You are on page 1of 5

Báo cáo thực hành sản xuất thuốc 1

Thành viên:
Cao Thị Phượng
Văn Viết Minh Quân Lớp: Dược 20B
Nguyễn Thị Như Quỳnh Nhóm: 7 – Tổ: 4
Trần Diễm Quỳnh
Trần Thị Diễm Quỳnh

Bài 2: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CỐM ROTUNDIN TỪ CỦ BÌNH VÔI


(Buổi 1)
1. Dược chất:

Rotundin (L-tetrahydropalmatin, C21H25NO4)


Là tinh thể trắng hoặc hơi vàng. Không tan trong nước, ít tan trong ethanol và
ether, tan được trong cloroform và acid sulfuric loãng.
2. Chuẩn bị:
2.1 Thiết bị, dụng cụ:
- Bình chiết chịu acid (bình ngấm kiệt).
- Máy ly tâm.
2.2 Nguyên liệu, dung môi, hóa chất:
- Nguyên liệu: Bột dược liệu khô từ củ Bình Vôi
+ Xay thành bột mịn sẽ tăng diện tích tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi, làm
tăng hệ số khuếch tán từ đó tăng hiệu suất chiết, lượng dược chất thu được tăng.
+ Sấy khô có tác dụng phá hủy chất nguyên sinh (màng thẩm thấu) - màng chỉ
cho dung môi đi qua mà không cho chất tan đi qua, gây khó khăn cho quá trình
chiết xuất
+ Sấy khô còn để thuận tiện cho bảo quản dược liệu, giảm độ ẩm trong dược liệu
vì độ ẩm làm tăng quá trình phát triển của nấm mốc, giảm tỷ lệ hoạt chất trong
nguyên liệu, ảnh hưởng đến hiệu suất chiết suất.
- Dung môi chiết xuất: dung dịch acid sulfuric 0.3%
+ Lựa chọn dung môi này vì rotoudin tan tốt trong acid sulfuric loãng.
+ Dễ tìm, không gây hại đến sức khỏe như dùng cloroform.
- Các hóa chất, dung môi khác: NaOH 1M, ethanol 96%.
- Than hoạt → có tác dụng hấp phụ tạp chất, tẩy màu.
- Giấy đo pH, giấy lọc.
3. Tiến hành:
3.1 Chiết xuất:
- Phương pháp chiết xuất: sử dụng phương pháp ngấm kiệt.
 Lựa chọn phương pháp này vì:
+ Đơn giản, dễ tiến hành trong phòng thí nghiệm.
+ Hiệu suất chiết cao: chiết kiệt hoạt chất và cho dịch chiết đầu đậm đặc.
+ Tốn ít dung môi
+ Dịch chiết trong, không bị hòa lẫn dược liệu do phải đi qua một lớp giấy lọc và
bông.
- Tiến hành:
+ Cân 100g bột bình vôi vào cốc có mỏ, tiến hành hàm ẩm bột dược liệu với
H2SO4 0,3 % với lượng vừa đủ để đảm bảo bột được thấm ẩm hoàn toàn.
 Việc thấm ẩm bột bình vôi với mục đích cho dược liệu trương nở trước khi
cho vào bình để tránh tắt bình và nhờ đó dung môi được thấm kỹ vào dược
liệu giúp quá trình chiết xuất dễ dàng.
+ Chuẩn bị bình ngấm kiệt:
 Một lớp bông đã thấm ướt.
 Giấy lọc được xếp hình phễu đặt trên lớp bông và được thấm ướt xung quanh
viền tránh việc xê dịch khi đổ dược liệu vào.
 Ý nghĩa của 2 bước này là tránh cho bột dược liệu rơi ra, gây bít tắt, và có thể
lẫn vào dịch chiết khi rút ra.
+ Cho bột dược liệu đã thấm ẩm vào từ từ nén chặt và đặt một lớp giấy lọc trên
trên bề mặt dược liệu để ổn định và tránh xáo trộn dược liệu khi cho dung môi
vào.
+ Rót từ từ 1 lít H 2SO4 0,3 % dọc theo đũa thủy tinh vào bình để tránh xáo trộn
dược liệu.
+ Để ngâm trong 24 h.
3.2 Tinh chế:
