đồng hướng dẫn với DN kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công
hướng dẫn theo chương trình dl; đối với HDV dl tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá
nhân quản lý khu dl, điểm dl.
Mục 1 Công văn 120/TCDL-LH ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Tổng cục Dl hướng dẫn triển
khai LDL năm 2017 lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn dl, hướng dẫn điều kiện hành nghề HDV đối
với nội dung trên như sau:
- Đối với HDV là nhân viên hợp đồng của DN kinh doanh dịch vụ lữ hành (thể hiện qua hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) - đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản
3 Điều 58 LDL, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn dl cho đoàn khách dl của DN này, HDV phải
có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình dl của DN kinh doanh dịch vụ lữ hành đó -
đáp ứng điểm c khoản 3 Điều 58 LDL.
- Đối với HDV là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của DN
kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc DN cung cấp dịch vụ hướng dẫn dl (thể hiện qua văn bản xác
nhận của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định
thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng với DN kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc DN cung cấp dịch vụ hướng dẫn dl) - đáp ứng
yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 LDL, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn dl cho đoàn khách
dl của DN kinh doanh dịch vụ lữ hành khác, phải có hợp đồng hướng dẫn với DN đó. Hợp đồng
hướng dẫn cũng là một loại hợp đồng nhưng là hợp đồng theo từng vụ việc, tuy nhiên, nội dung
của hợp đồng hướng dẫn khác với nội dung của hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 3
Điều 58 LDL ở nội dung công việc thực hiện, thời gian thực hiện và các nghĩa vụ, trách nhiệm
của DN ký hợp đồng hướng dẫn.
Điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng HDV dl để thực hiện chương trình dl mà không có
hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.

Căn cứ quy định nêu trên, việc sử dụng một số HDV dl là hội viên của tổ chức xã hội - nghề
nghiệp nhưng không có hợp đồng hướng dẫn là vi phạm quy định điểm c khoản 3 Điều 58 LDL
năm 2017. Hành vi này bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
22. DN không có hợp đồng lữ hành với khách dl, không có hợp đồng đại lý lữ hành với đại
lý lữ hành, không có chương trình dl theo quy định, không thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ
liên quan đến hoạt động kd dv lữ hành. Các hành vi trên bị xử phạt vi phạm hành chính
như thế nào?
Điểm a, b, c, d khoản 7 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng lữ hành với DN, khách dl hoặc đại diện của khách dl theo quy định;
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với đại lý lữ hành theo quy định;
c) Không có chương trình dl theo quy định;
d) Không thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành”.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.

Quy định DN kinh doanh dịch vụ lữ hành phải mua bảo hiểm cho khách dl không?
Điểm đ khoản 1 Điều 37 LDL năm 2017 quy định DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có
quyền và nghĩa vụ mua bảo hiểm cho khách dl trong thời gian thực hiện chương trình dl, trừ
trường hợp khách dl đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình dl.
Điểm a Khoản 9, điểm d khoản 15 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không mua bh cho khách dl trong thời
gian thực hiện chtrình dl theo qđịnh.
Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, DN kddvlh nội địa có quyền và nghĩa vụ mua bảo hiểm cho khách dl
trong thời gian thực hiện chương trình dl, trừ trường hợp khách dl đã có bảo hiểm cho toàn bộ
chương trình dl. Trường hợp không mua bảo hiểm cho khách dl trong thời gian thực hiện chương
trình dl theo quy định thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

DN sử dụng HDV không có thẻ HDV dl hoặc người sử dụng thẻ HDV dl giả để hướng dẫn
cho khách dl thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 LDL năm 2017, một trong những điều kiện hành nghề
của HDV dl là phải có thẻ HDV dl.
Điểm g khoản 2 Điều 65 LDL năm 2017 quy định HDV dl có nghĩa vụ đeo thẻ HDV dl trong khi
hành nghề hướng dẫn dl.
Điểm e khoản 1 Điều 37 LDL năm 2017 quy định DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có
quyền và nghĩa vụ sử dụng HDV dl để hướng dẫn khách dl theo hợp đồng lữ hành; chịu trách
nhiệm về hoạt động của HDV dl trong thời gian hướng dẫn khách dl theo hợp đồng.
Khoản 10 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định:
“10. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có thẻ HDV dl để hướng dẫn cho khách dl;
b) Sử dụng người sử dụng thẻ HDV dl giả để hướng dẫn cho khách dl”.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt
tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng
một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.

Qđịnh đk an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kd dv karaoke, dịch vụ vũ


trường như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư số 147/2021/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định biện
pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kd dịch vụ
karaoke, dịch vụ vũ trường như sau:
“Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy
và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa
cháy như sau:
a) Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m 3 trở lên phải bảo đảm điều kiện
an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP;
b) Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m 3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa
năng bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định nêu trên phải được người đứng đầu cơ
sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá
trình hoạt động”. Như vậy, anh chị tham khảo quy định của pháp luật nêu trên để thực hiện nhằm
đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy của cơ sở gia định theo quy định của pháp luật.

