You are on page 1of 5

CHƯƠNG 5: CÂN BẰNG VẬT CHẤT

5.1. Cân bằng vật chất cho xương.


5.1.1. Các thông số ban đầu của nhà máy.
- Năng suất nhà máy: 2.000.000 m2 /năm
- Khối lượng trung bình của mỗi sản phẩm là : 24kg/sản phẩm
- Khối lượng xương là: Gnăm = 20000000 × 24 = 48000000
- Khối lượng men frit trung bình cho 1 m2 sản phẩm: 0.9 kg/m2
- Khối lượng trung bình cho 1 m2 xương: 24 – 0.9 = 23.1 kg/m2
Thời gian hoạt động của nhà máy:
 Đại tu: 20 ngày
 Trung tu: 7 ngày
 Tiểu tu: 3 ngày
 Nghỉ lễ: 5 ngày
→ Tổng thời gian nghỉ là 35 ngày.
 Thời gian hoạt động của nhà máy là: T = 365 - 35 = 330 (ngày)
 Vậy hệ số sử dụng thời gian là:
T
K= 365 = 0.9

 Hệ số dự trữ của nhà máy là: η = 1,1


 Vậy khối lượng xương cần sản xuất thực tế là
Gttnăm = Gnăm × η =48000000 × 1,1 = 52800000 (kg/năm)
5.1.2. Hao hụt trong các công đoạn.
Hao hụt do vận chuyển và gia công nguyên liệu:
Nguyên nhân chủ yếu là do rơi, vãi, bụi không thu hồi được ở các phần băng tải
lượng này khoảng 1%.
- Hao hụt trong quá trình nghiền phối liệu:
Nguyên nhân do phối liệu đã nghiền nhưng không đạt kích thước theo yêu cầu, đó
là các hạt vật liệu khó nghiền, mica còn lại trên sàng rung, lượng này khoảng 1%.
- Hao hụt khi sấy phun:
Nguyên nhân do lượng bụi trong khi sấy bị cuốn theo dòng khí khoảng 1%
- Hao hụt khi tráng men:
Nguyên nhân do gạch mộc bị sứt cạnh trong quá trình vận chuyển trên băng
chuyền, do lớp men tráng trên mộc không đạt yêu cầu, do màu sắc bị loang, không
rõ nét, lượng hao hụt này khoảng 1%.
- Hao hụt khi nung:
Nguyên nhân do gạch bị đổ vỡ trong quá trình di chuyển trong lò, sản phẩm không
đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như cường độ không đạt, độ hút nước lớn...,
lượng hao hụt này khoảng 3%.
Ta có lượng nguyên liệu hao hụt ở từng công đoạn bảng 23.
Bảng 23: Lượng nguyên liệu hao hụt ở từng công đoạn
Công đoạn ai (%) W (%)
Vận chuyển và gia công 1 11
Nghiền phối liệu 1 34
Sấy phun 1 34
Ép và sấy đứng 2 6
Tráng men 1 1
Nung 3 0
Phân loại 1 0

- Theo thiết kế năng suất của nhà máy trong một năm là 2.000.000 m2/năm.
+ Năng suất của nhà máy trong một ngày: G = 2000000 / 330 = 6060.61 (m2/ngày).
+ Năng suất tính theo khối lượng khô trong một ngày:
Gkhô = 6060.61 × 24 = 145454.64 (kg/ngày) = 145.455 (tấn/ngày)
+ Khối lượng xương sản xuất trong một năm:
Gxương/năm = 2000000 × 23.1 = 46200000 (kg/năm) = 46200 (tấn/năm)
+ Khối lượng xương sản xuất trong một ngày:
Gxương/ngày = 46200000 / 330 = 140000 (kg/ngày) = 140 (tấn/ngày)
- Tính lượng sản phẩm theo đơn vị m 2/ngày ở từng công đoạn theo các công thức
sau:
+ Tính lượng sản phẩm theo m2/ngày ở công đoạn phân loại sản phẩm
G× 100
Gm2/ngày = 100−a

Trong đó:
+ G là năng suất của nhà máy trong một ngày
+ a là tỉ lệ hao hụt trong công đoạn phân loại sản phẩm.
- Tính lượng sản phẩm theo m2/ngày ở các công đoạn tiếp theo