- Kết tủa rotudin từ dịch chiết thu được:
+ Cho từ từ NaOH 1M vào cốc đựng 500ml dịch chiết toàn phần đồng thời
khuấy nhẹ đến khi pH 9-10 để kết tủa rotundin dạng base.
+ Việc lọc lấy tủa không khả thi vì kích thước kết tủa lớn che lấp lỗ lọc cản trở
việc lọc tủa và thể tích dịch phải lọc lớn => phải mất rất nhiều thời gian đôi khi
không thể lọc được. => Giải pháp thay thế lọc bằng quay ly tâm.
+ Quá trình lọc ly tâm:
 Sau khi điểu chỉnh pH để lắng dịch chiết lắng đến khi tách thành hai lớp.
 Rút bớt lớp dịch trong đến gần sát bề mặt lớp kết tủa
 Chia dịch tủa vào ba ống ly tâm, cân cho khối lượng ba ống bằng nhau và
đem ly tâm với tốc độ 7000 vòng/phút, quay trong 10 phút.
+ Sau khi ly tâm thu được kết tủa và dịch trong, loại bỏ phần dịch trong và thu
lấy kết tủa.
 Thay nước vôi trong bằng NaOH 1M vì nước vôi trong không quá kiềm, nếu
để pH dịch chiết về 9-10 thì cần phải dùng một lượng lớn dung môi dẫn đến
việc tốn hóa chất và thời gian cô lại.
 Việc nhỏ NaOH từ từ và khuấy nhẹ vì để dịch chiết có pH đồng đều và tránh
việc kết tủa tạo huyền phù không thể lắng xuống và tách lớp.
- Tẩy màu và kết tinh lại:
+ Hòa rotundin thô vào 100 ml ethanol 96 %, đun nóng cách thủy cho tan hết
rotundin. Lọc nóng qua giấy lọc lấy dịch trong.
 Việc dùng ethanol 96% và đun cách thủy nhằm loại bỏ các tạp chất tan trong
nước (như gôm, chất nhầy, pectin, tinh bột) vì chúng thường bị đông vón ở
nhiệt độ thường và kết tủa bới cồn cao độ.
+ Thêm 0,2 g than hoạt vào dịch lọc, đun và khuấy 10 phút. Lọc nóng loại than
hoạt, để kết tinh trong 24 giờ.
 Vì lượng dịch thu ít nên lượng than hoạt thêm vào dịch lọc ít, việc cho than
hoạt nhằm mục đích tẩy màu và hấp phụ tạp chất. Tuy nhiên việc lọc bằng
giấy lọc với than hoạt có kích thước lớn làm che lấp các lỗ lọc gây khó khăn
cho việc lọc => thay giấy lọc thường xuyên dẫn đến việc hao hụt thể tích dịch
chiết do thấm trên giấy lọc.
 Không cô dung dịch vì thể sau khi lọc thể tích dịch lọc còn ít (20ml)
 Vì quá trình kết tinh cần trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tạo mầm tinh thể và
giai đoạn phát triển mầm tinh thể thành tinh thể hoàn chỉnh. Việc để thời gian
kết tinh trong 24 giờ sẽ giúp quá trình kết tinh có thể trải qua cả 2 giai đoạn,
khi đó tinh thể tạo thành sẽ ổn định hơn.
4. Kết quả:
 Dịch chiết vẫn chưa có hiện tượng kết tinh.
Nguyên nhân có thể là do:
- Yếu tố chủ quan:
+ Thất thoát dịch chiết trong qua trình làm dẫn đến nồng độ dược chất không
đủ để kết tinh.
+ Quá trình lọc không đạt làm sản phẩm lẫn tạp chất, không đảm bảo độ tinh
khiết ảnh hưởng đến sự kết tinh.
+ Thu được ít thể tích dịch chiết, nồng độ dược chất thấp nên không cô dung
dịch dẫn đến khoảng cách giữa các dược chất cách xa nhau, khó kết tinh.
- Yếu tố khách quan: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,….của môi trường.

You might also like