TÌNH HUỐNG HDV

Khi dẫn một đoàn khách ăn trưa tại một nhà hàng, không may sau khi ăn xong, một số vị
khách có triệu chứng bị ngộ độc.Trong trường hợp này HDV cần phải làm gì?
- HDV phải bình tĩnh và thể hiện sự quan tâm đến khách
- Nhờ giúp đỡ của các thành viên trong đoàn tiến hành sơ cứu cho du khách đó. – Phối hợp với
nhà hàng để xử lý ban đầu, tìm hiểu nguyên nhân và mức độ
- Nếu du khách bị ngộ độc ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến tính mạng mà chỉ cần cho khách
uống thuốc và nghỉ ngơi thì HDV sẽ đưa du khách đó về phòng để nằm nghỉ và thường xuyên
đến hỏi thăm tình hình sức khỏe của du khách đó đã hồi phục chưa và có thể tiếp tục hành trình
tham quan được nữa hay không.
- Nếu trường hợp ngộ độc nặng HDV phải khẩn trương đưa du khách đó đến ngay bệnh viên nơi
gần nhất để cấp cứu đồng thời gọi về phòng điều hành báo cáo tình hình của du khách cho phòng
điều hành biết.
- Trong quá trình này HDV trấn an những du khách còn lại, mong khách thông cảm và giải thích
đó chỉ là sự cố.
- Trong trường hợp này người quản lý của nhà hàng và công ty lữ hành phải cử đại diện đến
thăm hỏi, xin lỗi, động viên và phối hợp với nhau chịu hoàn toàn chi phí chữa trị (Nếu có).
Là một HDV dl, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp khách tử vong?
Dẫn chứng vụ việc: khoảng 17h ngày 14/5/2022 tàu dl mang số hiệu QN-8905 do anh T.D.C.
(SN 1983) ở phường Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh điều khiển, chở 15 du khách
tham quan vịnh Hạ Long. Kết thúc chuyến tham quan trở về Cảng, trong lúc tàu đang chuẩn bị
cập bến thì anh N.N.P. (SN 1979, ở Cần Thơ) di chuyển lên khu vực phía mũi của con tàu và bất
ngờ rơi xuống biển. Dù các thuyền viên và du khách trên tàu cố gắng ứng cứu nhưng không kịp,
thi thể anh P. được lực lượng cứu nạn tìm thấy vào tối cùng ngày.
Theo điểm đ khoản 2 điều Điều 65 LDL 2017 quy định về nghĩa vụ của HDV dl phải có trách
nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách dl. Vậy nếu là
một người HDV trong tình huống trên cần xử lý như sau:
- Nguyên tắc hàng đầu là HDV phải giữ bình tĩnh.
- Tiếp theo cần báo cáo vụ việc cho cơ quan công an gần nhất, đồng thời báo cáo về đơn vị chủ
quản, báo cáo sứ quán hoặc lãnh sự quán (nếu là khách dl nước ngoài). Vì theo Điểm a khoản 4
Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh
doanh dl đối với hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát
hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách dl.
- Ngưng các hđ dl đang diễn ra tại đoàn và cố gắng trấn an các vị khách còn lại, an ủi người thân
(nếu có), đưa họ đến nơi an toàn và đợi quyết định của cty về việc tiếp tục hay dừng lại tour.
Trong hoàn cảnh này, nếu không muốn bị gián đoạn thì giải pháp tình thế thường là có HDV
khác do cơ quan chủ quản cử đến thay thế tiếp tục dẫn đoàn.
- HDV cần tham gia vào việc lập biên bản cùng với cơ quan chức năng và làm đủ các thủ tục
theo yêu cầu cho tới khi các cơ quan chức năng hoàn toàn đảm nhận các cv tiếp theo và chịu
trách nhiệm về thi thể nạn nhân.
Việc xảy ra tử vong với khách dl là rất hiếm hoi song lại là tình huống đặc biệt nghiêm trọng. Vì
vậy, HDV phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu giải quyết và phải khéo léo nắm bắt tâm lý và tác
động tâm lý đến du khách góp phần hạn chế ảnh hưởng của tình huống vào đoàn khách dl.

Phát hiện khách trong đoàn “mất tích”, HDV du lịch sẽ xử lý như thế nào?
- Cố gắng liên lạc với du khách dựa vào thông tin khách đã đăng ký.
- Trấn an các du khách còn lại trong đoàn tránh gây tâm lý hoang mang, bất an.
- Ngay khi tiếp nhận sự việc HDV phải thông báo ngay với công ty du lịch và cơ
quan chính quyền ở địa phương, lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia đó để được hỗ trợ tìm kiếm
khách, tránh trường hợp vi phạm hành vi “Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại
Việt Nam trái pháp luật.” (Theo Điểm c, khoản 13, điều 7, Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
- Thông báo cho gia đình của du khách dựa trên thông tin du khách đã đăng kí với công ty nhưng
trấn an tinh thần gia đình khách và đề nghị họ phối hợp cùng với cơ quan chính quyền trong quá
trình điều tra.