Gm 2/ngày ×100
G’m2/ngày =
100−ai

Trong đó:
+ ai là tỉ hao hụt trong từng công đoạn
- Lượng phối liệu khô tính theo tấn/ngày ở từng công đoạn tính theo các công thức
sau:
+ Lượng phối liệu khô tính theo tấn/ngày ở công đoạn phân loại sản phẩm:
Gtấn/ngày = (G xương/ngày × 100) / (100 - ai)
Trong đó:
+ G xương/ngày là khối lượng xương sản xuất trong một ngày
+ a là tỉ lệ hao hụt trong công đoạn phân loại sản phẩm
- Lượng phối liệu khô tính theo tấn/ngày ở các công đoạn tiếp theo:
G’tấn/ngày = (Gtấn/ngày × 100) / (100 - ai)
Trong đó:
ai là tỉ lệ hao hụt trong từng công đoạn tiếp theo
Khối lượng khi tính cả ẩm làm việc tính theo tấn/năm ở từng công đoạn tính
theo công thức sau:
Gẩm = (Gi tấn/năm × 100) / (100 - W)
Trong đó:
+ Gi tấn/năm là lượng phối liệu khô tính theo tấn/ngày ở từng công đoạn
+ W là ẩm làm việc tính theo từng công đoạn
Kết quả được tính cho trong bảng 24.
Bảng 24: Lượng sản phẩm m2/ngày, khối lượng phối liệu tính theo tấn/ngày,
phối liệu khô tính theo tấn/năm, khối lượng tính cả ẩm làm việc qua từng công
đoạn
Công Tỉ lệ Ẩm Khối lượng
Sản Phối liệu Phối liệu
đoạn hao làm khi tính cả
phẩm khô khô
sản hụt việc ẩm làm việc
(m2/ngày) (tấn/ngày) (tấn/năm)
xuất (%) (%) (tấn/năm)
Vận
1 6183.67 142.84 47137.2 11 52963.15
chuyển
Nghiền
1 6183.67 142.84 47137.2 34 71420
ướt
Sấy
1 6183.67 142.84 47137.2 34 71420
phun
Ép và
2 6246.77 144.3 47617.65 6 50145.96
sấy
Tráng
1 6183.67 142.84 47137.2 1 47613.33
men
Nung 3 6311.16 145.78 48107.4 - 48107.4
Phân
1 6121.83 141.41 46665.3 - 46665.3
loại
Thành
- 6060.61 140 46200 - 46200
phẩm

Trong quá trình sản xuất nhà máy có thu hồi các loại nguyên liệu ở một số công
đoạn nhằm tiết kiệm chi phí cho sản xuất là:
- Nghiền phối liệu thu hồi 50%
- Sấy phun thu hồi 80%
- Ép thu hồi 80%
- Khối lượng thu hồi tính theo công thức: Gthu hồi = ai × bi × Gtấn/ngày
Trong đó:
+ ai là tỉ lệ hao hụt qua từng công đoạn
+ bi là tỉ lệ lượng thu hồi qua từng công đoạn
+ Gtấn/ngày là khối lượng phối liệu khô qua từng công đoạn
Kết quả tính cho trong bảng 5.3
Bảng 25: Lượng nguyên liệu thu hồi ở các công đoạn
Công Tỉ lệ hao Tỉ lệ thu Khối lượng hồi lưu Khối lượng hồi lưu
đoạn hụt (%) hồi (%) (tấn/ngày) (tấn/năm)
0.71
Nghiền 1 50 234.3

Sấy phun 1 80 1.14 376.2


Ép 2 80 2.31 762.3
Tổng 4.16 1372.8

Khối lượng của tất cả các loại nguyên liệu cần thiết để sản xuất xương trong một
năm của nhà máy là: Gnăm = 47137.2 – 1372.8 = 45764.4 (tấn/năm)
Khối lượng của tất cả các loại nguyên liệu cần thiết để sản xuất xương trong một
ngày là: Gngày = 45764.4 / 330 = 138.68 (tấn/ngày)

You might also like