TÌNH HUỐNG KHÁCH SẠN

Khách thuê khách sạn và sử dụng chất kích thích (ma túy), thì bị công an phát hiện. Trong
trường hợp này chủ kinh doanh dịch vụ lưu trú có bị phạt hay không?
1. Cơ sở pháp lý và truy cứu trách nhiệm đối với chủ thể kinh doanh:
Trường hợp Khách sạn thực hiện đúng quy trình khi khách đến nhận phòng (kiểm tra thông tin
cá nhân, báo cáo tình hình lưu trú đến cơ quan nhà nước theo quy định) và quản lý khách sạn
không biết mục đích sử dụng chất kích thích (ma túy).
Theo khoản 4 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về phòng, chống
và kiểm soát ma túy như sau:
"Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh,
dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà
hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hđ kd karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kd trò
chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái
phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;"
Như vậy, theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì chủ khách sạn phải có trách nhiệm quản lý đối
với cơ sở kinh doanh, dịch vụ của mình; cho nên việc để khách vào khách sạn sử dụng chất ma
túy thì chủ khách sạn cũng phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Mức xử phạt hành chính rơi vào
khoản từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Cách phòng tránh việc khách sử dụng ma túy trong khách sạn:
Phải ghi đầy đủ các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào khách sạn và thông
báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày. Nếu khách
đến lưu trú sau 23h thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công an vào trước 8h sáng ngày hôm
sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có nghi vấn khách có khả năng sd ma túy thì phải
báo cáo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn để tiến hành ktra.
Trường hợp khách thuê phòng tại khách sạn mà bạn quản lý đã sử dụng ma túy trong phòng
nhưng bạn đã báo trước đó. Khi bị công an bắt giữ và lập biên bản thì bạn và khách sạn sẽ không
phải chịu trách nhiệm trước pl

Nhân viên làm hư tài sản của khách


Trường hợp này xảy ra khi thực hiện quá trình dọn dẹp nhân viên không chú ý tới đồ đạc
của khác và dẫn tới việc làm rơi hoặc hư hỏng. Do đó việc đầu tiên đó là chủ động đưa ra lời
xin lỗi và có sự thông báo với cấp trên để bồi thường cho khách hàng. Riêng với các món đồ
có giá trị lớn chắc chắn sẽ cần tới sự đại diện khách sạn và nhân viên có sự khôn khéo để
giải quyết. Tránh việc nóng giận mà ảnh hưởng tới tên tuổi, thương hiệu của khách sạn.
Khách làm hư tài sản khách sạn
Nhân viên buồng phòng cần giữ nguyên hiện trạng và báo ngay cho bộ phận chịu trách nhiệm
đến xem xét và lập biên bản. Khi khách đã xác nhận, cần căn cứ mức độ thiệt hại mà đưa ra cho
khách giá cả bồi thường hợp lý. Nếu khách không đồng ý mức yêu cầu bồi thường do khách sạn
đề ra, nhân viên khách sạn sẽ giải thích rõ với khách. Trong trường hợp cấp bách, có thể thông
báo đến quản lý để có hướng giải quyết ổn thỏa. Nếu khách đồng ý bồi thường thì nhân viên có
liên quan cần làm thủ tục để khách ký giấy bồi thường.
Khách đột tử trong phòng
Trong trường hợp phát hiện khách đột tử trong phòng khách sạn, nhân viên buồng cần phải giữ
bình tĩnh, giữ nguyên hiện trường, nhanh chóng báo ngay cho nhân viên an ninh đến xử lý,
trưởng ca buồng được biết để báo cáo lên lãnh đạo khách sạn. Khi cơ quan công an, pháp y đến
làm việc, nhân viên buồng có trách nhiệm khai báo đầy đủ các thông tin quan sát được để phục
vụ công tác điều tra. Không cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để bảo vệ sự riêng tư
của nạn nhân và uy tín của khách sạn. Hạn chế không để khách lưu trú trong khách sạn biết sự
việc, gây tâm lý hoang mang cho khách.
Nhân viên dọn phòng tự ý dọn đồ của khách ra khỏi phòng. Giải quyết như thế nào?
Trong tình huống trên thì em nhận thấy lỗi thuộc về nhân viên của khách sạn vì việc tự ý dọn đồ
của khách được xem là hành động xâm phạm quyền chỗ ở hợp pháp của người khác khi chưa
được người đó cho phép qđịnh tại điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017. Bên cạnh có theo qđịnh tại Điểm 5 Điều 11 về quyền của khách dl được đối xử bình đẳng;
được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ dl; được tôn trọng
danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, việc nhân viên có
thể tự ý vào phòng dọn dẹp đồ của khách ra ngoài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Để giải quyết tình huống trên, đại diện khách sạn cần đứng ra xin lỗi khách hàng. Và cam kết bù
đắp cho khách hàng ví dụ như giảm tiền phòng hoặc không hoàn trả tiền phòng 100% cho khách,
tặng voucher khuyến mãi lần sau,... Bởi sau vụ việc người chịu thiệt hại nhiều nhất là phía khách
sạn nên cần thỏa thuận hợp lý tránh ảnh hưởng đến hình ảnh khách sạn. Sau đó cần phải chấn
chỉnh lại đội ngũ nv, có hướng giải quyết khắc phục tránh tình trạng tiếp diễn.

You might also like